Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.26 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN NHÓM 3
Đề tài tiểu luận
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI
ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG
KẾT CẤU NỘI DUNG

Chương I: Khái quát chung về đầu tư,
nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ
tầng

Chương II: Thực trạng thực hiện chương
trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian
qua trong giai đoạn 2005-2010

Chương III: Những Giải pháp và kiến
nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi
đất lấy cơ sở hạ tầng
Chương I: Khái quát chung về đầu
tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy
cơ sở hạ tầng

1.1.Khái quát chương trình đổi đất lấy hạ
tầng

1.2. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư
phát triển

1.3. Phân loại Nguồn vốn đầu tư

1.4 Các nguồn huy động vốn đầu tư chính


1.5 Bản chất của nguồn vốn đầu tư

1.6.Đầu tư công trình hạ tầng
1.1.Khái quát chương trình đổi
đất lấy hạ tầng
1.1.1.Sự cân thiết ra đời chương trình đổi đất lấy hạ
tầng
-
Để đảm bảo “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ văn minh”
-
nước ta chủ trương thực hiên chiến lược phát triển, tăng
trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện công
bằng xã hội; ưu tiên phát triển các vùng động lực, các
ngành kinh tế chủ chốt, tạo nguồn thu cho ngân sách, có
tích lũy để có điều kiện vật chất hỗ trợ cho vùng khó
khăn.
-
Hoạt động của chương trình nhằm ra sự phát triển cân
đối kinh tế giữa các vùng, các ngành, các địa phương
1.1.Khái quát chương trình đổi
đất lấy hạ tầng
1.1.2. Đường lối và mục tiêu
a, Đường lối:
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển đất nước đã được khẳng định
trong các văn kiện Đại hội Đảng là đảm bảo phát triển hài hoà giữa tăng trưởng với
công bằng xã hội
Thực hiện công bằng xã hội được thể hiện trên mọi phương diện, trong đó việc tạo cơ
hội cho mọi tầng lớp dân cư thuộc mọi vùng miền có điều kiện tham gia vào quá trình
phát triển là hết sức cần thiết, thể hiện trên các mặt: được bình đẳng trong việc đầu

tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất,phát triển kinh tế, văn hoá, giải quyết vấn đề xã
hội, cải thiện cuộc sống
b,Mục tiêu:

Trước mắt thực hiện chương trình XĐGN, việc làm, tạo thu nhập nâng cao đời sống
cho dân cư trong khu vực.

Từng bước tăng khả năng khai thác các lợi thế và nguồn lực tại chỗ giải quyết việc
làm, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Tạo bước đi ban đầu để tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

Việc lựa chọn những địa bàn xung yếu, những lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ phát triển là
nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội các
khu vực
1.2. Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
1.2.1. Khái niệm và phân loại đầu tư
a. Khái niệm: Đầu tư là sự bỏ ra các nguồn tài
lực ở hiện tại vào lĩnh vực kinh tế nhằm đạt
được những kết quả về lợi ích kinh tế cao
hơn, có lợi hơn cho nhà đầu tư trong tương
lai. Hay có thể nói Đầu tư là một quyết định
bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt
được những lợi ích lâu dài trong tương lai
1.2. Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
b.Phân loại: 3 loại chính

- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền

bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng
lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành.

- Đầu tư thương mại: Đó là sự đầu tư nhằm thu lơi
nhuận do sự chênh lệch giá giữa thời điểm mua và thời
điểm bán, là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua
hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn. Hai loại đầu tư
này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm
tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên,
chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.


1.2. Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển

- Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền
ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm
tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều
kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong
xã hội, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế . Đó chính là việc bỏ tiền ra để
xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi
dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn
liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động
của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
* Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu
tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2. Một số lý luận chung về đầu
tư và đầu tư phát triển
1.2.2.Vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế:

+ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến
tổng cầu
+ Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
+ Đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học
và công nghệ của đất nước
+Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
+Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển
kinh tế
1.3. Phân loại Nguồn vốn đầu tư
1.3.1 Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn nhà nước.

