Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ (SMEs)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.58 KB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ (SMEs)
TÓM TẮT
Gia tăng nhận thức về các vấn đề môi trường sẽ làm gia tăng nhu cầu các hành động kinh
doanh sao cho thân thiện với môi trường hơn. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng việc thực
hiện các hành động quản lý môi trường bị ảnh hưởng bởi các các bên liên quan hiện tại và tiềm
năng bằng cách gây áp lực từ phía ngoài từ các nhà làm luật, nhóm môi trường, các tổ chức tài
chính và các nhà cung cấp, cũng như từ thái độ và hiểu biết của người lao động và người sở
hữu/ quản lý. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng mặc dù những người làm sở hữu/ quản lý có thái độ
tốt với môi trường nhưng mức độ thực hiện thì còn thấp. Để khám phá mối liên hệ giữa áp lực
thực hiện các hành động cải thiện với hành động quản lý được thực hiện, nghiên cứu này kiểm
tra mức độ ảnh hưởng từ các các bên liên quan khác nhau đến việc nhận thức các vấn đề môi
trường và làm thế nào mà các vấn đề nhận thức này được thực hiện trong các doanh nghiệp để
giảm tác động môi trường từ các hoạt động kinh doanh. Kết quả chỉ ra rằng luật pháp dẫn đến
nhận thức môi trường chung, đến lượt nó, các doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi quá trình sản
xuất và chiến lược môi trường. Tuy nhiên, mặc dù hành động nhưng họ nhận thức rất ít về lợi
ích có thể gia tăng do việc cắt giảm chi phí từ các hành động thân thiện với môi trường. Các
hành động này bị chi phối bởi các nhà cung cấp trong việc giảm thải nhưng không đưa vào hệ
thống quản lý môi trường chính thức hoặc sử dụng các thông điệp môi trường để tiếp thị dịch
vụ và hàng hóa của họ. Tuy nhiên, cũng có những tranh cãi cho rằng vì họ có những vi phạm
các vấn đề môi trường nên họ mới sẵn sàng tự nguyện đóng góp cho các tổ chức môi trường.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác động môi trường tại các doanh nghiệp đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm từ
sau những năm 1980 nhất là các nền kinh tế phương Tây kết quả là có sự gia tăng áp lực cho
các chủ sở hữu/ nhà quản lý của các SMEs để cải thiện các hành động quản lý môi trường của
họ.
SMEs là các tổ chức có phạm vi hoạt động rất giới hạn vì thế không có khả năng tác động đến
môi trường ở cùng mức độ như các doanh nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, tranh cãi cho rằng tổng
tác động của chúng thì lớn. SMEs chiếm tỉ trọng cao trong khu vực tư và cung cấp việc làm
cho khu vực tư khoảng 50% ở các nước phát triển nên khả năng và sự sẵn sàng quản lý các tác
động môi trường của các chủ sở hữu là vấn đề cần quan tâm.


Luật pháp yêu cầu một số SMEs xây dựng các chương trình chính thức để giảm thiểu tác động
môi trường của chúng. Áp lực cũng có thể đến từ các doanh nghiệp khác khi các SMEs là nhà
cung cấp phải đáp ứng quy trình theo quy định ISO14000. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,
các hành động quản lý môi trường là do sự quan tâm của người sử dụng lao động và khách
1
hàng khi họ thấy được lợi ích thu được của người khác từ các chương trình môi trường hoặc
bởi vì sở thích cá nhân của người sở hữu/ người quản lý của hãng. Trong những trường hợp
này, không có kế hoạch hoặc chính sách môi trường chính thức nhưng các SMEs vẫn tiến hành
các động thân thiện với môi trường. Câu hỏi đặt ra là liệu các chương trình chính thức và phi
chính thức có mang lại những kết quả tương tự trong việc cải thiện môi trường?
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài viết này nhằm khám phá mối quan hệ giữa các ảnh hưởng từ các nhóm khác nhau bao gồm
cả bên trong và bên ngoài đối với tổ chức, với nhận thức và thái độ của các chủ sở hữu SMEs
và hành động liên quan tới quản lý môi trường. Cụ thể, nó tìm kiếm lời giải thích làm thế nào
mà ảnh hưởng từ các nguồn lực khác nhau dẫn đến những hành động môi trường cụ thể trong
SME đó.
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Nghiên cứu quản lý môi trường
Nhiều nghiên cứu về quản lý môi trường dựa trên lý thuyết các bên liên quan. Lý thuyết này
công khai dựa trên quan điểm hệ thống của tổ chức và môi trường với bản chất tác động năng
động, phức tạp giữa chúng. Hai nhánh của lý thuyết này đưa ra sự khác nhau về quan điểm về
sự tương tác của các bên liên quan tổ chức. Nhánh đạo đức thì cho rằng tổ chức quản lý vì lợi
ích của tất cả các các bên liên quan bất chấp quyền lực của chúng và các bên liên quan có
quyền thực sự và quyền này không bị xâm phạm. Nhánh quản lý thì cho rằng việc quản lý của
các bên liên quan đối với sự sống còn của tổ chức nhấn mạnh mức độ quyền lực của các bên
liên quan. Lý thuyết này còn đưa ra nhiều dấu hiệu để nhận biết các các bên liên quan, có thể
cung cấp nền tảng xác định những nhóm nào mà tổ chức phải có trách nhiệm và có thể được sử
dụng để giải thích hành động tập thể.
Các các bên liên quan có ảnh hưởng khác nhau đối với tổ chức. Mitchell và cộng sự (1997) đã
tranh luận rằng cần phải nhận ra sự khác biệt giữa nhóm có quyền và nhóm có ảnh hưởng tới tổ

