ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2011
NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG XÓI LỞ, BỒI LẤP
VÙNG TRUNG - HẠ LƯU SÔNG GIANH VÀ NHẬT LỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
HUẾ, 8 - 2011
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2011
NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG XÓI LỞ, BỒI LẤP
VÙNG TRUNG - HẠ LƯU SÔNG GIANH VÀ NHẬT LỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
Cơ quan chủ trì: Đại học Khoa học - Đại học Huế
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Quang Thiên
Cố vấn khoa học: GS.TSKH. NGND. Nguyễn Thanh
Thư ký đề tài: NCS. Hoàng Ngô Tự Do
HUẾ, 8 - 2011
2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình.
Căn cứ thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình về việc tuyển
chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài/dự án năm 2011, chúng tôi:
a. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Điện thoại: 054.823290, 054.821247; Fax: 054. 824901
Địa chỉ tổ chức: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
b. TS. Đỗ Quang Thiên
Chức danh khoa học: Giảng viên; Chức vụ: Trưởng phòng Địa kỹ thuật
Điện thoại: 0543836275; Mobile: 0914002401
Fax: 054. 824901; E-mail:
Nhà riêng: 250/29 Phan Bội Châu, thành phố Huế
xin đăng ký chủ trì thực hiện đề tài:
NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG
XÓI LỞ, BỒI LẤP VÙNG TRUNG - HẠ LƯU SÔNG GIANH VÀ NHẬT LỆ PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn chủ trì thực hiện đề tài/dự án gồm:
1. Thuyết minh đề tài
2. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài
3. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm và cá nhân thực hiện chính đề tài
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là
đúng sự thật.
Huế, ngày 20 tháng 08 năm 2011.
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI
TS. Đỗ Quang Thiên
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
3
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2011
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU, DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG
XÓI LỞ, BỒI LẤP VÙNG TRUNG - HẠ LƯU SÔNG GIANH VÀ NHẬT LỆ PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
2. Mã số:
3. Thời gian thực hiện: 24 tháng
(Từ tháng 01/10/2011 đến tháng 30/10/2013)
4. Cấp quản lý
Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở
5. Kinh phí: 450,6 triệu đồng, trong đó:
Nguồn Tổng số
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
450.600.000 đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức
Không
- Từ nguồn khác
Không
6. Thuộc Chương trình: Sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển kinh tế
7. Lĩnh vực khoa học: Tự nhiên
8. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Đỗ Quang Thiên
Ngày, tháng, năm sinh: 13/01/1969; Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến sỹ
Chức danh khoa học: Giảng viên; Chức vụ: Trưởng phòng Địa kỹ thuật
Điện thoại: Tổ chức: 0543823837; Nhà riêng: 0543836275; Mobile: 0914002401
Fax: 054. 824901; E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Đại học Khoa học, Đại học Huế
Địa chỉ tổ chức: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
Địa chỉ nhà riêng: 250/29 Phan Bội Châu, thành phố Huế
9. Thư ký đề tài
Họ và tên: Hoàng Ngô Tự Do
Ngày, tháng, năm sinh: 21/7/1976; Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Giảng viên; Chức vụ: TL. Sau Đại học
Điện thoại: Tổ chức: 0543823837; Nhà riêng: 0543523090; Mobile: 0914078181
4
Fax: 054. 824901; E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Đại học Khoa học, Đại học Huế
Địa chỉ tổ chức: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
Địa chỉ nhà riêng: 10 Đoàn Thị Điểm, thành phố Huế
10. Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Điện thoại: 054.823290, 054.821247; Fax: 054. 824901
Địa chỉ tổ chức: 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Nguyễn Văn Tận
Số tài khoản: 177010000003869
Ngân hàng: Công thương
11. Các cán bộ thực hiện đề tài:
T
T
Họ tên, học hàm, học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công việc
Thời
gian
1 TS. Đỗ Quang Thiên ĐHKH
Chủ nhiệm đề tài, điều hành
và chịu trách nhiệm về
chuyên môn. Khảo sát thực
địa, thu thập các tài liệu và
đảm nhận phần hiện trạng,
dự báo xói - bồi, khái quát
về khu vực nghiên cứu.
24 tháng
2 ThS. Hoàng Ngô Tự Do (NCS) ĐHKH
Thư ký đề tài, điều phối các
hoạt động của đề tài. Khảo
sát thực địa, thu thập các tài
liệu và đảm nhận phần hiện
trạng, nguyên nhân xói -
bồi.
24 tháng
3 GS.TSKH. Nguyễn Thanh ĐH Huế
Cố vấn khoa học, biên tập,
sửa chửa chuyên môn. Khảo
sát thực địa, thu thập các tài
liệu và đảm nhận phần hiện
trạng, nguyên nhân và dự
báo xói - bồi.
24 tháng
4 ThS. Hoàng Hoa Thám ĐHKH
Khảo sát thực địa, thu thập
các tài liệu và đảm nhận
phần nguyên nhân gây xói -
bồi và đề xuất các giải pháp
chỉnh trị.
10 tháng
5 ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
(NCS)
ĐHKH Thu thập các tài liệu và đảm
nhận phần đánh giá cường
độ địa động lực sông ngòi
4 tháng
5
T
T
Họ tên, học hàm, học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công việc
Thời
gian
lãnh thổ nghiên cứu.
6
CN. Trịnh Thị Giao Châu
(học viên cao học)
Viện TNMT
& PTBV tại
TP Huế
Biên tập bản đồ, phân tích
ảnh viễn thám, xây dựng
CSDL GIS.
8 tháng
7
CN. Nguyễn Thị Hồng Nụ
(học viên cao học)
ĐH Đông Á
- Đà Nẵng
Khảo sát thực địa, thu thập
các tài liệu, biên tập bản đồ
và đảm nhận phần khái quát
về khu vực nghiên cứu.
8 tháng
8 Các cán bộ chuyên môn khác.
Sở Công
Thương, sở
KHCN, BCH
PCLB Quảng
Bình
Khảo sát thực địa, cung cấp
các số liệu, tài liệu liên quan
đến địa phương
theo thời
vụ
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, phân vùng xói lở - bồi lấp, xác định nguyên nhân, dự báo
xu thế xói lở - bồi lấp lòng dẫn đoạn trung - hạ lưu sông Gianh và sông Nhật Lệ;
- Xác định vành đai xói - bồi và định hướng các giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại
góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương;
- Đào tạo các sinh viên, học viên cao học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đối với
cán bộ giảng dạy.
