Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.02 KB, 14 trang )

Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vấn đề con người và việc sử dụng con người sao cho đạt được mục tiêu
công việc cần làm là rất quan trọng và cần thiết, sự thành bại của một công việc
thì điều đầu tiên quan trọng nhất đó là việc sử dụng con người. Trong thời đại
ngày nay để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Đảng thì giáo
dục-đào tạo đóng vai trò quyết định. Thực hiện tốt việc giáo dục đào tạo sẽ tạo ra
được những đội ngũ con người Việt Nam “ vừa hồng vừa chuyên” thì đòi hỏi đội
ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng. Tuy nhiên có
một đội ngũ giáo viên tốt mà không biết sử dụng, phân công hợp lý thì không
mang lại kết quả giáo dục cao được. Bởi vậy Bác Hồ từng nói “ Dụng nhân như
dụng mộc”.Nếu nhà quản lý biết cách sử dụng tốt đội ngũ thì sẽ đem lại kết quả
rất tốt đẹp đáp ứng được các yêu cầu của công việc được giao.
Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông khá đủ
nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà dẫn tới vừa thừa lại vừa thiếu , cơ cấu về đội
ngũ còn nhiều bất cập như số lượng không đáp ứng với nhu cầu , môn lại thừa
môn lại thiếu, chất lượng đội ngũ có độ vênh khá lớn cả về chuyên môn lẫn
phương pháp cũng như khả năng sư phạm vì chất lượng đầu ra của các trường sư
phạm không đồng đều, sự chênh nhau lớn về năng lực của giáo viên lớn tuổi và
giáo viên trẻ tuổi mới ra trường.
Trong thời đại mà nền kinh tế tri thức đang ngày một khẳng định vị trí
hàng đầu, khoa học kỹ thuật phát triển cao đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về nội
dung và phương pháp dạy học, sự vận dụng công nghệ , kỹ thuật tiên tiến vào
dạy học đòi hỏi sự năng động nắm bắt chiếm lĩnh công nghệ. Về vấn đề này
những giáo viên trẻ lại có lợi thế và năng động hơn các giáo viên lớn tuổi. Sản
phẩm của giáo dục là con người nên vấn đề đặt ra là phải tạo ra được những sản
phẩm tốt có chất lượng và không được có sản phẩm hỏng. Điều đó đặt ra nhiệm
vụ cho các nhà quản lý giáo dục phải làm tốt công tác của mình. Một trong các
công tác quản lý chính là phân công , sử dụng đội ngũ một cách khoa học và hợp


lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà đơn vị đặt ra.
Trong những năm học vừa qua đặc biệt trong hai năm học gần đây việc
thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường THCS Hòa Hiệp đã đạt được nhiều
thành tích đáng phấn khởi, cơ sở vật chất được đầu tư, đội ngũ giáo viên dần đi
vào ổn định, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng có sự tiến bộ rõ rệt,
để có sự tiến bộ đó đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường đã nổ lực cố gắng hết
sức đề hoàn thành công tác quản lý của mình.Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã
làm được thì vẫn còn một số hạn chế nhất định dẫn đến chất lượng giáo dục
chung của nhà trường còn thấp. Một trong số nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên là
việc sử dụng và phân công công việc cho cán bộ giáo viên công nhân viên trong
nhà trường vẫn còn một số hạn chế. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy và làm
công tác quản lý ở đơn vị thứ 3 này với kiến thức hiểu biết của mình tôi nhận
thấy nếu thực hiện tốt việc phân công công việc cho các thành viên trong nhà
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
1
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
trường nhất là đội ngũ giáo viên thì sẽ đêm lại kết quả to lớn, như chất lượng
giáo dục được nâng lên, tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển. Chính vì những lý do trên tôi xin có một vài đề
xuất nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn của nhà trường.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài.
Phân tích thực trạng phân công chuyên môn cho giáo viên của trường THCS Hòa
Hiệp năm học 2010-2011
Đề xuất một số biện pháp cải tiến việc phân công chuyên môn cho giáo viên của
nhà trường.
III. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
- Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng của bản
thân tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề : Một số biện pháp cải tiến trong công tác
phân công chuyên môn của trường THCS Hòa Hiệp trong năm học 2010-2011.

PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Các khái niệm liên quan đến đề tài:
Theo từ điển tiếng việt
-Cải tiến: một cái đã có làm cho tốt hơn
-Phân công: giao cho việc gì , làm ở nơi nào.
-Chuyên môn: một môn riêng của ngành khoa học, kỹ thuật.
Như vậy phân công giảng dạy cho gióa viên là quyết định quản lý của hiệu
trưởng hàm chứa một loạt các biện pháp , các hoạt động như: tuyển chọn, sử
dụng,phát triển và tạo điều kiện để các giáo viên,các tổ chuyên môn và toàn thể
hệ thống nhà trường hoạt động có hiệu quả nhằm phát huy tối đa năng lực , khả
năng, hạn chế đến mức thấp nhất nhược điểm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động
của nhà trường .Mục đích chung nhất của phân công chuyên môn là tiến hành các
hoạt động giảng dạy có hiệu quả tối ưu.
Phân công chuyên môn là một tổ hợp các kế hoạch phân công và sử dụng
nhân sự liên quan đến việc giảng dạy trong nhà trường như : phân công giảng
dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm, phân công các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác.
2. Cơ sở lý luận:
Vị trí và tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy cho giáo viên:
Nhà trường và các hoạt động giáo dục của nó là một hệ thống có tính tổ
chức cao. Trong hệ thống đó các thành tố có mối quan hệ chặt chẻ với nhau cùng
vận động và tác động qua lại nhằm hướng đến mục tiêu của từng cá nhân và cả
hệ thống. Tính tổ chức cao của hệ thống đòi hỏi vai trò điều khiển của hệ quản lý
phải tốt làm cho hệ thống phát triển. Hoạt động của hệ quản lý về thực chất là
những tác động có hệ thống đến các hoạt động của những thành viên nhằm làm
cho toàn hệ thống vận hành theo đúng đường lối quan điểm của Đảng và thực
hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động quản lý giáo dục thể hiện ở việc tổ
chức các hoạt động và phối hợp với các hoạt động của các lực lượng kiểm tra,

Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
2
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
điều chỉnh hoạt động của các lực lượng đó.Hoạt động này của hệ quản lý càng
hiệu quả thì kết quả giáo dục càng được đảm bảo ở mức độ cao.
Tổ chức lao động sư phạm có đặc thù riêng vì trong đó các mối quan hệ
nhân cách chi phối mạnh mẽ hoạt động của hệ thống, hoạt động của bộ máy lại
càng phức tạp và đòi hỏi ở trình độ cao. Mặt khác tác động đến tổ chức sư phạm
trường học không chỉ là những tác động từ nội bộ đến hệ thống mà các yếu tố
bên ngoài môi trường cũng ảnh hưởng đến tổ chức, những tác động trên yêu cầu
các nhà quản lý giáo dục ở trường học phải đặc hoạt động của tổ chức mình trong
môi trường xã hội và ngoài việc quan tâm đến các thành tố bên trong, không
được bỏ qua những yếu tố bên ngoài. Điều này có nghĩa khi thực hiện các chức
năng quản lý hiệu trưởng phải có tầm nhìn bao quát và chi tiết về toàn bộ hệ
thống lẫn môi trường xung quanh.
Thực tiễn đội ngũ giáo viên của chúng ta hiện nay có điểm mạnh là được
đào tạo khá cơ bản , có kiến thức chuyên môn vũng vàng , nhiệt tình trong công
tác …Bên cạnh đó đội ngũ của chúng ta hiên nay cũng bộc lộ nhiều điểm yếu
như về phương pháp giảng dạy vẫn chưa thực sự đổi mới, đội ngũ giáo viên lớn
tuổi có sức ì cao, ngại vận dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Các
giáo viên trẻ thì kỹ năng tổ chức và xử lý các tình huống giảng dạy còn yếu.
Nhưng trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước và xã hội nên
vị trí của giáo dục được đặt lên vị trí rất cao “ là quốc sách hàng đầu” , các biên
pháp nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp được thực hiện thường
xuyên, liên tục . Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cộng với sự yếu kém
của các bộ phận quản lý giáo dục đã ảnh hưởng lớn đến đến đội ngũ chúng ta
như: chạy theo chủ nghĩa thực dụng,,vì đồng tiền quên đi đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức của một số giáo viên xuống cấp chưa thể là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo…
Khi phân công giảng dạy cho giáo viên cần nắm được điểm mạnh, điểm

yếu, sở trường, hoàn cảnh, nhu cầu của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo niềm
tin trong nghề nghiệp , sự ổn định trong cuộc sống tạo điều kiện để giáo viên cố
gắng thể hiện mình trong tập thể sư phạm. Làm sao trong sự phân công phải lấy
sự vững vàng của giáo viên lớn tuổi bù cho sự chưa vững vàng của giáo viên trẻ,
lấy sự nhiệt tình của đội ngũ trẻ làm động lực học hỏi , nắm bắt cái mới của đội
ngũ lớn tuổi và lấy đó làm cơ hội để thoát lý bớt những cái lạc hậu, tiếp cận cái
mới, tiên tiến, tận dụng tối đa điểm mạnh và thời cơ đồng thời nhận thức rõ
những thách thức.
Tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ
không đồng đều , vì vậy khi phân công giảng dạy cần cân nhắc kỹ càng . Phân
công giáo viên là một việc quan trọng có tính nhạy cảm nhất vào đầu năm học
cũng như trong cả năm, nó thu hút sự chú ý của nhiều giáo viên, học sinh và cả
phụ huynh. Phân công,sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn. Ngược lại sẽ
phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng không tốt
đến các mặt hoạt động của nhà trường.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
3
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
Yêu cầu của hiệu trưởng khi phân công giáo viên:
Biết phân công sắp xếp ,sử dụng đúng người vào đúng vị trí công việc là
phát huy được tối đa khả năng , mặt mạnh, sở trường của mỗi người .Đó là việc
làm khó nhất của lãnh đạo. Nó liên quan đến sự hưng si, thành bại của nhà
trường.Chính vì vậy khi phân công giảng dạy mỗi người lãnh đạo phải dồn hết
tinh
thần ,sức lực vào công việc . Khi phân công người phân công cần nắm rõ các yêu
cầu sau:
+Quán triệt quan điểm phân công giáo viên đúng khả năng, chuyên môn
được đào tạo của mỗi giáo viên, tạo điều kiện phát huy hết khả năng, năng lực
của từng người nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo đội ngũ
chung cũng như đội ngũ nòng cốt cho từng bộ môn từ đó định hướng phát triển