chức; giữa nhóm có mối quan hệ thực sự và nhóm có mối quan hệ tiềm tàng với hãng trong
phạm vi quyền lực, mối quan hệ phụ thuộc và giúp đỡ qua lại. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định
rằng các nhà quản lý sau đó cần xác định lại các bên liên quan là ai bởi vì mỗi các bên liên
quan có tác động đến mối quan tâm của nhà quản lý thì cần phải được xem xét và quyền lợi
hợp pháp của họ lại bị tác động bởi sự quan tâm của từng nhà quản trị.
Bài viết này chú trọng vào hành vi quản lý môi trường của từng chủ sở hữu của các doanh
nghiệp SMEs. Xác định các các bên liên quan chính đang tồn tại và tiềm năng, ảnh hưởng của
họ vào nhận thức, thái độ, và hành vi môi trường của các chủ sở hữu SMEs. Nghiên cứu cũng
tập trung vào ba động lực chính cho hành động môi trường – cạnh tranh, hợp pháp hóa và quan
tâm cá nhân – phản ánh cả mối quan tâm đạo đức và quản lý của các chủ sở hữu SMEs.
2. Hành vi quản lý môi trường trong các SMEs
2
a. Lợi ích kinh tế của hành vi môi trường
Cạnh tranh được xem là một trong những hành động chính cho các phản ứng môi trường/ hệ
sinh thái. Điều này ám chỉ rằng hành động môi trường là do sở thích kinh tế riêng của nhà quản
lý. Tranh luận cho rằng sự tiến bộ trong các hành động quản lý môi trường là do vô số lợi ích
cho các SMEs bao gồm giảm chất thải, tiết kiệm chi phí, tăng thỏa mãn khách hàng, tăng trách
nhiệm người lao động, cải tiến sản phẩm, cải tiến mối quan hệ với công chúng và lợi thế cạnh
tranh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh sự tương quan giữa nỗ lực môi trường của
nhà quản lý SMEs và hiệu năng hoạt động của tổ chức, lợi nhuận và hình ảnh của doanh
nghiệp. Có thể minh họa rằng một tổ chức mà có trách nhiệm với môi trường có thể sử dụng
chiến lược marketing để duy trì và gia tăng thị phần và điều đó tạo nên sự khác biệt so với đối
thủ của nó. Hành động làm cải thiện kết quả môi trường là kết quả của sự nhận thức mà có thể
biến thành hành động thân thiện với môi trường từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Dựa vào các nghiên cứu trước, thì điều này không chắc là một nhận thức chung. Simpson và
cộng sự (2004) cho rằng phần lớn các nhà quản lý xem xét trách nhiệm và sự cải tiến môi
trường là chi phí tài chính. Nói chung, các nhà quản lý SMEs tin rằng giảm chất thải làm tiết
kiệm chi phí và hành động tốt đối với môi trường sẽ làm cho sản phẩm tốt hơn. Hầu hết một
nửa cho rằng sự thỏa mãn khách hàng chịu sự chi phối bởi hành vi môi trường trong tương lai.
Tuy nhiên, hầu hết những người trả lời từ các tổ chức dịch vụ không nhận thấy lợi ích từ việc

