Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Xây dựng trường học xanh sạch đẹp ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.86 MB, 24 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH SẠCH ĐẸP"

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục
ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn đã thật sự tạo ra mơi trường học tập, vui chơi an
tồn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm u q trường lớp, thầy
cơ, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo
dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ mơi trường và tạo sự lan tỏa đến mơi
trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm
mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học
đường.
Trường tiểu học Tân Hiệp được xây dựng kiên cố lầu hóa và đưa vào sử dụng năm học
2009, được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cơng nhận là trường tiểu học chuẩn quốc
gia mức độ 1 vào ngày 27/7/2010. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui
cách và có khá đầy đủ các phòng học cũng như các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh
quan sư phạm thống mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của
trường được ngành đánh giá tương đối cao.
Đối chiếu với Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả
phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học,
Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn” và Bảng đánh giá trường
học an tồn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu học kèm theo cơng văn số
56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình Dương về “ Cơng tác phòng

chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn” trong các năm học vừa qua
nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá
tốt. Kết quả này cần phải tiếp tục được phát huy thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường tiểu học Tân Hiệp cũng thấy còn có một số


tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp
tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD &
ĐT, Sở GD & ĐT đã đề ra.
Do vậy, trong năm học 2010 - 2011 tôi áp dụng đề tài về công tác quản lý, chỉ đạo thực
hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt
phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường tiểu học
Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương.
II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
ngành giáo dục phát động. Cụ thể ở đây là xây dựng Trường tiểu học Tân Hiệp ngày một
xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh,
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Nhằm thực hiện chủ đề năm học 2010 – 2011 do Bộ giáo dục và đào tạo phát động:
“Năm tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực
hiện giáo dục môi trường cho học sinh .

Nhằm giáo dục học sinh biết vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc
sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc
làm thực tế hàng ngày.
Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài
chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp,
an toàn”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo
vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của
học sinh.
Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học

của trường; các báo cáo, bảng chấm điểm việc thực hiện phong trào xây dựng “ Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” …
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các
em học sinh.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài được áp dụng tại Trường tiểu học Tân Hiệp, năm học 2010 – 2011.

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tân Hiệp gồm 15 lớp với 395 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được
xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng. Nhà vệ sinh,
sân chơi bãi tập được xây dựng đúng qui cách.
Đội ngũ giáo viên đa số là người địa phương trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đánh
giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác
giáo dục học sinh.
Học sinh học chăm, ham thích hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động đội,…đa số các
em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương
và đặc biệt là của Phòng giáo dục và đào tạo Phú Giáo. Ngoài ra nhà trường được cha mẹ
học sinh quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ
kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Khó khăn:
Đội ngũ Ban giám hiệu có ba thành viên thì hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng mới
được bổ nhiệm, một phó hiệu trưởng mới chuyển về trường được một năm học. Vì vậy
kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của
nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.
Một số học sinh con em gia đình làm thuê, làm mướn, tạm trú trên địa bàn điều kiện kinh
tế khó khăn, gia đình chủ yếu lo làm kiếm sống cho nên ít có điều kiện qua tâm giáo dục

các em.

II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng của trường bám theo Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày
5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”
và Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu
học kèm theo công văn số 56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình
Dương về “ Công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn”.
Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện
nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ
giúp trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp
thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh.
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm,
hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong năm học 2009 – 2010 thông qua các dữ
liệu lưu trữ của năm học 2009 – 2010 như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết
việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm
chấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” … ; khảo sát thực
trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học
sinh nội dung trên trong thời gian qua.
1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.
Cơ sở vật chất nhà trường mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có
hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh
đúng qui cách, hệ thống nước sạch đầy đủ …

Tuy vậy cũng có nhiều điểm nhà trường cần chú ý cụ thể đó là cầu thang học sinh lên
xuống nhỏ mà lượng học sinh lên xuống nhất là giờ tan học, giờ ra chơi rất đông học sinh
có thể chen lấn xô đẩy nhau gây té ngã.

