Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Paraquat (thuốc cỏ cháy) là một hoá chất diệt cỏ cực kỳ nguy hiểm cho người vì tử vong cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.07 KB, 14 trang )

Paraquat (thuốc cỏ cháy) là một hoá chất diệt cỏ cực kỳ nguy hiểm cho người vì tử vong cao

Từ ngày 1/10 tới ngày 10/11/2010, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 18.200 ca cấp
cứu, trong đó 504 ca tự tử và ngộ độc. Riêng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật chiếm 203 ca. Trong đó có 150 ca(8 ca
dưới 16 tuổi, 78 ca dưới 24 và 43 ca trong độ tuổi từ 25 tới 35), bệnh viện được thông báo nạn nhân có sử dụng
chai thuốc diệt cỏ "màu xanh" - Paraquat.
Mỗi lần chỉ cần nghe câu thông báo đơn giản trong vội vã của người nhà bệnh nhân là các bác sỹ cấp cứu cứ như bị
"điện giật" bởi cái chai "màu xanh" đó đã làm họ phải bó tay trong 41 trường hợp (5 ca chết trong khi cấp cứu, 36
ca tử vong khi đang điều trị). Nhưng chưa hết, còn tới 22 ca do biến chứng suy hô hấp buộc phải cho về coi như
cũng tử vong.


Tên IUPAC
1,1 '-dimethyl-4, 4'-bipyridinium dichloride

Công thức phân tử
C
12
H
14
Cl
2
N
2

Khối lượng phân tử
257,16 g / mol

Điểm nóng chảy
177175-180 ° C
[1]



Nhiệt độ sôi
> 300 ° C
[1]


Độ hòa tan trong nước
cao

Paraquat là tên thương mại của 1, 1 '-dimethyl-4, 4'-bipyridinium dichloride, một trong những chất diệt cỏ được sử
dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Paraquat, một chất quan trọng nhất trong những chất diệt cỏ bipyridyl (paraquat,
diquat, chlormequat, difenzoquat and morfamquat), giết chết tế bào thực vật khi tiếp xúc một cách nhanh chóng và
không chọn lọc. Nó độc hại đối với con người và động vật, và có liên quan đến việc phát triển của bệnh Parkinson.
Paraquat biến tính hoàn toàn khi tiếp xúc với đất.
Pyridin được kết hợp với natri trong amoniac khan để cho 4,4 '-bipyridine, sau đó được methyl hóa với
chloromethane để cho các hợp chất mong muốn.
Lịch sử phát triển

Mặc dù lần đầu tiên tổng hợp vào năm 1882, đặc tính diệt cỏ của paraquat không được công nhận cho đến năm
1955. Paraquat lần đầu tiên được sản xuất và bán ra bởi ICI (nay là Syngenta AG - một công ty toàn cầu của Thụy
Sỹ kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là hạt giống và thuốc trừ sâu) vào đầu năm 1962, và ngày nay là
một trong số những chất diệt cỏ thường được sử dụng nhất.
Liên minh châu Âu cấp phép cho paraquat vào năm 2004. Thụy Điển cùng sự hỗ trợ của Đan Mạch, Áo và Phần
Lan, đưa ủy ban Liên minh châu Âu ra tòa. Ngày 11/7/2007, tòa án bãi bỏ các việc cấp phép cho paraquat như một
chất bảo vệ thực vật.
Thuốc trừ cỏ

Paraquat được sử dụng như một loại thuốc diệt cỏ amoni bậc bốn, một trong những chất diệt cỏ được sử dụng rộng
rãi nhất trên thế giới. Tác dụng nhanh, không chọn lọc, và giết chết tế bào thực vật khi tiếp xúc.Nó được phân phối
lại trong thân cây, nhưng không gây hại vỏ cây trưởng thành. Paraquat ức chế quang hợp, bảo vệ cây trồng bằng

cách kiểm soát cỏ dại.
Tại Hoa Kỳ , paraquat chủ yếu được "hạn chế sử dụng", nghĩa là nó có thể được sử dụng khi được cấp phép. Ở Liên
minh châu Âu , paraquat đã bị cấm từ 11/7/2007.
Tự tử
Phần lớn (93%) tử vong do ngộ độc paraquat là cố ý, hay tự tử. Tại các nước thế giới thứ ba , paraquat là một "tác
nhân tự tử chính". Ví dụ, ở Samoa 1979-2001, 70% các vụ tự tử do sử dụng paraquat.Tại miền nam Trinidad 1996-
1997, 76% các vụ tự tử là do paraquat.
Paraquat trở thành tác nhân tự tử được sử dụng rộng rãi ở các nước thế giới thứ ba là tính sẵn có của nó, liều độc
thấp (10 ml hoặc 2 muỗng cà phê là đủ gây tử vong) và chi phí tương đối thấp. Đã có các chiến dịch để kiểm soát
hoặc thậm chí cấm paraquat hoàn toàn, và có những động thái để hạn chế tính sẵn bằng cách giáo dục người dùng.
Độc tính
Paraquat là một chất độc đặc hiệu nhất với phổi được biết đến. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cao, hiện nay còn khoảng
130 nước khác vẫn cho phép sử dụng paraquat, nhiều nước đã cấm hoặc hạn chế sử dụng chất này. ở Nhật Bản
hàng năm có hơn 1000 người chết do uống paraquat, điều này đã dẫn đến việc chính phủ nước này năm 1986 cấm
sử dụng paraquat ở nồng độ 20%.
Ngộ độc Paraquat cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ.

