Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Ảnh hưởng của việc tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với Người thu nhập thấp tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.98 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
BÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài: Ảnh hưởng của việc tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
đối với Người thu nhập thấp tại Hà Nội
NGƯỜI THỰC HIỆN: NHÓM 5
1. Vương Tá Quyết (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Trọng Khánh
3. Nguyễn Hà Linh
4. Trần Thị Thu Trang
5. Bùi Ngọc Thu
6. Hoàng Mạnh Thắng
7. Hoàng Cẩm Vân
8. Hoàng Đức Thành
9. Nguyễn Thế Mạnh
10.Trần Thọ Sĩ
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 5
1.Lý thuyết về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5
2.Lý thuyết về “Người thu nhập thấp” 7
3.Ảnh hưởng của việc thay đối chỉ số CPI đối với NTD thu nhập thấp 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 9
1.Diễn biến của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong những năm qua
9
Phân tích đối tượng điều tra 12
2.Phân tích kết quả điều tra 14
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 22


KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 28
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội đầu
tiên đề ra đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp, cơ chế “xin –
cho”. Có thể nói, đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng nền
kinh tế nước ta.
Kể từ đó tới nay, dưới ánh sáng của Đảng và Nhà nước, quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm ở mức cao, Việt Nam trở thành một
trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Thu
nhập bình quân đầu người (GDP) vượt qua mức 1,000 USD/người/năm, Việt
Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo trên thế giới. Đời sống vật chất – tinh thần
của nhân dân ngày càng được chú trọng hơn, chất lượng cuộc sống dần dần
được đảm bảo
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam
vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Mà trước hết phải kể đến đó
là tỷ lệ lạm phát cao, đặc biệt từ giai đoạn năm 2007 đến nay. Tỷ lệ lạm phát
cao kéo theo giá cả của hầu hết các mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo. Theo
những số liệu được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2010
tăng 11,75% và năm 2011 tăng 18,13%. Đây là những con số hết sức đáng lo
ngại; đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam hầu hết là những người
có thu nhập trung bình và thấp, những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi
giá cả tăng. Tỷ lệ lạm phát cao cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với
quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của nước ta.
Trước tình hình đó, việc lựa chọn thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của việc
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với người thu nhập thấp tại Hà Nội” của

nhóm nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
3
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá nhu cầu tiêu dùng của NTD thu nhập thấp tại Hà Nội đối với
các nhóm mặt hàng khác nhau.
- Xác định xu thế tiêu dùng của NTD thu nhập thấp tại Hà Nội trong bối
cảnh giá cả tăng liên tục như hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người tiêu dùng thu nhập thấp tại Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Áp dụng các phương pháp phân tích biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu
4. Bố cục nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương i: Cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu
Chương ii: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương iii: Kiến nghị, đề xuất
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý thuyết về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
a. Khái niệm CPI:
Chỉ số giá tiêu dùng (được viết tắt là CPI - Consumer Price Index) là chỉ
số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu
dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào
một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử
dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là
lạm phát hoặc giảm phát.
b. “Giỏ hàng hóa” để tính CPI tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng CPI được Tổng cục Thống kê tính và
công bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó là Chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch

vụ) với gốc so sánh được chọn là năm 1995.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần.
- Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục hàng hóa và quyền
số của các nhóm hàng; năm gốc được chọn là năm 2000.
- Năm 2006, Tổng cục Thống kê tiếp tục cập nhật danh mục hàng hóa
và quyền số tương ứng; lấy năm 2005 làm gốc so sánh.
- Tháng 10/2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật danh mục
hàng và quyền số; lấy năm 2009 làm gốc so sánh.
Sau đây là các nhóm mặt hàng để tính CPI thời kỳ 2009 – 2014
Mã Các nhóm hàng Quyền số (%)
C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00
01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93
02 Đồ uống và thuốc lá 4,03
03 May mặc, mũ nón, giày dép 7,28
04 Nhà ở, điện nước, VLXD 10,01
05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65
06 Thuốc và dịch vụ y tế 5,61
07 Giao thông 8,87
08 Bưu chính viễn thông 2,73
09 Giáo dục 5,72
5
10 Văn hóa, giải trí, du lịch 3,83
11 Hành hóa, dịch vụ khác 3,34
Bảng 1: Các nhóm mặt hàng để tính CPI giai đoạn 2009 - 2014
c. Công thức tính chỉ số CPI:
CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hang nghìn hộ gia đình
trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu
của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm

được điều đó phải tiến hành như sau:
- Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
- Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá
tại mỗi thời điểm.
- Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
- Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:
I = * ( )
Trong đó
- I: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ báo cáo
- Wi: Quyền số cố định năm 2009 của nhóm hàng i
- P0i: Giá mặt hàng i tại kỳ gốc
- Pti: Giá mặt hàng i tại kỳ báo cáo
d. Một số ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế
CPI thường được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và các
hoạt động kinh tế khác.
Xem xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc
thuế của Nhà nước cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp.
Các chủ sử dụng lao động thì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viên
cho phù hợp với chi phí sinh hoạt.
6
Các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo giờ và theo tuần, tổng
thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với CPI để lý giải các chỉ số
có liên quan trong thời kì không có ảnh hưởng của lạm phát.
2. Lý thuyết về “Người thu nhập thấp”
- Căn cứ Khoản 4, Điều 14, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1
tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng ta có: “người có mức thu nhập bình quân
hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập

thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân” là người
có thu nhập thấp
- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 19, Luật thuế Thu nhập cá nhân ta có:
“Điều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng
nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48
triệu đồng/năm);”
Như vậy, khái niệm “người thu nhập thấp” sử dụng trong bài nghiên
cứu được hiểu là người có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 4 triệu đồng.
3. Ảnh hưởng của việc thay đối chỉ số CPI đối với NTD thu nhập thấp
a. CPI giảm:
Khi CPI giảm, tức là giá các hàng hóa trong giỏ hàng tính CPI giảm (xu
hướng này trong bối cảnh hiện nay gần như không bao giờ xảy ra), lượng tiền
dành cho tiêu dùng của người thu nhập thấp giảm, giả định thu nhập không đổi
thì mức thu nhập ròng của người tiêu dùng sẽ tăng lên và mức sống của họ tốt
hơn.
7
Tuy nhiên, đấy chỉ là trong trường hợp giả định thu nhập người tiêu dùng
không đổi, trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta thường nhìn
nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt. Và thực tế điều này có thể là
tốt trong một chừng mực nào đó. Ví dụ giá của dịch vụ điện thoại đã liên tục
giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì
internet ngày càng chiếm ưu thế. Và chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy
người tiêu dùng nào phàn nàn về điều này. Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng
là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy
thoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không có
nổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức
giá cực kì hấp dẫn.

b. CPI tăng
Tuy nhiên, xu hướng chung của CPI vẫn là tăng. Việc tăng chỉ số giá tiêu
dùng CPI trong thời gian qua đồng nghĩa với việc giá cả của hầu hết các mặt
hàng thiết yếu của cuộc sống đều tăng. Điều đó tác động sâu sắc tới đời sống
của người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp. Cụ thể là: người có thu
nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; người
dân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn người dân thành thị; công nhân
chịu tác động lớn hơn nông dân
Giá cả tăng cao trong khi thu nhập tuyệt đối của người dân không thay đổi
kéo theo thu nhập tương đối của người dân sụt giảm, chất lượng cuộc sống giảm
theo.
Ở thành thị, những người thu nhập chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợ
cấp xã hội cũng lao đao vì những nguồn thu nhập này không được tính trượt giá
một cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo trượt giá. Bằng chứng là giai đoạn
2006-2008, nhóm 20% hộ nghèo nhất có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhân
khẩu một tháng khoảng 22,15%/năm. Nhưng tốc độ tăng chi tiêu cho đời sống
bình quân một nhân khẩu trong một tháng khoảng 27,7%/năm, tức là mức tăng
thu nhập thấp hơn mức tăng chi tiêu 5,55%.
8
Một nghiên cứu về đói nghèo đô thị cách đây ba năm (của Oxfam và
Action Aid) cũng cho thấy sự tăng giá của hàng hóa, lương thực không tương
xứng với mức tăng thu nhập (30-50% so với 10-20%) làm cho hộ nghèo và cận
nghèo ở đô thị gặp khó khăn. Do sức mua đồng tiền giảm, họ phải dùng hầu hết
thu nhập vào mua lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu nên gần như
không còn gì để tiết kiệm.
Hậu quả của những tác động dây chuyền nói trên là tình hình thiếu đói tăng
cao. Hai tháng đầu năm, số nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói tăng gần gấp hai
lần so với cùng thời điểm năm 2010 (838.600 lượt nhân khẩu), một con số lớn
nhất từ năm 2007 trở lại đây. Nguyên nhân chính tác động mạnh đến vấn đề này
là do giá lương thực tăng cao. Nay, lạm phát vẫn còn cao thì những ảnh hưởng

