Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GỢI Ý CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.26 KB, 13 trang )

GỢI Ý CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Nội dung bài viết nầy nhằm gợi ý NCS viết đề cương nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của
mình. Không có một định dạng nào gọi là hoàn chỉnh cho một đề cương, tuy nhiên các nội dung
chính cần được thực hiện để có thể đánh giá được khả năng thực hiện luận án của NCS. Phần B
là các nội dung chính cho đề cương, các phần khác và phần viết chữ in nghiêng để gợi ý, giải
thích.
A. GIỚI THIỆU
Đề cương nghiên cứu của luận án Tiến sĩ là gì?
Đề cương luận án Tiến sĩ là một phác thảo nghiên cứu được thiết kế để:
- Xác định một (hay nhiều) câu hỏi nghiên cứu rõ ràng và một (hay nhiều) phương pháp
nghiên cứu để trả lời.
- Đánh dấu tính chất sáng tạo, ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu.
- Giải thích làm thế nào kết quả nghiên cứu sẽ thêm vào và phát triển (hoặc thách thức) kiến
thức khoa học hiện có trong lãnh vực mà NCS sẽ nghiên cứu.
- Thuyết phục người hướng dẫn khoa học về tầm quan trọng của nghiên cứu, và lý do tại sao
bạn là người thích hợp để thực hiện nghiên cứu đó.
Một đề cương tốt cần bao hàm đầy đủ 4 câu hỏi chính:
- Tôi sẽ làm gì trong nghiên cứu của mình? (What)
- Ai đã nghiên cứu cùng một nội dung và họ đã làm được gì? (Who)
- Làm thế nào để tôi thực hiện được nghiên cứu nầy? (How)
- Tại sao nghiên cứu nầy là quan trọng đối với cộng đồng khoa học? (Why)
Độ dài về nội dung trong các đề cương nghiên cứu có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng
là NCS phải cùng với người hướng dẫn kiểm tra sự giới hạn từ ngữ và những nội dung cụ thể.
Đề cương nghiên cứu để làm gì?
Người hướng dẫn sử dụng đề cương nghiên cứu để đánh giá chất lượng và ý tưởng sáng tạo
của NCS, những kỹ năng của NCS trong suy nghĩ và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Xin nhớ
rằng chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ở trường ĐHCT được thiết kế để hoàn thành chính thức
trong ba năm hoặc bốn năm. Hãy suy nghĩ thật cẩn thận về phạm vi nghiên cứu và giải thích là
làm thế nào bạn có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian này.
Đề cương nghiên cứu cũng được sử dụng để đánh giá kinh nghiệm chuyên môn của NCS
trong lãnh vực muốn tiến hành nghiên cứu, kiến thức của NCS về tài liệu khoa học hiện có (và


làm thế nào đề tài nghiên cứu của NCS sẽ bổ sung nâng cao nó). Hơn nữa, đề cương nghiên cứu
còn được sử dụng để đánh giá và phân công người (hay nhóm người) hướng dẫn thích hợp.
NCS cần xác định người hướng dẫn tiềm năng và liên lạc với họ để thảo luận về các ý tưởng
liên quan đến đề cương của mình trước khi thực hiện nó một cách chính thức, để đảm bảo nó
được hai bên cùng quan tâm, có đầu tư suy nghĩ vào thiết kế, quy mô và tính khả thi của đề tài
nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu cũng được xem như một cơ hội để NCS giao tiếp niềm say mê nghiên
cứu của mình và biện luận một cách thuyết phục về những gì mà nghiên cứu có thể thực hiện.
Mặc dù đề cương là một phác thảo (outline) về nghiên cứu, nó cũng nên được tiếp cận như một
bài luận (essay) thuyết phục, như một cơ hội để thiết lập sự chú ý của độc giả và thuyết phục họ
về tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu của NCS.
1
Nếu đề tài nghiên cứu có liên quan đến nhiều bộ môn/chuyên ngành, NCS cần phải điều
chỉnh thống nhất các nội dung chuyên môn trong một đề cương duy nhất mà người đọc có thể
hiểu được tính chất đa học thuật của nó.
Lưu ý: Luận án tiến sĩ cần có các đặc điểm sau đây:
- Kết quả mới, sáng tạo.
- Phương pháp nghiên cứu đúng, khoa học, có khả năng áp dụng.
- Hàm lượng khoa học của nội dung nghiên cứu có chất lượng cao.
- Có tính hệ thống chặt chẽ.
Đề cương nghiên cứu được thiết kế một cách “cứng nhắc”?
Không. Một đề cương nghiên cứu tốt được phát triển như một tiến trình công việc. NCS có
thể điều chỉnh đề cương ban đầu của mình trong quá trình tham khảo tài liệu chi tiết, cân nhắc
thêm các phương pháp nghiên cứu và các ý kiến đóng góp từ người hướng dẫn (và các cán bộ
giảng dạy của đơn vị đào tạo chuyên ngành). Đề cương nghiên cứu cần được xem như một phác
thảo nghiên cứu ban đầu chứ không phải là một bản tóm tắt của sản phẩm nghiên cứu cuối cùng.
Một số lưu ý thêm
- Hãy chắc chắn rằng ý tưởng nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu hoặc vấn đề
nghiên cứu được phát biểu rất rõ ràng, có tính thuyết phục cao và giải quyết được một hay nhiều
thiếu sót tồn tại trong các tài liệu khoa học hiện có. Đầu tư thời gian xây dựng các câu hỏi nghiên

