i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM VĂN TỈNH
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN
CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN -
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC - 601401
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM VĂN TỈNH
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN
CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN -
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2011
iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Phạm Văn Tỉnh Giới tính: Nam
Năm sinh: 01/05/1982 Nơi sinh: Nam Định
Quê quán: Nam Định Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: 86 – Đường 18 – Kp.6 – P.Linh Trung – Q.Thủ Đức – Tp.HCM
Điện thoại cơ quan: Điện thoại: 0914.890.654
Fax: E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính qui
- Thời gian đào tạo từ 09/2003 đến 07/2007
- Nơi học: Đại học Nông Lâm Tp.HCM
- Ngành học: Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp.
- Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi dê cho bà con nông dân.
- Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Ngày 10 tháng 05 năm
2007, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM
- Người hướng dẫn: GVC.ThS Lưu Thủ Nghị
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
2007 - 2008
THPT Phước Long – H. Phước
Long – T. Bình Phước
Giảng dạy môn Công nghệ 10
2008 - 2010
THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm –
Q.Tân Phú – Tp.HCM
Giảng dạy môn Công nghệ 10
2010 - 2011
THPT Lê Minh Xuân – Bình
Chánh – Tp.HCM
Giảng dạy môn Công nghệ 10
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
v
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia học lớp giáo dục học khoá 17B từ năm 2009 -
2011, tôi thấy mình đã có những bước phát triển trong nhận thức và phương pháp
nghiên cứu khoa học một cách rõ rệt. Để đạt được thành quả này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhà trường, thầy cô, bạn cùng lớp và nhiều đồng
nghiệp.
Trước tiên, xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới cô hướng dẫn, TS.
Nguyễn Thị Diệu Thảo đã tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng quản lý khoa học - quan hệ
quốc tế & sau đại học và khoa sư phạm trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học.
Lời chân thành cảm ơn của tôi cũng xin gửi tới quý thầy cô, những người đã
tham gia giảng dạy lớp cao học ngành giáo dục học khóa 17B, đã truyền lại cho tôi
những kinh nghiệm quý báu, để tôi có được nguồn động lực quyết tâm theo đuổi sự
nghiệp giáo dục trong tương lai.
Xin cảm ơn ban giám hiệu và các giáo viên trường THPT Lê Minh Xuân đã
tạo mọi thuận lợi cho tôi có được thời gian đi học cũng như giảng dạy ở trường, tạo
mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.
Lời cảm ơn của tôi cũng xin gửi tới các anh chị cùng lớp, đồng nghiệp, đã
cùng tôi chia sẻ và gắn bó trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin ghi nhớ
Phạm Văn Tỉnh
vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Môn Công nghệ 10 được xây dựng thí điểm từ năm 2002 và được áp dụng
đại trà vào năm 2006. Thực tiễn giảng dạy môn học này đã bộc lộ một số hạn chế.
Chính vì thế tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học trong giảng dạy môn Công
Nghệ 10 tại trường THPT Lê Minh Xuân – Tp.HCM”.
Đề tài được tiến hành thông qua các hoạt động: Tìm hiểu thực trạng dạy –
học của giáo viên và học sinh, tham dự giờ lên lớp, gửi phiếu khảo sát tình hình học
tập môn Công nghệ 10 đối với học sinh của trường THPT Lê Minh Xuân và đạt
được những kết quả như sau:
Hoạt động dạy-học của giáo viên và học sinh đã đạt được kết quả khả quan
như: Học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập trên lớp, việc chuẩn bị bài học
trước khi đến lớp cũng được thực hiện. Vì vậy, kết quả học tập và hạnh kiểm của
học sinh đã được nâng lên đáng kể.
Qua kết quả thực nghiệm, cho thấy các giải pháp đề xuất trong đề tài đã đáp
ứng được mục tiêu về chất lượng giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 theo hướng tích
cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Minh Xuân Tp HCM
Người nghiên cứu đề tài
Phạm Văn Tỉnh
vii
ABSTRACT
The “Technology” grade 10 has been built a pilot teaching in 2002 and applied to
mass in 2006. The current teaching of this subjects has revealed some limitations.