Nhà cao tầng có lan can nhưng nếu đùa giỡn, xô đẩy mạnh hoặc học sinh trèo lên lan can
để chơi thì cũng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị ngã xuống sân.
Khuôn viên trường có nhiều cây cao có thể học sinh sẽ leo trèo có thể bị ngã gãy chân,
gãy tay …
Trường nằm sát ngay tuyến đường liên xã vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nếu các
em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống
chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ
sung.
Khu vực xã Tân Hiệp có rất nhiều suối vì vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu các
em học sinh đi tắm suối mà không biết bơi, không có người lớn biết bơi đi cùng.
2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện
nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong
việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp
giáo dục môi trường, thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau kiếng
….
Các hoạt động phối hợp của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên với giáo viên chủ nhiệm để
thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt
dưới cờ, tổ chức ngày “ Thứ bảy xanh, chủ nhật xanh”, qua các hoạt động lao động định

kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi vẽ tranh
với nội dung về môi trường …qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn
môi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
Tuy nhiên qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai
nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như
hầu hết khi hỏi các em học sinh “ Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì
các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên
thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả
lời.

Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một
số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi…. . tương tự như vậy trong
việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ tham
gia giao thông như thế nào là đúng?” , các em trả lời đúng hết và rất nhanh tuy nhiên khi
ra các đường các em vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, …
Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh những ưu điểm
cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi
thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp
học. Chưa thực hiện tốt phương châm “ Học thông qua hành động”.
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội
dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp trọng
tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục
các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện

Nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5 nội dung của
phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
và ban hành kế hoạch thực hiện tôi tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên phụ
trách từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra .
Trong bảng phân công trách nhiệm tôi phân công cô Lâm Thị Kim Oanh – Phó hiệu
trưởng trực tiếp phụ trách tiêu chí “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Các
lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên. Các tổ khối trưởng
có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch.
Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trong cuộc
họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích ,ý nghĩa,và vai trò của trường học “ Xanh,
sạch, đẹp, an toàn”.
Thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí và đề ra các biện
pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công và có báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm

học nội dung được phân công thực hiện.
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ
đạo thực hiện đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.
Thứ ba: An toàn giao thông khu vực cổng trường.
Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan
trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên

quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo dục, nó
có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó
Đội thiếu niên mà trung tâm là đồng chí Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong
công tác này. Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội
trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ trường học xanh, sạch,
đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng,
động viên; thi hái hoa dân chủ dười cờ , tổ chức hoạt cảnh dưới cờ.
Tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh măng non; trong sinh hoạt sao, sinh hoạt
Đội; giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt chi đội, sinh hoạt lớp nhi đồng.
Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao
thông.
Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học.
Nhà trường
treo các
khẩu hiệu
tuyên

truyền :
“Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ không vứt rác là văn minh” , “ Cổng trường
em sạch đẹp, an toàn” ,“ An toàn là bạn, tai nạn là thù”, vv … và Tổng phụ trách Đội là
người trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các
em thực hiện theo.
Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động
vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh.
Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo
nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.
3. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào

Khẩu hiệu tuyên truyền
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo
dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.
a) Phong trào “ Sân trường em không có rác”
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một
phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa.
Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực
hiện.
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân
trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu
tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “ Hãy bảo vệ môi
trường” …

Thùng rác dán khẩu hiệu tuyên truyền.
Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách chi; các em
nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao.

Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn
mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo
cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.
Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh
đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường dơ bẩn liên đội sẽ trừ
điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác
đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.
b) Phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích”
Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường
đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.
Trường tiểu học Tân Hiệp nằm ngay cạnh tuyến đường liên xã do đó tôi xác định nội
dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn khu vực
cổng trường. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tham mưu Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã hỗ trợ san ủi mặt bằng khu vực hai
bên của cổng trường, tạo nên bãi đậu xe bằng phẳng để phụ huynh học sinh đưa rước các
em. Tránh tình trạng lấn ra lòng lề đường để đợi học sinh khi tan học.
Thứ hai: Treo bảng “khu vực đón học sinh”, “ cấm đậu xe trước cổng trường” để phụ
huynh học sinh thực hiện. Đảm bảo cổng trường thông thoáng không ách tắc giao thông
khi tan học.