cứu trong giai đoạn đầu cũng quan trọng như kết quả.
- Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu về Bộ môn/Đơn vị chuyên ngành, nơi mà bạn đang
đăng ký học tập để đảm bảo rằng có những thành viên quan tâm đến vấn đề của bạn và sẵn sàng
để giám sát đề tài của bạn.
- Hãy chắc chắn rằng đề cương có cấu trúc tốt, có tính hệ thống.
- Đảm bảo rằng phạm vi nghiên cứu của bạn là hợp lý, và cần có những giới hạn về kích
thước và độ phức tạp của một đề tài có thể được hoàn thành và được viết trong 3-4 năm. Ngoài
những nội dung nghiên cứu, Hội đồng bảo vệ đề cương còn đánh giá khả năng của NCS có thể
hoàn thành được đề tài nghiên cứu.
B. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NCS cần kiểm tra cẩn thận từng phần để tìm hiểu các nội dung cần cung cấp hay được yêu
cầu. Nói chung, các nội dung sau đây là cần thiết trong một đề cương nghiên cứu:
(Trang bìa): Ghi các nội dung:
- Trường Đại học …. (font 14, in đậm)
- Tên đơn vị đào tạo chuyên ngành (font 14, in đậm)
- Đề cương luận án Tiến sĩ (font 14, in đậm)
- Tên luận án Tên luận án cần bảo đảm có bao gồm những "từ chủ yếu" (key words) có liên
quan đến luận án (nội dung nghiên cứu). Phải chắc chắn rằng tên luận án biểu thị được phương
pháp nghiên cứu hoặc những nội dung nghiên cứu chủ yếu. (font 16, in đậm)
- Chuyên ngành, Mã số ngành (font 13, in đậm)
- Tên họ NCS (font 14, in đậm)
- Tên họ Người hướng dẫn (Ghi rõ học hàm, học vị) (font 14, in đậm)
- Năm (font 13, in đậm)
2
(Trang 1)
THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Họ tên Nghiên cứu sinh:…….Giới tính:… ……
Ngày tháng năm sinh:… Nơi sinh:…… Điện thoại:………
Đơn vị công tác:……….
Địa chỉ hiện nay:………

Tốt nghiệp Đại học ngành:………Năm:… Tại:………
Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành:……….Năm:… Tại:………
Hình thức đào tạo tiến sĩ: Thời gian đào tạo: năm
Tên luận án tiến sĩ:………………………………………………….
Chuyên ngành:……… Mã ngành:……………
Người hướng dẫn chính:……………………….Địa chỉ:……………
Người hướng dẫn phụ:…………………………Địa chỉ:……………
(Trang 2)
Ghi: Đề cương luận án (tên luận án) đã được Hội đồng bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh,
thành lập theo quyết định số ngày tháng năm , thông qua ngày tháng năm
Có chữ ký và họ tên của các thành viên Hội đồng.
(Từ trang 3 trở đi)
1. GIỚI THIỆU (3-5 trang)
1.1 Đặt vấn đề Nêu lý do/sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu là để mô tả những gì sẽ làm, làm thế nào để
thực hiện và những kết quả gì được mong đợi. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn của nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở cấp độ nào?
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu Ý nghĩa cụ thể trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất, trong
các lãnh vực khác,…Cần cho thấy tính mới, sáng tạo (tính mới không phải là nội dung nghiên
cứu đã được thực hiện ở nước ngoài bây giờ nghiên cứu áp dụng lại trong điều kiện Việt Nam).
NCS cần khảo sát thông tin trong mạng Internet để biết nội dung giống như luận án đã có
người thực hiện hay chưa.
1.4 Giả thuyết nghiên cứu Nếu có. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra phải dựa trên quan sát hay
cơ sở lý thuyết hiện tại (có thể từ kiến thức kinh nghiệm của NCS, từ kết quả nghiên cứu trước
đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo). Ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa
được chấp nhận, có tính tiên đoán cần được chứng minh đúng hay sai. Thí dụ: “Sản xuất sử
dụng công nghệ cao có thể giúp gia tăng lợi nhuận cho nông dân”. Giả thuyết đặt ra phải liên
hệ với mục tiêu nghiên cứu và có thể chứng minh được bằng điều tra, khảo sát, làm thí nghiệm,