chi ra cho cải thiện môi trường mặc dù một số người trả lời của các công ty SME sản xuất bị
thuyết phục rằng họ có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh từ các hành động này.
Khó khăn trên còn được báo cáo bởi Robert và cộng sự (2006) và Groundwork (1995, 1998)
trong việc thuyết phục chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ về giá trị kinh tế của các hành động thân
thiện môi trường, làm thế nào mà chủ sở hữu/ người quản lý SMEs hiểu biết tốt nhất về các
hành động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp? Ngoài việc bị quy định bởi luật pháp về những
vấn đề môi trường cụ thể, chủ sở hữu SMEs có thể bị ảnh hưởng để áp dụng các hành động
thân thiện môi trường bởi nhóm người tiêu dùng, nhóm cộng đồng địa phương, nhóm môi
trường, nhà cung cấp, nhà đầu tư từ các định chế tài chính. Nhà cung cấp và khách hàng trong
nhóm này đóng vai trò là nguồn thông tin môi trường chính, họ là những nhóm có khả năng
thuyết phục doanh nghiệp nhất trong hành động thân thiện với môi trường: khách hàng có tác
động kinh tế chính vào kinh doanh thông qua chi tiêu, và nhà cung cấp thông qua việc phổ biến
kiến thức về các hành động cải thiện môi trường trong ngành công nghiệp đó.
b. Các hành động đúng đắn thân thiện với môi trường
Luật pháp là động lực chính yếu thứ hai cho các hành động môi trường. Nghiên cứu gần đây
được thực hiện bởi Williamson và cộng sự (2006) khẳng định rằng quy định môi trường dẫn
đến những thủ tục và hành động môi trường tốt hơn. Theo Tilley (1999), chủ sở hữu của các
doanh nghiệp nhỏ xem luật pháp là có thể định giá được vì nó phát biểu rõ ràng rằng nó yêu
3
cầu họ phải làm những gì và nó công bằng với khoản tiền phạt cho việc không tuân thủ, việc
xem thường nó sẽ không thể có được lợi thế kinh tế bất công. Để đáp ứng các yêu cầu cụ thể
của luật pháp thì các chính sách và thủ tục chính thức sẽ được thiết lập trong các tổ chức này
để cải thiện môi trường. Từ các quá trình và thủ tục này các doanh nghiệp được kỳ vọng giảm
thải mặc dù không mang lại lợi thế kinh tế cho doanh nghiệp.
SMEs có thể cũng bị yêu cầu tuân theo ISO14000 để được trở thành nhà cung cấp của các tổ
chức khác. Khi đó, các chính sách và thủ tục chính thức được kỳ vọng được thiết lập để có
được các chứng chỉ và lợi ích thu được từ các hành động môi trường đó. Perry (2001) cho rằng
lợi ích lớn nhất được báo cáo từ các SMEs khi có chứng chỉ đó là tiết kiệm chi phí thông qua
tối thiểu hóa rác thải. Một vài công ty cũng thừa nhận mối quan hệ với công chúng được cải
thiện và lợi ích vô hình như gia tăng tinh thần làm việc cho người lao động và các mối quan hệ

với người làm luật.
Các chủ sở hữu SMEs được cho là có ít kiến thức về sinh thái. Vì vậy, người ta kỳ vọng rằng,
quy định sẽ gia tăng nhận thức về các vấn đề môi trường cũng như chỉ ra hướng dẫn hành động
rõ ràng hơn. Tuy nhiên, có vẻ như các chủ sở hữu/ nhà quản lý không nhận thức được sự khác
biệt trong các quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện tại, chính điều này giải thích tại sao các
SMEs có ít các hành động chính thức với môi trường.
c. Nhận thức, thái độ và hành động môi trường
Động lực thứ ba liên quan đến các phản ứng môi trường là sự quan tâm ở mức độ cá nhân. Các
chủ sở hữu có thể lựa chọn quy trình và thủ tục thân thiện với môi trường bất chấp có bị yêu
cầu bởi luật hay bởi tin rằng lợi nhuận sẽ tăng hay không. Hành vi cá nhân được tin rằng bị tác
động bởi niềm tin và thái độ của chính cá nhân đó. Vì thế, cư xử với môi trường là một vấn đề
quy tắc xử thế, người mà nhận thức được vấn đề môi trường và quan tâm đến tác động của
doanh nghiệp mình đến môi trường có nhiều khả năng hơn để hành động làm giảm tác động
đó, người nào xem quản lý môi trường như cách xử thế thì cũng ủng hộ cho các nhóm môi
trường. Số lớn doanh nghiệp có khả năng tham gia đóng góp hoạt động môi trường như tái chế,
quản lý thải hoặc bảo toàn năng lượng mà không liên quan đến chứng chỉ sản xuất chính thức
hoặc do vấn đề đạo đức hoặc do thấy được lợi ích kinh tế từ hành động này.
Nhiều nghiên cứu cho rằng các chủ sở hữu/ quản lý quan tâm đến tác động môi trường, tuy
nhiên, nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối liên hệ giữa thái độ tới hành động môi trường cho ra
kết quả lẫn lộn. Schaper (2002) không tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa nhận thức và hành
động trong khi Tilley (1999) cho thấy có một khoảng trống giữa chúng. Ngược lại, Naffziger
và cộng sự (2003) cho rằng khi quan tâm nhiều hơn thì các nhà quản lý bỏ ra nhiều thời gian và
nguồn lực hơn cho việc chủ động hành động hơn khi sự quan tâm ở mức ít hơn.
d. Biến ôn hòa
4
Các nhà nghiên cứu nhận ra một số các yếu tố giới hạn hành động môi trường của các chủ sở
hữu. Mức độ hành động thân thiện với môi trường có thể bị tác động bởi một số các yếu tố mà
có thể được phân loại ra thành biến ôn hòa.
Lý thuyết chỉ ra rằng các yếu tố khác xác định phạm vi nhận thức môi trường bao gồm việc tiếp
cận thông tin, yếu tố thời gian, chi phí và đặc điểm cá nhân của chủ sở hữu/ nhà quản lý như