tiêu cực đến đời sống của những người thu nhập thấp cũng đang xấu đi hơn nữa.
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của biến động giá tiêu dùng ảnh hưởng thực tế
như thế nào đến người tiêu dùng thu nhập thấp ở Hà Nội, nhóm nghiên cứu xin
được phân tích ở phần kết quả khảo sát.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Diễn biến của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam trong
những năm qua
CPI các tháng năm 2011
CPI các năm
gần đây
Cuối
tháng
CPI - %tăng các tháng so với
tháng trước đó
Năm CPI(%)
2007 12,6
1 1,74 2008 22,97
2 2,09 2009 6,88
3 2,17 2010 11,75
4 3,32 2011 18,13
9
5 2,21
6 1,09
7 1,17
8 0,93
9 0,82
10 0,36
11 0,39
12 0,53
01/201

2
1
02/201
2
1,37
Bảng 2: Chỉ số CPI tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011
Biểu đồ 1: Chỉ số CPI của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011
Trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng CPI có nhiều biến
động. Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chủ yếu là do nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 31,86%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng khá
mạnh.
Năm 2009, CPI năm 2009 giảm mạnh là do nền kinh tế nước ta có dấu
hiệu phục hồi sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008. Tuy nhiên, ngay sau đó, CPI có xu hướng tăng mạnh trở lại.
10
Đến năm 2011 và đầu năm 2012, mức tăng CPI cũng có rất nhiều biến
động, điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu thống kê và biểu đồ.
Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số CPI từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012
Diễn biến tăng giá tiêu dùng CPI năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc
tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm,
lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng, nhưng lạm phát
tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát
tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39%, nhưng lạm phát tháng 12 tăng
0,53%.
Mặc dù tháng 1/2012 là tháng trùng với Tết Nguyên đán Nhâm Thìn nhưng
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012 chỉ tăng 1% so với tháng trước. CPI
tháng 1/2012 chỉ tăng nhẹ là nhờ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ngoài gia
đình (nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng chung và có ảnh hưởng mạnh
nhất tới CPI) chỉ tăng 1,01%
CPI cả nước tháng 2/2012 tăng 1,37% so với tháng trước và tăng 2,38% so

với tháng 12/2011. So với cùng kỳ năm 2011, CPI tháng 2 tăng 16,44%.
11
Đánh giá:
Chiều ngày 05/03/2012, xăng đã lên giá tới 22.900 đồng/1lit, hơn nữa giá
điện và giá ga đang có xu hướng tăng. Cùng với chính sách giảm trần lãi xuất
huy động của chính phủ, nhóm đưa ra nhận định chỉ số CPI có khả năng sẽ tăng
nhẹ trong ngắn hạn, CPI sẽ tăng khoảng 1,2% - 1.6% trong tháng 3 và 4 rồi sẽ
giữ ở mức thấp. Trong cả năm 2012, CPI sẽ tăng dưới 10%
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định, năm 2011 tất cả các quốc gia trên
thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao,
có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân.
Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành một
trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010,
Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%.
Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới
lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng
cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
Phân tích đối tượng điều tra
Để giúp bạn đọc có thể có những thông tin khái quát nhất về đối tượng
của bài nghiên cứu; sau đây, Nhóm nghiên cứu xin khái quát một số nét chính
về đối tượng nghiên cứu của nhóm như sau:
a. Số lượng đối tượng được nghiên cứu
Sau 5 ngày tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu, Nhóm nghiên cứu đã thu
về 551 phiếu điều tra (tương đương với 551 cá nhân) thuộc nhiều ngành nghề,
độ tuổi khác nhau.
Việc thu thập thông tin được tiến hành ngẫu nhiên, tại nhiều địa điểm
khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
12
Do đó, có thể coi mẫu được chọn có thể mang tính đại diện cho những
người thu nhập thấp tại Hà Nội

