Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển bắc bộ theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 207 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, các cán bộ trong cơ sở
đào tạo Viện Chiến lược phát triển và thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã hoàn
thành bản luận án với đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Viện Chiến lược
phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập
và nghiên cứu luận án. Tác giả xin cảm ơn các thầy, các cô và các cán bộ tại cơ sở
đào tạo của Viện Chiến lược phát triển và Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận án xin được bày tỏ lòng
cảm ơn tới PGS.TSKH Nguyễn Bích Đạt, người thầy đã tận tình hướng dẫn trong
quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS
Bùi Tất Thắng, PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, GS.TS Ngô Thắng Lợi, PGS.TS Nguyễn
Văn Đặng, TS Nguyễn Công Mỹ và các nhà khoa học đã tận tình chỉ dẫn trong quá
trình tác giả học tập, nghiên cứu.
Tác giả trân trọng cảm ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các
bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản luận án này.
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Trần Anh Tuấn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
nội dung trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Trần Anh Tuấn
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 4
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC 5
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về định hướng CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH 5
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH 6
1.1.3. Tổng quan về kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT của vùng ven biển theo
hướng CNH, HĐH 9
1.2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 18
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề CCKT và CDCCKT ở Việt Nam 18
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 20
1.2.3. Một số nghiên cứu về CDCCKT ở cấp vùng và CDCCKT vùng ven biển 21
1.2.4. Một số văn bản pháp quy về CDCCKT và các định hướng phát triển
vùng VBBB 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
VÙNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 26
2.1. KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 26
2.1.1. Khái niệm, phân loại CCKT 26
2.1.2. Khái niệm CDCCKT 30
2.1.3. Khái niệm CNH, HĐH 32
2.1.4. CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 33
iv
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 34
2.2.1. Yêu cầu về phương pháp đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 34
2.2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 35
2.2.3. Lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 40
2.3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 42
2.3.1. CDCCKT vùng 42
2.3.2. CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH 46
2.3.3. Đặc trưng của CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH 48
2.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH 50
2.4. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 56
2.4.1. CDCCKT của vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH 56
2.4.2. Đánh giá CDCCKT của vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH 57
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN
BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 61
3.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 61
3.1.1. Diện tích, dân số và các tỉnh trong vùng VBBB 61
3.1.2. Định hướng phát triển không gian vùng VBBB 64
3.1.3. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông vùng VBBB 67
3.2. LỰA CHỌN BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TỀ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 70
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến
CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH 70
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng VBBB
theo hướng CNH, HĐH 71
3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 72
3.2.4. Nhóm chỉ tiêu bổ trợ đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 72
v
3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA 72
3.3.1. Điều kiện thuận lợi cho CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH 72
a. Nhóm yếu thuận lợi từ bên ngoài tác động đến CDCCKT vùng VBBB 72
b. Nhóm các yếu tố nội tại thuận lợi cho CDCCKT vùng VBBB 75
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn đối với CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 77
a. Những khó khăn từ bên ngoài tác động đến CDCCKT vùng VBBB 77
b. Những khó khăn nội tại tác động đến CDCCKT vùng VBBB 78
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 82
3.4.1. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh
hưởng đến CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH 82
a. Đánh giá về cơ cấu đầu tư để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 82
b. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động cho phát triển công nghiệp và dịch vụ 85
c. Đánh giá theo các chỉ tiêu ảnh hưởng đến CDCCKT vùng VBBB: Tỷ lệ lao
động qua đào tạo, mức độ tiếp cận thông tin và hiệu suất sử dụng vốn 86
3.4.2. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh động thái và trình độ CDCCKT vùng
VBBB theo hướng CNH, HĐH 88
a. Đánh giá CDCCKT theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại 88
b. Đánh giá CDCCKT theo hướng phát triển dịch vụ hiện đại 91
c. Sự thay đổi về quy mô GDP vùng VBBB so với GDP vùng ĐBSH và GDP
của cả nước 94
3.4.3. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả CDCCKT vùng VBBB
theo hướng CNH, HĐH 95
a. Chuyển dịch cơ cấu giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 95
b. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 96
c. Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 97
d. Đánh giá chỉ tiêu phát triển kinh tế biển vùng VBBB 99
3.4.4. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu bổ trợ phản ánh CDCCKT vùng VBBB theo
hướng CNH, HĐH 101

