Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tạo sự say mê, hứng thú học tập môn địa lí thông qua việc tích lũy, lồng ghép tư liệu địa lí vào bài giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.92 KB, 21 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
“TẠO SỰ SAY MÊ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ THÔNG
QUA VIỆC TÍCH HỢP TƯ LIỆU ĐỊA LÍ VÀO BÀI GIẢNG.”
PHẦN THỨ NHẤT
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học: Chuyển phương pháp: “Lấy
giáo viên làm trung tâm”, sang “Lấy học sinh làm trung tâm”, Trên cơ sở phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc khám phá, tìm tòi tri thức. Sự chủ
động tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh được nảy nở hình thành trên cơ sở
nền tảng của sự say mê, yêu thích học tập bộ môn.
2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới, áp dụng phương pháp giảng dạy theo phương
pháp nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp phát hiện và giải quyết tình
huống có vấn đề, hiệu quả của các phương pháp dạy nêu trên gắn liền với sự tự giác,
tích cực, chủ động, sáng tạo, say mê học tập bộ môn.
3. Xuất phát từ: Việc thực hiện nguyên lí giáo dục “ Học đi đôi với hành – Lý
luận gắn liền với thực tiễn”.
Nguyên lí trên được thực hiện thông qua việc tích hợp các tư liệu địa lí trong
giờ học.
4. Xuất phát từ đặc trưng phương pháp giảng dạy địa lí : Tư liệu địa lí giàu
hình ảnh, sống động, sẽ trở thành hình ảnh trực quan địa lí góp phần đánh thức sự
đam mê trong học tập nâng cao chất lượng giảng dạy.
5. Xuất phát từ kiến thức địa lí: Kiến thức tự nhiên – kiến thức xã hội được
minh họa soi sáng bằng các tư liệu địa lí.
6. Xuất phát từ đặc điểm của “học viên bổ túc văn hóa” (BTVH): “ Kiến thức
còn hay quên, không vững chắc, kiến thức thực tiễn phong phú, sử dụng các tư liệu
địa lí sẽ là nhịp cầu làm cho bài giảng trở nên gần gũi với cuộc sống.
7. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy và học tập môn địa lí, nhiều giáo viên hiện
nay chưa thực sự say mê, hứng thú trong việc giảng dạy bộ môn địa lí, trong giờ dạy
trở nên khô khan, thiếu sự hấp dẫn, chưa tạo thích thú, cuốn hút học sinh trong học
tập.
8. Xuất phát từ yêu cầu: Nâng cao chất lượng bộ môn: Thông qua việc sử dụng


tư liệu trong bài dạy sẽ góp phần củng cố, bổ sung, mở rộng, nâng cao kiến thức cho
học viên.
Với những lí do, cơ sở nêu trên bản thân tôi đã viết sáng kiến với tiêu đề: “Tạo
sự say mê, hứng thú học tập môn địa lí thông qua việc tích hợp tư liệu địa lí vào
bài giảng.”
PHẦN THỨ HAI.
NỘI DUNG SÁNG KIÉN
I.CƠ SỞ LÍ THUYẾT.
1.Tích hợp:
- Có thể hiểu là sự lồng ghép, là sự đan xen, là sự gắn kết những kiến thức trong thực
tiễn cuộc sống vào bài giảng.
2. Yêu cầu tích hợp kiến thức trong bài dạy:
- Kiến thức phải phù hợp, phục vụ tích cực cho chủ đề của bài học.
- Phải là kiến thức có vai trò: Củng cố, bổ sung, mở rộng, nâng cao.
- Phải là kiến thức có vai trò phát triển trí tuệ học sinh.
- Thức tư liệu không làm lu mờ kiến thức trọng tâm của bài học, giờ dạy phong phú,
sinh động.
- Thời gian: Không mất nhiều thời gian ( 3-5 phút)/1tiết học, không gây hiện tượng
cháy giáo án.(tùy theo tình hình thực tế của bài dạy mà mức độ sử dụng tư liệu cho
phù hợp).
3. Tại sao phải tích hợp kiến thức thực tiễn trong bài học:
3.1. Kiến thức địa lý; Phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội .
3.2. Thực hiện có hiệu nguyên tắc giáo dục: “Lý luận gắn liền với thực tiễn cuộc
sống”.
3.3 Con đường nhận thức của loài người. “ Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của
nhận thức hiện thực khách quan”.
3.4. Xuât phát từ đặc điểm của học viên – BTVH.
a. Tư duy trực quan phát triển.
b. Tư duy trừu tượng hạn chế.

