Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Vận dụng mô hình kim cương của Michael Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng không Singapore(SIA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.66 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
ĐỀTÀI: Vận dụng mô hình kim cương của Michael
Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng không
Singapore(SIA)
Hướng dẫn: GV. VŨ HOÀNG VIỆT
Lớp: CHÍNH SÁCH TMA301.1
Nhóm thực hiện: nhóm 15
1. Hoàng Thế Vinh
2. Phạm Thị Thái
3. Dương Công Thành
4. Đinh Khánh Huyền
5. Phạm Đình DŨng
6. Đỗ Ngọc Mai
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ
cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an
ninh, hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Là ngành cần được quan
tâm lớn nếu như một đất nước muốn phát triển mạnh trong tương lai. Trong thời
gian qua, ngành hàng không trên thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng do liên tục bị thua lỗ nặng trong thời gian qua khi chi phí
nhiên liệu, dưới tác động của giá xăng dầu đứng ở mức cao, ngày càng tăng.
Ngoài ra cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không và tai nạn máy bay liên
tiếp xảy ra cũng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Tuy nhiên ,hãng hàng không
Singapore Airlines (SIA) và Emirates (thuộc tiểu vương quốc Đubai của Các tiểu
Vương quốc Arập thống nhất - UAE)được đánh giá là những hãng quản lý tốt
nhất trong ngành hàng không. Chính vì vậy mà họ cũng là những hãng hàng
không ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do "cơn bão" khủng hoảng tài chính toàn


cầu 2008 tác động Nhằm phân tích và đánh giá các chính sách quản lý và các
thành tựu của hãng hàng không Singapore chúng em chọn đề tài: “ vận dụng mô
hình kim cương của Michael Porter vào việc tổ chức hoạt động của hãng hàng
không Singapore(SIA)” với hy vọng có thể phân tích cho thầy giáo và các bạn
thấy được các chính sách hợp lý của hãng hàng không SIA và của chính phủ
Singapore.
Do vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên nội dung còn nhiều sai xót rất mong
được các thầy cô giáo giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thiện bài hơn trong các
bài tiểu luận sau.
Phần 1: VÀI NÉT VỀ MÔ HÌNH KIM CƯƠNG
CỦA MICHAEL PORTER
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia được Micheal Porter đưa ra vào
những năm 1990. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc
gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách
khác tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý
thuyết này được xây dựng dưa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của
một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới
của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn: một quốc gia.
Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các
lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá
quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết
của 4 nhóm yếu tố:
Nhóm 1: Điều kiện các yếu tố sản xuất
Nhóm 2: Điều kiện về cầu
Nhóm 3: Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Nhóm 4: môi trường cạnh tranh của ngành
Mối liên kết của 4 yếu tố này tạo nên mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố
này tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành nên khả
năng cạnh tranh của quốc gia. Ngoài ra còn có yếu tố khác rất quan trọng là

chính sách của Chính phủ. Đây là yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể
trên.
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất chính là đầu vào của một quá trình sản xuất. Tầm quan
trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày càng giảm,
ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp
doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trình độ cao. Tuy nhiên những đầu vào
cao cấp của một quốc gia lại được xây dựng từ các nhân tố đầu vào cơ bản. Như
vậy, một quốc gia có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên đầu vào khi quốc gia
có các đầu vào cần thiết cho cạnh tranh trong ngành cụ thể nào đó là các đầu vào
cao cấp và chuyên ngành. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào
được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm yếu tố đầu
vào lại bao gồm những yếu tố cụ thể hơn.
2. Điều kiện cầu trong nước
Ba khía cạnh của cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của
Doanh nghiệp là: bản chất cầu, dung lượng và mô hình tăng trưởng cầu, và cơ
chế lan truyền cầu trong nước ra thị trường quốc tế. Cả ba khía cạnh trên có tốc
độ tăng trưởng nhanh sẽ kích thích doah nghiệp áp dụng công nghệ mới nhanh
hơn vì làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ làm cho đầu tư hiện tại bỏ dư
thừa. Mặt khác nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới và
cải tiến, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng
cường mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, loại bỏ những
doanh nghiệp yếu nhất và số doanh nghiệp còn lại sẽ ít hơn nhưng là những
doanh nghiệp mạnh hơn và tiên tiến hơn.
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
Các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho
chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, các ngành
sản xuất liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ

các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành mà
sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động, thường diễn ra
ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ. Lợi thế
cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các
doanh nghiệp như cung cấp trong thời gian ngắn và với chi phí thấp; duy trì mối
quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung ứng giúp doanh nghiệp nhận thức và tiếp
cận phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới. Ngược lại, doanh
nghiệp ở khâu sau tác động, kiểm chứng, góp ý các nỗ lực cải tiến của nhà cung
ứng, trao đổi và nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Hơn nữa, ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh
nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới trong nền kinh tế.
4. Môi trường cạnh tranh ngành
Cạnh tranh trong nước có tác động mạnh tới quá trình đổi mới và thành công
trên thị trường quốc tế. Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức
như trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá
nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, thái độ đối với hoạt
động quốc tế, quan hệ giữa người lao động và bộ máy quản lý…tạo ra lợi thế
hoặc bất lợi thế cho doanh nghiệp.
5. Chính sách quản lý của chính phủ
Chính sách của chính phủ là yếu tố tác động tới cả 4 nhóm yếu tố trên để tạo
lợi thế cạnh tranh. Chính phủ có thể tác động tích cực bằng cách đưa ra định
hướng phát triển cụ phù hợp, tạo môi trường pháp lý và kinh tế lành mạnh, điều
tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng, kiểm tra kiểm soát các
hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và đúng chính sách đề ra tạo ra cơ hội
giúp các công ty mới có thể có điều kiện tạo ra sự bất ngờ cho phép chuyển dịch
vị thế của mình cũng như các công ty đã có uy tín tiếp tục nâng cao và khẳng
định vị thế của mình không những trong nước mà trên thị trường quốc tế.
Phần 2: MÔ HÌNH CỦA MICHAEL PORTER TRONG
NGÀNH HÀNG KHÔNG CỦA SINGAPORE
Chương I: Điều kiện các yếu tố sản xuất