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

Thị trường vốn
1.3.2 Nguồn vốn nước ngoài
. Tài trợ phát triển vốn chính thức
. Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
. Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế
1.4 Các nguồn huy động vốn đầu
tư chính
1. Huy động từ vốn ngân sách và vốn
ODA
2. Huy động vốn bằng hình thức BOT –
BT
3. Huy động vốn bằng phương thức đấu
thầu chọn nhà đầu tư
1.5 Bản chất của nguồn vốn đầu



Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết
kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào
quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển,
kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng
minh.

Trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội
bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động
vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ
có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của
nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư
trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia
đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế
1.6.Đầu tư công trình hạ tầng
1.6.1.Khái niệm công trình hạ tầng
Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa
điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như nhà ở, đi
lại ,học hành chữa bệnh phục vụ sản xuất và dân sinh
1.6.2. Vai trò đầu tư xây dựng công trình hạ tầng

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, làm thay đổi bộ mặt
đô thị đối với Thành phố, khu dân cư

Các công trình hạ tầng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm, nhà ở, xoá
đói giảm nghèo, phục vụ nhân dân, giúp trẻ em có trường để học tập, nâng
cao trình độ văn hoá của nhân dân, từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân
lực kế tiếp cho đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các

phương thức sản xuất mới, kiến thức khoa học văn hoá xã hội, chủ động
vận dụng các kiến thức trên ghế nhà trường vào cuộc sống.
Chương II: Thực trạng thực hiện chương
trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian qua
trong giai đoạn 2005-2010
2.1. Tổng quan thực trạng về cơ sở hạ
tầng và việc thực hiện chương trình đổi
đất lấy cơ sở hạ tầng
2.2 Đánh giá chung
2.1. Tổng quan thực trạng về cơ sở
hạ tầng và việc thực hiện chương
trình đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
+ Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển đô thị
+ Những tác động tích cực và không tích
cực của công nghiệp hóa

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực
2.2 Đánh giá chung
2.2.1. Những kết quả đạt được:
Những năm gần đây, đổi đất lấy hạ tầng đã
trở thành xu hướng đầu tư hết sức hấp
dẫn với nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Việc làm này góp phần tạo ra nhiều nguồn
vốn cho nhà nước để xây dựng kết cấu hạ
tầng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá

2.2 Đánh giá chung
2.2.2 Những tồn tại cần khắc phục:
-
Phá vỡ và mất cân đối quy hoạch đô thị
-
Không đảm bảo chất lượng và tiến độ các
công trình CSHT
-
Khó khăn trong việc kiểm soát giá bất động
sản
-
Nguy cơ mất an ninh lương thực và các vấn
đề xã hội
-
Nguy cơ dễ dẫn đên tham nhũng
-
Thất thoát ngân sách nhà nước
2.2.3. Những thách thức

đất nông nghiệp đang hạn hẹp dần

Gây ra nhiều hậu quả
- Thứ nhất,nó thực hiện việc phân tích chi phí- lợi ích
(cost – benefit analysis) qua cơ chế thị trường.Nếu tổng
gộp nguyện vọng trả tiền để mua đất chuyển nhượng
trong tương lai của các tácnhân thị trường không đủ bù
cho chi phí, thì điều đó chứng tỏ dự án là không có ích
lợi kinh tế - xã hội, và nên bỏ. Ngược lại, nếu tổng số
nguyện vọng trả tiền cao hơn chi phí thực hiện dự án thì
nên tiến hành. Điều đó cho phép tránh tình trạng lăng

phí quan liêu trong xây dựng cơ bản.
2.2.3. Những thách thức
- Thứ hai, nó hướng quyền lực cưỡng chế hành chính vào việc phục vụ lợi ích
xã hội. Ai cũng biết là luôn có khó khăn trong việc giải tỏa đất cho xây dựng
cơ bản. Những người đang sống trên miếng đất sắp xây cầu đường sẽ kỳ
vọng giá trị đất của họ tăng lên sau khi công trình hoàn thành. Vì vậy, họ có
thể đòi chính quyền phải trả giá đền bù cao qua việc trì hoãn giải tỏa. Cứ
xem việc mở rộng đường Nam kỳ khởi nghĩa ở TP HCM hay hoàn thành
đường Liễu giai Hà nội bị đình lại chỉ vì còn một vài chủ hộ nhất quyết
không chịu rời nhà là đủ hiểu. Để tránh việc đàm phán phức tạp, chính
quyền nên đi trước một bước nữa và lập ra một thị trường tương lai khác,
không phải với những người mua đất sau khi hoàn thành công trình, mà
với những người bán đất trước khi thi công. Nói rõ ra, thoả thuận đền bù
với dân cư ở khu quy hoạch phải được tiến hành trước khi có một kỳ vọng
rõ ràng rằng công trình ở đó sẽ được đưa vào thực hiện
2.2.4. Nguyên nhân và các bài
học kinh nghiệm

