Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.69 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC - XÃ HỘI
BÙI THỊ THANH
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG
SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2010-2014
Người hướng dẫn :Th.S, GVC. Lương Hồng Văn
ĐỒNG HỚI, 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Sinh viên
Bùi Thị Thanh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - thạc sĩ, giảng viên
chính Lương Hồng Văn đã tận tâm, tận tình, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo
khoa Khoa Học - Xã Hội, Quý thầy cô giáo của trường Đại Học Quảng Bình
đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích và tạo mọi điều kiện
cho tôi hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệpđã
quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng song do thời gian thực hiện không nhiều,
năng lực bản thân có hạn nên luận văn chắc chắn có nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô cùng toàn
thể các bạn để khóa luận này hoàn thiện hơn!


Đồng Hới, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Bùi Thị Thanh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với dáng dấp hình chữ S xinh xinh, nhỏ nhắn nằm ở rìa phía Đông của
bán đảo Đông Dương, Việt Nam ta được vùng biển Đông rộng lớn ôm trọn và
bao bọc nên ngàn đời nay “đất liền” với “dân” với “biển đảo” gắn bó bên
nhau chẳng thể tách rời.
Biển, đảo Việt Nam luôn được nhắc đến như một phần máu thịt của
dân tộc Việt, là đề tài không bao giờ vơi cạn của văn học bởi từ xưa đến nay,
phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc. Hiện tại và tương
lai, biển đảo càng quan trọng hơn với đất nước chúng ta. Từng hải lý biển,
từng tấc đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… là máu, mồ hôi của ông cha để lại. Tổ
quốc thân yêu đã và đang hướng ra biển lớn cùng những dự định hoành tráng
cho tương lai. Người lính biển phải gánh gồng trách nhiệm giữ gìn biển đảo
nặng nề hơn bao giờ hết. Nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn nước ta đã nối tiếp
nhau, không nguôi nỗi niềm viết về tình yêu quê hương đất nước và hình
tượng những người con luôn có mặt nơi tuyến đầu để bảo vệ và gìn giữ từng
tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ những năm 60
của thế kỉ trước, ở tuổi mới lên bảy lên tám, đã xuất hiện như là một “thần
đồng thơ” và bước vào tuổi trưởng thành vẫn tiếp tục hành trình vươn tới
những thành công mới, góp thêm tiếng nói của riêng mình vào mạch nguồn
cảm xúc dào dạt ấy.
Từ “góc sân” nhà em đến “khoảng trời” bao la của Tổ quốc, một trong
những “vùng thẩm mĩ” nổi bật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
đó là hình tượng người lính và biển đảo. Chùm thơ viết về biển đảo Trường
Sa in trong tập Bên cửa sổ máy bay (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm 1985),
và trong tập Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển (Nhà xuất bản Lao Động), cùng
với tập truyện ký Đảo chìm (Nhà xuất bản Lao Động) được tái bản nhiều lần,

1
đã biểu hiện một cách chân thực, xúc động và đầy sức ám ảnh tình yêu đất
nước qua hình tượng người lính và biển đảo. Mặt khác, Biển Đông vẫn là một
khu vực bất ổn và sự căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo
tại khu vực khá nhạy cảm này đang diễn biến nguy hiểm. Là công dân Việt
Nam không ai không hướng về biển, đảo. Ngay từ thời mở nước, trong truyền
thuyết ngàn đời của dân tộc, có lẽ người đầu tiên sớm có "tầm nhìn biển đảo"
là Cha Lạc Long Quân, khi ông quyết định dắt 50 người con xuôi về hướng
biển để mở mang cõi bờ!
Việc thực hiện đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác
của Trần Đăng Khoa sau 1975” ngoài ý nghĩa phát hiện thêm những đóng góp
của nhà thơ ở giai đoạn trưởng thành vào nền thơ ca và văn xuôi đương đại,
chúng tôi h
Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử vấn đề có vai trò hết sức quan trọng đối với những người làm
công tác nghiên cứu khoa học, bởi nó là nền tảng, là cơ sở để chúng ta có thể
tiến hành công việc nghiên cứu của mình. Hơn nữa từ kết quả đã đạt được
giúp chúng ta nảy sinh ra ý tưởng mới, hấp dẫn hơn những công trình trước
đó. Khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài: “Hình tượng người lính
và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975”. Chúng tôi tiến
hành trên hai phương diện: Lịch sử các công trình nghiên cứu, nhận định về
Trần Đăng Khoa và các công trình nghiên cứu có liên quan đến “Hình tượng
người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975”
Phương diện thứ nhất là những công trình nghiên cứu và những nhận
định về Trần Đăng Khoa. Ông được mệnh danh là thần đồng thơ khi là một
cậu bé 8 tuổi; có tập thơ đầu tay năm 10 tuổi. Trần Đăng Khoa là một “hiện
tượng lạ” không chỉ làm sững sờ biết bao bạn đọc trong nước mà còn lan
truyền sang nhiều nước trên thế giới. Người có công tìm hiểu và đưa Trần
Đăng Khoa đến với bạn đọc khắp thế giới là nhà thơ Xuân Diệu:“Tôi đã sung

