Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ SỐ MỆNH CỦA ĐỒNG EURO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.26 KB, 23 trang )

Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
CHÂU ÂU VÀ SỐ MỆNH CỦA ĐỒNG EURO
I/ NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CHÂU ÂU
I. 1 Nguyên nhân bên ngoài
Richard Baldwin and Daniel Gros (2010) cho rằng nguyên nhân bên ngoài đẩy Châu
Âu vào vị thế nghiêm trọng đó là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn bùng nổ vào tháng 8/ 2007 và trở thành cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu vào 9/2008 đã đẩy châu Âu vào vị thế hết sức nghiêm trọng trên 2 phương
diện. Một là, suy thoái kinh tế đã kích hoạt cơ chế tự động điều chỉnh của nền kinh tế đã làm cho
thâm hụt ngân sách của các nước châu Âu trở nên nghiêm trọng hơn. Tức là nợ cơng tích lũy
nhanh hơn. Thu thuế giảm trong khi chi tiêu xã hội tăng vọt. Trên hết, cuộc suy thối làm cho
chính phủ đi vượt q cơ chế tự động điều chỉnh để chống lại suy thoái với mở rộng chính sách
tài khóa. Tất nhiên, điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa thu và chi ngân sách chính phủ ngày
càng rộng. Sự sụp đổ trong giá tài sản và thương mại toàn cầu đã đặt thêm nhiều gánh nặng lên
thuế thu nhập. Nhưng đó khơng phải là tất cả những thiệt hại của suy thoái kinh tế.
Hai là, suy thối kinh tế làm suy yếu tính bền vững thông qua mẫu số của tỉ lệ nợ. Tốc độ
tăng trưởng trung bình giảm từ + 3% xuống -4% năm 2007, với các nước GIPs thì mức độ suy
giảm còn lớn hơn, Ireland từ +6% còn -7%, các con số cho Hy Lạp, Bồ ĐÀo Nha, Tây Ban Nha
cũng rất lớn. Điều này tự nó làm cho nợ công khu vực châu Âu trở nên kém bền vững, và rõ nét
trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu làm bùng nổ bong bóng nhà đất ở khu vực châu Âu
trước hết ở Ireland và Tây Ban Nha.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động vào hệ thống ngân hàng vốn dễ bị tổn thương ở
Ireland và thị trường bất động sản ở Tây Ban Nha, khi chính phủ các nước ra tay cứu trợ đã
chuyển phần nợ tư thành nợ công làm tăng mức độ nợ quốc gia.
I. 2 Nguyên nhân bên trong- nguyên nhân thực sự
Richard Baldwin and Daniel Gros (2010): Sự phối hợp của chính sách tài chính quốc


gia thuận lợi nhờ sự phối hợp của Ủy Ban Châu Âu (EU) và Hội đồng Bộ trưởng khu vực Euro
(Eurogroup) nổi lên như một diễn đàn điều phối khơng chính thức.
Khn khổ chính sách của đồng tiền chung được xây dựng với giả định thị trường tài
chính làm việc tốt. Các “kỹ sư” EU khi tạo dựng ra một eurozone đã không nghĩ tới viễn cảnh
cơn bão “khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008” có thể xảy ra.

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

1


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Sai lầm căn bản là ở hiệp ước Maastricht, Masstricht tạo khung sườn pháp lý cho sự vận
hành kinh tế EU, trong đó, tỉ lệ lãi suất được ấn định chung. Điều này khơng khác gì một cái áo
được thiết kế cho tất cả, là điều không tưởng nhất mà EU ấn định cho các thành viên của mình.
Tỉ lệ lạm phát khơng đồng đều với một chính sách lãi suất chung tạo ra lãi suất thực khác
nhau với các xu hướng khác nhau. Khách hàng ở Ireland và Tây Ban Nha trước cảnh lãi suất
thực âm đã ồ ạt vay để đầu tư vào các tài sản như nhà ở. Ngược lại, Đức đã tạo ra lãi suất thực
tương đối cao với hiệu ứng ngược. Hiện tượng này gọi là “luận điểm của Walters” có thể nhìn
thấy trong sự bùng nổ giá nhà ở các nước eurozone giai đoạn 2000 – 2007.
Nhưng tại sao cuộc khủng hoảng chỉ tập trung ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu mà
không lan sang các nước khác? Lý do có phải là ở đồng Euro? Hay do sai lầm nội tại của bản
thân khu vực đồng tiền chung? Nơi mà người ta vẫn gọi là “ngơi nhà chung” nhưng lại khơng
có “tiếng nói chung”?
Nhìn lại qng thời gian 10 năm Euro đồng hành cùng liên minh Châu Âu tồn tại, một
quãng đường không phải quá dài đối với sự tồn tại của một đồng tiền nhưng khơng là ngắn để

có thể nhận ra một hành động hay chính sách sai lầm. Đồng Euro, một trong hai đồng tiền mạnh
nhất thế giới đã từng là niềm hi vọng và tự hào của người dân châu Âu, để rồi, sau mười năm
tồn tại, nó lại trở thành biểu tượng của “ thảm họa” trong mắt khơng chỉ “cha mẹ” của mình
mà ngay cả “hàng xóm” và “bạn bè” trên tồn thế giới, ngay trong lần sinh nhật thứ 10 của
mình. Người ta nói rằng vì sử dụng đồng tiền chung nên châu Âu mới rơi vào khủng hoảng,
điều này có phải là sự thật?
Wcoats (8/2011) cho rằng: Nguyên nhân cơ bản là các nước có phát triển khác nhau lại
sử dụng một đồng tiền chung, điều này là khơng tương thích”. Wcoats cho rằng việc sử dụng
chung đồng Euro không phải là nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Như một người hoặc
một gia đình ở Mỹ(hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới) có thể chi tiêu nhiều hơn thu nhập của
mình trong một thời gian dài và tiềm ẩn một vấn đề thì vấn đề này khơng liên quan gì tới việc
người đó sử dụng chung đồng tiền với những người cịn lại trong nước. Một người có thể vay
mượn một cách hợp lý để trang trải các khoản chi phí lớn miễn là họ có thu nhập trả nợ trong
tương lai, nhưng nếu tiếp tục vay mượn số tiền mà thu nhập kỳ vọng hợp lý không đủ khả năng
thanh tốn, vấn đề sẽ phát sinh. Ngồi ra, thường thì sự vỡ nợ xảy ra khi có sự biến động trái kì
vọng trong tương lai về tài sản. Điều quan trọng là tất cả các nước đều có thủ tục pháp lý để
tránh gửi con nợ đến “nhà tù” của chủ nợ. Miễn là mỗi người, mỗi gia đình sống trong khả năng
của nó, thì khơng có lý do gì sự khác nhau của họ lại khơng thể cùng tồn tại một cách hài hịa.
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

2


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Tóm lại, theo Wcoats ngun nhân khơng phải vì dùng chung đồng euro mà căn bản là
vì các quốc gia đã duy trì một chính sách tài khóa thiếu trách nhiệm, ở đó các quyết định chi tiêu

quá lớn so với nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Ramon Marimon (2010): Vào buổi bình minh của eurozone, Hy Lạp như một hình mẫu
chuẩn. Có ý kiến cho rằng, các nước PIGs sẽ trở thành những nền kinh tế năng động và cạnh
tranh nhất thế giới. Các nước PIGs đã vượt qua các tiêu chuẩn Masstricht và trở thành viên chính
thức của ngôi nhà chung EU và được hưởng được nhiều lợi ích từ khu vực.
Với lãi suất vơ cùng ưu đãi, khơng có rủi ro tỉ giá, một số nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha
và sau đó là Ireland và Tây Ban Nha bắt đầu vay mượn và vay mượn ngày càng nhiều. Sự vay
mượn quá mức trên thị trường vốn quốc tế làm cho thị trường bất động sản nóng lên (giá cả và
đầu tư tăng) nhanh chóng. Khả năng cạnh tranh kém đi do chi phí lao động tăng so với Đức.
Theo Alessi (2012), cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp là do chi tiêu và tiêu dùng quá mức,
cùng với sự tăng thêm của tiền lương và lợi ích của chính phủ, trong những năm sau khi Hy Lạp
được sử dụng đồng Euro. Bên cạnh đó, Chính phủ Hy Lạp còn lập các báo cáo khống để che giấu
các khoản nợ khổng lồ của nước này. Sai lầm trong quản lý và không trung thực khi công bố số
liệu kinh tế trong nhiều năm khiến người dân và các nhà đầu tư mất niềm tin.
Theo Stein (2011), các khoản nợ nước ngoài của các nước châu Âu là cốt lõi của cuộc
khủng hoảng hiện nay. Theo ông, cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc thâm hụt ngân sách của
chính phủ (Hy Lạp, Bồ Đào Nha) hoặc các khoản nợ nước ngoài cao của khu vực tư nhân
(Ireland, Tây Ban Nha). Tầm quan trọng của nợ nước ngồi có thể được minh họa bằng trường
hợp của Bồ Đào Nha. Ở quốc gia này, mặc dù nợ công và tỷ lệ thâm hụt khá cao nhưng cũng chỉ
tương tự như của Pháp. Vấn đề quan trọng nhất mà Bồ Đào Nha đang phải đối mặt, khơng phải
là chính sách tài chính, mà là các khoản nợ nước ngồi cao của khu vực tư nhân: các ngân hàng
và các doanh nghiệp Bồ Đào Nha.
Điều đáng nói ở đây là tình trạng nợ khổng lồ và thâm hụt ngân sách nghiêm trọng mà
các quốc gia châu Âu phải cùng gánh vác trong khi họ khơng có bất kỳ cấu trúc chung nào để
giải quyết khó khăn chung, khiến eurozone khơng có nền tảng trụ đỡ vững chắc.
EU đưa ra các qui định thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP và lạm phát không quá
3%/năm. Tuy nhiên EU lại không có cơ chế kiểm sốt những qui định trên. ECB lại bị cấm cho
vay trực tiếp đến một quốc gia bị khủng hoảng nợ (chỉ cho phép cho vay gián tiếp qua hệ thống
ngân hàng nước sở tại). Hơn nữa, liên minh tiền tệ chưa bao giờ hòa hợp với liên minh chính trị
để giải quyết vấn đề liên quan đến ngân sách và thuế má, giúp đỡ các nền kinh tế thành viên khi

