Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY NĂNG LƯỢNG XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.9 KB, 33 trang )

LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học mở Hà Nội
hệ đào tạo từ xa topica nói chung và các thầy cô ngành quản trị kinh doanh đã tận
tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu, hữu ích trong những năm
học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cho em thầy Phạm Thanh
Hải đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo thực
tập.
Trang 1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ HOẠCH KINH DOANH
CÔNG TY NĂNG LƯỢNG XANH
Giáo viên hướng dẫn:
Học viên: HUỲNH VĂN TÀI
Lớp: D10
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – 2012
Xin chân thành cám ơn toàn thể lớp D10 ngành quản trị kinh doanh những
người đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 03
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 03
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
6. KẾT CÂU BÁO CÁO
Trang 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.2.1 TẦM NHÌN
1.2.2 SỨ MỆNH
1.2.3 MỤC TIÊU
1.2.4 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA
DOANH NGHIỆP
1.3 GIỚI THIỆU SẨN PHẨM
1.3.1 CỦI TRẤU THANH
1.3.2 TRẤU VIÊN
CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH MARKETING
2.1 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH MARKETING
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.2.1 PHÂN TÍCH SWOT
2.2.2 PHÂN TÍCH PEST
2.2.3 PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ MICHAEL PORTER
2.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING
2.3.1 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
2.3.2 ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG
2.3.3 CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
2.3.4 CHÍNH SÁCH GIÁ
2.3.5 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
2.3.6 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN BÁN
Trang 3
2. 3.7 VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH MARKETING
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1 GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2.1 XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN SỰ
4.2.2 XÁC ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
CHƯƠNG 5 DỰ PHÒNG RỦI RO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do
cuộc khủng khoảng kinh tế, công nợ châu âu. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi
sự ảnh hưởng đó. Không chỉ có các doanh nghiệp nhỏ mà còn có nhiều doanh
nghiệp lớn cũng gặp không ít những khó khăn. Từ việc tạm ngưng sản xuất đến việc
giải thể doanh nghiệp xảy ra hàng ngày. Do đó muốn thành lập và phát triển một
doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay là vô cùng khó khăn. Ngoài việc
chuẩn bị nguồn vốn dồi dào. Doanh nghiệp cần phải vạch định một kế hoạch kinh
Trang 4
doanh hợp lý. Đảm bảo việc kinh doanh mang lại lợi nhuận nhất định. Giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó các nguồn năng lượng tự nhiên ngày càng càng kệt, làm cho giá
điện tăng liên tục, xăng dầu than đá cũng tăng gây ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất. trong khi đó ở việt nam lại có một nguồn năng lượng sinh khối ( củi trấu, dầu
sinh học ) chưa được tận dụng khai thác và đưa vào sản xuất.
Nhận thấy từ hai yếu tố trên tôi quyết định lập dự án thành lập công ty năng
lượng xanh. Chuyên nghiên cứu sản xuất và cung cấp năng lượng xanh sạch thân
thiện với môi trường như củi trấu, dầu sinh học, năng lượng nhiệt, năng lượng mặt
trời…
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra nguồn nhiên liệu giá rẻ: củi trấu được sản xuất từ phế phẩm nông

nghiệp. nên có giá thành thấp. giúp cho các doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí sản
xuất tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lý.
Tìm ra nguồn năng lượng thân thiện môi trường: củi trấu và dầu sinh học
được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp nên giảm thiểu chất thải ra môi trường gây
ô nhiễm. bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn năng lượng sinh khối này cũng giảm
thiểu khí thải gây hậu quả nhà kính.
Tìm ra phương pháp kinh doanh hiệu quả: bất cứ việc kinh doanh nào cũng
có nhiều rủi ro, việc lập một bản kế hoach kinh doanh cũng giúp cho doanh nghiệp
tìm ra đường lối kinh doanh hiệu quả và dự phòng những rủi ro trong kinh doanh.
Phát triển xã hội: nếu việc kinh doanh thành công cũng góp phần vào phát
triển xã hội. đặc biệt là đời sống khu vực nông thôn ( vì doanh nghiệp được thành
lập ở nông thôn )
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của dự án là khu vực đồng bằng sông cửu long và các
tỉnh lân cận.
Trang 5
Đối tượng nghiên cứu của dự án là các sản phẩm dịch vụ giá của các công ty
đối thủ, các khách hàng sử dụng sản phẩm, khách hàng tìm năng. Tìm hiểu các nhà
phân phối của các nhà phân phối trong khu vực…
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tham khảo sách báo, tập chí và xin ý kiến từ các chuyên gia, các người
hoạt động cùng lĩnh vực.
Phương pháp phân tích SWOT. Các phương pháp phân tích định lượng thông qua
các chỉ số tài chính. Đánh giá định tính theo ý kiến chuyên gia, theo quan sát thực tế
và các thông tin thu thập được.
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Các nguồn số liệu và dữ liệu được dùng trong nghiên cứu của dự án là được
cập nhật từ internet và một số nguồn tự khảo sát bên ngoài.
6. KẾT CẤU BÁO CÁO
Kết cấu báo cáo được chia làm 5 phần chính