tuổi, giáo dục. Có vẻ như chủ sở hữu không có thông tin tốt về môi trường, thậm chí không
chắc rằng họ hiểu được các quy định có liên quan và không nhận thức được việc chủ động
hành động sẽ được hỗ trợ và cung cấp thông tin, tuy nhiên, họ làm việc quá nhiều và không có
thời gian để tìm hiểu về các vấn đề môi trường. Thiếu nguồn lực tài chính cũng là một cản trở
với họ. Trình độ giáo dục cao cũng được chứng minh là sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi
trường nhưng không nhất thiết là sẽ hành động.
Tác động của tuổi có vẻ khó nhận ra. Petts và cộng sự (1998) nhận thấy mặc dù các nghiên cứu
quốc gia cho rằng người trẻ hơn có vẻ ít quan tâm hơn người lớn hơn, nhưng trong thảo luận
nhóm, nhà quản lý trẻ hơn lại có vẻ quan tâm hơn. Schaper (2001) khám phá ra rằng chủ sở
hữu/ nhà quản lý Úc có thái độ quan tâm tích cực hơn. Olli và cộng sự (2001) lại cho rằng mặc
dù người trẻ quan tâm hơn nhưng thống kê tương tự cho nhóm lớn hơn cho thấy những người
lớn trải qua những điều kiện kinh tế khó khăn hơn thì hiện tại lại hành động theo hướng ít lãng
phí hơn.
Dựa vào tổng quan lý thuyết ở trên, dựa vào các đặc tính cụ thể của các SMEs, các ảnh hưởng
bên ngoài của các các bên liên quan hiện tại và tiềm năng khác nhau làm giảm tác động vào
nhận thức và thái độ của các chủ sở hữu/ người quản lý SMEs, đến lượt nó làm giảm hành
động môi trường. Sơ đồ sau đây minh họa mối quan hệ giữa khung lý thuyết và các biến được
dùng để phân tích trong bài này:
Hình 1 chỉ ra 4 cấu trúc lý thuyết là ảnh hưởng bên ngoài, biến ôn hòa, nhận thức môi trường
và hành động môi trường.
 Ảnh hưởng bên ngoài bao gồm nhà cung cấp, khách hàng và luật pháp.
5
Ảnh hưởng bên ngoài:
Nhà cung cấp
Khách hàng
Luật pháp
Nhận thức và thái độ môi trường:
Nhận thức chung
Nhận thức lợi ích - chi phí
Thái độ đối với môi trường

Hành động môi trường:
Hệ thồng
Bào toàn
Ủng hộ
Biến ôn hòa:
Đặc tính cá nhân của người quản
lý/ chủ sở hữu
Thông tin môi trường
Thời gian
Nguồn lực tài chính
Hình 1: Mô hình các ảnh hưởng bên ngoài tới nhận thức và thái độ môi trường
 Nhận thức môi trường bao gồm nhận thức chung và nhận thức lợi ích, chi phí liên quan
đến các vấn đề môi trường.
 Thái độ đối với môi trường lại liên quan đến nhận thức của các chủ sở hữu/ người quản
lý về các vấn đề chung liên quan đến môi trường.
 Mức độ hành động môi trường bao gồm đo lường hệ thống môi trường, bảo toàn và ủng
hộ đóng vai trò là biến phụ thuộc.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khung phân tích
Các ảnh hưởng bên ngoài có liên quan ngụ ý đến khách hàng, cộng đồng địa phương, có quan
thẩm quyền nhà nước. Nhà cung cấp, định chế tài chính và những nhóm có liên quan khác. Vì
tính đa dạng của các bên liên quan nên nghiên cứu chỉ kiểm tra những ảnh hưởng bên ngoài
chung nhất được nhấn mạnh trong phần lý thuyết, đó là các nhà cung cấp, khách hàng và luật
pháp. Mỗi nhóm này đều tác động đến cả nhận thức và thái độ. Vì thế, có 6 vấn đề cần giải
quyết:
P1: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng các vấn đề môi trường là quan trọng với nhà cung
cấp có khả năng nhận thức môi trường ở mức cao hơn tương ứng.
P2: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng các vấn đề môi trường tác động đến quyết định
mua hàng của khách hàng có khả năng nhận thức môi trường ở mức cao hơn tương ứng.
P3: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng luật môi trường liên quan đến việc kinh doanh có

