Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.63 KB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng chúng tôi.
Những nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu
mà chúng tôi sử dụng trong bài khóa luận này được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, đều đã được đánh số và trích dẫn ở phần Tài liệu tham khảo chính.

Tác giả

Trần Thị Ny
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đối với cô giáo Th.S Đỗ Thùy Trang, người đã trực tiếp, nhiệt tình, chu
đáo hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến quý thầy, cô giáo của trường Đại học
Quảng Bình; đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo khoa Khoa học Xã hội đã quan
tâm, dạy dỗ, dìu dắt em suốt 4 năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
trường.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp ĐHSP Ngữ
Văn K52 cùng tất cả bạn bè và gia đình đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ
em trong suốt thời gian qua.

Quảng Bình, tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ny
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo nên “cơn lốc” thúc đẩy nền
kinh tế của các quốc gia trên thế giới phát triển không ngừng; kéo theo đó là sự thay
đổi các bậc thang giá trị trong xã hội. Ở Việt Nam, một trong số đó phải kể đến trước


tiên đó là sự biến động của ngôn ngữ. Trong mối quan hệ biện chứng đó, tiếng Việt đã
và đang phản ánh mọi sự đổi thay của xã hội và ngược lại, dưới sự tác động của xã hội
hiện đại, tiếng Việt cũng đang có những thay đổi lớn lao cần đáng quan tâm. Trong
hoàn cảnh đó, "Ngôn ngữ @" ra đời như một xu hướng tất yếu để bày tỏ tâm tư, suy
nghĩ và cách nhìn nhận thế giới riêng theo nhãn quan của thế hệ 8X, 9X.
Internet ra đời và nhanh chóng trở thành phương tiện hầu như là phổ biến phục
vụ đắc lực cho con người trong việc tiếp cận với kho tàng tri thức đồ sộ của nhân
loại. Trong xu thế ấy, tuân theo quy luật nội tại, tiếng Việt một mặt luôn là một hệ
thống cấu trúc ổn định và được phát triển trên nền tảng của sự ổn định ấy, mặt khác,
cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, những yếu tố mới luôn nảy sinh và các yếu tố
cũ không phù hợp sẽ bị loại trừ. Để phản ánh các sự kiện diễn ra trong cuộc sống
“kiểu tốc độ” như thế này, giới trẻ dựa trên nền tảng ngôn ngữ vốn có của dân tộc
để sáng tạo nên một loại ngôn ngữ mới hay còn gọi là “Ngôn ngữ @”. Cùng với sự
phát triển của Internet thì loại ngôn ngữ này đã và đang lan truyền một cách chóng
mặt, đặc biệt là trong đời sống của sinh viên và học sinh. Điều đó cho thấy nó
không chỉ ảnh hưởng một cách thoáng qua mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức
của giới trẻ. Tiêu biểu nhất là cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của họa sĩ Thành
Phong sưu tầm và vẽ tranh minh họa, do Công ty Nhã Nam & NXB Mỹ Thuật ấn
hành được xem là “hiện tượng” gây ra phản ứng nhiều chiều trong dư luận suốt thời
gian qua. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi hàng loạt các ý kiến trái
ngược nhau về việc sử dụng ngôn ngữ này xuất hiện trên các mặt báo, các phương
tiện thông tin và ngay cả ở một số diễn đàn nói về “tuổi teen”.
Với vốn hiểu biết có hạn và niềm yêu thích khám phá cái mới, chúng tôi đã
mạnh dạn chọn “Hiện tượng “biến thể” thành ngữ trong “Sát thủ đầu mưng mủ”
của họa sĩ Thành Phong” làm đề tài nghiên cứu.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu độc lập của ngành Ngôn ngữ học, do đó
cho đến nay, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về thành ngữ là rất lớn. Chia
làm nhiều mảng khác nhau. Tuy nhiên, việc đi sâu vào khai thác thành ngữ hiện đại

đang còn là vấn đề khá mới mẻ. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ
nêu một số công trình nghiên cứu nổi bật, đáng tin cậy có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
Đầu tiên là công trình nghiên cứu “Từ vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện
Giáp được xuất bản lần đầu năm 1985. Đó là sự phát triển và nâng cao của
cuốn “Từ vựng tiếng Việt” đã in năm 1978. Với tư cách một tài liệu giáo khoa, “Từ
vựng học tiếng Việt” đã cố gắng bao quát các vấn đề chính thường được nêu lên
trong từ vựng học của nhiều nước trên thế giới; tác giả giới thiệu đến người đọc
những khái niệm cơ bản trong đó tác giả có đề cập đến thành ngữ, những phương
pháp thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu từ vựng học. Đây là một tài liệu
đáng tin cậy, đặc biệt trong những năm qua, “Từ vựng học tiếng Việt” là một trong
những giáo trình cơ bản của Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và
nhiều trường đại học, cao đẳng khác trong cả nước.
Tiếp theo là cuốn“Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” của tác giả Hoàng Văn
Hành. Công trình nghiên cứu này chủ yếu thu thập và giải thích những thành ngữ,
tục ngữ thường dùng trong tiếng Việt. Mỗi thành ngữ, tục ngữ gắn với một câu
chuyện kể về nguồn gốc xuất hiện của chúng: có thể là một sự tích có thật, nhưng
cũng có thể là chỉ là một câu chuyện kể dân gian truyền miệng, thậm chí có đến vài
ba cách lý giải khác nhau về sự xuất hiện của một thành ngữ, tục ngữ. Lời giải thích
ngắn gọn, dễ hiểu và có ví dụ minh họa để hướng dẫn cách sử dụng. Đây là công
trình sưu tầm, nghiên cứu công phu, khoa học, tập hợp khá nhiều tinh hoa của tục
ngữ, ca dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhằm cung cấp một nguồn “sử
liệu” về văn học dân gian cho độc giả. Cuốn sách được chia thành nhiều chủ đề
khác nhau. Qua từng chủ đề, tác giả đã chọn lọc những tác phẩm hay, những câu tục
ngữ, ca dao tiêu biểu. Từ đó, giúp độc giả tiếp cận được tương đối đầy đủ, dễ dàng
2
những vấn đề lý luận của văn học dân gian như: Thế nào là tục ngữ, thành ngữ; sự
khác biệt giữa ca dao, dân ca; đặc trưng nội dung, hình thức của từng thể loại; giới
thiệu nguồn gốc; mô tả hình thức diễn xướng của một số loại dân ca ; sách còn