Chương 1. Giới thiệu về doanh nghiệp.
Chương 2. Giới thiệu kế hoạch marketing.
Chương 3. Giới thiệu kế hoạch tài chính.
Chương 4. Giới thiệu kế hoạch nhân sự.
Chương 5. Dự phòng rủi ro.
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH
Trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm qua, quá
trình phát triển công nghiệp hoá đã làm gia tăng lượng khí thải nhà kính vào bầu khí
quyển. Hệ quả là khí hậu bị biến đổi, nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên, nước biển
dâng, kéo theo các sự kiện thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, Các nguồn tài nguyên có
hạn (than đá, dầu DO; FO, …) ngày càng cạn kiệt làm cho việc khai thác ngày càng
khó khăn. dẫn đến làm cho giá thành các nguồn nhiên liêu tăng ngày càng cao. Giá
thành sản xuất chung của các ngành cũng tăng theo… Đứng trước tình trạng đó thế
Trang 6
giới nói chung và Việt nam nói riêng cần tìm ra giải pháp cũng như nguồn nhiên
liệu để thay thế nguồn nhiên liệu tự nhiên. Việc tìm ra nguồn năng lượng mới để
thay thế đang được tiến hành ở khắp nơi trên thế giới.
Việt Nam là Nước sản xuất lúa gạo thứ 2 trên thế với, chỉ riêng Đồng bằng
sông Cửu Long sản xuất hơn 20 triệu tấn lúa mỗi năm. Và hơn 4 triệu tấn chấu được
thải ra từ sản xuất lúa gạo không được tận dụng hết mà còn thảy ra ngoài gây ô
nhiễm môi trường. Nguồn trấu này có xu hướng ngày càng tăng cao. Và cũng theo
những nghiên cứu mới đây. Năng lượng sinh khối từ nông nghiệp, đặc biệt từ vỏ
trấu là nguồn năng lượng mới đầy hứa hẹn. có thế thay thế dầu và than đá
Dự án thành lập Công Ty Năng Lượng Xanh được ra đời nhằm thực hiện hoá
vấn đề nêu trên, cung cấp cho ngừơi tiêu dùng nguồn năng lượng xanh, thân thiện
với môi trường như củi trấu, dầu sinh học, các năng lương sinh khối từ phế phẩm
nông nghiệp. trong giai đoạn đầu phát triển doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung cấp
củi trấu và trấu viên, đồng thời cũng nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm
mới phụ vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

1.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty năng lượng xanh được thành lập có trụ sở chính ở tỉnh Tiền
giang và hệ thông phân phối rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Công ty
chuyên về sản xuất và cung cấp các dạng năng lượng sạch, thân thiện với môi
trường . trong bước đầu hoạt động doanh nghiệp xây đựng nhà máy sản xuất củi
trấu với quy mô 2000 m
2
và hơn 50 lao động sản xuất và làm việc ở tỉnh Tiền
Giang. Hoạt động và sản xuất trên 8 tấn củi trấu trên ngày.
Ngoài việc sản xuất củi trấu, doanh nghiệp còn đầu tư và nghiên cứu phát
triển các nguồn năng lượng khác thân thiện với môi trường như năng lượng gió,
năng lượng mặt trời Từ việc tận dụng các nguồn phế phẩm nông nghiệp để sản
xuất các nguồn lương thay thế cho các nguồn năng lượng tự nhiên góp phần làm
giảm thiểu chất thải ra môi trường gây ô nhiễm. góp phần nâng cao đời sống nông
thôn…
Trang 7
1.2.1 TẦM NHÌN:
• Trở thành Doanh Nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất và cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường.
1.2.2 SỨ MỆNH:
• Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, góp phần vào sự
phát triển kinh doanh của đối tác và khách hàng.
• Luôn coi khách hàng là trọng tâm. Giữ vững uy tín với
khách hàng và xã hội là nguyên tắc sống còn để phát triển.
• Phấn đấu mang lại cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú
về tinh thần cho cán bộ công nhân viên công ty.
• Sự phát triển doanh nghiệp phải góp phần vào sự đi lên của
cộng đồng và xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
• Góp sức mình vào sự phát triển chung, hưng thịnh đất
nước.