Ở đường tiêu hoá paraquat được hấp thu rất nhanh nhưng ít (5-10%). Hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày ruột bị
tổn thương lan rộng, số lượng chất độc được hấp thu sẽ tăng lên. Paraquat không gắn với protein huyết tương. Nồng
độ đỉnh của paraquat trong huyết tương đạt được trong vòng 2 giờ sau uống.
Tiếp xúc qua da, hấp thu vào cơ thể nói chung chỉ xảy ra khi tiếp xúc kéo dài hoặc da bị tổn thương.
Trong hoàn cảnh nghề nghiệp hoặc nông nghiệp, tiếp xúc với paraquat qua đường hô hấp không không làm cho
lượng paraquat được hấp thu đến mức đủ để gây nhiễm độc. Bởi vì kích thước các hạt chứa paraquat trong không
khí lớn (hầu hết trên 5mm) làm cho paraquat không đi sau được xuống đường hô hấp để cho hoạt động hấp thu xảy
ra.
Người ta đã thông báo một trường hợp tử vong do ngộ độc paraquat qua đường âm đạo. Mắt tiếp xúc với paraquat
sẽ bị tổn thương nhưng nêu đơn thuần thì không đủ để gây nhiễm độc toàn thân
Paraquat, khi uống vào, rất độc đối với động vật có vú, bao gồm cả con người, dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp
( ARDS ), và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Tuy nhiên, fuller's earth (đất sét) hoặc than hoạt tính có hiệu quả nếu
được sử dụng đúng lúc. Tử vong có thể xảy ra 30 ngày sau khi uống. Paraquat được pha loãng khi phun ít độc hại,

do đó, nguy cơ lớn nhất bị ngộ độc thuốc là trong quá trình pha trộn và vận chuyển paraquat để sử dụng.
Trong các nghiên cứu độc tính cấp tính bằng cách sử dụng động vật trong phòng thí nghiệm, paraquat đã được
chứng minh là có độc tính cao bằng đường hít và đã được xếp loại Độc loại I (cao nhất trong bốn cấp độ) cho các
ảnh hưởng cấp tính lên đường hô hấp. Tuy nhiên, EPA đã xác định rằng các hạt được sử dụng trong nông nghiệp
(400-800 μm) là vượt ra ngoài phạm vi hít vào và do đó gây độc kiểu này không phải là mối quan tâm. Paraquat là
độc hại (loại II) bằng đường miệng và độc hại (loại III) theo đường da. Paraquat sẽ gây kích ứng mắt trung bình đến
nặng và kích ứng da tối thiểu, và đã được đặt trong Độc loại II và IV (hơi độc) tương ứng cho các ảnh hưởng này.
Ngay cả một uống một lân duy nhất, ngay lập tức nhổ ra, có thể gây ra cái chết do xơ phổi, dẫn đến ngạt.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, uống paraquat gây suy gan, phổi, tim và thận trong vòng vài ngày đến
vài tuần, có thể dẫn đến tử vong trong 30 ngày sau khi uống. Những người bị phơi nhiễm lớn không có khả năng
sống sót. Phơi nhiễm kinh niên có thể dẫn đến tổn thương phổi, suy thận, suy tim, và hẹp thực quản. Tử vong do tai
nạn và tự tử từ khi uống paraquat là tương đối phổ biến.
Phân bố
Ngoài mật, paraquat phân bố nhanh chóng nhất tới phổi, thận, gan và cơ. Thể tích phân bố của paraquat là 1,2 -
1,6L/kg.
Paraquat đạt được nồng độ cao và tồn tại lâu trong phổi, nồng độ trong phổi có thể cao hơn so với nồng độ huyết
tương gấp 50 lần. Sau uống 5-7 giờ, nồng độ paraquat trong tổ chức phổi đạt cao nhất khi chức năng thận bình
thường. Paraquat được các phế bào type I và II hấp thụ mà không phụ thuộc bậc thang nồng độ. Hiện tượng này xảy
ra theo cơ chế vận chuyển tích cực phụ thuộc ATP. Số lượng paraquat huyết tương cần đạt đến một ngưỡng tới hạn
để cho quá trình hấp thụ ở phổi diễn ra.
Paraquat qua được nhau thai, trong một nghiên cứu, nồng độ paraquat trong dịch ối và máu dây rốn, bào thai cao
hơn nồng độ trong máu người mẹ 4-6 lần. Không có bào thai nào sống sót. Tuy nhiên nếu người mẹ đã tiếp xúc với
paraquat còn sống thì đến lần có thai sau không nguy hiểm đến bào thai.
Chuyển hoá, thải trừ
Paraquat được đào thải hầu như hoàn toàn qua thận nhờ cả quá trình lọc của cầu thận và quá trình bài tiết tích cực
của ống thận. Trong vòng 12 - 24 giờ sau uống, trên 90% paraquat được đào thải dưới dạng không đổi qua thận, nếu
chức năng thận bình thường. Tuy nhiên có thể xét nghiệm thấy paraquat trong nước tiểu vài ngày sau do có sự tái
phân bố paraquat từ các cơ quan. Nửa đời sống của paraquat có thể kéo dài 12-120 giờ hoặc lâu hơn khi có suy thận.
LIỀU ĐỘC CỦA PARAQUAT
Uống 2 - 4 gram hay 10 - 20ml lọ dung dịch 20% paraquat (1ngụm) dẫn đến tử vong ở người lớn. Tuy nhiên chỉ cần