c. Khả năng: Nghe, nhìn hạn chế ( HV lớn tuổi).
d. Trí nhớ máy móc giảm sút.
e. Ghi nhớ ý nghĩa ( Có bản chất ): Không cao.
g. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống: Máy móc, thiếu sáng tạo.
3.5. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy và học bộ môn địa lí hiện nay nói chung,
dạy và học bộ môn địa lí ở các trung tâm GDTX nói riêng.
3.6. Xuât phát từ yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong
thời kỳ “ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa”. Tư duy kinh tế được nảy nở từ kiến thức
thực tiễn.
3.7. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay.
II. MINH HỌA
Minh họa địa lý 10 ( Ban cơ bản).
Bài số 09 địa lí lớp 10: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
I. Phong hóa lý học.
* Sau khi hướng dẫn học viên nắm được kiến thức:
+ Ngoại lực là gì?
+ Các tác động của ngoại lực diễn ra như thế nào?
+ Thế nào là quá trình phong hóa?
* Phong hóa lí học:
Sau khi giáo viên hướng dẫn học viên nắm được khái niệm, Kết quả của quá
trình phong hóa lí học. Đến đây giáo viên lồng ghép tư liệu vào bài dạy ( 1-2 phút).
Tư liệu tựa đề: “Hiện tượng cát hát trên Sa Mạc”. Lời kể của nhà nghiên cứu người
Nga: Elipxep.
“ Trong màn đêm tĩnh mịch của Sa Mạc Xa Ha Ra, đột nhiên trong sự im
lặng tuyệt đối của không gian nóng bỏng, một âm thanh huyền bí văng vẳng ngân
lên như một bản nhạc cổ, khi trầm khi bổng. lúc khác ta lại cảm thấy có tiếng
khóc nỉ non của bà mẹ giữa đêm khuya khi đứa con bị thất lại giữa miền xa mạc
mênh mông, nhưng cũng có lúc ta cảm thấy giật mình hoảng sợ bởi đang có âm
thanh của ngìn con Tuấn Mã đang phi nước đại, phải chăng đó là bọn cướp đang
truy đuổi đâu đây”.

Thông qua tư liệu trên, giáo viên không chỉ củng cố, bổ xung, mở rộng kiến
thức có liên quan đến hiện tượng: “phong hóa lí học”, qua đó làm cho giờ học trải
qua phút giây trầm lắng suy tư, kích thích tính tò mò, tìm hiểu, khám phá khoa học,
sự đam mê, yêu thích bộ môn cũng được hình thành qua tư liệu minh họa ở trên. Sau
đó giáo viên cung cấp một số hình ảnh Sa Mạc mà giáo viên đã sưu tầm được để cung
cấp cho học viên nắm rõ hơn.
Hình ảnh minh họa:
II. Phong hóa hóa học:
Tương tự như phần trên “phong hóa lý học”, khi dạy đến phần “phong hóa hóa
học”. Sau khi giáo viên hướng dẫn học viên nắm được kiến thức:
- Khái niệm: Phong hóa hóa học.
- Các nhân tố (tác nhân): Tham gia vào quá trình “phong hóa hóa học”.
- Kết quả của quá trình “phong hóa hóa học”.
- Sự khác nhau giữa hai quá trình “phong hóa lý học – hóa học”.
- Đến đây giáo viên hướng dẫn các học viên của mình đi du lịch vòng quanh, trải theo
trải dài theo chiều dài đất nước (du lịch bằng trí tưởng tượng) đến các địa danh có địa
hình caxtơ, hang động Phong Nha Kẻ Bàng, quần thể hang động trong núi đá vui ở
Vịnh Hạ Long, Bãi Tử Long,
Hình minh họa: Phong nha kẻ bàng
Vịnh hạ long
Đặc biệt là quần thể hang động trong núi đá vôi ở miền Đông Bắc Việt Nam,
bởi lẽ ở nơi đây:
“Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.”
Giáo viên mô tả danh lam thắm cảnh ở Tam Thanh động, Nhị Thanh động thật
đa dạng phong phú sống động.
Chùa Tam Thanh:
Động Nhị Thanh (Cửa hang)
Tư liệu với tự đề: “Những cảnh thần tiên trong hang động” (báo tiền phong