2. Tình trạng đề tài
Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, luận giải mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
a. Tổng quan về tình hình nghiên cứu xói lở, bồi lấp và chỉnh trị sông ngòi
- Ngoài nước:
Thật ra, khó có thể thống kê một cách đầy đủ và chi tiết về công tác nghiên cứu xói lở,
bồi lấp lòng dẫn và chỉnh trị sông ngòi (Erosion - Accretion and River Engineering) trên thế
giới. Tuy vậy, từ các nguồn tài liệu đã công bố, có thể nhận thấy: cùng với công tác phòng
chống lũ và sử dụng nguồn nước phục vụ tưới tiêu cách đây hàng ngàn năm của người Ai Cập
(sông Nile), Ấn Độ (sông Hằng) và Trung Quốc (sông Hoàng Hà, sông Dương Tử), thì các
ngành khoa học thủy thủy lực, thủy văn cũng bắt đầu phát triển từ những công trình thực
nghiệm như: nước chảy trong máng, sự phân bố dòng chảy trong kênh, tính chất liên tục của
dòng chảy và mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy với chiều rộng, độ sâu, độ dốc, độ
nhám của lòng dẫn, của Le-o-na-dơ-vanh-xi (1452 - 1519), một kỹ sư thiết kế nổi tiếng về
các công trình thủy công ở MiLan, là người quy hoạch kênh nối giữa sông Seine với sông
Loire (Pháp). Các đóng góp của Galile Galileo (1564 - 1642) từ các nghiên cứu thực nghiệm
đo đạc cũng đã khẳng định sự phát triển của các ngành khoa học này ở Italia. Galileo đã tìm ra
6
sự phân bố vận tốc không đều theo chiều sâu và đánh giá độ dốc lòng sông, độ sâu dòng nước
có quan hệ mật thiết với quá trình xói - bồi lòng dẫn sông ngòi cũng như lực xói phải lớn hơn
độ bền của đất đá. P.Duboi (1734 - 1809), người sáng lập trường phái thủy lực Pháp đã đề ra
những luận thuyết về thủy lực. Những đóng góp của Pascal (1646 - 1716), Becnuli (1700 -
1782) và Lagrange (1736 - 1813) vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 có ý nghĩa rất lớn trong
việc nghiên cứu hoạt động xói - bồi của sông ngòi. Năm 1753, Bram đã đưa ra các công thức
dòng đều và sau này được xác lập bởi Chesy với quan điểm độ dốc là thành phần trọng lực cân
bằng với sức cản của đáy. Sự di chuyển ban đầu của vật liệu bùn cát đáy phụ thuộc vào tốc độ
dòng nước ở đáy và mũ 1/6 đường kính trung bình của vật liệu đáy. Công thức này đến nay
vẫn được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Vào thế kỷ 19, có nhiều công trình bằng tiếng Đức của Lameyơ (1845), Hagen (1871), tiếng
Pháp của Dacxy (1865), Bazin (1897) và tiếng Anh của Humphơ, Abơt (1861), Manning (1890),
Dupuy (1804 - 1866), những công trình này đã có những đóng góp đáng kể về vấn đề chuyển tải
bùn cát. Hagen gắn liền với nhiều công trình ở phía Bắc nước Đức (cảng Hamburg), các tiêu
chuẩn do Hagen đưa ra rất có giá trị trong lĩnh vực thủy động lực công trình. Năm 1879, Duboi
(Pháp) đã tìm ra quy luật chuyển động bùn cát đáy ở trạm thực nghiệm biến dạng lòng sông
Mitsissipi. Năm 1895, Loktin công bố luận án “Kết cấu lòng sông” làm cơ sở cho môn động lực
sông ngòi ở Nga. Giữa thế kỷ 19 Hakison, Lauren đã tính toán xói - bồi lòng sông trên cơ sở sự
chuyển động của bùn cát đáy và tổng lượng bùn cát sông. Đến năm 1960, các nhà khoa học vẫn
dùng phương trình cân bằng bùn cát có xét thêm cấu trúc địa chất đáy sông, kết hợp với nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm để dự báo quá trình xói - bồi lòng dẫn sông ngòi.
Sang thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp, Ý, Đức, Anh (Einstein H.A, Meyer Peter E.,
Muller P., Schields A., Schmidt W ), nhất là Mỹ, Liên Xô cũ, Trung Quốc (Altumin S.I,
Ackers P., Kolmogorov A.N, Loktin V.M., Taylor G.I ) đi sâu nghiên cứu bản chất và cơ chế
dòng chảy rối trong các hệ thống sông ngòi. Từ thập niên 50 trở đi, các nhà khoa học Mỹ và
Liên Xô cũ (Bercovich K.M, Brown C.P., Chalov R.S., Goncharov A.N., Graf., Grisanin K.V.,
Karauchev A.V., Kennedy J.F., Knoroz V.S., Kumin I.A., Lapsencov V.S., Levi I.I.,
Maccaveev N.N., Richardson E.V., Rossinsky K.I., Rozovsky I.L., Vanoni V.A., Velicanov
M.A ) đã chú trọng đến việc nghiên cứu tác động của các công trình thủy công đối với quá
trình xói - bồi lòng sông thông qua các mô hình toán có xét tới cân bằng dòng bùn cát. Công
tác nghiên cứu các mô hình tính toán lý thuyết, sử dụng máy tính điện tử trong tính toán dòng
chảy, dự báo biến động các thung lũng sông ngày càng thu được nhiều thành quả hơn (Allen
J.R.L., Holly F.M., Karim M.F ).
Những thập niên gần đây, lũ lụt đã xảy ra liên tục ở nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Băngladet. Đặc biệt, tại bang Bi - ha Ấn Độ (2004), trận lụt
lớn nhất trong vòng 15 năm qua đã làm hơn 1800 người chết. Ngoài ra, ở Hai - i - ti chỉ một
trận mưa lớn đêm 27/5/2004 đã gây ngập lụt trên diện rộng và làm trên 2000 người thiệt mạng.
Riêng từ năm 2005 đến nay bão lớn kèm theo lũ lụt và xói - bồi lòng dẫn sông ngòi đã xảy ra
liên tục từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đến Châu Á gây thiệt mạng hàng chục ngàn con
người, phá hủy nhiều công trình dân sinh và gây tổn thất cho nền kinh tế thế giới lên đến hàng
ngàn tỉ đô la. Do đó, các nước thuộc “ủy ban sông Mekong” đã tập trung vào thực hiện
chương trình khai thác, sử dụng hợp lý sông ngòi, phòng chống tai biến và bảo vệ môi trường
lãnh thổ.
