ĐỀ TÀI:
“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KIẾN THỨC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ”
1/ Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, đã coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
đã không ngừng được củng cố và nâng cao. Bộ môn Lịch sử đã góp phần quan trọng trong
việc giáo dục tư tưởng ,chính trị và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Đã góp phần
xứng đáng trong việc xây dựng những con người và thế hệ tha thiết, gắn bó với lý tưởng
cao quí của Đảng.
Thực trạng về chất lượng dạy – học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông
trong những năm gần đây đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sau các kỳ thi vào
đại học trong những năm vừa qua. Kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử đã thực sự gây
“sốc” đối với toàn xã hội: tỷ lệ thi đại học môn Lịch sử năm học 2010 – 2011 thí sinh có
điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó hơn 60% có điểm thi dưới 1 ( 1/10 ).
Kết quả đó được xem như hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội và những người làm công
tác giáo dục, nhất là đối với những người Quản lý và Giảng dạy chuyên môn Lịch sử. Bởi
kết quả ấy đã phần nào phản ánh được thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử ở
trường Trung học phổ thông hiện nay. Một thực trạng đáng suy ngẫm hơn nữa đó là ở
trường Trung học phổ thông phần lớn Học sinh coi môn Lịch sử là môn học khô khan,
không sáng tạo, là thuần túy học thuộc các sự kiện…
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 1 GV: Nguyễn Văn Bàng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên :
-Cấu trúc chương trình không hợp lí, còn quá nặng nề.
-Cấu trúc và cách viết của sách giáo khoa còn nhiều hạn chế giữa kênh hình và
kênh chữ, kênh chữ to và kênh chữ nhỏ…
-Sách giáo khoa viết có quá nhiều phân tích, nhận định, đánh giá…ít mô tả sự kiện,
hiện tượng.
-Cơ sở vật chất và thiết bị cho việc dạy và học môn Lịch sử còn thiếu, phổ biến
trong tay giáo viên và học sinh chỉ có sách giáo khoa.
- Quá trình tổ chức dạy học còn đơn điệu,chưa phát huy hết vai trò và tác dụng của
bộ môn: chưa tận dụng các hình thức dạy học khác như tổ chức tham quan di tích lịch sử,
di tích cách mạng, hội thảo, ngoại khoá…
-Giáo viên chưa cập nhật với kiến thức và phương pháp mới.
-Nhận thức của học sinh còn bị hạn chế: học sinh còn coi thường và không thích
học môn Lịch sử.
-Nội dung và hình thưc kiểm tra, đánh giá chưa thật phù hợp.
Từ những nguyên nhân trên và dựa vào cơ sở của lý luận dạy học hiện đại ta thấy
để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông, ngoài đổi mới về chương
trình, nội dung cần thiết phải cải tiến phương pháp dạy học mạnh mẽ hơn nữa.
Do đặc trưng môn Lịch sử khác với các môn học khác trong chương trình dạy học
ở trường phổ thông: học sinh không được trực tiếp chứng kiến sự kiện Lịch sử đó vì Lịch
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 2 GV: Nguyễn Văn Bàng
sử không lập lại. Hơn nữa vấn đề nhận thức Lịch sử cũng khác so với nhận thức các môn
khoa học khác…Trong thực tế hiện nay với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự bùng nổ
thông tin từ đài, báo, mạng Internet…Đòi hỏi giáo viên phải không ngừng cải tiến phương
pháp giảng dạy.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ
thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành và của xã hội. Nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Tôi xin trình bày cải tiến
phương pháp giảng dạy: Sử dụng Sơ đồ kiến thức nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch
sử ở trường Trung học phổ thông.
2/ Phạm vi triển khai thực hiện
Đề tài đã được thông qua và triển khai thực hiện ở Tổ chuyên môn (Sử- Địa –
GDCD ) và Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ.
Đề tài đã được áp dụng trong các giờ giảng dạy chính khóa và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử ở các khối lớp trường Trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ .
3/ Nội dung: Sử dụng sơ đồ kiến thức trong một số bài dạy cụ thể
a. Lich Sử lớp 10
Ví dụ 1: Sách Cơ bản – Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thề kỉ X – XV
Khi dạy phần II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật
- GV :kẻ bảng, phân công 4 tổ ( nhóm) thảo luận các nội dung bảng mẫu
- Mỗi tổ cử một đại diện lên hoàn tất một nội dung kiến thức trên bảng.
Nội dung Thành tựu
* Giáo dục -Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 3 GV: Nguyễn Văn Bàng
* Văn hoá
* Nghệ thuật
*Khoa học-Kĩ thuật:
-Lịch sử
-Địa lý
-Toán học
-Quân sự
-Năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên chọn nhân tài.
-Văn hoá chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
-Tác phẩm tiêu biểu : Hịch tướng sĩ
-Kiến trúc phát triển: các chùa, tháp được xây dựng
-Điêu khắc có nét đặc sắc: Rồng, hoa sen…
-Sân khấu như tuồng , chèo ngày càng phát triển.
-Âm nhạc phát triển
+Có Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược
+Có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ…
+Có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
+Có Binh thư yếu lược, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến
có lầu…
- Sau khi hoàn thành nội dung trên bảng, từng đại diện học sinh vận dụng kiến thức
các môn học khác nói rõ hơn về những thành tựu mình trình bày.
GV : nhận xét, từ đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong việc
gìn giữ và phát huy những di sản văn hoá dân tộc.
Ví dụ 2: Sách Nâng cao – Bài 30:Kháng chiến chống ngoại xâm (TK X- XV)
Khi dạy bài này GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và
khởi nghĩa chống ngoại xâm (TK X-XV)
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 4 GV: Nguyễn Văn Bàng
-Phân công 4 tổ ( nhóm) tìm hiểu 4 cuộc kháng chiến.
-Mỗi tổ cử một đại diện hoàn tất một cuộc kháng chiến
Cuộc kháng chiến Thời gian Quân xâm lược Chỉ huy Trận thắng lớn
1. Kháng chiến
chống quân Nam
Hán
938 Nam Hán Ngô Quyền Bạch Đằng
2. Kháng chiến
chống Tống lần 1
981 Tống Lê Hoàn Đông Bắc
( Bạch Đằng)
3. Kháng chiến
chống Tống lần 2
1075
1077
Tống Lí Thường Kiệt Sông Như Nguyệt
4. Kháng chiến
chống Mông –
Nguyên
1258
1285
1288
Mông-Nguyên Vua tôi nhà Trần
Trần Hưng Đạo
Chương Dương,
Hàm Tử,
Bạch Đằng
Khởi nghĩa Lam
Sơn
1418
1427
Minh Lê Lợi
Nguyễn Trãi
Chi Lăng,
Xương Giang
GV nhận xét và đánh giá :
- Khẳng định ý nghĩa thắng lợi của những cuộc kháng chiến trên.
- Công lao to lớn của những nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc
- Trách nhiệm gìn giữ nền độc lập dân tộc của các thế hệ kế tục.
b, Lịch sử lớp 11:
Ví dụ 3 : Sách cơ bản: Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Khi phân tích mối quan hệ quốc tế chồng chéo, phức tạp giữa các nước Đế quốc và
giữa các nước Đế quốc với Liên Xô trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Ta có
thể sử dụng sơ đồ đơn giản sau :
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 5 GV: Nguyễn Văn Bàng
- Dựa vào SGK và sơ đồ GV hỏi: Học sinh quan sát sơ đồ, hãy nêu các mâu thuẫn
cơ bản trong quan hệ quốc tế ngay trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ ?
-Học sinh nêu được :
+Các nước phát xít Đức – Italia- Nhật > < Anh- Pháp-Mĩ : về thị trường, thuộc địa
+Tất cả các nước Đế quốc > < Liên Xô : vì Liên Xô là nước Xã hội chủ nghĩa.
-GV nhận xét và giải thích nguyên nhân bùng nổ chiến tranh :
+Sâu xa : sự phát triển không đều của Chủ nghĩa đế quốc.
