Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ II – TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.7 KB, 71 trang )

TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN
LƯỢC KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ II –
TỈNH BẮC NINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Thành viên:
Lương Thị Thúy Chinh
Phùng Thị Châm
Phạm Thị Lan Anh
Dương Thị Thơm
Giáo viên hướng dẫn:
GS.TS. LÊ VĂN KHOA
1
NHÓM 1
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU1
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH LỒNG GHÉP CÁC ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
2
Chương 2: MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU
KIỆN KHÍ HẬU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN QUY HOẠCH
3
4
5
7
Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI
THỰC HIỆN DỰ ÁN QH VÙNG CÔNG NGHIỆP
6
Chương 4: THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC


Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI
THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
8
Chương 6: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Xuất xứ của Dự án
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế cũng như sản xuất
nhằm hướng tới trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Hiện nay, nước ta đang ở thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh
tế theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa,
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao (giai đoạn
2001 - 2010 khoảng 7,2%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, GDP của ngành công nghiệp - xây dựng
tăng từ 36,7% năm 2000 lên khoảng 41 - 41,5% năm 2010, dịch
vụ - thương mại tăng từ 38,8 lên 39%, ngành nông - lâm nghiệp
- thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20%. Việc phát triển công
nghiệp đa ngành đa lĩnh vực cùng với đó là sự thu hút vốn FDI
vào Việt Nam đã có rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế
xuất được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn cả nước.
Chính sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp đã gây ra
nhiều hệ lụy ngày cả đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Bên
cạnh đó, những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu như lũ, lụt,
hạn hán hàng năm diễn ra ngày càng phức tạp làm cho hạn chế
khả năng phát triển ngành công nghiệp bền vững.

Ngay sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh đã
xác định một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã
hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh Bắc Ninh là tập

trung đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn
tỉnh. Ngày 25/8/1998, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh được thành
lập theo Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp tập trung của tỉnh
trên cơ sở Nghị định số 36/1997/NĐ-CP ngày 24/4/1997, đến năm 2008 thực
hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy
định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.

Các khu công nghiệp Bắc Ninh có tổng số 263 dự án đi vào hoạt động, góp
phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Riêng năm 2011,
giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp (không tính
công ty ĐTPTHT) đạt 142.704tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6.512 triệu USD,
nộp ngân sách tỉnh 2.653 tỷ đồng. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu
công nghiệp Bắc Ninh hiện là 87.053 lao động; trong đó, số lao động địa
phương là 35.655 lao động chiếm 41% tổng số lao động, lao động nữ là 61.575
người, chiếm 71%; mức thu nhập bình quân 2,4 triệu đồng/người/tháng. Kết
quả thu hút đầu tư và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp khu công nghiệp cho thấy việc hình thành và phát triển ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh tập trung vào lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo, chế
biến công nghệ cao và xác lập mô hình công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công
nghệ cao.
1. Xuất xứ của Dự án
Tuy nhiên, công tác quy hoạch khu công nghiệp được chú trọng, tuy
nhiên quy mô khu công nghiệp chưa được lượng hoá cho phù hợp với định
hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng khu công nghiệp chuyên ngành
chưa rõ rệt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công
nghiệp mũi nhọn. Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển
khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không
tốt đến môi trường đầu tư. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng quy
định về chế độ báo cáo, thống kê, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo

cáo, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các công ty
đầu tư hạ tầng khu công nghiệp chưa có khu lưu trữ chất thải tạm thời theo
quy định, hệ thống xử lý nước thải tập trung xây dựng chậm so tiến độ đề ra.
Vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật. Số doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều,
công tác quản lý gặp nhiều khó khăn,….
Đứng trước thực trạng đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới
của đất nước, để thực hiện các quy định của pháp luật, các khu công nghiệp
phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược tại khu công nghiệp có quy
mô lớn.
1. Xuất xứ của Dự án
Theo quy định tại Điều 14 của Luật Bảo vệ Môi trường 2005, đối với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC). Tại khoản 3 và 7, Điều 17 của Luật Bảo vệ môi
trường, cơ quan chủ dự án, bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan;
các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính
chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền
thành lập hội đồng thẩm định quyết định, có trách nhiệm lập báo cáo ĐMC để
trình lên Hội đồng thẩm định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện
ĐMC