số 1 tháng 2 năm 1978.
“Cảm giác đầu tiên của những người du khác bốn phương khi bước chân
vào hang Tam Thanh động, Nhị Thanh động, … người ta cảm thấy như đang lạc
vào cõi tiên bồng, bởi lẽ ở đây, từ nơi ta đang đứng có nhiều đường lên đỉnh núi
giống như đường đi lên trời, cũng chính nơi ta đang đứng có nhiều đường đi
xuống sâu thăm thẳm vào trong lòng đất, cảm giác như những con đường dẫn ta
về trốn hư vô, trở về với cõi âm. Trong hang núi, nhìn từ núi lên có rất nhiều
mảng đá, cột đá với hình thù khác nhau. Chỗ này là hình thù của một đôi nam nữ
yêu nhau, chỗ kia là hình thù của một con quái vật khổng lồ trong truyện cổ tích
và kia là hình thù những chiếc đầu lâu của người đã chết, ánh sáng bình minh,
hoàng hôn dọi vào trong hang núi làm những giọt nước đang đọng lại trong hanh
núi, mảng đá phản quang lung linh sắc màu, cùng với sự lan tỏa của nước bốc
hơi, tạo cho ta ngỡ chốn Hằng Nga, Cung Đình của giới Thần Tiên”.
Với ngôn ngữ trong sáng dầu hình ảnh của giáo viên, thông qua câu chuyện
trên sẽ mang lại cho học viên nhiều tâm trạng, nhiều cảm xúc. (Ví dụ: sự phấn kích
khi bắt gặp hình ảnh giống như Ông Tiên, Bà Tiên trên cung đình hay cảm tưởng
thấy hình ảnh của Thạch Sanh dùng búa chém Mãng Sà Tinh, tâm trạng hoảng sợ mỗi
khi bắt gặp hình thù của chiếc đầu lâu,…)
Nhờ đó mà sua tan sự căng thẳng mệt mỏi trong giờ học, phát triển thao tác tư
duy, đặc biệt là chí tưởng tượng của học viên, giáo dục ý thức cho học viên về sự bảo
tồn những di sản vô giá do thiên nhiên ban tặng. Cũng qua đó mà giáo dục lòng yêu
quê hương đất nước cho học viên.
Bài 11. ( Tiết 12) Địa lí 10 cơ bản :
Trình bày phần I khí quyển.
Sử dụng tư liệu phần giới thiệu bài.
Sử dụng tư liệu để vào bài nhập đề: đảm bảo lời giới thiệu sống động bất ngờ
hấp dẫn ngay từ lúc giới thiệu bài:
“ Không khí đã mang lại cho con người những âm thanh kỳ thú như tiếng
ca hát của chim muông, tiếng sào sạc của lá rừng, tiếng rì rào của sóng biển.
không khí cũng tạo nên những cảnh sắc bình minh rực rỡ và nguồn thức ăn vô

tận cho con người. Bao chùm lên tất cả mọi nên trên Trái Đất là lớp không khí
dày hàng1000 km lớp không khí ấy được gọi là khí quyển. Vậy khí quyển là gì?
Vai trò của khí quyển ra sao? Hôm nay thầy hướng dẫn các em nghiên cứa bài 11
khí quyển sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất”.
Sau khi Giáo Viên hướng dẫn học viên nắm được khái niệm về khí quyển,
đồng thời hướng dẫn học viên tìm hiểu, nắm được vai trò của khí quyển đối với sự
tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
Nếu chỉ kết luận như sách giáo khoa thì bài giảng trở nên khô kham thiếu sức
hấp dẫn, học viên không được củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức. Muốn khác
phục vấn đề nêu trên, giáo viên cần hướng dẫn học viên thực hiện thông qua các hoạt
động sau đây và có sự lồng ghép, tích hợp tư liệu trong bài giảng .
* Vai trò của khí quyển đối với sự sống của Trái Đất.
- Câu hỏi: Nêu các chất khí quan trọng có trong khí quyển?
- Học viên: Ôxy, Nitơ, Cácbon, Hyđrô ,…
Giáo viên hướng dẫn học viên lần lượt rút ra vai trò to lớn của từng chất khí
đối với con người, với sự sống trên trái đất (mỗi chất khí chỉ cần khai thác 1 đến 2 vai
trò cơ bản) thông qua các tư liệu.
*Khí Ôxy có tác dụng: 'Cần cho quá trình hô hấp, cần cho sự cháy (không có
lửa) con người sẽ khó thoát khỏi cuộc sống động vật.
*Khí Nitơ: Hoàn toàn trái ngược với ôxy, nó làm chậm lại quá trình của sự
sống, hãm lại tốc độ của sự đốt cháy. Vì vậy nếu chỉ có ôxy mà không có khí nitơ thì
con người, các loài sinh vật trên trái đất sẽ bị thiêu đốt cháy nhanh chóng dưới ánh
sáng Mặt Trời.
*Khí CO
2
: Khí cácboníc có một lượng rất nhỏ trong không khí (0,03%), nhưng
có một vai trò rất quan trọng. CO
2
là nguyên liệu cho quang hợp, là thức ăn của cây
cỏ. Cây cỏ hấp thụ CO