1. Nguồn nhân lực
Được thành lập năm 1972 và đến nay, Singapore Airlines (SIA) là hãng hàng
không lớn thứ 2 thế giới với số vốn trên thị trường 14 tỷ USD. Để đạt được
những thành tựu và vị trí đáng nể như hiện nay, một phần lớn nhờ vào ban lãnh
đạo hết sức nhạy bén và linh hoạt cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và
có năng lực cao của SIA. SIA hiện sử dụng tổng cộng 21.534 nhân viên vào
trong đó có 2.174 phi công và 6914 phi hành đoàn. Nhân viên của nhóm được
đại diện bởi năm công đoàn lao động, cụ thể là Nhân viên Liên minh Singapore
Airlines (SIASU), các Công ty kỹ thuật và giám đốc điều hành Liên minh
(SEEU), các sân bay Singapore và Dịch vụ Công nhân Liên minh (SATSWU),
các bộ phận vận tải hàng không (AESU) và Hiệp hội các phi công (ALPA S).
SIA có một đội ngũ quản lý trẻ tuổi nhất trong số tất cả các hãng hàng không chủ
yếu và quản lý tốt trên thế giới với độ tuổi bình quân của người quản lý là 30
tuổi. Năm yếu tố quan trọng cấu thành chiến lược con người của SIA là: nghiêm
ngặt lựa chọn và tuyển dụng người, phát triển đội ngũ nhân viên một cách tổng
thể, đầu tư về đào tạo và đào tạo lại, xây dựng đội cung cấp dịch vụ hiệu suất
cao, nâng cao năng lực cho tiếp viên để kiểm soát chất lương. SIA tiến hành một
chương trình đào tạo toàn diện và khắt khe đối với tất cả nhân viên trong hãng
nhằm đảm bảo hành khách có thể có được trải nghiệm thương hiệu Singapore
Airlines một cách đầy đủ và nhất quán nhất. Hãng còn có một học viện đào tạo
riêng ở Singapore – nơi tất cả nhân viên của hãng thuộc mọi trình độ đều được
đào tạo, đào tạo lại và thường xuyên được sát hạch. Việc cá nhân hóa thương
hiệu SIA được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên nam và nữ của hãng. Tuy nhiên,
các nữ tiếp viên hàng không, thường được nhắc đến là những “Cô gái
Singapore” – đại sứ thương hiệu chính của SIA. “Cô gái Singapore” đã trở thành
một ý tưởng đầy ấn tượng và là biểu tượng thương hiệu thành công, với hình ảnh
cô gái mang dáng dấp thần thoại và tỏa ngát hương. Hình tượng này một lần nữa
khẳng định cam kết của SIA, hướng tới dịch vụ bay và chất lượng tuyệt hảo.
2. Tài nguyên thiên nhiên
Nằm trên phía Bắc của đường xích đạo, giữa Malaysia và Indonesia,

Singapore là điểm lý tưởng cho cả hải cảng và hàng không. Nằm giữa giao lộ
giữa Đông và Tây, Singapore cảm nhận mình là trung tâm của kinh doanh và
thương mại giữa Đông và Tây.
Hai sáu năm sau kể từ khi độc lập vào năm 1965, đất nước này đã làm cho
nhiều người kinh ngạc về sự tiến triển kinh tế. Thu nhập đầu người lên đến
10,450 USD, bằng 37% của Thụy sĩ, đó là điều các nhà hoạch định Singapore
đưa ra trong mô hình kinh tế. Singapore không chỉ có hải cảng lớn nhất và hiện
đại nhất thế giới mà còn có cảng hàng không, xây dựng năm 1981 và mở rộng
năm 1990. Thêm vào sự nổi tiếng đó là hệ thống viễn thông hiện đại, các đường
cao tốc thiết kế kỹ lưỡng và hệ thống tàu điện ngầm MRT. Đầu tư nhiều vào giáo
dục đã tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao. Năm 1991, Singapore là
một trong những cảng đóng và sửa chữa tàu lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 về
thế giới về lọc và phân phối dầu và trở thành trung tâm tài chính và ngân hàng
quan trọng của thế giới.
Với những lợi thế trên, SIA đã tận dụng và đạt được những thành tựu vượt
bậc với nhiều tuyến bay quốc tế đường dài, là một trong những cảng hàng không
lớn nhất thế giới, đem lại lợi nhuận khổng lồ từ vận chuyển hành khách và hàng
hóa.
3. Nguồn vốn
Mặc dù Singapore Airlines là công ty thuộc nhà nước với 54,5% cổ phần
thuộc về Chính phủ, nhưng vai trò của chính phủ trong việc thiết lập các chính
sách và quản lý là rất nhỏ. Các nhà quản trị được thông báo là không nên trông
chờ bất kỳ khoản viện trợ hoặc ưu đãi nào từ nhà nước. Điều đó thúc đẩy SIA
không ngừng đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động đầu tư. SIA đã
đa dạng hóa vào ngành công nghiệp và các ngành liên quan, bao gồm cả xử lý
mặt đất, cho thuê máy bay, kỹ thuật hàng không, phục vụ không khí, và các hoạt
động du lịch. Các công ty lớn ở Singapore Airlines bao gồm:
Công ty Loại
Chủ yếu hoạt
động