1.2.3 MỤC TIÊU
• Tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp, doanh thu và
lợi nhuận luôn tăng truởng.
• Luôn đổi mới phương cách kinh doanh và điều hành cũng
như sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cao nhất và
ngày càng phong phú của khách hàng.
• Luôn hoàn thiện tư cách đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ
chuyên nghiệp của từng bộ phận trong kinh doanh.
• Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ trích 10%
lợi nhuận để chăm lo an sinh xã hội.
1.2.4 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA
DOANH NGHIỆP
• Sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý.
• Có lực lượng lao động chất lượng cao, được hỗ trợ chuyên
môn nghiệp vụ.
• Mối quan hệ và mạng lứơi phân phối tốt
Trang 8
• Cơ chế quản lý linh động, tích cực, sáng tạo.
1.3GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
1.3.1 CỦI TRẤU THANH
Với thành phần nguyên liệu chính là trấu, được sản xuất bằng cách ép bằng
vít xoắn để tạo ra những thanh củi trấu hình trụ đường kính từ 70-80mm, có thể dài
đến 1m, hình vành khuyên có lỗ tròn ở giữa để dễ cháy, một thanh củi trấu 20cm
nặng khoảng 1kg có thể nấu được bữa ăn cho 4 người.
Các thông số kỹ thuật:
• Đường kính: 60mm – 90mm.
• Màu: nâu đen
• Độ dài: 20cm – 100cm max
• Hình dạng: hình trụ tròn hoặc lục giác có lỗ ở giữa
• Độ ẩm: 15% max

• Hàm lượng lưu huỳnh: 0,021% max
• Nhiệt lượng: 4,000 kcal/kg
• Hàm lượng tro: 13,2% max
• Giá củi trấu thanh là 1500Đ/Kg
1.3.2 TRẤU VIÊN:
Trấu viên được sản xuất với thành phần nguyên liệu chính là trấu được xay
nhuyễn, trấu xay được chuyển đến máy nén với áp suất cao. Trấu được nén thành
viên .Sau khi làm nguội và sàng loại các viên trấu không đủ tiêu chuẩn .
Các viên trấu đạt độ nén và kích thước được đóng gói đưa vào sử dụng. Toàn bộ hệ
thống sản xuất này đều được qua dây chuyền tự động hoá từ lúc cho trấu thô vào
bồn cho đến khi cho ra thành phẩm.
Trang 9
Trấu viên có nhiệt trị cao, 3.600 – 4.200 kgcal/kg, tuy giá thành có cao hơn
củi trấu, nhưng trấu viên nén có thể tích nhỏ nên dễ cháy , dễ thu được nhiệt lượng
cao có mùi thơm dễ chịu, lượng tro thải sau khi đốt rất mịn và có giá trị nên rất
được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trấu viên có thể thay thế cho than đá, dầu DO, FO hoặc than củi dùng để đốt
lò hơi công nghiệp, phục vụ cho lò sấy, lò nhuộm vải, dệt sợi, công nghệ sản xuất
giấy, may mặc, chế biến thuỷ sản, nông sản, thực phẩm v.v…Việc thay nhiên liệu
đốt bằng trấu viên rất tiện lợi vì có thể sử dụng ngay loại lò đốt than đá mà không
cần thay đổi thiết kế ban đầu .
Việc dùng trấu viên làm chất đốt sẽ giúp tiết kiệm hơn 60% chi phí nhiên
liệu so với dầu DO và 40% so với than đá.
Trấu viên có thể xem là nguồn năng lượng mới có thể thay thế cho than đá,
nếu sử dụng trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, lượng nhiệt sinh ra đủ lớn cho mục
đích phát điện liên tục và có thành phần cháy như sử dụng năng lượng truyền thống.
Ưu điểm của sản phẩm là không gây ô nhiễm môi trường và lợi ích là đạt hiệu quả
kinh tế hơn than nhiều, tỷ lệ lưu huỳnh có trong trấu rất thấp , kéo dài tuổi thọ ghi
lò, không phải xử lý xỉ than ngược lại tro trấu rất có giá trị làm nguyên liệu cho các
sản phẩm cao cấp, góp phần làm sạch môi trường.

Các thông số kỹ thuật của trấu viên nén:
• Đường kính: 05mm – 08mm
Trang 10
• Màu: vàng nâu
• Độ dài: 20- 40 mm
• Nhiệt trị: 3.600 – 4.200 kgcal/kg
• Hàm lượng tro: 12 - 15% max
• Giá của trấu viên là 2500Đ/Kg
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING
2.1 TỔNG QUAN Kế HOẠCH MARKETING
Mục tiêu của kế hoạch marketing này là xây dựng các chiến lược marketing
và chương trình hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp để xúc tiến bán hàng và xây dựng thương hiệu trên thương trường
nâng cao khả năng cạnh với các đối thủ thông qua các hoạt động quảng cáo bằng
các kênh (tivi, báo chí, internet, )
Bên cạnh đó, việc chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng thông qua các
dịch vụ khách hàng (giao hàng tận nơi, quan tâm những khách hàng trung thành …)
nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng và giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay. Sự suy thoái của kinh tế thế giới,
lạm phát tăng cao, sức mua giảm đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch
marketing khôn ngoan hơn để nâng cao doanh thu, chiếm lĩnh thị trường bằng cách
marketing trực tiếp như tặng hàng cho doanh nghiệp dùng thử, hỗ trợ doanh nghiệp
trong vấn đề kỹ thuật…Để kế hoạch marketing hiệu quả ta cần xem xét một số yếu
tố về môi trường, cũng như điểm mạnh điểm yếu và một số thông tin của đối thủ
Trang 11
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.2.1 PHÂN TÍCH SWOT
Trang 12
Diễn giải ma trận SWOT:
SO: sản phẩm của chúng tôi giúp ngừơi tiêu dùng tiết kiệm được một khoảng chi