khả năng nhận thức môi trường ở mức cao hơn tương ứng.
P4: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng các vấn đề môi trường quan trọng đối với nhà cung
cấp có khả năng nhận thức môi trường ở mức cao hơn tương ứng.
P5: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng các vấn đề môi trường tác động đến quyết định
mua hàng của khách hàng có khả năng có thái độ tích cực với môi trường.
P6: Công ty có chủ sở hữu/ quản lý tin rằng luật môi trường liên quan đến hoạt động kinh
doanh của họ có khả năng có thái độ tích cực tới môi trường.
Các yếu tố ôn hòa ngăn cản các SMEs thực hiện hành động thân thiện với môi trường bao gồm
không có thời gian, thiếu thông tin, thiếu nguồn lực tài chính, đặc tính cá nhân của người chủ
sở hữu/ quản lý.
P7: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng họ không có đủ thời gian để chú tâm vào các vấn đề
môi trường có nhiều khả năng nhận thức môi trường ở mức độ thấp hơn tương ứng
P8: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng họ không có thông tin để chú tâm vào các vấn đề môi
trường có nhiều khả năng nhận thức môi trường ở mức độ thấp hơn tương ứng.
P9: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng họ không có nguồn lực để chú tâm vào các vấn đề môi
trường có nhiều khả năng nhận thức môi trường ở mức độ thấp hơn tương ứng.
6
P10: chủ sở hữu/ quản lý công ty trẻ hơn có khả năng nhận thức môi trường ở mức độ cao hơn
tương ứng.
P11: chủ sở hữu/ quản lý công ty được giáo dục tốt hơn có khả năng nhận thức môi trường ở
mức độ cao hơn tương ứng.
P12: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng không có thời gian nhận thức môi trường thí ít có
thái độ tích cực với môi trường hơn.
P13: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng không có đủ thông tin nhận thức môi trường thì ít có
thái độ tích cực với môi trường hơn.
P14: chủ sở hữu/ quản lý công ty tin rằng không có đủ nguồn lực tài chính nhận thức môi
trường thì ít có thái độ tích cực với môi trường hơn.
P15: chủ sở hữu/ quản lý công ty trẻ hơn có khả năng có thái độ tích cực với môi trường hơn.
P16: chủ sở hữu/ quản lý công ty giáo dục tốt hơn có khả năng có thái độ tích cực với môi
trường hơn.

Bước thứ hai trong thiết kế nghiên cứu là để nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức và thái độ
vào hành động môi trường. Những hành động này có thể được phân loại thành hệ thống môi
trường, bảo toàn và ủng hộ. Vì vậy, 6 vấn đề cần giải quyết tiếp theo là:
P17: chủ sở hữu/ quản lý công ty có mức độ nhận thức môi trường cao hơn có khả năng có
hành động hệ thống môi trường tích cực hơn tương ứng.
P18: chủ sở hữu/ quản lý công ty có mức độ nhận thức môi trường cao hơn có khả năng có
hành động bảo toàn môi trường tích cực hơn tương ứng.
P19: chủ sở hữu/ quản lý công ty có mức độ nhận thức môi trường cao hơn có khả năng có
hành động ủng hộ môi trường tích cực hơn tương ứng.
P20: chủ sở hữu/ quản lý công ty có thái độ tích cực với môi trường có khả năng có hành động
hệ thống môi trường tích cực hơn tương ứng.
P21: chủ sở hữu/ quản lý công ty có thái độ tích cực với môi trường có khả năng có hành động
bảo toàn môi trường tích cực hơn tương ứng.
P22: chủ sở hữu/ quản lý công ty có thái độ tích cực với môi trường có khả năng ủng hộ môi
trường tích cực hơn tương ứng.
2. Mô hình phân tích
Khái niệm chính được chỉ ra trong hình 1 là ảnh hưởng bên ngoài, biến ôn hòa, nhận thức, thái
độ và hành động môi trừơng.
 Ảnh hưởng bên ngoài bao gồm nhóm liên quan như nhà cung cấp, khách hàng và nhà làm
luật.
 Ảnh hưởng của nhà cung cấp được đo lường câu trả lời tổng hợp cho các câu hỏi xây
dựng bằng thang do Likert về tác động và tầm quan trọng của việc các nhà cung cấp
quan tâm đến các vấn đề môi trường.
7
 Ảnh hưởng của khách hàng được đo lường thông qua câu trả lời tổng hợp các câu hỏi
xây dựng bằng thang đo Likert về phạm vi mà các vấn đề môi trường có tác động đến
quyết định mua hàng của khách hàng hoặc liệu khách hàng có thường quan tâm đến các
vấn đề môi trường khi đưa ra quyết định lựa chọn hay không.
 Ảnh hưởng của luật môi trường được đo bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây dựng
bằng thang đo Likert về phạm vi mà luật môi trường yêu cầu mà luật đó có liên quan và