2
sướng hướng dẫn đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về quay phim “Thế giới
nhỏ của em Khoa” tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên
dịch thơ Khoa ra tiếng Pháp đưa cho nữ đồng chí Madeline Riffaud (Mađơlen
Riphô). Chị Riphô về đăng trên báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp; sau
đó tôi lại dịch ra cả tập thơ Khoa Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Đăng
Khoa, dịch ra nhiều thứ tiếng trên nhiều thế giới. Tôi lại giúp nhà thơ Cuba
FéLix Pila Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ
“Mưa” và “Em kể chuyện này” ở rất nhiều nơi trên miền Bắc, ở Sài Gòn và
các thành thị ở phía Nam (1975 – 1976)”.
Trong việc lưu trữ và phát triển sự nghiệp thơ ca nước nhà, cùng với sự
tiến lên của công nghệ kỹ thuật nên tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc dễ
dàng tiếp cận với những tác phẩm thơ ca. Chính vì thế ta có những cuốn sách
in ấn rất đẹp và ghi chép cẩn thận tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần
Đăng Khoa: Hội nhà văn -“Nhà văn Việt Nam hiên đại”, Ngô Văn Phú,
Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách -“Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX (tập 4)”, Thái
Doãn Hiểu, Hoàng Liên -“Giai thoại nhà văn Việt Nam”, Trần Đăng Khoa -
Chân Dung Và Đối Thoại, Trần Mạnh Thường -“Từ điển tác gia Việt Nam
Thế kỉ XX”. Ngoài ra còn có một lượng thông tin vô cùng phong phú về cuộc
đời, sự nghiệp và những cuộc phỏng vấn liên quan đến Trần Đăng Khoa trên
mạng internet.
Phương diện thứ hai là các nhận định, công trình nghiên cứu có liên
quan đến hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng
Khoa sau năm 1975:
3
Đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ viết về sáng tác
của Trần Đăng Khoa. Phần lớn các bài viết tập trung chú ý tài năng thơ
của Trần Đăng Khoa thời niên thiếu và Trần Đăng Khoa qua tập “Chân
dung và đối thoại”. Những bài viết về sáng tác Trần Đăng Khoa sau
1975 có số lượng không nhiều, cũng chưa có mấy bài đề cập đến hình

tượng người lính và biển đảo; song nhìn chung đều có chung nhận xét
như Trần Thiện Khanh:
“Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng, không trộn lẫn. Giống
như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫn
nhận ra chất nhạc của riêng một người…Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì
đó cho nền văn học khi họ có cái gì đó của riêng mình. Trần Đăng Khoa có
cái “tôi” của riêng mình trong thơ”.
Trong “Mạn đàm quanh “Đảo chìm” do Phong Điệp thực hiện in trên
Báo Văn nghệ trẻ số 175, đã ghi lại một số nhận định của các nhà văn như
sau:
- Nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhận xét:
Đây là tập sách hay, được viết trong một thời gian khá dài. Qua tập sách
này càng chứng tỏ thêm về khả năng văn xuôi của Trần Đăng Khoa, mà năm
ngoái, “Chân dung và đối thoại” đã nói lên điều đó. Hóm hỉnh và sắc sảo - có
thể nói ngắn gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy.
- Nhà văn Lê Lựu thì cho rằng:
Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe
không dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới
khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà
chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi.
Theo tôi, phần Đảo chìm là phần thần bút, vì những chuyện thông
thường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế mà tự nhiên có và vẫn thấy
như là có thật. Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh
4
sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được. Ý tưởng của tác phẩm
đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt. Chính vì thế, nó
có sức hấp dẫn đối với bạn đọc [3].
- Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình cũng đánh giá rất cao Trần Đăng Khoa:
Trần Đăng Khoa có cái nhìn khác người, và đặc biệt là rất sâu sắc. Chính
vì thế phần lớn các truyện trong “Đảo chìm” viết từ trước đây rất lâu (thậm chí

15-20 năm) nhưng đến nay vẫn mang được tính thời sự của nó [3].
Qua phần tìm hiểu những nhận định, ý kiến đánh giá phê bình chúng tôi
nhận thấy rằng những bài viết đi sâu phân tích vào hình tượng người lính và
biển đảo - một bình diện mới của thơ văn Trần Đăng Khoa sau 1975 lại không
nhiều, còn tản mạn, chưa thành hệ thống.
Vì vậy, tiếp thu và phát triển ý kiến của những người đi trước, chúng
tôi chọn đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần
Đăng Khoa sau 1975” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng sự thành công của đề
tài này sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc đẩy tất cả chúng ta
đến với công việc nghiên cứu về Trần Đăng Khoa nói chung và về hình tượng
người lính và biển đảo trong sáng tác của ông sau năm 1975 nói riêng. Từ đó
có cái nhìn đúng đắn và khách quan đối với những đóng góp của ông cho nền
văn chương đương đại.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận chỉ bước đầu tập trung nghiên cứu những nét nổi bật về hình
tượng người lính và biển đảo trong những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau
năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu về hình tượng người lính và
biển đảo trong những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975 cụ thể là:
5
- Tập thơ Bên cửa sổ máy bay, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà
văn Việt Nam, năm 1985.
- Tập truyện – kí Đảo chìm, Nhà xuất bản Lao Động.
- Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm
2001.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chủ yếu:

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm tìm hiểu nghệ thuật khắc họa
hình tượng người lính và biển đảo bằng cách tiếp cận hệ thống các sáng tác
của Trần Đăng Khoa sau 1975 và các bài viết về sáng tác của Trần Đăng
Khoa.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm xây dựng hệ thống luận điểm,
luận cứ, luận chứng hợp lý để từ đó phân tích và tổng hợp vấn đề.
Phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại): Nhằm liên hệ, đối chiếu, so
sánh những điểm giống và khác nhau giữa sáng tác của Trần Đăng Khoa và
của một số các nhà thơ cùng thời. Qua đó để có cái nhìn đúng mức về tài
năng, tâm hồn Trần Đăng Khoa và những đóng góp của ông cho nền văn học
nước nhà.
Phương pháp thống kê: Qua việc khảo sát, chúng tôi sẽ thống kê các
hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra những nét riêng, nét độc
đáo của tài năng Trần Đăng Khoa.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tập trung tìm hiểu và phát hiện những nét nổi bật của “hình
tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau năm
1975”. Nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Trần Đăng Khoa
với nền thơ ca Việt Nam, cụ thể là sau năm 1975. Đồng thời tìm hiểu để làm
rõ hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa,
khẳng định tài năng, phong cách riêng của thơ Trần Đăng Khoa, phát hiện
6
được vẻ đẹp của tâm hồn không chỉ của nhà thơ mà còn của đất nước, của dân
tộc.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng đóng góp một chút công sức,
là tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường.
6. Cấu trúc bài khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung khóa luận gồm có ba chương:
Chương I: Trần Đăng Khoa và những sáng tác sau năm 1975