+Trực tiếp : sự hình thành 2 khối đế quốc > < gay gắt với nhau…
Ví dụ 4 : Sách nâng cao:
Bài 34 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)
Khi dạy bài này GV đưa ra sơ đồ đánh dấu các mốc thời gian, yêu cầu học sinh lên bảng
hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp qua sơ đồ sau :
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 6 GV: Nguyễn Văn Bàng
-Sau khi học sinh hoàn thành nội dung trên bảng.
-GV nhận xét và kết luận :
+Từ năm 1858 đến 1884: thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt
Nam.
+Đến năm 1896: thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
+Đến năm1914: thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất ở Việt Nam.
C. Lịch sử lớp 12
Khi ôn tập kiến thức Lịch sử GV cần hướng dẫn học sinh ôn tập hệ thống kiến
thức qua các bảng biểu hay sơ đồ để giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, có thể so sánh,
phân tích, đánh giá nội dung Lịch sử qua các giai đoạn hay các mảng kiến thức khác nhau.
Ví dụ 5 : Sách cơ bản: Ôn tập bài 12 và 13 Lịch sử Việt Nam. GV cho học sinh lập
niên biểu về những hoạt động của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1930 với các
nội dung: Thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 7 GV: Nguyễn Văn Bàng
Đánh
Đà Nẵng
Đánh
Gia Định
Chiếm
Tây Nam
Kỳ
Đánh
Bắc kì
Ký hiệp
ước
Hác-
măng
Ký hiệp
ước
Pa-tơ-nốt
Đặt ách cai
trị ở cả 3 kì
Khai thác
thuộc địa
lần I
Thời gian Hoạt động Ý nghĩa
-6/1919
-7/1920
-12/1920
-1921
-1923
-1924
-6/1925
6/01/1930
-Gửi yêu sách đến hội nghi Vecxai
Đòi quyền dân tộc…
-Đọc luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin.
-Dự đại hội Tua và tham gia sáng
lập Đảng cộng sản Pháp.
-Sáng lập Hội Liên Hiệp các dân
tộc thuộc địa
-Ở Liên Xô, dự các hội nghi quốc
tế.
-Dự đại hội V Quốc Tế Cộng sản,
trình bày tham luận
-Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên.
-Triệu tập và chủ trì Hội nghị Hợp
nhất 3 tổ chức Cộng sản
-Gây tiếng vang lớn đối với nhân
dân Việt Nam
-Tìm ra con đường cứu nước giải
phóng dân tộc đúng đắn…
-Trở thành người Cộng sản Việt
Nam đầu tiên.
-Đoàn kết các dân tộc áp bức đấu
tranh giải phóng dân tộc.
-Tìm hiểu: CM10, Lênin,công
cuộc xây dựng CNXH.
-Chiến sĩ Cộng sản của PTGPDT.
-Đào tạo cán bộ Cách mạng,
truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin
về trong nước .
-Sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
-Sau khi học sinh hoàn thành bảng niên biểu, GV yêu cầu học sinh nêu lên những
công lao của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 8 GV: Nguyễn Văn Bàng
-GV nhận xét trả lời của học sinh, kết luận: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có những
công lao to lớn như sau:
+Tìm ra con đường cứu nườc giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.
Đó là con đường Cách mạng vô sản.
+Tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính đảng
của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
+Sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ví dụ 6 : Sách nâng cao: Bài 26: Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ“
ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968)
Khi dạy phần: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”
GV cho học sinh lên điền vào sơ đồ theo các nội dung:
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 9 GV: Nguyễn Văn Bàng
-Sau khi học sinh hoàn thành nội dung trên bảng.
-GV đặt câu hỏi: So với chiến lược “ Chiến tranh đăc biệt “ “ Chiến tranh cục bộ”
có điểm gì giống và khác ?
- Dựa vào nội dung trên bảng học sinh đứng lên trả lời và điền vào bảng nội dung
tương ứng.
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 10 GV: Nguyễn Văn Bàng
Nội dung Chiến tranh cục bộ Chiến tranh dặc biệt
-Hình thức chiến tranh
-Phương tiện chiến
tranh
-Lực lượng chính
-Vai trò của Mĩ
-Phạm vi chiến tranh
-Tính chất ( mức độ )
- Chiến tranh xâm lược thực
dân kiểu mới của đế quốc Mĩ.