- Trong nước:
Ở Việt Nam, hoạt động xói lở, - bồi lấp lòng, bờ sông được xem như một dạng thiên tai
nặng nề xảy ra ở khắp mọi nơi và diễn biến hết sức phức tạp. Tai biến này đã gây thiệt hại lớn
về nhân mạng và để lại hậu quả lâu dài về KT - XH, cũng như môi trường sinh thái. Nhận thức
rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề này nên hàng năm Nhà Nước cũng như các địa
7
phương phải chi một khoản kinh phí lớn để khắc phục, phòng chống. Bên cạnh đó, triển khai
nhiều chương trình, đề tài, đề án điều tra, đánh giá hiện trạng, theo dõi diễn biến xói - bồi ở
các vùng trọng điểm, xây dựng các luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng chống. Đặc biệt,
trong nữa thế kỷ qua các công trình nghiên cứu đã được triển khai khá đồng bộ, nhất là sau
trận lũ lịch sử tháng 11/1999 xảy ra ở 8 tỉnh ven biển Miền Trung đã cướp đi sinh mạng hàng
trăm người, làm bị thương gần 1000 người và nhiều công trình dân sinh, kinh tế, quốc phòng
bị đổ sập, hư hỏng nặng với tổng thiệt hại gần 4000 tỷ đồng. Vì thế, trong 2 năm 2000 - 2001,
Nhà nước đã cho triển khai 05 đề án về nghiên cứu, dự báo phòng chống sạt lở bờ sông bao
phủ trên toàn bộ các lưu vực sông và đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học thuộc các lĩnh vực như:
- Địa mạo động lực: chuyên nghiên cứu về lịch sử phát triển của đồng bằng cùng với sự
biến đổi lòng dẫn của lòng sông trong quá khứ và hiện tại.
- Động lực dòng sông và thủy thạch động lực: nghiên cứu cơ chế, qui luật của quá trình xói -
bồi sông.
Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào định lượng hóa mối quan hệ giữa môi trường địa
chất và chế độ dòng chảy, cùng với ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - công trình trên lưu vực
sông nghiên cứu, mà trong đó quan trọng nhất là đánh giá ảnh hưởng của các dự án thủy điện,
thủy lợi đến hoạt động xói lở, bồi lấp ở đoạn trung - hal lưu của sông. Hiện nay, trên thế giới cũng
như Việt Nam đang có hướng nghiên cứu mới mang tính đa ngành, đó là vấn đề quản lý tổng hợp
lưu vực sông. Vì vậy, công tác quản lý, qui hoạch đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như xây
dựng các công trình v.v ở hạ lưu phải tuân thủ theo nguyên tắc khai thác hợp lý và bảo vệ môi
trường trên quan điểm phát triển bền vững.
Quảng Bình là một trong các tỉnh duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của hầu hết các
loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn. Trong đó,
mưa bão kết hợp với áp thấp nhiệt đới thường gây lũ lụt lớn, làm cho quá trình xói lở - bồi lấp
sông ngòi ở khu vực nghiên cứu càng diễn biến phức tạp và mãnh liệt hơn. Thật vậy, do bị chi
phối bởi đặc điểm địa hình, nên sông ngòi ở lãnh thổ nghiên cứu thường ngắn, dốc, nghiêng từ
Tây sang Đông, do đó lũ lên nhanh, chảy xiết và ngập lâu ở vùng hạ lưu. Đặc biệt là các trận
lũ lịch sử năm 1993, 2007, 2010 lũ lụt và quá trình xói lở - bồi lấp trên sông Gianh và sông
Nhật Lệ đã gây thiệt hại cho tỉnh nhà lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Từ năm 1990, nhất là sau mùa lũ 1998 - 2000, hoạt động xói - bồi của các hệ thống sông
lớn ở miền Trung càng trở nên phức tạp, hiện tượng xói lở - bồi lấp xảy ra rất mãnh liệt, do đó
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó có đề cập đến sông Gianh và sông Nhật Lệ của tỉnh
Quảng Bình như:
- Đề tài: Định hướng qui hoạch phòng chống lũ miền Trung (2000) của Viện Qui Hoạch
Thủy lợi. Đề tài đã tập trung đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của các nhân tố động lực biển
(thủy triều, dòng chảy, năng lượng sóng, dòng ven bờ, dòng bùn cát và nước dâng do bão) tới diễn
biến của một số cửa sông miền Trung, trong đó có khu vực cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh. Sau
đó, đề cập đến các nguyên nhân gây ngập lụt và phương hướng chỉnh trị khu vực cửa sông.
- Đề tài: Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt
Nam và các giải pháp phòng tránh, giai đoạn 1: Phần Bắc Trung Bộ (2001). Đề tài độc lập cấp
Nhà Nước do Trung Tâm KHTN & CNQG thực hiện. Đề tài chỉ đề cập sơ bộ đến hiện trạng
xói lở và bồi lấp trên sông Gianh và sông Nhật Lệ.
- Đề án: Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông, hệ thống sông Miền Trung
(2001) của Đại học Huế. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú và quan trọng về hiện trạng,
nguyên nhân, dự báo và các biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông vùng nghiên cứu. Ngoài ra,
đề tài còn cung cấp hệ thống các phương pháp nghiên cứu quá trình xói lở sông ngòi.
8
- Đề tài: Đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển Miền Trung từ Quảng Bình đến
Phú Yên - hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu
quả (2002), do Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản thực hiện. Đây là đề tài mang tính
tổng hợp và được triển khai trên diện rộng với nhiều loại hình tai biến khác nhau như: trượt lở,
xói lở - bồi tụ bờ sông, bờ biển, ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn cùng với các tai biến
địa chất nội sinh khác v.v Đề tài đã áp dụng một thang bậc mới phân loại các loại hình tai
biến địa chất, đồng thời đề xuất khái niệm độ uốn khúc địa phương nhằm đánh giá hiện trạng
và dự báo tai biến xói lở bờ sông.
- Chương trình: Phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển (2005) của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tập trung thống kê tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển và các công trình
chỉnh trị trên lãnh thổ Việt Nam theo các tỉnh thành, đồng thời nêu lên những nguyên nhân
chủ quan, khách quan, mang tính đặc thù cho từng khu vực. Từ đó đã đánh giá công tác quản
lý, phòng ngừa, xử lý sạt lở và những vấn đề còn tồn tại,
- Đề tài: Điều tra nghiên cứu hiện tượng bồi lấp cửa sông Nhật Lệ và các giải pháp phòng
chống (2007) của Viện Địa Lý. Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám và
hiện trạng để đánh giá biến động lòng dẫn đoạn cửa sông Nhật Lệ. Ngoài ra, đề tài đã xác định
được nguyên nhân trực tiếp gây bồi lấp cửa sông Nhật Lệ và đưa ra giải pháp phòng chống cụ
thể đối với cửa sông này.