b. Giới tính và độ tuổi
Biểu đồ 3 : Cơ cấu nhóm tuổi và giới tính của đối tượng được nghiên cứu
Dựa theo biểu đồ về giới tính và độ tuổi của những đối tượng điều tra ta
thấy trong số mẫu được chọn, có sự phân bố tương đối đồng đều và ngẫu nhiên
giữa các nhóm tuổi cũng như về giới tính. Cụ thể là
Về độ tuổi: 28% đối tượng khảo sát (tương đương 156 người) thuộc
nhóm tuổi từ 18 đến 30. Nhóm từ 30 – 45 tuổi và từ 45 – 60 tuổi cũng có tỷ lệ
tương tự, lần lượt là 26 % và 28%. Nhóm ngoài 60 tuổi thấp hơn một chút với
18 %.
Về giới tính: 44% người được hỏi là giới tính nam và 56 % còn lại là nữ.
c. Nhóm ngành nghề
13
Biểu đồ 4: Cơ cấu ngành nghề của các đối tượng điều tra
Theo biểu đồ ta có, 551 người được điều tra thuộc 8 nhóm ngành nghề
chính như sau:
- Tiểu thương: 75 người, chiếm 14%
- Công nhân: 73 người, chiếm 13%
- Giáo viên: 69 người, chiếm 13%
- Cán bộ y tế có 70 người, chiếm 13%
- Cán bộ công chức Nhà nước gồm 79 người, chiếm 14%
- Quân nhân, sỹ quan chiếm 10%, tương đương với 57 người
- Hưu trí gồm 62 người, chiếm 11%
- Ngành nghề khác gồm 66 người, chiếm 12%
2. Phân tích kết quả điều tra
a. Xu thế tiêu dùng của NTD thu nhập thấp tại Hà Nội:
Chỉ số CPI tại Việt Nam được tính dựa trên 11 nhóm mặt hàng chính
(như đã trình bày trong Chương I). Tuy nhiên, trong quá trình điều tra khảo sát,
để việc khảo sát được diễn ra thuận lợi hơn, bảng câu hỏi dễ dàng cho người
được khảo sát hơn; Nhóm nghiên cứu đã gộp một số nhóm mặt hàng với nhau
và đưa ra danh sách gồm 8 nhóm mặt hàng (như trong biểu đồ).

14
Biểu đồ 5 – Xu hướng tiêu dùng của người thu nhập thấp
Để thu thập thông tin nhằm rút ra được xu thế tiêu dùng của NTD thu nhập
thấp, Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 phương án lựa chọn cho người được khảo
sát đánh số thứ tự từ 1 đến 8 (8 là mức tiêu dùng nhiều nhất, 1 là tiêu dùng ít
nhất).
Biểu đồ trên được xây dựng dựa trên tổng số điểm của từng nhóm mặt
hàng.
Qua số liệu thu thập được, có thể thấy rằng, nhìn chung, đối tượng người
tiêu dùng có thu nhập thấp chi tiêu nhiều nhất cho thực phẩm. Nhiều người
được hỏi cho biết, với thu nhập trung bình dưới 4 triệu đồng/tháng, gần 50% thu
nhập của họ dùng để chi trả cho lương thực, thực phẩm. Đây là một điều khá dễ
hiểu vì nhu cầu về thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu hết sức quan trọng , và
với mức thu nhập thấp, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những khoản chi nhằm đáp
ứng nhu cầu về ăn uống trước tiên.
Đứng thứ hai sau thực phẩm là các khoản chi cho nhà ở, điện, nước, ga, vật
liệu xây dựng. Đây cũng là những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Với mức
giá nhà ở, điện, nước, ga… như hiện nay, người tiêu dùng thu nhập thấp cũng
phải chi khá nhiều cho những mặt hàng này.
Tiếp đó và các khoản chi cho giáo dục và giao thông. Các chi phí cho giáo
dục thường bao gồm học phí cho con cái, tiền sách, vở, đồ dùng học tập… Dù
15
với người tiêu dùng có thu nhập thấp, chi tiêu cho giáo dục vẫn luôn chiếm một
mức độ ưu tiên nhất định trong cơ cấu chi tiêu. Đây là tâm lý chung của người
Việt Nam chứ không chỉ là của người có thu nhập thấp, vì chi tiêu cho giáo dục
là một khoản “đầu tư cho tương lai”.
Với phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy, người tiêu dùng thu nhập thấp
cũng phải dành một khoản không nhỏ để mua xăng mỗi tháng, đặc biệt trong
bối cảnh giá xăng dầu đã tăng cao trong thời gian qua. Do đó, các khoản chi cho
giao thông là khoản được ưu tiên thứ 4 trong danh sách các nhóm hàng cần chi

