Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.99 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN
CHỈ ĐẠO CÓ HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Hứa Trọng Nhơn
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 20/9/2011 đến
ngày 20/5/2012
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện:
Qua nhiều năm quản lý, lãnh chỉ đạo trong nhà trường tiểu học tôi nhận thấy
rằng đạo đức học sinh dường như có chiều hướng xuống cấp. Phần nhiều học sinh
chưa ngoan, chưa nghe lời thầy cô gáo và người lớn. Để giữ gìn bản sắt tốt đẹp của
dân tộc ta, có tình đoàn kết, có lòng yêu nước nòng nàn, một lòng học tập và làm
theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục học sinh phải biết tôn sư trọng đạo,
kính trên nhường dưới, biết kính trọng ông bà, cha mẹ và người lớn. Có tinh thần
đoàn kết, biết thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Xuất
phát từ nguyên nhân trên tôi chọn đề tài này nhằm phục vụ cho công tác quản lý chỉ
đạo dạy đạo đức học sinh trong trường tiểu học.
2. Phạm vi triển khai thực hiện của sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng cho trường tiểu học xã Hàng Vịnh và cho tất cả các
trường tiểu học trong toàn tỉnh.
3. Mô tả sáng kiến:
Mỗi chúng ta luôn nhận thấy rằng đạo đức là những việc làm tốt đẹp có giá trị
được xã hội và cộng đồng chấp nhận, đạo đức là một mặt của nhân cách, là những
chuẩn mực, hành vi đạo đức.
Gia đình và nhà trường luôn yêu cầu giáo dục các em học sinh biết sống và ứng
xử phù hợp trong các mối quan hệ. Sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế
hoạch, để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt của xã hội mai sau.
Hiện nay nhiều thầy cô giáo cũng như các bậc học sinh kêu ca về tình trạng đạo
đức học sinh: “Đạo đức học sinh hiện nay có vẻ như xuống cấp!”; có nhiều em
chưa ngoan, chưa thực hiện theo yêu cầu giáo dục của nhà trường cũng như của gia
đình, yêu cầu đạo đức xã hội ; nhiều em ham chơi không chịu học hành, không
ngoan, không lễ phép, thiếu tinh thần tập thể, không biết yêu quí tôn trọng của


công.
Theo tôi điều ấy chỉ có ở một số ít em mà thôi chứ không phải nhiều. Tuy nhiên
nếu trong lớp học mà có 3 đến 4 em như thế thì thầy cô giáo cũng khá vất vả vì các
em sẽ gây phiền phức cho nề nếp lớp và có thể lôi kéo theo một số em khác. Ở đây
tôi xin nói rằng: “Thời nào, lớp học nào cũng có học sinh ngoan và thời nào, lớp
học nào cũng có học sinh khó dạy cả”.
Sở dĩ vẫn còn các hiện tượng trên tôi nghĩ có các nguyên nhân chủ yếu như:
Gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học hành đời sống tinh thần của con
cái. Một số gia đình thiếu gương mẫu, bao che các việc làm sai trái.
Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường vào môi trường sống của học sinh.
Nhà trường chưa có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng xã hội
việc theo dõi và giáo dục đạo đức học sinh.
Xuất phát từ những nguyên nhân và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
học sinh, trước tình hình thực tế, là người cán bộ quản lý trường học tôi nghĩ mình
phải có trách nhiệm lớn lao để tìm hiểu nguyên nhân xây dựng kế hoạch và đề ra
biện pháp nhằm từng bước tháo gỡ những hạn chế nêu trên.
2
Để có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả cần thực hiện như
sau:
a. Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình các em.
* Thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 4 lần trở lên/năm. Đầu mỗi
năm học cần kiện toàn ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đến toàn trường.
Tạo điều kiện cho ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của
ban đại diện. Từng thành viên trong ban đại diện nắm bắt kịp thời tình hình rèn
luyện học tập của học sinh thông qua nhà trường và giáo viên chủ nhiệm rồi thông
báo với các bậc cha mẹ học sinh.
* Thông qua sổ liên lạc.
Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng tháng
giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý

thức từng em. Ngược lại gia đình cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình
hình của con em mình ở nhà. Qua đó nguời giáo viên có những biện pháp giáo dục
phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh.
Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội
quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ huynh đôn đốc học
sinh thực hiện.
Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt đuợc ở
từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng
em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm
3
đuợc đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện pháp cụ thể. có
thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có hành vi không đúng.
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt đội, sao nhi đồng. Ngoài hoạt động ở
trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm, ấp. Đoàn thể trực tiếp
quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ
chức này. Với địa bàn xã rộng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp
với các đoàn thể trong ấp tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục.
Như sửa sang nhà bia tưởng niệm, giúp đỡ người cô đơn không nơi nương tựa, bà
mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ Phối kết hợp với hội
cựu chiến binh mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, tổ chức
hội thi kể chuyện Bác Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm guơng anh hùng
của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui
chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn
luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con người có
nhân cách toàn diện
c. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho

cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho
học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và
làm theo thây cô giáo, các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì
vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm
4
gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo
viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Mỗi giáo viên cần
có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng
có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
d. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp, ký duyệt đúng lịch sinh
hoạt chuyên môn phải thường xuyên đưa nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống
và giáo dục nhân cách cho học sinh. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu
cầu của bài. Phải nêu rõ được công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị
kiến thức phù hợp với yêu cầu của chương trình, của từng bài. Qui định trên lớp.
Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chương trình được lên theo phân phối, đủ thời
gian trong 1tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác. Vận dụng linh hoạt các
bước lên lớp. Tăng cường sưu tầm nhiều câu chuyện nói về những việc làm tốt giới
thiệu cho học sinh.
Giáo viên tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho
phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu
học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho
học sinh.
Tuy nhiên để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì người cán bộ quản lý
phải xây dựng lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, có thể kiểm tra thường
xuyên, đột xuất. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, phân phối chương trình xem giáo
viên có thực hiện đúng không. Từ đó xây dựng nề nếp cho giáo viên có tính kỷ luật
thực hiện dạy đúng đủ bài, giờ dạy có hiệu quả cao.
5

- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội qui, quy
định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề
nếp sinh hoạt Đội, sao nhi đồng.
Yêu cầu học sinh phải mua đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn
đạo đức). Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học
tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà, 10 điều văn
minh trong giao tiếp.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết
giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội, sao nhi đồng có nề nếp.
e. Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy
thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần
phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh hoạ
cho các giờ dạy. Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học đơn giản.
Lập tủ sách măng non đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện tranh phù hợp với lứa
tuổi thiếu niên nhi đồng, mở phòng đọc sách cho học sinh sau giờ nghỉ giải lao, sau
buổi học.
Làm tốt công tác xã hội hoá, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ
chức xã hội ở địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức cho học sinh đi
thăm di tích ở địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương. Qua đó
giáo dục cho các em truyền thống về quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, các
em thêm yêu quê hương đất nuớc mình hơn.
Chỉ đạo cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các
hội thi; tiếng hát tuổi thơ, búp măng xinh, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo,
6
đền ơn đáp nghĩa … giáo dục cho các em về truyền thống của Đội đồng thời tạo
môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức đã học được trong
bài giảng.
g. Chỉ đạo tổ chức, cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức.
Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp cho cả trường dự.

Qua giờ dạy mẫu này cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để
từ đó giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp.
Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục
và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi .
Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của
lớp, của trường người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp
cũng như các hình thức dạy học.
Người giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin về
sách giáo khoa hoặc có thể sưu tầm những câu chuyện về những gương tốt người
thật, việc thật kể cho học sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên
ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em theo nội dung, chủ đề của bài học.
* Bồi duỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thực
hiện một cách thuờng xuyên. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng lịch, đúng kỳ.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt trước với các tổ. Điều
này sẽ giúp chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn không ngừng đuợc nâng cao.
Nội dung sinh hoạt luôn được cập nhật, đổi mới không ngừng, triển khai các văn
bản hướng dẫn về chuyên môn, kiểm điểm công tác giảng dạy trong thời gian qua,
thảo luận đúc rút kinh nghiệm góp ý cho nhau về chuyên môn nghiệp vụ
7
Tóm lại: trong công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua việc
chỉ đạo giảng dạy môn đạo đức trong nhà trường người cán bộ quản lý phải biết kết
hợp nhiều biện pháp, tiến hành một cách thường xuyên liên tục lâu dài thì mới từng
bước đạt đuợc mục tiêu kế hoạch của năm học, tạo ra những chuyển biến sâu sắc về
nhận thức về hành vi của học sinh. Học sinh ngoan học tập chăm chỉ có nề nếp góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
4. Kết quả mang lại:
Năm học
Số học
sinh

Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Tiên tiến
Thực hiện
đầy đủ
Còn hạn chế
từng mặt
SL TL SL TL SL TL SL TL
2010-2011 678 221 32,60 227 34,96 660 97,34 18 2,65
2011-2012 789 262 33,20 290 36,75 786 99,61 03 0,38
Qua một năm thực hiện cho thấy học sinh ngoan ngoãn kính thầy yêu bạn, vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các nề nếp học tập học sinh thực hiện tốt. Từ đó
hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn, chất lượng giáo dục toàn diện ngày
một nâng cao, tỷ lệ cháu ngoan Bác Hồ 98%, năm học trước 95%. Các chỉ số thi
đua của nhà trường luôn đạt kết quả cao so với trong những năm vừa qua.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Để đáp ứng đươc mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá đất nước đó là: "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã
hội ".
Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học là một yêu cầu hết
sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra những con
8
người có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục các môn văn hoá. Bởi vậy người hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về vị
trí vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức. Trên cơ sở đó phối kết hợp với
các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào công tác giáo dục theo
mục tiêu của Đảng và nhà nước .
Trong trường tiểu học việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc giảng
dạy bộ môn đạo đức trong nhà trường có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài
học hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản
lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm được thảo luận, trao đổi tìm nhiều phương pháp dạy học
tích cực có hiệu quả.
Các ban ngành đoàn thể ở địa phương thấy được trách nhiệm của mình trong
việc phối hợp giáo dục thanh thiếu nhi trên địa bàn.
Cha mẹ học sinh thường xuyên nhận được nhiều thông tin về phía nhà trường và
thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái.
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và
người lớn. Trong giao tiếp có sự đồng cảm, chia sẽ và giúp đỡ nhau trong học tập
và cuộc sống.
Tóm lại: Việc giáo dục đạo đức học sinh là vô cùng cần thiết. Công tác này đòi
hỏi phải thường xuyên và liên tục. Bản thân tôi thấy cần phải nghiên cứu và học tập
nhiều hơn, tìm ra nhiều biệp pháp hơn nữa để việc học của các em đạt kết quả cao
hơn, nhằm góp phần vào sự nghiệp giáo dục.
6. Kiến nghị đề xuất:
9
Các nhà trường cần tăng cường mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy
môn đạo đức trong tường tiểu học. Tăng cường tổ chức những buổi thảo luận về
các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hàng Vịnh, ngày 15 tháng 3 năm 2013
Ý kiến xác nhận Người thực hiện
của thủ trưởng đơn vị

Hứa Trọng Nhơn
10

×