Chương II: Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính và biển đảo
trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
Chương III: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính và biển đảo trong
sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ NHỮNG SÁNG TÁC SAU
NĂM 1975
1. Đôi nét về Trần Đăng Khoa
Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần ĐăngKhoa:
7
Bất kì một sự thành danh ở lĩnh vực nào cũng phải có sự đóng góp của
các nhân tố khách quan bên cạnh tài năng của chủ thể. Trần Đăng Khoa, sẽ
không phải là một trường hợp ngoại lệ. Vậy, những nhân tố nào đã góp phần
hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa, một hiện tượng nổi bật đến
mức Trần Đăng Xuyền đã ca ngợi không tiếc lời là hiện tượng “vô tiền
khoáng hậu của nền văn học Việt Nam”.
Dòng sữa văn học dân gian của quê hương:
Tuổi thơ của Trần Đăng Khoa gắn bó máu thịt với thôn Điền Trì, xã
Quốc Tuấn - một làng quê ven bờ sông Kinh Thầy. Chính cái cảnh sắc quê
hương với hương đồng gió nội, tấm chân tình, mộc mạc của những người dân
ở nông thôn Bắc bộ đã tạo môi trường thuận lợi để hồn thơ Trần Đăng Khoa
đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái.
Cũng như bao trẻ em khác, ngay từ khi còn trong nôi, Trần Đăng Khoa
đã được nuôi dưỡng bằng những dòng sữa ngọt ngào của văn học dân gian
qua những điệu chèo Lưu Bình- Dương Lễ, Quan âm Thị Kính…của bà
ngoại, qua những lời kể về tích Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa… của mẹ.
Đặc biệt hơn, mẹ của Trần Đăng Khoa có thể đọc ngược Truyện Kiều.
Truyền thống gia đình:
Trần Đăng Khoa xuất thân trong một gia đình có truyền thống Trần
Đăng Khoa bảng và văn học. Nguyễn Hà (ông bác của Trần Đăng Khoa) kể:

“Có năm, triều Cảnh Thịnh, trong Lục bộ mà mấy anh em họ Trần - các cụ tổ
Trần Đăng Khoa - đã chiếm bốn, trong đó, cụ Trần Nhuận Minh Phủ là nhà
thơ” [8; 217].
Từ đó đến đời cha Trần Đăng Khoa thì không thấy xuất hiện trên văn
đàn. Đến đời Trần Nhuận Minh (anh ruột Trần Đăng Khoa) đã có năng khiếu
làm thơ văn nhưng khá khiêm nhường, bật lên trong thời kì đổi mới mà sau
này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí, Trần Đăng Khoa đã cho đó
là một sự “lột xác”. Và đến Trần Đăng Khoa thì 9 đột ngột xuất hiện một
8
giọng thơ mới “hồn nhiên, trong trẻo đến mức khó tin” [14; 16]. Thời ấy,
người ta liên tục kéo đến nhà xem cho biết mặt mũi đứa trẻ ấy ra sao, có
giống như người bình thường không. Thậm chí, có một số nhà xuất bản đã cử
hẳn người đến nhà Trần Đăng Khoa trong thời gian dài để kiểm chứng sự thật
tài năng của cậu bé Khoa (Nguyễn Nghiệp đã theo lời Bộ trưởng Nguyễn Văn
Huyên đến nhà Trần Đăng Khoa cùng sống, cùng đi cất vó, câu cá, cùng đến
trường, cùng dự các buổi sinh hoạt…và chứng kiến những vụ sát hạch của các
thầy ở ty giáo dục Hải Hưng và các vị khách vãng lai). Rồi tất cả đều công
nhận “thần đồng thơ Trần Đăng Khoa” là sự thật chứ không phải là tin đồn.
Ảnh hưởng từ các nhà thơ, văn bậc thầy:
Một điều may mắn là trong quá trình sáng tác, Trần Đăng Khoa đã
được gặp và tiếp xúc với các bậc thầy văn thơ như: Tố Hữu, Huy Cận, Tô
Hoài, Chế Lan Viên,… Những nhà văn, nhà thơ ấy đã dìu dắt rất tận tình để
Trần Đăng Khoa vượt qua sự ấu trĩ mà phát triển tư duy nghệ thuật, nhanh
chóng trưởng thành trong việc sáng tác thơ. Đặc biệt hơn, ngay từ năm 1968,
sau khi gặp nhà thơ Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa mới có ý thức được sự vất
vả của việc làm thơ. Đó không phải là một cuộc rong chơi nhàn nhã mà đó
chính là “một công việc sáng tạo cực nhọc, nếu không muốn nói là nghề lao
động khổ ải”. Trần Đăng Khoa đã hiểu đựơc rằng: Thơ cần có tính chân thực
nhưng không phải là sự sao chép nguyên vẹn, thô thiển mà phải được sáng tạo
một cách công phu, linh hoạt. Hầu như, các bài viết của Trần Đăng Khoa đều

