Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.34 KB, 37 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
KHOA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Thúy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Trường
Lớp : CĐ TCNH2-K3
Khóa học : 2008-2011
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng bài báo cáo này hoàn toàn đúng sự thật và do tôi thực hiện tại NHCPTMCT Bãi
Cháy. Bài báo cáo này sử dụng những tài liệu thực tế thu thập được và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cán bộ NHCPTMCT Bãi Cháy. Đặc biệt được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Ngọc
Thúy, tôi đã hoàn thành bài báo cáo này
Bài báo cáo này sử dụng một số tài liệu có sẵn trong giáo trình của nhà trường và một số nguồn nguồn tài
liệu khác
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy, các cán bộ ngân hang Công Thương chi nhánh
Tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành được bài viết này. Với trình độ còn
nhiều hạn chế, lại ít hiểu biết về ngân hang nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những yếu kém và
thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của thầy cô để em được tiến bộ hơn trong những
bài viết sau này.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đình Trường
LỜI NÓI ĐẦU
Qua 2 tháng thực tập tại ngân hàng công thương bãi cháy. Em đã tìm hiểu và nhận thức được tầm quan
trọng của việc nâng cao hiệu quả đầu tư vào doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cho phù hợp với
điều kiện thực tại của môi trường kinh tế và điều kiện riêng của mỗi ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Báo
cáo của tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau:


Thứ nhất: Khái quát về hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM và hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ hai:Nguồn gốc và lịch sử phát triển của NHCT Bãi Cháy và hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của
NHCT Bãi Cháy.
Thứ ba: Đối tượng, phạm vi, bảng biểu về hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHCT Bãi Cháy.
Thứ tư: Thực trạng đầu tư vào doanh nghiệp của NHCT Bãi Cháy.
Thứ năm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHCT Bãi Cháy.
PHẦN A: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi pháp lệnh về ngân
hàng ở nước ta ra đời (1990) thì ngành ngân hàng cũng có sự chuyển đổi căn bản từ hệ thống ngân hàng
từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp.Sự xuất hiện hàng loạt ngân hàng thương mại trong nước và
sự xâm nhập thị trường của các ngân hàng liên doanh chi nhánh và các văn phòng đại diện của các ngân
hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh của ngân hàng trong nước nóng lên dần và thị phần
của các ngân hàng thương mại bị thu hẹp.Đặc biệt trong thời kì này, các ngân hàng hoạt động trong sự
biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị trường ngày càng khốc
liệt. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong kinh doanh, cơ chế chính sách thiều đồng bộ và còn nhiều bất hợp
lý làm tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng, nợ khó đòi gia tăng. Trước những khó khăn đó,để khai
thông bế tắc và đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở lại bình thường và có hiệu quả, các nhà
quản trị ngân hàng đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư vào doanh nghiệp của ngân hàng
thương mại. Xuất phát từ tình hình đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư vào doanh nghiệp của ngân hàng
thương mại của nước ta nói chung và của ngân hàng công thương Bãi Cháy nói riêng,em xin chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả đầu từ vào doanh nghiệp của ngân hàng công thương Bãi Cháy”.
2.Giới hạn nghiên cứu.
2.1.Đối tượng nghiên cứu.
Những vấn đề khi đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại và các giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
2.1.1.Hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng công thương Bãi Cháy.
2.1.2.Các loại hình doanh nghiệp ( ở đây nghiên cứu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ).
2.2.Phạm vi nghiên cứu.

Các doanh nghiệp trên địa bàn phường Bãi Cháy nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
2.2.1.Phạm vi nội dung.
Đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.
2.2.2.Phạm vi không gian.
Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh.
2.2.3.Phạm vi thời gian.
Từ ngày 07/03/2011 đến ngày 07/05/2011.
3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả đầu tư vào doanh nghiệp của ngân hàng công thương Bãi Cháy
3.2.Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng công thương Bãi Cháy và các
doanh nghiệp được đầu tư.
4. Các phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài là phương pháp thống kê và phân tích số liệu thực tế
thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trong các báo cáo quyết toán, báo cáo
tài chính, sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và các số liệu có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân
viên của phòng kế toán để từ đó rút ra những nhận xét và kết luận.
5. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài.
Bài báo cáo gồm 3 phần và 5 chương bao gồm:
Phần một: Chương I. Đặt vấn đề.
Phần hai:
Chương II: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Thực trạng.
Phần ba: Chương V. Kết luận và kiến nghị.
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG II NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP.
1.Những vấn đề chung về hoạt động đầu tư của NHTM.
1.1Khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM.

Hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTM là việc ngân hàng dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp
vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp
luật.
1.2.Vai trò về hoạt động đầu tư.
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và
đáng kể của NHTM. Tất cả hoạt động đầu tư vào chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập.
Nhưng mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán. Ngoài
ra nếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp, mức độ thanh
khoản cao, lại có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của NH bất cứ thời điểm nào, đồng
thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho NH.
1.3.Các hình thức đầu tư vào DN của NHTM.
Về hình thưc đầu tư vào DN của NHTM hiện đang có các hình thức phổ biến sau:
Đầu tư vốn thành lập các công ty trực thuộc ( công ty con) phổ biến nhất là các công ty chứng khoán hoặc
các công ty cho thuê tài chính .
Hình thức thứ hai là các NHTM góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp ở đủ mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề. Như trường hợp của Ngân hàng Việt Á góp vốn vào công ty cổ phần nước suối
Vĩnh Hảo…
Các hình thức NHTM có thể lien doanh với các doanh nghiệp để thành lập công ty liên doanh. Điển hình
là ACB liên doanh với công ty vàng bạc đá quý TP.HCM (SJC) để thành lập công ty liên doanh kinh
doanh vàng.
1.3.Qui trình ra quyết định đầu tư vào DN của NHTM.
Đầu tư vào doanh nghiệp là một trong các khoản mục đầu tư của NH, trước khi ra quyết định đầu tư vào
doanh nghiệp thông thường tuân theo quy trình sau:
Bước 1:Xác định đầu tư vào doanh nghiệp.
Bước 2:Đánh giá cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp.
Bước 3:Định giá doanh nghiệp.
Bước 4:Quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
1.4. Đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư.
Phân tích các rủi ro có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích các rủi ro chung
của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất… cũng như các rủi ro về ngành cũng như các rủi ro đặc thù trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro giúp NDT lường trước được các biến động có
thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đến khoản đầu tư vào doanh nghiệp.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào DN của NHTM.
Yếu tố liên quan đến thị trường: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và qua đó ảnh hưởng
đến lợi nhuận và cổ tức của doanh nghiệp.
Yếu tố liên quan đến khả năng cạnh tranh: đây là yếu tố liên quan đến khả năng của doanh nghiệp có thể
đứng vững trên thị trường được hay không trước sức ép cạnh tranh. Bao gồm: chính sách giá cả, năng
suất lao động. chính sách tiếp thị…
Yếu tố liên quan đến hiệu quả quản lý: đây là yếu tố liên quan đến trình độ vào kỹ năng của đội ngũ quản
lý chủ chốt của doanh nghiệp.
Yếu tố tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: là tỷ suất mà NH mong muốn sẽ đạt được từ chứng khoán khi chúng
đáo hạn bao gồm thu lãi chứng khoán, khả năng có thu được hoặc lỗ về vốn gốc của chứng khoán.
Yếu tố khả năng chịu thuế: phần lớn thu nhập lãi và lợi vốn từ chứng khoán của ngân hàng đều phải chị
thuế của thu nhập khác.
Yếu tố rủi ro lãi suất: có thể ảnh hưởng tới giá trị hiện hành của chứng khoán.
Yếu tố rủi ro thanh khoản : rủi ro thanh khoản thể hiện tính khả mại của CK với chi phí thấp nhất.
Yếu tố rủi ro tín dụng: là loại rủi ro xuất hiện khi người phát hành CK không có khả năng thanh toán gốc
và lãi của CK đến kì hạn.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp định tính.
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi
con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp mọi
thông tin toàn diện về đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu tiến hành. Đời sống xã hội được
nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để
phản ánh cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh
hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà
nghiên cứu có thể chưa bao quát được nó.
2.Phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và
nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch, nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô

hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định tính có thể chứng minh được
trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.
3.Phương pháp thu thập thông tin.
Sau khi thu thập giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu phải thu thập các thông tin để chứng minh hay
bác bỏ giả thuyết.
Tùy từng ngành khoa học,người nghiên cứu sử dụng các phương phap thu thập thông tin khác nhau.
*Các loại thông tin:Các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu ; Kết quả nghien
cứu của các đồng nghiệp trong và ngoài ngành ;Sự kiện/số liệu; Tài liệu thống kê.
*Các dạng tồn tại của thông tin:
Tài liệu: tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí, báo cáo khoa học.
Hiện vật: dạng tồn tại trong thực tế của vật chất.
*Các phương pháp để thu thập thông tin: Nghiên cứu tài liệu hoặc đối thoại trực tiếp với đồng nghiệp;
quan sát trên khảo sát; thực nghiệm trực tiếp.
4.Phương pháp thu thập số liệu thực tế.
Trong phương phap này, số liệu được thực hiện bằng các quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm.
Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội
thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội.Để thu thập số
liệu các nhà khoa học thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc. Các nghiệm thức trong thí nghiệm
thường được lặp lại để giảm sai số trong thu thập số liệu.
5.Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin về
đổi tượng. Đây là một hình thức quan trọng của nhận thức thông tin nhờ quan sát mà ta có thông tin, nhờ
quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà tiến hành các bước tìm tòi khám phá tiếp theo.
6.Phương pháp lý luận.
Phương pháp lý luận là hệ thống lý luận về các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn là hệ thống
các quan điểm , các nguyên tắc tìm kiếm, xây dựng lựa chọn và vận dụng các phương pháp nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
7.Phương pháp thống kê.
Phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp. trình bày số liệu,
tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra

quyết định.
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP CỦA NHCT BÃI
CHÁY
1.Tổng quan về Ngân hàng cổ phần thương mại(CPTM) Công Thương Việt Nam.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên
900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.Có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo
hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp
là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là
sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng
và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng
đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT),
Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng
dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản
phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2. Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.Quy mô hoạt động.
Năm 2009 vốn chủ sở hữu là 1283 tỉ đồng. Tổng tài sản là 24 843 tỉ đồng; về mạng lưới phân phối tính
đến năm 2011 toàn hệ thống Vietinbank có 82 chi nhánh và phòng giao dịch với số lượng nhân viên là
4812 nhân viên trong đó có 85% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.
Năm 2010 vốn chủ sở hữu là 1470 tỉ đồng. Tổng tài sản là 50 347 tỉ đồng . Về mang lưới kênh phân phôi
tính đến cuối năm 2011 có 175 chi nhánh và phòng giao dịch với số lượng nhân viên là 12000 nhân viên
trong đó có 91.5% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.
Tính đến tháng 05/2011 vốn chủ sở hữu là 4230 tỉ. Tổng tài sản là 97053 tỉ đồng, toàn hệ thống NH
Vietinbank có 234 chi nhánh và phòng giao dịch với số nhân viên là 14532 nhân viên trong đó có 97%
nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.
2.2.Quá trình hoạt động và một số sự kiện đáng chú ý.

Năm 1996 là ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard
Năm 1997 phát hành thẻ Vietinbank visa. Và cũng trong năm này Vietinbank tiếp cận nghiệp vụ ngân
hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ toàn diện kéo dài hai năm do giảng
viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện.
Năm 1999 Vietinbank triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng , xây dựng hệ
thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dich.
Năm 2003 xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận theo tiêu chuẩn
trong các lĩnh vực : huy động vốn; cho vay ngắn hạn-trung hạn; thanh toán quốc tế.
Năm 2006 Vietinbank và Ngân hàng SCB kí kết thỏa thuận hỗ trợ kĩ thuật toàn diện .
Năm 2007 mở rộng mạng lưới hoạt động lập them 47 chi nhánh và phong giao dịch mới.
2.3.Lĩnh vực hoạt động.
Huy động vốn ngắn hạn,trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, có kì hạn và tiếp
nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước vay vốn của tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;hùm vốn liên
doanh theo luật định;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng;
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế , huy động các loại vốn từ nước ngoài và các
ngân hàng trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
Hoạt động bao thanh toán;
Môi giới và đầu tư chứng khoán, cung cấp về dịch vụ đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài
chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
2.4.Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTMCP CT Bãi Cháy.
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam được chia làm 2 hướng kinh
doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có: khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp
và khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ bao gồm: khối công nghệ thông tin, khối giám sát điều hành, khối
phát triển kinh doanh, khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban do giám đốc trực tiếp điều hành.
2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
Sau nhiều năm hoạt động NHTMCP CT Việt Nam luôn giữ vững mức tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.
Nhờ có nhưng chiến lược kinh doanh hiệu quả nên dù gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt giữa ngày càng
nhiều các NHTM nhưng Vietinbank đã hoàn thành xuất săc kế hoạch đề ra năm 2010. Và tính đền tháng

05/2011 đạt 40% lợi nhuận cả năm.
2.6.Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư vào DN của NHTMCP CT Bãi Cháy.
2.6.1.Tiền đề các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp.
Sự phát triển các hoạt động M&A trong những năm gần đây đã tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư vào
doanh nghiệp.
Trong nhưng năm gần đây xu hướng mua bán sát nhập DN ở Việt Nam ngày càng gia tăng.Cụ thể năm
2010 Việt Nam có 140 vụ M&A với tổng trị giá lên tới 2401 tỉ USD trong khi đó năm 2009 số vụ M&A
chỉ có 64 vụ với tổng trị giá là 972 tỉ USD , năm 2008 có 34 vụ với tổng trị giá là 340 tí USD. Xu hướng
sát nhập DN ở VN gia tăng vì nhiều lí do:

×