uống 1 - 2gram (5 - 10ml dung dịch 20%) thì hầu hết bệnh nhân cũng sẽ tử vong. Liều 4-5ml sẽ tử vong ở trẻ em.
Nhiều thức ăn trong dạ dày sẽ giảm sự hấp thu độc chất.
Than hoạt hay đất sét uống ngay vào sẽ hấp phụ paraquat, làm giảm độ độc.
NHẬN BIẾT NGỘ ĐỘC PARAQUAT Ở NGƯỜI
Nhận dạng hoá chất: Paraquat hiện nay đã xuất hiện ở nước ta với nhiều sản phẩm thương mại khác nhau như:
Gramoxone 20 SL, Agamaxone 276 SL, Alfaxone 20 SL, BM - Agropac 25SL, Camry 25 SL, Cỏ cháy 20 SL,
Danaxone 20SL, Forxone 20SL, Hagaxone 20 SL, Heroquat 278 SL, Nimaxon 20 SL, Paraxon 20 SL, Pesle 276
SL, Thảo tuyệt 20 AS, Tungmaxone 20 SL. Trong đó Gramoxone là sản phẩm thương mại phổ biến nhất với dung
dịch nồng độ paraquat 20%. Đặc điểm chung của các sản phẩm này là ở dạng lọ nhựa đựng dung dịch màu xanh
lam.
Liều gây độc trung bình (LD 50) là 35 mg/kg. Sau khi uống sẽ được hấp thu nhanh chóng ở ống tiêu hóa (5-10%),
sau khoảng 2 giờ đạt nồng độ cao nhất trong máu. Paraquat trong máu sẽ được phân bố đền hầu hết các cơ quan
trong cơ thể, tổn thương chủ yếu thường gặp là gan, thận và phổi. Tổn thương gan, thận xuất hiện 2-3 ngày sau ngộ
độc, là tổn thương có thể hồi phục. Biểu hiện tổn thương gan là vàng da, tăng các transaminase, tăng bilirubin chủ
yếu là bilirubin trực tiếp. Tổn thương thận với thiểu niệu, suy thận cấp, tăng urê và creatinin máu. Tổn thương phổi
xuất hiện muộn hơn, 5-10 ngày sau ngộ độc, phổi là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất và tế bào đích là tế bào phế
nang týp 2, biểu hiện lâm sàng khó thở, thở nhanh, tím tái do xơ phổi, tổn thương phổi thường không hồi phục và có
diễn tiến tử vong.
Sau khi uống dung dịch, nước có paraquat: xuất hiện cảm giác nóng bỏng miệng, họng, giả mạc hay loét họng miệng
(có thể nhìn thấy).
Nôn, buồn nôn, đau bụng khó chịu, có thể bỏng thực quản, loét trợt dạ dày ruột (bỏng kiềm) nếu uống đậm đặc (dễ
thủng, hay tràn khí màng phổi).
Nhanh chóng dẫn đến đái ít, vô niệu, suy thận cấp, hoại tử cơ, sốc và tử vong trong vài giờ hay vài ngày.
Nếu uống 1-2g có thể sống qua một số ngày rồi suy hô hấp do xơ phổi (phổi trắng hai bên) và cũng dẫn đến tử vong.
Các chất thải của người ngộ độc paraquat: sau khi ăn, uống nôn ra dịch màu xanh.
Bệnh sinh
Paraquat trải qua chu trình ôxy hoá/khử cùng với NADPH và ôxy dẫn tới hình thành gốc superoxide (˙O
2
ě
).

Bipyridyls có hai ion dương bị NADPH khử thành các gốc tự do có một ion dương và theo chu trình trở về dạng ban
đầu của chúng bằng việc cho ôxy một điện tử để hình thành gốc superoxide (hình).
Trong giai đoạn đầu của chu trình này, paraquat hai ion dương (PQ
2+
) cùng với NADPH trải qua một phản ứng tạo
ra ion paraquat bị khử (PQ
1+
) và NADP
+
. PQ
1+
phản ứng hầu như ngay lập tức với ôxy tái tạo lại PQ
2+
và gốc
superoxide. Có sẵn NADPH và ôxy, chu trình ôxy hoá-khử của paraquat xảy ra liên tục, với việc NADPH liên tục bị
mất đi và không ngừng tạo ra gốc superoxide. Gốc tự do superoxide sau đó phản ứng với bản thân nó để tạo ra
peroxide hydro (H
2
O
2
), và với H
2
O
2
+ sắt để tạo thành gốc tự do hydroxyl (ĚOH).
Chu trình ôxy hoá-khử liên quan đến paraquat, ôxy, NADPH cũng như là việc sau đó tạo thành gốc tự do hydroxyl
dẫn tới nhiều cơ chế làm tổn thương tế bào. Cạn kiệt NADPH dẫn tới chết tế bào. Các gốc tự do hydroxyl có độc
tính cao và phản ứng với lipid trên màng tế bào, đây là một quá trình huỷ hoại được biết với tên gọi là peroxide hoá
lipid. DNA và các protein tối cần thiết cho tế bào sống sót cũng bị các gốc tự do hydroxyl phá huỷ.
Hậu quả lên tế bào do việc hình thành các gốc tự do (superoxide và các gốc tự do khác) là đối tượng của rất nhiều