trong sản xuất và sinh hoạt, mà còn là sản phẩm thân thiện với môi trường. tận
dụng những ưu điểm này cùng với sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay. Giá xăng dầu tăng cao. Chúng tôi tin rằng củi trấu sẽ là sản
phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng
Trang 13
ĐIỂM MẠNH – S
• Sản phẩm thay thế cho năng
lượng thiên nhiên (than đá, dầu
ga), thân thiện với môi trường,
• Sử dụng sản phẩm giúp người
tiêu dùng tiết kiệm đựơc chi phí
hơn là sử dụng than đá, dầu …
• Giá cả cạnh tranh, Dịch vụ tốt.
• Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động
sáng tạo.
ĐIỂM YẾU – W
• Doanh nghiệp mới thành lập.
• Chưa tạo được thương hiệu.
• Chưa có lượng khách hàng nhất
định.
CƠ HỘI – O
• Là ngành mới có nhiều tiềm
năng.
• Được sự hỗ trợ khuyết khích của
nhà nước. (phát triển năng lượng
sạch, phát triển khu vực nông
thôn)
• Tận dụng nguyên liệu giá thấp
• Giá xăng dầu, ga, than đá tăng
cao.

NGUY CƠ – T
• Khách hàng quen với sản phẩm
truyền thống ( than đá, dầu, ga),
ngại thay đổi vì sợ tốn kém đầu
tư mới
• Cạnh tranh với các nhà cung
cấp lớn.
• Sự xuất hiện của một số doanh
nghiệp mới.
• Kinh tế suy thoái.
• Lãi suất ngân hàng cao.
Với đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. củi trấu sẽ
được giới thiệu và cung cấp rộng rãi trên các tỉnh thành trong cả nước góp phần tạo
nên doanh thu phát triển rộng lớn doang nghiệp.
ST: một số doanh nghiệp đã quen sử dụng than đá, dầu, khí ga rất ngại khi chuyển
qua sử dụng củi trấu vì sợ tốn kém phải đầu tư thiết bị mới. vì thế doanh nghiệp
chúng tôi sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn kỹ thuật hỗ trợ khách hàng trong
quá trình chuyển sang sử dụng củi trấu cũng như trong quá trình sử dụng, chúng tôi
tạo niềm tin thân thiện với khách hàng.
Ngoài ra sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng tạo áp lực trong quá
trình kinh doang. Chúng tôi hướng đến chất luợng sản phẩm giá thành cũng nhu
cung cách phục vụ để nâng cao giá trị cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Hiện nay tình hình kinh tế trở nên khó khăn và lạm phát tăng cao, lãi xuất ngân
hàng tăng. Doanh nghiệp chúng tôi sẽ đầu tư và phát triển dựa trên vốn cá nhân
cũng như nguồn vốn tự huy động chứ không vay vốn ngân hàng.
WO: Vì là doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu kinh nghiệm trong điều hành
và quản lý. Mức độ phát triển và ảnh huởng chưa cao. chúng tôi sẽ tranh thủ sự ủng
hộ của nhà nước, các nhà phân phối cũng như báo đài để quảng bá thương hiệu.
WT: Bất cứ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng tồn tại nhiều rủi ro.và doanh nghiệp
chúng tôi cũng vậy. tuy nhiên trong những nguy cơ lúc nào cũng tồn tại những cơ

hội và đối với chúng tôi không có nguy cơ nào là thất bại mà chỉ là bài học kinh
doanh mà thôi.
2.2.2 PHÂN TÍCH PEST:
Các yếu tố chính trị và kinh tế:
Chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, nó tạo ra cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư, là điều kiện để phát triển
nền kinh tế. Việc bổ sung nhiều điều luật, bộ luật vào hệ thống luật pháp là
điều nên làm đối với nước ta, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
Trang 14
kinh doanh đặc biệt nhờ vào các chính sách nhà nước khuyến khích người dân
chỉ tiêu và sử dụng các sản phẩm trong nước.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng lạm phát tăng cao.
Làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như giá cả các mặt hàng tăng cao
gây khó khăn cho các doanh nghiệp. mặt khác lãi suất ngân hàng tăng cao làm
cho doanh nghiệp không thê tiếp cận nguồn của ngân hàng làm cho quá trình
sản xuất trì trệ.
Các yếu tố về văn hóa – xã hội:
Trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội các vần đề về môi trường ngày
càng được chú trọng. doanh nghiệp không chỉ tìm kiếm lợi nhuận trong sản xuất mà
phải đảm bảo các vấn đề về môi trường. hướng các doanh nghiệp sản xuất thân
thiện với môi trường. và người tiêu dùng cũng mong muốn sử dụng những sản
phẩm xanh sạch với môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí trong thời buổi làm phát
như hiện nay
Các yếu tố công nghệ:
Tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật quá nhanh, những phát minh khoa học đã
làm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn xuất hiện liên tục. Nhiều công nghệ mới làm
biến đổi những công nghệ truyền thống, tạo ra khả năng thay thế triệt để các hàng
hoá truyền thống.
Những công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, kỹ thuật rô bốt đang góp phần tạo ra nhiều