2
và nhả ra O
2
góp phần điều hòa không khí, trong sạch môi
trường. Không có thực vật không có sự sống trên Trái Đất.
*Khí Hyđrô: Cùng ôxy tạo thành hơi nước, tạo thành mây, mưa, sương, tuyết,
tạo thành vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Hơi nước góp phần điều hòa nhiệt
độ trên Trái Đất giữa ngày và đêm “ Không có hơi nước nhiệt độ ban đêm có thể lạnh
xuống tới – 100
0
C.”
Thông qua việc tích hợp các tư liệu trên làm sáng tỏ vai trò của khí quyển đối
với sự tồn tại, phát triển của sinh vật trên trái đất.
*.Vai trò của khí quyển đối với việc bảo vệ trái đất:
Phần không khí dày đặc bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển. Nhờ có tầng ô
zôn ở trên cao, khí quyển đã trở thành (Chiếc áo giáp) che trở cho các sinh vật sống
trên Trái Đất. Không bị thiêu đốt trong những ngày hè đổ lửa, Khí quyển cũng là cái
chăn đắp để sưởi ấm cho Trái Đất trong những ngày mùa đông rét lạnh khi không có
tia nắng Mặt Trời đốt nóng. Không khí làm nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ, ban đểm nếu
không có không khí sẽ không ngăn cẳn lại được mặt đất bức xạ, làm nhiệt độ thấp
xuống ( VD: Mặt Trăng không có không khí, ban ngày nhiệt độ lên đến 120
0
C,
ngược lại ban đêm nhiệt độ xuống tới – 150
0
C).
Đặc biệt bầu khí quyển làm nhiệm vụ bảo vệ Trái Đất khỏi bị hủy diệt bới các
mảnh vụn của Vũ Trụ ( thiên thạch) khi rơi vào Trái Đất. Ví dụ: Một mảnh vụn của
thiên thạch có thể tích 1m
3

khi lao xuống Trái Đất với vận tốc như một viên đạn bắn
ra khỏi nòng súng Đại Liên sẽ nhấn chìm cả một vùng rộng lớn, có diện tích 12km
2
trở thành biển cả, có độ sâu từ 20 – 30 m. (Báo tiền phong tháng 1 năm 1981).
Những tư liệu nêu trên đã giúp con người chúng ta cớ cái nhìn toàn diện về bức
tranh toàn cảnh: “Vai trò của khí quyển đối với con người đối với sự sống trên Trái
Đất.
Hình ảnh bầu khí quyển trái đất nhìn từ Trạm Không gian quốc tế. Tầng trên
cùng có màu xanh dương thẫm. Nó khiến bầu trời trở nên xanh trong mắt chúng ta.
Tầng bình lưu có màu vàng nhạt và cách bề mặt trái đất chừng 50 km. Mây hiếm khi
xuất hiện ở tầng bình lưu vì nó rất khô. Tầng đối lưu có màu da cam và giữ phần lớn
hơi nước bốc lên từ mặt đất. Nằm cách trái đất từ 6 tới 20 km, tầng đối lưu giữ
khoảng 80% khối lượng bầu khí quyển. Ảnh: NASA
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY.
Qua hơn 3 năm công tác giảng dạy, thông qua việc dự giờ thăm lớp của đồng
nghiệp cũng như thông qua các giờ dạy của bản thân, thông qua ý kiến đánh giá của
nhiều cán bộ quản lí, giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí, đặc biệt là ý kiến phản hồi
tích cực của người học thì việc sử dụng tư liệu địa lí trong giờ dạy mang lại kết quả
hữu ích sau đây:
1.Chất lượng bộ môn: Từng bước được nâng lên qua mỗi năm học, đặc biệt
là qua kì thi tốt nghiệp THPT- BTVH.
* Kết quả:
Sau ba năm học tiến hành áp dụng đề tài vào thực tiễn vừa thực hiện vừa rút
kinh nghiệm và chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn thì chất lượng học viên học môn địa lí
đã được nâng cao lên hẳn chất lượng lên lớp các khối 10 và 11 lên lớp với tỉ lệ > 90
% trong đó học viên khá giỏi đạt > 35 %. 100% học viên sau khi học hết chương trình
lớp12 năm được những kiến thức cơ bản, góp phần nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp của
Trung Tâm GDTX Năm Căn lên trên trung bình của Tỉnh đạt tỉ lệ > 70% đậu tốt
nghiệp năm học 2009 – 2010. Năm học 2010 – 2011 đạt tỉ lệ 80%, Năm học 2011-