đội ngũ chuyên môn của nhà trường. Khi phân công lãnh đạo cũng cần phải có
tầm nhìn bao quát chiến lược về mọi mặt, nắm vững lí luận quản lý, phải tin vào
khả năng tự vươn lên của từng giáo viên, phân tích đánh giá đúng tình hình nhà
trường , có quyết định dứt khoát và không định kiến với bất cứ người nào. Mọi
sự phân công đều hướng đến mục tiêu chung của nhà trường, đảm bảo đúng
nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên
Trong phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu chất lượng của việc
giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân công giáo viên trước
hết phải vì sự tiến bộ của tập thể sư phạm, tạo điều kiện để người giỏi giúp đỡ
kèm cặp người yếu, người chưa có kinh nghiệm , hướng tới xây dựng đội ngũ
chuyên môn nòng cốt vững vàng và ổn định cho nhà trường sau này. Khi phân
công phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung của nhà trường và lợi ích riêng
của cá nhân, chiếu cố đến hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng chính đáng của
giáo viên.
Nguyên tắc khi phân công giáo viên:
+ Lãnh đạo nhà trường cần nắm vững đường lối, chế độ chíh sách đối với
các cán bộ, giáo viên , công nhân viên của nhà trường để vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các chủ trương , chính sách vào thực tiễn nhà trường.
+ Đảm bảo khoa học phân công theo đúng chuyên môn được đào tạo.
+ Đảm bảo tính vừa sức, tính công bằng.
+ Việc phân công phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục
và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên công nhân
viên.
+ Có chiến lược xây dựng đội ngũ về số lượng, chất lượng, cơ cấu phù
hợp và có tính ổn định tương đối.
+ Tin tưởng vào khả năng của từng người, tránh những định, thành kiến
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, có quy trình phù hợp.
2.3- Các căn cứ ,chuẩn khi phân công giáo viên:
2.3.1- Căn cứ vào bản phân tích công việc của giáo viên: Đây là việc xác định hệ
thống các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và

các phẩm chất kỹ năng cần thiết mà người lao động phải có để thực hiện công việc.
Nhờ nó nhà quản lý tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
4
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
trường. Đánh giá đúng yêu cầu công việc , đúng năng lực thực hiện công việc giúp
cho hiệu trưởng phân công đúng người, đúng việc, tạo sự công bằng hợp lý.
2.3.2 Căn cứ vào bảng mô tả công việc: Bảng mô tả công việc có những nội
dung sau: Nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc , mối quan hệ trong công việc,
quyền hạn cảu người thực hiện công việc, điều kiện làm việc, tiêu chuẩn cần đạt
được khi thực hiện công việc. Thực hiện tốt việc mô tả công việc giúp cho lãnh đạo
nhà trường nắm được các vấn đề liên quan đến công việc của những người chuẩn bị
được phân công để từ đó có những điều chỉnh, sửa chữa tạo điều kiện giúp đỡ kịp
thời.
3.3.3 Bảng yêu cầu công việc đối với người thực hiện : là bảng liệt kê tất cả
những yêu cầu chủ yếu đối với người thực hiện công việc về kỹ năng, kiến thức,kinh
nghiệm, các đặc trưng về tinh thần thái độ, thể lực và các yêu cầu cụ thể khác.Làm
tốt được vấn đề này giúp cho người lãnh đạo nhận định xem xét tìm đúng người
phân công vào công việc.
3.3.4 Các căn cứ để phân công giảng dạy trong nhà trường : Đây là các văn bản
có tính pháp lý ,quy ước mà thông qua đó lãnh đạo nhà trường có cơ sở pháp lý thực
hiện nhiệm vụ phân công của mình như luật giáo dục , điều lệ trường trung học, các
thông tư,hướng dẫn , phương hướng nhiệm vụ năm học…
2.4- Tiêu chuẩn phân công :
Lãnh đạo nhà trường dựa trên các căn cứ phân công cần định ra chuẩn phân công
sao cho phù hợp với thực lực đội ngũ của tình hình trường mình, tình hình địa phương ,
thực tế xã hội.
Khi phân công, người phân công cần tuân thủ đúng nhiệm vụ và quyền hạn của
mình cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên đã được quy định rõ trong điều lệ
trường phổ thông .căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường trong năm học như: dựa vào

kết quả học tập năm trước, đầu vào của học sinh đầu cấp, sự biến động của đội ngũ để
đề ra chuẩn:
Sau đây là một số nội dung cần xem xét khi phân công:
2.4.1. Yêu cầu của việc dạy: Chuẩn này xuất phát từ nhận thức rằng căn cứ vào công
việc để chọn người thích hợp, hết sức tránh trường hợp ngược lại. Khi phân công phải
có sự phù hợp giữa chuyên môn và giáo dục đạo đức , giữa giảng dạy và chủ nhiệm.
2.4.2. Năng lực sở trường : xét về năng lực , mỗi giáo viên trước hết phải thể hiện
năng lực của chính mình .Nếu giáo viên nào có năng lực giảng dạy yếu thì nên phân
công vừa đủ hoặc thiếu một ít tiết để có thời giam học tập bồi dưỡng và phải phân công
người theo dõi giúp đỡ thật sát để đạt được những tiến bộ nhất định nào đó.
2.4.3. Ý thức chấp hành sự phân công: Mỗi giáo viên phải có ý thức chấp hành sự
phân công tổ chức của nhà trường khi quyền lợi đã được thực hiện.
2.4.4. Thâm niên nghề nghiệp: Đối với nghề dạy học thâm niên có ý nghĩa đặc
biệt.Thâm niên nghề nghiệp báo cho nhà quản lý biết vốn liếng nghề nghiệp mà giáo
viên đó đã tích lũy trong quá trình giảng dạy ( Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những
người thật sự yêu nghề và tận tụy với nghề).
2.4.5. Nguồn đào tạo: đội ngũ nhà giáo khá đông và nguồn đào tạo khá đa dạng,
trong những năm thiếu giáo viên nên một số giáo viên chưa được đào tạo chuẩn hoặc
chưa qua sư phạm vẫn được tuyển dụng. Việc bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hóa chưa
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
5
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
được chuẩn bị chu đáo vì vậy khi phân công giảng dạy cho giáo viên lãnh đạo nhà
trường cần thấy rõ điều này để tạo một bước chuẩn bị tốt cho giáo viên, giúp họ tiếp cận
chương trình và giảng dạy tự tin hơn.
2.4.6. Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân : Đây là chuẩn đặc biệt quan
trọng thể hiện sự quan tân của lãnh đạo nhà trường đến con người trong công việc .Tuy
chuẩn này không lấn ác được các chuẩn trước nhưng cần xem xét từng trường hợp cụ
thể tạo điều kiện tốt nhất có thể được trong công việc cho giáo viên để giải quyết hợp
tình , hợp lý về những khó khăn vướn mắc trong cuộc sống vật chất và tinh thần sao cho

giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên có sự hiểu biết thông cảm, đồng thuận tạo quan
hệ gần gũi, ấm áp để từ đó bản thân người giáo viên được phân công sẽ cố gắng nhiều
hơn đối với
công việc được phân công vấn đề này đòi hỏi cái tâm và uy tín của người lãnh đạo
trước tập thể. Tất nhiên không thể quên được việc thuyết phục, giải thích , động viên họ
cùng chia sẽ khó khăn với mọi người trong hoàn cảnh khó khăn chung của nhà trường.
2.5- Các hình thức phân công:
Ở trường THCS hình thức phân công cũng khá đa dạng, có thể tham khảo một số hình
thức sau:
- Chỉ dạy một khối lớp liên tục trong nhiều năm. Hình thức này có ưu điểm là giáo viên
nhuần nhuyễn chương trình dạy học của khối lớp đó , có điều kiện tìm hiểu, nâng cao
phương pháp giảng dạy cũng như chuyên môn của khối lớp đó nhưng có nhược điểm là
nắm bắt chương trình toàn cấp học khá mơ hồ , nên không biết chỗ nào cần nhấn mạnh ,
kỹ năng nào cần rèn luyện kỹ để bổ trợ cho các năm học sau. Mặt khác khi bố trí dạy
thay cho các lớp khác thì rất khó .
- Dạy từ 2 khối lớp trở lên : Biện pháp này có ưu điểm là giáo viên từng bước nắm được
hệ thống chương trình toàn cấp, hiểu được cặn kẻ cấu trúc cũng như nội dung , nắm bắt
được nội dung trọng tâm của tất cả các khối lớp, biết được nội dung nào cần nhấn
mạnh, những kỹ năng nào cần rèn luyện để bổ trợ cho kiến thức các năm sau. Bên cạnh
đó cũng có những nhược điểm nhất định giáo viên phải soạn nhiều giáo án ,ít có thời
gian để đầu tư sâu cho bài dạy ,ít có thời gian để thể nghiệm các phương pháp vận dụng
cho một bài dạy.
- Dạy theo lớp theo từng năm học: Biện pháp này có ưu điểm giáo viên nắm được một
cách hệ thống chương trình toàn cấp , giáo viên nắm vững khả năng học tập của từng
học sinh nên dễ có biện pháp giúp đỡ kịp thời, song bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều
nhược điểm là đối với những giáo viên mới ra trường khi mới làm quen với khối này
chưa kỹ đã chuyển sang khối khác do đó không có thời gian rèn luyện , học sinh không
được tiếp cận với phương pháp dạy của giáo viên khác dạy tốt hơn, dạy ở một lớp yếu
kém liên tục tạo tâm lý chán nản đối với giáo viên.
- Dạy 2 môn ( đối với những giáo viên được đạo tạo ghép 2 môn) : Biện pháp này có

ưu điểm giải quyết tình huống thiếu giáo viên nhưng có nhược điểm khá lớn không đảm
bảo chất lượng môn dạy chéo vì thường không được đào tạo bài bản hoặc không có sự
đầu tư chuyên sâu vào một môn. Trường hợp này chỉ thực hiên khi gặp trường hợp bất
khả kháng và chỉ phân công giáo viên dạy môn có gần chuyên môn nhất và phù hợp với
khả năng của giáo viên.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
6
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
Mỗi hình thức đều có mặt mạnh mặt yếu lãnh đạo nhà trường khi phân công nên
xem xét cụ thể lực lượng đội ngũ mà lựa chọn hình thức nào hoặc kết hợp nhiều hình
thức phân công giảng dạy trong nhà trường sao cho hợp lý.
2.6 Quy trình phân công:
Lãnh đạo nhà trường cần đề ra các biện pháp thích hợp và xây dựng quy trình
phân công thể hiện được sự dân chủ trong nhà trường những vẫn đảm bảo nguyên tắc
tập trung dân chủ trong toàn bộ việc phân công.
-Bước 1: Hiệu trưởng thống nhất với các phó hiệu trưởng , nhất là với phó hiệu
trưởng phụ trách công tác chuyên môn về yêu cầu của việc phân công , chuẩn phân
công sao cho:
+ Đảm bảo hoạt động dạy học có hiệu quả cao nhất.
+ Từng bước bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường , tạo điều kiện để từng
người tự khẳng định mình và học hỏi lẫn nhau.Với mục tiêu mọi giáo viên đều phải
nắm
bắt được chương trình toàn cấp học. Nên phân công giáo viên có năng lực có điều kiện
dạy lên cấp cao hơn.
+ Đảm bảo thực hiện giờ công lao động của giáo viên đồng thời tạo điều kiện
đến mức cao nhất có thể được giúp giáo viên giải quyết nhu cầu chính đáng
+ Phù hợp với nhu cầu bố trí chủ nhiệm.
-Bước 2: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phổ biến mục đích yêu cầu ,
chuẩn,dự kiến phương hướng phân công , quy trình phân công trong hội đồng sư phạm
để giáo viên nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất chuẩn

-Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng dự kiến phân công chủ nhiệm.
-Bước 3: Hiệu phó phụ trách công tác chuyên môn căn cứ vào phân công chủ
nhiệm dự kiến phân công chuyên môn của giáo viên trong nhà trường.
-Bước 4: Thảo luận dự kiến phân công chuyên môn trong các thành viên BGH ,
rồi sau đó đến hội nghị liên tịch để các tổ trưởng đóng góp ý kiến ( nếu thấy cần thiết).
-Bước 5: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn đều
chỉnh nếu có sự thay đổi ,cuối cùng hiệu trưởng ra quyết định giảng dạy trong toàn
trường.
3. Cơ sở pháp lý:
3.1 Căn cứ vào luật giáo dục:
Điều 49 khoản 1 về trách nhiệm quản lý hoạt động nhà trường.
Điều 53 khoản 1 quy định về việc tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động giáo
dục khác theo mục tiêu , chương trình giáo dục.
Đều 64 Quy định về quyên của nhà giáo
3.2- Căn cứ vào điều lệ trường trung học.
Điều 17 khoản 1 , điều 29 khoản 1 , điều 37 khoản 1, điều 43
3.3 Căn cứ vào thông tư liên tích số 35
3.4 Căn cứ vào phương hướng , nhiệm vụ năm học của sở , phòng giáo dục và tình
hình thực tế của nhà trường.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG
THCSHOA HIỆP TRONG NĂM HỌC 2010-2011
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
7
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
I. Vài nét khái quát về trường THCS Hòa Hiệp:
1. Giới thiệu chung: Trường THCS Hòa Hiệp được thành lập từ năm 1998 ,diện
tích hơm 1 ha. Là trường công lập .Trường có phòng học sử dụng cho 50 lớp học
2 ca . Đủ số lượng phòng làm việc cho BGH và các bộ phận , đủ số phòng học
cho học sinh học 2 ca. 02 phòng thực hành tin học 03 phòng học bộ môn, 01

phòng thư viện. Với cơ sở vật chất trên thì nói chung tạm đủ để cho nhà trường
tổ chức hoạt động giảng dạy.
2. Đội ngũ:
Tổng số CB-GV-CNV là 107(62 nữ) trong đó lãnh đạo nhà trường gồm có 03
người : 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng. Giáo viên trực tiếp đứng lớp là 95
người (trong đó nữ 56 ) , nhân viên có 09 người ( 05 nữ)
-Thuận lợi:Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, được đào tạo chính quy, năng lực sư
phạm khá tốt, nhiệt tình yêu nghề, số giáo viên tốt nghiệp đại học chiếm gần trên
40 %.Tinh thần đoàn kết trong tập thể sư phạm khá cao. Lãnh đạo nhà trường có
thâm niên trong công tác quản lý, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, học
sinh của
nhà trường cơ bản ngoan, lễ phép, có ý thức trong học tập, phụ huynh học sinh
phần lớn khá quan tâm đến việc học tập của con em mình. Cơ sở vật chất,trang
thiết bị tương đối đầy đủ.
-Khó khăn:
Đa số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác ứng xử ,xử lý các
tình huống,thiếu kinh nghiệm trong quản lý lớp. Một số giáo viên sống quá xa
trường nên ảnh hưởng đến việc đi lại.Giáo viên nữ nhiều đang trong độ tuổi sinh
đẻ nên ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định về mặt nhân sự trong nhà trường . Đội
ngũ không đồng đều về số lượng giữa các môn, giữa các phân môn được đào tạo,
một vài giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế , ý thức chấp hành kỹ luật
chưa cao.
Cơ sở vật chất tuy đủ về số lượng phòng để học 02 ca nhưng các phòng học bộ
môn, phòng chức năng , sân chơi bãi tập và các trang thiết bị phục vụ cho giảng
dạy cũng như học tập của học sinh còn nhiều thiếu thốn, trường với số lượng lớp
quá lớn dẫn đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn.
II. THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG –PHÂN
TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Xây dựng chuẩn phân công giảng dạy:
Thực trạng:Các thành viên trong BGH đều đã có thâm niên công tác nên nắm khá chắc