Thành lập
tại
Cổ phần Vốn chủ sở
hữu của Tập đoàn
(31 tháng ba 2010)
Công cụ phần quốc tế Đại
tu
Liên
doanh
Máy bay sửa chữa
lớn
Singapore 41%
Công ty TNHH Kỹ thuật
SIA
Công ty
con
Kỹ thuật Singapore 81,9%
Công ty TNHH SilkAir
Công ty
con
Hãng hàng không Singapore 100%
Hàng không Công tyHãng hàng không Singapore 100%
Công ty Loại
Chủ yếu hoạt
động
Thành lập
tại
Cổ phần Vốn chủ sở
hữu của Tập đoàn
(31 tháng ba 2010)

con
Singapore Aero Engine
Private Limited
Liên
doanh
Công cụ sửa chữa
lớn
Singapore 41%
Singapore Airlines
Cargo Private Limited
Công ty
con
Vận tải hàng
hóa hàng không
Singapore 100%
Singapore
College Private Limited
Công ty
con
Trường dạy bay Singapore 100%
Kết quả tài chính và sự phân bổ lợi nhuận vào nguồn vốn của SIA từ năm 1999
tới năm 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Năm kết thúc
Doanh thu
(S $ m)
Chi
(S $ m)
Lợi nhuận
hoạt động
(S $ m)

Lợi
nhuận
trước
thuế (m S
$)
Lợi nhuận phân bổ vào
nguồn vốn chủ sở hữu ($ m)
EPS sau
thuế
31 tháng 3 năm
1999
7,795.9 6,941.5 854,4 1,116.8 1,033.2 80,6
31 Tháng Ba 2009 15,996.3 15,092.7 903,6 1,198.6 1,061.5 89,1
Năm kết thúc
Doanh thu
(S $ m)
Chi
(S $ m)
Lợi nhuận
hoạt động
(S $ m)
Lợi
nhuận
trước
thuế (m S
$)
Lợi nhuận phân bổ vào
nguồn vốn chủ sở hữu ($ m)
EPS sau
thuế

31 Tháng 3 2003 10,515.0 9,797.9 717,1 976,8 1,064.8 87,4
31 tháng ba năm
2000
9,018.8 7,850.0 1,168.8 1,463.9 1,163.8 91,4
31 Tháng Ba 2006 13,341.1 12,127.8 1,213.3 1,662.1 1,240.7 101,3
Ngày 31 tháng 3
2005
12,012.9 10,657.4 1,355.5 1,829.4 1,389.3 113,9
Ngày 31 tháng 3
2001
9,951.3 8,604.6 1,346.7 1,904.7 1,549.3 126,5
31 Tháng Ba 2008 15,972.5 13,848.0 2,124.5 2,547.2 2,049.4 166,1
31 Tháng Ba, 2007 14,494.4 13,180.0 1,314.4 2,284.6 2,128.8 170,8
31 tháng 3 năm
2010
12,707.3 12,644.1 63,2 285,5 215,8 18,0
31 Tháng Ba , 2002 9,382.8 8,458.2 924,6 925,6 631,7 51,9
31 Tháng 3 2004 9,761.9 9,081.5 680,4 820,9 849,3 69,7
4. Cơ sở hạ tầng
SIA luôn chứ trọng tới việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng một cách hiện đại
nhất. Sân bay Changi là một trong những sân bay hiện đại nhất thế giới, là một
trong những dự án phát triển lớn nhất trong lịch sử của Singapore. Kể từ khi khai
trương vào năm 1981, sân bay đã để lại dấu ấn trong ngành công nghiệp hàng
không như một điểm chuẩn cho dịch vụ xuất sắc, giành chiến thắng hơn 360 giải
thưởng kể từ năm 1981 gồm 27 giải thưởng chỉ tính riêng trong năm
2009. Những nỗ lực của sân bay Changi bao gồm nâng cấp định kỳ vật lý vào
thiết bị đầu cuối hiện tại của mình, xây dựng cơ sở mới và cung cấp một mức độ
cao của dịch vụ khách hàng.
Về mặt công nghệ, Singapore Airlines vẫn duy trì đội bay “trẻ” nhất trong số tất
cả các hãng hàng không lớn, đảm bảo chính sách nghiêm ngặt về việc thay thế

máy bay cũ với những mô hình mới và tốt hơn. Singapore Airlines luôn đi đầu
trong việc sử dụng những loại máy bay hiện đại như máy bay phản lực Boeing
747, Boeing 777 và năm 2006, hãng là khách hàng đầu tiên sử dụng Airbus
A380 – máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Ngay cả những chiếc máy bay
cũng được đặt thương hiệu, ví dụ như 747 Megatop và 777 Jubilee, nhằm phân
biệt rõ ràng hơn giữa Singapore Airlines với các thương hiệu cạnh tranh.
Singapore Airlines là hãng hàng không thương mại đầu tiên sử dụng Airbus
A380. Chiến lược đằng sau chương trình công nghệ thật rõ ràng – mục tiêu là gia
tăng hiệu quả chi phí khi sử dụng những chiếc máy bay tối tân nhất. Ví dụ, việc
khai trương dịch vụ bay thẳng tới Los Angeles và New York năm 2004 đã thu
hút sự chú ý lớn của giới truyền thông toàn cầu, đồng thời giữ vững lời hứa đổi
mới thương hiệu. Hãng sử dụng loại máy bay thương mại chở khách dài nhất thế
giới, bay thẳng từ Singapore tới New York, trong hơn 18,5 giờ. Loại máy bay
đặc biệt dành cho những chuyến hành trình dài như vậy ( Airbus 340 - 500 ) gắn
liền với tên tuổi thương hiệu ban lãnh đạo của hãng, càng khẳng định lời hứa
thương hiệu mà hãng đề ra. Hạm đội SIA bao gồm các máy bay sau (tháng 10
năm 2011):
Hạm đội Singapore Airlines
Máy bay
Tổng
số
Đơn
đặt
hàng
Tùy
chọn
Hành khách
Ghi chú
R P J Y
Tổng