có những thay đổi và xáo trộn.
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

3


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Theo Richard Baldwin and Daniel Gros (2010): Sai lầm từ cơ chế quản lý nội tại của
Châu Âu. Ngân hàng trung ương châu âu(ECB) được chỉ định để duy trì tỉ giá ổn định với tư
cách một tổ chức chính trị độc lập. Liên minh tiền tệ mà khơng có một liên minh tài chính khiến
cho chính phủ có thể bị cám dỗ vào những món nợ khơng bền vững và tạo áp lực làm cho ECB
thổi phồng chúng đi, hoặc nợ ở mức độ cao sẽ gây ra ngoại tác lan truyền tiêu cực tới các thành
viên khác.
Cựu chủ tịch ECB, Jacques Delors (2011) khi trả lời phỏng vấn của Daily Telegraph
(Anh), cho rằng Eurozone đã mắc phải sai lầm ngay từ khi mới hình thành vì bước đi trên đôi
chân khập khiễng, chân mạnh là đồng tiền chung và chân yếu là vấn đề quản trị. Nói cách
khác là thiếu trụ cột quyền lực trung tâm để điều phối các chính sách kinh tế là nguyên nhân
khiến các thành viên rơi vào rắc rối về các khoản nợ xấu.
Ludger Schuknecht, Philippe Moutot ,Philipp Rother and Jürgen Stark (2011) nhận
định cuộc khủng hoảng nợ công là triệu chứng cho thấy những thất bại trong chính sách và thiếu
sót trong phối hợp tài khóa. Chín năm đầu tiên của đồng Euro đã không được tận dụng hiệu quả
để cải thiện tài chính cơng, trong khi hiệp ước tăng trưởng và ổn định đã được làm dịu đi. Ngoại
tác lan truyền của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã tập hợp những khó khăn tài chính ở
Châu Âu, đặc biệt trong những quốc gia nhất định. Nó phản ánh những thách thức chưa được
giải quyết về việc làm thế nào để đặt tài chính cơng vào những bước đi đầy đủ hợp lý trong
EMU.

EMU ra đời trong đầu những năm 1990, sau một thời gian đặc trưng bởi chi tiêu cơng có
xu hướng tăng, thâm hụt ngân sách kinh niên và tỷ lệ nợ công tại nhiều quốc gia khu vực đồng
euro trong tương lai gia tăng nhanh chóng. Đến năm 1991, nợ cơng trung bình gần 60% GDP
trong 12 quốc gia đầu tiên của khu vực euro, tiếp cận hoặc vượt quá 100% của GDP .

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

4


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Hình 1: Cho thấy đồng euro có một khởi đầu tốt khi thâm hụt trung bình được cải thiện từ
gần 5% GDP vào năm 1992 chỉ hơn 2% trong năm 1998. Nhưng gần như ngay sau khi đồng
Euro ra mắt, chính sách tài khóa được mở rộng mơt cách thoải mái, đặc biệt là trong thời gian
suy thoái nhẹ đầu những năm 2000, lãi suất tăng nhẹ nhờ vào EMU đã được dung để tăng chi
tiêu và cắt giảm thuế. Trước năm 2007, đã có một sự cải tiến mới trong cân đối tài chính nhưng
chỉ là một sự cải thiện khiêm tốn theo chu kỳ. Tăng trưởng mạnh và doanh thu tăng do sự bùng
nổ trong thị trường bất động sản đã che đậy cho các chính sách chi tiêu mở rộng của một số quốc
gia.
Những người sáng lập ra EMU đã cố gắng gắn các qui tắc tài chính vào hiệp ước
Maastricht và hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng và đầu những năm 1990. Tuy nhiên sau 2 lần cải
cách vào 2003-2005 và 2010- 2011, trường phái hoài nghi chiếm ưu thế. Lần cải cách mới đây
tiếp tục cho thấy sự không sẵn sàng trong việc chuyển giao chủ quyền tài chính vĩ mơ cần thiết
hướng đến bình ổn châu Âu.
Jonung and Drea (2009) đã từng cảnh báo về việc thành lập một eurozone khơng có sự
kiểm sốt về tài khóa. Nhưng lúc này, lãnh đạo châu Âu đã đảm bảo rằng một số biện pháp bảo

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

5


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

vệ cơ bản chống lại sự hoang phí tài chính đã được nêu trong hiệp ước Masstrict: ngăn cấm tài
trợ tiền mặt cho thâm hụt quốc gia thông qua ngân hàng trung ương, khu vực công không được
quyền truy cập vào các tổ chức tài chính, ngun tắc” khơng cứu trợ tài chính” nhằm tránh việc
chia sẻ trách nhiệm tài chính giữa các quốc gia thành viên, và yêu cầu nhằm tránh thâm hụt ngân
sách quá nhiều và nợ công cao( thêm hụt không quá 3% GDP và nợ công không quá 60% GDP).
Như một hệ quả của vị thế tài chính khởi đầu nghèo nàn, khi khủng hoảng tài chính tồn
cầu xảy ra, như một phản ứng đối phó, chính phủ các nước đưa ra một loạt các biện pháp nhằm
ổn định khu vực tài chính và hỗ trợ hoạt động kinh tế tổng thể (van Riet, 2010) . Tài chính cơng
của eurozone xấu đi một cách đáng kể (xem hình)

Hình 2: Chỉ ra thâm hụt trung bình tăng 5%, đạt 6% năm 2010 như là động cơ của việc
không điều chỉnh chi tiêu để thay đổi mức thâm hụt và động cơ của sản lượng và thu ngân sách.
Nợ công đạt gần 85% /GDP trong khu vực đồng tiền chung, tăng gần 20% so với trước khủng
hoảng.
Tại sao cuộc khủng hoảng tập trung chủ yếu ở khu vực đồng tiền chung châu Âu mà
không lan sang các nước khác?
Kenneth Matziorinis (2011) giải thích như sau:
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

6



Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Một là, khi các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu tham gia Liên minh kinh tế tiền
tệ Châu Âu EMU (European Monetary System) và đổi sang dùng đồng Euro thay vì đồng tiền
nước họ, các nước đã phải đánh đổi hai công cụ quan trọng để quản lý kinh tế của mình: một là
sức mạnh tạo ra tiền và thiết lập lãi suất (chính sách tiền tệ), hai là việc tự do quyết định sự biến
đổi tỉ giá để điều chỉnh sự bất cân bằng nội bộ hoặc phịng ngừa các cú sốc từ bên ngồi (chính
sách tỉ giá). Nếu các nước như Hy lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Italia thực thi
chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cao trong thời kỳ 2001- 2008, không vay mượn nhiều trong
thời kỳ 2008 - 2010, mở rợng chính sách tiền tệ để cho đồng tiền của mình giảm giá nhằm khơi
phục khả năng cạnh tranh và điều chỉnh từ những cú sốc bên ngoài từ cuộc suy thối kinh tế tồn
cầu thì các q́c gia này sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ như ngày nay.
Thứ hai, chỉ thị yêu cầu vốn (CRD) của EU về việc áp dụng Basel II về quy tắc an toàn
vốn cho phép các ngân hàng khu vực đồng Euro gán tỷ lệ rủi ro là 0% cho các khoản nợ của
quốc gia thành viên bằng nội tệ. Các ngân hàng khu vực đồng Euro mua các trái phiếu chính
phủ mệnh giá bằng đồng Euro của các nước khu vực đồng tiền chung mà khơng có bất kỳ khoản
bảo lãnh nào (vì các nước này được xem là khơng có rủi ro). Ý tưởng về nguy cơ chủ quyền
trong khu vực đồng tiền chung là việc không tưởng. Nhiều tiêu chuẩn đã được thỏa thuận trong
hiệp ước ổn định và phát triển (SGP), theo đó, các quốc gia Châu Âu muốn vào khu vực Châu
Âu phải đảm bảo lạm phát không quá 1,5%/năm, việc giữ thâm hụt ngân sách không quá 3%
GDP và duy trì một tỷ lệ nợ so với GDP ít hơn 60%. Để đáp ứng tiêu chí này, nhiều quốc gia đã
thông qua ngân sách nghiêm ngặt bằng cách cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế.
Các ngân hàng Châu Âu có thể vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất ngắn hạn
thấp và đầu tư vào trái phiếu chính phủ dài hạn của các nước khu vực đồng tiền chung như Hy
lạp và Bồ Đào Nha và đạt rủi ro lây lan cao trên thị trường chứng khốn. Vì vậy các ngân hàng