1.5 Câu hỏi nghiên cứu Nếu có, tối đa là 3 câu hỏi. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để

được trả lời bằng các nghiên cứu cụ thể nhằm chứng minh giả thuyết; các câu hỏi phải có tính
hệ thống chặt chẽ.
1.6 Nội dung nghiên cứu Nêu ngắn gọn các nội dung nghiên cứu chính mà luận án sẽ thực
hiện.
3
1.7 Thời gian thực hiện Ghi rõ tháng, năm.
2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (Khoảng 10 trang, có 2 nội dung chính cần lưu ý)
a. Tổng quan về tính phù hợp của đề tài nghiên cứu
Trong phần này, bạn cần cung cấp một cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về nghiên cứu của bạn
và phù hợp với các tài liệu nghiên cứu, thảo luận khoa học hiện có. Xác định càng cụ thể càng
tốt các ảnh hưởng hoặc các thảo luận bạn muốn tiếp cận, nhưng cố gắng không để lạc lối vào
một bình luận, thảo luận dông dài của các nguồn tài liệu. Bạn cần chú ý phác thảo ra bối cảnh
mà công việc nghiên cứu của bạn sẽ phù hợp với nó. Bạn cũng nên sử dụng phần này để tạo liên
kết giữa nghiên cứu và những thế mạnh hiện có của Bộ môn/Đơn vị chuyên ngành mà bạn đang
tham gia học tập. Thăm các trang web thích hợp để tìm hiểu về những nghiên cứu hiện có đang
diễn ra trong và ngoài nước và làm thế nào đề tài của bạn có thể bổ sung.
b. Định vị nghiên cứu
Phần này thảo luận về các tài liệu mà bạn xem là quan trọng nhất cho đề tài, chứng minh sự
hiểu biết của bạn về các vấn đề nghiên cứu và xác định những khoảng trống (gaps) hiện có (cả
lý thuyết và thực tế) mà nghiên cứu được thiết kế để giải quyết. Cần tiếp cận những vấn đề tổng
quát để đi đến những vấn đề cụ thể liên quan đến nghiên cứu. Phần này là một chỉ dẫn và bối
cảnh hóa các nội dung cần nghiên cứu của bạn chứ không phải thực hiện một phân tích chi tiết
những kết quả, thảo luận trong tác tài liệu khoa học hiện tại. Hạn chế sử dụng các tài liệu như
luận văn tốt nghiệp có những nội dung nghiên cứu bước đầu; hạn chế sử dụng các tài liệu tham
khảo đã quá cũ (thí dụ, tài liệu kỹ thuật đã xuất bản từ 20-30 năm về trước), tài liệu từ mạng
không rõ tên tác giả và ngày tháng. Nên sử dụng tài liệu gốc của tác giả đầu tiên đã được xuất
bản chính thức.
3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Khoảng 5-10 trang)
3.1 Phương tiện
Liệt kê các loại vật liệu, trang thiết bị chính, phiếu điều tra, quyết định đến kết quả nghiên