có tác động đến việc kinh doanh.
 Nhận thức môi trường được chia thành hai nhóm: nhận thức môi trường chung và nhận
thức lợi ích – chi phí:
 Nhận thức môi trường chung được đo lường bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây
dựng bằng thang đo Likert liên quan đến tác động môi trường của hãng, chủ động hành
động và chính sách môi trường, hành động tốt trong hành động môi trường và làm thế
nào mà luật pháp lại tác động đến doanh nghiệp.
 Nhận thức lợi ích- chi phí được đo lường bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây
dựng bằng thang đo Likert liên quan đến tác động của hành động cải thiện môi trường
đến lợi ích- chi phí và cải thiện hiệu năng sản xuất.
 Thái độ đối với môi trường được xác định thông qua một nhóm câu trả lời các câu hỏi
Likert 5 điểm liên quan đến thái độ môi trường của từng cá nhân, các câu hỏi này được
lấy từ Schaper (2002). Schaper (2002) sử dụng của Ray và Hall (1995) – Thang đo thái độ
đối với môi trường của Úc – thang đo này được thiết kế để đo lường thái độ đối với môi
trường. Tuy nhiên, 6 câu hỏi bị xóa bỏ vì không liên quan và vì vậy 14 câu hỏi Likert 5
điểm còn lại được sử dụng để đo về bảo toàn, ô nhiễm và tái chế.
 Hành động môi trường được phân loại thành hệ thống, bảo toàn và ủng hộ môi trường:
 Hệ thống môi trường được đo lường bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây dựng
bằng thang đo Likert liên quan đến quản lý, kiểm tra, đào tạo nhân viên về các vấn đề
môi trường, các chính sách môi trường có được thảo ra hay không, được cấp chứng chỉ
môi trường chính thức như Iso 14001 hoặc EMAS hay tương đương.
 Bảo toàn môi trường được đo lường bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây dựng
bằng thang đo Likert liên quan đến việc tái sử dụng số lượng giấy đóng hàng để bán
hoặc thay đổi quy trình sản xuất để giảm nguyên vật liệu thô và rác thải.
 Ủng hộ môi trường được đo lường bằng câu trả lời tổng hợp các câu hỏi xây dựng bằng
thang đo Likert liên quan đến việc đóng góp bằng tiền hay dạng khác cho các tổ chức
môi trường và các hoạt động cộng đồng.
Kỹ thuật Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra lại các điểm số tổng hợp có phải là một
cách đo lường đáng tin cậy cho mỗi khái niệm hay không. Kết quả cho thấy mức độ tin cậy là
có thể chấp nhận được của các biến là:

8
 Nhà cung cấp: 0.75
 Khách hàng: 0.75
 Luật: 0.76
 Nhận thức môi trường chung: 0.74
 Nhận thức lợi ích – chi phí: 0.79
 Thái độ môi trường: 0.76
 Hệ thống môi trường: 0.84
 Bảo toàn: 0.69
 Ủng hộ: 0.87
3. Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Queensland nước Úc
1000 phiếu điều tra được gửi tới cho các nhà quản lý/chủ ở hữu các doanh nghiệp SMEs, số
câu trả lời là 166 chiếm 16.6%. Trong đó:
 Nam chiếm 74.8%, nữ chiếm 25.2%
 Tuổi từ 41-50 chiếm 32.1%, 51-60 chiếm 28.5%, 31-40 chiếm 21.8%, trên 61 chiếm
15.2%, dưới 30 chiếm 2.4%.
 Giáo dục cấp 2 chiếm 35.9%, sau cấp 2 chiếm 30.1%, đại học chiếm 25.6% và khác là
8.3%.
 Các công ty có từ 0-4 người lao động chiếm 53.4%
 Ngành dịch vụ chiếm 47.9%, sản xuất 21.2%, bán lẻ 18.2% và khác 12.7%.
Tỉ lệ trả lời thấp là bình thường khi nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết
vấn đề này, kiểm định 2 đuôi được thực hiện cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
của bất kỳ thuộc tính liên quan giữa người trả lời trước và sau. Tương tự, kiểm định Chi bình
phương được tiến hành để xem liệu có sự khác biệt về tỉ lệ người trả lời theo kích cỡ của hãng,
đặc tính của người quản lý/ chủ sở hữu, danh mục ngành và các câu trả lời về các đóng góp
môi trường của lần nghiên cứu này so với trước đây hay không. Kết quả cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa.
Để giải quyết vấn đề độ chệch xã hội tức là người trả lời có khuynh hướng trả lời theo hướng
xã hội mong muốn thì các câu hỏi được lặp lại theo hình thức phủ định và không được xếp nối

tiếp nhau. Kết quả cho thấy người trả lời không hoàn toàn trả lời theo các xã hội mong muốn.
Tuy nhiên, theo Podsakoff và cộng sự (2003), cách làm này vẫn không chấm dứt được độ
chệch phương pháp thông thường.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của các ảnh hưởng bên ngoài và biến ôn hòa vào nhận thức môi trường
9
 Ảnh hưởng của nhà cung cấp có ý nghĩa ở mức 5%: nhận thức lợi ích – chi phí tại mức
1% và thái độ đối với môi trường tại mức 10% nhưng không có ý nghĩa đối với nhận
thức môi trường chung.
 Ảnh hưởng của luật pháp tại mức 1%: có ý nghĩa đến nhận thức môi trường chung tại
mức 1% nhưng không có ý nghĩa đối với nhận thức lợi ích – chi phí và thái độ đối với
môi trường.
 Ảnh hưởng của khách hàng không có ý nghĩa thống kê
 Thời gian của nhà quản lý/ chủ sở hữu có ý nghĩa tại mức 5%: có ý nghĩa đối với thái
độ đối với môi trường.
 Nguồn lực tài chính của nhà quản lý/ chủ sở hữu có ý nghĩa tại mức 1%: có ý nghĩa đối
với nhận thức môi trường chung, nhận thức lợi ích – chi phí tại mức 1% và thái độ đối
với môi trường tại mức 5%.
Ảnh hưởng nhận thức và thái độ môi trường đối với hành động môi trường
 Nhận thức chung có ý nghĩa thống kê tại mức 1%: có ý nghĩa đối với hành động hệ
thống và bảo tồn ở mức 1% trong khi không có ý nghĩa đối với hành động ủng hộ.
 Nhận thức lợi ích – chi phí có ý nghĩa tại mức 5%: có ý nghĩa đối với hành động bảo
toàn ở mức 1% và hành động hệ thống tại mức 10% nhưng không có ý nghĩa đối với
hành động ủng hộ.
 Thái độ đối với môi trường có ý nghĩa tại mức 1%: có ý nghĩa đối với hành động ủng
hộ 5% nhưng không có ý nghĩa đối với hành động hệ thống và bảo toàn.
Kết quả này cho thấy chỉ có 7 trong số 22 vấn đề được ủng hộ: đó là vấn đề 1, 3, 9, 12, 14, 17,
18.
VI. KẾT LUẬN
Ảnh hưởng của nhà cung cấp có ý nghĩa đối với nhận thức lợi ích – chi phí nhưng khộng có ý