Therefore, the author decided to conduct the research topic "Application the
method of teaching subject “Technology” grade 10 towards active learning in
Le Minh Xuan high school, Ho Chi Minh City".
This study was conducted through the following activities: Research the situation
teaching-learning of the teacher and students, attend class, send status survey
studying of subject "technology" grade 10 for students, and achieved the following
results:
Teaching-learning activities of teachers and students have achieved positive results
such as students actively engaged in learning in the classroom, preparing lessons
before coming to class. Therefore, learning outcomes and student behavior has been
significantly improved.
Through experimental results, show that the solutions proposed in the thesis
has met the requirements for quality teaching subjects “Technology” garde 10
towards active learning in Le Minh Xuan high school, Ho Chi Minh City.
The author
Pham Van Tinh
viii
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC I
LỜI CAM ĐOAN IV
LỜI CẢM ƠN V
TÓM TẮT LUẬN VĂN VI
ABSTRACT VII
MỤC LỤC VIII
DANH SÁCH CÁC HÌNH X
DANH SÁCH CÁC BẢNG XI
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT XII
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA
NGƯỜI HỌC 6
1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 7
2.1. Phương pháp dạy học 7
2.2. Khái quát về phương pháp dạy học tích cực 14
2.3. Tính tích cực học tập 20
2.4. Những biện pháp nhằm tích cực hóa dạy học 21
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA 23
3.1. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) 23
3.2. Phương pháp thảo luận nhóm 28
3.3. Phương pháp nêu vấn đề 30
3.4. Phương pháp dạy học bằng tình huống 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 33
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH THPT 33
2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10 34
ix
3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ
MINH XUÂN 38
3.1. Giới thiệu về trường THPT Lê Minh Xuân 38
3.2. Thực trạng nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn Công
nghệ 10 ở trường THPT Lê Minh Xuân 39
3.3. Nguyên nhân của thực trạng 40
4. VẬN DỤNG PPDH TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 42
4.1. Các giải pháp đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 theo hướng tích cực hóa
người học 42
4.2. Tổ chức dạy học môn Công nghệ 10 theo hướng TCH người học 47
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55
1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 55
2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 55
3. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM 56
4. KẾT QUẢ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. KẾT LUẬN 74
2. KIẾN NGHỊ 75
3. HƯỚNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 78
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.2: Tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh 13
Hình 2.3: Quy trình vận dụng PPDH theo hướng TCH người học 48
Hình 2.4: Quy trình thiết kế bài giảng theo hướng TCH người học 53
Hình 4.1: Biểu đồ chuẩn bị kế hoạch học tập 57
Hình 4.2: Biểu đồ mức độ yêu thích môn học 58
Hình 4. 3: Biểu đồ mức độ tiếp thu bài 59
Hình 4.4: Biểu đồ khảo sát về không khí tổ chức lớp học 59
Hình 4.5: Biểu đồ kỹ năng trình bày trước tập thể của HS 60
Hình 4.6: Biểu đồ kỹ năng hỏi và trả lời câu hỏi 61
Hình 4.7: Biểu đồ vận dụng kiến thức vào thực tiễn 62
xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nội dung xây dựng bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học 45
Bảng 2.2: Nội dung phân công trong dạy học môn Công nghệ 10 46
Bảng 3.1: Khảo sát kế hoạch học tập 56
Bảng 3.2: Khảo sát mức độ yêu thích học tập môn Công nghệ 10 57
Bảng 3.3: Khảo sát mức độ tiếp thu bài 58
Bảng 3.4: Khảo sát không khí lớp học 59
Bảng 3.5: Khảo sát kỹ năng trình bày trước tập thể 60
Bảng 3.6: Khảo sát kỹ năng hỏi và trả lời câu hỏi 61
Bảng 3.7: Khảo sát vận dụng kiến thức vào thực tiễn 61
Bảng 4.1: Điểm thi học kỳ của lớp 10C3 năm học 2010 - 2011 63
Bảng 4.2: Điểm thi học kỳ của lớp 10C14 năm học 2010 - 2011 63
Bảng 4.3: Điểm thi học kỳ của lớp 10C3 năm học 2010 - 2011 63
Bảng 4.4: Điểm thi học kỳ của lớp 10C12 năm học 2010 - 2011 664
Bảng phân phối tần số (Số học sinh f
i
, đạt điểm X
i
) 69
Bảng tần suất (% số HS f
i
, đạt điểm X
i
), f
i
(%) 69
xii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT Trung học phổ thông
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTC Tính tích cực
TCH Tích cực hóa
HS Học sinh
GD Giáo dục
GV Giáo viên
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
SGK Sách giáo khoa
CN Công nghệ
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong nhà trường hiện nay.
