Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vận dụng trò chơi để kiểm tra chuyên hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.37 KB, 10 trang )

TÊN SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ KIỂM TRA CHUYÊN HIỆU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN.
1/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi là một trong những hoạt động cần được quan
tâm sâu sắc, đặc biệt là chương trình rèn luyện đội viên. Chất lượng sinh hoạt Đội ngày
càng được nâng cao góp phần rèn luyện cho các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên
tốt xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Chương trình rèn luyện đội viên không những cung cấp những nội dung cơ bản để
thiếu nhi học tập, rèn luyện mà còn trở thành một bộ cẩm nang lý luận tạo cơ sở giúp người
cán bộ phụ trách Đội định hướng triển khai các nội dung chương trình công tác Đội góp
phần đào tạo nâng cao chất lượng hoạt động Đội. Một trong những hoạt động quan trọng
này là việc công nhận các chuyên hiệu cho đội viên.
Trong thực tế hiện nay việc tổ chức kiểm tra công nhận các chuyên hiệu ở một số
liên đội trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở còn lúng túng, công tác kiểm tra
công nhận các chuyên hiệu còn gặp không ít khó khăn, thậm chí có những liên đội không
tổ chức kiểm tra công nhận chuyên hiệu cho đội viên, đều này đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường.
Xuất phát từ thực tế như đã nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng trò chơi để kiểm
tra chuyên hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên” nhằm để đổi mới hình thức,
phương pháp công nhận chuyên hiệu góp phần cho chương trình rèn luyện đội viên ngày
1
một hiệu quả hơn, ngày càng có nhiều đội viên tốt và nhiều đội viên được công nhận các
chuyên hiệu hơn.
2/ Phạm vi triển khai thực hiện:
Với những thực trạng như đã nêu ở trên, năm học 2011 – 2012 tôi đã mạnh dạng áp
dụng sáng kiến của mình vào liên đội trường Tiểu học Tân Dân. Từ đó đã đem lại những
kết quả rất khả quan. Đội viên tích cực, hứng thú hơn trong khi kiểm tra các chuyên hiệu.
3/ Mô tả sáng kiến:
Việc công nhận chuyên hiệu có những phương pháp, hình thức khác nhau, trong đó
có phương pháp trò chơi. Vận dụng phương pháp trò chơi vào việc công nhận các chuyên


hiệu như sau:
3.1/ Chuyên hiệu: Nghi thức đội viên
Nội dung: là thực hiện tất cả yêu cầu của người đội viên. Để kiểm tra chuyên hiệu
này cần phải sử dụng các trò chơi có liên quan đến nghi thức Đội như: Đánh trống Đội, giữ
cờ Đội, ai đúng - ai sai, phát hiện đúng sai.
Ví dụ:
Muốn kiểm tra đánh trống đội viên, Tổng phụ trách Đội đánh trống ( đánh đúng, sai)
cho tập thể Đội phát hiện ra chỗ đúng, sai và đếm số lượng giơ tay cho là đúng, sai để đánh
giá.
Làm tương tự với các yêu cầu khác.
Hình thức này chính là thông qua trò chơi “ phát hiện đúng-sai” để kiểm tra, vừa
nhẹ nhàng, hiệu quả lại tạo ra được không khí trong hoạt động kiểm tra.
3.2/ Chuyên hiệu: Chăm học
Nội dung: Thi đua chăm học – học tốt tại gia đình và nhà trường. phấn đấu và cùng
nhau đạt những thành tích học tập xuất sắc.
2
Vận dụng các trò chơi như: thi tìm hiểu kiến thức, thi “Vui để học tốt”, đố vui có
thưởng, đuổi hình bắt chữ, học sinh học tốt…
Ví dụ: Trò chơi “ Vui để học tốt”
Trò chơi này trải qua 3 phần thi
- Phần 1: Chủ đề “ Giải câu đố vui”
Các đội trả lời câu đố vui do Ban tổ chức đưa ra bằng cách ghi đáp án vào bảng nhỏ
rồi đối chiếu kết quả với Ban tổ chức. câu đố về các loài cây, hoa, lá, quả, sự vật, đồ vật,
các bài toán vui… quy định phải có số lượng đáp án mới được tính kết quả.
- Phần 2: Chủ đề “ Làm thơ nhanh” hoặc “Viết văn nhanh”.
Phần này các đội phải làm một bài thơ hoặc viết một đoạn văn với chủ đề của Ban tổ
chức đưa ra, rồi trình bày. Quy định độ dài của bài thơ, đoạn văn mới được tính kết quả.
- Phần 3: Chủ đề “trang trí góc học tập”.
Phần này các đội phải hoàn thành một bức tranh về “Góc học tập” ở nhà rồi thuyết
minh về góc học tập của đội mình.