giúp cho mỗi người Việt Nam thêm yêu quý và gìn giữ “lời ăn tiếng nói” của ông
cha mình.
Một trong số những bài viết nghiên cứu về vấn đề thành ngữ hiện đại mà
chúng tôi tham khảo đó là “Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại,
những giá trị biểu trưng” của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Luận văn bảo vệ
năm 2012, Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Bước đầu tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về thành ngữ, quán ngữ và quan niệm
của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ. Nghiên cứu toàn cảnh
thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại: cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại;
thành ngữ có cấu trúc so sánh; thành ngữ có kết cấu cụm từ; thành ngữ có kết cấu
câu. Tìm hiểu ngữ nghĩa thực tại của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị
biểu trưng của chúng.
Ngoài ra, trên trang web Wikipedia tiếng Việt cũng giới thiệu một cách khái
quát về nội dung, tác giả của cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ”. Bên cạnh đó, ngay
từ khi mới phát hành, “Sát thủ đầu mưng mủ” được xem là hiện tượng lạ, tạo nên
một làn sóng mới mẻ, cuốn sách nhanh chóng trở thành tâm điểm bàn luận sôi nổi
trên nhiều trang báo, tiêu biểu như: Bài viết “Về cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ":
Nên lắng nghe giới trẻ” của PGS - TS Phạm Văn Tình (Trang PHONGDIEP.NET);
“Một góc nhìn về “Sát thủ đầu mưng mủ”” của Hữu Đạt (Ngày 19/ 7/ 2013 báo Văn
hóa Nghệ An); vv…
Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy đây là những tài liệu
gợi ý quý báu, là cơ sở quan trọng để tôi tiếp tục khảo sát, thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Nghiên cứu về những “biến thể” thành ngữ được giới trẻ sử dụng phổ biến
hiện nay.
3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
112 thành ngữ sành điệu được họa sĩ Thành Phong sưu tập và biên soạn thành

“Sát thủ đầu mưng mủ”. Ngoài ra chúng tôi còn liên hệ so sánh, đối chiếu với “Phê
như con tê tê” và “Chùm tranh biếm họa về giao thông” - được xem là những ấn
phẩm sửa đổi, bổ sung của “Sát thủ đầu mưng mủ” sau khi lắng nghe ý kiến góp ý
từ phía người đọc.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp khảo sát, thống kê
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê những “biến thể” thành ngữ
Việt Nam trong “Sát thủ đầu mưng mủ” là chủ yếu; bên cạnh đó còn mở rộng nghiên
cứu thêm “Phê như con tê tê”, “Chùm tranh biếm họa về giao thông” cùng tác giả để
phục vụ cho quá trình triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sau khi khảo sát, thống kê xong; chúng tôi tiếp tục sử dụng phương pháp so sánh,
đối chiếu với những câu thành ngữ Việt Nam tương tự để tìm ra tiêu chí chung cho
việc phân loại để tiện hơn trong quá trình xử lí tài liệu.
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích trên bình diện ngôn ngữ
của “biến thể” thành ngữ kết hợp với tranh minh họa. Phân tích đối chiếu để phát
hiện các cách thức biểu đạt ý nghĩa phản ánh xã hội. Phương pháp phân tích về mặt
ngữ âm - ngữ nghĩa sẽ được sử dụng để làm sáng tỏ đặc điểm cũng như thấy được
trí thông minh và sức sáng tạo dồi dào của người dân Việt Nam nói chung và giới
trẻ nói riêng qua từng câu thành ngữ cụ thể; đồng thời qua đó chúng tôi tổng hợp để
thấy được những đóng góp, trước hết là về mặt ngôn ngữ của thế hệ trẻ hôm nay.
5. Đóng góp của đề tài
Hiện nay việc nghiên cứu về thành ngữ hiện đại trong các công trình nghiên
cứu ngôn ngữ còn hạn chế. Thông qua bài viết này, ngoài mục đích góp phần hiểu
rõ hơn ngôn ngữ của giới trẻ chúng tôi còn hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn đa
diện hơn về trào lưu làm “mới” tiếng mẹ đẻ theo cách của thế hệ trẻ; đồng thời kêu
4
gọi mọi người góp tiếng nói của mình vào việc nghiên cứu, sàng lọc những ngôn từ
mới để làm giàu thêm vốn từ tiếng Việt. Hy vọng bài viết này sẽ được dùng như

một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích nghiên cứu về thành ngữ hiện đại nói
riêng và thành ngữ của dân tộc nói chung.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa
luận có cấu trúc như sau:
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC DẠNG “BIẾN THỂ” THÀNH NGỮ TRONG
“SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ”
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA “BIẾN THỂ” THÀNH NGỮ CỦA GIỚI TRẺ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Những khái niệm chung
1.1.1 Thành ngữ
Từ xưa đến nay, cùng với ca dao và tục ngữ, thành ngữ luôn được xem là tinh
hoa văn hóa của dân tộc; bản thân nó luôn luôn khẳng định vị thế của mình qua tần
số xuất hiện không chỉ trong khẩu ngữ giao tiếp hằng ngày mà còn trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật. Với hình thức ngắn gọn, giàu hình ảnh, dễ thuộc, dễ nhớ, chứa đựng
trong đó những kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong quá trình lao động của ông
cha ta; triết lý nhân sinh quan và thế giới quan gắn liền với đời sống nhân dân. Với vị
trí quan trọng đó, từ lâu thành ngữ đã được chú trọng nghiên cứu với tư cách là đơn vị
độc lập của ngành Ngôn ngữ học. Sau đây là một số quan niệm về thành ngữ của
những chuyên gia đầu ngành ngôn ngữ mà chúng tôi tham khảo được:
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam tập 3”
cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý nghĩa trọn
vẹn”[16; 48 ].
Tác giả Hoàng Văn Hành trong quyển “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” thì cho
rằng: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc hoàn

chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc
biệt là khẩu ngữ”[9; 21].
Thành ngữ theo quan niệm của Nguyễn Hữu Huỳnh trong quyển “Tiếng Việt hiện
đại”: “Là một cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính
hình tượng và tính cụ thể. Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đương với một
từ (danh từ, động từ, tính từ)”[11; 212].
Còn quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ tiếng
Việt” đã nói rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về
nghĩa, vừa có giá trị gợi tả, tính biểu tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ.
Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu hiện cụ
6
thể. Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở của hiện tượng so
sánh và ẩn dụ”[8; 151].
Nhìn chung các tác giả có nhiều quan niệm khác nhau nhưng khách quan mà nói
thì đa số các tác giả đều thống nhất với nhau rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố
định hoặc những tổ hợp từ mang tính chất vững chắc về cấu tạo, đặc biệt là hình thức
và nội dung hoàn chỉnh. Không những vậy mà các quan niệm còn nêu được tính hình
tượng, tính biểu cảm, tính gọt giũa bóng bẩy của thành ngữ”.
Tóm lại, trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về
thành ngữ của các tác giả, ta có thể khái quát về khái niệm thành ngữ như sau:
Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện
tượng, tính chất, hành động. Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh.
Tính hình tượng, tính gợi cảm và hình thức diễn đạt có tính gọt giũa bóng bẩy là
những tính chất tiêu biểu của thành ngữ.
Thành ngữ có những đặc điểm cơ bản sau:
Về mặt ngữ âm: Cấu trúc đối xứng chiếm tới hai phần ba số lượng thành ngữ
thường dùng tạo nên đặc điểm chính của các thành ngữ Việt Nam là có tiết tấu và nhịp
điệu nhờ sử dụng nguyên tắc hòa âm và nhịp đôi làm nguyên tắc cơ bản.
Về mặt ngữ nghĩa: Thành ngữ mang nghĩa, nhưng nghĩa tương đương với từ;
có chức năng định danh để cấu tạo phát ngôn.