được nhà thơ Xuân Diệu đọc trước và đóng góp ý kiến. Trong cuộc đời sáng
tác, Trần Đăng Khoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm khắc
này.
Sự động viên, giúp đỡ của gia đình và thầy cô, bạn bè :
Từ khi biết đọc, biết viết, Trần Đăng Khoa đã hết sức tận dụng tủ sách
của anh Trần Nhuận Minh. Anh là người rất thích làm thơ, ham đọc sách. Anh
đã tạo cho mình một “thư viện nhỏ” ở trong nhà. Trong “thư viện” ấy, có rất
nhiều sách như: Bỉ Vỏ (Nguyên Hồng), Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),
9
truyện ngắn của A. Sekhov, Đỏ và đen (Stendhal),… Trần Đăng Khoa đã đọc
rất nhiều khi chỉ là học sinh cấp I, II. Bấy giờ, Trần Nhuận Minh là một thầy
giáo, một nhà thơ được nhiều người ngưỡng mộ ở vùng đất mỏ Hồng Gai.
Trần Đăng Khoa rất khâm phục tài năng “xuất khẩu thành thơ” của anh trai
mình. Để bù đắp những cái mình không được như thế, Trần Đăng Khoa đã bí
mật làm rất nhiều bài thơ. Người đầu tiên được thưởng thức thơ Trần Đăng
Khoa là bé Thuý Giang. Được anh Trần Đăng Khoa đọc thơ cho nghe, bé
Giang rất thích và cứ đọc đi đọc lại cho bạn bè nghe. Khi mọi người biết
chuyện, hỏi ra thì mới biết những câu thơ đó là của Trần Đăng Khoa.
Và, một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho thơ Trần
Đăng Khoa ngày một hay hơn chính là nhờ thầy cô, bạn bè. Những người
thầy, người bạn này đã hết lòng động viên, khuyến khích và bình phẩm, sửa
chữa thơ Trần Đăng Khoa. Thầy giáo Lê Thường (1) đã cho rằng chính tập
thể đã phát hiện, cổ vũ và bồi dưỡng tài năng thơ Trần Đăng Khoa.
Thời đại kháng chiến chống Mĩ:
Một điều không thể thiếu trong những những yếu tố làm nên những
trang văn thơ có giá trị cho đời là yếu tố thời đại mà tác giả đang sống (tất
nhiên, tài năng của họ là chủ yếu). Một Nguyễn Du sống trong xã hội phong
kiến nhiễu nhương với những quan niệm hẹp hòi đã để lại tác phẩm bất hủ là
“Truyện Kiều”. Một Hồ Chí Minh trong những ngày tháng bị giam cầm ở nhà
tù Tưởng Giới Thạch chứng kiến nhiều sự bất công tàn bạo đã viết nên “Ngục

trung nhật kí”,… Chúng tôi không dám sánh Trần Đăng Khoa với Nguyễn
Du, Hồ Chí Minh,… mà chỉ muốn nói rằng, hồn thơ Trần Đăng Khoa được
hình thành và phát triển cũng là nhờ một phần vào yếu tố thời đại. Cuộc chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt.
Đó là một thời đại mà vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập dân tộc đứng
trước nguy cơ một mất một còn. Đó là một thời đại mà đời sống mà số phận
của mỗi người phải gắn chặt với cuộc chiến đấu của dân tộc như lời của Chế
Lan Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt. Nụ
10
cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau”. Đó là một thời đại mà với tính
chất gay go, quyết liệt của cuộc chiến đấu chống Mĩ, dân tộc ta phải huy động
và phát huy cao độ tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, phải gắn kết tất cả
lại với nhau, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,… để tiến
hành công cuộc vệ quốc vĩ đại, khẳng định chính nghĩa, tinh thần và sức sống
bất diệt của đất nước và con người Việt Nam.
Trong thời “đất nước đứng lên” như thế, hồn thơ trẻ của Trần Đăng
Khoa bỗng vụt sáng như một hiện tượng lạ chưa từng có trong lịch sử văn học
nước nhà. Hồn thơ đó đã nói lên tiếng nói chung của cả dân tộc, được mọi
người đồng tình, ủng hộ và ngưỡng mộ.
Tóm lại, nếu không có những yếu tố như trên thì hồn thơ của Trần
Đăng Khoa sẽ không được hình thành và phát triển. Hoặc là, nếu có hình
thành và phát triển cũng không thể gây được tiếng vang như ngày hôm nay.
2. Nhìn lại những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau năm 1975
Không biết tự bao giờ, cái tên Trần Đăng Khoa đã khắc sâu trong tâm
trí chúng ta. Những bài thơ của nhà thơ thần đồng đã được chúng ta thuộc
lòng ngay từ thuở đầu tiên đến trường và theo mãi suốt cuộc đời. Hơn 50 năm
nay, nhiều thế hệ học trò đã lớn lên mà tâm hồn được bồi đắp bằng những câu
thơ đẹp lành hồn hậu, dí dỏm và tinh anh một cách lạ lùng, hấp dẫn như có
ma lực của anh. Và không chỉ mảng thơ, mà còn truyện kí, chân dung văn học
ông đều rất xuất sắc. Chúng ta hãy nhìn lại đôi nét về sáng tác của Trần Đăng

Khoa ở các mảng đó.
1.1. Thơ
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon
Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập
kỷ 60. Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần
Đăng Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng
ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ”. Trần Đăng Khoa bắt
11
đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc
sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm
1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên
tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và
in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Năm 2002, Góc sân và
khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Mùa xuân năm 1975 là cột mốc của dân tộc, cũng là một cột mốc để
đánh giá thơ Trần Đăng Khoa. Từ sau năm 1975, Trần Đăng Khoa sáng tác và
in thơ không nhiều, nhưng thơ ông vẫn tạo được ấn tượng với bạn đọc qua hai
tập thơ Bên cửa sổ máy bay xuất bản năm 1985 và Thơ Trần Đăng Khoa tinh
tuyển xuất bản năm 2001.
Ở tuổi trưởng thành, Trần Đăng Khoa vẫn là cây bút thơ tài hoa, không
nhiều người vượt qua ông trong mấy chục năm nay khi viết về vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Có khi chỉ vài câu thơ ngắn, ông tạo ra một bức tranh vùng đất
nông thôn miền Bắc:
“Đường cỏ lơ mơ nắng
Mái tranh chìm chơi vơi
Vài tán cau mộc mạc
Thả hồn quê lên trời”
(Hoa Lư)
Đó là sự tiếp nối với những bài thơ viết về quê hương mà ông có được