3.3/ Chuyên hiệu: Khéo tay hay làm
Nội dung: Làm hoa, vẽ, nặn, xé dán, nấu ăn, sửa chữa xe đạp đơn giản, nghề truyền
thống…
Vận dụng trò chơi như: Làng văn hóa, chung tay, ai khéo, bạn ơi hãy làm…
Ví dụ:
Khi tổ chức công nhận chuyên hiệu khéo tay hay làm, ta thiết kế theo phiên bản trò
chơi “ Làng văn hóa” như sau:
Mỗi chi đội cử đại diện tham gia thi từ 5-7 đội viên, tham gia phần thi:
- Phần 1: Với chủ đề “Nghề truyền thống”
3
Trong một khoảng thời gian nhất định, các chi đội phải hoàn thiện một sản phẩm
truyền thống của địa phương mình như: làm quạt giấy, đan nong đôi, làm mộc… phù hợp
với nghề truyền thống của địa phương mình.
- Phần 2: Với chủ đề “Nữ công gia chánh”
Trong một khoảng thời gian nhất định, các đội phải hoàn thành hai sản phẩm đó là:
Cắm một lọ hoa và nặn được 5 con vật.
3.4/ Chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi
Nội dung: Biết những điểm chính về lịch sử Đoàn – Đội và gương một số đoàn
viên, thiếu niên tiêu biểu. Biết về tiểu sử Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy, các di tích lịch sử,
các chiến thắng lịch sử tiêu biểu.
Vận dụng trò chơi: Theo dòng lịch sử, viết bài văn “ điền vào chỗ trống” có nội
dung là các mốc lịch sử của dân tộc, địa phương, rung chuông vàng, giải ô chữ…
Ví dụ: Đoạn văn:
Năm… thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày…. Bác Hồ
kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 9 năm trường kỳ kháng chiến với các chiến dịch biên giới
Thu – Đông…. và ngày ….chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi giành lại độc lập tự
do cho miền Bắc…
3.5/ Chuyên hiệu: Kỹ năng đội viên
Nội dung
- Biết các dấu đi đường khi hành quân cắm trại.

- Biết sử dụng các nút: dẹt, thuyền chài, thợ dệt, thòng lọng
- Biết sử dụng tín hiệu mores, Semaphore,
- Biết các loại mật thư đơn giản, biết tổ chức trò chơi…
4
Sử dụng trò chơi để kiểm tra như: Phát hiện đúng, sai; điền vào chỗ trống cho đúng; ai buột
nhanh, buột đúng…
Ví dụ: Trò chơi: “ Điền vào chỗ trống cho đúng”
Viết một bài văn: Hôm nay tôi bắt đầu đi….lúc 6 giờ bằng xe đạp. Đầu tiên là rẽ
trái…., đi thẳng…. và rẽ phải….Đến một con kênh nhỏ, tôi vác xe lội qua…. Đến một ngã
ba tôi chờ bạn….ở đây 5 phút, bạn tôi đến. Lại đi thẳng….bạn tôi phát hiện có một biển
báo có trại hướng này…. Chúng tôi rẽ phải…., đi thẳng thế là đến đích.
Trò chơi này vui, hấp dẫn đông đảo các em tham gia vì mỗi em phải tự điền vào chỗ
trống; hoặc nhóm, tập thể cùng làm một bài.
Kiểm tra mores, Semaphore thì áp dụng trò chơi “Phát hiện đúng, sai” (nội dung
tương tự như kiểm tra chuyên hiệu nghi thức đội).
3.6/ Chuyên hiệu: Vận động viên nhỏ tuổi
Nội dung: Hoạt động thể dục thể thao như: bóng bàn, cầu lông, đi bộ, xe đạp…
Vận dụng các trò chơi: xe đạp nhanh, chậm, địa hình khó; đua thuyền trên cạn; thi đi
bộ…
Ví dụ: Trò chơi “ Nhanh, khéo”
- Phần 1: Chủ đề “ Đi bộ nhanh”
Mỗi chi đội cử 5 đội viên tham gia thi, các đội đứng vạch xuất phát, bạn đi sau hai
tay bám vào hông bạn đi trước. khi có lệnh chơi, các bạn phải đi bộ về đích không được
gián đoạn. Quy định phải đạt được khoảng thời gian nhất định mới tính kết quả.
- Phần 2: Chủ đề “ Xe đạp khéo”
Mỗi đội viên cử hai bạn tham gia và một chiếc xe đạp. Một bạn đạp xe, một bạn
ngồi sau, bạn ngồi sau cầm hai quả bóng bay chưa thổi, đứng trước vạch xuất phát. Khi có
5
lệnh chơi, các đội đèo nhau về đích đồng thời phải thổi được hai quả bóng bay phồng to
theo quy định chung. Quy định một khoảng thời gian nhất định về đích mới tính kết quả.

