Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.18 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH
THÀNH KHÁI NIỆM SỐ TỰ NHIÊN Ở LỚP 1
1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Mục đích cơ bản của quá trình dạy học tiểu học là thông qua việc cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản,ban đầu về tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam để
xây dựng cho các em phương pháp học tập,phương pháp nhận thức,thế giới quan khoa
học nhằm góp phần hình thành nhân cách con người mới cho thế hệ trẻ.
Góp phần thực hiện này, chương trình dạy học ở tiểu học đã được thiết kế vừa
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu xã hội về
giáo dục và đào tạo đồng thời có thể áp dụng được những phương pháp dạy học hiện
đại để phát huy hết những tiềm năng của học sinh nhằm tạo ra những phát triển tối đa ở
các em. Trong đó dạy học môn Toán ở tiểu học vừa đã có những đổi mới về phương
pháp để ngỏ những khả năng cho giáo viên vận dụng những phương pháp mới nhằm
tạo ra chất lượng cao trong quá trình hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
Dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, có vị trí hết sức
quan trọng. Nó không chỉ giúp học sinh có được những kiến thức và kĩ năng tính toán
thông thường mà cao hơn thế, môn Toán đã hình thành cho học sinh khả năng tư duy
trực quan và trừu tượng, phong cách khoa học và những đức tính quý báo khác. Tuy
nhiên, để đảm bảo được vị trí đó cho môn Toán, giáo viên tiểu học không chỉ phải nắm
vững phương pháp dạy học đã có cũng như các biện pháp dạy học phù hợp với từng nội
dung mà còn phải tìm hiểu và vận dụng vào phương pháp mới để giúp học sinh hình
thành vững chắc những kiến thức và kĩ năng cơ bản.
Trong quá trình môn Toán ở tiểu học, các bài về khái niệm số tự nhiên được
thực hiện từ lớp 1 và được nâng cao, phát triển liên tục sau đó. Đây là những kiến thức
và kỹ năng mặt dù hết sức sơ đẳng nhưng lại tương đối khó khi hình thành cho học
sinh. Học
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
sinh từ chỗ chỉ có những kinh nghiệm đơn giản về số lượng và hình khối và chưa có bất


cứ khái niệm toán học nào đi đến chổ lĩnh hội các khái niệm toán, dù được trực quan
hóa
cao độ nhưng vẫn còn hết sức trừu tượng đối với các em. Cho nên, tìm hiểu nội dung
và phương pháp dạy học Toán lớp 1, trong đó có dạy hình thành khái niệm số tự
nhiên, từ đó vận dụng nghiên cứu mới về phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh
lĩnh hội có hiệu quả nhất những kiến thức và kỹ năng của môn học này.
Xu hướng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là vận dụng phương pháp
tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm” với qua trình tổ chức thực hiện từng nội dung
dạy học cụ thể theo 3 thời điểm. góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường đồng thời tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, là giáo
viên trường Tiểu học Tân Hưng Đông 3 - huyện Cái Nước – tỉnh Cà Mau, tôi chọn đề
tài : “ Đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1 ” để
nghiên cứu.
2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Từ nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm
trung tâm”, đề xuất biện pháp vận dụng đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm
số ở lớp 1. Qua đó góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho
học sinh lớp 1A ở trường Tiểu học Tân Hưng Đông 3 huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.
3. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Cơ sở thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên
ở lớp 1
3.1 Số tự nhiên và dạy học khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
* Khái niệm số tự nhiên:
Trong chương trình toán tiểu học, việc hình thành khái niệm số tự nhiên được
đưa vào từ lớp 1. Các số tự nhiên được trình bày theo từng số, bắt đầu từ số 1, theo thứ
tự phép đếm. Mô hình toán học này có thể được coi là mô hình dựa trên khái niệm số
“đứng liền sau” của quan niệm thông thường về số tự nhiên, tức là các số xây dựng
theo quan niệm bản số được xếp thứ tự ngay. Như vậy, việc hình thành khái niệm số tự
nhiên được kết hợp với việc xây dựng hệ ghi số và khái niệm phép toán khi sắp xếp
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
việc học các số theo từng vòng số(10, 20, 100, số có nhiều chữ số).
3.2 Dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
3.2.1 Nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên ở lớp 1
a. Đối tượng số học về số tự nhiên.
Đối tượng số học (số tự nhiên) được dạy học trong suốt trương trình Toán ở tiểu
học, trong đó có khái niệm số tự nhiên. Riêng lớp 1, khái niệm số tự nhiên có các nội
dung sau:
- Phép đếm (đến 100)
- Hình thành số tự nhiên (đến 100).
- Thứ tự và so sánh các số tự nhiên (trong phạm vi 100)
- Cấu tạo thập phân của số tự nhiên (đến 2 chữ số)
b. Chuẩn kiến thức về khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
Cụ thể, nội dung dạy học khái niệm số tự nhiên thể hiện qua chuẩn kiến thức và
kỹ năng tối thiểu sau:
* Phép đếm:
- Đếm từ 1 đến 100
- Đếm theo từng chục.
- Điền các số tiếp liền theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
* Đọc, viết các số đến 100:
Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó có:
- Viết số và ghi lại cách đọc số.
- Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
* Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có hai chữ số:
- Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị.
- Gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số.
* Nhận biết số lượng của một số nhóm đối tượng:
- Biết kết quả của phép đếm chỉ số lượng các đối tượng đã đếm.
- Biết nêu số chỉ số lượng của một nhóm đối tượng:
* So sánh về các nhóm đối tượng:

Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
- Biết lập tương ứng 1-1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.
- Biết sữ dụng đúng các từ “ nhiều hơn ”, “ ít hơn ”, “ bằng nhau ”.
*So sánh các số trong phạm vi 100:
- Biết sữ dụng đúng các từ: lớn hơn, bé hơn, lớn nhất, bé nhất, bằng nhau và dấu
>,<, = khi so sánh hai số.
- Biết phân biệt sự khác nhau của từng cặp số.
- Biết sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Biết sữ dụng các từ thứ nhất, thứ hai thứ mười trong quá trình toán học.
c. Các bài học về khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
Các bài học về khái niệm số tự nhiên phân bố khắp chương trình Toán 1 và trở
thành nội dung trọng tâm của toán 1 với các vòng số là: trong vòng 10, trong vòng 20
và trong vòng 100.
* Trong vòng 10:
Bài Tên bài Bài Tên bài
2
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nhiều hơn, ít hơn.
Các số 1, 2, 3 .
Luyện tập
Các số 1, 2, 3, 4, 5.

Luyện tập
Bé hơn. Dấu < .
Lớn hơn. Dấu > .
Luyện tập
Bằng nhau. Dấu =
Luyện tập
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Luyện tập chung
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9
Số 0
Số 10
Luyện tập
Luyện tập chung
Luyện tập chung
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
* Trong vòng 20:
Bài Tên bài Bài Tên bài

69
70
71
Một chục. Tia số
Mười một, mười hai.
Mười ba, mười bốn, mười lăm
72
73
Mười sáu, mười bảy, mười tám,
Mười chín.
Hai mươi. Hai chục.
• Trong vòng 100:
Bài Tên bài Bài Tên bài
89
90
97
98
99
Các số tròn chục
Luyện tập
Các số có hai chữ số
Các số có hai chữ số
Các số có hai chữ số
100
101
102
103
104
So sánh các số có hai chữ số.
Luyện tập.

Bảng các số từ 1 đến 100.
Luyện tập.
Luyện tập chung.
4. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
* Phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1.
Nghiên cứu phương pháp dạy học toán nói chung và phương pháp dạy học khái niệm
số tự nhiên nói riêng ở lớp 1 là cơ sở trực tiếp của quá trình tổ chức, điều khiển và
hướng dẫn học sinh lớp 1.
2.1. Phương pháp dạy học bài mới:
Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh để giúp các em:
a. Tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Phần bài học thường được nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề. Chẳng
hạn, cùng nêu về số lượng vật và học sinh trong bài “ Các số 1, 2, 3”. Giáo viên hướng
dẫn học sinh quan sát hình vẽ ( tranh, ảnh ) trong Toán 1 để tự học sinh nêu ra vấn đề
cần giải quyết (có 1, có 2 và có 3). Thời gian đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và
giải quyết vấn đề, dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và tự giải quyết vấn đề.
b.Tự chiếm lĩnh kiến thức mới

Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
Phân chia theo thời gian có hai loại bài học. Loại thứ nhất là sau khi học sinh đã
phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới (ví dụ : Giáo
viên phải giới thiệu ở hàng ngang thứ nhất có một con chim, một học sinh, một dấu
chấm, một con tính, như vậy, đều là một và ta viết số 1). Loại thứ hai là giáo viên giúp
học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (ví dụ : Qua phép đếm
và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra một chục chính là 10.
Đương nhiên, trong cả hai loại bài học nêu trên, giáo viên đều phải giúp học sinh
ghi nhớ kiến thức mới (như cách đọc số) và cần nhớ, đây chỉ là bước đầu chiếm lĩnh
được kiến thức mới mà thôi. Phải qua thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết các
bài tập thì mới có thể khẳng định là học sinh đã tự chiếm lĩnh được kiến thức mới đến

mức độ nào. Vì vậy, sau khi đã thuộc bài mới, học sinh đã làm được các bài tập trong
phiếu học.
c. Có cách thức phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Quá trình dạy học toán phải dần dần giúp học sinh có cách thức phát hiện và
chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn, qua các bài học về số tự nhiên của Toán 1 có thể
giúp học sinh:
- Từ tình huống có thực trong đời sống (thể hiện trong tranh, mô tả bằng lời) nêu
được vấn đề cần giải quyết (dạng câu hỏi, bài toán).
- Giải quyết vấn đề đó sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới cách so sánh số mới )
- Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác trong
thực hành sẽ chiếm lĩnh được kiến thức đã phát hiện.
d. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức
mới.
- Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có. Chẳng hạn, khi
hướng dẫn học sinh nhận biết khái niệm ban đầu về số 6, giáo viên cho học sinh quan
sát tranh vẽ và sử dụng kiến thức đã học để nhận ra rằng: có 5, đếm tiếp 1 được 6.
2.2. Phương pháp dạy học các bài thực hành, luyện tập.
Tổ chức, hường dẫn hoạt động học tập của học sinh để giúp các em:
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
a. Nhận ra các kiến thức mới học trong các dạng bài tập.
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì
tự học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không nhận ra được kiến thức đã học trong
các dạng bài tập thì giáo viên nên giúp các em bằng cách hướng dẫn, gợi ý để học sinh
nhớ lại kiến thức, cách làm hoặc để học sinh khác giúp bạn nhớ lại, không vội làm thay
học sinh. Chẳng hạn, sau khi học “số 8”, nếu làm bài tập dựa trên phép đếm để có 7
thêm 1 được 8, 6 thêm 2 được 8 , thì học sinh dễ dàng vận dụng điều mới học; nhưng
với dạng bài tập phải viết số thích hợp vào trong các ô trống của một dãy số thì học
sinh phải nhận ra trật tự của các số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé để làm bài. Ngoài ra,

học sinh cần phải liên hệ với kiến thức về các dãy số đã học trước đó như dãy từ 1 đến
6 hay từ 1 đến 7.
b. Tự thực hành, luyện tập theo khả năng các em.
- Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp
trong phiếu (hoặc do giáo viên sắp xếp), không tự ý bỏ qua bất cứ bài tập nào, kể cả các
bài tập học sinh cho là quá dễ.
- Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh đã
làm xong bài tập nào thì nhắc các em tự kiểm tra hay nhờ bạn hoặc nhờ giáo viên kiểm
tra rồi chuyển sang làm các bài tập tiếp theo.
- Trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học
sinh khác. Giáo viên hãy giúp học sinh làm bài chậm về cách làm bài và khích lệ học
sinh khá, giỏi hoàn thành các bài tập.
c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Cần tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc cặp đôi về cách
phát hiện và giải quyết một vấn đề để tự tìm ra kiến thức của bài học hoặc các cách giải
một bài tập để tự hình thành một kỹ năng. Trong quá trình dạy học, nên khuyến khích
học sinh bình luận về cách đọc, cách giải bài tập của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá
trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp.
- Sự hổ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp phải dựa trên tính tự nguyện
của các em và giáo viên phải giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân, giúp học
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
sinh tự rút kinh nghiệm về cách học của mình.
d. Biết tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập.
- Tập cho học sinh thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có
làm nhầm, làm sai không.
- Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi
báo điểm cho giáo viên.
- Khuyến khích học sinh tự nối ra những hạn chế của mình, của bạn sau khi tự
kiểm tra, đánh giá.