2012 đạt tỉ lệ 76% . Riêng môn Địa Lí đạt trên trung bình của Tỉnh. Trong ba năm
liên tiếp gần đây môn địa lí của Trung Tâm GDTX Năm đạt tỉ lệ cao nằm trong tốp
03 Trung Tâm có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cao nhất.
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÍ QUA MỘT
SỐ NĂM.
2009- 2010 2010- 2011 2011-2012
% Xếp hạng (Tỉnh) % Xếp hạng (Tỉnh) % Xếp hạng (Tỉnh)
41,1 3 70 4 76 4
2. Kiến thức được: Củng cố khắc sau, mở rộng và nâng cao:
- Thông qua các tư liệu địa lí có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, xã
hội… mà soi dọi lại kiến thức trong sách giáo khoa, bổ xung các thông tin mà sách
giáo khoa chưa phản ánh, kiến thức trở nên phong phú đa dạng hơn.
3. Rèn luyện phát triển tư duy người học:
- Thông qua tư liệu địa lí mà làm cho người học có thể tưởng tượng hình dung
suy diễn về các quá trình địa lí đã sảy ra. Qua đó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
khả năng tư duy: trừu tượng, khả năng tổng hợp khái quát hóa (đây là điểm yếu của
hoạt động tư duy của học viên bổ túc văn hóa)
4. Giáo dục phải rèn luyện thói quen cho người học:
Vân dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tiễn để gải thích các hiện tượng
trong tự nhiên xã hội.
- Các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội luôn sảy ra với quy luật riêng biệt, đặc
thù của nó. Trước các hiện tượng ấy, học viên luôn đặt câu hỏi: hiện tượng đó là gì?
Bản chất của nó ra sao? Tại sao nó lại xảy ra như vậy? muốn tìm hiểu, khám phá phải
làm như thế nào? Các tư liệu địa lí sẽ góp phần giải quyết được các tình huống nêu
trên. Cũng qua đó mà (rèn luyên, phát triển năng lực giải quyết tình huống có vấn
đề), phát triển tư duy sáng tạo cho học viên.
5. Góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục:
- Thông qua tư liệu địa lí mà làm sống dạy các hiện tượng địa lí, làm cho bài
dạy trở nên gần gũi, quen thuộc, gắn bó với cuộc sống hàng ngày, với cuộc sống lao
động sản xuất của con người. Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với

hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Thông qua đó mà người học có thể chủ động,
thích nghi với cuộc sống thực tiễn phong phú, đa dạng nhất là những biến động của
xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Sử dụng phát huy vốn kinh nghiệm của bản thân cũng như phát triển sự tư
duy cụ thể của học viên bổ túc văn hóa.
- Học viên BTVH, nhất là đói tượng thuộc cán bộ, công chức, người lao động,
đây là những học viên đã từng trải nghiệm trong cuộc sống đầy biến động, kiến thức
liên quan đến thực tiễn lao đông sản xuất, liên quân đến nghề nghiệp của họ thật
phong phú và đa dạng. nếu người giáo viên biết gắn các tư liệu địa lí trong bài học
với kiến thức thực tiễn của người học thì chính bản thân người học sẽ trở thành
những từ điển sống, góp phần làm cho tư liệu của giáo viên sử dụng trong bài học
càng trở nên phong phú sống động hơn.
- Thông qua tư liệu địa lí góp phần làm cho tư duy cụ thể, trực quan (vốn là
điểm mạnh) của học viên bổ túc văn hóa được khơi dậy, phát triển.
7. sử dụng tư liệu địa lí sẽ góp phần vào việc củng cố, phát triển các mối quan hệ
nhân quả (đặc trưng của môn địa lí), củng có quan điểm duy vật biện chứng.
- Các tư liệu địa lí thông thường đều làm sáng tỏ mối quan hệ của các hiện
tượng địa lí thông qua các tư liệu không chỉ khắc sâu, củng cố, bổ xung, mở rộng,
nâng cao kiến thức, qua đó cần làm cho người học được củng cố một cách vững chắc
về quan điểm duy vật biện chứng thông qua sự tác động qua lại của các quy luật, hiện
tượng địa lí, mặc dù thông qua các tư liệu địa lí, nhiều khi người học được nghe, đọc
qua có cảm tưởng đó là hiện tượng liên quan đến thần thánh…
8. Sử dụng tư liệu địa lí trong bài học:
- Góp phần phát triển kiến thức liên môn tư duy tổng hợp. Khi sử dụng các tư
liệu địa lí không chỉ có tác dụng củng cố kiến thức liên quan đến nhiều chương, bài
của môn địa lí mà nhiều khi để giải quyết được các hiện tượng, các quy luật địa lí thì
người học phải sử dụng kiến thức tổng hợp có liên quan đến nhiều môn như ( Lí,
Hóa, Sinh…), thông qua đó mà phát triển tư duy tổng hợp cho học viên.
9. Sử dụng tư liệu địa lí, bao gồm cả sử dụng các tranh ảnh, tư liệu thống kê…
- Các tư liệu địa lí được sử dụng minh họa cho bài dạy bao gồm cả việc sử

dụng các: Tranh ảnh, số liệu thống kê. Điều quan trọng là người giáo viên phải có kỹ
năng khai thác: Tranh ảnh, số liệu, bảng thống kê.
- Người giáo viên phải: Làm cho các bức tranh khô cứng, không có hồn trở
thành những bức tranh sống động, hấp dẫn, làm cho những con số chết, vô hồn trở
thành những con số biết nói, con số đầy ý nghĩa sâu sắc…
Vậy thông qua đó mà giúp cho giáo viên, ngưới học được rèn luyện kỹ năng về
tính nghệ thuật sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, số liệu thống kê trong giờ dạy, học
tập môn Địa lý.
10. sử dụng tư liệu địa lí góp phần làm cho người học say mê thấy hứng thú học
tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thông qua những nội dung trình bày ở trên việc sử dụng tư liệu địa lí đã góp
phần làm cho giờ dạy trở nên sinh động hơn, người học trật tự chú ý theo dõi bảng
học viên tích cực sôi nổi thảo luân xây dựng bài. Cũng vì thế mà giờ học trở nên nhẹ
nhàng giảm bớt sự mệt mỏi căng thẳng. Giáo viên nhiệt tình, học viên hứng thú, đam
mê trong giờ dạy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học viên bỏ tiết,
không học thuộc bài ở nhà đối với môn địa lí ngày một giảm đi sự đam mê môn học
là sự khởi nguồn cho sự nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí trong thời gian
qua mà bản thân tôi và các đồng nghiệp đã truyền dạy
Năm Căn, Ngày 1 tháng 12 năm 2012
Người viết:
Lê Hữu Tình
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến :
“TẠO SỰ SAY MÊ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ THÔNG
QUA VIỆC TÍCH HỢP TƯ LIỆU ĐỊA LÍ VÀO BÀI GIẢNG.”
Tác giả: Lê Hữu Tình – Trung tâm GDTX huyện Năm Căn
Trường (đối với đơn vị trực thuộc Phòng
GD&ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vị
trực thuộc Sở GD&ĐT)

Phòng GD&ĐT
(hoặc trường, trung tâm, đơn vị trực thuộc
Sở GD&ĐT)
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặt vấn đề - Đặt vấn đề
- Biện pháp - Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng - Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học - Tính khoa học
- Tính sáng tạo - Tính sáng tạo
Xếp loại chung:………………………… Xếp loại chung:…………………………
Ngày … tháng … năm 2013 Ngày … tháng … năm 2013
Hiệu trưởng
(hoặc tổ trưởng chuyên môn)
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Văn Nhiều
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám
đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận và xếp loại: ………………
Ngày …… tháng …… năm 2013
GIÁM ĐỐC

×