Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Vai trò điều tiết kinh tế của ngân hàng nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.29 KB, 32 trang )

CHƯƠNG I
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
I/ SỰ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
Sau khi nước việ nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong khoảng
thời gian từ năm 1945 đến tháng 5 năm 151 trên lãnh thổ dưới chế độ dân chủ
mới, nước ta không có một loại hình ngân hàng nào, mọi họat động thuộc lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng đều do Bộ Tài Chính phụ trách.
Trong thời gian đó, nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến ngày cáng lớn,
nguồn thu chủ yếu của nhà nước là phát hành tiền. vì vậy, tình hình lưu thông
tiền tệ vào những năm 1950-1951 đã lâm vào tình trạng lạm phát một cách
trầm trọng. giá cả leo thang, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội.
trên lĩnh vực tín dụng, sau gần hai năm bỏ trống trận địa, tháng 02 năm 1947
Nhà nước ra sắc lệnh thành lập nhà tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ Tài
Chính, làm nhiệm vụ cho vay và phát triển sản xuất. với tư cách vốn chủ yếu
do ngân sách nhà nước cấp tiền để cho vay phục vụ nhiệm vụ kinh tế - chính
trị của Đảng và nhà nước. Do đó họat động của nó mang tính chất tài chính
nhà nước.
Từ sau đại hội Đảng lần II vào tháng 02 năm 1951, cuộc kháng chiến
chuyển sang một giai đoạn mới, nhu cầu chi tiêu cho ngân sách càng lớn.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho công tác tài chính là thống nhất quản lý thu
chi ngân sách nhà nước để tăng thu, giảm chi, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho
kháng chiến và phát triển cho sản xuất, tiến tới tăng bằng thu chi ngân sách,
chính đốn thuế khóa để thúc đẩy sản xuất, mấu chốt của tăng thu là thuế nông
nghiệp. thành lập ngân hàng quốc gia để phát hành giấy bạc ngân hàng, làm
Trang 1
nhiệm vụ quản lý tiền tệ thi hành chính sách tín dụng nhằm phát triển kinh tế,
tăng nguồn thu tài chính, trên cơ sở đó đấu tranh chấm dứt lạm phát.
Ngày 6-5 -1951, ngân hàng quốc gia việt nam được thành lập với tư cách
là ngân hàng trung ương, đống thời kiêm nhiệm chức năng của ngân hàng
thương maị. Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ:


Ngân hàng quốc gia Việt nam làm những công việc để thi hành chính
sách tiền tệ, chính sách tín dụng và chính sách ngân hàng của chính phủ.
Sự ra đời cuả ngân hàng quốc gia Việt Nam là bước ngoặc lịch sử để
trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng ở nước ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dưới chính
thể dân chủ mới, nước ta đã thành lập được một ngân hàng mang đầy đủ tính
chất độc lập, tự chủ của đất nước được xây dựng theo quan điểm của chủ
nghĩa Mac – Lenin.
Tháng 1-1960, ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cho phù hợp với tinh thần của hiến pháp mới.
Thực hiện nghị định 171 CP ngày 26-10-1961 của chính phủ, chức năng,
nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước được mở rộng, hệ thống tổ chức được phát
triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành một hệ thống từ trung ương đến
các tỉnh, thành và huyện lỵ nhằm bao quát toàn bộ các họat động kinh tế và
đóng vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán
của nền kinh tế quốc dân.
Sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành việc quốc hữu hóa hệ thống
ngân thống ngân hàng dưới chế độ cũ ở Miền Nam. Hội đồng chính phủ đã ra
nghị định 163 CP ngày 16-6-1977 về cơ cấu tổ chức và bộ máy của ngân hàng
nhà nước. theo đó, trên cả nước, hình thành một hệ thống nhà nước thống nhất
bao gồm bộ máy tổ chức của ngân hàng nhà nước và bộ máy tổ chức của ngân
hàng chuyên nghiệp như : ngân hàng công nghiệp , ngân hàng thương mại
Trang 2
,ngân hàng nông nghiệp , ngân hàng ngoại thưong : quỹ tiết kiệm XHCN . hệ
thống ngân hàng tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò trung tâm tiền mặt, trung
tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
Từ sau đại hội toàn quốc của đảng lần thứ VI cả nước bước vào thời kỳ
đổi mới thực hiện chủ trương của chính phủ ngày từ 19860-1986, ngân hàng
nhà nước đã tiến hành làm thí điểm việc chuyển họat động nhà nước sang
hạch toán kinh doanh XHCN. Tiếp đó, ngày 26 -3 – 1988 chính phủ lại ra
nghị định 053 HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng tổ chức việt nam và nội

dung chủ yếu là tổ chức thành hệ thống ngân hàng trong cả nước thành hai
cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh đồng thời phân định rõ
quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước và độc quyền phát hành tiền là do ngân
hàng nhà nước đảm nhiệm tổ chức kinh doanh tiền tệ trực tiếp đối với nền
kinh tế.
Ngày 24-5-1990, nhà nước ban hành 02 pháp lệnh “pháp lệnh ngân hàng
nhà nước và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”
có hiệu lực thi hành năm 1990 đó là bước tiến quan trọng trong việc hợp pháp
hóa hoạt động ngân hàng nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác
ngân hàng, thực hiện hai pháp lệnh đó hệ thống tổ chức ngân hàng được bố trí
lại theo yêu cầu của chức năng nhiệm vụ mới, Phân định rõ rãng hai cấp : cấm
quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô do ngân hàng nhà nước đảm nhiệm cấm kinh
doanh tác nghiệp với tư cách là các doanh nghiệp với tư cách là các doanh
nghiệp với nhiều thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt
động ngân hàng và dịch vụ ngân hàng do các ngân hàng thương mại các hợp
tác xã tín dụng và các công ty tài chính đảm nhiệm. đồng thời xây dựng lại hệ
thống chính sách chế độ và cơ chế nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng thanh toán và
phương thức quản trị điều hành để đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ hệ
Trang 3
thống ngân hàng theo đúng pháp lệnh nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị
trường
( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 209 ÷ 214)
II. VỊ TRÍ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG BỘ
MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thành lập với tư cách là một cơ
quan ngang bộ trong bộ máy quản lý của nhà nước thuộc sở hữu nhà nước và
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân
hàng.
Gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới của đất nước,
ngân hàng nhà nước cũng ngày càng khẳng định vị trí của mình, ngày nay đã