đ. Có thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với cách giải đã có.
- Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành
công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân ( bằng khuyến khích, nêu
gương ).
- Khuyến khích học sinh tìm các cách khác nhau và chọn phương án hợp lý nhất
để giải bài toán. Làm như thế, dần dần học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với
kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho việc thực hiện
bài làm của mình.
5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Trên cơ sở tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”
và nghiên cứu phương pháp dạy học nội dung yếu tố hình học ở lớp 1 hiện nay, tôi xin
đề xuất một số biện pháp nhằm vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học nội dung
yếu tố hình học ở lớp 1 như sau:
5.1. Các biện pháp vận dụng.
a. Chia dạy học từng nội dung cụ thể thành 3 thời điểm.
Bài hình thành kiến thức mới của trong Toán lớp 1, mỗi bài thường có một nội
dung (nếu bài có nhiều nội dung thì các nội dung thì tương đối độc lập, chẳng hạn: “Bé
hơn. Dấu <” hay “Mười ba, mười bốn, mười lăm”. Bài thực hành-luyện tập bên cạnh
nội dung sát với bài hình thành kiến thức còn có nội dung của kiến thức cũ hoặc giới
thiệu kiến thức mới, nhưng nếu xét từng bài tập cụ thể thì mỗi bài thường là một nội
dung. Trong quá trình dạy học từng nội dung cụ thể như vậy, để áp dụng và phát huy
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
phương pháp tích cực “ lấy học sinh làm trung tâm” như đã trình bày trên đây, cần chia
việc thực hiện thành 3 thời điểm:
* Thời điểm 1: Học cá nhân.
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành làm việc với đối tượng chứa
đựng kiến thức ( tình huống, hình vẽ, sơ đồ ) và kỹ năng (bà toán). Ở bước này, giáo
viên chưa cho học sinh làm việc với sách giáo khoa mà các em làm việc với đối tượng

trong sách giáo khoa đã được giáo viên phóng to dùng chung cho cả lớp (làm sẵn hoặc
viết, vẽ lên bảng). Yêu cầu đặt ra là học sinh phải vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã
có để tìm ra vấn đề chứa đựng trong tình huống hoặc bài tập và xác định mối quan hệ
giữa vấn đề với kiến thức đã học để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Chẳng hạn, dạy học bài 10 “ Bé hơn. Dấu <”. Ở thời điểm học cá nhân, giáo viên
cho học sinh quan sát các hình vẽ được phóng to (từ sách giáo khoa) trên giấy khổ lớn.
Qua quan sát các hình vẽ, học sinh phát hiện được các vấn đề:
- Mỗi hình có hai nhóm con vật ( Bướm và thỏ ).
- Số con vật trong mỗi nhóm là không như nhau, số con vật của nhóm bên phải ít
hơn số con vật của nhóm bên trái.
Thời điểm này kết thúc khi học sinh đã phát hiện ra vấn đề.
Chẳng hạn, khi học sinh đã nhận ra sự không giống nhau về số lượng của mỗi
nhóm, biết được nhóm nào có số lượng ít hơn.
* Thời điểm 2 : Học theo nhóm (học bạn)
Trên sơ sở học sinh phát hiện và nêu vấn đề của tình huống, bài tập, giáo viên
hướng dẫn các em chốt vấn đề cần giải quyết và tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm
để giải quyết vấn đề đó.
Có thể tổ chức học theo nhóm với 3 hình thức sau:
- Nhóm toàn lớp : cho học sinh phát biểu cách giải quyết vấn đề và kết quả giải
quyết (cần quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh: nếu là vấn đề khó, chưa nên cho học
sinh (thường là giỏi) phát biểu vội mà chờ đợi để nhiều học sinh có thể trả lời được;
nếu là vấn đề dễ, nên cho học sinh trung bình hoặc còn yếu trình bày và không nên
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
khen ngợi.
- Nhóm nhỏ : yêu cầu học sinh thảo luận cách giải quyết vấn đề và tìm kết quả.
Chú ý : chia nhóm sau cho số học sinh khá, giỏi và học sinh yếu, kém của mỗi nhóm
tương đối cân bằng và hướng dẫn học sinh khá, giỏi điều khiển và chốt ý kiến của
nhóm, không trình bày ý kiến trước các bạn khác. Sau khi thảo luận, nhóm cử đại diện