các tài liệu trong y học. Người ta đã tiến hành các thử nghiệm điều trị nhằm vào việc thay đổi các gốc tự do bằng các
chất như desferioxamine, superoxide dismutase, alpha-tocopherol và vitamin C cùng với bài niệu cưỡng bức. Không
may là cho đến hiện nay không có chất nào trong số này được khuyến cáo dùng.
Mặc dù chi tiết đầy đủ về độc chất học của các gốc tự do do paraquat sinh ra vẫn chưa được biết nhưng những gì
người ta đã biết về cơ sở để ngộ độc là sự tương tác giữa paraquat, NADPH và ôxy. Sau đó, ở mức độ tế bào, oxy là
yếu tố tối cần thiết cho việc hình thành bệnh lý do paraquat. Đây là cơ sở cho việc hạn chế cung cấp ôxy trong việc
điều trị ban đầu bệnh nhân ngộ độc paraquat.
Bipyridyls có tính ăn mòn và gây tổn thương giống như kiềm khi tiếp xúc với da, mắt và các niêm mạc. Các cơ quan
đích chủ yếu trong ngộ độc toàn thân paraquat là đường tiêu hoá, thận và phổi. Dạ dày ruột bị tổn thương nặng nề do
tác dụng ăn mòn trực tiếp khi bệnh nhân uống paraquat có chủ ý với nồng độ cao. Thận là cơ quan đào thải paraquat
và có nồng độ cao hơn so với các cơ quan khác. Paraquat được phổi đón nhận tích cực nhờ quá trình phụ thuộc năng
lượng.
Giải phẫu bệnh:
Sau khi tiếp xúc với paraquat, phổi trải qua một kiểu tổn thương 2 giai đoạn. Giai đoạn phá huỷ đặc trưng bởi huỷ
hoại biểu mô phế nang do hậu quả của chu trình ôxy hoá khử. Sau đó là giai đoạn tăng sinh, được coi là kế tiếp của
giai đoạn huỷ hoại, giai đoạn này gây huỷ hoại thêm. Trong giai đoạn 2, các tế bào biểu mô bình thường bị thay thế
bởi tổ chức xơ, dẫn tới xơ phổi ồ ạt, thiếu ôxy và tử vong.
Ở người, chuột, chó bị ngộ độc paraquat, mổ tử thi cho thấy phổi bị phù và xuất huyết, xuất huyết khoảng giữa các
phế nang, xung huyết và xơ phổi. Tổn thương màng tế bào phế nang dẫn đến viêm phế nang, huỷ hoại tế bào phế
nang, thâm nhập các tế bào xơ, sau đó phổi bị mất tính đàn hồi, hoạt động hô hấp bị giảm, trao đổi khí kém hiệu quả.
Trên động vật bị ngộ độc, thường không thấy các tác dụng ngay lập tức, tuy nhiên trong vòng 10-14 ngày, bệnh
nhân bị suy hô hấp, các thay đổi hình thái bao gồm thoái hoá và hình thành các không bào ở các phế bào, tổn thương
với các tế bào biểu mô phế nang type I và II, huỷ hoại màng biểu mô, tăng sinh tế bào sợi. Gan bị hoại tử trung tâm
tiểu thuỳ, thận bị hoại tử ống thận, cầu thận. Trọng lượng phổi của con vật tăng đáng kể nhưng cân nặng toàn thân
của con vật lại bị giảm.
Xét nghiệm nhanh
Lấy 10ml nước tiểu bệnh nhân (hoặc 10ml nước có nghi paraquat).
Cho vào 2ml dung dịch natri dithionite 1% với dung dịch NaOH 1N.
Xuất hiện màu xanh từ nhạt da trời đến xanh mực cửu long chứng tỏ có paraquat nồng độ từ thấp đến cao.
Ngộ độc paraquat có thể được chia thành 3 bệnh cảnh lâm sàng tuỳ thuộc vào số lượng paraquat

Ngộ độc nặng:
Uống ion paraquat với số lượng lớn hơn 40mg/kg dẫn tới suy đa phủ tạng tiến triển nhanh chóng (tương đương với
một người 70kg nếu uống 14 ml dung dịch 20%).
Các triệu chứng sớm bao gồm tổn thương tại chỗ với đường tiêu hoá, bao gồm cả thực quản. Lúc đầu bỏng miệng
họng, hoại tử và bong niêm mạc miệng, họng, viêm dạ dày ruột nặng với tổn thương thực quản, dạ dày. Bệnh nhân
nôn nhiều, đau bụng, chảy máu đường tiêu. Các biến chứng của giai đoạn sớm này gồm tràn khí màng tim, tràn khí
trung thất và tràn khí màng phổi.
Hô hấp: khó thở, ho, suy hô hấp tiến triển.
Tổn thương thận bao gồm hoại tử ống thận, cầu thận, xuất hiện rõ sau 24 giờ, biểu hiện protein niệu, tế bào và trụ,
tăng urê, creatinin máu, thiểu niệu, vô niệu. Trong một nghiên cứu, suy thận báo hiệu một tiên lượng xấu, 95 %
(19/20) bệnh nhân có suy thận đã tử vong.
Thượng thận/gan: giải phẫu bệnh thấy hoại tử vỏ thượng thận, tổn thương gan biểu hiện sớm với tăng bilirubin,
AST, ALT, suy gan.
Tim mạch: điện tim thay đổi từ nhịp nhanh xoang đến các loạn nhịp thất, suy tim.
Thần kinh: Hôn mê, phù não, co giật, xuất huyết vỏ não, thân não.
Máu: tăng bạch cầu, DIC. Giai đoạn sau, tuỷ xương bị ức chế biểu hiện bằng thiếu máu, giảm tiểu cầu và giảm bạch
cầu.
Bệnh nhân bị hoại tử cơ lan rộng, hoặc suy tuỵ, có thể tử vong trong thời gian tính bằng giờ tới tối đa là vài ngày,
thường do sốc tim.
Ngộ độc trung bình
Uống paraquat với số lượng từ 20-40mg/kg gây một bệnh cảnh âm thầm hơn.
Các triệu chứng tại chỗ da, niêm mạc tiến triển từ từ hơn.
Phổi: Suy hô hấp tiến triển nặng dần. Lúc đầu, trong vòng vài ngày đầu phim xquang phổi bình thường, sau đó, sang
giai đoạn tổn thương thứ 2, thâm nhiễm và mờ hai bên phổi.
Tổn thương thận, suy thận tiến triển nặng dần và có thể dẫn tới tăng creatinin nhanh một cách khác thường không
tương ứng với tăng urê máu (tỷ lệ BUN/creatinin thấp). Trong một trường hợp các tác giả quan sát thấy giá trị
creatinin tăng cao bất thường khi so với giá trị urê máu và bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá trên (lẽ ra tăng cao urê
chứ không phải creatinin), điều này giúp tác giả chẩn đoán ngộ độc paraquat mặc dù bệnh nhân phủ nhận việc uống
paraquat.
Cuối cùng với các trường hợp bệnh nhân uống paraquat với số lượng trung bình, hiện tượng xơ phổi xuất hiện sau