sản phẩm mới. Muốn nâng cao cạnh tranh phải lấy tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế để
quyết định lựa chọn công nghệ.
2.2.3 PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ- MICHAEL PORTER
Phân tích 5 yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá môi trường cạnh tranh hiện tại
của doanh nghiệp bao gồm các phân tích về: sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại,
những người gia nhập ngành tiềm năng, quyền lực của người mua (sức mạnh
Trang 15
thương lượng của người mua), quyền lực của người cung cấp (sức mạnh thương
lượng của người cung cấp), sức ép từ các sản phẩm thay thế.

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại: trong thực trạng hiên nay đã xuất
hiện một số nhà sản xuất và cung cấp củi trấu với như Công Ty TNHH MTV
THUỶ MỘC PHÁT, DNTN HIỆP THÀNH, và một số nhà cung cấp nhỏ lẻ ở các
tỉnh làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường càng thêm gay gắt.
Bên cạnh đó việc cạnh tranh các nguồn nguyên liệu đầu vào cũng tăng lên
làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Những người gia nhập ngành tiềm năng (đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn): với
ngành sản xuất củi trấu hiện nay thì công nghệ là rào cản gia nhập ngành. Doanh
nghiệp nào muốn đầu tư và phát triển phải có máy móc tiên tiến mới có thể cạnh
tranh được, ngoài ra còn có các yêu tố khác như hệ thống phân phối, nguồn nguyên
liệu đầu vào…
Quyền lực của người mua (sức mạnh thương lượng của người mua): người
mua là các cơ sơ hay doanh nghiệp sản xuất mua với số lượng lớn cho nên họ có
khả năng thương lượng cao khi mua hàng.
Trang 16
Quyền lực của nhà cung cấp (sức mạnh thương lượng của người cung cấp):
vì doanh nghiệp không sử dụng các kênh phân phối bên ngoài mà chính doanh
nghiệp sẽ tiếp cận và cung cấp cho khách hàng nên các nhà phân phối không thể chi
phối doanh nghiệp được, mặc khác doanh nghiệp có thể chi phối lại hệ thống phân
phối nếu có điều kiện.

Sức ép từ các sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là các nguồn nhiên liệu
tự nhiên như xăng dầu và than đá. Tuy nhiên giá cả của các mặc hàng này đang tăng
cao làm cho ngừơi tiêu dùng ngày càng quay lưng. Và đó là cơ hội để tiếp thị và
cung cấp củi .
2.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING
2.3.1 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Chiến lược phát triển trong thời gian tới của công ty đã ưu tiên việc mở
rộng thị trường tiềm năng. Vậy đâu là thị trường mục tiêu của công ty trong thời
gian tới đây. sau khi đã tìm hiểu, phân tích thị trường giao nhận cũng như phân tích
các đối thủ cạnh tranh và căn cứ vào nguồn lực, vào mục tiêu của công ty, thị
trường của công ty được phân chia là:
Các cá nhân hộ gia đình sử dụng củi trấu để thay thế củi gỗ hay than tổ ông
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ như các cơ
sở sản xuất, các lò bún, hủ tiếu ,lò rượu đây là lượng khách hàng tương đối lớn tìm
năng cần có những giải pháp để kích thích sự tiêu dùng sản phẩm ở họ.
Các doanh nghiệp sản xuất chế biến thức ăn gia súc, nhà máy sản xuất
đường, các nhà may sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất…. đây là thị
trường lớn và ổn định lâu dài nên doanh nghiệp sẽ chú trọng vào thị trường này
hơn.
2.3.2 ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG.
Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, công ty sẽ phải quyết định
việc xâm nhập vào thị trường,việc xây dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí
người tiêu dùng. Đồng công ty cũng phải phải xác định vị trí của các đối thủ cạnh
Trang 17
tranh trong tâm trí của người tiêu dùng. So sánh vị trí tương quan của công ty với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là rất quan trọng để công ty đưa ra quyết định
cạnh tranh của mình và chọn vị trí nào trên thị trường. Với doanh nghiệp, vị trí
được lựa chọn là cung cấp các dịch vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh bằng cách
tăng chất lượng dịch vụ, quan tâm hơn đến khách hàng. Biết được khả năng sẽ khó
có thể cạnh tranh được với các đối thủ rất nặng ký trên thị trường nếu như công ty