Trước tình hình đó, ở nhiều nước trên thế giới, các phương pháp dạy học mới dựa
trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của người
học, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộng rãi. Với phương
pháp giảng dạy mới “lấy người học làm trung tâm” người thầy tạo cho học sinh một
không khí học tập sôi nổi, kích thích được tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
Trong văn kiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo
lần thứ 14) về định hướng phát triển giáo dục (GD), các mục tiêu chiến lược giai
đoạn 2009 – 2020 trong giải pháp 5: “Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục”, có nội dung như
sau:
- Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá
trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên Xây
dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập
cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, ….Tăng cường
thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2020 có
100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh giá là áp dụng có
hiệu quả các phương pháp dạy học mới.
- Môn Công nghệ 10 có tính liên thông giữa GD phổ thông và GD nghề nghiệp,
là cầu nối các môn học khoa học với cuộc sống thực tiễn hằng ngày. Nhiệm vụ của
bộ môn là GD nhân cách toàn diện cho HS, góp phần định hướng cho HS chọn nghề
phù hợp với khả năng của mình. Công nghệ 10 là môn học chính khoá được xây
dựng và đưa vào giảng dạy ở các trường trung học phổ thông từ năm 2002 của
chương trình đổi mới GD THPT năm 2002. Trong thời gian đưa vào giảng dạy đã
xuất hiện một số vấn đề như sau:
2
- Về đội ngũ giáo viên (GV): Nhìn chung GV dạy môn CN 10 đa số chưa qua
đào tạo chuyên ngành; số GV phân công giảng dạy môn CN 10 có đào tạo chuyên
môn đúng chuyên ngành đại học sư phạm kỹ thuật nông nghiệp chiếm tỉ lệ còn ít, số
còn lại là các GV được đào tạo Sư phạm từ các ngành sư phạm sinh học được phân
công giảng dạy môn học CN 10.
- Về cơ sở vật chất: Giảng dạy ở phổ thông chủ yếu tập trung vào các môn kiến
thức khoa học, chưa quan tâm đúng mức đến việc hướng nghiệp cho HS, nên thực
hiện chương trình dạy nghề cho HS chỉ dừng lại ở mức độ hình thức cũng như việc
đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí mua vật liệu thực hành phục vụ
cho môn công nghệ 10 còn nhiều bất cập. Do đó, việc triển khai dạy môn Công
nghệ 10 ở các trường THPT hiện nay gặp nhiều khó khăn.
- Về phương pháp dạy học (PPDH): Do nguyên nhân về chuyên môn của đội
ngũ GV không đúng chuyên ngành, nên GV không nắm vững PPDH đặc trưng của
dạy môn công nghệ 10. Đồng thời, cấp lãnh đạo ít quan tâm nên bộ môn rất ít tổ
chức dự giờ tổ chuyên môn, không được tham gia tập huấn bồi dưỡng hướng dẫn
đổi mới PPDH, …so với các môn khác. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh
hưởng đến chất lượng giảng dạy môn công nghệ 10.
Chính vì các nguyên nhân nêu trên đã thúc đẩy người nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
người học trong giảng dạy môn Công Nghệ 10 tại trường THPT Lê Minh Xuân –
Tp.HCM” nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy
môn Công nghệ 10. Từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn và có
tính khả thi, khắc phục các nhược điểm đang tồn tại, góp phần đổi mới PPDH một
cách đồng bộ và có hiệu quả theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra, cả
nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thực nghiệm phương pháp giảng dạy môn
Công nghệ lớp 10 tại trường THPT Lê Minh Xuân thành phố Hồ Chí Minh, đề tài
3
đề xuất các biện pháp vận dụng một số phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
hóa người học phù hợp với môn Công nghệ lớp 10.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lý luận dạy học về các PPDH tích cực hóa người học.
