Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số giải pháp trong công tác tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Việt Thắng 1, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp trong công tác tổ chức, thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu
học Việt Thắng 1, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau”
- Họ và tên: Huỳnh Hồng Giang
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Việt Thắng 1, huyện Phú Tân
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Năm học 2012-2013 là năm học thứ năm thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD-ĐT
của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm xây dựng trường học có chất lượng toàn diện
và hiệu quả. Đây là dịp để mỗi nhà trường chúng ta khắc phục khó khăn để phấn đấu
xây dựng một môi trường giáo dục an toàn; bình đẳng tạo hứng thú cho học sinh
trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. Trong môi
trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi đến
trường,vừa gắn với kiến thức trong sách vở; vừa thông qua sự thâm nhập; trải
nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá; trong các trò chơi dân
gian; các hoạt động tập thể vui mà học.Được như thế các em sẽ thấy “Mỗi ngày đến
trường thật sự là một ngày vui”.
Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công yêu cầu và nội dung của phong trào đòi
hỏi phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là một việc làm rất cần thiết và
không hề đơn giản đối với một cán bộ quan li ở trường vùng sâu, vùng xa. Chính vì
thế, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp trong công tác tổ chức, thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu
học Việt Thắng 1, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau”, với mong muốn thực hiện có
hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
huyện Phú Tân nói chung,trường Tiểu học Việt Thắng 1 nói riêng.
II. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề tài được triển khai áp dụng và thực hiện tại trường Tiểu học Việt Thắng 1,
huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.


III. Mô tả sáng kiến:
1. Quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp:
Sau khi đã nghiên cứu các Chỉ thị, kế hoạch của BGD&ĐT, SGD&ĐT Cà
Mau, PGD&ĐT Phú Tân về việc thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Tôi đã kiểm tra đối chiếu thực
trạng của nhà trường, dựa trên cơ sở sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua, bản
thân đã thực hiện một số giải pháp như sau:
2. Các giải pháp :
2.1 Công tác tuyên truyền:
Bản thân luôn hiểu rõ công tác tuyên truyền có vai trò tác động rất lớn trong
việc thực hiện phong trào thi đua. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền cho giáo viên,
phụ huynh học sinh, học sinh, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã hiểu rõ được
mục tiêu, yêu cầu, nội dung và lợi ích của phong trào. Để từ đó tất cả mọi người đều
thấy được trách nhiệm của mình và tôi vận động họ tích cực tham gia thực hiện
nhiệm vụ cùng nhà trường. Nội dung tuyên truyền được tôi triển khai trong lễ khai
giảng năm học mới và cùng nhau kí cam kết thi đua " Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực". Ngoài ra còn được tuyên truyền trong lần họp phụ huynh
đầu năm, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đội, qua hội thi, câu lạc bộ, qua việc vệ
sinh lao động. Về phía địa phương trong các cuộc họp của Đảng ủy, tôi tranh thủ xin
thời gian để nhắc lại nội dung yêu cầu của phong trào và nêu được những vấn đề đã
làm được và chưa được ,xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy…để tiếp tục điều chỉnh kế
hoạch và triển khai thực hiện tiếp.
2.2 Thành lập Ban chỉ đạo và lập kế hoạch cấp trường:
Đầu năm học tôi đã họp Hội đồng sư phạm ra Quyết định thành lập Ban chỉ
đạo. Giao nội dung cụ thể cho từng tiểu ban. Các tiểu ban có nhiệm vụ lên kế hoạch
và phối hợp cùng nhau thực hiện.
2.3 Công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương.
Tôi tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương trong việc chỉ đạo công tác
phối hợp giữa các ban, ngành để kiện toàn Ban chỉ đạo cấp xã. Phối hợp với Ban văn
hóa, xã Đoàn lập kế hoạch liên ngành hằng năm, nêu rõ trách nhiệm của từng ban