số
Airbus A330-300 19 15 - - - 30 255 285
Airbus A340-500 5 - - - -
10
0
- 100
Airbus A350-900 - 20 20 TBA
Airbus A380-800 14 5 6
12 - 60 399 471 Bố trí chỗ ngồi
mới được giới
thiệu trong
tháng 6 năm
2011
12 - 86 311 409
Boeing 747-400 3 - - - 12 50 313 375
Tất cả để được
ngừng hoạt
động vào năm
2012
Boeing 777-200 26 - -
- - 38
22
8
266
Tất cả
Singapore
Airlines Boeing
777-200 loạt là
Boeing 777-
200ER có động

- 12 42 234 288
- - 30 293 323
cơ derated.
Boeing 777-
200ER
9 - - - - 30 255 285
Boeing 777-300 12 - -
- 8 50 226 284 4 được trả lại
cho công ty cho
thuê để tham
gia Transaero
-
1
8
49 265 332
Boeing 777-
300ER
19 8 - - 8 42
22
8
278
Boeing 787-9 - 20 20 TBA
Chương II: Điều kiện cầu trong nước
1. Sự cấu thành cầu nội địa
Để tìm hiểu về sự cấu thành cầu nội địa của SIA, cần tìm hiểu việc phân
khúc thị trường – một chiến lược quan trọng của SIA.
Phân khúc thị trường là nhóm các khách hàng và mô tả một cách có liên
quan để đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ là nhằm vào đúng đối tượng
khách hàng. Mục tiêu của việc phân khúc thị trường là để giúp xác định chiến
lược tiếp thị và mục tiêu tiếp thị thực tế bằng cách tìm hiểu xu hướng và hành vi

của khách hàng. Một khi thị trường đã được phân đoạn, SIA có thể theo đuổi tất
cả hoặc một số các mục tiêu với một lời đề xuất khác nhau thông qua tiếp thị phù
hợp để tạo ra và duy trì giá trị cho các thị trường mục tiêu
Căn cứ để phân khúc với Singapore Airlines:
• Địa lý: khách hàng của SIA đến từ mọi nước trên thế giới với sở thích nhu
cầu hay hành vi khác nhau và các hãng hàng không luôn nỗ lực để khai
thác điều này bằng cách cung cấp các dịch vụ bay đến các thành phố
lớn.SIA cung cấp các tuyến bay đến 65 điểm đến tại 35 quốc gia trên 5
châu lục. Sự hiện diện mạnh mẽ của SIA trong khu vực Đông Nam Á, với
SilkAir công ty con của nó, kết nối Singapore với nhiều điểm đến quốc tế
trong khu vực. Các hãng hàng không cũng đã được thành lập và nắm bắt
các thị trường lớn trong tuyến đường “Kangaroo”, bay vận tải quốc tế vào
và ra khỏi nước Úc và từ năm 2005 là các chuyến bay thường xuyên giữa
Bangkok và Tokyo. SIA có thể phân khúc địa lý trong một nỗ lực để đạt
được thị phần mở rộng Liên minh các tuyến đường từ Úc đến Hoa Kỳ,
bằng chứng là việc đề xuất trung tâm của mình ở Bắc Mỹ thông
qua Vancouver.
• Đối tượng khách hàng: phân chia trên cơ sở các đặc điểm khách hàng
thực tế như tuổi tác, giới tính, thu nhập. SIA có thể xây dựng điều này
bằng cách sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận để đạt được một hồ sơ cá
nhân của người tiêu dùng hoàn chỉnh hơn.
• Tâm lý: nỗ lực để nắm bắt những gì ảnh hưởng đến hành vi của khách
hàng, chẳng hạn như các giá trị, tính cách, thái độ và khát vọng lối sống
của mỗi người. Ví dụ, SIA cung cấp các loại khoang khác nhau(hạng
sang,hạng bình dân) để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của người
dân. SIA sử dụng thẻ thành viên để cung cấp tình trạng ưu đãi cho người
tiêu dùng. Ngoài ra, các hãng hàng không giá rẻ đã thu hút một số lượng
khách hàng có nhu cầu đơn giản là đến được điểm đến của họ mà không
có thêm chi phí phụ nào. SIA có vị trí là một phần của thị trường mục tiêu
này với cổ phần của họ trong các tàu sân bay, Tiger Airways.