và đang tiếp tục đổi mới để đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng trung ương
trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. cho đến nay, vị trí của
ngân hàng Nhà Nước đã xác định trong pháp lệnh” Ngân hàng nhà nước” năm
1990: “ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gọi tắt là Ngân Hàng Nhà Nước, là
cơ quan của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) có chức năng quản lý
Nhà nước về họat động tiền tệ, là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 215, 216)
III. CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
Sau bảy năm pháp lệnh đi vào thực tế của cuộc sống, đã chứng minh vai
trò to lớn của 02 pháp lệnh nói trên đối với toàn bộ hoạt động tiền tệ tín dụng
và ngân hàng và đó là bước tiến quan trọng việc luật pháp luật hóa hoạt động
ngân hàng. Tuy nhiên, nhằm đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động ngân
hàng, trên cơ sở khắc phục những hạn chế của pháp lệnh, ngày 26-12-1997,
Trang 4
chủ tịch nước đã công bố “ luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, trong đó
khẳng định lại và quy định rõ chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam là
thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Là ngân hàng
phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ
tiền tệ cho chính phủ, với các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
 Trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước :
• Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước.
• Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình
Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến
lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;
• Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng theo thẩm quyền;

• Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng,
trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép
hoạt ngân hàng các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia tách,
hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
• Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; Xử lý các
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, họat động ngân hàng theo thẩm
quyền.
• Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy
định cảu chính phủ
• Chủ trì và theo dõi kết quả thực hiện các cân thanh toán quốc tế.
• Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Trang 5
• Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
theo quy định của pháp luật.
• Đại diện cho cộng Hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tại các tổ chức tiền tệ
và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính
phủ ủy quyền;
• Tổ chức đào tạo, bòi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
 Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương :
• Tổ chức in, đúc, bảo quản,vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát
hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền;
• Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương
tiện thanh toán cho nền kinh tế;
• Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
• Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
• Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán,
quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
• Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc Nhà nước;
• Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.

( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 227 ÷ 230)
IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ, ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
• Hệ thống tổ chức. Gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế hệ thống tổ
chức ngân hàng Nhà nước đã được bố trí, sắp xếp và đang từng bước hoàn
chỉnh theo yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng trung
ương trong nền kinh tế tiền tệ có sự quản lý của Nhà nước.
Trang 6
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một pháp nhân, đặt trụ sở tại Thủ đô
Hà Nội và có các chi nhánh trực thuộc đặt tại các tỉnh, thành phố và đặc khu
trong cả nước.
Tại trụ sở ngân hàng Trung ương, bộ máy tổ chức được bố trí theo từng
khối : Khối nghiên cứu, hoạch định các chính sách, tiền tệ,v.v… ; Khối thanh
tra, kiểm soát, khối kế toán, thanh toán, xử lý thông tin, khối hậu cần,v.v…
phù hợp với yêu cầu thực hiện vai trò một tổ chức ngân hàng và các tổ chức
tín dụng. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng trực thuộc được bố trí cơ cấu tổ
chức của chi nhánh cho phù hợp với chức trách của một ngân hàng Nhà nước
tịa địa phương.
Họat động ngân hàng Nhà nước đặt dưới quyền điều hành của Thống đốc
ngân hàng Nhà nước – Thành viên của Hội đồng chính phủ. Giúp việc cho
Thống đốc có một số phó thống đốc, trong đó có một phó thống đốc thường
trực.
Thống đốc ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Triệu tập
và chủ tọa các phiên họp; điều hành hoạt động của ngân hàng nhà nước;
Quyết định tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc
ngân hàng Nhà nước, Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, các qui
định của ngân hàng Nhà nước; Ký kết những điều ước quốc tế và hợp đồng
tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng trong phạm vi quyền hạn
Nhà nước giao; Khởi kiện các vụ kiện dân sự, đề nghị khởi tố vụ án hình sự
liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

trình thủ tướng chính phủ báo cáo hàng năm về hoạt động của ngân hàng nhà
nước.
Căn cứ theo luật ngân hàng nhà nước Việt Nam,, chính phủ thành lập
Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tư vấn cho chính phủ trong
Trang 7
việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của chính phủ về
chính sách tiền tệ.
Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia gồm : Chủ tịch là một phó
thủ tướng chính phủ, Ủy viên thường trực là thống đốc ngân hàng nhà nước,
các ủy viên khác là đại diện Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, các bộ,
ngành hữu quan khác và các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng.
Nhiệm vụ và quyền hạn cuả hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
do chính phủ quy định.
( Sách tiền tệ ngân hàng – Trang 234 ÷ 236 )
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
I. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của NHNN Việt Nam hiện
nay:
Một là, số đông người dân, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng
làm quen với dịch vụ ngân hàng tiện ích, tin tưởng vào ngân hàng. Tăng khả
năng tiết kiệm và sử dụng tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng vừa an toàn, vừa
có lãi, vừa được hưởng các tiện ích khác. Không chỉ mở tài khỏan thanh toán,
mở tài khoản thanh toán, mở tài khoản sử dụng thẻ mà còn gửi tiết kiệm và
các kỳ hạn khác nhau. Đây là xu hướng văn minh, tiến bộ của nền kinh tế, cho
phép giảm tỷ trọng thanh toán bằng biền mặt thanh toán thẻ, thanh toán điện
tử liên ngân hàng…. Ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.
Hai là, về nguyên lý cũng như thực tiễn, vốn đầu tư cho nền kinh tế của
hệ thống ngân hàng thời kì này sẽ tạo ra tăng trưởng ở thời kỳ sau, ít nhất là 6
tháng. Như vậy trong các tháng cuối năm cũng như năm 2008 và các năm tới
có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có tốc độ phát triển cao