vi
3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 103
3.5.1. Đánh giá những thành công cơ bản của CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 103
3.5.2. Đánh giá những hạn chế của CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH 106
CHƯƠNG 4 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 113
4.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ 113
4.1.1. Xác định các ngành nghề có khả năng cạnh tranh 113
4.1.2. Các định hướng phát triển liên vùng cơ bản 116
4.1.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển vùng VBBB 123
4.2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG
VEN BIỂN BẮC BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 126
4.2.1. Những giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 126
a. Những giải pháp huy động yếu tố đầu vào phục vụ quá trình CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH 126
b. Những giải pháp về động thái và trình độ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 128
c. Những giải pháp cơ bản nâng cao kết quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH .131
4.2.2. Những giải pháp phát huy nội lực và khắc phục những hạn chế nội tại 132
a. Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH 132
b. Một số giải pháp huy động vốn phục vụ quá trình CNH, HĐH 135
c. Những giải pháp cơ bản về cơ chế, chính sách đối với quá trình CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH 137
d. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 138
e. Phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ quá trình CNH, HĐH 139
f. Những giải pháp phát huy lợi thế về vị trí địa lý đối với quá trình CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH 140

g. Giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên 140
vii
4.2.3. Những giải pháp liên vùng và tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển
và CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 141
a. Giải pháp về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài 141
b. Tăng cường năng lực cạnh tranh để CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 142
c. Kết hợp giữa CDCCKT theo hướng CNH, HĐH với đảm bảo quốc phòng -
an ninh và trật tự, an toàn xã hội 143
d. Các biện pháp chung bảo vệ môi trường vùng VBBB và các vùng lân cận 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1. KẾT LUẬN 147
2. KIẾN NGHỊ 149
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCN
Bộ Công nghiệp
CCKT
Cơ cấu kinh tế
CDCCKT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH
Công nghiệp hóa
CCN
Cụm công nghiệp
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
GTSX
Giá trị sản xuất
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH
Hiện đại hóa
HNKTQT
Hội nhập kinh tế quốc tế
ICB
Hệ thống phân chia các ngành trong nền kinh tế quốc dân
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
KH-CN
Khoa học - Công nghệ
KCN
Khu công nghiệp
KKT
Khu kinh tế
NIEs
Các nước công nghiệp mới
NSLĐ
Năng suất lao động
ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PPP
Mô hình hợp tác công-tư
R&D
Nghiên cứu và phát triển
TNCs
Các tập đoàn/công ty đa quốc gia
USD
Đồng đô la Mỹ
VKTTĐ
Vùng kinh tế trọng điểm

VBBB
Ven biển Bắc Bộ
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1.1: Các CNN tập trung ở 10 thành phố đồng bằng Châu Giang 14
Biểu 3.1: Một số hạng mục đầu tư cơ bản để CDCCKT theo hướng 82
Biểu 3.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng VBBB giai đoạn 2001-2010 85
Biểu 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh CDCCKT theo hướng CNH, HĐH 86
Biểu 3.4: Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển dịch vụ theo hướng hiện
đại 88
Biểu 3.5: Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển dịch vụ theo hướng hiện
đại 91
Biểu 3.6: Tỷ trọng GDP vùng VBBB so với GDP vùng ĐBSH và GDP cả nước 94
Biểu 3.7: CCKT vùng VBBB theo các khu vực kinh tế 95
Biểu 3.8: Cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế 96
Biểu 3.9: Một số chỉ tiêu bổ trợ đánh giá quá trình CDCCKT theo hướng CNH,
HĐH 101
Biểu 4.1: Danh mục những ngành đã có năng lực cạnh tranh của Việt Nam 114
Biểu 4.2:Danh mục những ngành Việt Nam có thể có sức cạnh tranh 114
Biểu 4.3: Những ngành có lợi thế cạnh tranh vùng VBBB 114
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ phân tích CCKT theo ngành 29
Hình 2.2: Sơ đồ phân tích CDCCKT 31
Hình 3.1: Bản đồ vùng VBBB. 61
Hình 3.2: Bản đồ thể hiện mối liên kết vùng trong phát triển vùng VBBB 65
Hình 3.3: Bản đồ thể hiện mối quan hệ giao thương quốc tế vùng VBBB 66
Hình 3.4: Bản đồ thể hiện mạng lưới đô thị vùng VBBB 67
Hình 4.1: Sơ đồ 34 ngành có tính cạnh tranh cao trên thế giới do Viện Chiến lược
cạnh tranh-Đại học Havard đề xuất 113