Như vậy, công tác nghiên cứu, phòng chống xói - bồi lòng dẫn sông ngòi ở Việt Nam vào
cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 có một sự phát triển vượt bậc, ngày càng toàn diện, hệ thống và
định lượng hơn. Việc đề xuất, áp dụng các mô hình tính toán dòng chảy, hàm lượng phù sa cùng
với công tác dự báo, phòng chống xói - bồi cũng đạt hiệu quả hơn
b. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, mặc dù tại khu vực tỉnh Quảng Bình có một số đề tài nghiên cứu
đề cập đến hoạt động xói lở - bồi lấp sông Gianh và sông Nhật Lệ nhằm giảm thiểu loại hình
tai biến này. Song theo đánh giá của lãnh đạo và các chuyên gia địa phương thì hầu hết các
nghiên cứu trước đây chưa có một hệ phương pháp nghiên cứu đồng bộ. Phương pháp đánh
giá thực trạng không nhất quán, chưa có những nhận định thống nhất về các nguyên nhân cơ
bản và chủ đạo. Các biện pháp phòng chống vẫn chỉ là những giải pháp tình thế, bị động nhằm
khắc phục hậu quả trước mắt. Công tác dự báo và phòng ngừa tai biến chưa mang lại hiệu quả
cao. Do vậy, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học trong việc dự
báo xu thế phát triển quá trình xói lở - bồi lấp lòng sông, là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ
công tác phòng chống, giảm nhẹ tác hại do hoạt động xói lở - bồi lấp và phát triển kinh tế - xã
hội bền vững cho tỉnh Quảng Bình.
4. Các danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi
đánh giá tổng quan
1. BQL Trung Ương các dự án thủy lợi CPO (2010), Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai
tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Quảnh Bình.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Báo cáo chương trình phòng ngừa và
xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, Hà Nội.
3. Bùi Nguyên Hồng (1996), Nghiên cứu hiện tượng xói lở cục bộ vùng hạ lưu sông Hồng
và biện pháp chỉnh trị, Luận án PTSKHKT, Hà Nội.
4. Đài KTTV Trung Trung Bộ (2006), Thu thập và chỉnh lý số liệu Khí tượng - Thủy văn
tỉnh Quảng Bình từ 1956-2005, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp tỉnh.
5. Nguyễn Thanh Ngà (2000), Định hướng qui hoạch phòng chống lũ Miền Trung, Viện
nghiên cứu Khoa học và Kinh tế Thủy lợi.
9
6. Vũ Văn Phái (1996), Địa mạo khu bờ biển hiện đại Trung Bộ Việt Nam, Luận án PTS.
Khoa học Địa lý - Địa chất, Lưu trữ thư viện Quốc Gia, Hà Nội.
7. Trần Minh Quang (2000), Động lực học sông và chỉnh trị sông, Nhà xuất bản ĐHQG,
TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Ngọc Quảng (2004), Nghiên cứu hoạt động địa chất của sông Trà Khúc đoạn hạ lưu
hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham, LVThS kỹ thuật, trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
9. Nguyễn Bá Quỳ (1994), Một số vấn đề diễn biến cửa sông vùng triều dưới ảnh hưởng
bão lũ, Luận án PTS. KHKT, Lưu trữ thư viện Quốc Gia, Hà Nội.
10. Phạm Quang Sơn và nnk (1999), "Một số đánh giá về tình hình lũ lụt Miền Trung qua
tư liệu viễn thám", Báo cáo tại hội thảo lũ lụt tại Miền Trung, Hà Nội.
11. Trần Đức Thạnh (2000), "Ảnh hưởng của các hồ chứa trên lưu vực đến môi trường
vùng cửa sông và ven bờ", Tạp chí hoạt động Khoa học, số 1, tr.1-5.
12. Đỗ Quang Thiên (2002), Nghiên cứu quá trình xói lở bờ sông Hương đoạn từ ngã ba
Tuần đến Bao Vinh và đề xuất các giải pháp phòng chống, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật,
trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
13. Đỗ Quang Thiên (2007), Đặc điểm môi trường địa chất hạ lưu sông Thu Bồn và sự biến
đổi của nó do ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - công trình, Luận án Tiến sỹ địa chất,
trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
14. Đỗ Quang Thiên (2010), Nghiên cứu, dự báo biến động lòng dẫn sông Thu Bồn ở hạ
lưu sau khi vận hành hệ thống công trình thủy điện bậc thang ở thượng lưu, Báo cáo đề tài
KHCN cấp Bộ.
15. Nguyễn Viễn Thọ, Nguyễn Thanh (2001), Dự án nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt
lở bờ sông hệ thống sông Miền Trung, Huế.
16. Trung Tâm KHTN & CNQG (2001), Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai
biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh, Giai đoạn 1: Phần Bắc
Trung Bộ, Đề tài độc lập cấp Nhà Nước, Hà Nội.
17. Trần Tân Văn và nnk (2002), Đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển miền Trung
từ Quảng Bình đến Phú Yên - Hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng
tránh giảm thiểu hậu quả, Lưu trữ Viện nghiên cứu ĐC&KS, Hà Nội.
18. Viện Địa Lý(2007), Điều tra nghiên cứu hiện tượng bồi lấp cửa sông Nhật Lệ và các
giải pháp phòng chống, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp tỉnh.