Việc thực hiện ĐMC cho Dự án Khu công nghiệp Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh dựa
vào các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau:

- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có
hiệu lực từ 1/7/2006;

- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định
21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP;

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo
vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011của Bộ TN&MT quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường.
2.1. Căn cứ pháp luật

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Dự thảo các văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
2.1. Căn cứ pháp luật


- Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia các năm 2005, 2006, 2007 2008, 2009, 2010;

- Các quy chuẩn môi trường Việt Nam;

- Tiêu chuẩn Việt Nam: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho
phép: TCVN 6772-2000.

Trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho
Khu công nghiệp Quế Võ nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều tài liệu, báo cáo khoa học
của các đề tài, dự án, sách chuyên khảo của nhiều tác giả thuộc nhiều đơn vị, cơ quan khác
nhau. Danh sách các tài liệu này được trình bày trong phần tài liệu tham khảo, bao gồm các
nhóm tài liệu chính sau:

Các tài liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh;

Các quy hoạch tổng thể phát triển của tỉnh Bắc Ninh;

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới đến năm 2015;

Các báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp trong khu công
nghiệp;

Các tài liệu nghiên cứu về đánh giá môi trường chiến lược và các báo cáo nghiên cứu về
đánh giá môi trường chiến lược đã thực hiện ở Việt Nam;

Các số liệu dự báo về dân số, khối lượng, tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm từ sản xuất
công nghiệp tại Khu công nghiệp Quế Võ II.
2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo
Nhìn chung, các nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo sử dụng
vừa có tính chất cập nhật, vừa có tính chất là sách giáo khoa và

hướng dẫn kỹ thuật phổ cập cho công tác xây dựng báo cáo ĐMC
nên cơ bản đã được thử nghiệm, kiểm chứng và có độ tin cậy cao.
Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập
- Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Ủy ban nhân dân tỉnh,
- Ban Quản lý Khu công nghiệp Quế Võ II,
2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo

Báo cáo ĐMC đối với Khu công nghiệp Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh
đã sử dụng các phương pháp đánh giá sau đây:

- Phương pháp danh mục kiểm tra.

- Phương pháp phân tích/ngoại suy xu hướng.

- Phương pháp phân tích phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các
cơ hội và nguy cơ (SWOT).

- Phương pháp ma trận.

- Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA).
3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
3.1. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC
3.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã
sử dụng
Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC có thể được đánh giá theo
thang mức định tính như trình bày trong bảng 1 dưới đây.

Bảng1.ĐánhgiámứcđộtincậycủacácphươngphápsửdụngtrongquátrìnhĐMCtheothangmứcđịnhtính
ST

T
Phương pháp ĐMC sử dụng
Thang mức
định tính
01
Phương pháp danh mục kiểm tra.
**
02
Phương pháp phân tích/ngoại suy xu hướng
***
03
Phương pháp phân tích SWOT
**
04
Phương pháp ma trận
***
05
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA)
**
Mức độ tin cậy tổng hợp ***
Nguồn:TrungtâmKỹthuậtMôitrường(CEE),năm2009
Ghi chú:
*
Mức độ tin cậy thấp (độ chính xác hạn chế)
**
Mức độ tin cậy trung bình (độ chính xác có thể chấp nhận)
***
Mức độ tin cậy cao (độ chính xác cao)
3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
3.1. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC


Nói tóm lại, kết quả đánh giá theo các phương pháp này là phù hợp và đáng
tin cậy. Riêng đối với phương pháp đánh giá tổng hợp các tác động đến môi
trường bằng ma trận là một phương pháp tuy không mới nhưng lại phụ
thuộc vào ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của người đánh giá, vì vậy kết
quả đánh giá có thể còn phải thảo luận. Mặt khác, chỉ có thể bằng phương
pháp ma trận mới có thể phân loại được mức độ tác động của các hoạt động
phát triển gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và cũng phân loại được
các yếu tố môi trường nào bị tác động nhiều nhất do tác động đồng thời của
nhiều hoạt động phát triển. Vì vậy, tuy phương pháp đánh giá bằng ma trận
còn có những hạn chế nhất định về độ chính xác của kết quả đánh giá, song
đó là phương pháp duy nhất có thể sử dụng trong đánh giá tổng hợp một
cách định tính các tác động đến môi trường của các hoạt động dự án.