chủ chốt trong khu vực đồng Euro như Pháp và Đức, đổ xô đi mua trái phiếu ngoại vi châu Âu.
Với những nước vay nợ như Hy Lạp, việc bán trái phiếu chính phủ cho các ngân hàng Đức trở
nên rất hấp dẫn và là cách dễ dàng để bù đắp cho sự sụt giảm tính cạnh tranh và sự gia tăng bất
cân đối trầm trọng trong thanh toán khi gia nhập khu vực đồng tiền chung.
Thứ ba, trong khi các nước ngoại vi Châu Âu mất khả năng cạnh tranh so với Đức thì
tồn bộ khu vực đồng tiền chung châu âu lại mất khả năng cạnh tranh với đô la Mỹ, nhân dân
tệ và các ngoại tệ khác. Sự đánh giá cao đồng euro trong giai đoạn 2001-2008 (64.2% so với
USD) cũng như được coi như đồng ngoại tệ dự trữ tồn cầu làm cho các q́c gia thành viên khó
khăn hơn trong việc tăng xuất khẩu, bao gồm cả nhập khẩu và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

7


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

tổng thể của GDP và thu thuế. Vấn đề là ECB chú trọng vào việc bình ổn giá hơn là tăng trưởng
kinh tế. Đáng lưu ý là các gói hỗ trợ tài chính tiền tệ được đưa ra trong cuộc khủng hoảng toàn
cầu là quá nhỏ (18% GDP) trong khi ở Mỹ là 74% GDP và Anh 73% (Alessandri và Halhane,
2009).
Châu Âu đã tự đặt ra cho mình những chuẩn tài chính, tiền tệ rât cao, có thể gọi là chuẩn
vàng, nhưng lại gây khó khăn cho hầu hết các thành viên trong chu kỳ giảm nợ vào 2008, sau
khủng hoảng tài chính tồn cầu và chịu những cú sốc do suy thoái kinh tế 2009. Kết quả của tác
động kép này đã tạo nên một lỗ hổng tài khóa lớn trong ngân sách của các quốc gia đồng tiền
chung trong khi một số nước trong vị thế ngày càng dễ bị tổn thương do sự bùng nổ của bong
bóng nhà đất, tỉ lệ nợ cao hoặc không đủ năng lực cạnh tranh quốc tế. Nếu như các quốc gia này
có thể có quyền lực hạ giá đồng tiền của mình hoặc tạo thêm tiền để tài trợ cho thâm hụt của

mình, như Mỹ và Anh đã làm thì khủng hoảng nợ cơng Châu Âu đã khơng xảy ra.
Nói cách khác, các thành viên EU có quyền lập chương trình tài khóa riêng nhưng lại
khơng có quyền liên quan đến điều phối tiền tệ. Khi có khó khăn về khủng hoảng, hầu hết các
nước có 3 lựa chọn: nâng thuế, giảm chi tiêu hoặc in tiền. Giới chính trị thường tránh nâng thuế
và giảm chi tiêu, vì vậy in tiền là lựa chọn tốt nhất, nhưng các nước thành viên eurozone lại
không thể thực hiện được.
Michael C. Burdaand Stefan Gerlach (2010) phát biểu: Mặc dù hiệp ước Ổn định và
Tăng trưởng có mục đích tốt, nhưng nó đã khơng thành cơng vì khơng có gì xảy ra nếu các chính
phủ phá vỡ các quy tắc. Nhưng một khi nguyên tắc này bị phá vỡ, nghịch lý nguyên tắc ổn định
sẽ tạo nên khả năng bất ổn. Một sự vỡ nợ của Hy Lạp, bị trói buộc bởi ngun tắc khơng cứu trợ
tài chính, nguy cơ như một Lehman khác của làn sóng đóng băng tín dụng, sự bất ổn trong hệ
thống ngân hàng Châu Âu, và lan sang thị trường tài chính tồn cầu. Một cách đơn giản, chỉ cần
đặt điều lệ không cứu trợ vào sự mâu thuẫn trực tiếp với mục tiêu ổn định tài chính, sẽ thấy nó
khơng hiệu quả và đáng tin.
I. 3 Kết luận phần ngun nhân
Tới đây, nhóm chúng tơi xin khép lại những tranh cãi trong việc tìm ra đâu là nguyên
nhân gốc rễ của của cuộc khủng hoảng nợ đang gây ác mộng cho người dân châu Âu những
năm gần đây. Chúng ta nhận ra rằng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là sự bùng phát hiển
nhiên của của một cơ thể yếu kém. Bản thân đồng Euro khơng có lỗi, nếu có thì đó là lỗi của
người sử dụng chúng. Trước hết đó là do “người” tạo nó khơng cho nó một cơ thể đủ “khỏe
mạnh” để có thể chống chọi trước những cú sốc từ bên ngoài. Tiếp theo, đó là do những người
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

8


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc


sử dụng nó coi nó như một cơng cụ hiển nhiên và chi tiêu một cách thiếu trách nhiệm; không có
chi phí cũng như rủi ro tỉ giá, lãi suất thực âm trong một thời gian dài, họ chi tiêu một cách mù
quáng và che đậy sai lầm của mình bằng những con số không thực. Để rồi, khi nạn dịch “khủng
hoảng tồn cầu” tấn cơng, ”cơ thể” vốn yếu ớt dốc hết sức lực cuả mình để chống chọi, cho đến
lúc không thể cứu vãn, mọi thứ được phơi bày thì nỗ lực của “bậc cha mẹ” có lẽ đã quá muộn.
Đến đây, tôi xin dẫn lời của giáo sư Charles Wyplosz , 2010 ( “The Eurozone’s
levitation”) cho rằng Eurozone đã có những điều kiện thuận lợi để dấu các vết nứt trong một
thời gian, nhưng khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp mở rộng đã chứng minh tất cả. Đồng Euro ln
là một “dự án chính trị”, khơng dựa trên nguyên tắc kinh tế. Vấn đề chỉ là thời gian khi các khó
khăn kinh tế phát sinh. Các chính trị gia bảo thủ sẽ thấy rằng quyền lợi chính trị của họ trở lại
bình thường bằng việc tái thiết đồng tiền mà họ ấp ủ. Kết thúc một trải ngiệm thú vị, một kinh
nghiệm đau thương, đồng euro đang đi xuống.
Có lẽ, đó thực sự đã là một dự án chính trị qui mơ lớn và được ấp ủ trong nhiều năm.
Mặc dù vậy, dự án đó đã có phần thành cơng khi đồng Euro đã có thể trở thành đồng tiền mạnh
thứ 2 thế giới trong vòng chưa tới một thập kỷ, tạo sức mạnh đặc biệt cho tiếng nói của các nước
EU, đặc biệt là Pháp và Đức trong các diễn đàn kinh tế thế giới.
Thế nhưng, điều mà EU đang phải đối mặt hiện nay không chỉ là cuộc khủng hoảng nợ
mà còn là vấn đề nguy cơ sụp đổ đồng Euro. Vậy có hay khơng nguy cơ sụp đổ của đồng Euro?
Đồng euro nên hay khơng nên tồn tại?