cứu. Nếu trong đề tài nghiên cứu có nhiều nội dung và phải sử dụng nhiều loại phương tiện
nghiên cứu khác nhau thì cần nêu rõ phương tiện cụ thể sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu.
3.2 Phương pháp
Một phương pháp luận được phát triển tốt là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có ý định tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm. Bạn cần trình bày các phương pháp/kỹ thuật cụ thể, không phải
phương pháp chung chung; nêu lý do (tóm tắt) và cơ sở hợp lý cho việc áp dụng những phương
pháp/kỹ thuật này. Ghi rõ nội dung nghiên cứu, các chỉ tiêu và phương pháp phân tích số liệu
(thống kê,…). Cần chú ý tính hệ thống, trình tự khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu. Các
phương pháp sử dụng để thu thập số liệu có thể là:
- Điều tra PRA, phỏng vấn nông hộ, : Ghi rõ địa điểm điều tra, cách chọn mẫu, số mẫu
điều tra, nội dung câu hỏi, nội dung phiếu điều tra, phương pháp phân tích (SWOT,…).
- Điều tra thu mẫu hiện trường: Mô tả cách chọn điểm thu mẫu, thời điểm thu mẫu, số mẫu
thu /nhịp độ thu mẫu, phương pháp thu mẫu, phương pháp bảo quản/xử lý mẫu, phương pháp
phân tích mẫu,… Chú ý là số liệu sẽ được xử lý thống kê nên cần có lập lại.
- Thí nghiệm (trong phòng, nhà lưới, ngoài đồng): Trình bày chi tiết địa điểm, kiểu bố trí, số
nghiệm thức, số lần lập lại, quy mô thí nghiệm,….
Cần ghi rõ tên tác giả (theo năm) của từng phương pháp.
3.2.1 Chỉ tiêu theo dõi Ghi rõ chỉ tiêu theo dõi cho từng nội dung nghiên cứu.
4
3.2.2 Xử lý số liệu
Trình bày cụ thể phương pháp xử lý số liệu, thí dụ, phân tích phương sai, so sánh giá trị
trung bình, phân tích tương quan, hồi quy, Có thể ghi rõ phần mềm thống kê sẽ sử dụng.
4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Thiết kế ngắn gọn về nội dung thực hiện, dự kiến kết quả và giới
hạn thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo của bạn cần cung cấp cho người đọc về ý thức nắm bắt tài liệu của bạn.
Phải chắc chắn các tài liệu tham khảo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu của
bạn. Hãy nhớ rằng, đây không phải chỉ đơn giản là một danh sách thư mục “tất cả mọi thứ
bằng văn bản về chủ đề”. Thay vào đó, tài liệu tham khảo sẽ phản ánh quan trọng việc lựa
chọn các tài liệu thích hợp.

Các quy định:
- Số trang của đề cương tối đa 30 trang, cỡ giấy A4.
- Cỡ chữ 13, Times New Roman.
- Giãn dòng 1,5 lines, lề phải 3 cm, lề trái 2 cm, Top: 2 cm, Bottom: 1,5 cm.
- Số trang đánh ở giữa, bên dưới.
- Đóng thành cuốn, bìa mềm.
- Nộp 5 quyển đề cương cho Hội đồng ít nhất là 3 ngày trước khi bảo vệ.
- Hồ sơ bảo vệ đề cương gồm có:
+ Quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ đề cương NCS.
+ Biên bản họp Hội đồng bảo vệ đề cương NCS (có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu).
(Xem thêm website Khoa Sau đại học)
tuan's blog
Wednesday, January 14, 2009
Nhà khoa học học cách viết đề cương nghiên cứu
Chuyện viết đề cương nghiên cứu đối với các ngành khoa học thực nghiệm như y học là một nghệ thuật.
Ở bên này, chúng tôi từng tham gia các khóa học này trước đây, và nay thì đến lượt mình truyền đạt cho
người khác và thế hệ trẻ hơn. Viết đề cương nghiên cứu còn là một kĩ năng cơ bản của một nhà khoa
học. Điều đáng buồn là những chuyện cơ bản này phải cần đến sự hướng dẫn của một giáo sư ngoại
quốc. Nhưng có còn hơn không. Có được một khóa học như tường thuật trong bản tin sau đây cũng là
một đóng góp tích cực. Tuy nhiên, kinh nghiệm tôi cho thấy, một khóa học 2 ngày cũng chỉ là “cưỡi ngựa
xem hoa” mà thôi, chứ học viên vẫn chưa thể viết được một đề cương chỉnh chu theo chuẩn mực của
ngoại quốc được. Viết được một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh đòi hỏi kĩ năng tiếng Anh và kinh
nghiệm thực tế, những kĩ năng mà phần lớn các nhà khoa học trong nước còn thiếu.
Một khó khăn nữa là phải thay đổi tư duy và cách làm cũ. Tôi đọc nhiều đề cương nghiên cứu (chỉ trong
ngành y thôi) thì thấy tất cả đều có một cấu trúc rất giống nhau và … lạ lùng. Phần đầu là đặt vấn đề, kế
đến là tổng quan tài liệu, rồi sau cùng là phương pháp nghiên cứu. Phần tổng quan tài liệu là “vui” nhất,
vì người ta viết “tràng giang đại hải” về những chuyện rất căn bản, giống như lặp lại những gì sách giáo
5
khoa viết (mà trong y khoa thì sách giáo khoa thì lúc nào cũng lạc hậu), kể cả chẩn đoán, phác đồ điều
trị, v.v… Nói chung là chẳng liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Trong khi phần tổng quan tài liệu tào lao