trình bày (không nhất thiết là học sinh khá, giỏi mà nên xoay vòng học sinh đại diện
cho nhóm).
- Nhóm cặp đôi : cho hai học sinh ngồi cạnh nhau (bố trí thành các “đôi bạn
cùng tiến” là tốt nhất) để các em trao đổi, hỏi đáp với nhau, kiểm tra kết quả thực hiện
giải quyết vấn đề của nhau. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên cần theo dõi
sát sao để cố vấn cho học sinh yếu, kém và làm trọng tài khi có “xung đột” xảy ra ở các
cặp học sinh.
Khi học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề và kết quả giải quyết thì thời điểm
học theo nhóm kết thúc.
Chẳng hạn, cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ để ghi tên của hình chữ nhật và
hình tứ giác còn bỏ trống (có thể một số nhóm, thậm chí tất cả các nhóm đều giải quyết
chưa đúng.
* Thời điểm 3 : Học toàn lớp (học thầy).
Đến đây, giáo viên mới cho học sinh sử dụng sách giáo khoa (đối với nội dung
hình thành kiến thức).
Trên cơ sở học sinh trình bày cách giải quyết và kết quả giải quyết vấn đề, giáo
viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học mang tính khái quát. Cách tốt nhất là giáo viên
hướng dẫn học sinh phát hiện những điểm chưa đúng, chưa chính xác trong các ý kiến
của học sinh từ đó bổ sung, sửa chữa để đi đến bài học chính thức (nếu là bài hình
thành kiến thức) và cách giải đúng (nếu là bài thực hành-luyện tập). Chẳng hạn, khi dạy
bài 10 “Bé hơn. Dấu <”, giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết một nhóm đồ vật ít
hơn nhóm đồ vật khác thì số chỉ số đồ vật của nhóm ít hơn bé hơn số kia và biết sử
dụng dấu <.
Như vậy, dạy học tích cực theo 3 thời điểm như trên vẫn sử dụng các phương
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
pháp truyền thống (trực quan, vấn đáp, thực hành, giải thích ) vẫn tuân thủ chặt chẽ
phương pháp dạy học Toán 1 nhưng chỉ khác là học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ
và tìm tòi nhiều hơn, còn giáo viên điều khiển hoạt động học tập của học sinh tích cực

hơn. Có điều kiện gần với học sinh hơn, nhất là học sinh yếu kém. Ở hai trời điểm đầu
vai trò của học sinh thật sự nổi bật, trở thành đích thực của dạy học, đến thời điểm cuối,
vai trò tích cực của các em vẫn không bị hạn chế. Dù vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng
giáo viên không còn là người truyền giảng mà trở thành nhà tổ chức, người hướng dẫn,
vị trọng tài điều khiển hoạt động học tập của học sinh và tự học sinh tìm ra kiến
thức, tạo ra kĩ năng cho chính mình.
Để học sinh thật sự có niềm tin và niềm vui trong học tập môn toán (trong đó có
khái niệm số tự nhiên), giáo viện cần tạo không khí học tập thân thiện, vui vẻ. Cần liên
hệ nội dung bài học với thực tế để học sinh thấy được ý nghĩa của bài học đối với cuộc
sống và bản thân; tổ chức những trò chơi toán học để các em vừa được cùng nhau vui
chơi vừa cũng cố các kiến thức và kỹ năng được hình thành trong giờ học.
* Giáo án: Vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học hình thành khái niệm số tự
nhiên ở lớp 1.
Bài 15. Số 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có khái niệm ban đầu về số 6.
- Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6 trong dãy số từ 1 đến
6, nhận biết 6 là số lớn nhất trong dãy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ lớn vẽ phóng to hình trong toán 1 (trang 26)
- Các nhóm có sáu mẫu vật cùng loại.
- Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ và kiểm tra dụng cụ của học sinh.
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
2. Kiểm tra bài củ
Cho 2 học sinh lên bảng, các lớp làm vào bảng con:

2 1 , 4 5
Giáo viên nhận xét và cho điểm 2 bài học sinh lên bảng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hình thành khái niệm số 6
- Treo tranh và cho học sinh quan sát
* Gợi ý cho học sinh đặt bài toán theo hình vẽ
+ Mấy bạn đang chơi ? mấy bạn đi tới ?
+ Nhìn tranh có thể đặt bài toán thế nào?
* Yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi để thực
hiện bài toán.
- Gọi 2 học sinh nêu kết quả bài toán.
* Cho học sinh quan sát tranh trong SGK.
- 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm
tròn ?
- 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính ?
+ Các nhóm này đều có số lượng là mấy ?
- Viết chữ số 6 lên bảng, yêu cầu học sinh
quan sát đọc và ghi nhớ.
- Giơ tấm bìa có chữ số 6 cho học sinh đọc.
2. Xác định vị trí của số 6:
* Cho học sinh đọc từ 1 đến 6 và ngược lại
* Yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi để tìm vị
trí của tia số
- Quan sát tranh
+ 5 bạn đang chơi, 1 bạn đi tới
+ Có 5 bạn đang chơi, một bạn khác
đang tới. Tất cả có mấy bạn?
- 5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn
- 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6

chấm tròn.
- 5 con tính thêm 1 con tính là 6 con
tính
- Đều có số lượng là 6
- Quan sát đọc và ghi nhớ
- Học sinh đọc đồng thanh: sáu
- Đọc từ 1 đến 6 và ngược lại
1, 2, 3, 4, 5, 6 và 6, 5, 4, 3, 2, 1
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3

+ Số 6 là số liền sau số nào ?
* Yêu cầu học sinh viết số 6 vào bảng
con
- Nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
3. Hướng dẫn học sinh thực hành:
Bài 1:
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập
* Yêu cầu học sinh quan sát mãu trong
SGK
- Cho học sinh viết vào bảng con
* Cho học sinh ngồi cạnh nhau nhận xét
và chữa chữ số cho nhau.
* Hướng dẫn cho học sinh cách viết số 6
- Cho học sinh viết số 6 vào vỡ
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
* Yêu cầu học sinh tìm hiểu mẫu:

+ Có mấy chùm nho xanh?
+ Có mấy chùm nho chín ?
+ Trong tranh có tất cả mấy chùm nho ?
+ Vậy 5 thêm 1 là mấy ?
- Cho học sinh nhắc lại và viết số vào
bảng con
* Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học
sinh thảo luận để thực hiện các phần còn
lại
- Số 5
- Cả lớp viết số 6 vào bảng con
- 1 học sinh nêu: viết số 6.
- Quan sát và nắm cách viét
- Cả lớp viết vào bảng con
- Đổi bảng, nhận xét và sữa chữ số cho
nhau
- Theo dõi cách viết
- Viết theo mẫu và chổ trống.
- Có 5 chùm nho xanh
- Có 1 chùm nho chín
- Có 6 chùm nho
- 5 thêm 1 là 6
- Nhắc lại và viết vào bảng con
- Thảo luận tìm và viết kết quả: 4 thêm 2
là 6, 3 thêm 3 là 6.
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
- Cho đại diện 4 nhóm nêu kết quả.
- Chốt lời giải đúng

Bài 3:
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
* Yêu cầu học sinh tự viết vào vỡ.
Gợi ý: chúng ta sẽ viết những số nào ?
* Cho học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở
và kiểm tra, sửa chữa bài của nhau
- Gọi 5 học sinh nối tiếp nhau nêu kết
quả viết số của từng dãy
* Nhận xét, chữa bài và khen ngợi học
sinh
Bài 4:
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
* Yêu cầu học sinh viết và làm vào vỡ
nháp
* Cho học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở
và kiểm tra, chữa bài của nhau.
- Gọi 6 học sinh nêu kết quả ( mỗi em
nêu dấu cần điền của 2 ô trống)
- Cho học sinh nhận xét các bạn nêu.
* Nhận xét chữa bài và cho điểm học
sinh
4 Cũng cố:
- Cho học sinh chơi trò chơi: “nhận biết
các số trong phạm vi 6” bằng các tờ bìa có
các số.
5. Dặn dò- nhận xét:
Dặn về nhà xem lại bài, xem trước bài
- Đại diện các nhóm nêu.
- Theo dõi, tự sữa và ghi vào vỡ
- Nêu: viết số thích hợp