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

9


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc


II/ SỐ MỆNH ĐỒNG EURO
II. 1 Khả năng và hậu quả: Sự sụp đổ đồng euro
Có một chút nghi ngại rằng sự tồn tại của đồng tiền chung phụ thuộc vào khả năng gắn
mình vào một liên minh chính trị của nó. Nó cịn bao hàm cả việc chuyển giao một số chủ quyền
trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ khác sau này hơn là chính sách tiền tệ và tổ chức các
hình thức tối thiểu của sự đoàn kết tụ động giữa các quốc gia thành viên ngay cả khi một số trong
đó có những hành vi không xứng đáng (Paul De Grauwe, 2010).
Wim Boonstra (2010): Cho rằng, việc lập luận về việc rời bỏ đồng Euro là tương đối đơn
giản, các nước có đã đi vào những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, và đã phải đối mặt với một thời
gian điều chỉnh dài và nhiều tổn thất. Vấn đề cơ bản là khi gia nhập eurozone, lãnh đạo các quốc
gia khơng hiểu rằng đó là việc gia nhập vào một tổ chức với các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế
giới, đặc biệt là Đức. Gia nhập eurozone đã giúp các nước tăng vị thế chính trị của mình nhờ vào
ảnh hưởng kinh tế, đó khơng phải là một sai lầm ngu ngốc.
Theo ơng, một quốc gia chỉ hưởng lợi với đầu tiền giá rẻ nếu như duy trì được quyền truy
nhập và thì trường xuất khẩu. Câu hỏi là liệu một quốc gia có cịn là thành viên của một “thị trường
duy nhất “ sau khi đã vứt vỏ một loạt các hiệp ước quốc tế.
Tác giả cho rằng khi một quốc gia rời bỏ đòng tiền chung, sẽ tạo ra một sự hoảng loạn
khơng chỉ cho chính nó mà cịn cho các quốc gia còn lại. Họ phải chấp nhận một sự tổn thất danh
tiếng rất lớn, hôc trợ hệ thống ngân hàng nước mình và sống trong sự mất niềm tin của cộng đồng
tài chính quốc tế, cả các nước thành viên còn lại cũng sẽ bị yêu cầu một phần bù rủi ro cao hơn.
Sau tất cả những điều này, nước rời bỏ cũng bị “yêu cầu” rút khỏi thị trường vốn quốc tế, nhu cầu
chính trị cũng bị chối bỏ.
Boonstra khẳng định khơng thể có một sự tan rã có trật tự cho đồng tiền chung và nó sẽ
tạo nên hiệu ứng tài sản tiêu cực sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích lâu dài nào.
Ignazio Angeloni And André Sapir (11/2011): Châu Âu được biết đến là nơi có điều
kiện sống hàng đầu thế giới với cuộc sống vật chất và tinh thần rất cao, chế độ chính trị và xã hội
khá ổn định, đồng tiền chung của 16 quốc gia ngày càng khẳng định được vị thế, tạo sự tin cậy,
từng bước thay thế vị trí độc tơn của USD trong gần chục năm qua về thanh toán và dự trữ quốc
tế....Tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới vào cuối

năm 2009 đã lên tới gần 30%, so với mức 17,9% từ khi ra đời. Nhưng khi một số nước Châu Âu
rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, các món nợ khổng lồ và chồng chéo nhau được lộ rõ, thì sức mua
của Euro suy giảm sút mạnh. Tính đến tháng 7/2010(ii), Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

10


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY… Những gì đang diễn ra bên trong eurozone, khiến
nhiều người phải đặt câu hỏi về sự gắn kết ở khu vực này.Tương lai của Euro sẽ ra sao? Tiếp tục
tồn tại và phát triển hay đồng tiền chung Châu Âu bị tan vỡ…?
Nhận định về xu hướng này, tác giả cho rằng các nước trong khu vực không dễ dàng để
Euro chết yểu, Euro vẫn tồn tại, nhưng sẽ bị giảm giá trong trung hạn. Nhận định này được xuất
phát từ ba lý do sau:
Một là, cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước eurozone cùng với các kế hoạch cắt giảm
chi tiêu, cứu trợ kinh tế tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của
eurozone. Việc cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ. Kế
hoạch cứu trợ kinh tế của các nước tiếp theo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… sẽ tác động xấu
đến tăng trưởng kinh tế của khu vực Euro. Vì thế, Châu Âu khó tránh khỏi cuộc suy thối kinh tế
vào năm 2011 và tình trạng trì trệ vào những năm tiếp theo. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của
khu vực này sẽ chậm hơn các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nền kinh tế phát
triển khác, trong khi lượng tiền không nhỏ đưa ra để cứu trợ, sẽ đẩy nhanh đà mất giá của Euro.
Hai là, sự suy giảm niềm tin của giới đầu tư và người tiêu dùng sẽ tiếp tục đặt áp lực
giảm giá Euro. Niềm tin đối với triển vọng kinh tế của 16 quốc gia khu vực sử dụng Euro đã sụt
giảm trong quí 2 và 3 năm 2010. Theo số liệu của IMF, chỉ số niềm tin của giới chủ doanh

nghiệp và người tiêu dùng tại Eurozone đã giảm từ mức 100,6 điểm trong tháng 4 xuống 94,5
điểm trong tháng 6, trong đó, tại Hy Lạp giảm từ mức 69,1 điểm xuống còn 51,9 điểm, tại Bồ
Đào Nha giảm từ 93,8 điểm xuống còn 87,1 điểm. Xu hướng giảm giá Euro càng thể hiện rõ khi
Liên minh Châu Âu và IMF phải đưa ra quyết định về việc thành lập Quỹ cứu trợ khẩn cấp trị
giá 1.000 tỷ USD, nhằm ngăn ngừa sự sụt giảm liên tục của Euro hiện tại và trong tương lai.
Ba là, khi các gói cứu trợ nhằm giúp các nước trong Eurozone thốt khởi cuộc khủng
hoảng nợ, phục hồi tăng trưởng kinh tế, thì việc Euro suy yếu cũng tạo cơ hội để khu vực này
phát triển. Bởi khi Euro mất giá, hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu trở nên đắt hơn, sẽ giúp giảm
thâm hụt thương mại, đồng thời tăng cường xuất khẩu, cải thiện sức cạnh tranh vốn đang rất yếu
của các nước trong Eurozone, từ đó thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực.
Như vậy, chính sự suy yếu của Euro có thể sẽ là một sự hỗ trợ quan trọng không chỉ đối
với một vài nền kinh tế khu vực đang nỗ lực để thoát suy thối, mà cịn đối với các quốc gia
thành viên Eurozone đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy những chương trình cắt giảm thâm
hụt ngân sách. Đây cũng có thể là điều mà các nước trong Eurozone mong muốn. Nhiều ý kiến
cho rằng: Euro sẽ giảm giá trong những năm tới, nhưng khả năng phục hồi của nó nhanh hay

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

11


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

chậm, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính từng quốc gia,
việc thực thi chính sách tài khóa và kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, cũng như việc điều hành chính
sách tiền tệ của ECB ngay trong năm 2011, 2012.
Stephane Deo, Paul Donovan, Larry Hatheway- UBS, (2011): Tan rã một khu vực

đồng tiền chung không phải là đơn giản. Theo UBS, đối với các nền kinh tế yếu trong khối đồng
euro như Hi Lạp hay Bồ Đào Nha, hậu quả tài chính sẽ cực lớn. Ví dụ, Hi Lạp quyết định quay
trở lại với đồng drachma, nhưng giá đồng tiền này sẽ sụt giảm thảm hại. Trong khi đó Athens
vẫn phải trả nợ tính bằng đồng euro. Việc đồng drachma sụt giá sẽ khiến khối nợ của Hi Lạp
càng phình to hơn, hậu quả là vỡ nợ. Các ngân hàng Pháp và Đức sẽ khủng hoảng và có nguy cơ
sụp đổ do ôm quá nhiều nợ Hi Lạp.
UBS ước tính tổn thất của một nền kinh tế yếu khi rời khỏi khối đồng euro khoảng 9.500
- 11.500 euro (12.600 - 15.300 USD)/người trong năm đầu tiên và tăng thêm 3.000 - 4.000 euro
(4.000 - 5.300 USD)/người trong mỗi năm tiếp theo. Tổng thiệt hại của năm đầu tiên tương
đương 40-50% GDP.
Một nền kinh tế mạnh như Đức khi rời khối đồng euro sẽ lâm vào khủng hoảng. UBS dự
báo giá đồng mark Đức sẽ tăng vọt khoảng 40%, hậu quả là giá hàng xuất khẩu Đức tăng theo.
Theo tạp chí Der Spiegel, năm 2011 xuất khẩu Đức lần đầu tiên sẽ đạt ngưỡng 1.000 tỉ euro
(1.330 tỉ USD). Nhưng một khi quay lại với đồng mark Đức, “toàn bộ ngành xuất khẩu của Đức
sẽ bị xóa sổ” như nhận định của nhà kinh tế UBS Stephane Deo. Các công ty Đức cũng sẽ phá
sản, hệ thống ngân hàng trong nước lao đao, dịng thương mại quốc tế sụp đổ.
UBS ước tính nếu Đức rời khối đồng euro, tổn thất sẽ vào khoảng 6.000 - 8.000 euro
(8.000 - 10.600 USD)/người trong năm đầu tiên và tăng thêm 3.500 - 4.500 euro (4.600 - 6.000
USD)/người. Tổn thất này tương đương 20-25% GDP trong năm đầu tiên. Trong khi đó, chi phí
cứu trợ Hi Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha chỉ tương đương 1.000 euro (1.300 USD) một lần đối với
mỗi người Đức.
Theo UBS, khi một nước rời bỏ eurozone và quay trở về với nội tệ của mình, dịng vốn
vốn tự do lưu chuyển giữa châu Âu sẽ nhanh chóng tháo chạy, cùng với sự rút vốn ồ ạt của người
dân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước. Hỗn loạn tài chính sẽ xảy ra .
Hậu quả chính trị sẽ cực kỳ sâu rộng. Khi khối đồng euro sụp đổ cũng có nghĩa là Liên
minh châu Âu (EU) tan vỡ. Chuyên gia UBS Deo nhận định một EU rạn nứt sẽ lập tức đánh mất
ảnh hưởng chính trị - kinh tế - xã hội toàn cầu. Những nỗ lực xây dựng các chính sách ngoại
giao, an ninh khu vực trở thành vơ nghĩa.