3.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các
đánh giá

Phương pháp thực hiện và nội dung Báo cáo ĐMC Khu công nghiệp Quế
Võ II, tỉnh Bắc Ninh đã được tiến hành theo đúng Hướng dẫn của thông tư
số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.

Nguồn thông tin thực tế thu thập được từ các nguồn khác nhau và tư liệu
thực tế là khá đầy đủ, được cập nhật đến thời điểm 2007 và tư liệu thống kê
được cập nhật đến thời điểm 2008 và 2009.

Báo cáo ĐMC đã áp dụng một số phương pháp đánh giá môi trường đã
được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong công tác đánh giá môi trường
chiến lược ở trong nước và trên thế giới, đồng thời các số liệu, tư liệu được
sử dụng trong báo cáo ĐMC này có mức độ tin cậy tương đối, vì vậy các

đánh giá môi trường chiến lược này tuy chưa thật chi tiết nhưng đủ độ tin
cậy, có tính toàn diện và có tính tổng hợp cao.

3. Tổ chức thực hiện ĐMC

Các cơ quan phối hợp thực hiện.

Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQK và quá trình thực hiện ĐMC,
trong đó nêu rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết như thế nào với các
bước lập CQK, kèm theo trình bày dưới dạng sơ đồ dòng hoặc dạng bảng.

Hoạt động của tổ chuyên gia về ĐMC do cơ quan lập CQK thành lập hoặc
cơ quan tư vấn thực hiện ĐMC.

Danh sách và vai trò của những người trực tiếp tham gia trong quá trình
thực hiện ĐMC và trong việc lập báo cáo ĐMC.

Khu công nghiệp Quế Võ 2 là khu công nghiệp tổng hợp
dành để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sau: Sản xuất
và chế tạo cơ khí chính xác; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất
và sửa chữa xe máy, thiết bị; công nghiệp dệt, nhuộm, điện,
điện tử; hoá chất công nghiệp, chế biến sản phẩm nông, lâm
nghiệp thực phẩm, và các ngành công nghiệp khác. Hạ tầng kỹ
thuật của khu được thiết kế hiện đại gồm đường giao thông
thuận tiện, hệ thống thoát nước mưa, nước thải; Khu thu gom,
xử lý nước thải, chất thải. Dùng nguồn nước ngầm cấp nước tại
chỗ. Cáp điện trung thế ngầm vào các nhà máy, xí nghiệp. Hệ
thống thông tin liên lạc bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất, kinh
doanh của các nhà đầu tư
Chương 1

MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN QUY HOẠCH

Hiện trạng hạ tầng: Khu Công Nghiệp Quế Võ 2 đã hoàn
thành xong phần đầu tiên của giai đoạn 1 là 120 ha và đã nhận
bàn giao cắm mốc giới khu đất, bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng
(San lấp mặt bằng, hệ thống đường giao thông trong khu công
nghiệp đang hoàn thiện với các trục giao thông chính là đường
N2 và D3, xây dựng nhà máy cấp nước sạch, nhà máy xử lý
nước thải, xây Nhà điều hành, dải cây xanh …đã san lấp được
khoảng 40 ha và có thể cung cấp mặt bằng cho nhà đầu tư
ngay). Theo kế hoạch đến hết quý 3 năm 2011 sẽ hoàn thành cơ
sở hạ tầng giai đoạn 1 với tổng diện tích 120 ha và hiện tại
đang có 03 nhà máy đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hiện
đang làm thủ tục xin cấp phép xây dựng để triển khai xây dựng,
dự kiến Quý I/2011 đi vào hoạt động.
Chương 1
MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN QUY HOẠCH
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC
- Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của Đánh giá môi
trường chiến lược là toàn bộ KCN Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Năm 2010 dự án KCN Quế Võ bắt đầu khởi
công xây dựng, do đó, phạm vi thời gian ĐMC từ trước 2010 và
tầm nhìn đến năm 2025.
1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án
1.3. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC và các vấn đề môi
trường chính liên quan đến dự án