dài cả 5-6 trang thì phần phương pháp thì chỉ 2 hay 3 trang. Các đề cương bên Mĩ hay Úc thì ngược lại:
phần dẫn nhập chỉ cao lắm là 3 trang, nhưng phần phương pháp thì dài gấp 3 lần phần dẫn nhập, và
phải nói thêm cả phần “track record” của nhà khoa học, tính khả thi, kết quả kì vọng, v.v… Rồi còn có
những qui định về mục tiêu nghiên cứu phải có động từ.
Tôi không hiểu sao lại có cấu trúc như thế. Nhưng khi hỏi mấy em thì họ nói “cấp trên” yêu cầu như thế,
nên phải viết như thế. Thật là quái đản. Những công thức như thế chỉ có hiệu quả duy nhất là làm thiêu
chột sáng tạo của nghiên cứu sinh. Một đề cương như thế thì làm sao nói đến chuyện “hội nhập quốc tế”
được. Tôi không biết mấy ông Mĩ giảng dạy về viết đề cương cho đồng nghiệp Việt Nam có biết chuyện
này không. Nếu biết chắc họ sẽ rất ngạc nhiên và … mỉm cười.
Mấy năm nay tôi thường viết và nói về cách viết một bài báo khoa học, và có thể tự hào là đã giúp được
nhiều bạn trẻ về lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ giúp họ khi họ công bố quốc tế, chứ còn công bố ở VN thì
kẹt ngay, vì qui định ở trong nước rất khác với ngoài này. Có em còn nói với tôi là viết 2 bản: một bản để
công bố quốc tế và một bản cho các cấp cao ở trong nước. Thật là một phí phạm thì giờ ghê gớm!
À, mới đây tôi còn nghe chuyện rất lạ lùng là nếu thí sinh nào muốn có bảng điểm trong mấy năm học đại
học để làm hồ sơ xin học bổng nước ngoài thì phải trả vài chục triệu đồng (tức vài ngàn đô la Mĩ) như là
một chi phí cho trường đại học. Tôi vẫn bán tín bán nghi, chẳng biết có thật hay không, nhưng có người
khẳng định là thật. Nếu thật thì giá gì mà cắt cổ lột da như thế ?
NVT
====
/>Nhà khoa học học cách viết đề cương nghiên cứu
Hơn 300 nhà khoa học tại Hà Nội và TP.HCM vừa được học cách "Xây dựng đề cương nghiên cứu và
công bố công trình khoa học". Nhờ đó, cải thiện tình hình nhiều đề cương nghiên cứu chất lượng kém,
khó xin tài trợ để nghiên cứu.
Từ thực tế có nhiều đề cương nghiên cứu chất lượng còn kém, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia VN (NAFOSTED) vừa phối hợp với ĐH Missouri (Mỹ) tổ chức hội thảo “Xây dựng đề cương
nghiên cứu và công bố công trình khoa học” vào hai ngày 13 và 14/1 tại TP.HCM. Tại hội thảo, các giáo
sư (GS) của ĐH Missouri đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các nhà khoa học VN
các vấn đề về kĩ thuật khi viết một đề cương nghiên cứu một cách chi tiết, làm sao để nó có tính cạnh
tranh nhất, theo chuẩn quốc tế.
“Thực ra việc xây dựng một đề cương nghiên cứu rất quan trọng. Một nhà khoa học viết đề cương