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20


12


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Khơng có đồng euro, tiếng nói của các nước châu Âu, thậm chí là các nước lớn như Đức,
sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé trên trường quốc tế. Sự rạn nứt sẽ càng gia tăng khi các nước trong
khu vực dựng lên các hàng rào thuế quan, bảo hộ... để chống lại các nước rời bỏ khỏi khối đồng
euro.
Nếu khối đồng euro tan vỡ, lập tức bạo động sẽ bùng nổ và lan rộng khắp châu lục. UBS
cảnh báo khi một đồng tiền chết yểu, hàng triệu người sẽ bất ngờ thấy rằng tài khoản của mình
trở nên vơ giá trị. Tình trạng thất nghiệp sẽ dẫn tới sự bất mãn và căng thẳng xã hội. Các cuộc
biểu tình, bạo động sẽ nổ ra như những gì đã xảy ra ở Hi Lạp. Lịch sử cho thấy sự sụp đổ của các
liên hiệp tiền tệ chung luôn dẫn tới bạo động, thậm chí nội chiến.
Soros (2011) cho rằng đồng Euro tồn tại và nếu nó bị phá vỡ, tất cả những gì kinh khủng
nhất sẽ xảy ra. Sự đổ vỡ của đồng Euro sẽ gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng và khôn lường đối
với hệ thống ngân hàng khơng chỉ ở khu vực châu Âu mà trên tồn thế giới. Chắc chắn, Đức
cũng sẽ khơng nằm ngồi tác động của sự đổ vỡ đấy. Do đó, Đức phải bảo vệ sự tồn tại của nó.
Nếu Hi Lạp hay Bồ Đào Nha rời khỏi Eurozone, phần còn lại sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và
dễ quản lý hơn. Nhưng các nhà quản lý tài chính phải bố trí một sự ra đi có trật tự để khơng làm
ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Châu Âu. Điều đó sẽ ngốn rất nhiều tiền bạc
bởi vì hệ thống ngân hàng châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương (ECB) sẽ phải bồi thường
cho sự ra đi của Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Người gửi tiền ở các ngân hàng Hy Lạp cũng phải được
bảo vệ. Nếu không người gửi tiền ở các Ngân hàng Ireland hay Ý cũng sẽ cảm thấy khơng được
an tồn. Trong khi đó C. Azariadis (2011) lại chủ trương đình chỉ tất cả các khoản thanh toán lãi
suất nợ Hy Lạp và trở về để drachma như một biện pháp tạm thời. Hy Lạp sẽ thực hiện những cải

cách sâu cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế
Soros, 2011 cho rằng thoát khỏi khu vực châu Âu sẽ ngay lập tức cân bằng ngân sách
chính phủ, khơi phục lại khả năng cạnh tranh du lịch và xuất khẩu và đảo ngược sự bùng nổ thu
nhập quốc gia đang trải qua. Tất nhiên Hi Lạp sẽ nhận được sự tức giận của cộng đồng quốc tế
và làm tổn thương danh tiếng của đất nước và nhiều hệ lụy khác nhưng chi phí là ít hơn nếu tiếp
tục thắt lưng buộc bụng
Nếu EU sụp đổ, tất cả các đặc lợi trong giao thương, xuất nhập khẩu tạo nên vị thế cạnh
tranh trên thị trường sẽ bị dỡ bỏ, tạo ra một biến đông vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế, thương mại của cả khu vực Châu Âu. Các thị trường tiền tệ trên thế giới sẽ rơi vào
hỗn loạn. Lục địa già rơi xuống vực, sẽ kéo theo thế giới chìm vào một cuộc suy thối quy mơ
lớn, có thể là thảm họa kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại, như đại suy thối thập niên 1930.

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

13


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

II. 2 Tương lai nào cho đồng euro?
J.Ahearn (2012) đưa ra ba kịch bản cho đồng euro:
- Kịch bản 1: Eurozone tan rã một phần, các quốc gia từ bỏ đồng euro và trở về với đồng
tiền của mình có thể được định giá cao hoặc thấp so với đồng Euro
+ Một hoặc một số nước Nam Âu rời bỏ khu vực đồng tiền chung hay bị các nước Bắc
Âu đẩy ra ngồi. Lợi ích là đồng tiền mới được định giá thấp so với đồng tiền của các đối tác
thương mại lớn ở Bắc Châu (đồng euro). Điều này sẽ giúp họ lấy lại khả năng cạnh tranh chống
lại các nước Bắc Âu, dẫn đến tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Một sự đột biến trong xuất

khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bù đắp các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Ngoài ra, bằng
cách tăng xuất khẩu và nhập khẩu giảm, các nước Nam Âu sẽ giảm thâm hụt thương mại của họ
và vay mượn cần thiết để tài trợ các khoản thâm hụt.
Chi phí đầu tiên là các khoản nợ của các được tính bằng đồng euro, có thể nâng cao giá
trị của họ nợ khi qui sang tiền tệ quốc gia vì được định giá thấp. Thứ hai, có những trở ngại kỹ
thuật và pháp lý để thoát khỏi Eurozone (tất cả các hợp đồng liên quan đến euro sẽ phải được
viết lại cho đồng tiền quốc gia. Thứ ba, khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dự đoán rằng tiền
tệ quốc gia mới sẽ giảm giá so với đồng euro, sự di chuyển vốn lớn từ trong nước có thể kích
hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Thư tư đó là căng thẳng về chính trị.
+ Một hoặc một số nước khu vực phía Bắc rời bỏ khu vực đồng tiền chung vì thất vọng
từ cuộc khủng hoảng nợ. Ngay cả khi quay trở lại một đồng tiền quốc gia mới có thể giúp Bắc
Âu kiểm sốt chính sách tiền tệ của họ và làm giảm cam kết tài chính cho các nước Nam Âu thì
việc rời khỏi khu vực Châu Âu có thể sẽ rất tốn kém. Đồng tiền mới Bắc Âu có khả năng sẽ tăng
giá so với đồng euro, làm phức tạp việc xuất khẩu dẫn đến ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng
mà một số nước Bắc Âu theo đuổi. Eurozone phía Bắc cũng sẽ phải đối mặt với cùng một kỹ
thuật, thách thức pháp lý, và chính trị để thốt khỏi đồng euro giống như chi phí mà các nước
Nam Âu phải chịu. Tuy nhiên, các ngân hàng ở các nước Bắc Âu, ngay cả với các đồng tiền quốc
gia mới, vẫn có thể chấp nhận nợ với khoản thanh toán bằng đồng euro từ các nước miền nam
châu Âu mà khơng tính đến các rủi ro về khả năng thanh toán. Kịch bản này cũng sẽ có ảnh
hưởng đáng kể đối với EU và tương lai của Châu Âu hội nhập.
-Kịch bản 2: Tồn tại Eurozone
Hiện trạng trong khu vực Châu Âu có thể được duy trì sự hỗ trợ thanh khoản ECB các
ngân hàng khu vực đồng euro và mua trái phiếu, hỗ trợ tài chính từ EFSF và IMF, thắt lưng buộc
bụng trong các nước khu vực châu Âu phía Nam, và tái cấu trúc có trật tự của trái phiếu Hy Lạp,
…. Khả năng tồn tại của Eurozone phần lớn phụ thuộc vào việc thị trường tài chính có tin vào
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

14



Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

tính đúng đắn những cải cách sẽ dẫn đến vị trí tài chính bền vững hơn. Câu trả lời quyết định và
tồn diện của các nhà lãnh đạo EU có thể là một yêu cầu để Eurozone tiếp tục được tồn tại.
-Kịch bản 3: Sự hội nhập sâu hơn của Eurozone
Kịch bản thứ ba là việc cải cách đáng kể cấu trúc Châu Âu, dẫn đến hội nhập kinh tế và
chính trị lớn hơn. Kịch bản này sẽ địi hỏi thực hiện cải cách để giảm điều hành tài khóa độc lập
(fiscal free-riding) và tăng cường khả năng của khu vực châu Âu để đối phó với cuộc khủng
hoảng trong tương lai (nếu có). Một liên bang tài chính hùng mạnh hơn và một cơ chế rõ ràng hỗ
trợ khẩn cấp tài chính cho các nước dễ bị tổn thương cũng sẽ là một mục tiêu cải cách. Khi cuộc
khủng hoảng vẫn đang tiếp tục, các quan chức EU đã có những biểu hiện thúc đẩy hội nhập sâu
hơn. Trong tháng 12 năm 2011, một số nhà lãnh đạo EU cam kết theo đuổi sự phối hợp tài chính
chặt chẽ hơn, bao gồm cả thông qua các sửa đổi cân bằng ngân sách. Tuy nhiên, chính sách tài
khóa là một vấn đề quan trọng của chủ quyền quốc gia và khơng dễ gì để đạt được sự đồng thuận
giữa các quốc gia. Một đề xuất khác thể hiện mong muốn hội nhập sâu rộng hơn đó là việc phát
hành Eurobond nhưng đã bị phản đối bởi một số thành viên đặc biệt là Đức. Như vậy, việc tiến
tới hội nhập sâu hơn của khu vực này còn gặp rất nhiều sự trở ngại đặc biệt là chính trị.