Tính biểu tượng: Đây là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ được cấu
tạo dựa vào quy tắc ngữ pháp, quy luật âm thanh, nhưng những quy luật trên đều do
sự chi phối của quy tắc ngữ nghĩa - đó là cơ sở tạo nên tính biểu tượng. Bởi vì,
thành ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen là do bản thân nghĩa của các thành
tố trong tổ hợp từ mang lại nên có tính cụ thể sinh động giàu hình ảnh. Nghĩa bóng,
được nảy sinh trên cơ sở các quy tắc chuyển nghĩa nhất định, nghĩa bóng có tính
trừu tượng, khái quát và có sắc thái biểu cảm thể hiện sự đánh giá có tính chất thẩm
mỹ của những hình ảnh được lấy làm biểu tượng.
Về giá trị sử dụng: Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc; có tính hình tượng
cao; hơn nữa tính chất đối của thành ngữ làm cho kết cấu của nó thêm vững chắc,
nghĩa của nó trở nên bóng bẩy, giàu hình ảnh. Do đó, trong giao tiếp hằng ngày,
7
người ta thích vận dụng thành ngữ để lời nói của mình thêm sâu sắc, hấp dẫn hơn.
Trong văn chương, các nhà thơ, nhà văn sử dụng chúng như một phương thức nghệ
thuật.
Thành ngữ hiện đại là một bộ phận của thành ngữ Việt Nam, do đó muốn
khám phá những điều thú vị mà nó phản ánh thì cần phải nắm được những đặc điểm
cơ bản của thành ngữ để việc đi sâu nghiên cứu được dễ dàng hơn.
1.1.2 Chuẩn và biến thể
1.1.2.1 Chuẩn
Chuẩn ngôn ngữ là một khái niệm rộng. Do đó, có nhiều cách hiểu về khái
niệm trên. Tuy nhiên, quan niệm về chuẩn ngôn ngữ giữa các nhà nghiên cứu không
có sự mâu thuẫn nhau là mấy. Cụ thể:
Theo GS Nguyễn Văn Khang thì “Ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thể
ngôn ngữ đã qua chỉnh lý, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của
cộng đồng nói năng để thực hiện hiện đại hóa”.
GS Vũ Quang Hào cho rằng: “Chuẩn mực ngôn ngữ được xem xét trên hai
phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận
và sử dụng. Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn
ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”[12; 17].

Chuẩn ngôn ngữ không gắn với một phạm vi đặc trưng nào của hoạt động lời
nói, nó được ứng dụng trong tất cả các phạm vi của hoạt động lời nói. Do đó, chuẩn
ngôn ngữ chỉ trả lời cho câu hỏi: “Dùng có đúng với ngôn ngữ văn hóa không?”. Ví
dụ như: Sao, vì sao, tại sao, hà cớ làm sao,… là đúng chuẩn mực ngôn ngữ, được
sử dụng rộng rãi toàn dân; những từ như răng, ri, mô, tê (phương ngữ miền Trung)
là không đúng chuẩn mực, chỉ sử dụng khu biệt trong từng vùng miền. Như vậy,
chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp. Chuẩn ngôn ngữ có hai điểm
quan trọng cần lưu ý:
- Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và xã hội đó cùng chấp nhận sử
dụng.
- Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định. Nó biến đổi phù hợp với quy luật
phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất có thể “lỗi của
8
ngày hôm qua trở thành chuẩn của hôm nay, lỗi hôm nay là chuẩn ngày mai”
(Claude Haugége).
Chuẩn phong cách là toàn bộ các chỉ dẫn thể hiện những tính quy luật bắt
buộc ở một thời kỳ nhất định của một ngôn ngữ trong việc lựa chọn và kết hợp
những chuẩn mực ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách của hoạt động lời nói
và với các kiểu văn bản, các thể loại văn bản[12; 17]. Chuẩn phong cách gắn với
một phạm vi đặc trưng của hoạt động lời nói, với một kiểu văn bản, một thể loại văn
bản cụ thể. Cho nên chuẩn phong cách chỉ trả lời câu hỏi: “Dùng có phù hợp với
hoàn cảnh hay ngữ cảnh (phong cách, thể loại) này không?”. Chẳng hạn những từ
như: áp bức, bóc lột, chính sách, đấu tranh, quyền tự do,… nếu được sử dụng trong
phong cách hành chính thì những từ đó được xem là đúng với chuẩn mực ngôn
ngữ ; còn nếu bị lạm dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, thì chúng vi phạm
chuẩn mực phong cách. Ví dụ như: “Suốt ba mươi năm bị áp bức, bị bóc lột dưới
chính sách gia trưởng của ông, tôi không thể cứ mãi cắn răng chịu đựng nữa; tôi
phải đứng lên đấu tranh để giành lại quyền tự do cho mình”. Trong sinh hoạt hằng
ngày mà sử dụng quá nhiều thuật ngữ chính trị như vậy là vi phạm chuẩn mực
phong cách.

1.1.2.2 Biến thể
Trong trạng thái hành chức của mình, với tư cách là một công cụ giao tiếp, cái
gọi là ngôn ngữ như chúng ta thường gọi và biết đến, chẳng hạn tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Pháp, chỉ tồn tại dưới các biến thể. Như vậy, biến thể (variant,
variation) là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ trong lời nói ở trong những ngữ cảnh
giao tiếp nhất định. Biến thể được hiểu một cách đơn giản theo lối chiết tự (Biến:
Thay đổi, Thể: Hình dạng) là sự thay đổi ít nhiều so với ngôn ngữ “chuẩn”, có thể là
những dạng thức ngôn ngữ khu vực hoặc xã hội mà chúng ta vẫn gọi là phương
ngữ, hay là dạng thức biểu hiện trong lời nói của một đơn vị nào đó của hệ thống
ngôn ngữ như một thành tố ngữ pháp, một yếu tố từ vựng, một âm vị.
1.1.3 Tiếng lóng
Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội khá phức tạp, đặc biệt trong
sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ giao tiếp thời hội nhập, tiếng
9
lóng như một thành phần của khẩu ngữ bình dân, có cơ hội nở rộ và biến hoá. Trước
đây, các nhà ngôn ngữ cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí
mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để che giấu những ý nghĩ, việc làm của
mình cho người khác khỏi biết” (Lưu Vân Lăng), “Nó không phải là công cụ giao
tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục
đích không cho người khác biết” (Nguyễn Văn Tu), v.v… Gần đây, trong cuốn “Sổ
tay từ - ngữ lóng tiếng Việt” (Đoàn Tử Huyến, Lê Thị Yến; NXB Công an nhân
dân) quan niệm: “Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo
sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục
đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội
mình”. Thực tế mà nói khó có thể phủ nhận một điều là tiếng lóng ngày càng phổ
biến và thâm nhập sâu rộng vào hoạt động giao tiếp xã hội; đặc biệt là ngôn ngữ
thường ngày của giới trẻ. Trước đây, tiếng lóng là một mã ngôn ngữ riêng, không
thuộc nhóm xã hội nhất định thì người ta không hiểu được. Ví dụ như trong tác
phẩm "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng, những nhóm trộm cắp có những từ lóng mà chỉ
các thành viên trong nhóm mới hiểu được. Ngày nay, tiếng lóng xuất hiện không