• Hành Vi: là phân đoạn thị trường dựa trên các vấn đề quan sát được trên
hành vi của người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm bao gồm các
tần số của người mua sẵn sàng tiêu thụ và cam kết của họ. Những khách
hàng thường xuyên có thể thu được lợi ích từ chương trình khách hàng
thường xuyên của SIA (KrisFlyer và Câu lạc bộ PPS) để đổi lại lòng trung
thành của người tiêu dùng với SIA.
Từ những đặc điểm trên và theo thực tế chiến lược của SIA, SIA đã phân chia
thị trường nội địa thành 2 nhóm sau đây
a.Phân khúc hàng không chất lượng cao
Đối tượng chủ yếu của nhóm này hướng tới những khách hàng là tâng lớp
trung thượng lưu trong và ngoài nước. Đối với nhóm khách hàng này, SIA luôn
đáp ứng được những nhu cầu khắt khe và cầu toàn của khách hàng. hành khách
được xử lý thực phẩm tuyệt vời, phục vụ với rất nhiều nụ cười, khăn ấm và sự
chú ý đến chi tiết. Trong thực tế, SIA đi tiên phong trong tất cả các "kiểu cách"
được các hãng hàng không khác của Đông Nam Á học hỏi. Bên cạnh đó, với
nhóm khách hàng chất lượng cao này tất cả các dịch vụ của SIA đều đạt được
đẳng cấp quốc tế. SIA là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới phục vụ các loại
nước uống có cồn như rượu vang, coctail mà không có chi phí phụ thêm nào
b. Phân khúc khàng không giá rẻ
Đối tượng chủ yếu của nhóm khách hàng này là những khách hàng bình
dân và mục tiêu của SIA khi hướng đến đối tượng khách hàng này là cạnh tranh
với các hãng hàng không giá rẻ. Nhóm khách hàng này không yêu cầu quá khắt
khe trong việc cung ứng dịch vụ. Giá vé của họ cũng rẻ hơn chỉ bằng 8,5% so
với giá vé dành cho khách hàng hạng nhất
2. Dự đoán, đón đầu và nâng cao lợi thế cạnh tranh
Từ nhiều năm nay, các hãng hàng không Singapore Airlines (SIA),
Malaysia Airlines (MAS), Thai Airways International (TAI) và Cathay Pacific
(CP) là những nhà vận tải hàng không chính tại khu vực Đông Nam Á nói riêng
và châu Á nói chung và cuộc cạnh tranh giữa các hãng này chỉ là chất lượng dịch
vụ mà thôi. Bên cạnh đó, cũng không thể không nói đến sự thách thức từ các

hãng hàng không trên thế giới. Cụ thể, đó là British Airways, United Airlines,
Air France với những chiến lược mở rộng và bành trướng nhằm thay đổi thị phần
quốc tế. Nhưng gần đây trên thị trường đã xuất hiện thêm các hãng hàng không
giá rẻ theo hình thức kinh doanh của Southwest Airlines/Ryanair. Các hãng hàng
không này có mô hình quản lý gọn nhẹ nên cung cấp dịch vụ với giá rẻ một cách
tương đối. Lợi nhuận và thị phần của các hãng này tăng một cách đáng kể và thu
hút được một số lượng lớn khách hàng trung thành. Sự tồn tại của nhiều hãng
hàng không truyền thống và sự xuất hiên của các hãng hàng không giá rẻ đã dẫn
tới tình trạng bão hòa sớm, cung lớn hơn cầu. Điều này là một thách thức lớn với
các hãng hàng không truyền thống nói chung và SIA nói riêng.
Trên thực tế, SIA cũng đã có những chiến lược riêng để đối phó với tình
trạng này. Singapore Airlines (SIA) vẫn quyết tâm duy trì hình thái hàng không
truyền thống, giữ vững uy tín thương hiệu dựa trên chất lượng dịch vụ mang
đẳng cấp quốc tế. Văn hoá phục vụ khách hàng gắn chặt trong chiến lược kinh
doanh của hãng. Tiến sĩ Cheong nói rằng “Dịch vụ là nền tảng”. Một khi giá vé,
loại máy bay, tần suất bay, và độ tin cậy như nhau (thường chiếu theo những
“hướng dẫn” của IATA) thì hành khách hưởng ứng một cách nồng nhiệt đối với
dịch vụ bay có chất lượng cao và cá nhân hóa. Vì vậy, điều cần thiết là phải
thường xuyên khảo sát để nắm bắt và đoán trước nhu cầu khách hàng. Và rõ ràng
hiện tại, SIA đang thực hiện rất tốt điều này.
Có thể kể đến 1 số phương pháp của SIA như sau:
- Đổi mới trong chuyến bay: SIA ngay từ đầu đã đi tiên phong trong việc
cung cấp dịch vụ và tạo ra sự thoải mái trong chuyến bay. SIA đưa vào sử dụng
“ghế ngủ”, tức loại giường hạng nhất trên những chuyến bay dài. Độ cao của
ghế, từ32-33 inch, lớn hơn vài inch so với đối thủ cạnh tranh khi đưa vào sử
dụng. Số lượng nhân viên cabin trên các chuyến bay của SIA cũng đông hơn các
chuyến bay của hầu hết các đối thủ, cho phép nhân viên đội bay có thể chú ý
nhiều hơn đến từng cá nhân hành khách. Hơn nữa, SIA cảm thấy rằng điều quan
trọng về mặt tâm lý đối với hành khách là họ có thể chọn loại dịch vụ mà họ
mong muốn. Triết lý này dẫn đến việc cung cấp cho hành khách nhiều sự lựa