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

15


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc


III/ CHÂU ÂU CẦN LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG?
Richard Baldwin and Daniel Gros (2010) Thông điệp cơ bản từ sự giải thích về cuộc
khủng hoảng chỉ gói gọn trong một từ, đó là sự liên hệ lẫn nhau. Cuộc khủng hoảng nợ và khủng
hoảng ngân hàng có kết nối lẫn nhau, cũng như sự thất bại chính sách. Khơng có yếu tố duy nhất
của mối liên kết này có thể được chỉ ra là “thủ phạm” gây ra cuộc khủng hoảng. Rõ ràng là việc
đưa ra giải pháp sữa chữa cho một yếu tố duy nhất là một sai lầm nghiêm trọng.
Từ những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công, cũng như những tác động và ảnh
hưởng của nền kinh tế không chỉ của Eurozone mà của cả thế giới, rất nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ
cơng sức ra để tìm lối thốt cho cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng. Chúng tôi xin đề xuất
một số giải pháp cơ bản và điển hình thường được các nhà kinh tế bàn luận nhiều nhất.
III. 1 Thắt lưng buộc bụng
Phản ứng đầu tiên của các nước phát triển trước áp lực nợ cơng ngày càng phình to là thực
thi những chính sách cắt giảm chi tiêu công (cắt giảm tiền lương, trợ cấp, việc làm, tăng thuế,….)
đây là điều kiện cam kết để nhận được các gói cứu trợ từ EU và IMF.
Alesina & Perotti cho thấy việc điều chỉnh ngân sách dựa vào việc cắt giảm các khoản chi
cho phúc lợi xã hội, cắt giảm tiền cơng chức sẽ mang lại lợi ích về lâu dài, kéo mức nợ cơng xuống
thấp hơn và kích thích tăng trưởng GDP nhanh hơn so với việc giảm chi ngân sách dựa trên việc
tăng thuế và cắt giảm đầu tư công. Hầu hết các nước châu Âu đều chọn kế hoạch giảm tiền lương
khu vực công và phúc lợi, là các hình thức cắt giảm ngân sách ít gây tổn hại cho q trình phục hồi
kinh tế.
Nhưng chính sách thắt lưng buộc bụng lại nhận được sự phản đối khơng chỉ của người dân
mà cịn từ các nhà kinh tế học:
Kavoussi (2012) và Serwotka (2010) Việc cắt giảm ngân sách quá mức sẽ đẩy các nền
kinh tế èo uột trong khối đồng euro vào hố sâu suy thoái. cho rằng cắt giảm việc làm ở khu vực
công sẽ làm tăng thất nghiệp. Điều này có nghĩa là tăng chi phí cho chính phủ trong các khoản
thanh toán và doanh thu thuế bị mất. Nếu thu nhập của người dân giảm (do tiền lương bị cắt giảm),
họ sẽ chi tiêu ít hơn. Chi tiêu tiêu dùng ít hơn sẽ làm tăng thất nghiệp trong khu vực tư nhân, giảm
doanh thu thuế cho chính phủ. Ireland là một bằng chứng rõ ràng: giảm chi, tăng thuế dẫn tới GDP
sụt giảm nghiêm trọng trong khi đó nợ vẫn tăng cao.

Trong khi đó, Stiglitz (2012) - nhà Kinh tế gia đạt giải Nobel cảnh báo rằng kế hoạch thắt
lưng buộc bụng của châu Âu là một “ Hiệp ước tự sát” . Việc châu Âu vận động thực hiện biện
pháp tiết kiệm hoàn tồn sai lầm. Niềm tin sẽ khơng thể trở lại, chỉ có điều ngược lại, như vậy châu
Âu đang hồn tồn đi sai hướng. Ơng ví chính sách thắt lưng buộc bụng giống như y học thời
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

16


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Trung cổ, "Nó giống như trích máu, bạn lấy máu của bệnh nhân bởi vì giả thuyết là có máu xấu.
Và rất thường xuyên, khi bạn lấy máu, bệnh nhân sẽ bệnh nặng hơn. Phản ứng sau đó là cái chết
đang đến rất gần”.
Thực tế, Hy Lạp thì sau gần hai năm thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt,
tình hình kinh tế Hy Lạp khơng những khơng được cải thiện mà cịn có xu hướng trầm trọng hơn
và đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần thứ hai. Tỉ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp lên đến 21%, tỉ lệ thất nghiệp
ở thanh niên là hơn 40%, GDP giảm 11,7% từ năm 2009 đến năm 2011 và dự báo sẽ tiếp tục giảm
5-6% trong năm 2012 do Hy Lạp đã buộc phải chi phần lớn số tiền được cứu trợ để trả nợ cho các
nhà đầu tư trái phiếu, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ phần lớn trái phiếu như các
ngân hàng Đức và Pháp. Mới đây, cuối tháng 2 Hy Lạp bị S&P hạ xếp hạng từ mức CC (2 bậc trên
mức vỡ nợ) xuống SD - “vỡ nợ từng phần”.
Khủng hoảng kinh tế đang dần chuyển sang một nấc thang mới là khủng hoảng xã hội. Các
cuộc biểu tình, bạo động, đình công,… của dân chúng nhằm phản đối các biện pháp thắt lưng buộc
bụng của chính phủ đang diễn ra hàng ngày ở Hy Lạp, Ireland, Italia, Bồ Đào Nha,…
Nhận định:
Tất nhiên, khi một quốc gia trong khối lâm nguy, sẽ phải có sự cứu trợ từ các nước thành

viên khác, cũng như khi một con tàu trong đoàn tàu bị mắc cạn cần sự trợ giúp của những con tàu
khác, tuy nhiên, điều gì xảy ra khi ngay cả chương trình cứu trợ cũng cần được cứu trợ? Nếu một
nước thành viên hưởng lợi từ chương trình cứu trợ lại không giành lại được quyền truy cập vào thị
trường?
Điều này chứng tỏ rằng: Các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà Châu Âu đang thực hiện là
không đủ để chống lại cuộc khủng hoảng nợ. Đây chỉ là giải pháp tạm thời như một liều thuốc
giảm đau nhằm xoa dịu tình thế. Hơn nữa, chắc chắn sẽ gặp phải trở ngại rất lớn từ sự chống đối
của người dân một khi chính sách cắt giảm lao động, tăng thuế, giảm lương.. được đưa ra. Chính
phủ nên cắt giảm ngân sách một cách hợp lý, (nước cần phải thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc
làm, cải tổ hệ thống thuế (thực hiên chính sách thuế công bằng hạn chế , chớng trớn th́, …)

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

17


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

III. 2 Phát hành trái phiếu chung châu Âu (Eurobond)
Ưu điểm:
Kenneth Matsziorinis (2011) Tập hợp các khoản nợ vào thị trường trái phiếu chung có thể
mang lại nhiều lợi ích cho khu vực:
Trước hết và quan trọng nhất, nó có thể ngay lập tức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ mà
Eurozone đang đối mặt. Bởi vì cuộc khủng hoảng chủ yếu là vấn đề tâm lý, gây nên sự lo ngại rằng
một số nước thành viên nhất định có thể mất khả năng thanh tốn, thị trường có thể u cầu một
phần bù rủi ro cao hơn làm tăng chi phí tái cấp vốn cho các trái phiếu này và giảm giá của nó. Thứ
hai, bằng việc giảm lãi suất mà tại đó các quốc gia tài trợ nợ của họ, tiết kiệm đáng kể lãi suất