nghiên cứu, mục đích cuối cùng là phải có được tiền tài trợ để nghiên cứu. Không có tiền sẽ không có
nghiên cứu.”- ông Phan Hồng Sơn, Giám đốc điều hành NAFOSTED, chia sẻ.
Theo ông Sơn, hội thảo được mở ra nhằm cải thiện thực tế hiện nay là có nhiều đề cương nghiên cứu
chất lượng còn kém, thậm chí nhiều vấn đề rất cơ bản nhưng vẫn bị nhầm lẫn. “Mỗi nhà tài trợ khi đưa ra
một chương trình tài trợ, bao giờ họ cũng nói rõ các yêu cầu, nhưng nhiều khi các nhà khoa học không
6
chú ý mà cứ nghĩ ra gì, viết ra cái đấy rồi nộp cơ quan tài trợ đó, mà không biết rằng nó không phù hợp”,
ông đưa ra ví dụ.
Bên cạnh chia sẻ các vấn đề về cách viết một bản đề cương nghiên cứu khoa học; ý tưởng khoa học và
phương pháp giải quyết vấn đề cần nghiên cứu; viết dự toán kinh phí và giải trình mục chi… hiệu quả,
các GS Mỹ cũng dành thời gian hướng dẫn, trao đổi trực tiếp về từng đề cương nghiên cứu cụ thể do
các nhà khoa học VN ấp ủ và mang đến Hội thảo. Các bản đề cương nghiên cứu xuất sắc nhất được
hình thành trong quá trình hội thảo có thể được gợi ý gửi các quỹ khoa học quốc tế để yêu cầu tài trợ.
Kỹ thuật xây dựng một bài báo công bố kết quả nghiên cứu để dễ được các tạp chí khoa học quốc tế
chấp nhận đăng tải cũng được các GS Mỹ đưa ra chia sẻ và thảo luận.
Được biết trước đó, hội thảo với nội dung tương tự đã được tổ chức tại HN, thu hút hơn 100 nhà khoa
học trong nước tham gia. Hội thảo lần này thu hút hơn 200 người, đối tượng chủ yếu là các nhà khoa
học trẻ từ các trường ĐH, viện nghiên cứu
L.Quỳnh
Posted by Tuan Nguyen at 3:42 AM
4 comments:
Anonymous said
Anh Tuan,
Em cung dong y voi anh la lop hoc NCKH nay chi nhu cuoi ngua xem hoa thoi. Lop hoc co the se huu
ich cho nhung nguoi da tung viet de cuong xin tai tro tu hoan chinh them ky nang cua minh ma thoi.
Con voi nguoi moi buoc vao nghe, hoc kieu nay cang mat tu tin de viet :-).
Em co the tra loi mot so thac mac cua anh nhu sau:
1. Cau truc cua 1 luan van, qui dinh lac hau nay da co tu rat lau va khong ai chinh sua. Vi du: ten de tai
nghien cuu cua NCS nen bat dau bang tu "Nghien cuu ",muc tieu nghien cuu thi phai bat dau bang
mot "dong tu". Thuc ra day cung chi la cach de cho hoc vien nho va do lung tung trong lan dau tien tap

su viet de cuong, con noi dung (tieu muc) rap khuon nhau la de sinh vien khong sot cac noi dung quan
trong. Do la ly thuyet, con dam viet khac biet voi ly thuyet con tuy thuoc ban linh va trinh do cua sinh
vien. Thuc te nhieu GS bat be sinh vien kieu nay vi khong biet dieu gi de bat be trong phan phan bien
va lam sinh vien truyen khau nhau phai lam nhu vay Va roi sinh vien dem format cua luan van ap vao
format cua bai bao.
2. Phan tong quan tai lieu thuong dong dai xa roi muc tieu vi thuc tinh trong nuoc kho ma tim duoc tai
lieu de tong quan vi han che ve kha nang ngoai ngu lan nguon tu lieu, nen nhieu khi sinh vien viet de
doi pho cho du trang :-). Chua ke nhieu nguoi khong viet duoc muc tieu hoac viet khong dung de dua
vao do ma tim y van. Neu da giang day nhieu ve phuong phap anh se thay sinh vien thuong rat lung
tung khi viet va phan biet giua muc dich NC, muc tieu tong quat va muc tieu chuyen biet. Chinh vi vay
ma moi co cong thuc rap khuon de nhac nho (bat dau muc tieu bang dong tu ) giong nhu nhung cau
"than chu". Day nhung nguoi moi bat dau buoc vao NC cung la mot thach thuc lon va nhung loi huong
dan ban dau cung nhu muc in tren mot to giay trang, kho ma chinh sua.
3. Viec dong tien de xin bang diem la xuat phat tu ly do nhu sau: Tat ca sinh vien y khoa du co dong tien
hoc phi hay khong thi deu duoc nha nuoc chi ngan sach dao tao 6 trieu/nam, do do 6 nam dau tao se
tuong duong 36 trieu. Khi anh xin bang diem de di hoc nuoc ngoai, co kha nang anh se di luon nen anh
phai den so tien da dao tao anh truoc day va khi anh ve nuoc so tien nay duoc hoan tra. Tuy nhien, neu
quen biet, dieu kien nay co khi duoc mien giam :-). Em di hoc nghien cuu sinh cung bi nguoi ta doi the
7
chap 1000 do (chac la tien dao tao 2 nam cao hoc), vi khong co tien dong nen phai nho gia dinh bao
lanh Lam sinh vien Vn kho lam anh oi :-).
Viet vai dong giup vui dau nam voi anh.
Chuc anh va gia dinh mot nam moi an khang, thinh vuong va van su nhu y!
HY
January 14, 2009 at 4:24 AM
Anonymous said
Thật buồn cười cho cái anh chàng trên đây. Chính anh ta cũng biết nhà nước phải trợ cấp học phí cho
mỗi sinh viên y khoa mỗi năm là 6 triệu đồng, cho nên khi sinh viên có khả năng đi luôn ra nước ngoài
thì người ta mới đòi lại. Nếu không có khoản trợ cấp trên thì thực tế sẽ có ít sinh viên đủ khả năng theo
đuổi học y (vì chi phí của nghành học này cao hơn hẳn các ngành học khác). Vậy là anh ta còn than là