Trong khi nguồn lực nhà nước có hạn thì việc mở rộng
các hình thức đầu tư, để xây dựng kết cấu hạ tầng (chủ
yếu là hạ tầng giao thông) là tất yếu.

Tuy nhiên nên khuyến khích các nhà đầu tư tham gia bỏ
vốn xây đường rồi tận dụng khai thác chính những con
đường đó từ những dịch vụ hai bên đường, thu phí và
nhiều hình thức khác chứ không phải theo kiểu “ăn sổi”,
đâu có đất là cứ đổi.

Bên cạnh đó là việc quy hoạch đất thiếu chưa hợp lý,
thiếu cơ sở khoa học. Bản đồ đất chưa đi liền với bản đồ

thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi của 7 vùng kinh tế.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ
1. Xây dựng khung pháp lý chung cho
cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”
2. Có các chính sách về đất đai thích
hợp với từng điều kiện của tỉnh,
thành phố
3. Có các chính sách thích hợp, khuyến
khích với chủ đầu tư
1. Xây dựng khung pháp lý chung
cho cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”

Nhà nước phải có những quy định pháp lý ngăn
chặn tình trạng “Thỏa thuận không chính thức”
giữa chủ đầu tư và các cơ quan nhà nước liên
quan để định giá đất thấp hơn giá thị trường

Một giải pháp tích cực nữa là xây dựng các quy
định để thuê ngoài các dịch vụ thẩm định giá
qua các tổ chức độc lập có tính cạnh tranh và
bằng cách giao quyền cho một ủy ban độc lập
xét duyệt giá giao/cấp đất

Các nhà quản lý phải xác định được giá đất
được tính khi chưa có hạ tầng hay khi đã có hạ
tầng.
2. Có các chính sách về đất đai thích hợp với
từng điều kiện của tỉnh, thành phố

Với các tỉnh chưa có giá đất cao, hợp lý nên hạn chế

việc đổi đất lấy hạ tầng mà thay vào đó là quy hoạch lại,
phát triển những đặc thù riêng biệt của tỉnh (đặc biệt là
du lịch) nhằm nâng cao giá đất đến thời điểm thích hợp
cho việc bắt đầu đổi đất lấy hạ tầng.

Với các thành phố, quận huyện lớn: khi hạ tầng đã phát
triển nhưng cũng cần quy hoạch lại đất đai từ các doanh
nghiệp

Rà soát, thu hồi lại đất từ các doanh nghiệp giữ đất
không đầu tư hay chưa có mức đầu tư hợp lí và nhanh
chóng; sau đó giao lại cho những doanh nghiệp có khả
năng làm cơ sở hạ tầng cho thành phố bởi có khá nhiều
doanh nghiệp sẵn sàng khai thác, sử dụng
3. Có các chính sách thích hợp,
khuyến khích với chủ đầu tư

Khi được giao dự án, doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm đền
bù, giải toả… ngược lại, nhà nước có thể hỗ trợ bằng các chính
sách thuế, vay vốn hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hành
trái phiếu

Tổ chức công khai, minh bạch việc đấu thầu đầu tư dự án đất.

Nhà nước phải ban hành nhiều cơ chế chính sách: lựa chọn nhà
đầu tư, ưu đãi hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ
chi phí đầu vào trong quá trình khai thác vận hành dự án.

Song song với thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu
hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ

tầng kỹ thuật đô thị còn phải ban hành chi tiết, cụ thể các văn bản
hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành; chú trọng ban hành
những hướng dẫn cụ thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời
gian trợ giá.

Các cơ quan nhà nước phải phối hợp, hỗ trợ đồng bộ, kịp thời các
chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật đô
thị
THANKS YOU FOR YOUR LISTENING

×