từ thời thiếu nhi thuở Hạt gạo làng ta, và đã càng nổi tiếng khi được chắp
thêm cánh nhạc. Trần Đăng Khoa nặng lòng với quê hương, nơi sinh thành
ông. Trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay, ông có nhiều bài thơ viết ở làng Điền
Trì, xã Quốc Tuấn (Nam Sách). Đó là những bài Về làng, Thấp thoi gốc rạ…,
Mưa xuân, Hồn quê. Ngay trong bài thơ được lấy làm tên gọi cho cả tập: Bên
cửa sổ máy bay ông cũng liên tưởng đến quê hương, nơi có người mẹ lam lũ,
tảo tần của mình. Có thể nói, tâm hồn nhà thơ luôn hoà hợp với thiên nhiên,
với quê hương nên tác giả có thể bắt được rất tài, rất nhạy thần sắc của nó.
12
Qua đó tác giả đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền cho người
đọc tình yêu ấy.
Thơ ông sau 1975, vẫn nối tiếp mạch cảm xúc ưu tư ấy. Trong bài thơ
“Ở nghĩa trang Văn Điển” trước nghĩa trang, nơi yên nghỉ của những con
người với những số phận khác nhau, ông nhận ra sự thật của kiếp người, một
quy luật muôn thủa không bao giờ thay đổi của con người là không ai trường
tồn vĩnh cửu. Đó chính là quy luật khắc nghiệt tạo hóa đã ban cho con người
không thể khác được: Mỗi con người có một cuộc sống riêng, nhưng dù là ai,
địa vị nào, dù giàu, nghèo đến đâu, dù hạnh phúc hay khổ đau, theo quy luật
rồi cũng ra đi vào cõi vĩnh hằng. Trần Đăng Khoa muốn nói với chúng ta
rằng: cái quy luật khắc nghiệt đó đã nhắc nhở mỗi con người chúng ta hãy
biết sống vì nhau và hãy yêu thương nhau nhiều hơn.
Khi sống và học tập ở nước ngoài, chứng kiến những biến cố chính trị,
sự thay đổi của những giá trị xã hội, thơ ông trở nên ưu tư và gợi nhiều suy
nghĩ, liên tưởng cho người đọc. Nước Nga có nhiều kỷ niệm với ông, đã từng
Uống rượu với người bạn Nga cùng “ngồi dưới đất” để có “ngã thì không đau.
Tuy nhiên, nổi bật nhất với thơ Trần Đăng Khoa viết ở tuổi trưởng
thành là mảng thơ viết về bộ đội, về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Tập Bên kia cửa sổ máy bay có thể gồm ba cụm chính. Một cụm các
bài thơ tình yêu. Một cụm thơ về đời sống bộ đội trên hải đảo. Một cụm thơ
nghĩ về đời, về thơ, về làng quê… Các bài thơ tình chưa có gì sâu sắc. Các bài

thơ nghĩ về đời cũng vậy. Đọc có nhiều thú vị nhất chính là cụm thơ về đời
sống người lính trên đảo. Ở cụm thơ này, Trần Đăng Khoa có đóng góp vào
việc phác họa những nét thiếu thốn, gian khổ, hy sinh của người lính thời
bình. Qua những bài thơ này, ta thấy nơi các chiến sĩ canh giữ từng là đảo đá,
đảo cá, đảo chim v.v… nhưng chưa từng là đảo người, đảo của con người.
Qua thơ, ta thấy người lính ở đây sống trong rất nhiều khao khát: khát người,
khát dân, khát đất liền, khát khao được tắm, được hát, được thỏa thuê dùng
nước ngọt… Qua thơ, ta thấy những người lính đảo phải nỗ lực rất nhiều
13
trong sinh hoạt vật chất và tinh thần để chiến thắng cái trơ trọi, “không con
người” của thiên nhiên, thắng cả cảm giác trơ trọi trong mình để làm tròn
nhiệm vụ. Những bài thơ này rất thực và sâu, truyền đạt rất cảm động tình yêu
Tổ quốc thiết tha và chân thực của những chiến sĩ ngoài hải đảo.
Trong các bài thơ này, đặc biệt là các bài “Lính đảo hát tình ca trên
đảo”, “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, có lẽ là lần đầu tiên Trần Đăng Khoa
truyền đạt được cùng một lúc nhiều tình cảm khác chiều nhau: vừa buồn, vừa
xót, vừa tự hào, vừa nghiêm trang lắng xuống nghĩ ngợi vừa bông đùa bỡn
cợt…. Ngày trước, thơ Khoa chỉ diễn tả những tình cảm một chiều: nhớ chú
bộ đội, chỉ biết chú giản dị, dễ gần, bên hè ngồi đánh bi với cháu, và chỉ mong
chú về với cháu bên hè đánh bi… Nay, trong những bài thơ này, Khoa bắt đầu
khác trước. Sức thuyết phục tình cảm cũng như sự chân thật của các bài thơ
bắt đầu được xây dựng từ những chỗ đó. Bài “Hát về hòn đảo Chìm” nhấn
vào hai nốt: Có và không. Sẽ có nhiều thứ, khi nay mai đảo chìm nhô lên, sẽ
có sự sống con người. Nhưng hiện tại, chỉ có nước với trời, đảo vẫn chìm
dưới nước, vẫn chưa có sự sống con người. Bài “Lính đảo hát tình ca trên
đảo” cũng nhấn vào hai nét đối lập: đảo đá hoang sơ và tiếng hát con người.
“Nào ta hãy hát lên cho mây nước biết
Rằng chúng ta là những con người”
Bài “Đợi mưa” cũng có cặp đôi có và không, ước muốn và thực tế như
vậy. Và day dứt là cái niềm đợi mưa, mong mưa, là những cung bậc của sự