- Khảo sát mục tiêu, nội dung chương trình môn CN 10, PPDH, thiết bị
phương tiện và đồ dùng dạy học, các hình thức đánh giá môn CN 10.
- Khảo sát thực trạng về trình độ của đội ngũ GV, về PPDH, về cơ sở vật chất,
trang thiết bị ở trường THPT Lê Minh Xuân tại thành phố Hồ Chí Minh để phân
tích và đánh giá thực trạng việc giảng dạy môn CN 10.
- Đề xuất một số giải pháp như: Thiết kế nội dung dạy học, cách sử dụng
PTDH, vận dụng PPDH phù hợp, thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá môn học
phù hợp với đặc thù của môn học, đặc điểm dạy học, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho GV nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS.
- Thực nghiệm PPDH tích cực tại trường THPT Lê Minh Xuân thành phố Hồ
Chí Minh, nhằm kiểm chứng giải pháp đã đề xuất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Các biện pháp vận dụng PPDH tích cực và cách thức tổ chức hoạt động dạy học
môn học CN 10 của GV ở trường THPT Lê Minh Xuân tại huyện Bình Chánh - Tp
Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học Môn CN 10 ở trường THPT Lê
Minh Xuân tại huyện Bình Chánh - Tp HCM.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tự giác, tích cực
của người học. Nếu vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học bộ
môn Công nghệ 10 sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự
giác của học sinh trong học tập, hình thành ở người học năng lực độc lập giải quyết
vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào
tạo.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
5.1. Phương pháp quan sát
Tiến hành dự giờ tham lớp của các giáo viên giảng dạy môn Công nghệ 10 tại
trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập tài liệu trên sách, báo, tạp chí giáo dục, internet để lập cơ sở lí luận và
thực tiễn của đề tài.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn các chuyên gia là những giáo viên dạy môn CN10 để làm rõ thực
trạng công tác giảng dạy của môn học này.
Xin ý kiến các chuyên gia về các bài giảng đã được biên soạn theo PPDH tích
cực hóa người học.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm các bài giảng đã được biên soạn dựa trên các cơ sở lý luận về dạy
học theo PPDH tích cực hóa người học.
5.5. Phương pháp thống kê toán học
Dùng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích câu hỏi trắc
nghiệm dùng trong quá trình thực nghiệm bài giảng. Xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS để rút ra kết luận về giả thuyết nghiên cứu.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng, đề tài nghiên cứu việc giảng dạy
môn CN 10 ở trường THPT Lê Minh Xuân – huyện Bình Chánh - Tp Hồ Chí Minh.
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài, người nghiên cứu tiến hành thực hiện qua các giai đoạn
sau:
- Giai đoạn 1: Thu thập tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài,
hoàn thành đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Viết cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Giai đoạn 3: Phân tích nội dung sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 10, biên
soạn bài giảng theo PPDH tích cực hóa người học.
5
- Giai đoạn 4: Thực nghiệm các bài giảng và phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
để nhiệm thu bài thực nghiệm.
- Giai đoạn 5: So sánh kết quả học tập của mẫu đối chứng với mẫu thực nghiệm,
rút ra kết luận về giả thuyết nghiên cứu.
- Giai đoạn 6: Viết và hoàn chỉnh luận văn.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
HÓA NGƯỜI HỌC
1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp ) từ đầu thế kỷ
XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, PPDH tích cực được nghiên cứu rất nhiều, ở các lĩnh vực khác nhau,
tuy nhiên, đối với môn Công nghệ lớp 10 thì những nghiên cứu đi sâu vào PPDH
tích cực có thực nghiệm hiện nay chưa được nghiên cứu nhiều và chưa kĩ.
