Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

CHUYÊN ĐỀ: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ GIÁO ÁN CẢ NĂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 SOẠN THEO CHUẨN KTKN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.12 KB, 175 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ GIÁO ÁN CẢ NĂM
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
SOẠN THEO CHUẨN KTKN”
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
I.Mục tiêu của việc lập kế hoạch bài học
Mục tiêu của việc lập kế hoạch bài học là nhằm bảo
đảm để GV có ý thức rõ ràng về việc dạy cái gì, dạy vào lúc
nào, dạy như thế nào và HS cần học ra sao; làm cho GV tự tin
hơn vì đã có sự chuẩn bị đúng hướng; tạo thuận lợi để GV tập
trung suy nghĩ về vấn đề chủ yếu trước khi lên lớp, ứng phó
kịp thời và đón đầu những tình huống có thể xảy ra khi tổ
chức giờ học với những đối tượng HS cụ thể.
II. Các tiêu chí về lập kế hoạch bài học
Để kế hoạch bài học sát đúng đối tượng HS, tránh được
những tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện mà GV
không lường trước được đòi hỏi kế học bài học phải đảm bảo
các tiêu chí sau:
1. Kế hoạch bài học phải được lập chi tiết.
2. Bảo đảm tính đặc trưng của bộ môn, tính chủ đề, chủ điểm,
mục tiêu bài học, đặc điểm đối tượng HS.
3. Phải dự kiến được PP tổ chức, phương tiện dạy học, dự
kiến các đánh giá.
III. Quy trình lập kế hoạch bài học
1. Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK và Hướng dẫn
diều chỉnh nội dung dạy học của môn học.
2. Xác định mức độ cần đạt của bài học được quy định


tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
3. Đọc lại kế hoạch năm trước.
4. Đối chiếu tình hình HS của lớp mình giảng dạy hiện tại.
5. Lập kế hoạch bài hoạc theo trình tự.
IV. Mục đích và ý nghĩa của các bước trong quy trình
lập kế hoạch bài học
Nghiên cứu nội dung bài học trong SGK và Hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học của môn học nhằm xác định các nội
dung kiến thức để:
- Xác định rõ đâu là kiến thức trọng tâm của bài học buộc HS
phải chiếm lĩnh sau khi kết thúc bài học.
- (Đồng thời) phân phối thành các hoạt động tương ứng nhóm
kiến thức mới, nhóm kiến thức thực hành, nhóm kiến thức
vận dụng.
- (Từ đó) có phương án hợp lí trong việc lựa chọn PP, hình
thức tổ chức học tập, cách dẫn dắt, gợi ý, bố trí thời gian, tổ
chức đánh giá.
Khi phân chia được nhóm đối tượng kiến thức, xác định được
phương án tổ chức cho từng nội dung tức là GV đã có “ý
tưởng” cho kế hoạch bài học, định hướng được trình tự bước
đầu về kế hoạch bài học.
Trên cơ sở định hướng đó, GV tiến hành đọc lại kế hoạch bài
học năm trước để xác định những điểm cần bổ sung, làm rõ
theo ý tưởng đã có về kế hoạch bài học cho phù hợp với mức
độ cần đạt. (Lưu ý: GV không nên quá lệ thuộc vào kế hoạch
năm trước, SGV hoặc STK. Các tài liệu này chỉ mang tính
chất tham khảo).
Kế hoạch bài học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi tổ chức thực
hiện trên đối tượng HS cụ thể.
Để lập kế hoạch bài học đảm bảo các yêu cầu đặt ra, khi lập