chọn khác nhau, như loại cà phê ở giá vé hạng nhất cũng như lựa chọn bữa ăn ở
hạng thường. Đây là điều hiếm thấy ở các hãng vận chuyển quốc tế lớn khi đưa
vào sử dụng lần đầu tiên. Việc xem video cá nhân của hành khách hạng nhất
cũng đã được xem xét.
-“Phương pháp dịch vụ trọn gói”: SIA bị ám ảnh bởi điều mà Michael Tan
đã nói đến, đó là “Phương pháp Dịch vụ Trọn gói”. Phương pháp này đi xa hơn
việc chăm lo cho hành khách trên các chuyến bay. Điều này có nghĩa là cho
hành khách đi trên một trong những máy bay mới nhất trên thế giới cùng những
tiện nghi đi kèm, có độ an toàn cao, và khả năng bay đường dài hơn và liên tục.
Ngoài ra, cứ sáu tháng, hãng lại tổ chức họp đánh giá tình hình kinh
doanh, sức cạnh tranh, lợi nhuận và mức độ phục vụ khách hàng. SIA rất chú ý
tới tỷ lệ ý kiến khen/chê thu thập trên sốlượng 10.000 hành khách. Một phương
pháp đo lường khác là chỉ số hài lòng của khách hàng xây dựng dựa trên 98
thông số phục vụ chính, đặc biệt chú trọng số liệu vận chuyển thực tế và quốc
tịch của hành khách.
Chính những điều này đã giúp SIA duy trì được vì thế của mình trước sự
tấn công mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ.
3. Quy mô thị trường trong nước
Ta sẽ phân tích quy mô thị trường trong nước của SIA trên 2 yếu tố:
a. Đặc điểm địa lí của đất nước
-Vị trí: Singapore nằm ở phía nam Đông Nam Á, ở phía đỉnh nhọn của bán
đảo Malaysia có hình dạng kim cương được bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ
khác nhau, nằm trên phía bắc của đường xích đạo giữa Indonesia và
Malaysia, là điểm lí tưởng cho sự phát triển của hải cảng và đặc biệt là hàng
không.
-Diện tích: 692,7 km
2
, chỉ tương đương với huyện Cần Giờ của thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
-Dân số: gần 5 triệu người, cơ cấu dân số già

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy vị trí địa lí giúp Singapore có những lợi
thế nhất định trong việc phát triển ngành hàng không. Tuy nhiên, diện tích
nhỏ với dân số không lớn lại gây ra những bất lợi nhất định mà cụ thể đó là
dung tích của thị trường nhỏ,quy mô thị trường nội địa không cao.
b. Nhu cầu hàg không trong và ngoài nước
-Nhu cầu trong nước: nhu cầu hàng không nội địa của Singapore không cao.
Người dân di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện vận tải công cộng như xe
buýt, taxi, đường sắt. Theo thống kê, khoảng 52,4% người dân Singapore đi
làm bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu hàng không nội địa của Singapore
cũng đang có xu hướng gia tăng
-Nhu cầu quốc tế: trái với nhu cầu nội địa, nhu cầu hàng không quốc tế của
Singapore khá cao. Singapore có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu mát mẻ
cơ sở giao thông vận tải tốt nên là địa điểm ưa thích của các khách du lịch
trên thế giới. Theo thống kê, Singapore thu hút gần 12 triệu lượt khách du
lịch và phần đông số khách này đến bằng đường hàng không, gần 76%. Bên
cạnh đó, Singapore là đất nước có nền kinh tế phát triển, là một trong “bốn
con rồng châu Á”. Vì thế, một lượng lớn khách hàng là các doanh nhân, nhà
đầu tư hay nói cách khác là với mục đích kinh tế. Nhóm khách hàng này ưa
chuộng hình thức hàng không chất lượng cao gồm những dịch vụ mang đẳng
cấp quốc tế.
Từ sự phân tích 2 yếu tố trên, có thể rút ra được rằng tuy dung tích thị
trường nội địa không cao nhưng với nhu cầu quốc tế rất cao và xu hướng tăng
nhu cầu hàng không trong nước thì quy mô thị trường của SIA là khá cao. Tuy
nhiên điều cần lưu ý là SIA cũng gặp phải sự cạnh tranh từ rất nhiều hãng hàng
không địa phương như Tiger Airways và cả các hãng hàng không trên thế giới
như Thai Airways, Malaysia Airways….
Chương III: Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
1. Các ngành công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ (supplier industry) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản

phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ
thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,
nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những
nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng
nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm công
nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Sản xuất linh kiện và vật liệu chính là chìa khóa giúp Việt
Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát huy tính sáng tạo, học hỏi
công nghệ cao, phát triển bền vững. Đó là những vai trò quan trọng của công
nghiệp hỗ trợ được các vị khách mời chia sẻ tại bàn tròn trực tuyến với
VEF.VN.
Trong lĩnh vực cơ khí và định hình: các ngành công nghiệp hỗ trợ Cung
cấp các sản phẩm chất lượng, các dịch vụ gia công chính xác hàng đầu trên thế
giới, …
Trong lĩnh vực điện tử hàng không: Thiết kế và xây dựng các hệ thống
phát hiện, hệ thống radar, hệ thống đo lường điện tử trên máy bay,…
2.các ngành công nghiệp liên quan
a. Du lịch
Du lịch Singapore là một trong những ngành quan trọng của kinh tế Singapore.
Du lịch Singapore phát triển nhờ vào yếu tố da dạng văn hóa do Singapore là nơi
sinh sống của các cộng đồng dân cư người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và
người Ả Rập. Ngành du lịch quốc gia này cũng phát triển dựa vào môi trường
xanh và sạch. Trong năm 2006, số lượng khách du lịch đến thăm Singapore đã
đạt một số kỷ lục 9.700.000 lượt so với 8.900.000 lượt trong năm 2005. Ngành
du lịch đảo quốc này đã đạt mức doanh thu 12,4 tỷ đô la Singapore so với mức
doanh thu 10,8 tỷ đô la Singapore năm 2005. Số ngày lưu trú trung bình đạt 4,2
ngày vào năm 2006. Khách du lịch chủ yếu đến từ Indonesia với hơn 1.800.000
lượt du khách trong năm 2006, tiếp theo là Trung Quốc với 1,0 triệu, khách du
lịch Malaysia với 996.000 lượt.
Trong năm 2007, quốc gia này đã thu hút được 10.300.000 lượt khách.