Sau đây là một số luận văn mà người nghiên cứu đã tham khảo:
- Luận văn: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
học phần “lí luận dạy học Địa Lí” nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên
cứu cho sinh viên sư phạm Địa lí (2008), người thực hiện Đậu Thị Hòa - Trường
Đại học Sư phạm – Đại Học Đà Nẵng
Tác giả đã khảo sát và đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học
Sư phạm – Đại Học Đà Nẵng từ đó đã vận dụng các PPDH tích cực nhằm phát huy
tính tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên
Kết quả: Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự
học và tự nghiên cứu của SV. Tác giả đề xuất các phương pháp cụ thể như sau:
1. Phương pháp hướng dẫn SV tự học
- Cấu trúc nội dung kiến thức, kĩ năng của học phần thành các vấn đề theo
trình tự lô gic liên kết
- Thiết kế các vấn đề lớn thành các bài tập nhận thức ở các mức độ khác nhau
- Hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề hoặc thực hiện các bài tập nhận thức
2. Phương pháp hướng dẫn SV thảo luận nhóm
Để thảo luận có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể từng
bước:
- Bước 1: Chia nhóm, cử chủ tọa và thư kí
7
- Bước 2: Giáo nhiệm vụ (nội dung thảo luận) cho từng nhóm
- Bước 3: Tiến hành thảo luận
3.Phương pháp hướng dẫn SV đọc tài liệu phục vụ cho môn học
- Đối với những giáo trình chính, phục vụ trực tiếp cho môn học cần phải đọc
và nghiên cứu kĩ
- Đối với những tài liệu bổ sung cho từng phần của môn học
- Đối với những tài liệu tham khảo
- Luận văn: Vận dụng “Phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy
học môn giáo dục học ở trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang (2009) Nguyễn
Văn Việt - Trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang
Kết quả của đề tài: Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng học tập môn giáo
dục học của sinh viên và nhận thức về PPDH tích cực trong quá trình dạy học môn
giáo dục học của giáo viên trường CĐSP Bắc Giang, tác giả đã áp dụng hai PPDH
tích cực (phương pháp động não, phương pháp thảo luận) trong khi thực nghiệm đề
tài nhằm phát huy tính tích cực của người học trong dạy học môn giáo dục học tại
trường
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1. Phương pháp dạy học
2.1.1. Khái niệm
Phương pháp: Phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “Methodos” có
nghĩa là “con đường dõi theo sau một đối tượng”. Hay nói một cách khác phương
pháp là hệ thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà con người phải thực hiện trong
khi vươn tới mục đích của mình, phương pháp có nghĩa là con đường, là cách thức
để đạt được những mục tiêu nhất định.
Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học được hiểu là cách thức tác
động của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm vào người học và quá trình học
tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc đã định.
Phương pháp giảng dạy là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống
nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục trên cơ sở đó, và
8
thông qua đó, mà chỉ đạo học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo việc học
tập của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học.
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Phương pháp giảng dạy là cách thức làm việc của
thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kĩ năng,
kĩ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và
năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học…”
Nhưng cho đến nay, phương pháp dạy học vẫn đang là một phạm trù được các
nhà lí luận dạy học quan tâm. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc định nghĩa khái
niệm. Tuy nhiên dù ở những phạm vi quan niệm khác nhau nhưng đều thống nhất
và cho rằng:
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương
tác của giáo viên và học sinh đạt được mục đích dạy học.
- Phương pháp dạy học là những cách thức, là con đường, là phương hướng
hành động để giải quyết vấn đề nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục tiêu
dạy học.
- Phương pháp giảng dạy phản ánh cách thức hoạt động, tương tác, trao đổi
thông tin dạy học giữa thầy và trò.
- Phương pháp giảng dạy phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức của thầy: Kích thích và xây dựng động cơ; tổ chức hoạt động nhận
thức và kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của sinh viên; phản ánh cách thức tổ
chức, tự điều khiển, tự kiểm tra đánh giá của trò.
2.1.2. Phân loại phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học rất đa dạng vì hoạt động dạy và học chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố, mục tiêu, nội dung. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều dựa theo các
căn cứ sau:
Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học
- Phương pháp dạy học nghiên cứu tài liệu mới, hình thành kĩ năng, kĩ xảo
- Phương pháp dạy học củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
- Phương pháp dạy học ứng dụng kiến thức kĩ năng, kĩ xảo
9
- Phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
Căn cứ vào nguồn kiến thức và tính đặc trưng của sự tri giác thông tin
- Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học thực hành
Căn cứ vào hoạt động nhận thức của học sinh
- Phương pháp dạy học giải thích minh họa, tái hiện
- Phương pháp dạy học trình bày nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học tìm tòi
- Phương pháp dạy học nghiên cứu
Căn cứ vào mức độ tích cực, sáng tạo của học sinh
- Phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm: Trong quá trình dạy học
diễn ra hoạt động của thầy giáo là chủ yếu
- Phương pháp dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực của người
học,…Giáo viên đóng vai trò chỉ dẫn, học sinh chủ động nắm tri thức.