chỉ trong nhóm người làm nghề bất chính nhằm mục đích giữ bí mật mà còn được
dùng trong một nhóm người hẹp, bao gồm cả từ ngữ được tạo ra theo cách nói trại,
nói chệch, nói ví von, mô phỏng, liên tưởng trên cơ sở các từ ngữ có sẵn trong ngôn
ngữ nhằm tạo ra sự phong phú, tinh tế, ấn tượng, chẳng hạn như: Phượt – hình thức
đi du lịch “bụi”, nghĩa là chỉ chú trọng đến việc tận hưởng thiên nhiên, con người,
thắng cảnh chứ không chú trọng về các vật chất xa hoa; GATO – chỉ những người
ghen ăn tức ở, vv Thực tế tiếng Việt hiện đại cho thấy, tiếng lóng ngày càng mở
rộng hơn, được nhiều nhóm xã hội sử dụng hơn, ngày càng có xu hướng phát triển
mạnh mẽ, nhất là đối với giới trẻ và chúng còn được sử dụng nhiều trong tầng lớp
trí thức, doanh nhân,… Hầu như nhóm xã hội nào có cái gì chung về sinh hoạt hay
công việc thì đều có tiếng lóng riêng của mình. Có thể thấy rằng có bao nhiêu nhóm xã
hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng khác nhau. Trong thời đại bùng nổ công nghệ
thông tin hiện nay, khi mà mạng Internet đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
10
của mình trong việc giúp con người chiếm lĩnh tri thức thì việc xuất hiện bộ phận tiếng
lóng mạng là điều tất nhiên.
Cho nên ở đây, để tiện lợi cho công việc, chúng tôi quan niệm: Tiếng lóng là
loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người
không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có
thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình.
Tiếng lóng có những đặc điểm sau:
- Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội (vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra,
chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy; sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào
bối cảnh xã hội).
- Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị trong
một phạm vi xã hội hạn hẹp.
- Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hiện tượng kí sinh vào tiếng
Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng.
1.1.4 Phong cách ngôn ngữ
Theo từ điển tiếng Việt giải thích: "Phong" là vẻ bề ngoài; "cách" là cách thức

biểu hiện, trưng bày ra. Như vậy, phong cách có thể hiểu là cách thức thể hiện cái
riêng của một người hay một lớp người nào đó thông qua vẻ bề ngoài. Mỗi người có
một phong cách khác nhau, nghĩa là có dấu ấn riêng, không bắt chước, rập khuôn
bất cứ ai.
Ngôn ngữ có tính cộng đồng, nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tùy thuộc vào
mỗi cá nhân. Mỗi người khi nói năng trong sinh hoạt có cách phát âm, cách dùng
từ, đặt câu, cách kết cấu đoạn mạch riêng, ít ai giống ai. Kết quả là phát ngôn – sản
phẩm hoạt động giao tiếp của cá nhân – ngoài những cái chung (do phong cách
chức năng, do thể loại quy định) còn mang đậm những dấu hiệu riêng của từng
người (do tầng lớp xã hội, trình độ, cá tính, thói quen quy định). Từ đó, theo thời
gian sẽ hình thành nên những phong cách ngôn ngữ cá nhân riêng biệt. Đặc biệt,
trong văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa, mang đậm dấu ấn đặc
thù, cái riêng của mỗi nhà văn; cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo thể hiện phẩm chất
thẩm mỹ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Ví dụ, trong quá
11
trình hiện đại hóa văn học (giai đoạn 1930-1945) trên phương diện ngôn ngữ thì
Thạch Lam – cây bút tiêu biểu của trường phái lãng mạn chủ nghĩa – đã mạnh dạn
đưa ngôn ngữ thơ vào trong văn xuôi tạo nên những áng văn đẹp, gợi cảm và giàu
xúc cảm; vừa cho ta nhìn vừa cho ta cảm nhận thấy bằng ngôn ngữ của sự từng trải,
ngôn ngữ của cuộc đời và mang tính thuần Việt, mang đậm chất Việt. Nguyễn Tuân
đã nhận xét về ngôn ngữ văn chương Thạch Lam rất sâu sắc “Thạch Lam đã làm
cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi tắn hơn. Thạch Lam có
đem sinh sắc vào tiếng ta. Và theo tôi nghĩ, đứng bên cái tiêu chuẩn thái độ tư
tưởng nó là tiêu chuẩn chung cho các thể, các ngành văn nghệ thì đây là cái chuẩn
trong những tiêu chuẩn quan trọng nếu không là duy nhất”[28]. Như vậy, sức sáng
tạo của mỗi cá nhân sẽ góp phần gia tăng vốn từ cho tiếng Việt, và tự bản thân ngôn
ngữ sẽ “thanh lọc” (chữ dùng của Aristote) những từ được xã hội chấp nhận để đưa
vào vốn từ ngữ toàn dân, còn những từ không phù hợp thì tự bản thân nó sẽ triệt
tiêu theo thời gian.
1.2 Giới thiệu tác giả, tác phẩm