cũng có dịch vụ và giá cước giống như đói thủ cạnh tranh. Do vậy, công ty sẽ tìm
cách làm cho sản phẩm của mình, hình ảnh của công ty khác biệt trước con mắt của
những người mua tiềm năng. Cụ thể, công ty sẽ quyết định cung ứng cho khách
hàng các sản phẩm dịch vụ có giá trị cao và chất lượng cao bằng cách tạo dịch vụ có
chất lượng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh, tuyển chọn những nhân viên có năng lục,
nghiệp vụ tốt, lòng ham mê nghề nghiệp để giao tiếp với khách hàng.
Việc định vị công ty trên thị trường bao gồm hai công việc chủ đạo là xác
định vị trí của công ty tên thị trường, sau đó là việc xây dựng vị trí hình ảnh của
công ty trên thị trường đó là việc được xác định rất quan trọng xây dựng thương
hiệu của công ty trên thị trường.
Ta đã biết rằng thương hiệu của một công ty chính là tên, thuất ngữ, dấu
hiệu, biểu trưng, hình vẽ, hay sự phối hợp giữa chúng có sự công nhận của cơ quan
chức năng để xác định công ty và phân biệt với các công ty khác. đôi khi thương
hiệu có thể trùng lặp với nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ. doanh nghiệp đang nỗ
lực hết mình để xây dựng vị trí thương hiệu này trên thị trường bằng nhiều biện
pháp đồng bộ.
Công ty phát hiện những điểm khác biệt về dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có
thể của công ty để phân biệt với đối thủ cạnh tranh như đã trình bày ở trên
Công ty lựa chọn những điểm khác biệt quan trọng nhất theo các tiêu thức
đã định để tiến hành định vị công ty trên thị trường.
Công ty tạo được những tín hiệu có hiệu quả cho thị trường mục tiêu để có
thể phân biệt được mình với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định vị dịch vụ của
công ty sẽ là trong bước công việc này.
Trang 18
Khi đã xây dựng được chiến lược định vị, công ty sẽ tiến hành truyền bá
ra thị trường. Công ty đã chọn chiến lược dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì công
ty phải lựa chọn một số tiêu thức có dấu hiệu hữu hình mà khách hàng có thể căn cứ
để phân tích, xét đoán về dịch vụ của công ty. Chất lượng dịch vụ càng được truyền
bá thông qua công cụ marketing khác. giá cước phí dịch vụ tỷ lệ thuận với chất
lượng dịch vụ; các chiến dịch quảng cáo, khuyễn mãi, đội ngũ nhân viên giao tiếp

với khách hàng.
2.3.3 CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
Sản phẩm dịch vụ chính là những thức mà công ty mang ra chào bán cho
khách hàng của mình. Việc chào bán có thành công hay không phụ thuộc vào việc
khách hàng đón nhận dịch vụ của công ty như thế nào, dịch vụ đó có thoả mãn được
nhu cầu khách hàng hay không. Do vậy, để củng cố và tăng cường vị thế của mình
trên thị trường thì công ty phải tìm mọi biện pháp để phát triển hơn nữa các dịch vụ,
nâng cao chất lượng dịch vụ tạo những dịch vụ linh hoạt phù hợp với nhu cầu thị
hiếu của khách hàng.
Dịch vụ cơ bản mà công ty cung cấp cho khách hàng là vận chuyển hàng
hoá, Song thực tế công ty khó có thể thực hiện chọn gói các hợp đồng lớn mà phải
thuê thêm dịch vụ từ các đối tác hoặc công ty thực hiện một số công đoạn trong quá
trình dịch vụ của đối tác. Điều này làm cho công ty khó có thể kiểm soát được dịch
vụ và giá cả của dịch vụ cung ứng. Hơn nữa nó làm giảm tính đồng bộ trong cảm
nhận của khách hàng.
Do vậy công ty cần cố gắng giảm bớt hàm lượng dịch vụ đi mua hoặc đi
thuê để đảm bảo khả năng giám sát, chủ động vè giá và chất lượng dịch vụ trong cả
quá trình. Công ty cần chú ý xem xét hoàn thiện các bước trong quản lý, cung cấp
dịch vụ giao nhận là: phát triển nhận dạng dịch vụ phát triển cung ứng dịch vụ cơ
bản và dịch vụ hỗ trợ. Phát triển cung ứng dịch vụ tăng thêm và quản trị hình ảnh
và sự liên kết.
2.3.4 CHÍNH SÁCH GIÁ
Trang 19
Thực tế cạnh tranh cho thấy, trong dịch vụ thì chất lượng sẽ là quan trọng
cho cạnh tranh, nhưng điều kiện đầu tiên gây sự chú ý dẫn đến so sánh và cân nhắc
vẫn là giá cả. Vì vậy, công ty phải coi đây là một nhân tố quyết định tới sự thành bại
trong cạnh tranh của công ty.
Tuy nhiên giá thành phẩm của sản phẩm hiện nay có rất nhiều yếu tố chi
phối như yếu tố đầu vào, quy trình sản xuất, quy trình quản lý của doanh nghiệp. về
các yếu tố đầu vào doanh nghiệp phải tuân theo giá cả thị trừơng . doanh nghiệp chỉ

có thể điều chỉ giá thành dựa vào khả năng điều hành sản xuất và cũng như sự hỗ
trợ của các thiết bị máy móc để giảm thiểu hao mòn thất thoát và lãng phí trong sản
xuất để giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.
2.3.5 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách phân phối trực tiếp. bằng cách
phân phối này doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, tạo ra mối quan hệ song
song, thân thiết với khách hàng. Để việc điều chỉnh hổ trợ khách hàng đúng lúc và
kịp thời, tạo sự tín nhiệm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong khách hàng.