- Tự viết các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 Và 6, 5, 4,
3, 2, 1 vào các dãy số.
- Đổi vở và kiểm tra, sửa chữa bài của
nhau
- Nêu két quả (mỗi học sinh nêu két quả 1
dãy)
- Theo dõi, tự chữa bài
- Nêu: Điền dấu vào ô trống
- Làm bài vào vỡ nháp
6 5; 6 2 ; 1 2
3 3 ; 3 5 ; 6 1
2 4 ; 3 5 ; 6 3
6 6 ; 2 4 ; 5 6
- Nhận xét kết quả 6 bạn nêu
- Theo dõi tự chữa bài trong vỡ
“số 7” và nhận xét tiết học
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
Qua tiến hành dạy học bài 15 “số 6” với giáo án đã nêu trên năm học 2012-2013 so với
năm học 2011-2012 học sinh có tiến bộ rõ rệt qua bảng số liệu sau:
Xếp loại
Năm học 2011-2012 Xếp loại Năm học 2012-2013
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ
Giỏi 4 16 Giỏi 5 20 %
Khá 9 36 Khá 11 44 %
Trung bình 11 44 Trung 9 36 %
Yếu 1 4 Yếu
Tổng 25 100 % Tổng 25 100%
6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

- Với vị trí là bộ phận quan trọng của nội dung Số học – nội dung trung tâm trong
chương
trình dạy học Toán 1, hình thành khái niệm số tự nhiên có ý nghĩa to lớn trong việc
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của nội dung Số học cũng như những nội
dung khác đồng thời góp phần đáng kể vào việc phát triển nhận thức, trí tuệ cùng các
phẩm chất nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của dạy học hình
thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1, giáo viên cần phải tìm hiểu, nắm vững phương
pháp dạy học đã có và nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Phương pháp dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên ở lớp 1 được thể hiện
trong phương pháp dạy học của sách giáo viên Toán 1 tương đối đầy đủ và phù hợp
những việc phát huy tính tích cực trong hoạt đông học tập của học sinh chưa cao. Thể
hiện rỏ nhất là hoạt động lời nói (giải thích và minh họa ) của giáo viên còn nhiều và
còn mang tính áp đặt. Do đó, muốn học sinh làm việc nhiều hơn để tự phát hiện và giải
quyết vấn đề của bài học, từ đó tự lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, còn giáo
viên còn nhiều thời gian hơn để quan tâm tới những đối tượng học sinh khác nhau, cần
phải vận dụng phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi thiếu sót. Do vậy tôi rất mong sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, Hội đồng
khoa học trường TH-Tân Hưng Đông 3 và Hội đồng khoa học PGD&ĐT huyện Cái
Nước, đóng góp cho sáng kiến này hoàn thiện hơn để áp dụng trong công tác giảng dạy
được tốt hơn.
Tân Hưng Đông, ngày 25 tháng 10 năm
2012
Người viết sáng kiến
Ngô Văn Tám
Người thực hiện : Ngô Văn Tám Trang
15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH-Tân Hưng Đông 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM

HĐKH CẤP HUYỆN HĐKH CẤP TRƯỜNG
Tieu chí chấm điểm
Tổng
điểm
Đề
nghị
cấp
trên
công
nhận
Tieu chí chấm điểm
Tổng
điểm
Đề nghị
cấp trên
công
nhận
Tính
mới
Tính
hiệu
quả
Phạm
vi ảnh
hưởng
Tính
mới
Tính
hiệu
quả

Phạm
vi ảnh
hưởng
Cái Nước,ngày….tháng… năm……
Xác nhận cấp Huyện
THĐ,ngày….tháng… năm………
Xác nhận cấp trường
Người thực hiện : Ngô Văn Tám

×