1.2.1 Tác giả Thành Phong
Tác giả cuốn sách là họa sĩ Thành Phong. Anh sinh năm 1986, tốt nghiệp Đại
học Mỹ thuật Hà Nội. Thành Phong sinh ra trong một gia đình có truyền thống hội
họa. Bố anh là Phó giáo sư, trưởng khoa Điêu khắc Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Mẹ là
Thạc sĩ, giảng viên khoa Sư phạm Mỹ thuật (ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương).
Anh là thành viên nhóm vẽ truyện tranh Phong Dương, nổi tiếng trong giới
truyện tranh trẻ với những tác phẩm từng trở thành trào lưu cho nét vẽ của truyện
tranh Việt Nam. Từng tham dự triển lãm Espai Cromatic (Tây Ban Nha), Festival
truyện tranh quốc tế Bucheon (Hàn Quốc). Năm 2010, tác phẩm Bicof Story của
anh được chọn đăng trong tuyển tập truyện tranh của các họa sĩ trẻ Đông Nam Á.
Đến năm 2011, truyện tranh “Người hóa hổ” trong bộ tranh truyện cổ tích Việt Nam
do Nhã Nam xuất bản được trao giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan Truyện tranh và
hoạt họa trẻ châu Á[27].
1.2.2 Tác phẩm “Sát thủ đầu mưng mủ”
12
“Sát thủ đầu mưng mủ” (phụ đề: Thành ngữ sành điệu bằng tranh) là tên một
cuốn sách tập hợp thành ngữ dân gian đương đại xuất bản năm 2011 của hoạ
sĩ Thành Phong. Năm 2013, cuốn sách được tái bản lại với tên “Phê như con tê
tê” có bổ sung, sửa chữa so với ấn bản đầu tiên.
Cuốn sách được hoạ sĩ Thành Phong thực hiện với mục đích tập hợp "những
câu nói phổ biến trong “xã hội” của một thời, nhưng dưới hình thức vui vẻ nhất".
Những câu nói ấy hầu hết đều có chung đặc điểm là dễ nói, có vần điệu, hình ảnh
dù đôi lúc hình ảnh không hợp logic lắm. Ví dụ, tên sách tái bản cũng là tên một
thành ngữ trong sách, "Phê như con tê tê" dùng để chỉ trạng thái thoả mãn, sung
sướng tột đỉnh vì một chuyện gì đó, có hình minh hoạ là một con tê tê đang
phê thuốc lào.
Lần đầu phát hành năm 2011, cuốn sách đã dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều.
Phần đông ý kiến phản đối đều cho là tác giả cổ suý việc sử dụng "ngôn ngữ cải
biên" (như các báo gọi); sự phản đối này lại đến từ những người trẻ. Một blogger
bình luận về câu "Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ" rằng "đích thị là đi

ngược lại truyền thống đạo đức ông cha để lại".

Còn những người lớn tuổi lại tỏ ra
hứng thú với lối sáng tạo ngôn ngữ hiện nay. Điển hình, tại buổi Toạ đàm Ngôn ngữ
giới trẻ thời @ qua tranh của họa sĩ Thành Phong tại Hà Nội, giáo sư Văn Như
Cương bày tỏ sự thích thú với cách nói mới, đồng thời bày tỏ "(lối nói trên) mang
lại những ý nghĩa quá thú vị và bất ngờ mà lối văn phong truyền thống không thể
nào diễn tả được".
Năm 2013, Nhã Nam thông báo sẽ tái bản cuốn sách với tên gọi mới “Phê như
con tê tê”, với hình bìa mới thay cho hình bìa "sát thủ" và nội dung có sửa chữa sau
khi tiếp thu ý kiến của nhiều người. Đồng thời, ông Vũ Hoàng Giang - Phó Giám
đốc Nhã Nam cho rằng "Xét cho cùng, đây là cuốn sách có một số giá trị nhất định,
chứ không phải là sách vô giá trị"[24].
Như vậy có thể thấy rằng, Thành Phong sáng tạo dựa trên niềm đam mê nghệ
thuật được thừa hưởng từ môi trường giáo dục tiến bộ; những thành tích mà anh đã
đạt được ở độ tuổi còn rất trẻ khiến cho chúng ta càng thêm khâm phục sự lao động
miệt mài cống hiến cho nghệ thuật của anh hơn. Ở đây xin phép khoan bàn luận,
13
phán xét đến việc đúng sai, theo chúng tôi nhận thấy “Sát thủ đầu mưng mủ” về
mặt quy mô lẫn hình thức phần nào cũng đã cho thấy được sự cố gắng nỗ lực không
ngừng nghỉ trong các khâu sưu tầm, sắp xếp và vẽ tranh minh họa để mang lại cho
người đọc những nụ cười thư giãn, đằng sau đó là sự suy ngẫm về những vấn đề bất
cập của cuộc sống. Điều đó là đáng quý và đáng trân trọng hơn cả.
1.3 Thực trạng ngôn ngữ giới trẻ hiện nay
1.3.1 Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ mạng
Từ xưa đến nay, nhân dân ta rất chú ý việc giáo dục nhân cách, trước hết là lời
nói. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc cũng có rất nhiều lời hay ý đẹp đề
cập đến vấn đề này, chẳng hạn như: Học ăn, học nói, học gói, học mở; Lời nói
chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau;… Tuy nhiên, nhiều người
có văn hóa đang dần tự biến mình thành người thiếu văn hóa; nghiễm nhiên đưa nói

tục, chửi thề vào quá trình giao tiếp, làm vẩn đục đi sự trong sáng của tiếng Việt
vốn có.
Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục và phát triển nhân cách
toàn diện, ấy thế mà không ít bạn trẻ lại xem nói tục, chửi thề là sành điệu, là “khác
người”. Khi bực tức, khi ngồi tán gẫu với bạn bè, khi bày tỏ tình cảm,… các teen
cũng cố gắng tìm lấy cho mình những cách thể hiện không giống ai. Họ xem nói
tục, chửi thề là để xả stress, để giải tỏa bức xúc,… ai không biết chửi sẽ rất là
“quê”. Chửi bậy đang là vấn đề nóng trên các diễn đàn mạng: Nữ sinh đánh nhau,
chửi bậy; teen lên facebook, blog chửi bố mẹ chỉ vì không có quần áo mới, không
cho đua đòi theo thần tượng;… thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ tham gia bày tỏ ý
kiến riêng. Phần lớn các bạn hết sức căm phẫn, chỉ trích… ở trang mạng này, nhưng
lại nói tục chửi bậy ở trang mạng khác. Đa số là những người có học, nhưng qua
cách ứng xử, phát ngôn của giới trẻ khiến cho nhiều người lo lắng rằng văn minh
của họ đang “ngắn” dần. Đây là vấn đề mang tính lệch chuẩn nghiêm trọng, cần
phải chấn chỉnh nghiêm túc.
Giờ đây, tiếng lóng đã vượt ra ngoài phạm vi nhóm và đang dần phổ biến. Với
mục đích giữ bí mật, giới trẻ đã dùng tên gọi của các con vật hay các loại quả để ám
chỉ bản chất, hành động xấu của bạn mình hay người khác. Điều này dễ thấy qua
14
các phát ngôn của học sinh: Chuồn chuồn (chuồn, lỉnh), cà chua (chua ngoa),
vitamin D (dê = háo sắc). Lợi dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ địa danh như
Camơrun (run sợ), Braxin (xin ăn), Áchentina (ác: ác độc), Banticăng (căng thẳng),
Đồng Nai (nai: ngây thơ), Hà Tĩnh (bình tĩnh), Hải Phòng (phòng, đề phòng) trong
các từ chỉ tên riêng Đế Thích (thích thú), Khổng Tử (tử: chết), Rômêô (cái ô),
Êlidabet (hạng bét), Hốt Tất Liệt (hốt hoảng), Arsenal (nan: gian nan), Biladen
(màu đen)[10]. Ngoài ra, một số bạn trẻ còn lợi dụng đặc điểm về loại hình của
tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, các tiếng tách rời nhau và có khả năng liên kết
với các từ khác để tạo nghĩa mới bằng cách thay đổi trật tự từ hoặc thêm hư từ, cụ
thể: dùng từ nói lái ví dụ: Chà đồ nhôm: chôm đồ nhà; Đâm chuột: đi tắm (chuột là
tí, đâm chuột là đâm tí, nói lái thành đi tắm); dùng tiếng lóng sẵn có và biến đổi