chuẩn phân công giảng dạy. Chính vì vậy vào đầu năm học , hiệu trưởng trao đổi với
các phó hiệu trưởng, các yêu cầu phân công , chuẩn phân công rồi giao công việc phân
công này cho phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn thực hiện , sau đó đưa ra
bàn bạc trong BGH , rồi công bố trước giáo viên , rồi hiệu trưởng là người ra quyết định
phân công.
Việc phân công giảng dạy của nhà trường trong năm học vừa qua và những năm học
trước đó thường dựa vào các chuẩn sau:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định rõ trong điều lệ trường phổ
thông.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
8
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
- Phân chia đều số lớp cho các giáo viên cố gắng đáp ứng định mức giờ dạy phù
hợp với cơ cấu giáo viên. Các lớp cuối cấp thường chú ý đặc biệt tạo điều kiện
,phân công cho những giáo viên có tay nghề vững vàng vào dạy các lớp đó.
- Mỗi giáo viến dạy nhiều nhất là 02 khối ( số lượng này rất ít)
- Ưu tiên cho các giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt như hộ sản, có con nhỏ, giáo
viên sống xa trường , giáo viên lớn tuổi…
- Căn cứ phân công:
+ Dựa trên quy mô trường lớp , buổi học.
+ Thâm niên công tác.
+ Trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất, nguyện vọng và hoàn cảnh giáo viên.
+ Kết quả giảng dạy của năm học trước .
Thông qua chuẩn phân công giảng dạy của nhà trường ta nhận thấy:
Điểm mạnh: Lãnh đạo nhà trường đã nắm vững các nguyên tắc quản lý và vận dụng
các nguyên tắc khá tốt .Trước khi phân công đã phân tích đánh giá cụ thể, chính
từng đối tượng để giao việc cho họ đúng chuyên môn đạo tạo , phù hợp với năng
lực chuyên môn và thâm niên công tác. Chú trọng đến các lớp cuối cấp.
Việc phân công công tác trong nhà trường được thực hiện theo hướng chuyên
môn hóa , phân công giáo viên đúng chuyên môn được đào tạo, việc bố trí giảng

dạy phù hợp với năng lực và thâm niên, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đảm
bào nguyên tắc “ Tính thích ứng giữa chức trách và khả năng của từng người” có
sự quan tâm đến hoàn cảnh của giáo viên.
Việc phân công giáo viên nhiều kinh nghiệm , năng lực chuyên môn vững vàng dạy các
khối lớp 8,9 là rất phù hợp với thực tế , đảm bảo quyền lợi của học sinh cuối cấp, các
em cần được trang bị những kiến thức cơ bản .
Tin tưởng , mạnh dạng bố trí giáo viên lên khối cao hơn theo từng năm học cũng
như việc bố trí giảng dạy ở các lớp cuối cấp đã kích thích động viên nỗ lực vươn lên
nâng cao chất lượng giảng dạy của lực lượng trẻ đồng thời tác động đến tâm lý của giáo
viên lớn tuổi, phải luôn tìm tòi học hỏi , đổi mới phương pháp giảng dạy , không tự thỏa
mãn với chính mình.
Phân công thực hiện theo hướng dân chủ , công bằng đồng đều tạo cảm giác bình
đẳng khách quan tránh so bì , bất mãn.
Điểm yếu:
Việc xây dựng chuẩn phân công giảng dạy đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
nhưng hơi quá dễ dãi mang tính cào bằng. không tạo được động lực vươn lên. Vì
thực chất việc phân công cũng là một hình thức khen thưởng , khích lệ cũng như là
việc khiển trách.
Việc phân tích tình hình trường lớp đội ngũ đầu năm còn hạn chế như việc chỉ chú
trọng đến các lớp cuối cấp mà không để ý đến mỗi nôn học có những khối mà kiến
thức mới nhiều khi rất khó dạy và học sinh tiếp thu khá khó khăn cần có thời gian
đầu tư.
Thực tế giáo viên rất quan tâm đến việc phân công này nên thường phân tích đánh
giá về quyết định phân công này, đương nhiên sự đánh giá của học thường không
đồng nhất . Nguyên nhân họ dựa vào ý chủ quan trong cách lĩnh hội thông tin,
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
9
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
nhận thức về chuẩn phân công giảng dạy không thống nhất , có người rất mơ hồ
không quan tâm đến chuẩn phân công khi phân rồi thì dựa trên quan điểm cá nhân

mà đánh giá mà không theo tinh thần của chuẩn. Sự tự do qua trớn trong phân
công chuyên môn dẫn tới sự xem nhẹ vai trò của lãnh đạo cũng như dễ tạo nên sự
so bì ngấm ngầm giữa các giáo viên tạo ra vấn đề bằng mặt không bằng lòng , ảnh
hưởng lớn đến sự đoàn kết , bầu không khí tâm lý trong nhà trường.
Việc phân công giảng dạy chưa chú trọng nhiều đến học sinh lớp đầu cấp theo tôi
đây là đối tượng mới tuyển vào còn bỡ ngỡ với nề nếp học tập mới , có sự thay đổi
lớn về mặt tâm lý , nhu cầu khả năng tự khẳng định cao. Do vậy ở khối này cần có
nhiều giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nhằm tổ
chức việc học tập của học sinh có hiệu quả .
Phân công giáo viên dạy lên các khối lớp cao hơn nhằm mục đích để giáo viên nắm
chắc chương trình là rất đúng nhưng phải xem xét khả năng, năng lực, chất lượng
giảng dạy của năm học trước ,sự giảng dạy đó tiến bộ như thế nào. Nếu giáo viên
chưa nắm vững khối vừa dạy mà đưa lên dạy khối khác thì sẽ tạo sự khó khăn cho
giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và quyền lợi của học sinh.
Ý kiến đề xuất:
Việc xây dựng chuẩn phân công chuyên môn cần phát huy tinh thân dân chủ nhưng
phải tập trung. Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng cho mình một đội ngũ “ nòng cốt”
ở tất cả các môn học để họ có thể đóng góp ý kiến có lợi trong phân công. Khi xây
dựng chuẩn cần chú ý đế tình hình trường lớp,đội ngũ các vấn để chủ quan, khách
quan tác động đến; mặt mạnh , mặt yếu , thời cơ thách thức đặt ra cho nhà trường .
Dân chủ nhưng có sự tập trung quyết đoán đối với những cá nhân còn yếu thiếu ý
thức cầu tiến mà có những đòi hỏi không thích hợp. Khi xây dựng chuẩn cần tham
khảo và góp ý kiến của tổ trưởng chuyên môn , các giáo viên có nhiều kinh nghiệm,
có lòng nhiệt tình cao và cả những giáo viên trẻ .
Chuẩn phải có tính hướng dẫn cho hành động cụ thể, cần làm cho giáo viên hiểu
rằng theo chuẩn đó nếu mình được phân công giảng dạy ở khối lớp nào thì phải thực
hiện nhiệm vụ gì, quyền hạn và quyền lợi của mình ra sao và như thế mình đã được
công nhận là đã tiến bộ hay chưa.
* Căn cứ để phân công:
-Đặc điểm tình hình nhà trường , lớp : ở đây nếu chú trọng đến các lớp cuối cấp hay