3.7/ Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ tuổi
Chuyên hiệu nghệ sĩ nhỏ tuổi với các nội dung: Âm nhạc, thơ ca, vẽ, nặn, dán…
Vận dụng các trò chơi như: Trò chơi âm nhạc, nghe bài hát đoán tên và tác giả, vẽ
theo lời dẫn của phụ trách Đội, sáng tác văn thơ…
Ví dụ: Phụ trách Đội mô tả bức tranh sau: Buổi sáng ông mặt trời thức dậy sau tiếng gà
giục, bé nhanh chuẩn bị sách vở đến trường. Sáng mùa hè thật đẹp, cây cối hoa lá tốt tươi,
những chú chim véo von trên cành… (Các em hãy vẽ bức tranh theo đoạn văn trên).
3.8/ Chuyên hiệu: Nhà sinh học nhỏ tuổi
Nội dung: Ăn ở sạch sẽ, phòng chống các bệnh thông thường mùa hè, mùa đông,
biết một số cây thuốc nam, biết bảo vệ động vật có ích và diệt trừ động vật có hại.
Vận dụng các trò chơi như: Vườn thuốc nam; hát về các loài cây, hoa, lá, củ, quả….
bảo vệ, tiêu diệt; tập bơi trên cạn; sáng tác hoặc sưu tầm những bài hát về phòng chống các
bệnh mùa đông, mùa hè.
Vận dụng trò chơi: “Vườn thuốc nam”
Phần thi này mỗi đội 5 em. Phụ trách Đội phát cho mỗi đội 5 hình cây thuốc nam
khác nhau. Yêu cầu mỗi đội phải ghi đúng tên cây thuốc nam và nêu đặc tính chữa trị nổi
bật của cây. Quy định trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới tính kết quả.
3.9/ Chuyên hiệu: Hữu nghị Quốc tế
Nội dung: Tìm hiểu kiến thức và văn hóa, phong tục tập quán các nước trên thế giới.
Giao lưu mở rộng tầm nhìn và quan hệ quốc tế.
Vận dụng trò chơi: Nhà thông thái, văn hóa thế giới, tìm hiểu các danh nhân thế
giới, vòng quanh thế giới, nhìn cờ đoán tên nước, nhà thông thái…
6
Ví dụ: Trò chơi “Nhà thông thái”
Trò chơi này chảy qua 2 phần thi
- Phần 1: Chủ đề “Biểu trương nước nào”
Phần thi này các đội phải trả lời các đáp án là quốc kỳ của nước nào khi Ban tổ chức
đưa hình ảnh cờ của các quốc gia trong Asean.
- Phần 2: Chủ đề “Thủ đô nước nào”:
Phần này các đội phải trả lời đó là thủ đô của nước nào khi ban tổ chức đưa ra hình

ảnh hoặc xem clíp về thủ đô nước đó.
3.10/ Chuyên hiệu: An toàn giao thông
Nội dung: Tìm hiểu các quy định về luật giao thông với người đi bộ, đi xe đạp, các
biển báo giao thông, đèn tín hiệu…
Vận dụng trò chơi: Viết bài văn liên quan đến các tín hiệu giao thông đèn xanh, đèn đỏ,
đèn vàng; phải, trái, thẳng, lùi…
Ví dụ: Viết đoạn văn:
Sáng nay Liên Đội tổ chức đi học ngoại khóa bằng phương tiện xe ô tô. 6h00 xe
xuất phát tại cổng trường: Đến ngã tư đầu tiên gặp đèn……xe phải dừng lại. Khoảng 30
giây sau đèn… bật lên, xe tiếp tục chuyển bánh. Đến một ngã ba xe định rẽ phải để đón
các bạn nhưng ở đó có biển cấm ô tô rẽ phải… nên đi thẳng rồi rẽ ở ngã tư dưới. Trên
đường chúng em gặp rất nhiều biển báo như: Đường ngược chiều…… ; cấm để ô tô đỗ….;
ô tô được phép đỗ….; trường học….; bệnh viện….; chợ….; cấm ô tô rẽ trái…….
Cứ như vậy, cần kiểm tra biển báo giao thông nối tiếp đoạn văn có kí hiệu các biển
báo và các em đội viên phải điền tên hoặc vẽ biển báo vào chỗ trống đó.
Trò chơi này các em có thể làm cá nhân, nhóm hoặc tập thể.
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
7
Trong những năm gần đây tôi luôn chú trọng, quan tâm đến việc thực hiện chương
trình rèn luyện đội viên, trong đó đặc biệt là việc kiểm tra, công nhận các chuyện hiệu.
Việc vận dụng trò chơi để kiểm tra các chuyên hiệu đã đem lại những hiệu quả tích
cực hơn, số đội viên đạt các chuyên hiệu ngày càng nhiều hơn so với năm trước cụ thể là:
TT Tên chuyên hiệu
Công nhận hoàn thành chuyên hiệu
Ghi chú
Năm 2010-2011 Năm 2011-2012
1 Nghi thức đội viên 70% 90% / tổng số đội viên
2 Chăm học 75% 95%
3 Khéo tay hay làm 50% 70%
4 Nhà sử học nhỏ tuổi 60% 80%