5. Nội dung nghiên cứu
- Làm sáng tỏ đặc điểm, mối tương tác giữa các hợp phần của môi trường tự nhiên - kỹ
thuật như là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hay hạn chế quá trình xói lở - bồi lấp lòng
dẫn sông ngòi tỉnh Quảng Bình;
- Xác lập các loại hình cấu trúc môi trường địa chất theo mức độ nhạy cảm về hoạt động xói
lở - bồi lấp phục vụ cho việc đánh giá, dự báo biến dạng lòng dẫn sông ngòi;
- Đánh giá hiện trạng và quá trình diễn biến của hiện tượng xói lở - bồi lấp lòng dẫn sông
Gianh, Nhật Lệ thông qua tài liệu đã thu thập, cũng như kết quả nghiên cứu đo đạc thực địa
khi triển khai đề tài;
- Phân tích nguyên nhân, điều kiện phát sinh và phát triển quá trinh xói lở - bồi lấp lòng dẫn
sông Gianh và sông Nhật Lệ;
- Nghiên cứu, đánh giá động lực, quy luật xói lở - bồi lấp lòng dẩn sông ngòi theo không
gian và thời gian;
- Đánh giá cường độ hoạt động địa động lực và khoanh vùng dự báo xói lở - bồi lấp lòng
10
dẩn sông Gianh và sông Nhật Lệ bằng các phương pháp tương thích khác nhau;
- Nghiên cứu xu thế diễn biến hoạt động xói lở - bồi lấp lòng dẫn khu vực hạ lưu các sông
do tác động hệ thống công trình thủy điện ở thượng - trung lưu trong điều kiện biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng;
- Đánh giá, lựa chọn và đề xuất giải pháp phòng chống hoạt động xói lở - bồi lấp lòng dẫn
nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Hoạt động xói lở - bồi lấp (hay còn gọi là hoạt động thủy địa động lực) của sông ngòi là
một quá trình tự nhiên tuân theo các quy luật của thế giới vật chất. Bản chất của sự phát sinh và
phát triển các hoạt động thủy địa động lực là một quá trình vận động, giải quyết các mâu thuẫn
trong mối quan hệ biện chứng giữa thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển và quyển kỹ
thuật trong thời gian địa chất lâu dài trên lãnh thổ rộng lớn và đa dạng, nhằm đạt đến một trạng
thái cân bằng mới. Các quyển này được đặc trưng bởi các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật. Trong đó,
các yếu tố tự nhiên như: cấu trúc địa chất của thung lũng sông, đặc điểm địa hình - địa mạo, chế
độ khí tượng - thủy văn - hải văn, Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến lòng sông như: Đốt phá
rừng đầu nguồn và canh tác vô tổ chức; Xây dựng đường sá, cầu cống - đập, kênh mương - làng
mạc, hồ chứa thủy lợi - thủy điện và các công trình xây dựng; Khai thác cát sỏi; đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản và giao thông vận tải trên sông; Các công trình chỉnh trị sông, Bất kỳ một sự
thay đổi nào của các hợp phần (yếu tố) trong hệ thống nêu trên đều tạo nên sự mất cân bằng và
phát sinh mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển các quá trình địa chất của sông. Do vậy, khi nghiên
cứu quá trình địa động lực sông phải ở trong trạng thái động và luôn hướng tới một trạng thái
cân bằng mới trên cơ sở của phạm trù nhân - quả. Các hoạt động kinh tế - công trình trên lưu
vực sông phải phù hợp với qui luật phát triển các quá trình địa chất của sông mới có thể hướng
tới khai thác hợp lý lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. Ngày nay, các hoạt động này
đã trở thành một hợp phần rất quan trọng trong hệ thống tự nhiên - kỹ thuật hay còn gọi là địa hệ
tự nhiên - kỹ thuật. Do đó, phải xem xét các tương tác của các hợp phần trong địa hệ tự nhiên -
kỹ thuật như là một hệ thống mở, có thể điều khiển và dự báo được. Cách tiếp cận cơ bản trong
nghiên cứu các hoạt động địa chất sông ngòi là nghiên cứu, phân tích mối quan hệ tương hỗ
giữa các yếu tố tự nhiên, các yếu tố tự nhiên bị biến đổi do kỹ thuật và yếu tố kỹ thuật, cũng như
nghiên cứu sự tương tác giữa chế độ dòng chảy và môi trường địa chất của sông (cấu trúc địa
chất bờ sông). Hoạt động địa chất sông ngòi là tổng hợp của 3 quá trình: xâm thực (Erode), vận
chuyển (Transport) và tích tụ (Accumulation) vật liệu dọc theo lòng dẫn. Đó là hệ thống tự
nhiên (địa hệ tự nhiên) gồm 2 hợp phần chính là dòng chảy (thủy quyển) và môi trường địa chất
(thạch quyển) mà trạng thái của nó liên tục biến đổi theo không gian và thời gian. Khác với địa
hệ tự nhiên - kỹ thuật, tương tác trực tiếp quyết định sự vận động của hệ thống không phải giữa
thạch quyển và quyển kỹ thuật mà giữa thạch quyển với thủy quyển. Sự vận động của địa hệ tự
nhiên thung lũng sông xuất phát từ những mâu thuẫn bên trong hệ thống, đó là tính ổn định
tương đối của thạch quyển và tính biến đổi của thủy quyển, còn các hoạt động kinh tế - công
trình của con người chỉ có tác động tích cực, làm phức tạp hóa thêm cho địa hệ này. Các hợp
phần cơ bản của địa hệ tự nhiên - kỹ thuật thung lũng sông bao gồm:
Hợp phần môi trường địa chất: Môi trường địa chất là hệ thống động, có cấu trúc đẳng cấp
rõ rệt, trong đó cấu trúc, tính chất liên tục biến đổi theo không gian và thời gian. Đây là tính chất
phản ánh xu thế tiến hóa của môi trường này. Sự biến đổi theo thời gian thể hiện bởi sự biến đổi
liên tục thành phần, trạng thái, tính chất và quan hệ giữa các hợp phần của môi trường địa chất.
Tính biến đổi theo không gian được đặc trưng bằng sự biến đổi không gian của trường vật lý mà
môi trường địa chất được hình thành và bị biến đổi dưới ảnh hưởng của chúng. Những tính chất
11
này dẫn đến tính không đồng nhất của môi trường địa chất. Tức là thành phần, tính chất và sự
phân bố không gian của các lớp đất đá sẽ khác nhau theo vị trí không gian và thời gian, các hợp
phần khác nhau của môi trường địa chất sẽ có đặc trưng tương tác không giống nhau với các
môi trường khác. Do chịu ảnh hưởng của địa hình, nên sông ngòi khu vực nghiên cứu có cấu
trúc địa chất khá phức tạp và không đồng nhất, tương tác giữa các hợp phần trong hệ thống tự
nhiên - kỹ thuật ở mỗi đoạn sông khác nhau có đặc điểm không giống nhau. Do vậy, khi nghiên
cứu tương tác giữa môi trường này với các hợp phần khác của địa hệ cần phải điển hình hóa
chúng theo mục đích nghiên cứu, tức là phải nghiên cứu đặc điểm và phân chia các kiểu cấu trúc
môi trường địa chất thung lũng sông.
Chế độ khí tượng, thủy - hải văn khu vực hình thành nên dòng chảy của sông là hợp
phần thứ hai trong địa hệ. Chế độ dòng chảy luôn biến đổi theo thời gian và không gian. Sự
biến đổi theo thời gian được thể hiện bởi sự thay đổi của chế độ dòng chảy trước sự suy giảm
và phát triển của thảm thực vật cũng như các hoạt động kinh tế - công trình của con người theo
thời gian. Về mặt không gian, chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc vào điều kiện địa hình -
địa mạo, địa chất và hình thái cấu trúc của từng đoạn sông. Những đặc trưng cơ bản của dòng
chảy có ảnh hưởng lớn đến quá trình xói lở - bồi lấp lòng dẫn sông là mực nước, vận tốc, lưu
lượng và hàm lượng bùn cát.