mong đợi. Hãy “mưa như chưa bao giờ mưa“, “mưa cho mãnh liệt“, rồi
“không mưa rào thì hãy mưa ngâu - hay mưa bụi mưa ti li cũng được”, “một
giọt nhỏ thôi…” cho đến mức cùng cực. “Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa, thì
xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời”. Cái sức vóc kiên nghị, cái kiêu
hãnh thách thức “dẫu chẳng có mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo” đi
liền với nỗi mong mưa đến sốt ruột sốt gan… tất cả điều này, trước đây thơ
14
Khoa chưa làm được. Và có lẽ đấy là chỗ có thể thấy bước tiến của thơ Khoa
chăng?
Trần Đăng Khoa có duyên và rất dí dỏm, hóm hỉnh trong viết văn xuôi,
phê bình và chân dung văn học, trong thơ ông không đánh mất đi điều đó,
nhất là khi viết về người lính.
Thơ viết về người lính của Trần Đăng Khoa không cầu kỳ, có thể là
mộc mạc, nhưng đằm trong lòng người đọc. Từ sau năm 1975, có nhiều nhà
thơ viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính, nhưng viết về người
lính thời bình, đặc biệt là về Trường Sa và Bộ đội Hải quân, Trần Đăng Khoa
là một trong số ít nhà thơ tiên phong và có nhiều thành công.
Trần Đăng Khoa có duyên và rất dí dỏm, hóm hỉnh trong viết văn xuôi,
phê bình và chân dung văn học, trong thơ ông không đánh mất đi điều đó,
nhất là khi viết về người lính. Chính sự hài hước, hóm hỉnh đã tạo niềm tin,
lạc quan cho người lính, kể cả khi khó khăn, gian khổ nhất.
1.2. Chân dung văn học
Có người đã cho rằng “người đàn ông Trần Đăng Khoa bây giờ chỉ là
cái bóng mờ của cậu bé tám tuổi Trần Đăng Khoa xưa kia”. Đã có lúc, Trần
Đăng Khoa phải vừa tỏ ra khiêm nhường, nhưng cũng vừa tự tin bảo vệ cho
mình: “Tôi rất kinh ngạc có những người cứ lấy Trần Đăng Khoa ngày xưa để
đo Trần Đăng Khoa bây giờ. Ai mà đi lấy cậu bé ngày xưa mười tuổi để đo
tôi xù xì hôm nay? Phải đo cùng chủng loại mới đúng chứ?”
Bất ngờ, năm 1998, Trần Đăng Khoa cho ra đời tập “Chân dung và
đối thoại”, và được người đọc đón nhận như hiện tượng thứ hai trong cuộc đời

mình. Người đọc gặp Trần Đăng Khoa “trong một vùng văn nghệ khác”
không kém thú vị. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng cho rằng: “Chính ở
việc vẽ chân dung người khác, Trần Đăng Khoa càng nỗ lực tỉa tót, tô vẽ bao
nhiêu thì chân dung anh lại càng tự nổi lên bấy nhiêu… Có thể nói bao nhiêu
tư chất, bao nhiêu tài hoa có được ở Trần Đăng Khoa đều phát tiết ra ở những
thao tác họa chân dung các nhà văn này”.
Lời nói đầu của Nhà xuất bản Thanh niên có đoạn:
15
Bạn đọc đã biết đến Trần Đăng Khoa, “thần đồng thơ” lúc 7-8 tuổi. Và
10 tuổi, đã có tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời (1968). Từ bấy đến nay
vừa tròn 30 năm. Tập thơ đã được tái bản 32 lần, vẫn được bạn đọc ở lứa tuổi
quàng khăn đỏ đón nhận.
Bây giờ, với Chân dung và đối thoại, bạn đọc sẽ gặp lại, vẫn Trần Đăng
Khoa ấy, đã ở tuổi 40, trong một vùng nghệ thuật khác.
Nội dung chính của tập sách là lao động nhà văn và các vấn đề văn học
đương đại. Được trang bị đủ các quan điểm nghệ thuật của Đảng, nhưng Trần
Đăng Khoa không thiên về lí luận theo lối “tầm chương trích cú”, không trình
bày các quan điểm một cách cứng nhắc khô khan, mà viết với lối cảm xúc của
người sáng tác đã có quá trình chiêm nghiệm về lao động nghệ thuật.
Nếu coi tập sách là một tác phẩm bình luận văn chương thì lối bình
luận này có một giọng điệu riêng, mới mẻ, độc đáo [9, tr 5-6].
Tập sách gồm 23 bài viết, sau bức hình Trần Đăng Khoa - chân dung tự
họa bằng ngôn từ, tác giả đã phác họa chân dung một số nhà thơ, nhà văn
trong và ngoài nước qua các bài như: Viết về Lưu Trọng Lư, tác giả Tiếng
thu, Trần Đăng Khoa nhận ra: “Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ.
Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó ở đằng sau những con
chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được,
chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi. Và cũng để rồi làm nổi bật ý
tưởng: Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất
riêng của tâm hồn thi sĩ”.