thanh toán và giảm thâm hụt ngân sách trong tương lai và cải thiện tính bền vững trong mức độ nợ
khu vực đồng euro. Thứ ba, nó giảm mức độ các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các quốc gia
cần áp dụng trong ngắn hạn để trụ vững trong thâm hụt ngân sách của mình, giảm rủi ro của suy
thối và tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh hơn cho toàn khu vực trong trung hạn và dài hạn
bằng việc nâng cao quỹ đạo tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nó làm cho tỉ lệ nợ/GDP giảm
xuống thấp hơn nhanh chóng, vì thế tăng cường tính bền vững của nợ trong tương lai. Thứ tư, nó
biến đổi thị trường trái phiếu Châu Âu hiện đang bị phân mảnh thành một thị trường trái phiếu
chính phủ Châu Âu rộng lớn ngang tầm với trái phiếu Mỹ. Thị trường trái phiếu chính phủ châu âu
10.3 nghìn triệu USD so với thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ 13.5 nghìn triệu USD, sẽ là một thị
trường rộng lớn với chiều sâu, có bề rộng và tính thanh khoản cao sẽ làm cho trái phiếu euro có sự
bảo đảm mạnh mẽ khi giữ nó và lánh đến nơi an tồn khi có bất ổn tài chính toàn cầu, như trái
phiếu kho bạc Mỹ ngày nay. Thứ năm, là bệ phóng làm cho thị trường Châu Âu tiến tới cùng
ngang mức với Mỹ, bổ sung và cũng cố vai trò đồng euro như một đồng dự trữ toàn cầu. Hiện nay,
đồng euro đã trở thành đồng tiền quan trọng thứ 2 trên hành tinh, là một trong 2 đồng tiền mà các
ngân hàng trung ương lựa chọn cho dự trữ của họ nhưng nó vẫn thua xa đồng USD vì thì trường
Châu Âu vẫn là thị trường phân mảnh và nhỏ. Thứ sáu, quan trọng nhất là nó dẫn đến giảm lãi suất
thấp hơn ngay cả Đức, thành viên có thế lực nhất khu vực đồng tiền chung euro. Với việc gia tăng
chiều sâu, chiều rộng và thính thanh khoản, các nhà đầu tư giữ nó nhiều hơn khơng chỉ vì mục
đích đầu tư hay đề phịng mà cịn để giao dịch thanh tốn việc tăng nhu cầu giao dịch với trái phiếu
đồng euro mang lại lợi ích to lớn cho khu vực, vì nó cho phép các thành viên kể cả Đức vay ở một
chi phí thấp. Thứ bảy, việc chuyển đổi các khoản nợ quốc gia của khu vực đồng euro vào một
khoản nợ chung khu vực đồng euro cũng sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng ở châu Âu và giúp
chấm dứt để các ngân hàng rơi vào cuộc khủng hoảng ngân hàng. Trong khi đó Varoufakis &
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

18


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo


GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Holland (2011) cho rằng sức khỏe và uy tín của nền kinh tế eurozone cho eurobond có tính thanh
khoản cao và an tồn. Nhờ tính an tồn này, eurobond sẽ giúp các thành viên yếu trong eurozone vì
họ sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn so với khi họ tự phát hành trái phiếu ra thị trường tài
chính.
Bất lợi:
Kenneth Matsziorinis (2011) Thứ nhất: bất lợi tiềm năng là lãi suất có thể tăng tại đó các
thành viên đáng nể như Đức và Hà Lan đang trả nợ này của họ.Thứ hai: Nếu các chính phủ được
tự do trong việc tăng từ chi phí tiền thấp, nó sẽ loại bỏ tính kỷ luật ngân sách và dẫn đến tình trạng
nước tiết kiệm bắt đầu chi trả cho nước tiêu xài hoang phí, dần dần nó sẽ làm tăng tỉ lệ nợ/ GDP
trong toàn khu vực dẫn đến kết quả khơng mong muốn là giảm xếp hạng tín dụng và tăng chi phí
đi vay. Nó sẽ loại bỏ khẳ năng kiểm soát của mỗi nước đối với gánh nặng chi phí và chủ quyền của
mình trong các vấn đề tài chính. Người mua trái phiếu đồng euro có thể u cầu Đức phải trả tất cả
các khoản nợ mà một quốc gia như Hy Lạp hoặc Ý đã bị chồng chất.
Rõ ràng, việc tìm kiếm một cách để đảm bảo rằng sự hoang phí của một quốc gia khơng trở
thành gánh nặng nợ nần của quốc gia khác là vấn đề không thể thiếu trong việc phát hành trái
phiếu euro.
Gros & Micossi (2008) và De Grauwe & Moesen (2009) tạo ra một thị trường trái phiếu
châu Âu theo đó mỗi quốc gia sẽ tham gia trên cơ sở tỉ lệ vốn cổ phần của nó trong Ngân hàng
trung ương. Tỷ lệ lãi suất của nước tham gia phải trả sẽ phụ thuộc vào lãi suất của các chính phủ
phải trả khi họ phát hành trái phiếu tại các thị trường riêng của họ. Vì vậy, chính phủ các nước như
Hy Lạp sẽ phải trả lãi suất cao hơn. Lãi trái phiếu thơng thường sẽ là bình qn gia quyền lãi suất
tại các quốc gia. Một mơ hình như vậy về lâu dài sẽ làm giảm những lo ngại về rủi ro đạo đức, tiềm
ẩn trong các vấn đề trái phiếu thơng thường hay gặp phải. Ngồi ra, tạo ra một thị trường trái phiếu
mới với quy mơ thích hợp, cũng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài.
Varoufakis & Holland (2011) Mỗi thành viên mở một tài khoản nợ tại ECB, tại đây ECB
cung cấp mức lãi suất thấp có thể. Nợ của mỗi quốc gia được chuyển đến cho ECB không giảm
gánh nặng nợ của các quốc gia yếu nhưng không làm tăng gánh nặng nợ của các quốc gia còn lại.

Như vậy những người nộp thuế ở các nước giàu như Đức, Hà Lan, Phần Lan và Áo không phải
gánh trên vai các khoản nợ thay cho các nước mất khả năng thanh khoản.
George Soros (2011), coi việc phát hành eurobond là một phương cách cần kíp trước mắt
để ngăn ngừa chi phí vay mượn của Ý và Tây Ban Nha tăng lên quá cao đến mức các nước này bị
vỡ nợ - một sự kiện khiến cho khối eurozone có thể bị tan rã. Châu Âu chỉ nên phát hành eurobond
trong giới hạn do uỷ ban gồm các bộ trưởng tài chính tự đặt ra. Các nước càng muốn phát hành
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

19


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

nhiều eurobond thì phải chịu các điều kiện càng khắc nghiệt. Các bộ trưởng tài chính cần phải thực
hiện được ý muốn của mình vì việc từ chối quyền phát hành thêm eurobond dẫn đến các biện pháp
răn đe nghiêm trọng.
Bên cạnh đó có một số ý kiến phản đối việc phát hành Eurobonds:
F. Zimmermann (2011) Eurobonds có thể là một cơng cụ hữu ích về lâu dài, như là điểm
cuối của một q trình hợp nhất tài khóa. Nói cách khác, việc phát hành Eurobonds nên được xem
như một phần thưởng cho những thành quả đã đạt được của Eurozone, khơng phải là một khuyến
khích ảo tưởng cho một một viễn cảnh tốt hơn trong tương lai. Việc ra đời eurobonds sẽ là việc
đồng nghĩa với các quốc gia như Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan và Ba Lan chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của các quốc gia khác, đây là một công thức cho sự sụp đổ của đồng euro. Ngay
cả những người lập luận đây là logic của dự án hội nhập châu Âu và nói rằng q trình của sự hình
thành của Hoa Kỳ trong lịch sử cho thấy con đường phía trước cho châu Âu - đã quên một điều rất
quan trọng, hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ có một yêu cầu số dư ngân sách hàng năm. Ngồi ra, ở
Mỹ khơng có điều khoản giải cứu liên bang về các khoản nợ phát sinh của từng tiểu bang.