Các hoạt động kinh tế - công trình của con người chỉ góp phần chi phối động thái dòng
chảy ở đoạn trung - hạ lưu sông, làm thay đổi mối tương tác giữa dòng chảy và môi trường địa
chất, dẫn đến sự biến đổi về tính chất, quy mô và cường độ của hoạt động địa chất vùng trung
- hạ lưu. Vì vậy, để định lượng hóa các tương tác nêu trên cần phải xem xét tác động của các
hoạt động kinh tế - công trình, trong đó ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động xói lở - bồi lấp
của sông là việc vận hành, điều tiết của các dự án thủy điện - thủy lợi ở thượng - trung lưu của
lưu vực sông.
Như vậy, kết quả tương tác giữa dòng chảy, môi trường địa chất và được phức tạp hóa thêm
bởi các hoạt động kinh tế - công trình của con người đã làm phát sinh - phát triển các quá trình
xâm thực, bồi tụ và được phản ánh trên phương diện hình thái của thung lũng sông. Rõ ràng, địa
hệ đang xét và các hợp phần của nó là một hệ thống đa thành phần, có hoạt tính cao, liên tục biến
đổi theo không gian và thời gian. Mối tương tác giữa các hợp phần trong hệ thống phụ thuộc vào
tính chất, trạng thái và sự vận động của các hợp phần trong địa hệ. Vì vậy, cần phải xuất phát từ
các quan điểm tiếp cận hệ thống, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và kế thừa tối đa có chọn lọc
mới có thể dự báo, kiểm soát và điều khiển sự vận động của hệ thống này. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá các yếu tố theo từng hợp phần riêng rẽ, nhất thiết phải xem xét chúng trong mối quan hệ
biện chứng giữa các hợp phần trong hệ thống, tức là phải đánh giá tổng hợp các tương tác của
những hợp phần trong hệ thống bằng các phương pháp tương thích khác nhau.
b. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu về lĩnh vực, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu của đề tài;
- Điều tra, khảo sát, bổ sung các tài liệu địa chất, địa hình, thủy văn và các tài liệu liên quan
đến khu vực và vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp thực nghiệm gồm thí nghiệm trong phòng và ngoài trời cũng như quan trắc
dài hạn nhằm theo dõi diễn biến các quá trình thủy văn, địa chất và địa chất công trình tại các
khu vực xảy ra hoạt động xói lở - bồi lấp;
- Phương pháp phân tích hệ thống để dự báo, cũng như phân tích nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hưởng đến hiện tượng xói lở - bồi lấp lòng dẫn sông;
12
- Phương pháp tích hợp viễn thám và GIS: Trên cơ sở sử dụng bản đồ không ảnh, bản đồ
địa hình, ảnh vệ tinh, ảnh ra đa vệ tinh, ở các thời điểm khác nhau, với sự trợ giúp của các
phần mềm GIS, các thế hệ bản đồ địa hình được chuyển về cùng một hệ quy chiếu thống nhất.
Các ảnh vệ tinh cũng được liên kết, nắn chỉnh và đưa về cùng hệ tọa độ. Sau đó tiến hành
chồng ghép các bản đồ, ảnh vệ tinh để đánh giá biến động lòng dẫn qua các thời kỳ ở đoạn
trung - hạ lưu sông, đồng thời tính toán và dự báo được tốc độ xói lở - bồi lấp trong các thời
đoạn khác nhau;
- Phương pháp tính toán lý thuyết và mô hình toán thuỷ lực để đánh giá, dự báo quá trình
xói lở - bồi lấp lòng và bờ sông ở đoạn trung - hạ lưu sông;
- Phương pháp chuyên gia: Hoạt động xói - bồi của sông là một vấn đề rất phức tạp, quá
trình này vừa có tính tổng hợp, vừa mang tính chuyên sâu do đó rất cần sự tham vấn, đóng góp
của nhiều nhà khoa học, chuyên gia thông qua các hội nghị khoa học, hội thảo với sự tham gia
của nhiều chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, việc thu thập và tranh thủ các ý kiến của
đồng nghiệp, phỏng vấn cộng đồng dân cư tại khu vực nghiên cứu cũng là điều hết sức cần
thiết và hữu ích cho đề tài.
7. Tiến độ thực hiện
TT
Các nội dung, công việc
thực hiện
Sản phẩm
Thời
gian
Thực hiện
1
Thu thập, tổng hợp, phân
tích các tài liệu, số liệu về
hiện tượng xói lở - bồi lấp
sông ngòi khu vực Quảng
Bình.
Các bản đồ, sơ đồ,
biểu bảng số liệu
10 -
11/2011
- Chủ trì và nhóm
nghiên cứu
2
Khảo sát tổng hợp địa
chất, địa mạo, thủy văn,
kinh tế - xã hội trên sông
Gianh và sông Kiến Giang
- Long Đại - Nhật Lệ. Đặc
biệt lưu ý đến các hoạt
động kinh tế, xây dựng
trên lưu vực sông (khai
thác cát sỏi, khoáng sản,
xây dựng đường sá, kênh
mương, các công trình
thủy lợi, thủy điện trên
sông, )
Nhật ký khảo sát,
các bản đồ tài liệu
thực tế liên quan
đến đề tài
12/2011-
01/2012
- Chủ trì và nhóm
nghiên cứu
3 Khảo sát chi tiết địa chất,
địa mạo, thủy văn (mực
nước, bề rộng mặt nước,
lưu lượng, vận tốc dòng
chảy, lưu lượng bùn cát),
lấy mẫu đất, cát, sỏi ở các
đoạn trung - hạ lưu sông
Gianh và sông Nhật Lệ.
Nhật ký khảo sát,
các bản đồ, sơ đồ
địa chất, địa mạo,…
và các tài liệu, số
liệu về các đặc
trưng thủy văn dòng
chảy. Mẫu thành
phần độ hạt, cơ lý
12/2011-
01/2012
11/2012
3-4/2013
- Nhóm nghiên cứu và
trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn
13
TT
Các nội dung, công việc
thực hiện
Sản phẩm
Thời
gian
Thực hiện
đất, cát, sỏi …
4
Đo đạc từ 5 - 10 mặt cắt
ngang trên sông về hình
thái và các đặc trưng thủy
văn dòng chảy ở đoạn
trung - hạ lưu sông Gianh
và sông Nhật Lệ.
Các mặt cắt ướt và
các số liệu về các
đặc trưng thủy văn
dòng chảy tại các
mặt cắt ướt.
2-3/2012
- Nhóm nghiên cứu và
trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn
5
Tổ chức quan trắc các đặc
trưng thủy văn cơ bản của
dòng chảy lũ ở một số mặt
cắt ngang ở các đoạn trung
- hạ lưu các sông.