2.1. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu
vực nghiên cứu :
2.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm
xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa
bảng và nền văn hóa lâu đời.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang,
- Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội,
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên,
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ
thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A
nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế
Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương -
Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và
Trung Quốc.
Chương 2
MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN QUY HOẠCH
Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất
thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng
tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội,
theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công
nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh
tế -xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một
trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức
tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho
Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và
là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để
nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị
hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và
các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ
thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí
tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
2.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
KCN Quế Võ 2 thuộc xã Ngọc Xá và xã Đào Viên, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích:517,34ha.
Khu công nghiệp Quế Võ 2 nằm về phía bắc quốc lộ 18 và
đường cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh, là vùng trung tâm kinh tế
trọng điểm phía Bắc “TP.Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”. Có vị
trí thuận lợi với Cảng Sông Cầu, Cái Lân; Sân bay quốc tế Nội Bài,
đường sắt Bắc Nam. Do đó, KCN Quế Võ 2 có vị trí thuận lợi vế
vận chuyển đường bộ cũng như đường thủy.
- Cách quốc lộ 1A mới 15 km.
- Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km
- Cách Sân bay quốc tế Nội Bài 50 km
- Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 98 km
- Cách cảng Hải Phòng 100 km
- Gần cảng Sông Đuống và tuyến đường sắt Yên Viên – Cái
Lân với ga Châu Cầu.
2.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Vềkhíhậu:
Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của

đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng
rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
- Vềđịahình-địachất:
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Mức độ chênh lệch địa hình
không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình
trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm
tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ
yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc
trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích
đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Với đặc điểm này địa chất
của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng
đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó có
một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm
nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân số
Đất đai trong khu vực dự án có thành phần chủ yếu là đất sét, do đó
rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình công nghiệp có quy mô
vừa và lớn.
- Vềđặcđiểmthuỷvăn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm
sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước
sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong
khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3,
trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh
giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng
nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước
cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước
tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản

xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn khu vực khu công nghiệp Quế Võ 2 có:
+ Độ ẩm trung bình: 84%
+ Nhiệt độ trung bình: 23,3°C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.311 mm
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân số
-Đặcđiểmdânsố.
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn
người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm
tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65
tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59). Dân số nữ
chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương
ứng của cả nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh
tế - xã hội là chủ yếu.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông
thôn với tỉ lệ 72,8%, trong khi đó dân số sống ở khu vực thành thị
chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%).
Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1257 người/km2.
Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số
của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của
thành phố Bắc Ninh.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân số

Hiện trạng môi trường nước
- Nước sinh hoạt : Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống,
sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu là nước khoan ở độ
sâu từ 8 - 20m có sử dụng bể lọc nhưng bể lọc còn đơn giản chỉ là
bể lọc cát tự xây. Nguồn nước sinh hoạt ở đây phần lớn là không có
vấn đề gì (chiếm 58%) ngoài ra nước có mùi, vị chiếm số lượng

nhỏ. Nước có vấn đề khác cũng chiếm đa phần (chiếm 28 %) như
nước bị nhiễm sắt một phần do ảnh hưởng của các nhà máy, xí
nghiệp gần đó.
Trong vùng chưa có nước sạch để sử dụng người dân vẫn phải
tự xây dựng bể lọc để sử dụng. Nước máy được cung cấp nhưng
theo phản ánh của người dân thì nguồn nước không được cung cấp
thường xuyên, một số nơi do do điều kiện kinh tế của các hộ gia
đình nên việc cấp nước sạch cho toàn xã vẫn đang bị trì hoãn
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

×