tiêu.
Tiếp đến nữa là các khoản chi cho y tế. Ở đây có một điều dễ nhận thấy là
người tiêu dùng có thu nhập thấp chi khá ít cho y tế. Đa phần họ chỉ chi cho y tế
khi cần thiết, tức là khi mắc bệnh, còn với phần lớn thời gian, chi phí y tế gần
như không có. Thực tế, đây cũng là tâm lý khá phổ biến của nhiều người
dânViệt Nam, chỉ chi cho y tế khi thật cần thiết chứ thường không có các khoản
chi định kỳ.
May mặc, giải trí và truyền thống và các sản phẩm, dịch vụ khác là những
nhóm mặt hàng mà người tiêu dùng thu nhập thấp chi tiêu ít nhất trong cơ cấu
thu nhập của họ. Đây là một điều khá dễ hiểu vì với mức thu nhập chỉ dưới 4
triệu/tháng, họ phải ưu tiên nhiều hơn cho các nhu cầu cơ bản, còn các nhu cầu
khác như làm đẹp, vui chơi giải trí và truyền thông thường ít được ưu tiên.
b. Đánh giá mức độ hài lòng của NTD thu nhập thấp đối với
chính sách quản lý giá, kiềm chế lạm phát của Nhà nước:
Khi được hỏi về xu hướng biến động giá trong tương lai, 90% người tiêu
dùng thu nhập thấp khẳng định giá cả các mặt hàng sẽ tiếp tục tăng lên. Nhận
định này của nhiều người được đưa ra dựa trên việc gần đây, giá cả nhiều mặt
hàng liên tục tăng cao. Một số ít người cho rằng giá cả sẽ giảm, hoặc ít nhất là
không thay đổi do gần đây, trong tháng 1 và tháng 2, giá của một số mặt hàng
có xu hướng giảm nhẹ. Thêm vào đó, chính phủ cũng đang chủ trương kéo giảm
lạm phát xuống.
16
Biểu đồ 6 – Dự đoán xu hướng biến động giá trong tương lai
Tuy nhiên, trên thực tế, có một điều có thể khẳng định rằng giá cả vẫn sẽ
tiếp tục tăng trong tương lai, ít nhất là trong ngắn hạn.Mới đây, theo quyết định
của Bộ Tài chính, từ 16h ngày 7/3, xăng tăng 2.100 đồng/lít, từ 20.800 đồng/lít
lên mức 22.900 đồng/lít; diesel tăng 1.000 đồng/lít, từ 20.400 đồng/lít lên
21.400 đồng/lít. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, nếu tính đủ theo biểu thuế thì
giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200 đồng/lít đến
6.500 đồng/lít tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu. Mức điều chỉnh trên đây mới

chỉ bằng từ 12,56% - 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh.
Cũng mới đây, giá ga tăng mạnh, giá sữa, giá thuốc và các mặt hàng thực
phẩm khác cũng tăng lên. Không chỉ thế, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại
vừa có đề nghị được tăng giá điện thêm 2 đợt trong năm nay để giảm bớt khó
khăn trong sản xuất kinh doanh. Mức tăng giá ít nhất 5% so vớ giá bán điện
bình quân hiện hành.
Xăng và điện là 2 mặt hàng thiết yếu, liên quan tới hầu hết các ngành sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thế, việc tăng giá xăng dầu và điện chắc
chắn sẽ gây ra tác động mạnh đến giá cả của các mặt hàng khác, vì thế, nếu như
việc tháng 1 và tháng 2.2012 tốc độ tăng CPI đã giảm, nhưng với việc tăng giá
17
xăng như trên thì rất có thể dự đoán rằng tốc độ tăng CPI sẽ tăng trở lại ngay
trong tháng 3 này.
c. Các biện pháp để đối phó với tình hình giá cả tăng liên tục của
NTD Thu nhập thấp tại Hà Nội:
Ở tầm vĩ mô, Chính Phủ cũng đã có các chính sách giá và trợ cấp cho
người tiêu dùng thu nhập thấp trước biến động giá theo xu hướng tăng trong
thời gian qua như cải cách tiền lương, trợ cấp người thu nhập thấp, đề ra chương
trình bình ổn giá, chính sách hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, tăng cường đảm bảo
an sinh xã hội và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng lương và nhận trợ cấp không theo kịp tốc độ
tăng giá tiêu dùng, và đời sống người thu nhập thấp khó khăn nối tiếp khó khăn.
Trích lại một ví dụ đã trình bày ở phần Lý thuyết, giai đoạn 2006-2008, nhóm
20% hộ nghèo nhất có tốc độ tăng thu nhập bình quân/người/tháng khoảng
22,15%/năm, nhưng tốc độ tăng chi tiêu cho đời sống bình quân/người/tháng
khoảng 27,7%/năm, tức là mức tăng thu nhập thấp hơn mức tăng chi tiêu
5,55%, như vậy, chính sách của Chính Phủ chưa thực sự có hiệu quả.

Biểu đồ 7 – Mức độ hài lòng của người thu nhập thấp đối với chính sách giá
và trợ cấp của Chính Phủ.