Với những tác phẩm thơ, như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu,
năm bài lục bát của Nguyễn Đình Thi, Bằng Việt, Trúc Thông, Phạm Công
Trứ, Đồng Đức Bốn, ngòi bút của Trần Đăng Khoa đều mượn ngôn từ trong
thơ mà vẽ chân dung người như thế.
Dựng chân dung Tố Hữu, trước hết Trần Đăng Khoa đứng từ điểm nhìn
của văn học sử và có thêm suy nghĩ của riêng mình: “Tố Hữu là một nhà thơ
16
lớn. Cả cuộc đời ông gắn liền với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau
đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ.
Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách
mạng…” Nhưng đến khi đã “tập kích” vào nhà Tố Hữu theo cách tiếp cận của
“Lính Điện Biên Phủ”, thì ngay lập tức điểm nhìn đã thay đổi, và chân dung
Tố Hữu được vẽ gần gũi như một con người, một số phận ở giữa cõi đời “như
một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo
hóa đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ
còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, tóc bạc… dường như
đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể”.
Với Nguyễn Đình Thi, “người mà cái tài thì đàn ông ghen, cái tình thì
đàn bà ghen” (Kim Lân), Trần Đăng Khoa lại dựng chân dung ông bằng bài
thơ Quê hương Việt Nam rất quen thuộc. Nhưng ta thực sự thú vị với cách
bình thơ rất mới, rất Trần Đăng Khoa. Anh cho rằng Nguyễn Đình Thi là thái
cực của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân thì gò lưng luyện chữ, muốn đưa ra
những con chữ hoàn toàn mới, còn thì Nguyễn Đình Thi lại cố gắng xoá hết
những chữ mới đi, chọn những chữ mòn nhẵn, những con chữ mà các thi sĩ
khác vứt bỏ: “Mọi cố gắng của Nguyễn Đình Thi là để làm một nhà văn
không có chữ. Cái hay của thơ Nguyễn Đình Thi không nằm ở chữ. Nó là cái
hồn phảng phất ở đằng sau những con chữ bạc phếch kia”.
Trần Đăng Khoa còn vào vai ma trong bài viết Nguyễn Khắc Trường
và… để dựng chân dung các bậc tiền bối của nền văn học Việt Nam hiện đại
như Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,

Nguyễn Khải, Nguyễn Khắc Trường, Ý Nhi… bằng việc phê bình các tác
phẩm của họ.
Từ năm 1998 đến năm 2000, chỉ trong vòng chưa đầy ba năm, Chân
dung và đối thoại đã in đến lần thứ mười bốn.
17
Đã có rất nhiều ý kiến khen chê xung quanh cuốn sách này, nhưng bản
lĩnh, cá tính thể hiện ở nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật thì không ai
chối cãi được. Phan Trọng Thưởng cho rằng: “Chính ở việc vẽ chân dung
người khác, Trần Đăng Khoa càng nỗ lực tỉa tót, tô vẽ bao nhiêu thì chân dung
anh lại càng tự nổi lên bấy nhiêu…Có thể nói bao nhiêu tư chất, bao nhiêu tài
hoa có được ở Trần Đăng Khoa đều phát tiết ra ở những thao tác họa chân dung
các nhà văn này” [15, tr. 160].
Nguyễn Văn Lưu thú vị nhận xét: “Phải thừa nhận Trần Đăng Khoa có
cái độc đáo trong tư duy, trong cách diễn đạt ý tưởng, trong ngôn ngữ. Y
chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự. Một câu ngắn gọn đã
bộc lộ tất cả tính cách và bút pháp của Trần Đăng Khoa. Đó là một tính cách
hóm hỉnh, hài hước, luôn nhìn sự vật và con người ở những khía cạnh khác lạ,
trái khoáy với ánh mắt thâm trầm đầy cợt mỉa, luôn biến cái nghiêm túc thành
cái cười cợt, nói cái này ra cái kia, nói thế này nhưng phải nên hiểu thế kia”.
Chân dung nhân vật của ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ,
nhà văn hóa mà còn là những con người hết sức đời thường xung quanh
chúng ta. Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ,
mà còn đằng sau một con người, nhiều con người. Nhiều cõi nhân sinh, quan
điểm nghệ thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để công
kích, để “chống Cộng”
Trước và cùng thời với Trần Đăng Khoa cũng đã không ít những nhà
nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ viết theo thể tài chân dung, nhưng
Trần Đăng Khoa vẫn tìm được cách riêng, giọng riêng cho mình.
Nối tiếp thành công của Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa lại
cho ra đời tập sách Người thường gặp được xuất bản năm 2000. Ông đã từng

“than thở” về tập ghi chép của mình rằng: “Mình viết văn xuôi chỉ là tay trái,
vậy mà lại nổi đình nổi đám mới chết chứ!…”. Bằng hình thức truyện kể,
18
ngòi bút khắc họa chân dung của Trần Đăng Khoa còn dừng lại ở chân dung
nhiều nhân vật khác như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Nguyễn Lân,
nữ sĩ Blaga Đimitrôva, nhà văn Tô Hoài, nhà thơ Vũ Cao, và nhiều nhất là
chân dung những người mà tác giả đã được gặp trong cuộc đời thường ngày.
Đó là Lão Chộp đã từng bắt phi công Mĩ trong thời kì chiến tranh phá hoại, là
chuyện của một cựu chiến binh, chuyện người cắm cờ trên Dinh Độc lập
trong ngày toàn thắng 30/4/1975, chuyện bi kịch của một người nổi tiếng,…
Với nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, chúng ta có dịp hiểu thêm
một phương diện khác của tài năng Trần Đăng Khoa: Bên cạnh một Trần
Đăng Khoa thơ còn có một Trần Đăng Khoa phê bình văn học độc đáo. Qua
nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Trần Đăng Khoa, thể tài chân
dung văn học trở nên gần gũi hơn, bớt chất hàn lâm, thêm chất dân dã, giàu
chất thơ hơn nên sống động, dễ đi vào lòng người đọc hơn.
Theo Trần Đăng Khoa tự thấy, tập sách này là một cuốn “bình luận văn
chương”, vì “Cuốn sách có khen, có chê. Cả khen cả chê đều thẳng thắn. Tất
nhiên, tôi viết theo kiểu của tôi… Trong đời sống mở ra muôn ngả, có hàng
ngàn lối đi, cách nào cũng được, miễn là đi được tới đích và đến được với
đông đảo bạn đọc”.
1.3. Truyện ký
Đảo chìm là một tập truyện - ký của Trần Đăng Khoa viết từ cuối
những năm tám mươi. Đây là tác phẩm được nhà văn Lê Lựu đánh giá là
“thần bút” và được nhiều đối tượng độc giả yêu mến.
Phần một có tựa đề Thời sự và kí ức, phần hai với tựa đề Đảo
chìm gồm 16 truyện ngắn kể những người lính Quân đội Nhân dân Việt
Nam tại Quần đảo Trường Sa mà ông gặp trong thời gian quân ngũ tại đây.
Về quá trình viết phần hai, năm 1978 Trần Đăng Khoa hoàn thành một
cuốn tiểu thuyết dày 300 trang nhưng không hài lòng vì “đọc lại thấy truyện