nghĩa đối với nhận thức chung trong khi điều này ngược lại đối với luật môi trường. Các
nghiên cứu trước cũng nhận thấy nhà cung cấp và luật pháp có ảnh hưởng chủ yếu nhưng mối
quan hệ chính xác giữa chúng và các bên có liên quan cũng như với hai mức độ nhận thức môi
trường chưa được kết hợp và kiểm nghiệm lại trong mô hình. Bỏ qua các ảnh hưởng này và họ
chỉ quan tâm đến việc hành động và thỏa mãn của nhà quản lý/chủ sở hữu đối với mức độ hành
động hiện tại và điều này khuyến khích họ hành động thân thiện với môi trường và cải thiện
môi trường (Hillary, 1999). Trong nhiều trường hợp, luật pháp được kỳ vọng nhiều hơn khi họ
xem luật pháp là yêu cầu bắt buộc của các nhà quản lý/chủ sở hữu nên họ hành động theo hơn
là thay đổi luật.
Đối với mức độ nhận thức môi trường, các khoản được xếp hạng cao nhất là hành động vừa đủ
để đáp ứng yêu cầu luật pháp, tiết kiệm chi phí qua việc giảm tác động môi trường, cải tiến
hiệu năng sản xuất thông qua hành động môi trường. Nói chung, nó cho thấy các nhà quản ly
10
́/chủ sở hữu không chỉ nhận thức được việc làm đúng quy định và nhận thức được ảnh hưởng
của nhà cung cấp mà còn nhận thức được hành động môi trường có thể đem lại lợi ích trong
tương lai. Gia tăng nhận thức chỉ ra rằng ngành đó tin rằng cải tiến hệ thống quản lý môi
trường làm giảm tác động tới môi trường.
Khám phá này cũng cho thấy nhà quản lý/chủ sở hữu nào mà tin rằng nhà cung cấp quan tâm
đến tác động môi trường thì cũng thấy được lợi ích – chi phí liên quan đến vấn đề môi trường
thông qua nhà cung cấp. Nhà cung cấp cũng gặp phải các vấn đề tương tự khi họ hoạt động
trong các ngành có liên quan và vì thế thông tin từ các nguồn lực này cũng có liên quan đến
doanh nghiệp. Vì họ phụ thuộc vào các yêu cầu bắt buộc nên khi có thông tin họ nhận thức
được vấn đề nhưng điều này không trực tiếp dẫn tới lợi ích kinh tế tiềm năng cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, như đã biết, nhận thức chung và nhận thức lợi ích chi phí có tương quan cao
vì thế luật pháp có thể bắt các chủ sở hữu SMEs phải thay đổi để nhận thức được lợi ích và chi
phí có được từ hành động. Nhận thức làm giảm tác động môi trường có ý nghĩa với lợi ích –
chi phí và có tác động tích cực đến hành động bảo toàn như giảm hoặc tái chế số lượng giấy
đóng hàng bán và thay đổi quy trình sản xuất để giảm tiêu hao nguyên vật liệu và rác thải. Đây
là một khám phá mang tính khuyến khích vì nó cho thấy nếu càng nhiều nhà quản lý/chủ sở
hữu nhận thức được lợi ích từ hành động (ví dụ thông qua chiến dịch của chính phủ hay quảng