nhiều ngày đến nhiều tuần. Đa số các bệnh nhân uống 20-40mg/kg ion paraquat sẽ tử vong.
Ngộ độc nhẹ
Uống ion paraquat với số lượng dưới 20mg/kg không gây triệu chứng gì hoặc chỉ các triệu chứng nhẹ đường tiêu
hoá. Tất cả các trường hợp như vậy có hy vọng hồi phục hoàn toàn. Tác giả Bismuth coi liều dưới 30mg/kg là lành
tính, 30-50mg/kg có thể gây ngộ độc trung bình và trên 55mg/kg là gây tử vong.
Mặc dù nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bị ngộ độc nặng paraquat là tiếp xúc đường uống hoặc tiêm, nhưng
mức độ ngộ độc nặng hoặc gây tử vong có thể do tiếp xúc các đường khác.
Tiếp xúc qua da có thể dẫn tới tử vong khi tiếp xúc kéo dài hoặc theo cách khác thường với BHs dạng đậm đặc. Đã
có các trường hợp tử vong do ngộ độc paraquat khi bệnh nhân bôi chất này lên râu và tóc để diệt trấy hoặc bôi toàn
thân (trừ mặt) để chữa ghẻ. Có nhiều thông báo tử vong do ngộ độc paraquat khi người ta nhúng chất này đậm đặc
lên quần áo và mặc trong thời gian kéo dài. Tiếp xúc với paraquat qua da với nồng độ loãng theo đúng hướng dẫn
hoặc với dạng đậm đặc nhưng trong thời gian ngắn thì không gây ngộ độc toàn thân. Mắt tiếp xúc với paraquat đậm
đặc sẽ bị tổn thương ăn mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ.
Tại California, cộng đồng dân cư tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm paraquat đã biểu hiện rất nhiều triệu chứng tại
chỗ và một số triệu chứng toàn thân, bao gồm ho, ỉa chảy, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, chảy nước mắt nhiều.
Các triệu chứng này tăng đáng kể khi so với nhóm cộng đồng làm chứng. Tiếp xúc trong nghề nghiệp do bất cẩn có
thể gây kích ứng niêm mạc, viêm kết mạc, giác mạc, chảy máu mũi và đau họng.
Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridylium và chẩn đoán phân biệt với các chất có thể gây
triệu chứng ngộ độc tương tự.

Suy thận cấp
Xơ phổi
Suy đa tạng
Nôn nhiều/ỉa chảy +
Xuất huyết tiêu hoá trên
Acetaminophen
Các aminoglycoside
Amphotericin B
Arsine
Kháng sinh Beta-lactam

Acid boric/các borate
Cisplatin
Cyclosporine
Diethylene glycol
Nhôm
Amiodaron(dùng lâu)
Thuốc chống ung thư:
Bleomycin
Cyclophophamide
Nhiễm amiăng
Berylium
Crôm
Vàng
Abrin (rosary pea)
Colchicine
Fluorides
Fluoroacetate (hợp chất
1080)
I ốt
Sắt
Kim loại:
Asen
Bari
Thuốc chống ung thư
Bari
Acid boric
Carbamate
Các glycoside tim
Các chất ăn mòn
Colchicine

Ethanol
Fluoride
Dinitrophenol
Ethylene glycol
Hydrocarbon có clo
Kim loại:
Arsen
Cadmium
Crôm
Đồng
Thuỷ ngân (muối)
Thalium
Thuốc chống viêm không
steroid
Phosphine
Phosphorus
Polymyxin
Các thuốc cản quang
Các sulfonamide
Vancomycin


Kaolin
Nitrofurantoin (dùng lâu)
Ozone
Phosgene
Silica (bụi phổi)
Bột talc
Tocainide


Crôm(muối hoá trị 6)
Thuỷ ngân (muối)
Phosgene
Phosphine
Ricin (caster bean)
Các salicylate
Phosphua kẽm


I ốt
Sắt
Metaldehyde
Kim loại:
Asen
Crôm
Thuỷ ngân
Thiếc hữu cơ
Thalium
ăn nấm , cây cỏ
Nicotine
Hội chứng cai opiate
Phospho hữu cơ
Paraldehyde
Phenol
Phosphorus
Podophyllin
Salicylate
Theophylline
Clorua kẽm
Phosphua kẽm