2.3.6 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN BÁN
Do sản phẩm của doanh nghiệp còn mới, một số doanh nghiệp chưa tin vào
chất lượng cũng như hiệu quả khi sử dụng sản phẩm. một số doanh nghiệp lại ngần
ngại khi thay đổi sản phẩm vì lo sợ phải thay đổi công nghệ cách thức sử dụng làm
tốn kém thêm chi phí.
Doanh nghiệp sẽ tặng cho khách hàng là các doanh nghiệp 50Kg củi trấu để
sử dụng thử và kiểm tra mức độ tiêu hao cũng như những lợi ích khi sử dụng của
trấu so với ga và than tổ ông. Đồng thời doanh nghiệp cũng hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật
cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyễn giao sử dụng sản phẩm.
Thông qua việc tặng hàng cho doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật cho các
doanh nghiệp tìm năng điều này bước đầu sẽ thu hút một lượng khách hàng nhất
định.
Trang 20
2.3.7 VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH MARKETING
Kế hoạch marketing giúp cho doanh nghiệp nhìn lại những cơ hội, thách
thức và nguy cơ. Tìm ra đường lối đúng đắn để phát triển doanh nghiệp. xác định
phương hướng để làm kim chỉ nam cho toàn doanh nghiệp và đạt những mục tiêu
nhất định.
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Một số yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường là
chiến lược phát triển. chiến lược phát triển đúng đắn sẽ đảm bảo khả năng cạnh

tranh lâu dài của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
chiến lược của doanh nghiệp phản ánh tầm nhìn của các nhà quản lý đối với hoạt
động của doanh nghiệp trong một môi trường không thường xuyên ổn định. Chiến
lược cảu các doanh nghiệp đựơc thể hiện bằng các kế hoạch có kỳ hạn khác nhau và
các mảng hoạt động khác nhau. Có thê nói kế hoạch hoá tài chính là trọng tâm cảu
kế hoạch hóa hoạt đông của doanh nghiệp. cùng với các kế hoạch tài chính, các kế
hoạch khác sẽ được lập để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong
muốn.
Các giả định để xây dựng kế hoạch tài chính
• Khách hàng của chúng tôi là những công ty doanh nghiệp sản xuất, hay các
công ty chế biến thức ăn gia súc trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận thuộc
đồng bằng sông cửu long
• Tuy có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các dịch vụ tương tự nhưng nhu
cầu của khách hàng tương đối cao nên giá bán sản phẩm/dịch vụ vẫn có xu
hướng tăng.
• Ước tính giá bán sản phẩm/dịch vụ cung cấp tăng 10%/năm.
• Ước tính mức tăng các chi phí đầu vào (nguyên vật liệu thực phẩm, dịch vụ
điện, nước, giặt là) tăng 10%/năm.
• Ước tính quỹ lương của nhân viên tăng 10%/năm (Bao gồm cả khoản tăng
lương, thưởng cho nhân viên và tuyển thêm nhân viên).
Trang 21
• Ngân quỹ marketing năm đầu tiên dự kiến là 10.000.000, các năm tiếp theo
là 10% doanh thu dự kiến.
• Tiền thuê mặt bằng trả trước 1 năm, thời hạn hợp đồng là 3 năm (sau đó gia
hạn), tiền thuê mặt bằng tăng 10%/năm.
• Toàn bộ vốn đầu tư ban đầu là vốn tự có
• Kế hoạch doanh thu, chi tiêu, lợi nhuận
• Báo cáo tài chính hoặc xác định dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
• Những rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch tài chính
CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

4.1 GIỚI THIỆU KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Nhân sự là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, đội ngủ nhân viên giàu kiến
thức, năng động sáng tạo là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. đội
ngũ nhân viên giỏi là tài sản quý giá vô hình của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường. hình ảnh của nhân viên chính là hình
ảnh của doanh nghiệp. do đó doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch nhân sự tốt và
đầy đủ cho từng giai đoạn phát triển của mình để đảm bảo đúng người đúng việc
đúng lúc. nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
4.2NỘI DUNG KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2.1 XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN SỰ:
Kế hoạch nhân sự phải được thiết kế dựa trên những kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp. để đảm bảo đúng người đúng việc và đúng lúc. Mặt dù trong
giao đoạn đầu thành lập doanh nghiệp chưa xây đựng nhà máy sản xuất sản phẩm,
chưa có sản phẩm cung cấp. nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động tiếp thị, xúc tiến
bán hàng bằng cách lấy hàng từ những công ty bạn để tạo dựng uy tính cho công ty.
Trong giao đoạn này doanh nghiệp cần tuyển dụng 5 nhân viên kinh doanh phát
Trang 22
triển thị trường và 5 nhân viên thu mua tìm kiếm và ký kết các hợp đồng cung cấp
nguồn nguyên liệu lớn lâu dài và ổn định.
Hiện doanh nghiệp đang xúc tiến xây đựng nhà máy sản xuất củi chấu ở Tiền
Giang với quy mô 2000m
2
. Sao khi xây đựng doanh nghiệp sẽ tuyển dụng và đào
tạo khoảng 30 nhân viên lao động phổ thông. Dự kiến nhà máy sẽ đưa vào hoạt
động cuối nằm 2012.
4.2.2 XÁC ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
Công ty năng lượng xanh là một công ty sản xuất phân phối củi trấu. Doanh
nghiệp sẽ xây dựng cơ chế hoạt động trong nội bộ một cách hợp lí đó là sự phân cấp
rõ ràng về chức trách quyền hạn của các đơn vị nội bộ - các phân xưởng. Phát huy
một cách triệt để tính chủ động, tích cực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh,