ngành để phối hợp đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt phong trào.
2.4 Giải pháp tổ chức thực hiện nội dung của phong trào thi đua:
2.4.1 Công tác xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Cá nhân tôi luôn xác định cần phải tạo ra một môi trường học tập, vui chơi an
toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp,
thầy cô, bạn bè. Chính vì vậy chúng tôi đã cùng nhau xậy dựng cho các em một ngôi
trường " Xanh, sạch, đẹp, an toàn" bằng những việc làm cụ thể như sau:
* Đối với phong trào “xanh hóa sân trường”:
Hình ảnh: Đại diện lãnh đạo nhà trường, đại diện giáo viên và học sinh ký
cam kết thi đua trong lễ Khai giảng năm học.
Thực tế trước đây, sân trường tôi còn ngập nước, chưa có cổng rào, cây xanh. Tôi đã
mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo UBND xã Việt Thắng, tiến hành họp Ban Đại diện
cha mẹ học sinh, lập dự trù số tiền san lắp mặt bằng. Khi đã có sự thống nhất tôi họp
phụ huynh học sinh toàn trường.Trao đổi cụ thể để phụ huynh hiểu được tầm quan
trọng của vấn đề thì số tiền bỏ ra, họ không hề tiếc. Nhờ làm tốt công tác vận động
tham mưu nên trong một năm học đã san lấp được mặt bằng sân trường với số tiền
gần 100 triệu đồng do nhân dân đóng góp. Kế hoạch tiếp theo của tôi là làm cổng rào
và các công trình phụ khác. Tôi lại tham mưu tích cực với các cấp, lôi cuốn mọi
người cùng vào cuộc và trường tôi đã được cấp trên đưa vào đề án xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nên bước đầu đã có những thuận lợi nhất định
như:được đầu tư lát gạch sân trường, làm cổng rào, nhà xe, nhà bảo vệ Về cây
xanh, vào những ngày nghỉ ,tôi và tập thể nam giáo viên tiến hành đi vận động xin
các loại cây xanh (cây đã lớn) phù hợp với đặc thù của đất mới san lấp như cây gừa,
sộp, cau, xanh, đa Tôi tiến hành làm bảng họ tên, địa chỉ người tặng treo lên các
cây mà cá nhân tặng. Từ những việc làm trên đã có rất nhiều phụ huynh đề xuất với
nhà trường tiếp tục cho cây kiểng, cây xanh. Hiện tại toàn bộ sân trường đã phủ kín
cây xanh và cây kiểng theo quy hoạch trồng có hàng, có lối đảm bảo được yếu tố
xanh hóa sân trường.Ví dụ : Ông Trương Công Hoằng cho 3 cầy gừa, 2 cây mai. Ông
Nguyễn Văn Ánh cho 2 cây xanh. Ông Nguyễn Văn Hòa cho 2 cây phượng
* Đối với phong trào “ Sân trường em không có rác”

Nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học,
hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “Hãy bỏ
rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường” …" Một phút
làm sạch sân trường" Liên đội tổ chức cho Chi đội đăng ký không vứt rác bừa bãi.
Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình thực hiện của các bạn. Kịp thời
phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo tổng phụ trách
Đội, báo cáo giáo viên chủ nhiệm khi có học sinh vi phạm, chi đội vi phạm.
Với các việc làm trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng
nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp
Hình ảnh: Cây xanh, cây kiểng đã được nhà trường vận động
Hình ảnh: Thùng rác có khẩu hiệu
* Đối với phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích”
Trường tôi nằm ngay cạnh tuyến lộ liên xã chiều rộng mặt lộ chỉ 2,5 mét nhưng lưu
lượng xe lưu thông rất nhiều. Do đó tôi xác định trước tiên phải thực hiện an toàn
khu vực cổng trường và trên đường các em đến lớp, về nhà bằng các biện pháp sau:
- Tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông bằng các hình thức như mời công
an giao thông đến tuyên truyền trực tiếp giáo viên và học sinh, đóng tiểu phẩm, thi
tìm hiểu về luật giao thông, vẽ tranh về an toàn giao thông …
- Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học
không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên xe.
Không đi bộ dàn hàng ngang khi tan học Giao cho tổng phụ trách Đội phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm cùng với Câu Lạc bộ An toàn giao thông triển khai thực hiện.
- Giao cho bảo vệ thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng
trường. Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường an
toàn, tất cả các em học sinh không có tai nạn giao thông, không có học sinh bị tử
vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tại nạn thương tích xảy ra.
* Đối với phong trào xây
dựng “Lớp học thân thiện”
Cá nhân tôi luôn giúp giáo
viên của mình xác định rõ: muốn