Điều trị:
Nhiều biện pháp điều trị ngộ độc toàn thân do các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl dựa trên bệnh sinh của các tác nhân
này nhưng không may là hầu hết các biện pháp này đều không cho thấy có hiệu quả. ở thời điểm bệnh nhân đến gặp
thầy thuốc thì hậu quả cuối cùng đã được xác định bởi mức độ tiếp xúc. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị hỗ trợ có
thể cần thiết ở các bệnh nhân có tiến lượng tốt và vẫn nên được áp dụng cho các bệnh nhân có tiên lượng tồi.
Bao gồm:
Kiểm soát đường hô hấp và hỗ trợ chức năng sống nâng cao khi cần.
Loại bỏ chất độc:
Dạ dày ruột: than hoạt đa liều, 1g/kg uống.
Da và mắt: rửa bằng nhiều nước.
Truyền dịch tinh thể để đảm bảo lưu lượng nước tiểu 1-2ml/kg/h.
Ô xy: chi cung cấp khi có thiếu ô xy.
Giảm đau và an thần nếu cần.
Loại bỏ chất độc bằng biện pháp thay thế thận:
Lọc máu hấp phụ: còn tranh cãi, có lẽ không làm thay đổi kết quả cuối
cùng.
Thận nhân tạo chỉ khi có suy thận.
Bài niệu cưỡng bức hoặc lọc màng bụng không có tác dụng
Loại bỏ chất độc:
Mặc dù loại bỏ chất độc qua đường tiêu hoá chưa bao giờ được chứng minh là thay đổi được kết quả cuối cùng của
ngộ độc các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl nhưng nếu thực hiện sớm có lẽ là một biện pháp có giá trị nhất hiện nay
trong các trường hợp tiếp xúc đường tiêu hoá. Fuller’s earth và bentonite clay đã từng được đưa vào danh sách thuộc
các tác nhân được lựa chọn nhưng than hoạt dễ kiếm hơn và có lẽ cũng hiệu quả không kém. Cần dùng than hoạt
100g với người lớn và 1g/kg cho trẻ em trừ khi có chống chỉ định như nôn nhiều không kiểm soát được hoặc bỏng
nặng niêm mạc miệng. Dùng than hoạt đa liều chưa được nghiên cứu trong ngộ độc các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl
tuy nhiên cách dùng than hoạt này sẽ không có hại một khi nôn được kiểm soát tốt. Dùng tổng cộng 3 liều, mỗi liều
cách nhau 2 giờ. Fuller’s earth được dùng ở dạng dung dịch treo (15 hoặc 30%), người lớn dùng 100-150gam, uống
nhiều lần cho đến khi thấy bệnh nhân đại tiện ra thuốc, liều trẻ em 1-2g/kg. Bentonite clay 100-150gam, trẻ em
2g/kg (pha dung dịch treo 7%).

Sodium polystyrene sulfonate (SPS) (Kayexalate(R)): cần có thêm các nghiên cứu trước khi khuyến cáo dùng thuốc
này. Trên thí nghiệm, thuốc có khả năng hấp phụ cao hơn than hoạt gấp 15 lần. Liều dùng cao hơn nhiều so với
dùng trong điều trị tăng kali máu.
Việc các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl được hấp thu nhanh chóng và khả năng tổn thương đường tiêu hoá do ăn mòn
cũng như thiếu bằng chứng cho thấy hiệu quả đã khiến cho rửa dạ dày, syro ipeca hoặc rửa ruột toàn bộ không thể
hiện được vai trò. Ipeca có thể có ích trong hoàn cảnh gia đình nếu áp dụng ngay lập tức. Cần cân nhắc nguy cơ
nặng thêm tổn thương đường tiêu hoá với số lượng thuốc trừ cỏ bệnh nhân đã uống. Rửa dạ dày có thể có giá trị nếu
được làm sớm trong vòng 1 giờ nhưng cần phải cân nhắc với nguy cơ thủng đường tiêu hoá.
Trong các bệnh nhân ngộ độc paraquat và diquat do cố ý mà tác giả đã gặp, người sống sót duy nhất là một nông dân
tự tử bằng cách uống paraquat nhưng đồng thời vô tình cũng ăn một “bữa ăn lớn lần cuối cùng” bằng một loại bánh
đa. Bệnh nhân này sau đó nôn tự nhiên và đến khoa cấp cứu trong vòng 5 phút sau uống, than hoạt đã được dùng
ngay, sau đó được rửa dạ dày và sau đó tiếp tục được dùng than hoạt.
Tiếp xúc qua da và mắt cần được xử trí bằng rửa nhiều nước. Khi tiếp xúc qua mắt, cần theo dõi pH và rửa tới khi
pH trở về bình thường.
Loại bỏ chất độc bằng biện pháp thay thế thận:
Vì nồng độ đỉnh của paraquat trong máu đạt được sau uống 2 giờ, trong vòng 4 giờ sau uống, paraquat khuếch tán
vào các tế bào biểu mô phế nang, tất cả các biện pháp nhằm tăng thải trừ paraquat đều phải được bắt đầu tiến hành
càng sớm càng tốt. Lọc máu hấp phụ qua cột than hoạt là một biện pháp điều trị còn tranh cãi trong điều trị ngộ độc
các thuốc trù cỏ nhóm bipyridyl có thể gây tử vong. Dựa trên lý thuyết là paraquat mặc dù đi vào phổi nhanh chóng,
nhưng thể tích phân bố 1,2-1,6L/kg và gắn với protein kém nên nhiều tác giả đã cố gắng tiến hành lọc máu hấp phụ,
hemodialysis, bài niệu cưỡng bức để trực tiếp loại bỏ chất độc miễn là tiến hành rất sớm hoặc nồng độ paraquat
trong máu thuộc đường gianh giới tử vong. Widdop gây độc paraquat cho chó với liều thấp 10mg/kg, sau đó lọc
máu hấp phụ trong vòng 6 giờ sau uống thấy cải thiện tỷ lệ tử vong. Hampson thử nghiệm trên chó thấy tất cả con
vật bị ngộ độc paraquat với liều gây chết khi được lọc máu hấp phụ sau uống 12 giờ đều đã chết bất kể thời gian lọc
kéo dài bao lâu, chỉ 50% trong số các con vật được lọc máu trong vòng 2 giờ sau uống mới sống sót. Do đó nếu lọc
máu sau 6 giờ, tỷ lệ tử vong không được cải thiện. Suzuki “lọc máu hấp phụ tích cực” (ngày đầu tiên lọc liên tục 10
giờ hoặc hơn) trên 40 bệnh nhân trong vòng 15 giờ sau uống paraquat thấy có kéo dài thời gian sống của bệnh nhân
nhưng không cải thiện tỷ lệ tử vong.
Mặc dù Okenek và các cộng sự đã chứng minh độ thanh thải của paraquat tăng lên khi lọc máu hấp phụ qua cột than
hoạt trên chuột và các tác giả này đã mạnh mẽ ủng hộ biện pháp này nhưng thống nhất hiện nay là lọc máu hấp phụ