theo hướng mới cả về hình thức biểu đạt lẫn nội dung ngữ nghĩa chẳng hạn
như: Thông tấn xã con vịt bầu: tin vịt; được cấu tạo mới nguyên ví dụ: Dế: điện
thoại di động.
Không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết cũng đang bị “cá tính phá
cách” của giới trẻ tấn công. Viết không dấu, ngôn ngữ kiểu mật thư, Anh – Việt lẫn
lộn đang là “mốt không đụng hàng” của giới trẻ. Điều đó được thể hiện qua việc
nhắn tin, chat với bạn bè bằng cách chèn tiếng nước ngoài vào những cuộc trò
chuyện như: “Maybe mình không nên đòi hỏi mọi thứ phải trở nên perfect như thế.”
(Có lẽ mình không nên đòi hỏi mọi thứ phải trở nên hoàn hảo như thế.) hay: “Ngoi`
pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den’ anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j`
” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang
làm gì)… Một tin nhắn: “Tối nay go out nhé. Nếu OK thì phone cho tui. Đồn có
địch, no table” (tạm dịch “Tối nay đi nhé. Nếu được thì gọi điện cho tôi. Nhà đang
có khách. Không bàn tiếp”… Ngôn ngữ game cũng được sử dụng tràn lan, nếu
không phải người “sành điệu” thì không hiểu được, chẳng hạn như: lấn sân, thế giới
ảo, lever, luyện, online, offline,… Nhiều ông bố bà mẹ, hay giáo viên đã phải rất vất
vả để giải mã “ma trận” ngôn ngữ rối mắt ấy, tuy nhiên cần phải có thời gian để xâu
chuỗi hết sự kiện được nói tới mới nắm được con em mình đang nghĩ gì. Cũng từ
15
đây, nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười thời hiện đại ra đời, câu chuyện dưới đây là
một minh chứng cụ thể:
Ông chồng vốn tính hay ghen. Bữa nọ đi công tác xa, nhận được tin nhắn của
con gái, vội vàng quay về nhà, lao ngay vào phòng ngủ của bà vợ và quát tháo ầm
ĩ:
-Đâu?Thằng kia đâu rồi?
Bà vợ thều thào đáp lại:
-Có thằng nào đâu.
Ông chồng tức giận, chỉ vào đứa con gái và nói:
-Bà còn chối nữa à? Tôi nhận được tin nhắn của cái Hoa đây.
Vừa nói, ông vừa lôi điện thoại ra đọc lại tin nhắn từ con gái gửi đến. Đây này

: “Me o nha om hai thang dang nam tren giuong. Bo ve nha gap”.
Khi nghe xong, đứa con gái bật cười, giải thích:
-Bố hiểu sai rồi. Ý con muốn nói là: “Mẹ ở nhà, ốm hai tháng nằm trên
giường. Bố về nhà gấp”[26].
Không những thế, hiện nay, nhiều vụ ẩu đả rồi dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc
xảy ra phần lớn cũng chỉ vì “ganh đua” nhau câu nói. Nhiều học sinh đưa ngôn ngữ
“độc” vào trong bài kiểm tra, thậm chí còn viết giấy xin phép bằng thơ hay viết
bảng kiểm điểm kể lại sự việc bằng ngôn ngữ game,… gây xôn xao dư luận xã hội.
Ngôn ngữ cũng như con dao hai lưỡi, do đó khi sử dụng cần phải hết sức cẩn thận,
ở nhiều trường hợp không khéo lại mang họa vào thân.
1.3.2 Cách thức ưa thích của giới trẻ
Các hiện tượng đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó.
Sự bùng nổ của Internet; sự thay đổi xã hội theo xu hướng từ bảo thủ sang cởi mở,
“giao thoa” giữa các nền văn hóa đặc biệt là văn hóa phương Tây; mối quan hệ giữa
bộ ba giáo dục: Xã hội – Nhà trường – Gia đình chưa phát huy hết trách nhiệm của
mình,… là những nguyên nhân khách quan tác động đến suy nghĩ và cách sống của
giới trẻ hiện nay. Và trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm. Đây là quy luật
tự nhiên, không ai có thể phá vỡ hay ngăn chặn được.
16
Xét ở góc độ tâm lý học, tuổi teen là lứa tuổi phát triển tâm lý chưa ổn định, có
đặc trưng tâm lý tò mò, thích khám phá cái mới và khẳng định “đẳng cấp” của mình.
Do đó, lứa tuổi này dễ bị cuốn vào những trào lưu mới mang đặc trưng phong cách của
lứa tuổi mình. Ngoài các trào lưu khẳng định mình như ăn mặc, lối sống,… thì việc sử
dụng ngôn ngữ được xem là con đường ngắn nhất giúp giới trẻ thỏa mãn nhu cầu
khẳng định mình.
Hơn nữa, vấn đề kinh tế cũng chi phối đến lối sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ
nói chung và người Việt Nam nói riêng. Một bạn trẻ đã không ngần ngại bày tỏ
quan điểm của mình về vấn đề này như sau: “Nếu các mạng di động tính cước phí
tin nhắn có dấu giống như tin nhắn không dấu thì tôi nghĩ sẽ có nhiều người viết
đúng tiếng Việt”. Các trang báo vì muốn câu khách cũng đặt ra nhiều tiêu đề “giật