"Làm sinh viên VN khó quá anh ơi" (!). KHông có khoản trợ cấp đó, liệu anh ta có học xong ra bác sĩ
không? Nhớ rằng đây là khoản trợ cấp không hoàn lại, nghĩa là một bác sĩ không định cư nước ngoài
thì chẳng bao giờ người ta đòi là tiền cả.
Cũng xin góp ý GS Tuấn là đừng dùng những chữ như "cắt cổ lột da" nữa, ít nhất là trước khi GS biết
nguồn gốc mọi việc. Nghe nó phản cảm quá, mà làm cho hình ảnh GS thêm kì kì. Tất nhiên tại VN thì
lạc hậu khắp nơi, nhưng muốn phê bình thì phải khách quan. Đôi khi tôi thấy GS còn chưa khách quan
với chế độ hiện tại ở VN nên cái sự phê bình của GS có lúc chưa thật công tâm (hoặc đôi khi như trên
trời rơi xuống !!).
Luôn biết ơn GS Tuấn.
January 15, 2009 at 8:37 PM
Anonymous said
Neu ban cung nhin phien dien vay thi dung thao luan nhe. Ban khong quan tam la nguoi ta sau tot
nghiep da lam viec va bu lai tat ca hoc phi duoc tra chua ke ngan sach chi cho giao duc thi dau ma
chang co? tai sao cu nghi nguoi ta lay cai gi tu minh ma khong biet cong suc nguoi ta da do ra, chua
keong bang dong luong chet doi tien dau ma den day? Chac han ban giau lam nhi? Thoi gian cua cuoc
doi tung nguoi da bo ra lam viec qui hon so tien do chu? Dau phai ai cung duoc di du hoc va hoc bong
la do cong ho da tung dong gop cho cong viec chung truoc day do chu? Toi nghi ban can di ra ngoai,
xem nguoi ta nghi cai gi ve cac van de xa hoi Viet Nam, vi sao dan minh van con kho, tap thuong dan
minh hon lanh dao, hoc them ky nang thuyet phuc va truyen thong nua!
January 15, 2009 at 9:10 PM
Anonymous said
"nhà nước phải trợ cấp học phí cho mỗi sinh viên y khoa mỗi năm là 6 triệu đồng, cho nên khi sinh viên
có khả năng đi luôn ra nước ngoài thì người ta mới đòi lại." la cach noi cua nha nuoc, cua ke ca, cua ke
ban phat dac quyen dac loi. Nhung tu duy nay sai. Giao duc la mot quyen loi chu khong phai dac quyen
cua nguoi dan. Nhiem vu cua Nha nuoc la phai chu cap dich vu va giao duc cho nguoi dan. Che do nay
la "Xa hoi chu nghia" ma sao ai cung phai dong du thu tien ca? Mia mai qua nhi.
8
Toi thay ong ban nay nen doc va co gang hieu nhieu ve the gioi ben ngoai nha nuoc mot chut thi se
thay cai chi phi ma nguoi anonymous tren noi den la vo ly. 36 trieu dong dau phai la so tien it oi? Tai
sao ho lam tien trang tron nhu vay? Lay ly do gi de noi la du hoc sinh se khong ve Viet Nam? Chi co the