1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) bao gồm CDCCKT các vùng là vấn đề quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế (HNKTQT) ngày càng sâu rộng, cơ cấu kinh tế (CCKT) hợp lý cần
phải cụ thể hóa được các quan điểm chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội (KT-
XH), đảm bảo đi đúng theo định hướng CNH, HĐH đã được Đảng và Nhà nước xác
định, phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới. Thực tế đang có nhiều
biến động của tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước tác động đến sự phát
triển kinh tế và quá trình CDCCKT. Đến nay, đã có các công trình, đề án nghiên
cứu về CCKT và CDCCKT trong bối cảnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, những nghiên
cứu này chủ yếu tập trung ở phạm vi cấp quốc gia, vấn đề CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH đối với các vùng lãnh thổ chưa được tập trung nghiên cứu đầy đủ. Vì
vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vấn đề CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH của các vùng (trong đó có các vùng ven biển) là một yêu cầu cần thiết
nhằm phục vụ quá trình ra quyết định quản lý, phát triển kinh tế của các vùng, các
tỉnh trực thuộc các vùng và sự phát triển chung của cả nước.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển trải dọc theo lãnh thổ khoảng 3.400 km,
các vùng ven biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước. Vì
vậy, phát triển kinh tế các vùng ven biển là một trong những định hướng phát triển
quan trọng đối với nước ta. Vùng ven biển Bắc Bộ (VBBB) bao gồm có các
tỉnh/thành phố: thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam
Định và tỉnh Ninh Bình là vùng có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của cả
nước. Vùng VBBB có tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch, vận tải, thương
mại và kinh tế biển,…. có vị trí thuận lợi về giao thông thủy, đường bộ và đường
hàng không. Vùng VBBB có ảnh hưởng lớn đối với phát triển kinh tế khu vực Bắc
Bộ và đối với cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình
2

quan trọng như: triển khai thực hiện Chiến lược biển, triển khai Đề án hai hành lang
- một vành đai kinh tế, xây dựng các KKT ven biển, Điều này có ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế của các tỉnh/thành phố thuộc vùng VBBB. Cơ hội mở ra trước
mắt rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn, thách thức đối với
vùng VBBB. Trên thực tế, sự phát triển kinh tế của vùng vẫn còn chưa xứng với
tiềm năng, CCKT còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế so với yêu cầu của quá trình
CNH, HĐH. CDCCKT của vùng VBBB diễn ra chậm và chưa hiệu quả, sự phát
triển của các ngành còn chưa đảm bảo tính liên vùng, năng lực cạnh tranh còn yếu,
hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng một CCKT hợp lý theo
hướng CNH, HĐH ở vùng VBBB là một vấn đề rất cần thiết. Việc phân tích, đánh
giá những đặc điểm của vùng, các tiềm năng lợi thế cho phát triển và các yếu tố tác
động đến quá trình CDCCKT của vùng sẽ tạo cơ sở vững chắc để đề xuất những
giải pháp phù hợp cho quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Với những lý do trên, luận án tiến sĩ “Chuyể n dị ch cơ cấ u kinh tế vùng ven
biể n Bắ c Bộ theo hư ớ ng công nghiệ p hóa, hiệ n đạ i hóa” được thực hiện nhằm
đóng góp vào cơ sở khoa học và thực tiễn về vấn đề CDCCKT theo hướng CNH,
HĐH, giúp các nhà lãnh đạo của các tỉnh/thành phố trong vùng VBBB đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Luận án được thực hiện nhằm góp phần
làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH,
HĐH, từ đó xác định các định hướng, giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH
tại vùng VBBB.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để tiến đến mục tiêu đề ra, luận án tập
trung vào 3 nội dung sau:
(1). Góp phần làm rõ nội dung về CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH và
đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
(2). Nghiên cứu các đặc điểm vùng VBBB và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình CDCCKT, đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
3