gân” kiểu Tây ta lẫn lộn như: “Nghi án “hôn nhân giả” rung động showbiz Việt”
trên Kênh14.vn ngày 24/4/2014; hay “ Kinh hoàng với ngôn ngữ kiểu Sát thủ đầu
mưng mủ” trên www.nguoiduatin.vn ngày 28/12/2012;… Ngoài ra, các gameshow
truyền hình thực tế hiện nay quá đề cao chức năng giải trí mà quên đi các chức năng
khác, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, khiến cho giới trẻ có nhiều suy
nghĩ lệch lạc và tiêu cực.
1.3.3 Nhận xét chung
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của mọi thời đại. Việc gia tăng vốn từ tiếng
Việt từng ngày, từng giờ như hiện nay làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Khi bàn về vấn đề “Nguy cơ khủng hoảng của tiếng Việt” các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ đã chỉ rõ rằng: Xu hướng gia tăng vốn từ vựng là một xu thế, yêu cầu tất yếu,
và cuộc sống phát triển càng năng động thì tốc độ của sự gia tăng này càng cao.
Cuộc sống không thể chờ các nhà chuyên môn, các nhà ngôn ngữ học phân tích
xem từ nào, cách diễn đạt nào là đúng, là hay, chờ “cấp phép” rồi mới dùng mà cứ
“hồn nhiên tự nhiên” vay mượn, vận dụng, sáng tạo… để sử dụng. Rồi sau đó, theo
thời gian, cái gì đúng đắn, được cộng đồng chấp nhận thì sẽ tồn tại, gia nhập vào
vốn ngôn ngữ, được đưa vào văn chương nghệ thuật, vào từ điển để làm giàu cho
vốn từ tiếng Việt, chẳng hạn như: ngân hàng đề thi, bệnh viện máy tính, toàn cầu
hóa, tăng trưởng “nóng”, thương mại ảo, tuổi teen, siêu tốc,… cái gì không phù
17
hợp thì sẽ dần dần bị đào thải, sẽ bị lãng quên, một số từ ngữ cổ không phù hợp sẽ
bị triệt tiêu theo thời gian.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng chỉ ra nhiều biểu hiện sử dụng
tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, “lạm phát” sử dụng các yếu tố tiếng
nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra xu
hướng quái dị, kì quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý
truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách.
Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ,
khác người, thích “cá tính” mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã
góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” của đời sống ngôn ngữ.

Mọi người nói chung và các nhà ngôn ngữ học nói riêng nên xem những biểu
hiện “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống ngôn ngữ hiện đại là bình
thường, là đáng đón nhận. Bên cạnh đó, để bảo vệ tiếng Việt, chúng ta không nên
hoàn toàn bình tâm, phó mặc cho sự “thanh lọc” tự nhiên của đời sống ngôn ngữ.
Bởi vì quá trình này thường diễn ra chậm, không triệt để và gây ra nhiều hậu quả
tiêu cực. Mà cần nhìn nhận đúng vai trò và trách nhiệm của giới nghiên cứu, giới
truyền thông, hệ thống giáo dục, các tổ chức xã hội… đặc biệt là các nhà ngôn ngữ
học. Họ không thể bình tâm, thản nhiên đứng ngoài cuộc mà cần có những sự khảo
sát, thống kê, tiến hành những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về thực tiễn đời sống
ngôn ngữ, kịp thời có những phản biện nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc
trong đời sống ngôn ngữ, giúp người dân tự điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của mình.
Sống trong thời đại “bùng nổ” thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế,
nhu cầu phát triển vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt của tiếng Việt là một xu thế
khách quan. Chúng ta cần có định hướng đúng đắn và chủ động đón nhận xu thế đó
để trong quá trình phát triển tiếng Việt không làm mất đi bản sắc vốn có của ngôn
ngữ dân tộc. Đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này,
đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam, trước hết là các nhà
ngôn ngữ học, các nhà văn, nhà báo, nhà giáo.
18
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC DẠNG “BIẾN THỂ”
THÀNH NGỮ TRONG “SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ”
2.1 Số lượng
Thành Phong đã cố công góp nhặt và đem đến cho người đọc
112 câu nói “cửa miệng” của giới trẻ ngày nay; và để giúp người đọc dễ hiểu hơn,
tác giả còn minh họa thêm hình ảnh riêng cho mỗi câu làm cho cuốn sách thêm hấp
dẫn người đọc. Việc minh họa thành ngữ bằng tranh đã xuất hiện từ lâu trên thế
giới, tuy nhiên ở Việt Nam có thể nói “Sát thủ đầu mưng mủ” là cuốn sách đầu tiên
sử dụng lối minh họa kiểu này; có lẽ vì thế mà ngay từ khi mới ra đời, cuốn sách đã
thu hút đông đảo người xem là ở chỗ đó.
Không tìm ở đâu xa, chính hiện thực cuộc sống là nguồn cảm hứng bất tận,

là mảnh đất màu mỡ cho văn chương nói chung và thành ngữ nói riêng được phép
khai thác, phản ánh đa chiều theo cảm xúc chủ quan của tác giả. Khi chưa tìm ra
được một từ ngữ có khả năng bao quát để định danh thì cái tên gọi “Ngôn ngữ @”
hay “Ngôn ngữ giới trẻ” có thể được dùng như là dấu hiệu để phân biệt với ngôn
ngữ bình dân vốn đã tồn tại và ăn sâu vào ý thức của các thế hệ trước đó. Tuy nhiên,
xã hội ngày nay đầy biến động, các bậc thang giá trị đạo đức đang bị rạn nứt, kéo
theo nhiều hiện tượng, vấn đề tiêu cực cần đáng lên án. Và ngôn ngữ như là một
người “thư kí trung thành” phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của người sử
dụng; góp tiếng nói của mình vào việc xây dựng xã hội ngày càng dân chủ, văn
minh hơn trên cơ sở kế thừa, tiếp biến và phát triển sao cho phù hợp với từng hoàn
cảnh nhất định.
Xuất phát từ đặc điểm thể loại, thành ngữ vừa gần gũi vừa ngắn gọn, dễ nhớ
lại mang tính thời sự; ngày nay giới trẻ đã dựa trên những ưu điểm đó của thành
ngữ để sử dụng nó như một công cụ phản ánh hiện thực xã hội có hiệu quả. Ở đây
chúng tôi chỉ xin phép gọi đó là “biến thể” thành ngữ được sử dụng phổ biến trong
đời sống giao tiếp hằng ngày của giới trẻ ở dạng khẩu ngữ như facebook, blog, tin
nhắn,… xét đủ tư cách là thành ngữ đang trong thời gian dùng “thử nghiệm” từ đó
sàng lọc lại những câu đáp ứng đầy đủ các điều kiện chân - thiện - mỹ của một
thành ngữ đồng thời đào thải những cái chưa phù hợp.
19
Về mặt ngữ âm, trong số 112 câu được sưu tầm thì chúng tôi nhận thấy đa số
các câu có trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” chủ yếu sử dụng nguyên tắc
dùng cho việc cố định hóa cụm từ là phép hòa âm, ghép vần, nói lái, tách từ. Trong
đó, ghép vần đóng vai trò chủ đạo. Ví dụ: Ảo tung chảo; Tuyệt vời ông mặt trời;
Ngất ngây con gà tây; Sành điệu củ kiệu; Tê tái con gà mái;… Phép tách từ chẳng
hạn như: Đã xấu lại còn xa/Đã siđa lại còn xông pha hiến máu; Thoải con gà
mái; Hay nói lái như: Cố quá thành quá cố;… Những câu kiểu này được hình
thành do người nói tận dụng đặc điểm của tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại
hình đơn lập, phân tích tính, trong đó từ là đơn vị trùng với âm tiết và cấu tạo âm
tiết có đặc tính là : phần vần và phụ âm đầu kết hợp với nhau một cách lỏng lẻo, dễ