xây dựng được trường học thân
thiện phải xây dựng được lớp học
thân thiện. Trước tiên tôi chỉ đạo
cho giáo viên chủ nhiệm lớp tìm
hiểu hoàn cảnh sống của học
sinh, kinh tế gia đình ra sao… Để
từ đó giáo viên tìm ra biện pháp
giáo dục phù hợp từng đối tượng
học sinh của lớp mình.
Tôi đặc biệt quan tâm đến đối
tượng học sinh có hoàn cảnh khó
khăn để đề xuất với các doanh nghiệp, các mạnh thường quân hỗ trợ, giúp đỡ, đảm
bảo các em phải đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở Sau đó chỉ đạo cho giáo viên trang trí
lớp học,xem lớp học phải thật sự là ngôi nhà thân yêu thứ hai, nơi các em sống và
học tập hàng ngày, cho nên cần trang trí lớp cho ấm áp, thân thương. Giữ gìn lớp
sạch sẽ Song song đó tôi vận động vận động giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm
về việc xây dựng lớp học thân thiện.
* Phong trào “Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
Việc làm đầu tiên của tôi là xây dựng Nội quy sử dụng công trình vệ sinh của
học sinh với các nội dung cụ thể như: học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam,
nữ. Đi đại tiện tiểu tiện đúng nơi qui định, xong phải dội nước sạch sẽ, rửa tay sạch
sẽ bằng xà phòng… Bảng nội quy được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh.
Hình ảnh : Cán bộ giao thông tuyên truyền về an toàn giao thông
Hình ảnh: Một góc lớp học thân thiện.
Trong tuần học đầu tiên của năm học (đối với học sinh lớp 1) đề ra chương trình và
nội dung để giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh và làm quen với một số phòng
chức năng ở nhà trường trong đó có nội dung cụ thể về việc hướng dẫn học sinh nơi
đi tiểu, tiện, cách dội nước và rửa tay sau khi đi tiểu, tiện Nhà trường tổ chức kiểm
tra, nhắc nhở thường xuyên việc sử dụng nhà vệ sinh.Đảm bảo không để nhà vệ sinh
bẩn. Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn luôn sạch sẽ.

2.4.2Công tác dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương:Là người lãnh đạo, tôi luôn giúp giáo viên của mình hiểu:
chính các thầy cô là người hiểu rõ nhất mảnh vườn của mình với những loài cây khác
nhau, kĩ thuật chăm sóc khác nhau và áp dụng kĩ thuật của mình,để cây đơm hoa kết
trái. Lựa chọn phương pháp cũng thế ,tùy vào nội dung và môi trường mà có phương
pháp phù hợp sao cho tiết dạy không quá nặng nề nhưng sôi nổi, thân thiện và có kết
quả cao nhất. Các thầy cô phải thật sự gần gũi với các em,làm cho các em thấy,thầy
cô như người cha người mẹ thứ hai, không có tâm lí sợ hãi mà chỉ tìm thấy ở đó tình
yêu thương và sự kính trọng. Từ đó giúp các em tự tin trong học tập và trong giao
tiếp.Tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn mở được 9 chuyên đề đổi mới phương pháp:
Chuyên đề 1 : Làm thế nào để dạy học theo nhóm đạt kết quả tốt nhất.
Chuyên đề 2 : Để phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Kể chuyện
2.4.3 Giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn của nhà trường
tổ chức mở chuyên đề “lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học” theo các
địa chỉ mà tài liệu đã cung cấp : ở môn Tiếng Việt, đạo đức, TNXH Yêu cầu giáo
viên tham mưu tích cực với Ban Giám hiệu ,thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ
rút kinh nghiệm…Bên cạnh đó thì giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm của
mình, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp Và mỗi thầy cô giáo phải
là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo, nhất là tấm
gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm.
2.4.4 Giải pháp tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Tôi phân công phó hiệu trưởng phụ trách mà nòng cốt là Tổng phụ trách Đội
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thành lập các Câu Lạc bộ, tổ chức các hội thi, trò
chơi tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em. Trong năm qua nhà trường đã
thành lập được các câu lạc bộ như : Văn nghệ, TDTT, Tiếng việt, phát thanh măng
non, chăm sóc văn hóa lịch sử ở địa phương…
Tổ chức được lễ đón học sinh vào lớp 1, tổ chức các trò chơi dân gian sau
phần lễ của buổi khai giảng, làm lễ ra trường cho học sinh lớp 5. Tất cả đã tạo cho
các em có những kỉ niệm đẹp dưới mái trường thân yêu.