Thứ ba: Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học không
được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên xe đi. Không đi
bộ tràn ra lòng lề đường khi tan học. Giao cho tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm
triển khai thực hiện.
Thứ tư: Giao cho bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao
thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh.
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường an toàn, không
có tai nạn giao thông xảy ra.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng

dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc
này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp
tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên lan can của nhà
cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ
vật sắc nhọn …
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kỹ năng xử lý
tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì thứ nhất các
em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế.
Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý
được ngay.
Việc thực hiện phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích” đã giúp giảm
thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học nhà trường không có học sinh
bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong
trường.

c) Phong trào “ Xanh hóa sân trường”
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp,
các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời.
Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí
chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng
giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái …
Để thực hiện phong trào nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa. Các em
cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.

Học sinh cùng nhau nhặt cỏ bồn hoa.
Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây nhất là vào
mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.
Tổ chức trồng cây nhân dịp xuân về theo tấm gương của Bác Hồ.
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ,

chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.
d) Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường
học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ này do chính giáo viên,
học sinh đảm nhận.
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh
tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen
quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận : có thêm
chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận:
hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi,
bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc
màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều.
Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần
thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng …

Giao cho Liên đội, tổ giáo dục sức khỏe kiểm tra việc thực hiện của các lớp.
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học
gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.
e) Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa
qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Sở giáo dục đào tạo, Phòng
giáo dục đào tạo cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không được để nhà vệ
sinh học sinh dơ bẩn.
Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung
này.
Việc làm đầu tiên là xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội
dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu: đúng nơi qui
định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào khu vực qui định và
đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước
khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ … Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của

học sinh.

Học sinh chăm sóc cây kiểng trong lớp. Học sinh cùng nhau lau kiếng lớp học.
Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công
trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục
vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ
sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan
học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ.
4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xả nước khi đi tiểu xong.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ
thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà
trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng
thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo
cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp
mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau kiếng, lau
tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường. Giao cho khối 3 tới khối 5
thực hiện dãy cỏ, quét dọn toàn bộ khuôn viên trường, khối 1&2 thực hiện nhặt cỏ trong
các bồn hoa.

Quang cảnh một buổi lao động .
Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ
sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp
cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường,

phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ
hàng ngày.
5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong
một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn
đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như
vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức
lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao
hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn
các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường
nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học
chính khóa.
Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao
giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện
để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống
cụ thể tránh nói lý thuyết suông.

Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự
nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học
này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ
môi trường.
6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp, an
toàn”
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực
hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ

huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt
chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung phụ
huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn” . Ở đây nhà trường đặc biệt trú trọng đến việc huy động sức lực, kinh
phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.
Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ
nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công tác vệ sinh và nhận được sự
đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh học sinh. Tất cả đều
đồng ý hỗ trợ thêm nhân viên phục vụ 400.000 đ/tháng.
Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, hoặc nhân các ngày thứ bảy xanh, chủ nhật
xanh do Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phát động thì giáo viên, phụ huynh, học sinh
cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh các khu vực của nhà trường, lau kiếng,
trồng cây xanh …

Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ
đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học
sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui
định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi;chấp hành luật khi tham gia giao
thông … đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các
nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường
tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho
hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong
trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích

Phụ huynh học sinh và giáo viên đang cùng lấy đất đổ vào bồn hoa.
hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của
Trường, của địa phương.

Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã
góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng
các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi
trường.
Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe
cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh
đúng cách … góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn singum xong biết lấy giấy gói bọc bó
singum vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tham gia
giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn …
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý
chỉ đạo xây dựng trường học “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn”:
Thứ nhất: Phải có một bộ phận chuyên trách,theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thứ hai: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên
trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .
Thứ ba: Bảo vệ môi trường. Không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng ngày, các
thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ
tăng lên gấp đôi.

Thứ tư: Các thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường của
nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình
thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.
Thứ năm: Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính ,thông
thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.
Thứ sáu: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn
của trường.

E. KẾT LUẬN
Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì
không chỉ các giáo viên, học sinh được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn,
mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.
ĐỀ tài: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong công tác quản lý chỉ đạo thực hiện
nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong
trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường tiểu học Tân Hiệp,
Phú Giáo, Bình Dương được thực hiện tại Trường tiểu học Tân Hiệp năm học 2010 –
2011, với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này
để thực hiện đối với các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh,
sạch, đẹp, an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi
đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy
tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng
hoàn thiện hơn.

×