Trang 8
không chỉ dư vốn cho vay của hệ thống ngân hàng mà còn do tốc độ chu
chuyển vốn trong thanh toán, khả năng huy động vốn để đáp ứng cho các
kênh đầu tư khác: đầu tư trên thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, thành lập quỹ đầu tư và doanh nghiệp
Ba là, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và cạnh
tranh rất sôi động sau 1 năm nền kinh tế nước ta gia nhập WTO. Cụ thể màng
lưới của các ngân hàng được mở rộng với tốc độ rất nhanh đến gần dân, tiện
lợi cho doanh nghiêp. Công nghệ ngân hàng đang sử dụng và chuẩn bị được
lắp đặt ở vào trình độ hiện đại của thế giới.
Quy mô vốn điều lệ và năng lực tài chính của các ngân hàng được nâng
cao lên rõ rệt. Trình độ quản trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực được
cải thiện. Các quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác… giữa các ngân hàng
thương mại trong nước với các tập đoàn tài chính lớn của thế giới, với các
doanh nghiệp khác của Việt Nam theo hướng hình thành tập đoàn kinh doanh
đa năng… ngày càng chặt chẽ.
II. Thực trạng phát triển của NHNN Việt Nam
1. Sôi động dòng vốn qua Ngân hàng
Năm 2007 còn gần 2 tháng nữa mới kết thúc, nhưng dòng vốn chu
chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và vượt
xa dự báo từ đầu năm của các nhà quản lý và quản trị ngân hàng cho thấy
những diễn biến tích cực và rất đáng mừng của nền kinh tế ở thời điểm hiện
tại cũng như trung và dài hạn
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất và sôi động nhất
cả nước, tính đến hết tháng 10-2007, tổng nguồn vốn huy động của các ngân
Trang 9
hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn đật 437.000 tỷ đồng, tăng
53% so với cuối nămg 2006 và tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước. Đây
là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay.
Trong số đó thì vốn huy động bằng nội tệ đạt 322.706 tỷ đồng, vốn huy

động ngoại tệ quy đổi đạt 114.294 tỷ đồng, chiếm 26,1%. Dự báo đến hết năm
2007, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt
460.000 – 465.000 tỷ đồng, tăng 62-65% so với cuối năm 2006. Tại Hà Nội,
tính đến hết tháng 10-2007, tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng
thương mại và Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 326.624 tỷ
đồng, tăng 34,54% so với cuối nămg 2006, đây là mức tăng lớn nhất trong
nhiều năm.
Dự báo đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ đạt 350.000 –
355.000 tỷ đồng, tăng 42 – 44% so với cuối năm 2006. Đây là mức độ tăng
trưởng cao ngoài dự kiến từ đầu năm của hầu hết các ngân hàng.
Về sức hấp thụ vốn cho tăng trưởng kinh tế qua điển hình ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh cũng cho những diễn biến ngoài dự đoán. Cũng tính
đến hết tháng 10-2007, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại và
tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 345.000 tỷ
đồng, tăng 50% so với cuối năm 2006 và tăng 63% so với cùng kỳ này năm
trước.
Phân theo tiền tệ thì dư nợ cho vay bằng nội tệ đạt 241.155 tỷ đồng, dư
nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 103.445 tỷ đồng. Phân theo kỳ hạn thì dư nợ cho
vay ngắn hạng đạt 209.647 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn đạt 135.353 tỷ
đồng. Do tỷ giá ổn định, lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ bằng 50%-60% mức lãi
suất cho vay nội tệ nên nhiều doanh nghiệp thích vay vốn ngoại tệ hơn, ngược
Trang 10
lại người gửi tiền thì thích gửi bằng nội tệ hơn vì lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn
của nội tệ cao gấp 2 lần tiền gửi ngoại tệ.
Tại Hà Nội, dư nợ cho vay cũng tăng với tốc độ rất lớn. Tính đến hết
thán 10-2007, tổng dư nợ cho vay đạt 163.838 tỷ đồng, tăng 37,44% so với
cuối năm 2006. Dự báo đến hết năm 2007, dư nợ cho vay sẽ đạt 171.000 –
174.999 tỷ đồng, tăng 45% - 48% so với cuối năm trước. Đây cũng là mức
tăng cao nhất từ trước đến nay và vượt xa nhiều so với dự báo từ đầu năm của

các ngân hàng.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có mức tăng dư nợ tới 55% đến
65%. Về cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn, cho vay ngắn hạn đạt 100.089 tỷ
đồng, tăng 33,50% và dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 63,749 tỷ đồng, tăng
44,10%. Tín dụng trung dài hạn tăng cao hơn ngắn hạn chứng tỏ nhu cầu vốn
đầu tư chiều sâu, đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà
xưởng, lắp đặt trang thiết bị mới và hiện đại tăng lên.
Một nguyên nhân khác, vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, vốn cho vay mua nhà chung cư, mua ôtô,
phương tiện vận chuyển, máy móc,thiết bị thi công, xây dựng khách sạn, văn
phòng cho thuê, trung tâm thương mại, siêu thị…. Cũng tăng cao.
Về cơ cấu dư nợ theo tiền tệ, dự nợ cho vay bằng nội tệ đạt 100.092 tỷ
đồng, tăng 38.8% và dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 34.72%. Nguyên nhân dư nợ
cho vay nội tệ cao hơn ngoại tệ cũng tương tự như ở thành phố Hồ Chí Minh.
Không chỉ riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà trong cả nước, nhất
là những tỉnh, thành phố lớn, có tốc độ công nghệ hoá nhanh,… các luồng
vốn huy động, thanh toán, cho vay… của hệ thống ngân hàng cũng có tốc đô
tăng trưởng cao ngoài dự kiến.
()
Trang 11
2. Việt Nam đủ điều kiện vay vốn dành cho các nước có thu nhập
trung bình:
Ông Robert B.Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới, hôm nay tuyên bố,
Việt Nam đã đủ didều kiện để tiếp cận nguồn tài chính của Ngân hàng thế
giới (WB) cho các nước có thu nhập trung bình.
Ông Robert B.Zoellick nói: “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng
ghi nhận trong thập kỷ qua về giảm nghèo, và nhóm Ngân hàng thế giới cam
kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ đối tác tốt đẹp với Việt Nam khi Việt
Nam đang tiến lên con đường phát triển bền vững cho mọi người”.
Ông Zoellick cũng cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam vào mùa hè