Các đặc trưng cơ
bản của dòng chảy
lũ như: mực nước,
bề rộng mặt nước,
lưu lượng, vận tốc
dòng chảy, lưu
lượng bùn cát,…
11-
12/2012
- Nhóm nghiên cứu và
trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn
6
Thành lập bản đồ hiện
trạng xói - bồi các sông,
phân tích nguyên nhân và
các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động xói lở - bồi lấp
sông Gianh và sông Nhật
Lệ.
Báo cáo chuyên đề 1-2/2012
- Chủ trì và nhóm
nghiên cứu
7
Phân tích ảnh viễn thám
và GIS qua các thời đoạn
khác nhau
Bản đồ biến động
lòng dẫn qua các
thời đoạn khác nhau
ở đoạn trung - hạ
lưu.
9-
10/2012
- Trịnh Thị Giao Châu
- Đỗ Quang Thiên
- Nguyễn Hồng Nụ
8
Triển khai dự báo xói bồi
bằng các phương pháp
khác nhau (các phương
pháp tính toán lý thuyết và
mô hình toán thủy lực)
Bảng số liệu, sơ đồ,
bản đồ, biểu đồ về
kết quả tính toán dự
báo xói - bồi.
1-5/2013
- Đỗ Quang Thiên
- Nguyễn Thanh
- Nguyễn Thanh Nhàn
9
Phân tích ưu nhược điểm
các công trình chỉnh trị đã
có và kiến nghị các giải
pháp định hướng phòng
chống xói lở - bồi lấp và
bảo vệ môi trường địa chất
các thung lũng sông vùng
nghiên cứu.
Các hình ảnh, sơ đồ
về các công trình đã
chỉnh trị. Các giải
pháp chỉnh trị cụ
thể cho mỗi đoạn
sông.
6-7/2013
- Hoàng Ngô Tự Do
- Hoàng Hoa Thám
- Nguyễn Thanh
14
TT
Các nội dung, công việc
thực hiện
Sản phẩm
Thời
gian
Thực hiện
10
Xây dựng báo cáo tổng kết
và nghiệm thu đề tài.
Bảng thuyết minh
kèm theo các bản
đồ, sơ đồ và phụ lục
8-
10/2013
- Chủ trì và nhóm
nghiên cứu
15
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI
1. Sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (dạng II& III)
STT Tên sản phẩm
Yêu cầu
khoa học
1
Bảng thuyết minh kèm theo các bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu và
phụ lục minh họa, cụ thể như sau:
- Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1/200.000;
- Bản đồ hệ thống sông khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1/200.000;
- Bản đồ phân bố đất đá có tính chất kháng xâm thực khác
nhau, tỷ lệ 1/200.000;
- Bản đồ phân bố các kiểu cấu trúc MTĐC đoạn trung - hạ lưu
của thung lũng các sông nghiên cứu, tỷ lệ 1/200.000;
- Bản đồ biến dạng lòng dẫn đoạn trung - hạ lưu các sông qua
các thời đoạn khác nhau tỷ lệ 1:25.000;
- Bản đồ hiện trạng, dự báo xói lở - bồi lấp, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản đồ phân vùng cường độ hoạt động địa động lực đoạn trung -
hạ lưu các sông nghiên cứu, tỷ lệ 1:50.000;
- Bảng phân chia các kiểu cấu trúc môi trường địa chất đoạn
trung - hạ lưu sông Gianh, sông Nhật Lệ.
- Thang phân cấp mức độ tác động của các yếu tố TN - KT đối
với quá trình xói - bồi sông ngòi
Ngắn gọn, súc
tích, rõ đẹp và
trung thực.
Các bản vẽ, bản
số liệu thể hiện
đầy đủ các thông
tin cần thiết và
đúng qui cách
2
Đĩa CD lưu giữ toàn bộ các tài liệu số liệu của đề tài nghiên
cứu và được sắp xếp theo thứ tự như trong bảng thuyết minh
Các tài liệu và số
liệu đúng trình tự
như trong bảng
thuyết minh
3
01 Bài báo hoặc báo cáo đăng ở HNKH trong nước, quốc tế
hoặc tạp chí KTTV, địa chất, khoa học trái đất, địa kỹ thuật
Phản ánh nội
dung nghiên cứu
của đề tài
4 Đào tạo 01 học viên cao học
Có khả năng tự
nghiên cứu
5 Đào tạo 01 cử nhân
Có đủ kiến thức
về lĩnh vực
nghiên cứu
2. Khả năng, phạm vi, địa chỉ ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao trọn gói
- Phạm vi, địa chỉ ứng dụng: UBND tỉnh Quảng Bình, sở KHCN, sở TNMT, sở GTVT,
sở Công thương, sở xây dựng và Chi cục phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Bình.
- Khả năng ứng dụng: đề tài nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các sinh
viên, học viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu. Là
nguồn tài liệu rất cần thiết cho các nhà khoa học, các đề tài, dự án đang triển khai ở địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
16
3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Định hướng các giải pháp KHCN phòng chống hợp lý trên quan điểm hiệu quả và tiết
kiệm nhằm giảm nhẹ các tác hại do quá trình xói lở - bồi lấp gây ra, góp phần bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội lãnh thổ nghiên cứu.
- Xác định vành đai xói - bồi để qui hoạch và phát triển các khu công nghiệp, dân cư.
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu cho cán bộ tham gia đề tài
- Góp phần đào tạo đại học, sau đại học
IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi (đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn kinh phí Tổng số
Trong đó
Trả công
lao động
Nguyên,
vật liệu,
Thiết bị,
máy
móc
Xây dựng,
sửa chữa
nhỏ
Chi
khác
Tổng kinh phí
Trong đó:
Ngân sách SNKH:
- Năm thứ nhất:
- Năm thứ hai:
450,6
450,6
350,6
100
347,1 8 0 0 95,5
Ngày 20 tháng 08 năm 2011. Ngày tháng 08 năm 2011
Chủ nhiệm đề tài
TS. Đỗ Quang Thiên
Tổ chức chủ trì đề tài
(Họ, tên, chữ ký, đóng dấu)
Ngày tháng 08 năm 2011
Sở Khoa học và Công nghệ
17
Phụ lục
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung các khoản chi
Tổng số Nguồn vốn
Kinh phí
Tỷ lệ (%)
Ngân sách SNKH
Tự có Khác
Tổng
số
Trong đó, khoán chi theo quy định*
Năm
thứ
nhất*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
Năm
thứ
hai*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
Năm
thứ
ba*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông)
347,10
77,0
2 Nguyên,vật liệu, năng lượng 8,00 1,8
3 Thiết bị, máy móc
4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ
5 Chi khác
95,50
21,2
Tæng céng: 450,60 100
KH.QT.01/B08b-Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 18
* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN)
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
Khoản 1. Công lao động (khoa học, phổ thông)
Đơn vị: triệu đồng
TT
Nội dung lao động
Tổng số Nguồn vốn
Mục chi
Tổng
Ngân sách SNKH
Tự có
Khác
Tổng số
Trong đó, khoản chi theo quy định*
Năm
thứ
nhất*
Trong đó, khoản chi theo quy định*
Năm
thứ
hai*
Trong đú, khoỏn chi theo quy định*
Năm
thứ ba*
Trong đó, khoản chi theo quy định*
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Nội dung 1
- Xây dựng thuyết minh đề tài Đề tài 1 2,00
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu về hiện tượng
xói lở - bồi lấp sông ngòi khu vực Quảng Bình.