Bên cạnh đó, theo như kết quả nhóm điều tra, chỉ có 8% số người được
hỏi hài lòng với chính sách của Chính Phủ, 36% đứng ở vị trí trung lập và có tới
56% người tiêu dùng thu nhập thấp không hài lòng với những gì Chính Phủ
18
đang làm và mong muốn Chính Phủ có những thay đổi tích cực để giá tiêu dùng
ổn định trong tương lai.
Ở tầm vi mô, nhóm người thu nhập thấp đối mặt với biến động giá tiêu
dùng CPI bằng những phương pháp quản trị rủi ro nhất định.
Biểu đồ 8 – Xu hướng thay đổi chi tiêu khi CPI tăng
Theo như kết quả điều tra, chỉ có 8% số người được hỏi không thay đổi
cách chi tiêu hàng ngày, một số đối tượng điều tra cho biết nguyên nhân là do
họ đã tự lập ra danh mục chi tiêu thích hợp để đối phó với giá cả từ lâu.
Có tới 89% người thu nhập thấp chọn cách đối mặt với rủi ro. Trong đó
50% người thu nhập thấp được hỏi quyết định sẽ cắt giảm chi tiêu không cần
thiết khi giá tăng, mà cụ thể cắt giảm như thế nào nhóm sẽ trình bày ở phần sau.
Có 21% quyết định tăng tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro trong tương lai giá tiêu
dùng tiếp tục tăng cao.
Có 18% tìm đến các sản phẩm, dịch vụ thay thế giá rẻ hơn, tiện lợi hơn để
giảm chi phí. Ví dụ: chuyển sang đun bếp than, bếp lò, đi xe bus, xe đạp, tranh
thủ mua hàng khuyến mãi, giảm giá. Ngoài ra, chỉ có 3% chọn các cách khác
với nội dung chuyển giao rủi ro cho đối tượng khác (Ví dụ: sử dụng sản phẩm
không thuộc sở hữu của bản thân).
Vậy khi bắt buộc phải cắt giảm các khoản chi tiêu, NTD thu nhập thấp sẽ
xử sự như thế nào?
19
Biểu đồ 9– Xu hướng cắt giảm chi tiêu của NTD thu nhập thấp khi giá tăng
Để đánh giá xu hướng cắt giảm chi tiêu ở các nhóm hàng thuộc giỏ hàng
dùng để tính CPI của người tiêu dùng thu nhập thấp, Nhóm nghiên cứu cũng áp
dụng phương pháp chấm điểm ưu tiên như khi khảo sát xu thế tiêu dùng (8
điểm là cắt giảm nhiều nhất, 1 là ít nhất).

Sau khi thu thập thông tin, Nhóm nghiên cứu đã cộng dồn toàn bộ số điểm
của từng nhóm mặt hàng để rút ra biểu đồ như trên.
Như đã phân tích ở trên, người có thu nhập thấp có xu hướng giành phần
lớn khoản thu nhập để chi cho những hoạt động thiết yếu như ăn, uống và chi
rất ít cho những hoạt động ngoài ăn uống như giải trí…. Với đặc thù là các hàng
hóa thiết yếu cần thiết cho nhu cầu hàng ngày thì khi giá tăng, người tiêu dùng
cũng khó có thể cắt giảm, cùng lắm chỉ có thể chọn các sản phẩm thay thế giá rẻ
hơn và buộc phải “sống chung với lũ”. Bằng chứng là theo điều tra, thực phẩm
là nhóm hàng bị cắt giảm ít nhất.
Ngoài ra, những vấn đề như giáo dục, y tế cũng thuộc loại “hàng hóa” khó
cắt giảm, đặc biệt là trong phạm vi thành thị như nhóm đang nghiên cứu. Hầu
hết các đói tượng được hỏi đều có con em hoặc cháu đang ngồi trên ghế nhà
20
trường, mặc dù học phí ở các bậc học từ mầm non đến phổ thông công lập ở Hà
Nội không tăng khi kết thúc năm học 2010-2011 nhưng học phí Đại học đã tăng
và dự kiến sẽ tăng hơn 3 lần. Tuy vậy, dù học phí và các “phụ phí” khác ngày
một leo thang thì người tiêu dùng dịch vụ giáo dục cũng đều rơi vào trạng thái
bị động và buộc phải chấp nhận.
Cụ thể là theo điều tra thì giáo dục bị cắt giảm ít thứ 2, chỉ nhiều hơn thực
phẩm, mà theo như kết quả điều tra ghi nhận thì họ quyết định giảm học thêm
cho con em hoặc không có con em đang phải đi học.
Về vấn đề y tế, ngày 17/2 vừa qua đề xuất tăng viện phí từ 3-10 lần của Bộ
Y Tế đã được Chính Phủ chấp thuận. Giá viện và giá thuốc ngày một leo thang
nhưng cắt giảm thì vẫn là “bất khả thi” khi người tiêu dùng phải dùng đến dịch
vụ này. Theo kết quả điều tra, y tế là nhóm hàng bị cắt giảm ít thứ ba, chỉ hơn
thực phẩm và giáo dục rất ít.
Nhà ở, điện nước, VLXD là nhóm hàng hóa được chọn cắt giảm không
nhiều, đứng thứ 4 trong danh sách mức độ cắt giảm từ ít đến nhiều, trong đó chủ
yếu là cắt giảm VLXD. Từ ngày 1/1/2011 giá nước đã bắt đầu tăng, còn giá điện
thì đã có cả một lộ trình tăng trong 10 năm giai đoạn 2011-2020, theo như

Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt
là Quy hoạch điện VII). Lý do là vì điện nước cũng thuộc loại dịch vụ thiết yếu,
không thể cắt giảm quá nhiều, hơn nữa, Chính Phủ cũng có những hỗ trợ về giá
điện cho các hộ thu nhập thấp nên số người chọn cắt giảm nhiều nhất nhóm
hàng này là không nhiều.
Hàng hóa dịch vụ được chọn để cắt giảm nhiều nhất là giải trí truyền thông,
giao thông vận tải, may mặc và các hàng hóa dịch vụ khác.
Như đã phân tích ở trên, nhóm người có thu nhập thấp chi khá ít cho giải trí
truyền thông và may mặc nhưng khi cắt giảm thì lại cắt giảm giải trí truyền
thông, may mặc và các hàng hóa dịch vụ khác nhiều nhất. Nhìn vào biểu đồ kết
21
quả điều tra ta cũng thấy, cột cắt giảm các mặt hàng này khá cao và gần như
tương đương nhau. Theo như điều tra, một số người tiêu dùng cho biết đây là
những loại hàng hóa không mấy thiết yếu, có thể chi vài tháng một lần.
Riêng với lĩnh vực giao thông vận tải – mà theo như nhóm nghiên cứu thì
khá thiết yếu, cũng được đánh giá là sẽ bị người tiêu dùng thu nhập thấp cắt
giảm nhiều khi giá tăng. Do giá xăng ngày càng leo thang và hiện không có xu
hướng giảm, nhiều người thu nhập thấp chọn cách giảm bớt tần suất sử dụng xe
máy, người hưu trí chuyển sang đi xe đạp hoặc xe bus, hoặc chia sẻ, cùng đi
chung xe. Đây là những cách quản trị rủi ro tăng giá xăng khá hiệu quả và có
thể cắt giảm khá nhiều chi phí cho nhóm hàng này.
Như vậy, có thể kết luận lại là, đối với nhóm người có thu nhập thấp,
những mặt hàng họ chi tiêu nhiều thì chỉ có thể cắt giảm rất ít, những hàng hóa
có thể cắt giảm nhiều lại không chiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu hàng tháng của
họ. Vì thế, biến động giá, đặc biệt trong bối cảnh tăng liên tục như hiện nay,
thực sự là mối đe dọa lớn tới đời sống của người thu nhập thấp. Tăng lương, trợ
cấp không thắng được bão giá. Các biện pháp quản trị rủi ro biến động giá của
từng cá nhân là có tác dụng nhưng chỉ mang tính ngắn hạn. Quản trị rủi ro biến
động giá tiêu dùng CPI cho người thu nhập thấp thế nào là hiệu quả vẫn là một