tháo rời. Chính vì vậy, dùng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, tính chất nào đó có
thể ghép với một cụm từ bất kỳ nếu âm tiết cuối của cụm từ này “hiệp vần” với âm
tiết cuối của tên gọi đã nêu thì có thể tạo ra ngay được một cụm từ có tính cố định
về hình thức, mặc dù nội dung của nó không có ý nghĩa gì cả (như các ví dụ vừa
dẫn). Những lối nói này chủ yếu để “gây cười” mang tính giải trí là chính chứ
không nhằm phản ánh quá trình nhận thức. Ở đây có điểm tương đồng với đồng dao
ở chỗ phần lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè,
còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này bắt sang
chuyện khác, ví như trong đồng dao khi đang nói “cái trống nằm trong, cái ong nằm
ngoài”, lại chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi phật khóc” tương tự như
“Một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai” hay “Tào lao bí đao”. Nhưng xét cho kỹ,
nó vẫn có cái lý của nó, vì những câu nói tưởng như rời rạc ấy lại tạo ra được “hiệu
ứng” thích thú cho người nghe. Đây là kiểu thu hút ngoại vật bằng ấn tượng, chứ
không phải bằng lý luận.
Về mặt ngữ nghĩa, có một số câu có khả năng gợi ra một hình ảnh, hiện
tượng nào đó. Ví dụ: Đâu có đó, thịt chó có mắm tôm; Hồn nhiên như cô tiên;… Để
xây dựng “cái nết” và cốt cách con người, nhiều cô gái trẻ phải miệt mài trải qua
thời gian dài với việc “Học ăn, học nói, học gói học mở”. Vẻ đẹp tâm hồn cũng
được bồi đắp theo thời gian với sự tích lũy vốn sống và sự trau dồi không ngừng
nghỉ của mỗi cá nhân. Trước đây, vẻ đẹp bên trong là thứ có thể cải tạo và bồi đắp,
20
còn hình thức bề ngoài vốn khó lòng cải tạo. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, khi
ngành phẫu thuật thẩm mỹ ra đời – nó được xem là sự cứu cánh cho những quý cô
vốn không có được vẻ đẹp thiên phú. Với công nghệ hiện đại, phái đẹp cải thiện tối
đa về nhan sắc nhờ các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ và họ không mất quá nhiều thời
gian để có được nó, yếu tố quan trọng lúc này là điều kiện vật chất và gu thẩm mỹ
cá nhân. Đã xa rồi cái thời “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, với xu hướng thời thượng
“Xấu nhưng biết phấn đấu” càng ngày càng có nhiều phụ nữ tìm đến phẫu thuật
thẩm mỹ để làm đẹp. Hiệu quả và nhanh chóng, phẫu thuật thẩm mỹ đã làm nhiều
chị em không ngần ngại để cơ thể mình dưới dao kéo để trở nên xinh đẹp, hoàn hảo

hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật thuật thẩm mỹ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ kiểu
“con dao hai lưỡi”, ngoài những ca biến chứng dẫn đến tử vong thì có đến hàng
nghìn nạn nhân của phẫu thuật thẩm mỹ phải chịu tổn thương về cơ thể lẫn tinh
thần. Nhiều người phải chịu dị tật, thương tật, thậm chí là tàn phế suốt đời. Đây
đang là xu thế “rộ” lên ở Việt Nam trong nhiều năm qua được “Sát thủ đầu mưng
mủ” phản ánh một cách khách quan và trung thực.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy có nhiều câu bắt đầu mang dáng dấp
của thành ngữ nhờ nó mang một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như: Sống đơn giản
cho đời thanh thản (một kiểu triết lý sống); Phi công trẻ lái máy bay bà già;…
Trong buổi triển lãm để cùng trao đổi về ngôn ngữ của giới trẻ thời “A còng”, nhà
giáo PGS. TS Văn Như Cương nhận định: “Thành ngữ cũng có những giai đoạn,
biến chuyển cho hợp thời và có những câu ở đây tôi rất thích. Xưa nay ông cha ta
vẫn nói “Cái khó bó cái khôn”, là để chỉ cái đói nghèo ngăn trở chúng ta thành công
trong cuộc sống. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc gặp “cái khó”
mới “ló cái khôn”, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn để chiến đấu và “cái khó ló cái
khôn” ra đời”. Tuy nhiên, nếu cứ đói mãi, khó mãi, thì “Cái khó ló cái ngu” khiến
con người ta không đủ tỉnh táo để làm người lương thiện; gánh nặng cơm áo gạo
tiền, nợ nần chồng chất đâm ra “Túng quá hóa liều”, trộm cắp, giết người cướp của,
… cũng từ đó mà ra. Ba câu nói thể hiện sự chuyển biến của ba thời kỳ lịch sử khác
nhau chứ hoàn toàn không phải là sự biến đổi ngôn ngữ tùy tiện.
21
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu lạm dụng quá sẽ làm mất đi sự tinh
túy và vẻ đẹp trong sáng của thành ngữ Việt Nam. Thậm chí, tùy thuộc vào ngữ
cảnh sử dụng, nó còn xúc phạm tới điều thiêng liêng về các nhân vật có ý nghĩa
lịch sử (Vd: Được voi đòi hai Bà Trưng).
2.2 Phân loại
2.2.1 Thành phần cấu tạo
Dựa vào hình thức, chúng tôi phân chia thành:
2.2.1.1 Kiểu kết cấu cụm từ chính phụ
Loại thành ngữ này được cấu tạo dựa trên hai bộ phận chính có thể mô hình

hóa là Ax (A là yếu tố đứng đầu, là đối tượng chính cần diễn đạt, x là yếu tố đứng
sau A, biểu thị thuộc tính của A)[14]. Xét về mặt từ loại, những “biến thể” thành
ngữ này có thể có cấu tạo của (một) cụm danh từ, (một) cụm động từ, (một) cụm
tính từ. Chúng tôi nhận thấy thành ngữ có cấu trúc cụm từ chính phụ chiếm số lượng
khá lớn, có tới 34/112 “biến thể” thành ngữ thuộc loại này. Cụ thể:
Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từ có số lượng ít nhất, chiếm 3/112 “biến
thể” thành ngữ có kết cấu cụm danh từ. Chẳng hạn như:
-Chuối cả nải
- Sát thủ đầu mưng mủ
- Sát thủ trên cây đu đủ
Thành ngữ có có kết cấu cụm tính từ chiếm 18/112 “biến thể” thành ngữ. Ví
dụ như:
- Tào lao bí đao
- Thoải con gà mái
- Ảo tung chảo
- Chuẩn không cần chỉnh
- Bét nhè con gà què
- Dở hơi biết bơi
- Dã man con ngan
- Oách xà lách
- Phê như con tê tê
22

×