đặc biệt là các vấn đề khai thác thị trường và tổ chức sản xuất.
Cụ thể hàng năm, giám đốc, các phó giám đốc giao kế hoạch cho phân
xưởng về các chỉ tiêu tài chính cơ bản, xây dựng cho công ty các chỉ tiêu doanh thu,
thuế trích nộp, chi phí quản lý, lợi nhuận, khấu hao, quỹ lương; hàng tháng tùy theo
số lượng của sản phẩm, ban giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng sản xuất từ đây giao
nhiệm vụ xuống các phân xưởng. Các phân xưởng có kế hoạch phân bố sản xuất
một cách hợp lí.
Về mặt tài chính, thực hiện theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Phụ trách kế toán
của công ty, tổ chức kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước chịu
trách nhiệm đảm bảo vốn và luân chuyển vốn kinh doanh.
Để đảm bảo quá trình hoạt động, công ty đã tổ chức quản lý một cách hợp
lý theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là giám đốc công ty là người trực tiếp điều
hành hoạt động phòng ban.
Trang 23
(Nguồn: phòng tổ chức-hành chính)
Trong đó chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Toàn bộ hoạt động của công ty đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của ban
Giám đốc; Giám đốc có trách nhiệm chung về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh,
đời sống công nhân viên của công ty. Đồng thời, Giám đốc là người điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ
của công ty vàcác nghị quyết, nghị định của Nhà nước, phải chịu trách nhiệm trước
toàn công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các
phòng ban và tổ chức sản xuất chịu sự chỉ đạo của ban Giám đốc trong việc thực
hiện các nhiệm vụ, cụ thể:
Trang 24
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Giám đốc

Phòng
thu
mua
Các
phân
xưởng
Phòng
kế
toán
Phòng tổ
chức – hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phân
xưởng
sản
xuất 2
Phân
xưởng
sản
xuất 1
Phân
xưởng
sản
xuất 3
Phó giám đốc sản xuất: là người trực tiếp chỉ đạo khâu kĩ thuật vật tư, thiết
bị đản bảo sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp có hiệu quả, phù hợp với công việc
chung, là người chịu trách nhiệm về công tác sản xuất, quy trình sản xuất chậu hoa

ở các phân xưởng. Căn cứ theo quy chế của xí nghiệp, phó giám đốc thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo cho giám đốc những
phần được phân công.
Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ và
cân đối, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào. Dưới
phó giám đốc có các phòng ban chức năng:
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhận
các đơn đặt hàng về các mẫu mã sản phẩm, từ đó lên kế hoạch sản xuất sản phẩm;
thực hiện các giao dịch kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ tiếp nhận vận
chuyển. Vì vậy, phòng kinh doanh có nhiệm vụ mở rộng và phát triển thị trường
tiêu thụ, tham mưu cho giám đốc kí kết hợp đồng và lập kế hoạch cho những năm
tiếp theo; đồng thời đề xuất những phương án nhằm quảng bá cho sản phẩm của
công ty một cách có hiệu quả nhất. Cạnh đó, phòng kinh doanh có nhiệm vụ quản lý
kế hoạch, cùng với phòng tài vụ hạch toán kinh doanh trong mọi hoạt động có nội
dung kinh tế trong toàn xí nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính cho toàn
xí nghiệp theo chế độ chính sách Nhà nước, các nguyên tắc về quản lý của chuyên
ngành tài chính và pháp luật ban hành để tránh lãng phí, sản xuất có hiệu quả. Phản
ánh kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình luân chuyển vốn, biến động về
tài sản, về bảo toàn vốn từ xí nghiệp đến các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, phòng
còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về thực hiện chế độ quản lý tài sản chung
của toàn xí nghiệp gồm đất đai, trụ sở làm việc, điện, nước,…phục vụ sản xuất và
công tác điều hành. Tổ chức mua sắm, quản lý trang thiết bị văn phòng và các văn
phòng phẩm, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách, hội nghị; tổ
chức điều hành công tác thường trực bảo vệ cơ quan, đảm bảo trật tự an toàn cho
toàn xí nghiệp.
Trang 25

×