vừa qua, ông đã tận mắt chứng kiến quyết tâm của Việt Nam nhằm phát huy
những thành công đã đạt được, và WB đang chuẩn bị trợ giúp cho những nỗ
lực này bằng cả hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật.
Tại cuộc họp báo trực tuyến giữa Washington và Hà Nội sáng nay, ông
Ajay Chhiibber, Giám đốc WB tại Việt Nam, cho biết Việt Nam được WB
công nhận có đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và
phát triển (IBRD). Đây là nguồn tín dụng có lãi suất thấp nhất đối với các
khoản cho vay thương mại dành cho các nước đang phát triển.
Nguồn vốn này nhằm giảm nghèo tại các nước có thu nhập trung bình và
các nước đang phát triển nhưng có độ tin cậy tín dụng, thông qua việc khuyến
khích phát triển bền vững qua các khoản vay, bảo lãnh tín dụng, quản lý rủi
ro, và dịch vụ tư vấn và phân tích. Các khoản vahy IBRD cũng ưu đãi hơn
điều khoản của các khoản vay tương tự cho các nước có thu nhập trung bình
trên thị trường tài chính quốc tế.
Theo ông Chhibber, nguồn vốn này sẽ bổ sung cho hỗ trợ tài chính từ
nguồn tài chính của WB cho các nước có thu nhập thấp là Hiệp hội Phát triển
quốc tế (IDA) mà Việt Nam hiện đang được hưởng.
Trang 12
Việt Nam đã được vay hơn 7 tỷ USD của IDA từ năm 1993, khi đó tỷ lệ
nghèo của Việt Nam đang là 58%. Đến năm 2004, tỷ lệ này đã giảm xuống
còn 20%. GDP bình quân đầu người đã tăng nhanh, từ dưới 200 USD/người
vào năm 1993 lên 835 USD/người năm 2007.
Mặc dù Việt Nam hiện vẫn chưa là nước có thu nhập trung bình, nhưng
ông Chhibber cho biết, trước khi đưa ra quyết định này WB đã thành lập một
nhóm nghiên cứu rất kỹ các điều kiện của Việt Nam, và nhóm này đã đưa ra
kết luận “Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhapạ trung bình trong thời gian
tới”.
Ông Chhibber cho biết, các khoản vay IBRD vẫn áp dụng các chính sách
về an toàn vốn như các khoản vay khác của WB. Tuy nhiên, ông tin tưởng
Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các khoản vay này.

Ông Chhibber cũng cho biết, mỗi năm WB sẽ đánh giá kết quả của các
khoản cho vay. Nếu các nguồn vốn vay thật sự hiệu quả thì Việt Nam sẽ được
nhận nhiều vốn vay hơn.
Việt Nam đang tăng trưởng nhanh khiến nhu cầu vốn lớn (khoảng 30%
GDP) để đáp ứng mục tiêu phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Việt Nam
cũng đang gặp phải nhiều thách thức, trong đó nhu cầu cải thiện khuôn khổ
chính sách về thể chế cho kinh tế thị trường, bảo đảm hoà nhập xã hội, giải
quyết các vấn đề môi trường và chống tham nhũng. Việc xây dựng cơ sở hạ
tầng cơ bản và phát triển nguồn năng lượng, nâng cấp giáo dục đại học và cải
thiện môi trường kinh doanh cũng rất quan trọng để phát triển bền vững. Hỗ
trợ tài chính của WB sẽ là nguồn hỗ trợ quan trọng và cần thiết để giải quyết
những thách thức trên.
(Theo WB: Theo nhân dân )
3. Những thành tích nổi bậc:
Trang 13
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã và đang chấp cánh cho nền kinh tế
tăng trưởng. Trong những năm qua, hệ thống tài chính – tiền tệ của nước ta đã
phát triển và đổi mới liên tục, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát
triển, xoá đói giảm nghèo. Một hệ thống tài chính – tiền tệ đã hình thành, đáp
ứng ngày càng có hiệu quả hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nhu cầu
kinh doanh của doanh nghiệp, nông dân cũng như nhu cầu thanh toán và tiêu
dùng của dân cư.
Nếu như trong những năm 1990, độ sâu tài chính mức độ tiền tệ hoá của
nền kinh tế còn thấp thì trong những năm gần đây đã nhanh chóng tăng lên và
đạt mức trung bình của các nền kinh tế có mức thu nhập tương đương.
Thành tích nổi bậc của Ngân hàng nhà nước được thể hiện trên các mặt
sau:
Tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành 2 Luật về Ngân hàng: Xây
dựng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến 2010 trình Bộ Chính trị
thông qua. Thể chế hoá 2 Luật về Ngân hàng vầ các văn bản của Chính phủ.