Tổ chức được một số hội thi như : Văn nghệ, kể chuyện Bác Hồ, vẽ tranh về
An toàn giao thông, vẽ tranh về chủ đề biển đảo, trò chơi dân gian… Đặc biệt đã tổ
chức thành công hội thi “Hành trình tương lai”, dịp 26/3. Nội dung của hội thi là đưa
ra các câu hỏi, tình huống, việc làm liên quan cụ thể đến phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực”. Hội thi đã được các em hưởng ứng rất
mạnh mẽ, hiểu sâu sắc về phong trào và thấy được trách nhiệm của mình là phải thực
hiện phong trào thi đua một cách tích cực.

3.4.5 Giải pháp giúp học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá
trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Tôi chỉ đạo cho giáo viên Phụ trách Đội, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm
lập kế hoạch cụ thể,thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, qua các
Một số hình ảnh các Hội thi và các trò chơi dân gian được nhà trường tổ chức
hội thi,câu lạc bộ phát thanh măng non với việc nêu gương người tốt việc tốt, kể
chuyện Bác Hồ… Để các em được tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê
hương Cà Mau; truyền thống yêu nước, khí phách cách mạng kiên cường của cha
ông, … Hàng tháng các em học sinh đều đến nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ tại
Ủy ban xã Việt Thắng để chăm sóc, quét dọn… Những việc tuy nhỏ nhưng đã giáo
dục cho các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc, truyền
thống vẻ vang của ông cha. Từ đó, giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm trong học
tập để xây dựng quê hương Cà Mau ngày thêm giàu đẹp.
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Phong trào đã nhận được sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh,sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể, cộng đồng và xã hội, các
bậc cha mẹ học sinh.Bởi vậy,quang cảnh nhà trường đã được cải thiện, khang trang,
xanh, sạch, đẹp, an toàn; cơ bản đã thực hiện được 3 đủ trong nhà trường. Nhà
trường đã có cổng trường, tường bao quanh đẹp hơn, an toàn hơn.
- Được chủ tịch Ủy Ban Nhân tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc cấp
tỉnh năm 2012.
- Được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I

- Được xếp loại Xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
* Giáo viên:
- Có 3 sáng kiến nghiệm được công nhận cấp tỉnh. Được Phòng GD&ĐT Phú
Tân đánh giá rất cao. Đồng thời đã được chọn để tổ chức triển khai chuyên đề “Xây
dựng lớp học thân thiện” để tất cả các trường trong huyện đến dự và tham quan thực
tế lớp học.
Hình ảnh: Mở chuyên về xây dựng lớp học thân thiện
Hình ảnh lễ đón Bằng công nhận trường Tiểu học Việt Thắng 1 đạt chuẩn Quốc gia
- Có 3 giáo viên giỏi vòng huyện và 1 giáo viên giỏi vòng tỉnh, 1 giáo viên
đạt giải 3 trong hội thi An toàn giao thông vòng huyện, 2 giáo viên đạt giải trong hội
thi tuyên viên giỏi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Học sinh:
Học sinh hứng thú trong tiếp thu kiến thức và trở nên tích cực hơn trong các
hoạt động.Các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Qua việc tìm hiểu
chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa của địa phương, trò chơi dân gian… làm cho
các em yêu thêm con người, quê hương Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung .
- Có 5 học sinh đạt giải thi giao lưu Tiếng Việt và Toán tuổi thơ vòng huyện;
2 học sinh thi vòng tỉnh.
- Đạt giải nhì thi hát dân ca vòng huyện.
- Đạt giải nhì thi Phụ trách sao tài năng vòng huyện; 1học sinh thi vòng
tỉnh…
V. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các trường Tiểu học trong toàn tỉnh Cà mau.
VI. Kiến nghị, đề xuất:
6.1 Đối với Phòng GD&ĐT Phú Tân:
Cần chú trọng xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình để làm điểm nhấn trong
phong trào thi đua. Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để duy trì và phát huy
kết quả đã đạt được ở các trường trong huyện và khắc phục những hạn chế để từng
bước nâng cao chất lượng của phong trào.

6.2 Đối với chính quyền địa phương:
Cần quan tâm nhiều hơn, chỉ đạo kịp thời cho các đoàn thể phối hợp chặt chẽ
với nhà trường trong công tác này.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp trong công tác xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường Tiểu học Việt Thắng 1, huyện
Phú Tân, tỉnh Cà Mau”. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã phần nào góp phần thực
hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực ” hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp để
cho việc cải tiến, ứng dụng triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn. Nhằm góp phần
hoàn thành xuất sắc phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực ”.
Ý kiến xác nhận của Ngày tháng năm 2012
Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Huỳnh Hồng Giang

×