5 Kĩ năng đội viên 65% 80%
6 Vận động viên nhỏ tuổi 50% 75%
7 Nghệ sĩ nhỏ tuổi 50% 70%
8 Nhà sinh học nhỏ tuổi 50% 70%
9 Hữu nghị Quốc tế 40% 65%
10 An toàn giao thông 70% 90%
Với những kết quả đạt được từ các chuyên hiệu đã đem lại một cách giáo dục toàn
diện cho học sinh giúp cho các em rất nhiều trong học tập, chất lượng 2 mặt giáo dục được
nâng cao, cũng như tham gia tốt các phong trào cấp huyện, cấp tỉnh: Thi bóng đá mi ni đạt
giải nhất; thi ném bóng 150g đạt giải nhì; thi Olympic tiếng Anh cấp tỉnh đạt 2 giải ba; thi
toán tuổi thơ cấp huyện đạt giải nhất, cấp tỉnh đạt giải nhì; thi giao lưu tiếng việt đạt 5 giải;
thi Phụ trách Sao giỏi đạt giải nhất cấp huyện và đạt cấp tỉnh. Ngoài ra qua liên đội còn
thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
được Sở giáo dục và đào tạo về kiểm tra đánh giá cao.
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Chương trình rèn luyện đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh là chương trình giáo dục
tổng hợp, đồng tâm, mang tính định hướng. Gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử
dân tộc, truyền thống về Đoàn, Đội, về nghiệp vụ công tác Đội, kiến thức về môi trường,
sức khỏe, thể dục, thể thao, quân sự, giao thông, chăn nuôi, trồng trọt và những vấn đề về
quốc tế giúp cho đội viên phát triển toàn diện, trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
8
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường đã đem lại nhiều chuyển
biến tích cực. Nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ kịp thời của các lực lượng trong nhà trường,
từ đó đem lại nhiều thuận lợi trong hoạt động Đội của trường, như tổ chức và tham gia tốt
các phong trào thi đua của trường cũng như của ngành, xây dựng được nền nếp trong
trường học, phong trào giúp bạn vượt khó được đẩy mạnh, nâng cao được tính năng động,
sáng tạo, tích cực trong học tập và giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đây là kinh nghiệm của tôi về việc vận dụng trò chơi để kiểm tra chuyên hiệu
trong chương trình rèn luyện đội viên mà tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong suốt năm
học qua và đã mang lại hiệu quả cao. Với kinh nghiệm của mình tôi cũng đã chia sẽ những

gì mình đã làm được với một số liên đội trong huyện và cũng đã đem lại những chuyển
biến tích cực. Tôi hi vọng rằng với những kinh nghiệm tôi đã thực hiện tuy có hiệu quả
nhưng cũng không sao trách khỏi những hạn chế. Rất mong được sự đóng góp, chia sẽ, từ
phía hội đồng khoa học các cấp, để đề tài được hoàn chỉnh hơn và phổ biến, nhân rộng đến
các liên đội trong toàn huyện để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho giáo
viên-TPTĐ trong việc tổ chức thực hiện công tác Đội ở đơn vị mình.
6/ Kiến nghị, đề xuất:
- Trong thời gian qua tuy có tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên-TPTĐ nhưng
chủ yếu là tập trung vào các kĩ năng là chính, không chú trọng đến nội dung chương trình
rèn luyện đội viên, đặc biệt là phương pháp triển khai, công nhận các chuyên hiệu cho đội
viên. Vì vậy trong tập huấn cần chú trọng đến nội dung này.
- Chỉ đạo cho các trường trong huyện sinh hoạt theo cụm, từ đó có thể thành lập các
câu lạc bộ kỹ năng trong công tác Đội, giữa các trường có thể giúp đỡ lẫn nhau nhằm nâng
dần chất lượng hoạt động Đội trong trường học.
Ý kiến xác nhận Tân Dân, ngày 15 tháng 03 năm 2013
9
của thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến
Nguyễn Hoàng Tứ Trần Vũ Phong
10

×