không làm thay đổi kết quả cuối cùng. Mặc dù lọc máu hấp phụ qua cột than hoạt có thể làm tăng thải trừ các thuốc
trừ cỏ nhóm bipyridyl nhưng tiên lượng không thay đổi. Điều này bởi vì ít nhất có 3 yếu tố: (1) bệnh nhân thường
uống liều cao gấp nhiều lần liều chết, (2) không có cách nào tin cậy để tách biệt các trường hợp uống số lượng có
thể gây chết và không gây chết và (3) thời gian trì hoãn trước khi tiến hành biện pháp này thường đủ để cho các
thuốc trừ cỏ nhóm này được hấp thu và phân bố với số lượng gây chết, ngay cả khi quyết định lọc nhanh chóng. Hơn
nữa, khi chức năng thận còn bình thường, khả năng đào thải paraquat của thận hiệu quả hơn lọc máu hấp phụ 3-10
lần.
Thận nhân tạo có thể được tiến hành vì suy thận cấp nhưng cả hemodialysis và lọc màng bụng đều không có hiệu
quả trong việc làm tăng độ thanh thải chất độc.
Điều trị hỗ trợ:
Việc truyền dịch tinh thể sớm là quan trọng để điều trị mất nước, thường là nặng, duy trì lưu lượng nước tiểu 1-
2ml/kg/h. Con đường đào thải các thuốc trừ cỏ nhóm bipyridyl chủ yếu là thận. Lưu lượng nước tiểu đầy đủ là tối
cần thiết để đào thải sớm chất độc và có thể làm chậm sự xuất hiện của suy thận. Tuy nhiên bài niệu cưỡng bức lại
không có vai trò gì.
Ôxy có thể làm nặng thêm tổn thương phổi bằng việc cung cấp thêm cơ chất cho quá trình hình thành các gốc
superoxide. Có tài liệu (Rhodes, 1974) cho thấy trên động vật, cho thở ôxy 10% tốt hơn 21% (khí phòng), các
nghiên cứu khác trên chuột cho thấy tỷ lệ tử vong tăng lên khi cho chuột thở ôxy liều cao. Theo Haley, 1979 và
Hayes, 1982, cung cấp ôxy đảm bảo PaO
2
ở mức > 40-50mmHg. Tuy nhiên, cho bệnh nhân thở bằng hỗn hợp khí ít
ôxy cũng không ngăn cản được quá trình tổn thương phổi, chưa có các nghiên cứu có tính kết luận về quan điểm
này, do đó khi bệnh nhân bị thiếu ôxy vẫn cần được cung cấp ôxy, chỉ không nên cung cấp ô xy một cách thường
quy.
Với ngộ độc paraquat ở mức độ gây tử vong, việc điều trị với mục đích giảm nhẹ là cách tốt nhất. Điều trị hỗ trợ tốt,
bao gồm giảm đau và chống lo lắng là rất quan trọng. Bởi vì điều trị nội khoa lại thất bại một cách tồi tệ trong việc
làm cho bệnh nhân ngộ độc từ trung bình sang mức độ nặng nên các nhân viên y tế, bệnh nhân và gia đình bệnh
nhân thường hoang mang. Nghệ thuật của y học đóng vai trò rất quan trọng ở đây chính là biện pháp tiếp cận cực kỳ
khéo léo trước một cái chết đang đến gần. Trung thực với tiên lượng, không mất hy vọng, nhấn mạnh những điều có
thể làm được ( ví dụ giảm đau, các dịch vụ chăm sóc về xã hội, vai trò của mục sư) là rất cơ bản trong một tình
huống khó khăn.

Ghép phổi đã được áp dụng nhưng không thành công.
Điều trị đặc hiệu:
Mặc dù người ta vẫn tích cực tìm kiếm nhưng cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào có ích lợi.
Chưa có bằng chứng lâm sàng nào ủng hộ cho việc sử dụng thuốc giải độc trong ngộ độc paraquat.
Các biện pháp đặc hiệu đã nghiên cứu trong ngộ độc paraquat:
+ Không cho thở ôxy (chỉ thở ôxy một bên phổi): Fogt và Zilker (1989) dùng biện pháp hoá học để thắt phế quản
gốc một bên trên chuột, làm ngừng cung cấp ôxy và xẹp phổi hoàn toàn (qua đó làm giảm tưới máu phổi), phổi còn
lại được tiếp tục cung cấp ôxy. Sau thắt 2 giờ, chuột bị gây độc paraquat với liều chết. 4-12 ngày sau đó, các con
chuột đã chết, tổn thương mô bệnh học của phổi bên bị thắt không có đặc điểm của nhiễm độc paraquat. Liệu kết
quả này có ý nghĩa điều trị ?
+ Desferrioxamine: nhiều tác giả áp dụng nguyên lý ôxy hoá sắt và hình thành hydroxyl (phản ứng Fenton) trên
chuột, dùng desferrioxamine để gắp sắt sẽ làm giảm việc hình thành các gốc tự do hydroxyl độc, cải thiện tỷ lệ tử
vong ở chuột bị ngộ độc. Tuy nhiên kết quả là tỷ lệ tử vong đều không được cải thiện.
+ Các chất chống ôxy hoá và các chất điều hoà sinh hoá khác: lập luận dùng các chất này dựa trên hiện tượng các
chất chống ôxy hoá và chất điều hoà sinh hoá hoạt động giống như các chất làm giảm và bắt giữ các gốc tự do.
(1) Năm 1984, Schvartman thử nghiệm dùng hỗn hợp vitamin C và riboflavin trên chuột thấy cải thiện tỷ lệ sống.
(2) Nhiều tác giả khác đã nghiên cứu nhưng không thấy ích lợi khi dùng vitamin E, niacin, glutathione, GSH,
selenium, N-Acetylcystein (nhóm sulphydryl), superoxide dismutase (để phá huỷ các superoxide dư thừa), clofibrate
(kích thích hoạt tính enzym catalase)
+ Chất ức chế nhập paraquat vào phổi: trên nghiên cứu, người ta chưa thấy được lợi ích của các chất polyamine,
putrescine, D-propranalol, propranalol trong ngộ độc paraquat.
+ Cortocoid, cyclophosphamide, chất ức chế collagen (L-3,4-dehydroproline): cũng không cho thấy có ích lợi.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ (Trung tâm chống độc – bệnh viện Bạch Mai)
Cần nhớ là: Ngộ độc paraquat là một cấp cứu. Cứu sống bệnh nhân đòi hỏi phải rất khẩn trương tích cực cho dù
bệnh nhân có triệu chứng hay chưa có triệu chứng, tập trung ngay vào việc loại bỏ chất độc ra khỏi người bệnh.
Loại bỏ Paraquat ra khỏi cơ thể
Gây nôn
a. Trong vòng 1 giờ đầu mới bị ngộ độc.
b. Cho người bệnh uống nhanh 200ml nước sạch rồi gây nôn bằng cách ngoáy họng.
Rửa dạ dày