cần xem xét từng đặc điểm của HS hay nhóm HS để có cách
xây dựng các hoạt động phù hợp, định ra các việc khác nhau,
các phương pháp tổ chức khác nhau.
Sau khi phân chia các nội dung kiến thức, các hoạt động và
các nhóm đối tượng hợp lí, có thể tiến hành lập kế hoạch theo
trình tự. Nếu 4 bước trên được chuẩn bị kĩ lưỡng thì tiến hành
lập kế hoạch bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Đặc thù và mức độ của mỗi môn học ở mỗi lớp có sự khác
nhau nên kế hoạch của từng bài học cụ thể sẽ có sự khác
nhau. Tuy nhiên cấu trúc chung là:
1. Tên môn học/ phân môn và tên/ nội dung bài.
2. Mục tiêu bài học.
3. ĐDDH hay các điều kiện, phương tiện thực hiện kế
hoạch bài học.
4. Tiến trình bài học.
4.1.Kiểm tra bài cũ. 4.2.Bài mới.
4.2.1.Phần mở đầu (giới thiệu)
4.2.2.Phần nội dung bài học 4.2.3.Phần kết thúc.
V. Những lưu ý về một số mục trong cấu trúc trên
Nếu môn học có các phân môn thì tên môn học sẽ là tên của
các phân môn. Và nếu là bài ôn ở buổi học thứ hai thì phải
ghi rõ nội dung ôn luyện thay vì tên bài học. Tầm quan trọng
của giáo án trong mỗi buổi dạy là không thể phủ nhận, vì vậy
hãy nhớ chuẩn bị giáo án của mình thật kĩ càng trước buổi
dạy! Trân trọng giới thiệu bộ giáo án Lịch sử lớp 4 trường
Tiểu học theo chuẩn KTKN các môn học.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo và các bạn
đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu: CHUYÊN ĐỀ:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ GIÁO ÁN
CẢ NĂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 SOẠN THEO CHUẨN

KTKN”
Chân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
Môn: Lịch sử
Tiết : 3
NƯỚC VĂN LANG
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian
ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của
người việt Cổ:
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang nhà nước đầu tiên
trong lịch sử nước tara đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng , ươm tơ, dệt lụa, đúc
đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Viêt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội
thường đua thuyền, đấu vật,…
- Biết sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
2.Kĩ năng:
- HS mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh
thần của người Lạc Việt
3.Thái độ:
- HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Bảng thống kê ( chưa điền )
Sản xuất Ăn Mặc & trang điểm Ở Lễ hội

- Lúa
- Khoai
- Cây ăn quả
- Ươm tơ dệt vải
- Đúc đồng: giáo mác, mũi tên , rìu , lưỡi cày
- Nặn đồ đất
- Đóng thuyền - Cơm, xôi
- Bánh chưng, bánh giầy
- Uống rượu
- Mắm - Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức , búi tóc
hoặc cạo trọc đầu . - Nhà sàn
- Quây quần thành làng - Vui chơi, nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật
III Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 - Khởi động: Hát
2 - Bài mới:
Giới thiệu: Nước Văn Lang
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục
thời gian lên bảng .
- Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm
Công nguyên (
CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm
trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm
sau CN .
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung )


Hùng Vương
Lạc hầu , Lạc tướng

Lạc dân
Nô tì
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất
và tinh thần của ngườ Lạc Việt .
- GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời
sống của người dân Lạc Việt
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
3 – Củng cố – dặn dò :
-Nhận xét tiêt học.
- Chuẩn bị : bài “Nước Âu Lạc”
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ
trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh
đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục
thời gian
- HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng
sao cho phù hợp
- HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các
cột cho hợp lí như bảng thống kê trên .
- HS trả lời , HS khác bổ sung .
-3 ,4 em đọc.
Môn: Lịch sử
Tiết : 4
NƯỚC ÂU LẠC
I Mục đích - yêu cầu:
Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống triệu Đà
của nhân dân Aâu Lạc:

Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Aâu Lạc. Thời
kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi;
nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng
chiến thất bại.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh minh hoạ
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Phiếu học tập của HS
Họ và tên: ………………………………………………….
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào ô  để chỉ những điểm giống nhau về
cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt.
 Sống cùng trên một địa điểm
 Đều biết chế tạo đồ đồng
 Đều biết rèn sắt
 Đều trồng lúa và chăn nuôi
 Tục lệ nhiều điểm giống nhau
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Khởi động: Hát
 Bài cũ: Nước Văn Lang
- Nước Văn Lang ra đời ở đâu & vào thời gian nào?
- Đứng đầu nhà nước là ai?
- Giúp vua có những ai?
- Dân thường gọi là gì?
- Người Việt Cổ đã sinh sống như thế nào?
- GV nhận xét.
 Bài mới:

 Giới thiệu: Nước Aâu Lạc
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm phiếu học tập
- GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt &
người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp
với nhau.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và
nước Âu Lạc?
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
- GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương
- GV mô tả về tác dụng của nỏ & thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK
- Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của
phong kiến phương Bắc?
- GV nhấn mạnh: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm
mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì sự mất cảnh giác
của An Dương Vương.
 Củng cố Dặn dò:
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Em học được gì qua thất bại của An Dương Vương?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách
đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô  để chỉ những điểm giống

nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt
- Xây thành Cổ Loa & chế tạo nỏ.
- HS đọc to đoạn còn lại
- Do sự đồng lòng của nhân dân ta, có chỉ huy giỏi, có nỏ, có
thành luỹ kiên cố.
- HS trả lời & nêu ý kiến của riêng mình
-3 ,4 em đọc .

Môn: Lịch sử
Tuần : 5

Ngày :
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Biết được từ năm 179 TCN đến năm 938 SCN, nước ta bị
phong kiến phương Bắc đô hộ .
2.Kĩ năng:
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quí.
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta,
bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của
người Hán.
3.Thái độ:
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên
khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược , giữ gìn nền văn hoá dân
tộc .
II Đồ dùng dạy học :

- SGK
- Phiếu học tập
Họ và tên: ………………………………………………
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột “Cuộc khởi
nghĩa” cho phù hợp với thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa



- Bảng thống kê
Thời gian
Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm
938 SCN
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA
HS ĐDDH
2 phút
5 phút
15 phút
15 phút
3 phút  Khởi động: Hát
 Bài cũ: Nước Âu Lạc
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
- Người Lạc Việt & người Âu Việt có những điểm gì giống
nhau?

- GV nhận xét
 Bài mới:
 Giới thiệu:
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
- GV đưa mỗi nhóm một bảng thống kê (để trống, chưa điền
nội dung), yêu cầu các nhóm so sánh tình hình nước ta trước
và sau khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ
- GV nhận xét
- GV giải thích các khái niệm chủ quyền , văn hóa .
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV đưa phiếu học tập (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi
nghĩa, cột các cuộc khởi nghĩa để trống)
 Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống, sau đó các
nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả làm việc
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời
gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa .
- HS báo cáo kết quả làm việc của mình .
Bảng thống kê
Phiếu học tập
Các ghi nhận, lưu ý :
Môn: Lịch sử
Tuần : 6

Ngày :
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
( Năm 40 )


I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS biết
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,
Thi Sách bị Tô Định giết hại( trả nợ nước thù nhà)
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà
Trưng phất cờ khởi nghĩa…Nghĩa quân làm chủ Mê Linh,
chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu , trung tâm của chính
quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau
hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc
đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dâân ta.
2.Kĩ năng:
- Tường thuật trên bản đồ diễn biến chính cuộc khởi nghĩa.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng tự hào về người anh hùng dân tộc và truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta .
II Đồ dùng dạy học :
- SGK
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
- Phiếu học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA
HS ĐDDH
2 phút
5 phút
10phút
10phút
10phút

3 phút
 Khởi động: Hát
 Bài cũ: Nước ta dưới ách
đô hộ của phong kiến phương Bắc
- Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như
thế nào?
- Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
- GV nhận xét
 Bài mới:
 Giới thiệu:
Hoạt động1: Thảo luận nhóm
- Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ
nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận
Giao Chỉ .
- GV đưa vấn đề sau để các nhóm thảo luận
“Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có
hai ý kiến sau:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú
Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại.
Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận : Thi Sách bị giết hại chỉ là cái
cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra , nguyên nhận sâu xa là do lòng
yêu nước , căm thù giặc của hai bà .
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV treo lược đồ .
- GV giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra
trên phậm vi rất rộng , lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính
diễn ra cuộc khởi nghĩa .
- GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?

- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- GV chốt: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô
hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó
chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền
thống bất khuất chống ngoại xâm.
 Củng cố - Dặn dò:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Chuẩn bị : Ngô Quyền & chiến thắng Bạch Đằng
- HS trả lời
- HS nhận xét
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả
- HS quan sát lược đồ & dựa vào nội dung của bài để
tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
SGK
Phiếu
Lược đồ
Các ghi nhận, lưu ý :
Môn: Lịch sử
Tuần : 7

Ngày :

×