cáo) thì họ sẽ càng dễ có hành động thân thiện với môi trường. Điều đó cũng cho thấy giáo dục
môi trường cùng với dây chuyền cung ứng có thể mang lại cải thiện đáng kể trong toàn ngành.
Nhận thức chung có tương quan dương với hành động hệ thống và bảo toàn. Điều này nhất
quán với các khám phá trước đó, ngoài ra, một vài nghiên cứu còn cho thấy thiếu nhận thức về
tác động đối với môi trường có thể cản trở thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Khám phá
này khẳng định ảnh hưởng của luật pháp tới nhận thức chung và đến lượt nó, nó không chỉ tạo
ra một hệ thống chính thức trong tổ chức để phù hợp với quy định mà còn thay đổi hành động
bảo toàn trong tổ chức đó.
Thái độ đối với môi trường có ý nghĩa đối với hành động ủng hộ nhưng không có ý nghĩa đối
với hành động hệ thống và hành động bảo toàn. Kết quả này khá nhất quán với các nghiên cứu
trước đó. Điều này cho thấy thái độ của nhà quản lý/chủ sở hữu không nhất thiết biến thành
hành động. Tuy nhiên, thái độ môi trường có tương quan dương đối với đóng góp (tiền hoặc
dạng khác) đối với tổ chức và hành động tập thể. Thách thức cho các nhà quản lý/chủ sở hữu là
vượt qua việc ủng hộ, sử dụng hành động này như là sân sau để cải tiến hành động môi trường
của họ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng hành động môi trường thay đổi là do chủ sở hữu nhận thức
được lợi ích – chi phí hoặc bởi pháp luật. Tuy nhiên, tương quan dương giữa nhận thức và thái
độ cũng như hành động hệ thống, bảo toàn và ủng hộ cho thấy có một quá trình học hỏi và thay
đổi diễn ra ở nơi mà có tác động giữa nhận thức chung tới nhận thức lợi ích – chi phí và sự
thay đổi thái độ đối với môi trường. Những hiệu quả này có thể được kiểm nghiệm lại trong
11
nghiên cứu dữ liệu bảng hoặc có lẽ trong một mô hình năng động hơn mô hình được nghiên
cứu ở đây.
Thiếu nhận thức có ý nghĩa đối với thiếu nguồn lực tài chính của nhà quản lý/chủ sở hữu. Điều
này phù hợp với các nghiên cứu trước cho thấy thiếu nguồn lực tài chính là rào cản lớn nhất
của các SMEs trong việc áp dụng các hành động quản lý hệ thống và vì thế nó có thể khiến cho
các nhà quản lý/chủ sở hữu không nhận thức các yêu cầu và các vấn đề môi trường. Thiếu
nguồn lực tài chính và thời gian cũng có ý nghĩa đối với việc làm cho thái độ ít tích cực hơn.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng thiếu nguồn lực tài chính tác động đến nhận thức môi trường và lợi
ích – chi phí hơn là hành động. Tuy nhiên, thiếu thời gian cũng khiến cho thái độ ít tích cực
hơn và điều này lại tác động trực tiếp vào hành động. Điều này không được kiểm định trong

mô hình.
Nói chung, nghiên cứu đã khám phá ra nhận thức và thái độ bị tác động bởi các bên liên quan
và sau đó ảnh hưởng đến hành động. Kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của việc xem xét
mức độ nhận thức vấn đề môi trường và thái độ đối với môi trường. Các giả thuyết được ủng
hộ đưa ra ba quá trình độc lập ảnh hưởng đến hành động: luật pháp, bằng việc gia tăng nhận
thức tác động đến hành động hệ thống và bảo toàn; nhà cung cấp gia tăng nhận thức lợi ích –
chi phí ảnh hưởng đến hàng động bảo toàn; nhà quản lý/chủ sở hữu quan tâm đến môi trường
sẽ ủng hộ cho các tổ chức môi trường. Tuy nhiên, cũng có những bằng chứng cho thấy đó
không phải là quá trình độc lập và một mô hình năng động hơn có thể cho thấy được mối liên
hệ giữa chúng. Việc chỉ sử dụng thái độ trong mô hình cũng là giới hạn của mô hình nên vấn đề
này nên được giải quyết ở các nghiên cứu sau này. Hành động môi trường có thể bị ảnh hưởng
bởi thái độ của nhà quản lý/chủ sở hữu đối với quy định pháp luật và tích lũy của cải.
Giới hạn
Dùng bảng câu hỏi qua mail cho nghiên cứu dẫn đến thiếu thông tin sâu, chệch theo mong ước
xã hội và chệnh không trả lời. Những yếu tố này kết hợp với cỡ mẫu nhỏ giới hạn việc tổng
quát hóa các khám phá với những các nghiên cứu khác. Ngoài ra việc thiếu định nghĩa chung
về một doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gây khó khăn cho việc so sánh.
Tỉ lệ trả lời thấp khi nghiên cứu các SMEs là khó khăn chung. Các nhà quản lý/chủ sở hữu khi
tham gia nghiên cứu có thể chủ động hơn trong việc quản lý môi trường hàm ý rằng việc sẵn
sàng tham gia cho thấy nhận thức ngầm của các nhà quản lý/chủ sở hữu của các vấn đề này.
Ngoài ra, các nhà quản lý/chủ sở hữu có nhiều khả năng xem xét lợi ích tiềm tàng khi tham gia
vào các vấn đề công cộng có liên quan. Kết quả là có vẻ thái độ và hành động của các nhà quản
lý/chủ sở hữu bị nói quá lên. Ngoài ra, việc xem các SMEs là đồng nhất và bỏ qua các nhóm
nhỏ cũng là một giới hạn. Tuy nhiên, nỗ lực để tách các hiệu ứng ngành có thể tác động đến kết
quả nghiên cứu.
12

×