Đồng thời, xây dựng và ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách về hoạt
đồng tiền tệ – ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho họat động của Ngân hàng
Nhà nước và các Tổ chức tín dụng
Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chương trình cải cách toàn diện hệ thống
ngân hàng, nằm đảm bảo đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Ngân hàng
Nhà nước đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại các Ngân
hàng thương mại nhà nước, củng cố chấn chỉnh các Ngân hàng thương mại cổ
phần và QTDND. Đến nay các TCTD đã có bước phát triển mới, họat động
lành mạnh, hiệu quả hơn. Hàng lọat cơ chế, chính sách mới phù hợp với thông
lệ và chuẩn mục quốc tế đã và đang thực hiện có hiệu quả tại các TCTD.
Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nứơc và các TCTD
thực hiện công khai, minh bạch về tài chính và kết quả họat động. Kiên quyết
Trang 14
khắc phục tình trạng yếu kém,xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện
đại, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Ngân hàng nhà
nước đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, cơ bản đã khắc phục
được tình trạng yếu kém, khó khăn của các Tổ chức tín dụng. Đến nay, khối
ngân hàng thương mại cổ phần đang họat động hiệu quả, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
- Đổi mới cơ bản phương pháp điều hành chính sách tiền tệ, từ
việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, sang điều hành bằng các công cụ
gián tiếp một cách linh họat, thận trong, theo tín hiệu thị trường, đồng thời
trao quyền tự chủ họat động kinh doanh cho các TCTD. Điều hành lãi suất
gắn với diễn biến lạm phát và tỷ giá ngọai tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Lãi suất được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của nhà nứơc.
Bằng họat động nghiệp vụ thông minh. Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng
hiệu quả, đảm bảo an toan, tránh được rủi ro, và không ngừng sinh lời, phát
triển. Đến nay, Quỹ dự trữ ngoại hối đã tăng 40 lần so với năm 1991, đáp ứng
từ 10 đến 12 tuần nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông qua Quỹ

dự trữ ngoại hối, đã thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ,ổn định giá trị đồng Việt Nam, bình ổn tỷ giá, can thiệp thị
trường khi cần thiết, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô.
- Mở rộng mạng lưới nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong
nước, đầu tư phát triển nền kinh tế. Nhờ phát triển mạnh các dịch vụ, tiện ích
Ngân hàng như: thanh toán, cải tiến thủ tục hành chính, đổi mới phong cách
giao dịch, tăng cường các biện pháp huy động vốn, ngành Ngân hàng đã huy
động được hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào những chương trình kinh tế
trọng điểm có ý nghĩa xương sống của nền kinh tế. Tốc độ tăng bình quân
Trang 15
nguồn vốn huy động hằng năm trên 24%, trong đó vốn trung và dài hạn chiếm
trên 30%. Do thực hiện tốt công tác huy động, việc cho vay đã mở rộng đến
mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong
những năm qua đạt trên 22%. Trong đó, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước chiếm tỷ lệ 40%. Hầu hết các chương trình , công trình dự án
quan trọng khác của nhà nước. Đặc biệt, ngành Ngân hàng đã dành nguồn vốn
đáng kể để đầu tư phục vu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tạo việc làm cho hàng triệu lao động, hỗ trợ tích cực trực tiếp cho công cuộc
xóa đói giảm nghèo, với thành tựu nổi bật cho cộng đồng quốc tế đáng giá.
- Chủ động đề xuất các giải pháp chính phủ và bộ chính trị ngăn
chăn có hiệu quả tác động xấu của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị xã hội. Họat động kinh doanh của các
tổ chúc tín dụng ngày càng có hiệu quả và đóng góp to lớn vào công cuộc xây
dựng phát triển đất nước. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, vốn Ngân hàng
luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong các tổ chức kinh tế, vì vậy Ngân hàng trở
thành điểm tựa vững chắc cho các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Chỉ tính 10 năm

trở lại đây, ngành Ngân hàng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục
nghìn tỷ đồn. Ngoài ra các tổ chức tín dụng đã giảm hàng trăm tỷ đồng tiền lãi
cho khách hàng mỗi năm, vốn ngân hàng đã góp phần vực dậy hàng trăm
doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản trở lại kinh doanh có hiệu quả, đóng
góp tích cực cho ngân sách nhà nước.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao về
chương trình xóa đói giảm nghèo; cho vay về chương trình xóa đói giảm
nghèo; cho vay chương trình phát triển đồng bằng sông Cửu Long; cho vay
Trang 16
khắc phục hậu quả thiên tai; cho vay ưu đãi về lãi suất khu vực núi,hải đảo;
lập quỹ tín dụng đào tạo ngày cảng mở rộng để cho sinh viên, học sinh vay
tiền ăn học với thời gian 10-15 năm, lãi suất bằng 50% lãi suất thương mại
thông thường, trong thời gian đi học không thu lãi.
- Hiện đại hóa Ngân hàng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm
trong 10 năm trở lại đây. Để tồn tại, phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa
hiện nay, ngành Ngân hàng đã không ngừng đổi mới công nghệ tiên tiến và
đưa các dịch vụ mới vào họat động. Nếu như trước đây, việc thanh toán qua
thẻ, hay gửi tiền một nơi rút ra nhiều nơi còn rất xa lạ với công chúng Việt
Nam, thì ngaỳ nay đã trở thành phương tiện thanh toán thông dụng trong đời
sống kinh tế –xã hội. Hiện đại hóa các phương tiện thanh tóan là mục tiêu của
toàn ngành, nhờ đó tiết giảm được chi phí cho họat động sản xuất kinh doanh,
tiết kiệm được chi phí cho họat động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được các
chi phí xã hội khác đồng thời đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn. Với trình độ
và côn nghệ thanh toán tiên tiến hiện nay, luôn đảm bảo cho các họat động
kinh tế diễn ra thông suốt, cả trong và ngoài nước
- Mở rộng, tăng cường họat động đối ngoại và hợp tác quốc tế với
các Ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới theo hướng đa phương
hóa và đa dạng hóa, nâng cao sức cạnh tranh tiến đến hội nhập quốc tế. Duy
trì tốt quan hệ với các tổ chức tài chính – Ngân hàng quốc tế như
IMF,WB,ADB… tham gia Hiệp hội ngân hàng các nước ASEAN. Đến nay