noi do la mot quy dinh quai dan chi co o Viet Nam. Tai cai nuoc ta no nhu the!
Hai Lua
January 18, 2009 at 5:48 PM
GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU THI NGHIÊN CỨU SINH
Chia sẻ: hyvong_88 | Ngày: 22-08-2012
Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó. Tên
đề tài: Người dự tuyển cần tham khảo “Danh mục các hướng nghiên cứu cần nhận NCS và giáo viên hướng dẫn của
Đại học Đà Nẵng năm 2010” để xác định tên đề tài nghiên cứu. Một số lưu ý: - Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa,
khúc chiết, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có,
không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VÀ GỢI Ý VIẾT BÀI
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(Dành cho Nghiên cứu sinh năm thứ 1)
1. Hồ sơ đăng ký:
- Vào đầu tháng 3 hàng năm, Nhà trường sẽ thông báo trên web về việc nộp bài báo
cáo tiểu luận tổng quan và đề cương nghiên cứu luận án tiến sĩ
- Mỗi NCS nộp cho Bộ môn/Khoa phụ trách chuyên ngành 05 quyển báo cáo để gửi
đến các thành viên Tiểu ban chấm kết quả.
- Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày báo cáo, căn cứ theo ý kiến đóng góp và đề nghị của
Tiểu ban, Nghiên cứu sinh phải chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo, có xác nhận của
CBHD và Trưởng Tiểu ban vào trang phụ bìa, sau đó nộp cho phòng ĐT Sau đại
học 1 quyển. Các trường hợp không nộp cho phòng ĐT SĐH quyển báo cáo tiểu
luận tổng quan và đề cương nghiên cứu sau khi báo cáo sẽ không được công nhận
kết quả báo cáo và phải báo cáo lại cùng với khóa sau
- Các trường hợp thay đổi tên đề tài luận án (so với quyết định công nhận trúng
tuyển) hoặc điều chỉnh tập thể CBHD thì NCS phải nộp thêm phiếu đăng ký thay
đổi tên đề tài (mẫu 1) cũng như công văn đề nghị điều chỉnh tập thể CBHD
2. Gợi ý viết báo cáo

- Tiểu luận tổng quan và đề cương nghiên cứu luận án được trình bày chung trong 1
bài viết, không được đóng gáy xoắn
- Trang bìa (mẫu 2)
9
- Trang phụ bìa (mẫu 3)
Phần 1: Tiểu luận tổng quan
Bài tiểu luận tổng quan trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến
đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công
trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề
tài luận án, nêu những vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung
nghiên cứu giải quyết
Phần 2: Đề cương luận án
1. Tên đề tài luận án:
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4. Nội dung và phạm vi của vấn đề sẽ đi sâu nghiên cứu
5. Dự kiến kết quả đạt được (kết quả nghiên cứu, bài báo khoa học)
6. Nơi thực hiện đề tài
7. Phân bố thời gian thực hiện đề tài
8. Tài liệu tham khảo
Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH TÊN ĐỀ TÀI
Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐH KHTN
Tôi tên:
………………………………………………………………………………………
Là nghiên cứu sinh chuyên ngành: ………………………………………, khóa
……………
Sau khi báo cáo tiểu luận tổng quan và đề cương nghiên cứu luận án tiền sĩ, theo góp ý

của Tiểu ban chuyên môn và Cán bộ hướng dẫn, Tôi xin phép được điều chỉnh (thay đổi)
tên đề tài luận án như sau:
10
Tên đề tài mới:
“…………………………………………………………………………………”
Tập thể cán bộ hướng dẫn:
1 ………………………………………………………………
2 ……………………………………………………………….
Cán bộ hướng dẫn Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
201
Nghiên cứu sinh
Mẫu 2: Trang bìa báo cáo tiểu luận tổng quan
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Họ và tên NCS: (size: 18, canh giữa)
BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
VÀ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(size: 24, canh giữa)
11
Chuyên ngành:
Mã số chuyên ngành:
Khóa học năm:
Người hướng dẫn khoa học:
Tp. HCM, năm
Mẫu 3: Trang phụ bìa báo cáo tiểu luận tổng quan
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Họ và tên NCS: (size: 18, canh giữa)
BÁO CÁO TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
VÀ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ

(size: 24, canh giữa)
12
XÁC NHẬN CỦA CBHD VÀ TRƯỞNG TIỂU BAN (Phần này chỉ ghi sau khi
báo cáo đã được chỉnh sửa và nộp cho phòng ĐT SĐH)
1. XÁC NHẬN CỦA CBHD: (CBHD ký tên và ghi họ tên)
2. XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG TIỂU BAN: (Trưởng Tiểu ban ký tên và ghi
họ tên)
13

×