Cuộc cách mạng về phương pháp dạy học đòi hỏi phải chuyển dần từ phương
pháp dạy học truyền thống theo kiểu thông báo tái hiện sang các phương pháp dạy
học hiện đại tích cực nhằm phát huy cao độ tính độc lập sáng tạo, tiếp cận với
nghiên cứu khoa học của học sinh. Có thể so sánh đặc trưng của PPDH truyền
thống và PPDH hiện đại như sau:
PPDH truyền thống PPDH hiện đại
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành kiến
thức, kĩ năng, tư tưởng, tình
cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập,
khai thác và xử lý thông tin,… tự hình
thành hiểu biết, năng lực và phẩm
chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lí của giáo
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
10
viên.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo. Học để đối phó
với thi cử. Sau khi thi xong
những điều đã học thường bị bỏ
quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng
tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ
thuật lao động khoa học, dạy cách học.
Học để đáp ứng những yêu cầu của
cuộc sống hiện tại và tương lai. Những
điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân
học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo
viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV,
các tài liệu khoa học phù hợp, thí
nghiệm, bảo tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi
trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương
pháp
Các phương pháp diễn giảng,
truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải
quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức
tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức
tường của lớp học, giáo viên đối
diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở
phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong
thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn,
học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với
giáo viên.
2.1.3. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học
Trong quá trình thiết kế bài giảng để dạy học, người giáo viên phải rất khó khăn
để lựa chọn PPDH cho phù hợp và có hiệu quả với nội dung bài giảng. Các nhà lí
luận dạy học, các nhà giáo dục học đã đưa ra lời khuyên: Mỗi PPDH có một giá trị
11
riêng, không có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học, cần phối
hợp sử dụng nhiều các PPDH kết hợp với nhau. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay
đang có sự đấu tranh giữa xu hướng dạy học truyền thụ một chiều hiện hành, với xu
hướng chủ trương đổi mới PPDH theo hướng tích cực người học.
Như vậy, cần phải tìm ra cơ sở để việc lựa chọn PPDH được tiến hành một cách
thuận lợi và phù hợp với các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học; với nội
dung dạy học; với nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh; năng lực, sở
trường, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên; với điều kiện giảng dạy và học tập.
Dưới đây là một số cơ sở căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:
- Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu
dạy học
Mỗi PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng khi
xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có
khả năng cao hơn các PPDH khác. Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng
của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân loại của Bloom và
các tác giả khác):
12
Bảng 1.1: Khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân
loại của Bloom và các tác giả khác)
1
Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH
với việc thực hiện mục tiêu, nhóm PPDH thuyết trình đạt được mức thang điểm
đánh giá thấp nhiều về mục tiêu đạt được, việc hình thành nhân cách cho người học
thì PPDH thuyết trình gần như đạt được rất ít, PPDH tích cực có tổ chức tương tác
giữa người học với nhau thì việc đạt mục tiêu hình thành nhân cách cho người học.
Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói
và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh phối hợp nhiều
PPDH nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá
trình tri giác các đối tượng để từ đó hình thành lên những kiến thức mới.
1
PGS. TS Nguyễn Hữu Chí. Viện chiến lược và chương trình giáo dục
13
Hình 1.2: Tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh
2
- Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung học tập
Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều
trường hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần tương
thích với nội dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với
những hoạt động nhất định.
- Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh
nghiệm sư phạm của giáo viên
Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH.
Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây
hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi PPDH sau 15, 20 phút.
Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.
Với các PPDH có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà GV
và HS đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.
- Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học
2
PGS. TS Nguyễn Hữu Chí. Viện chiến lược và chương trình giáo dục