bài toán khó cần tìm lời đáp. Sau một quá trình điều tra, thu thập thông tin và
nghiên cứu, nhóm xin được đề xuất một số những kiến nghị đối với Chính Phủ
và một số giải pháp quản trị rủi ro với người tiêu dùng nói chung và người thu
nhập thấp nói riêng.
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Với Chính Phủ:
- Chính sách tài chính tiền tệ năng động linh hoạt (chủ yếu từ phía công
nhân viên chức làm trong các doanh nghiệp tư nhân):
22
Vì vật giá thường xuyên leo thang, nên cần có sự điều chỉnh về giá một
cách hợp lý. Quy định về giá cho các mặt hàng một cách cụ thể và khi có biến
động giá cần có thông báo trước cho nhân dân đồng thời thực hiện nhiều chính
sách tiền tệ khác nhau nhằm ổn định giá đồng thời giảm bớt lạm phát tăng cao,
tránh tình trạng như hiện nay.
- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội
chi ngân sách nhà nước, Quản lý chặt chẽ chi tiêu công (chủ yếu từ cán bộ công
chức nhà nước), cắt giảm các khoản chi không cần thiết dành cho những cơ
quan nhà nước như: thay ô tô, thay cơ sở vật chất mà vẫn còn tốt, … Quản lý
chặt chẽ các luồng tiền đầu tư tránh để thất thoát và dẫn đến tình trạng bỏ tiền
nhà nước vào túi cá nhân, xem xét lại các khoản mục chi, các khoản mục dự án
đầu tư, thẩm định chính xác trước khi ký quyết định duyệt chi.
- Thực hành tiết kiệm mọi lúc mọi nơi, mọi nhà (quân nhân sĩ quan):
Tuyên truyền vận động người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng thu nhập
thấp nói riêng đẩy mạnh tiết kiệm, noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
cần kiệm liêm chính.
- Tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường.
Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền
phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế bằng
các biện pháp giám sát thị trường, kiểm soát chi phí, áp thuế. Điều chỉnh giá
điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo, các địa phương phải tập trung quản lý

không để đầu cơ đẩy giá, nhất là lương thực thực phẩm, sữa
- Lập các quỹ dự phòng tăng giá nhằm tránh ảnh hưởng xấu của biến
động giá nên đời sống nhân dân. Lập các chương trình hàng bình ổn giá để trợ
cấp cho người tiêu dùng.
- Đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính nhằm xử lý các trường hợp
đầu cơ để đẩy cao giá các mặt hàng.
- Điều chỉnh thuế phù hợp với tùy từng loại mặt hàng. Quy định các mức
thuế phù hợp với các loại mặt hàng khác nhau và quản lý chặt chẽ tránh tình
trạng trốn thuế gây thất thoát tài sản nhà nước.
23
- Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm
nghèo tại các địa phương, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ
nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên (kiến
nghị từ đối tượng hưu trí)
- Lập các quỹ an sinh xã hội, tạo điều kiện tốt nhất cho các các tổ chức
phi chính phủ. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân dân nghèo, như cho vay lãi
suất thấp hay tài trợ dưới nhiều hình thức.
- Vận động, thúc đẩy nhân dân cùng đổi mới nhằm thay đổi nền kinh tế -
xã hội.
- Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình thế giới, truyền bá
thông tin đã được xử lý về tình hình kinh tế thế giới, đồng thời bình ổn giá và
điều chỉnh theo biến động của thế giới một cách linh hoạt. Tăng cường hoạt
động dự báo giá và thông báo tới người dân một cách sớm nhất.
- Trong trường hợp điều chỉnh giá cần thông báo trước.
2. Với NTD thu nhập thấp:
− Cắt giảm chi tiêu, loại bỏ bớt các khoản không cần thiết: một bộ phận
người tiêu dùng đã lựa chọn mang cơm ở nhà đi để ăn trưa thay vì ăn hàng như
trước. Rất nhiều người cùng cắt bớt những khoản mua sắm không cấp thiết như
may mặc, mỹ phẩm,…
− Mua bán tiết kiệm: giảm thiểu tối đa việc mua sắm thừa thãi, hoang

phí, đồng thời tiết kiệm trong cả việc mua sắm cũng như tiêu dùng sản phẩm.
− Chuyển sang các mặt hàng có giá rẻ hơn: đó là những sản phẩm thay
thế, chất lượng không chênh lệch nhiều nhưng giá thành lại rẻ hơn. Chuyển qua
sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một số tiền
để sử dụng cho mục đích khác.
− Tìm kiếm những nơi bán các sản phẩm với giá rẻ hơn, trong khi chất
lượng và chủng loại tương đương nhau. Ví dụ: đi chợ ở xa hơn sẽ mua được
hàng hóa giá rẻ hơn.
24
KẾT LUẬN
Trong tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay, phần lớn cuộc sống của
người dân Việt Nam bị ảnh hưởng, nhất là những người có thu nhập thấp. Chất
lượng cuộc sống bị sụt giảm khi mà giá cả ngày một leo thang còn thu nhập thì
không thay đổi.
Vì thế, trong phạm vi bài nghiên cứu này, Nhóm nghiên cứu đã phác họa
những nét khái quát nhất về xu thế tiêu dùng của nhóm NTD thu nhập thấp cũng
25

×