Theo kế hoạch, đến năm 2015, đảo quốc này sẽ thu hút được 17 triệu lượt khách,
doanh thu 30 tỷ đô la Singapore.
Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A
trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông
(Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary
services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
b.Các ngành vận tải khác
Bên cạnh ngành du lịch, các ngành giao thông vận tải khác cũng hỗ trợ cho
hãng hàng không Singapore rất nhiều, nó hỗ trợ các hãng hàng không nâng cao
hiệu quả vận chuyển cả hành khách và hàng hóa. Ví dụ:Đi và đến sân bay quốc
tế Changi: Sân bay Changi của Singapore nằm ở phía Tây thành phố, cách trung
tâm 20 km. Đây là một trong những sân bay đẹp nhất thế giới, được coi như là
một thắng cảnh của Singgapore và là nơi mà khách bay luôn sắn sàng đến trước
2 tiếng trước giờ check-in. Lưu ý rằng, citytour miễn phí cho khách transit và
stop-over ở sân bay Changi.
Các phương tiện để đi và đến sân bay:
• MRT:Tàu điện ngầm kéo dài tới sân bay Changi được hoàn thành tháng hai
năm 2002. Đây là một phương tiện cực kì thuận tọên và kinh tế để bạn đi vào
thành phố, thời gian khoảng 5h30' với giá SGD2.
• Taxi: Phương tiện nhanh nhất và thuận tiện nhất để đi lại giữa trung tâm
thành phố và sân bay chính là taxi. Một chuyến đi vào thành phố giá khoảng từ
SGD16-24, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào điểm mà bạn đến nữa. Ngoài ra dịch vụ
MaxiCab cũng chở khách từ sân bay đến hầu hết các khách sạn. Dịch vụ này cứ
nửa tiếng có xe một lần cho đến khi đầy khách.
• Bus: Bus công cộng số 36 khởi hành từ sân bay cứ 10 phút một chuyến từ
06h00 đến 23h55, dừng tại Stamford Rd và Orchard Rd trong trung tâm thành
phố. Giá vé chỉ SGD2. Lưu ý rằng bus số 36M chạy vào thứ sáu, thứ bảy và buổi
tối từ 24h00 – 4h00 với giá SGD3.
• Xe bus của sân bay Air Shuttle có chuyên chở khách đến hầu hết những
khách sạn lớn. Cứ 20 phút có một tuyến, chạy từ 06h00 – 24h00, giá SGD7.

Chương IV: Môi trường cạnh tranh ngành
Từ nhiều năm nay, các hãng hàng không Singapore Airlines (SIA),
Malaysia Airlines (MAS), Thai Airways International (TAI) và Cathay Pacific
(CP) là những nhà vận tải hàng không chính tại khu vực Đông Nam Á và cuộc
cạnh tranh giữa các hãng này chỉ là chất lượng dịch vụ mà thôi. Nhưng gần đây
trên thị trường đã xuất hiện thêm các hãng hàng không giá rẻ theo hình thức kinh
doanh của Southwest Airlines/Ryanair. Liệu hành khách sẽ tiếp tục sử dụng dịch
vụ của các hãng hàng không lớn hay họ sẽ chuyển sang các hãng hàng không giá
vé rẻ để tiết kiệm tiền bạc? Singapore Airlines (SIA) vẫn quyết tâm duy trì hình
thái hàng không truyền thống, giữ vững uy tín thương hiệu dựa trên chất lượng
dịch vụ. Ra đời năm 1972 trên một đất nước nhỏ bé, ngay từ đầu chiến lược của
SIA đã là đảm bảo chất lượng phục vụ đạt đẳng cấp quốc tế. Văn hoá phục vụ
khách hàng gắn chặt trong chiến lược kinh doanh của hãng. Ngay từ khi tuyển
nhân viên, hãng đã tổ chức 3 vòng phỏng vấn và một buổi tiệc trà để các nhà
quản lý có thể đánh giá được khả năng giao tiếp xã hội và sự tự tin của người dự
tuyển. Sau đó là chương trình huấn luyện kéo dài bốn tháng kết hợp giữa học tập
và thực hành. Thậm chí, học viên còn được dạy cách giặt đồng phục sao cho
sạch. Mỗi năm, SIA chi 50 triệu Đô la Australia cho chương trình huấn luyện
nhân viên kéo dài hơn 17 ngày. Thậm chí, cứ 6 tháng, hãng lại tiến hành kiểm tra
răng miệng cho tất cả các tiếp viên của mình. Hãng xây dựng được một đội ngũ
nhân viên thống nhất mặc dù họ đến từ hơn 25 nước khác nhau trên toàn thế giới.
SIA xuất bản rất nhiều bản tin nội bộ đăng tải những nhận xét tích cực và tiêu
cực từ hành khách. Cứ sáu tháng, hãng lại tổ chức họp đánh giá tình hình kinh
doanh, sức cạnh tranh, lợi nhuận và mức độ phục vụ khách hàng. SIA không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Hành khách hạng nhất và hạng
thương gia có thể đặt ăn theo yêu cầu. Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên
trang bị tai nghe nhạc, rượu vang Pháp và đồ ăn tự chọn cho hành khách hạng
kinh tế. Điều quan trọng nhất là SIA rất chú ý tới tỷ lệ ý kiến khen/chê thu thập
trên số lượng 10.000 hành khách. Một phương pháp đo lường khác là chỉ số hài
lòng của khách hàng xây dựng dựa trên 98 thông số phục vụ chính, đặc biệt chú