thật mà hoá giả” nên không in. Nhiều năm sau, tác giả viết cô gọn lại còn
19
khoảng 80 trang, tách thành 16 truyện ngắn độc lập về 16 tình huống khác
nhau. Theo Trần Đăng Khoa, 16 truyện ngắn đó xếp thành chuỗi thì thành
một cuốn tiểu thuyết 15 chương.
Cuốn sách chưa đầy 80 trang này cho đến nay có thể coi là cuốn tiểu
thuyết duy nhất viết về Trường Sa thân yêu, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ
quốc. Điều kỳ lạ là tập sách chỉ tập hợp 15 câu chuyện người thật, việc thật
mà vẫn đầy sức thu hút người đọc.
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đánh giá: Chuyện nhặt ở Đảo Chìm (theo
cách nói của Trần Đăng Khoa) là những chuyện mà người khác đã làm, đã
viết nhưng trong “Đảo Chìm” nó vẫn hấp dẫn bởi chính phong cách của Trần
Đăng Khoa. Cách thể hiện tếu táo của một người hiểu biết, có Tài, có Tâm đã
lôi cuốn độc giả. Những chuyện ngỡ như vụn vặt, vô bổ, tầm phào, nhưng
thực ra đều có chủ đích của tác giả, và bằng cảm xúc thực sự của một người
lính, một người có tài văn chương đã biến “chuyện tầm phào” ấy thành những
trang viết sinh động, hấp dẫn, không dứt ra được.
“Thời sự và ký ức” nối được phong cách của “Chân dung và đối
thoại”. Viết hoạt, láu lỉnh và không kém phần sâu sắc, có sức công phá lớn.
Qua những câu chuyện đời thường có thể bóc tách ra được một làng quê với
đầy đủ các vấn đề của ngày hôm qua và cả ngày hôm nay bằng một thái độ
chân thành. Đặc biệt “Ký ức tháng Tư” là một bài ký điển hình với lối viết
giàu hình ảnh, có thể thành kịch bản phim hoàn chỉnh. Chỉ tiếc tác phẩm ấy
chưa lọt vào “cặp mắt xanh” của những người làm phim tài liệu. Không cần
phải bom đạn mù trời, chính những số phận của các thế hệ tham gia chiến
tranh, sự trưởng thành của người con trai sinh vào ngày mất cha tất cả đã
thể hiện được những vấn đề lớn của chiến tranh và hoàn toàn mới mẻ. Nếu
thực hiện thành công việc chuyển thể phim, nó sẽ thành tác phẩm tâm đắc của
bất kỳ đạo diễn nào và nó cũng sẽ thành bộ phim tài liệu hay hơn bất kỳ bộ
phim tài liệu nào từ trước đến nay về ngày 30 tháng Tư.

20
Viết về bóng đá, Khoa lại tỏ ra sành điệu và đáng yêu hơn tất cả những
nhà bình luận bóng đá tài năng.Còn khi viết về lính, anh đã chứng tỏ mình là
một người lính thực sự. Anh khai thác đời sống những người lính đảo một
cách tài tình, giúp người đọc hiểu được những nỗi khó khăn vất vả nơi đây,
đồng thời biết yêu thương, kính trọng họ một cách tự nhiên, chân thành.
Đảo chìm là một trong không nhiều tác phẩm chứng tỏ sức mạnh kỳ
diệu của con người và tình yêu Tổ quốc của người lính. Chính vì vậy, ngay
sau khi tập sách ra đời, trước yêu cầu của người đọc, sách đã được in nối bản,
tái bản liên tiếp trong nhiều năm. Cùng với Chân dung và đối thoại, Đảo chìm
đã khẳng định Trần Đăng Khoa không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà văn, nhà
bình luận văn học xuất sắc, có dấu ấn riêng trong lòng người đọc.
Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Mọi sự việc dù cảm động đến đâu rồi cũng
phai mờ qua những biến động của thời gian. Tôi nghĩ thế và tôi đã lẩn mẩn
ghi lại tất cả những gì mình thấy, làm một cái “bảo tàng” nho nhỏ cho bạn
đọc, những người đến sau, không được thấy những gì tôi thấy”.
Sự thành công của Đảo chìm không chỉ là những gì Trần Đăng Khoa đã
viết cách đây rất lâu, nhưng trong hiện tại vẫn “mang tính thời sự …nóng hổi
và có phần gay gắt quyết liệt hơn”. Dù vậy, ở đó người đọc luôn được cuốn
hút bởi những trang viết chân thực, sinh động, có duyên riêng và hơn cả là sự
bắt gặp tấm lòng của nhà thơ đối với đất nước và con người.
21
Chương II: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI
LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG
KHOA SAU 1975
1. Đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính trong sáng tác của
Trần Đăng khoa sau 1975
1.1. Hình tượng nghệ thuật
Tất cả những sự vật và hiện tượng của đời sống được phản ánh một
cách sáng tạo và nghệ thuật trong tác phẩm đều có thể là những hình tượng

giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ
thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng, người đọc
dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tác
giả, tác giả với thời đại.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Hình tượng nghệ thuật chính là
các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong
những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng
của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể
ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong
cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận”. Hình tượng nghệ
thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở
phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời
thực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ
cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các
giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật.
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu để xây dựng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ.
Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “Không
phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền
ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy
nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong
22

×