Ngân hàng Việt Nam đã có quan hệ giao dịch với trên 2.0000 Ngân hàng và
tổ chức Tài chính của hơn 100 nước và tổ chức quốc tế trên thế giới. Ngân
hàng Nhà nước đã làm tốt nhiệm vụ cơ quan đại diện cho chính phủ tại các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi
dài hạn để đổi mới hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Đặc biệt
đã thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả đối với Cách mạng và Ngân hàng các
Trang 17
nước Lào, Cam puchia và Cuba. Ngân hàng Việt Nam đã giúp đỡ ngân hàng
hai nước Lào và Campuchia đào tạo hàng ngàn cán bộ có trình độ từ đại học
trở lên, đồng thời cử hàng trăm chuyên gia có kinh nghiệm sang giúp đỡ tại
chỗ về xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy Ngân hàng, hoạch định chính sách
tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ Ngân hàng, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cho 2
nước Lào, Campuchia.
- Xây dựng hệ thống đào tạo chính quy hiện đại, đáp ứng đòi hỏi
trong giai đoạn phát triển mới của ngành và xã hội. Xây dựng tổ chức Đảng
và các tổ chức chính trị đòan thể vững mạnh. Tăng cường giáo dục chính trị
tư tưởng, khắc phục các mặt yếu kém và khuyết điểm, tổ chức tốt các phong
trào thi đua và các họat động xã hội trong toàn và các họat động xã hội trong
ngành. Động viên toàn hể các bộ công nhân viên chức đòan kết tương trợ lẫn
nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong thời kỳ cách mạng.
- Với thành tựu đạt được trong 10 năm qua, ngành ngân hàng đã
được Đảng và nhà nứơc ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: 1 huân
chương Sao vàng, 10 đơn vị được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động,
25 danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 1 Huân chương Hồ Chí minh
(1996); 3 huân chương độc lập hạng nhất; 1 huân chương độc lập hạng nhì; 6
huân chuo7ng độc lập hạng ba; 1 huân chương chiến công hạng 3; 16 huân
chương lao động hạng nhất; 44 huân chương lao động hạng nhì; 263 huân
chương lao động hạng 3; 32 cờ thi đua của Chính phủ và hàng trăm bằng khen
của thủ tướng Chính phủ … Ngoài ra được các Bộ, Ngành đoàn thể và
UBND Tỉnh, Thành phố tặng thưởng hàng nghìn bằng khen va huy chương

các loại .
III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG
Trang 18
Do ngân hàng vẫn là một lĩnh vực hoàn toàn mở trong các cam kết hội
nhập quốc tế nên nhiều chuyên gia đã cho rằng, giới nhà băng cần tăng tốc đề
nâng cao năng lực cạnh tranh hơn bất cứ một ngành nghề nào.
Đã qua rồi cái thời khối quốc doanh độc quyền “làm mưa, làm gió” trên
thị trường. Giờ đây, thị trường liên ngân hàng không chỉ đa dạng và giàu tính
cạnh tranh bởi sự nắm giữ thị trừơng của các tổ chức tài chính quốc tế (khối
NHTMCP), nhất là xu hướng sắp xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước
ngoài. Những điều này cũng đang đe dọa làm xáo trộn các cơ cấu thị phần
tiền tệ trên thị trường.
Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn các quy định về việc
khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, giá trị giao dịch, dịch vụ các ngân hàng
nước ngoài ngay trong năm 2008. Như vậy, sau khi thực hiện các cam kết tại
hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của hiệp hội các
nước ASEAN, giới ngân hàng Việt Nam sẽ không còn nhiều thời gian trong
cuộc cạnh tranh ngay trong sân nhà.
Thực tế, ngân hàng chưa hẳn là lĩnh vực chậm cải cách trong nền kinh tế
nước ta. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, một trong những thách thức
lớn nhất trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế chính là ở trình độ phát
triển còn yếu kém, tiềm lực tài chính hạn chế, công nghệ cũng như những vấn
đề quản trị vẫn còn thua kém của nước ta. Tới nay, bình quân tổng khối lượng
tài sản của khối NHTM quốc doanh vẫn chỉ xoay quanh con số xấp xỉ
160.000 tỷ đồng – khoảng hơn 10 triệu USD. Trong khi đó, chỉ một ngân
hàng cỡ trung bình trong khu vực cũng đã sở hữu vốn tự có gấp vài ba lần con
số này.
Trong khi với các ngân hàng nước ngoài, điểm mạnh chủ đạo của họ vẫn
là dịch vụ, thì tại Việt Nam, sự nghèo nàn và thiếu cơ động ở các sản phẩm,
hạng mục đầu tư vẫn chưa thực sự nâng tầm. Theo đánh giá của các chuyên

Trang 19
gia chuyên ngành, việc vẫn còn thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn
quốc tế, từ quản trị tới kiểm toán…. Chính là lý do lớn nhất của vấn đề này
1. Những vấn đề quan tâm, tháo gỡ để thúc đẩy hoạt động ngân hàng
tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Có lẽ khẳng định, năm 2006 là năm thành công nhất của ngành Ngân
hàng Việt Nam từ trước tới nay. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua sự phát
triển vượt bậc cả về quy mô cũng như chất lượng hoạt động của hệ thống các
tổ chức tín dụng và ngân hàng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các
nhà đầu tư trong và ngòai nước. Nguyên nhân của thành công này một phần
do thời cơ mang laịi từ sự phát triển, hội nhập của đất nước, từ chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, một phần do
tinh thần nỗ lực của bản thân các ngân hàng trong việc chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định và hành lang pháp lý về hoạt độn
ngân hàng tiếp tục được đổi mới, hòan thiện đã tạo môi trường hoạt động
thuận lợi và bình đẳng cho các tổ chức tín dụng, nhất là đối với các ngân hàng
thương mại cổ phần.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB Nguyễn Đức Kiên, có 3 sự
đổi mới trong cơ chế chính sách ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ACB
trong thời gian qua là cơ chế bảo hiểm giá vàng, quy định về việc mở chi
nhánh ngân hàng thương mại (Quyết định 888) và quy định về phân loại nợ,
trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng (Quyết định 493).
Từ khi có chính sách mới về cơ chế bảo hiểm giá vàng, năm nào ACB bán
vàng ra cũng có lãi (trước kia ACB thường bị lỗ khi bán vàng huy động tiết
kiệm để lấy tiền đồng cho vay). Trong vòng 11 năm ACB mới có 24 chi
nhánh (mỗi lần mở chi nhánh phải xin đến 18 con dấu, 18 chữ ký), từ sau khi
có Quyết định 888, trong vòng 2 năm ACB đã thành lập được 50 chi nhánh
Trang 20
đưa số huy động tiết kiẹm dân cư của ACB từ 7.000 tỷ đồng lên 31.000 tỷ,