trọng số liệu vận chuyển thực tế và quốc tịch của hành khách. Kết quả, SIA có số
lượng hành khách đông hơn so với các hãng khác mặc dù giá vé cao hơn bình
thường và có mức lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, các hãng hàng không giá vé rẻ đang
là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong ngành hàng không Đông Nam Á. SIA đã
bắt đầu chương trình giảm giá sau khi hãng hàng không Thai Airline giảm giá.
Hãng hàng không Jetstar của Quantas cũng phải giảm giá theo. Các hãng hàng
không truyền thống đang thực hiện chiến lược nếu không đánh bại được đối thủ
thì phải tham gia chiến lược của họ. Cuộc chiến khốc liệt giữa hai hình thái vận
tải hàng không tại Đông Nam Á đã bắt đầu. Liệu SIA có tiếp tục duy trì được
chất lượng phục vụ đáng khâm phục của mình và thu được lợi nhuận hay không?
Hãng hàng không giá vé rẻ nào sẽ bị sụp đổ đầu tiên? Đây là cuộc đấu đáng để
tâm theo dõi. Nhưng thị trường Châu Á lớn và doanh thu của cả các hãng hàng
không lâu đời và mới thành lập đều tăng nhanh chóng nên sẽ không có thay đổi
lớn trên thị trường.
Chương V. Chính sách quản lý của chính phủ
Trong sự thành công đáng nể của hãng hàng không Singapore Airlines, không
thể không kể đến những chính sách, những sự hỗ trợ quan trọng từ chính phủ
Singapore. Tuy có vốn đầu tư phần lớn từ chính phủ, nhưng chính phủ Singapore
lại không can thiệp nhiều vào quá trình quản lý của hãng hàng không này. Sự
ảnh hưởng của chính phủ Singapore lên sự thành công của Singapore Airlines
thể hiện ở nhiều phương diện khác hơn là phương diện quản lý, và những ảnh
hưởng đó là rất lớn. Nó thể hiện ở 4 phương diện sau:
+Yếu tố đầu vào
+Yếu tố cầu
+Các ngành hỗ trợ
+Chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh.
1. Tác động lên yếu tố đầu vào.
Sự tác động của chính phủ Singapore lên các yếu tố đầu vào thể hiện ở sự
tác động lên nguồn nhân lực, sự thu hút đầu tư và sự phát triển cơ sở hạ tầng.
Tác động của chính phủ lên nguồn nhân lực của Singapore Airlines thể

hiện ở những chính sách quan tâm đặc biệt tới đào tạo, tuyển dụng và thu hút
nhân tài. Là một quốc gia nhỏ bé, với một lượng dân số ít ỏi, thậm chí luôn phải
đối mặt với nguy cơ suy giảm dân số, chính phủ Singapore tự nhận thấy nguồn
nhân tài trong nước là có hạn và đã có rất nhiều chính sách nhằm thu hút nhân tài
được đưa ra từ rất sớm.Ví dụ như: Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao
động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút
ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng
lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống
cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ
trong vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập
cư nào cũng thèm muốn. Đi liền với đó, Singapore cũng hạn chế lao động nước
ngoài không có tay nghề bằng việc chi trả thu nhập thấp, không được phép đưa
người thân sang sống cùng. Những chi phí khác cho dịch xụ xã hội của họ cũng
cao hơn người bình thường. Hay như lượng du học sinh ở Singapore là rất lớn
nhưng khi họ đến học tập tại Singapore, họ được vay tiền để chi trả cho những
chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập
cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó
của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ
1
. Và còn rất nhiều những chính sách cụ
thể khác mà chính phủ Singapore đã đưa ra. Không như nhiều nước khác cũng
1
/>có chủ trương đào tạo, tuyển dụng, thu hút nhân tài, Singapore đã có những hành
động cụ thể, những quy định rõ ràng và chính những quy định cụ thể và hành
động rõ ràng này đã thể hiện hiệu quả của nó. Singapore Airlines đã có một cơ
hội rất lớn để tuyển chọn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tài năng với
những chính sách chú trọng nhân tài của chính phủ.
Tác động của chính phủ lên việc thu hút vốn đầu tư của Singapore Airlines
thể hiện ở những chính sách hợp lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ.
Singapore Airlines là một hãng hàng không lớn và tiềm năng hàng đầu trên thế

giới, không có gì là lạ nếu nơi đây lại thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nhiều
nơi khác nhau. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư đạt được thuận lợi như vậy thì
không thể không kể đến các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, những chính sách cải
thiện môi trương đầu tư, sự mở của thông thoáng cho đầu tư từ bên ngoài của
chính phủ Singapore. Những chinh sách này thực sự đã cho thấy hiệu quả của

2
. Tỷ lệ của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) so với GDP của Singapore đã
tăng từ 5,3% năm 1965 lên 98,4% năm 1998, đạt mức cao nhất ở khu vực Đông
Nam Á, và từ đó cho đến nay, Singapore luôn đứng ở top đầu về thu hút vốn đầu
tư nước ngoài trong khu vực ASEAN
3
.
Sân bay Changi của Singapore Airlines là một trong những sân bay tốt
nhất thế giới không phải là điều quá ngạc nhiên trước sự chú trọng xây dựng cơ
sở hạ tầng của chính phủ. Chính phủ Singapore đã thực sự rất quan tâm tới xây
dựng cơ sở hạ tầng khi cũng xuất phát điểm như Việt Nam, cũng là một nước
thuộc địa, nhưng chưa đầy 50 kể từ ngày giải phóng, Singapore đã có một hệ
thống giao thông hiện đại, bến cảng, sân bay, hệ thống thoát nước thải, hệ thống
2
Trong khuôn khổ bài viết, chúng em không đề cập cụ thể tới những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của
Singapore.
3
/>singapore.html

×