Mayer (2011), nhà kinh tế chính của Ngân hàng Deutsche Bank, eurobond khơng phải là
giải pháp cấp thời, không thể thực hiện trong ngắn hạn cho nên trước mắt ECB phải đóng vai trị
chính trong việc trấn an thị trường tài chính và khơi phục niềm tin của nhà đầu tư để đưa khối
eurozone ra khỏi khủng hoảng nợ, ông này đề xuất thành lập Quỹ Tiền Tệ Châu Âu (EMF)
Nhận định: Như vậy đa số các nhà nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm phát hành trái phiếu
chung Eurobond mặc dù Eurobond chưa phải là tối ưu và còn mang nhiều bất lợi đặc biệt là cho
các nước giàu như Đức. Vì vậy cho đến nay mặc dù ECB đã có những cuộc họp bàn về việc phát
hành Eurobond, tìm ra giải phương án tốt nhất nhưng vẫn chưa được thực thi. Hiện nay, thủ tướng
Đức Angela Merkel vẫn kiên quyết phản đối kế hoạch phát hành trái phiếu chung (Eurobond).
Nhưng nếu ECB đưa ra một giải pháp phù hợp, vừa cứu các nước như Hi Lạp, Ireland, Tây Ban
Nha những vẫn đảm bảo các nước giàu như Đức, Hà Lan, Phần Lan và Áo không phải gánh trên
vai các khoản nợ thay cho các nước mất khả năng thanh khoản thì Eurobond sẽ là một giải pháp tối
ưu, và chắc chắn Đức sẽ phải đồng thuận vì khơng ai muốn vỡ nợ xảy ra.
III. 3 Cải tổ hệ thống ngân hàng
Darvas & Pisani-Ferry & Sapir (2011) khẳng định trong dài hạn phải có kế hoạch để
khơi phục lại hệ thống ngân hàng lành mạnh, đặc biệt chú trọng tăng cường giám sát hệ thống ngân
hàng trong khu vực đồng euro. Bằng việc thực hiện các biện pháp kiểm tra sự nghiêm ngặt độ uy
tín và mức độ đáng tin cậy của hệ thống ngân hàng. Các quốc gia khu vực đồng euro cần thiết tái
cơ cấu một số ngân hàng. Còn De Grauwe (2010) đề cập tầm quan trọng phải ngăn cản khủng
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

20


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

hoảng lây lan trong hệ thống ngân hàng. Theo đó các cơ quan giám sát quốc gia cần thực hiện các

cuộc kiểm tra khắt khe về một số chỉ tiêu như khả năng vượt qua tình trạng lỗ lớn từ cho vay,
chứng khoán giảm và các ảnh hưởng xấu từ kinh tế vĩ mơ. Mục đích của cuộc kiểm tra này là xem
xét khả năng vượt qua những nguy cơ rủi ro lớn của các ngân hàng, dựa trên kết quả kiểm tra này
sẽ là cơ sở cho mức độ tái cấu trúc vốn của các ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần
chủ động trong việc tìm kiếm khả năng thanh khoản dài hạn hơn là dựa hoàn toàn vào nguồn tài trợ
từ trái phiếu ngân hàng trung ương Châu Âu và các quỹ tài sản. Cùng quan điểm trên Baldwin &
Daniel Gros (2010) cho rằng cho đến khi sự hỗn độn trong lĩnh vực ngân hàng được giải quyết,
mọi cú shock đều có tiềm năng tạo ra một cuộc khủng hoảng hệ thống. Bước đầu tiên là cải thiện
tính minh bạch. Cần tiến hành những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt để tiết lộ thiệt hại tiềm năng đang
ẩn nấp trong bóng tối, là nguyên nhân gây ra sự lo sợ về tính thanh khoản giữa các ngân hàng với
nhau. Điều này sẽ làm rõ ở đâu cần tái cấu trúc.Trong khi đó, Varoufakis & Holland (2011) lại
chú trọng vấn đề nữa mà hệ thống ngân hàng cần quan tâm đó là tái cấu trúc vốn (recapitalisation), nên được thực hiện bởi EFSF và sau này là ESM. Nếu ngân hàng không đủ lượng
vốn cần thiết để đáp ứng mục tiêu tái cấu trúc vốn, EFSF mà sau này là ESM nên yêu cầu việc
chuyển cấu vốn sang vốn cổ phần. EFSF bán trái phiếu trên thị trường, dùng tiền này để đầu tư vào
các ngân hàng, khi đó lãi suất trả cho trái phiếu được lấy từ lợi tức vốn chủ sở hữu của phần góp
vốn tại ngân hàng. Như vậy, cấu trúc vốn ngân hàng chuyển từ tập trung nợ có rủi ro cao sang sử
dụng vốn cổ phần.
Thực tế, Ủy ban châu Âu khẳng định sẽ trợ giúp quá trình rút khỏi các tài sản có rủi ro, đặc
biệt là trái phiếu thơng qua quỹ hỗ trợ của Cơ quan Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Đổi lại sự
trợ giúp này, các ngân hàng sẽ không được phép chia cổ tức và các khoản thưởng cho lãnh đạo
trong năm 2011. Đây được xem là giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay để đảm bảo an tồn cho
các tổ chức tín dụng. Ủy ban châu Âu (EC) đồng thời công bố các quy định mới, trong đó buộc các
ngân hàng phải tăng vốn điều lệ và cho phép EC áp đặt trừng phạt đối với các ngân hàng tiềm ẩn
rủi ro nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính mới. Ngồi ra, EC cịn đề xuất rằng các nhà
giám sát tài chính EU cần phải được tăng thêm quyền lực để giám sát các ngân hàng chặt chẽ hơn
cũng như áp đặt các lệnh trừng phạt khi họ phát hiện rủi ro ở mức cao.
Nhận định: Nhìn chung, các biện pháp trên đều nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng,
tăng tính thanh khoản, giảm rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, khơng dẫn đến tình

Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20


21


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

trạng khủng hoảng. Đây là nhóm giải pháp đạt được sự đồng thuận cao nhất nhằm góp đưa châu
Âu thốt khỏi khủng hoảng.
III. 4 Tái cấu trúc nợ công
Francois, Anne và cộng sự (2010) Thiết lập quy trình tái cấu trúc nợ công: tiếp cận theo 2
cách:
+ Cách thức “tự nguyện” (contractual approach): sẽ khuyến khích bao gồm điều khoản
hành động tập thể trong hợp đồng trái phiếu chính phủ
+ Cách thức “có kiểm sốt” (statutory approach) vận hành theo các điều khoản theo đề xuất
của IMF
Theo nhóm tác giả, cách thức “tự nguyện” không phù hợp áp dụng cho trường hợp các
nước khối EU vì cách thức này có khuynh hướng làm cho quá trình thương lượng giữa 1 quốc gia
con nợ và chủ nợ có tính dễ dãi, khơng chặt chẽ. Trong khí đó, sai sót của 1 quốc gia trong khối
EU có thể sẽ làm dấy lên mối quan ngại về tính ổn định tài chính ra toàn bộ các nước khối EU.
Phải biến các cuộc thương lượng song phương thành thương lượng đa phương với sự tham gia của
nhiều nước trong khối.
Do đó nhóm tác giả nghiên về hướng cách thức “có kiểm sốt”. Cách thức này cho phép
gộp chung quyền lợi của các chủ nợ. Và nhóm tác giả đưa ra cái gọi là Cơ chế giải quyết khủng
hoảng châu Âu (ECRM- European Crisis Resolution Mechanism).
Để đạt mục tiêu chính, đó là tìm kiếm giải pháp tái cấu trúc các khoản nợ cơng nhằm duy
trì sự ổn định của các con nợ - thông qua đó giúp chủ nợ và con nợ cùng hoạt động tốt hơn.
Cấu trúc của cơ chế ECRM gồm có 3 phần riêng biệt: Bộ phận pháp lý, hội đồng kinh tế và bộ

phận tài chính.
+ Bộ phận pháp lý (trực thuộc UB tư pháp châu âu, với các thành viên đặc biệt thuộc tư
pháp hoặc có thể thành lập 1 bộ phận hồn tồn mới) có thẩm quyền mở 1 quy trình tái cấu trúc nợ
thể theo yêu cầu của con nợ và có sự phê chuẩn của hội đồng kinh tế học về khoản nợ lâm vào tình
trạng mất khả năng chi trả. Tiếp theo là phân loại và xử lý các yêu cầu của các bên, xử lý các bất
đồng giữa các chủ nợ hoặc giữa chủ nợ và con nợ, xem xét việc các bên có tuân thủ bản đề cương
của cơ chế không.
+ Bộ phận kinh tế (có thể là sự kết hợp giữa EU và ECB) này giúp định hướng các bên tìm
kiếm các giải pháp phù hợp. Ở đây có 2 u cầu:
Cơng đoạn này địi hỏi kiến thức chun mơn vượt trội về thơng tin kinh tế tài chính. Ngồi
ra cịn u cầu các bên phải đặt niềm tin vào phán quyết của bộ phận kinh tế khơng những trung
lập và cịn cơng bằng cho các bên.
Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

22


Đề tài mơn Tài chính quốc tế
Bảo

GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc

Cơ quan kinh tế có trách nhiệm đánh giá 1 quốc gia có thực sự mất khả năng thanh tốn nợ
hay không, và lượng định số tiền cần miễn giảm. Chính phủ có thể tăng thuế đánh vào dân cư để
trả nợ nhưng lại vấp phải những giới hạn về kinh tế chính trị xã hội. Do đó việc chính phủ đặt niềm
tin vào phán quyết là không tránh khỏi.
+ Bộ phận tài chính (EFSF - Quỹ ổn định tài chính châu Âu) có trách nhiệm cung cấp các
khỏan hộ trợ ngắn hoặc trung hạn, nhằm đảm bảo nền kinh tế có sự điều chỉnh cần thiết theo
hướng ổn định tài khóa. Ở đây, quốc gia con nợ phải chịu 1 khoản phí bù đắp rủi ro. Đây khơng
phải là khỏan phạt gì cả. Bộ phận tài chính sẽ là EFSF (Quỹ ổn định tài chính châu Âu).


Nhóm 5- Lớp NH Đêm 5 K20

23



×