gần đuổi kịp huy động tiết kiệm của ngân hàng thương mại nhà nước. Mặc dù
có một số ý kiến cho rằng có những khó khăn, vướng mắc trong việc thực
hiện Quyết định 888, nhưng ACB rất ủng hộ quyết định này. Tương tự, đối
với Quyết định 493, cũng có một số ý kiến cho rằng có nhiều vấn đề cần sửa
đổi, bổ sung, nhưng thực tế quyết định này đã giúp ngân hàng thương mại
phân loại nợ chính xác và cụ thể hơn.
Các ngân hàng thương mại đã có sự chuẩn bị cho tiến trình hội nhập như
tăng năng lực tài chính, tiếp tục đổi mới công nghệ, đa dạng hóa các hoạt
động dịch vụ, từng bước áp dụng theo các chuẩn quốc tế, mở rộng mạng lưới,
thành lập các công ty con, thâm nhập tài chính vào các thành phần kinh tế, các
ngành kinh tế, gắn kết với các tập đòan tài chính có tiềm lực… Đây chính là
sự khôn khéo và nhạy bén của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua.
Với những nỗ lực vượt bậc của các ngân hàng, trong năm 2006, các chỉ số
hoạt động của các ngân hàng thương mại đều tăng trưởng ở mức độ cao, trong
đó những ngân hàng tăng gấp đôi (ACB), nhờ đó trái phiếu và cổ phiếu của
các ngân hàng được nhà đầu tư rất quan tâm. Trong nỗ lực chung của các
ngân hàng, phải kể đến nỗ lực của những ngân hàng nhỏ, mới thành lập trong
việc tìm kiếm đối tác chiến lược để tăng vốn và có những ngân hàng đã tăng
từ 2-3 lần vốn điều lệ ban đầu.
Mặc dù hệ thống Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, hiệu quả trong năm
2006 những để tiếp tục duy trì được sự phát triển này trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tổ chức thương mại lớn
nhất thế giới với sự tham gia của 150 nước chiếm 90% dân số, 95% GDP và
kim ngạch xuất khẩu của thế giới, ngành Ngân hàng còn rất nhiều việc phải
làm.
Trang 21
Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho rằng,
có 3 vấn đề cần phải triển khai mạnh mẽ đối với hoạt động ngân hàng trong
thời gian tới, đó là vấn đề xây dựng Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng
Trung ương hiện đại, cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước và mở cửa

thị trường tài chính (qua 2 cánh cửa: sự xuất hiện của các tập đoàn tài chính
quốc tế tại Việt Nam và mở cửa từng bước giao dịch vốn). Ngân hàng nhà
nước cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật ngân hàng Trung ương và hòan
thiện hệ thống giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa để biến nó trở thành công
cụ giám sát sắc bén, đáp ứng nhu cầu mở cửa, cải cách và hỗ trợ các ngân
hàng thương mại hoạt động an tòan trong điều kiện hội nhập.
2. Cần có sự liên kết:
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, DN Việt Nam vẫn yếu về liên kết,
đối tác với Ngân hàng trong nước điều này là không ngoại lệ.
Tính đến hết tháng 8-2007, cả nước có khỏang 6,5 triệu tài khỏan thẻ các
loại do 20 NHTM phát hành và thanh toán, được sử dụng trên 4.000 ATM, số
lượng ATM so với người dân như vậy là quá ít. Hơn nữa, số lượng má ATM
lại chủ yếu chỉ đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Số máy ATM này lại không được
liên kết với nhau mà chia thành 4 mạng ATM, hoạt động độc lập với nhau.
Ông Trần Phương Bình cho rằng, Chỉ thị 20 sẽ gặp nhiều khó khăn khi
triển khai thực hiện vì năng lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều
hạn chế. Có rất nhiều vấn đề cần bàn về năng lực của hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Nếu nói về dịch vụ thẻ ATM, hiện nay, Việt Nam quá thiếu máy ATM,
đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Theo ông Đặng Mạnh Phổ, Tổng giám đốc
Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (Banknet VN), hệ thống máy ATM
chỉ đa số tập trung ở các thành phố lớn, còn ở các khu vực nông thông, vùng
sâu vùng xa đều chưa có nhu cầu về thẻ ATM nên các ngân hàng không chú
Trang 22
trọng đầu tư. Đó là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất
là việc kết nối thẻ giữa các ngân hàng với nhau.
Ông Phổ cho rằng, việc thành lập nhóm kiểu như vậy vẫn gây bất tiện
cho khách sử dụng thẻ ATM vì mỗi nhóm chỉ có thể đặt máy ATM ở một vài
khu vực mà không phải là ở tất cả mọi nơi. Bởi vậy, vấn đề kết nối luôn là bài
toán khó cần phải có thời gian để có lời giải của hệ thống ngân hàng nói
chung và mỗi ngân hàng nói riêng.