-Do Mĩ cung cấp
-Quân Mĩ, quân Đồng minh…
-Trực tiếp tham chiến
-Cả hai miền Nam-Bắc Việt
Nam
-Ác liệt: Lực lượng đông, vũ
khí hiện đại, tìm diệt quân giải
phóng
- Chiến tranh xâm lược thực
dân kiểu mới của đế quốc
Mĩ.
-Do Mĩ cung cấp
-Quân đội Sài Gòn…
- Cố vấn
-Chỉ ở miền Nam
- Dồn dân, lập ấp…
-GV nhận xét trả lời của học sinh và kết luận:
+Có 2 điểm giống nhau là: Hình thức và phương tiện Chiến tranh.
+Có 4 điểm khác nhau là : Lực lượng chính, vai trò của Mĩ, phạm vi chiến tranh,
tính chất của chiến tranh.
4/ Kết quả thực hiện
Sau nhiều năm suy nghĩ, tìm tòi và ứng dụng phương pháp sử dụng Sơ đồ kiến
thức trong dạy học lịch sử. Tôi thấy phương pháp này có những ưu điểm sau:
-Phát huy được tính tích cực của học sinh
-Học sinh dễ hiểu bài, dễ hình thành biểu tượng lịch sử
-Giáo viên thao tác đơn giản, khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh.
-Chi phí ít tốn kém
Kết quả cụ thể trong 3 năm học gần đây là:
Trong giảng dạy chính khóa: Tỉ lệ học sinh nắm được bài học trước và sau khi sử
dụng sơ đồ kiến thức thay đổi rõ rệt, tỉ lệ học sinh nắm được bài tăng. Kết quả học tập của
học sinh cũng được nâng lên, tỉ lệ học sinh được kiểm tra đạt điểm trung bình từ 5 trở lên
cao hơn, kết quả năm sau cao hơn năm trước :
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 11 GV: Nguyễn Văn Bàng
Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012
Lớp 10T 10X 11T 11X 12T 12X
Trước 60% 75% 60% 75% 65% 75%
Sau… 80% 90% 85% 90% 90% 95%
Trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi: Việc ứng dụng phương pháp này giúp
các em hứng thú học tập hơn, các em nhớ và hiểu bài sâu hơn. Do đó số học sinh Đạt giải
vòng Tỉnh hàng năm tăng :
Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012
Số học sinh đạt giải 9 12 10
5/ Phạm vi ảnh hưởng:
- Đề tài đã được thực hiện từ năm học 2009 – 2010 đến nay.
- Đề tài được áp dụng trong một số giờ dạy chính khóa và dạy bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ.
- Đề tài cũng được áp dụng trong giảng dạy Lịch sử ở nhiều trường Trung phổ thông
trong Tỉnh.
6/ Kiến nghị
Trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể về phương pháp Sử dụng Sơ đồ kiến thức trong
giảng dạy Lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Để giờ giảng dạy đạt hiệu quả cao đòi
hỏi giáo viên phải khai thác nhiều nguồn tư liệu trên mạng Internet, trang Web…hay từ
những nguồn tư liệu khác.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử đòi hỏi giáo viên phải
kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng và phương tiện giảng dạy
phong phú, dễ hiểu tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời Thầy phải hướng dẫn,
giúp các em chủ động lãnh hội kiến thức và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học
sinh.
Phương pháp Sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học Lịch sử tuy chưa phải là
phương pháp hay nhất, song việc ứng dụng phương pháp này trong dạy học Lịch sử hiện
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 12 GV: Nguyễn Văn Bàng
nay là rất cần thiết. Đó là góp phần hưởng ứng và thực hiện tích cực cuộc vận động : Đổi
mới phương pháp giảng dạy, chống “đọc chép “ do Bộ Giáo Dục – Đào Tạo phát động.
Cà Mau, ngày 03 tháng 02 năm 2013
Người viết
Nguyễn Văn Bàng
Trường THPT Hồ Thị Kỷ 13 GV: Nguyễn Văn Bàng