Công 100 7,00
- Phân tích, xử lý các tài liệu, số liệu về quá trình xói -
bồi lòng dẫn sông ngòi khu vực nghiên cứu
Công 150 10,50
19
- Báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài
Chuyên đề
loại 1
1 3,00
2 Nội dung 2
- Khảo sát tổng hợp địa chất, địa mạo, thủy văn trên sông
Gianh và sông Nhật Lệ.
Công 100 7,00
- Khảo sát tổng hợp kinh tế - xã hội trên sông Gianh và
sông Kiến Giang - Long Đại - Nhật Lệ.
Công 100 7,00
- Khảo sát hiện trạng và hiệu quả các công trình chỉnh trị
sông khu vực nghiên cứu
Công 50 3,50
- Lập mẫu phiếu điều tra hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ sông Phiếu 1 0,50
- Chuyên đề "Kết quả xử lý, phân tích số liệu hình thái
sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 15,00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
- Chuyên đề "Tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội trên
sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 1
1 10,00
- Chuyên đề "Kết quả xử lý, phân tích số liệu phiếu điều tra
hiện trạng xói lở - bồi tụ bờ sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 15,00
3 Nội dung 3
- Khảo sát chi tiết địa chất, địa mạo, thủy văn, lấy mẫu
đất, cát, sỏi ở các đoạn trung - hạ lưu sông Gianh và sông
Nhật Lệ.
Công 150 10,50
- Chi công lao động phân tích mẫu thành phần hạt, đặc
tính ĐCCT (20mẫu x 2sông)
Công 80 5,60
- Chuyên đề "Kết quả xử lý, phân tích số liệu điều tra thành
phần hạt, đặc tính ĐCCT sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 15,00
4 Nội dung 4
- Đo mặt cắt ngang về hình thái các sông nghiên cứu
(10mặt cắt)
Công 60 4,20
- Đo các đặc trưng thủy văn dòng chảy các sông nghiên
cứu (10vị trí)
Công 30 2,10
20
- Chuyên đề "Kết quả xử lý, phân tích số liệu thủy văn
dòng chảy sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 15,00
5 Nội dung 5
- Quan trắc các đặc trưng thủy văn cơ bản của dòng chảy
lũ ở một số mặt cắt ngang ở các đoạn trung - hạ lưu các
sông (3vị trí x 2sông)
Công 60 4,20
- Chuyên đề "Kết quả xử lý, phân tích số liệu quan trắc
các đặc trưng thủy văn cơ bản của dòng chảy lũ trên sông
Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 15,00
6 Nội dung 6
- Chi công lao động số hóa, biên tập các bản đồ (7 bản đồ
chuyên đề)
Công 150 10,50
- Thành lập bản đồ hiện trạng xói - bồi sông Gianh và
sông Nhật Lệ.
Công 100 7,00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
7 Nội dung 7
- Chi công phân tích, xử lý ảnh viễn thám, ảnh máy bay Công 150 10,50
- Chuyên đề "Kết quả kết quả phân tích, xử lý ảnh viễn
thám, ảnh máy bay sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 20,00
8 Nội dung 8
- Xây dựng mô hình toán thủy lực nghiên cứu xói - bồi
các đoạn sông xung yếu
Công 500 35,00
- Chuyên đề " Đánh giá cường độ hoạt động địa động lực
và phân vùng biến dạng lòng dẫn bằng các phương pháp
ĐCCT tổng hợp"
Chuyên đề
loại 2
1 25,00
- Chuyên đề "Kết quả phân tích nguyên nhân và các yếu
tố ảnh hưởng gây xói - bồi sông Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 25,00
9 Nội dung 9
21
- Chuyên đề "Đánh giá hiện trạng và hiệu quả các công
trình chỉnh trị sông Gianh và sông Nhật Lệ. Định hướng
phòng chống xói - bồi và bảo vệ MTĐC các sông nghiên
cứu"
Chuyên đề
loại 2
1 25,00
- Chuyên đề "Xây dựng thang phân cấp mức độ tác động
của các yếu tố TN - KT đối với quá trình xói - bồi sông
Gianh và sông Nhật Lệ"
Chuyên đề
loại 2
1 25,00
10 Nội dung 10
Báo cáo khoa học tổng kết đề tài Báo cáo 1 12,00
Tổng cộng: 347,10
* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt
Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị đo
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Nguồn vốn
SNKH
22
Tổng
số
Trong đó, khoán chi theo quy định*
Năm
thứ
nhất*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
Năm
thứ
hai*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
Năm
thứ
ba*
Trong đó, khoán chi theo quy định *
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Nguyên, vật liệu
2 Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng
3 Năng lượng, nhiên liệu
- Than
- Điện
kWh
- Xăng, dầu 6,00
- Nhiên liệu khác
4 Nước m
3
5 Mua sách, tài liệu, số liệu 2,00
Tổng cộng: 8,00
* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt (theo Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN và Quyết định số 1539/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 7 năm 2007 của UBND Tỉnh Quảng Bình)
23
Khoản 3. Thiết bị, máy móc
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung
Mục chi
Đơn vị đo
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Nguồn vốn
SNKH
Tự
có
Khác
Tổng
Năm
thứ
nhất*
Năm
thứ
hai*
Năm
thứ
ba*
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
I Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài
II Thiết bị mua mới
1 Mua thiết bị, công nghệ
2 Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường
III Khấu hao thiết bị (chỉ khai mục này khi cơ quan
chủ trì là doanh nghiệp)
IV Thuê thiết bị (ghi tên thiết bị, thời gian thuê)
V Vận chuyển lắp đặt
* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt
24
Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ
Đơn vị: triệu đồng
TT Nội dung
Kinh
phí
Nguồn vốn
SNKH
Tự có Khác
Tổng Năm thứ nhất* Năm thứ hai* Năm thứ ba*
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Chi phí xây dựng m
2
nhà xưởng, PTN
2 Chi phí sửa chữa m
2
nhà xưởng, PTN
3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, nước
4 Chi phí khác
Tổng cộng:
* Chỉ dự toán khi đề tài được phê duyệt
25