Muối giải quyết bài toán nà lại phải giải được bài toán về công nghệ và
sự phối hợp giữa các ngân hàng mà trước hết, cần phải xử lý sự khác biệt về
công nghệ để quy về một chuẩn chung.
Tuy nhiên, theo ông Phổ việc kết nối là trong tầm tay bởi Banknet VN đã
sẵn sàng về mặt công nghệ. Tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã cho
Banknet VN làm Trung tâm bù trừ quốc gia, và đến cuối năm 2008, việc kết
nối các ngân hàng có phát hành thẻ qua Banknet VN sẽ hòan tất. Vấn đề còn
lại là mỗi ngân hàng có mong muốn kết nối hay không mà thôi.
3. Những tồn tại và thách thức.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, đến năm 2010, vượt qua
ngưỡng nước có thu nhập thấp (mức hiện nay là GDP dưới 735 USD), hệ
thống tài chính – tiền tệ phải có sự phát triển vượt bậc cả về lượng lẫn về chất.
Với hệt số ICOR hiện nay khoảng 4.7, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 8-
9% năm, hàng năm phải đầu tư 37-42% GDP, trong đó phần vốn trong nước
phải có vai trò quyết định.
Kinh tế Việt Nam rất cần vốn để đầu tư phát triển, song số vốn ít ỏi trong
nền kinh tế cũng chưa được huy động đầy đủ và phân bố sử dụng có hiệu quả.
Những thiếu sót này liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng và quy
mô của hệ thống tài chính – tiền tệ.
Trang 23
Chừng nào các Tổng công ty lớn nhất chưa được cổ phần hóa và chưa
được ghi danh trên thị trường chứng khoán trong nước và trên thế giới để thu
hút vốn một cách nhanh nhạy và phân tán rủi ro, chừng đó hệ thống tài chính
Việt Nam vẫn phải dựa vào kênh ngân hàng thương mại là chủ yếu để huy
động vốn.
Trước hệt, cần phát triển hài hòa thị trường chứng khoán và hệ thống
ngân hàng, vì hệ thống chứng khoán cho phép chia sẻ lợi nhuận và phân tán
rủi ro với số lượng rất lớn người tham gia mua bán chứng khoán trong khi hệt
thống ngân hàng phải một mình chịu rủi ro khi cho vay. Phát triển thị trường
chứng khoán đòi hỏi những nổ lực rất cơ bản của hệ thống pháp luật về kế

toán, kiểm tóan, công khai, minh bạch; hệ thống giám sát và quản lý nhà nước
có tính chuyên nghiệp cao, trình độ phát triển của quản trị kinh doanh và một
hệ thống báo chí có trách nhiệm. Như vậy, việc phát triển hệ thống tài chính-
tiền tệ là một nhiệm vụ liên ngành, phức hợp đòi hỏi một quá trình nỗ lực liên
tục của nhà nước và doanh nghiệp.
Hệ thống ngân hàng thương mại tuy đã phát triển và được tăng vốn trong
những năm gần đây, song với các ngân hàng thương mại trong khu vực, vẫn
còn quá nhỏ bé về quy mô và thiếu kinh nghiệm trong các dịch vụ tài chính
quốc tế, phân tích thị trường và đánh gí dự án. Chất lượng tín dụng không
cao, chịu sự can thiệp nhiều mặt của chính quyền các cấp, tỷ lệ nợ xấu theo
tiêu chuẩn quốc tế còn cao. Các ngân hàng thương mại nhà nước chưa thực sự
tự chủ tài chính đầy đủ, các quyết định của ngân hàng chưa được thực hiện
theo các tiêu chuẩn hiệu quả của ngân hàng mà còn phải tuân theo những áp
lực ngòai ngân hàng. Trên thực tế, ngân hàng thương mại nhà nước phải gánh
chịu hậu quả của hoạt động yếu kém của doanh nghiệp nhà nước vốn là khách
hàng chủ chốt của các ngân hàng này. Do pháp luật về sở hữu chưa thật cụ thể
và rõ ràng, thủ tục của ngân hàng cần quá nhiều chữ ký và con dấu chỉ để bảo
Trang 24
đảm an tòan trước pháp luật chứ không tạo thuận lợi cho khách hàng. Chủ
trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện quá
chậm.
Hệ thống ngân hàng chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và thông lệ
công khai, minh bạch các kết quả hoạt động, hệ thống số liệu ít được công bố
thường xuyên và có hệ thống, như dự trữ ngoại tệ cũng được coi là bí mật
quốc gia. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế còn quá cao, hạn chế khả
năng giám sát lưu thông tiền tệ.
Chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước chưa được thực hiện tốt, một số hoạt động các Quỹ tín dụng
ưu đãi đầu tư trực thuộc Bộ Tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng. Tín
dụng ngòai hệ thống ngân hàng trong dân và các hoạt động tiền tệ phi chính

thức còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đồng tiền Việt Nam chưa có giá trị chuyển đổi
đầy đủ.
Chiến lược, chiến thuật cải cách và phát triển hệ thống tài chính – tiền tệ.
Do ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống tài chính-tiền tệ, việc mở
rộng, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động và hiện đại hóa hệ thống tài
chính-tiền tệ phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nâng cao năng lực của hệ
thống tài chính tiền tệ và tài khóa chung… Vì vậy, cải cách hệ thống pháp
luật, thực hiện cạnh tranh, áp dụng các chuẩn mực quốc tế là những chuẩn bị
cần thiết.
Mục tiêu là phải sớm xây dựng đồng bộ hệ thống tài chính – tiền tệ hiện
đại, có trình độ chuyên môn cao, có trình độ tương đương với khu vực. Hệ
thống tài chính tiền tệ phải bảo đảm hiệu quả, tăng trưởng lâu bền của nền
kinh tế và nhất thiết tránh được khủng hoảng tài chính tiền tệ. Điều đó, đòi
hỏi nỗ lực đồng bộ của Chính phủ, hệ thống tài chính tiền tệ và doanh nghiệp.
Trang 25

×