đầu cấp thì còn phải lưu ý đến việc phân công xen kẽ các lớp vừa có giáo viên trẻ
tuổi, vừa có giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm để các giáo viên học tập kinh nghiệm
lẫn nhau.
- Trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất, năng lực sư phạm có phù hợp với lớp
được phân công hay không.
- Nguyện vọng, hoàn cảnh giáo viên: Cố gắng tạo điều kiện tốt nhất có thể được để
giáo viên hoàn thành tốt công tác.
- Kết quả phân công , kết quả giảng dạy năm học trước.
- Nguyện vọng của học sinh và cả phụ huynh.
* Quy trình xây dựng chuẩn phân công giảng dạy:
- Bước 1: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng xây dựng chuẩn phân công giảng dạy
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
10
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
- Bước 2: Phổ biến chuẩn phân công giảng dạy trước hội đồng sư phạm.
- Bước 3: Thảo luận ở tổ , ghi lại những ý kiến đề xuất của giáo viên.
- Bước 4: Thu thập các ý kiến đề xuất của các tổ xem xét thảo luận thống nhất trong
hội đồng giáo viên , giải thích động viên , thuyết phục điều chỉnh cho phù hợp. sau
đó lãnh đạo nhà trường trình bày chi tiết bảng phân công giảng dạy.
2. Quy trình phân công giảng dạy:
Thực trạng:
Quy trình phân công giảng dạy đang được áp dụng tại trường gồm cac bước sau:
- Bước 1: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng thống nhất về yêu cầu của việc phân
công và chuẩn phân công.
- Bước 2: Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn
phân công giảng dạy dựa theo những thống nhất của chuẩn phân công.
- Bước 3: Phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phân công trao đổi ý kiến với các
tổ trưởng chuyên môn về một số vấn đề theo chuẩn phân công để lấy ý kiến đề
xuất của các tổ trưởng( nếu cần thiết), tập hợp ý kiến xem xét đánh giá.thông báo
yêu cầu của chuẩn phân công giảng dạy trước hội đồng sư phạm của nhà trường.

- Bước 4: Phó hiệu trưởng tiến hành phân công giáo viên chủ nhiệm, phân công
chuyên môn cho giáo viên dựa trên chuẩn và những ý kiến đề xuất của tổ trưởng
chuyên môn ( nếu có) .
- Bước 5: Phó hiệu trưởng được giáo nhiệm vụ phân công sau khi đã phân công
xong trình bảng phân công giảng dạy cho hiệu trưởng xem xét ra quyết định và
công khai
Phân tích thực trạng:
Điểm mạnh:
Quy trình phân công thể hiện được tính dân chủ, ý thức trách nhiệm với công
việc được đề cao , tính đoàn kết nhất trí được đảm bảo
Quy trình phân công đáp ứng được yêu cầu tập trung trong quản lý. Biểu hiện
của tính tập trung là : ra quyết định cuối cùng vẫn là hiệu trưởng.
Quy trình phân công thể hiện sự phân cấp quản lý rõ ràng , thể hiện được chức
năng nhiện vụ , phát huy được vai trò của phó hiệu trưởng ,các tổ trưởng và giảm
bớt gánh nặng công việc cho hiệu trưởng.
Việc phân công mang tính công bằng , khách quan , có xem xét đến năng lực
chuyên môn , năng lực chủ nhiệm, tinh thần trách nhiệm với công việc, kết quả
thực hiện nhiệm vụ của năm học trước…
Điểm yếu:
- Một số giáo viên dạy những môn nhiều tiết trên tuần phân công dạy 2 khối số
lượng giáo án nhiều ảnh hưởng đến việc chuẩn bị bài soạn vì không có thời gian
để đầu tư kỹ cho bài soạn như Toán , văn , tiếng Anh.
- Những giáo viên trẻ mới ra trường phân công vào các lớp có số học sinh yếu
nhiều , những lớp chưa ngoan dẫn đến chất lượng giảng dạy bị hạn chế tạo ra sự
quá sức đối với họ .
- Trong phân công đôi lúc chưa đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích học tập của học sinh
nhất là học sinh lớp đầu cấp.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
11
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS

- Một số giáo viên chưa nắm được chuẩn phân công giảng dạy do đó hay thắc mắc
không hài lòng
- Việc phân công đôi lúc chưa thực sự tạo được lực lượng nòng cốt sau này
- Do số lượng , cơ cấu phân môn đào tạo giữa các môn không đồng đều do đó một
số giáo viên dạy đủ số tiết tiêu chuẩn nhưng một số giáo viên dạy thiếu tiết dẫn
đến hiện tượng so bì giữa giáo viên này với giáo viên khác.
Ý kiến đề xuất:
- Yêu cầu cơ bản của quy trình phân công giảng dạy cần:
Đảm bảo tính khoa học.
Phù hợp với tinh thần dân chủ.
Hướng tới mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
Đảm bảo tính công bằng vừa sức.
Đúng chuyên môn.
Quan tâm cải tiết đến chất lượng dạy và học, nhu cầu phát triển của học sinh.
Đảm bảo phân công chuyên môn dựa trên phân công chủ nhiệm.
Chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của giáo viên thông qua việc phân
công.
Nghiên cứu và lưu ý đến các đối tượng co hoàn cảnh đặc biệt như có thai, có con
nhỏ , sức khỏe yếu…
Giáo viên mới ra trường nên phân dạy ở những lớp đầu cấp
Quy trình phân công giảng dạy nên theo các bước sau:
Bước 1: Hiệu trưởng nêu rõ nhiệm vụ của năm học , những yêu cầu khi phân
công, họp với các phó hiệu trưởng lắng nghe ý kiến đóng góp đề xuất xây dựng
chuẩn phân công giảng dạy, thông báo những yêu cầu của chuẩn trước hội đồng
sư phạm của nhà trường để lắng nghe ý kiến phản hồi.
Bước 2: hiệu trưởng giáo nhiệm vụ phân công cho các phó hiệu trưởng, các phó
hiệu trưởng họp với các tổ trưởng chuyên môn để nghe ý kiến đề xuất từ các tổ
trong công tác giảng dạy ( ý kiến của các tổ là ý kiến tham khảo để nhà trường có
cơ sở trong việc phân công đúng người đúng việc )
Bước 3: Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn tiến hành phân công

giảng dạy dựa trên yêu cầu của chuẩn phâng công giảng dạy đã xây dựng , dựa
trên bảng phân công chủ nhiệm, dựa trên ý kiến đóng góp của tổ trưởng chuyên
môn của các tổ
Bước 4: Hiệu trưởng căn cứ vào bảng phân công giảng dạy của phó hiệu trưởng,
xem xét ra quyết định cuối cùng, công bố trước hội đồng nhà trường trước khi
giảng dạy ít nhất 1 tuần.
PHẦN III
KẾT LUẬN
I. Nhận xét chung:
Từ thực trạng và qua phân tích việc lãnh đạo trưởng THCS Hoa Hiệp chỉ
đạo việc phân công giảng dạy trong năm học 2010-2011,nhà trường đã cố
gắng trong việc xây dựng chuẩn phân công và xây dựng quy trình phân
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
12
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
công một cách khá khoa học , dân chủ. Phân bổ giáo viên cho các lớp khá
hợp lý vì chất lượng , bộ mặt của nhà trường. Trong phân công đã tạo điều
kiện cho giáo viên trẻ có hướng phấn đấu để vương lên, làm cho họ tự tin
về năng lực chuyên môn , có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của những
giáo viên đi trước.Các giáo viên lớn tuổi có cơ hội thể hiện khả năng , bản
lĩnh của mình.
Khi phân công cần mạnh dạn giao việc cho giao viên khi thấy ở họ
khả năng hoàn thành tốt công việc được giao.Phải luôn lắng nghe các ý
kiến đóng góp , phản hồi từ giáo viên để xem xét và điều chỉnh kịp thời
khi cần thiết tạo ra sự tin tưởng của giáo viên vào sự lãnh đạo của nhà
trường, tạo bầu không khí tâm lý phấn khởi trong nhà trường.
II. Bài học kinh nghiệm:
Chỉ đạo việc phân công giảng dạy trong nhà trường cần tuân thủ các
nguyên tắc quản lý:
+ Đảm bảo tính khoa học : Đòi hỏi chủ thể quản lý phải tôn trọng quy luật

khách quan, tránh tùy tiện chủ quan. Khi xem xét nghiê cứu bất cứ sự vật
hiện tượng nào , phải nghiên cứu trên những điều kiện khách quan vốn có
của nó, nhận thức đúng bản chất của nó để đề ra các mục tiêu , biện pháp
hình thức giải quyết thích hợp. Để thực hiện tốt nguyên tắc này trong phân
công giảng dạy, người quản lý cần rèn luyện năng lực phân tích, đánh giá
cụ thể,chính xác đối tượng, phân công hợp lý , khoa học và quyết đoán.
+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Kết hợp chặt chẻ giữa chỉ huy
tập trung với sự tham gia của các tổ trưởng chuyên môn. Kết hợp chế độ
thủ trưởng với việc phát huy năng lực quản lý của các cấp cơ sở.
+ Đảm bảo tính công bằng: Quyền lợi trách nhiệm của giáo viên trong
phân công giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn, nguyện vọng,
hoàn cảnh của giáo viên đồng thời đảm bảo quyền lợi của học sinh.
III. Kiến nghị:
Đối với lãnh đạo sở ngành cần mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn
cho những giáo viên còn hạn chế về công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng chủ nhiệm lớp và các lớp bồi dưỡng kỹ
năng cho các hoạt động ngoại khóa
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO;
Luật giáo dục
Điều lệ trường phổ thông
Thông tư 35
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học của trường đào tạo cán bộ quản
lý GD TW II
Hòa Hiệp, ngày 8 tháng 12 năm 2010
Người thực hiện
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011
13
Một số biện pháp nhằm cải tiến trong công tác phân công chuyên môn ở trường THCS
Nguyễn Văn Sinh
Người thực hiện: Nguyễn Văn Sinh- Trường THCS Hòa Hiệp - Năm học:2010-2011

14

×