a. Chỉ thực hiện trong 1giờ đầu sau ngộ độc.
b. Mỗi lần cho vào 200ml nước lấy ra 200ml, rồi cứ như vậy tới khi tổng số 3-5lít thì thôi.
Uống than hoạt hay Fuller’s earth (đất sét): ngay cả nếu không rửa dạ dày được, số lượng 30g-100g (1g/kg). Ngay
tại hiện trường nếu không có than hoạt thì có thể pha đất hoặc đất sét (đất sét tốt hơn) với nước thành dạng đặc sánh
và cho bệnh nhân uống ngay.
Rửa sạch tay, da, tắm, gội với nước ấm và xà phòng nếu hoá chất bắn, dây ra tóc, da, quần, áo. Rửa mắt bằng nhiều
nước sạch tới khi pH trở về bình thường.
Uống nhiều nước và truyền dịch từ 1,5lit-2,5lit/ngày. Nếu huyết áp hạ (<90mmHg) phải dùng thuốc vận mạch:
Dopamin, Noradrenalin hay Dobutamin để duy trì huyết áp.
Lọc máu hấp phụ: làm trong vòng 6 giờ đầu sau uống, nhanh chóng cấp cứu như trên, ổn định tình trạng bệnh nhân
và chuyển bệnh nhân đến cơ sở có điều kiện lọc máu hấp phụ.
Các thuốc đặc hiệu
Phác đồ dùng cyclophophamide kết hợp corticoid: hiện nay có nhiều phác đồ, có thể dùng một trong hai phác đồ
sau:
Phác đồ 1:
- Methylprednisolon: 15mg/kg/ngày pha truyền tĩnh mạch với 500ml NaCl 0,9% trong 2giờ/ngày trong 3 ngày liền,
phối hợp với:
- Cyclophophamide (Endoxan): 15mg/kg/ngày pha truyền tĩnh mạch với 500ml NaCl 0,9% trong 2giờ/ngày trong 2
ngày liền.
- Sau đó thêm Dexamethasone 8mg/1lần x 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch, trong 14ngày, nếu không có dạng tiêm tĩnh
mạch có thể dùng dạng viên uống.
Phác đồ 2:
- Dexamethasone 10mg/1lần x 3 lần/ngày, trong 7 ngày, tiêm tĩnh mạch, nếu không có dạng tiêm có thể dùng dạng
viên uống.
- Cyclophophamide 1,7mg/kg/lần, x 3lần/ngày, tiêm tĩnh mạch, trong 14 ngày.
- Liều cho trẻ em chưa xác định chính xác, nhưng nên giảm xuống 1/2 hay 1/3 liều.
- Các thuốc hỗ trợ:
+ Mucomyst (N-Acetylcystein) 140mg/kg uống liều đầu, liều 2 sau 4giờ: 70mg/kg, tiếp tục như vậy 17 liều, nếu
bệnh nhân có viêm gan thì dùng liên tục tới khi cải thiện thì ngừng. Chú ý kiểm soát nôn khi dùng thuốc này.
+ Vitamin E, Vitamin C, niacin.

Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ:
- Chỉ nên thở O2 mũi khi có tím môi, đầu chi, SpO2<90%
- Dẫn lưu khí màng phổi nếu có tràn khí màng phổi.
- Đặt nội khí quản, thở máy khi có suy hô hấp nặng.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: gastropulgit, phosphalugel, omeprazol.
- Giảm đau, an thần cho bệnh nhân.
- Điều trị triệu chứng khác nếu có.
Theo dõi:
o Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt tình trạng hô hấp, tim mạch.
o Chức năng gan: SGOT, SGPT, bilirubin, prothrombin.
o Chức năng thận: nước tiểu, protein niệu, ure máu, creatinin máu, điện giải máu.
o Chụp phổi: chụp ngày từ ngày đầu đến viện và theo dõi xơ phổi đến muộn (1,2,3 tuần sau ngộ độc).
o Giải thích cho gia đình về tình trạng nặng của bệnh nhân.
Xuất viện:
- Chỉ khi không còn triệu chứng trên lâm sàng và xét nghiệm, phổi trở lại bình thường sau 2,3 tuần.

×