(trong đó tập trung phân tích, đánh giá theo CDCCKT theo ngành của vùng VBBB)
(3). Đề xuất các định hướng, giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng
CNH, HĐH giai đoạn 2010 – 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào quá
trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian của luận án là vùng VBBB (bao gồm các tỉnh/thành phố:
thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh
Bình).
Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về CDCCKT theo ngành để
đánh giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá quá trình CDCCKT vùng
VBBB giai đoạn từ 2000 - 2010 (một số nội dung cập nhật số liệu đến 2012) và đề
xuất những định hướng, giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH
cho giai đoạn 2010 - 2020 và sau năm 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1). Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã được công bố. Từ đó đưa ra một số quan điểm phân tích của tác giả
đối với các vấn đề CDCCKT, CDCCKT vùng, CDCCKT vùng theo hướng CNH,
HĐH và đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
(2). Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để lựa chọn bộ chỉ tiêu
đánh giá CDCCKT theo hướng CNH, HĐH (cấp quốc gia và các vùng ven biển).
Luận án sử dụng các chỉ tiêu được lượng hóa và một số chỉ tiêu định tính để đánh
giá quá trình CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
(3). Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất những
định hướng, giải pháp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH vùng VBBB.
Khung logic vấn đề nghiên cứu của luận án được trình bày trong phụ lục 1.
4
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án tập trung vào ba điểm mới:
Thứ nhất, luận án góp phần làm phong phú hơn nội dung về CDCCKT vùng
và CDCCKT vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH. Đánh giá quá trình CDCCKT
theo hướng CNH, HĐH bằng phương pháp lựa chọn và sử dụng các chỉ tiêu định
lượng kết hợp với một số chỉ tiêu định tính.
Thứ hai, luận án tập trung phân tích, tổng kết những đặc điểm cơ bản của
vùng VBBB và đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với CDCCKT vùng VBBB.
Sử dụng các nhóm chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích, đánh giá quá trình
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH của vùng VBBB. Phân tích những thành công,
hạn chế và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thành công, hạn chế của quá
trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tại vùng VBBB.
Thứ ba, luận án đã đề xuất những định hướng CDCCKT tập trung vào những
vấn đề cơ bản nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế
của vùng VBBB. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của vùng VBBB, các thuận
lợi, khó khăn đối với CDCCKT, những thành công, hạn chế của quá trình CDCCKT
của vùng VBBB, luận án đã đề xuất các giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo
hướng CNH, HĐH.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm có phần mở đầu, kết luận, phụ lục và 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học CDCCKT vùng theo hướng CNH, HĐH
Chương 3: Đánh giá CDCCKT vùng VBBB theo hướng CNH, HĐH.
Chương 4: Những định hướng, giải pháp CDCCKT vùng VBBB theo hướng
CNH, HĐH
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về định hướng CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH

CDCCKT và vấn đề CNH, HĐH là những vấn đề được nhiều học giả trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong lịch sử, Mark K (1909) [122] là một
trong những học giả sớm bàn đến vấn đề định hướng CDCCKT thông qua phân
tích, bàn luận trong học thuyết về phân công lao động xã hội và học thuyết về tái
sản xuất xã hội. Quá trình CDCCKT và những định hướng CDCCKT cũng được đề
cập trong một số ấn phẩm của các học giả tiêu biểu như Clark C (1964) [101];
Fisher I và Allen G.B (1935) [106]; Perloff H.S (1960) [130]; Borts G.H và Stein
J.C (1964) [97]. Những quan điểm của các nhà kinh tế đó đã tạo nền tảng cho
nghiên cứu về CDCCKT, các định hướng CDCCKT phù hợp với quá trình hiện đại
hóa của nền sản xuất, phù hợp với sự phát triển của KH-CN và quá trình CNH diễn
ra trong thế kỷ 20. Nhìn chung, các học giả tiêu biểu trên đưa ra các quan điểm về
định hướng, quá trình vận hành của nền kinh tế và các yếu tố tác động đến quá trình
CDCCKT. Tuy nhiên, các học giả chưa bàn sâu đến quá trình CDCCKT trong bối
cảnh khi quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, các yếu tố tác
động mang tính chất toàn cầu chi phối quá trình CDCCKT tại mỗi quốc gia.
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH hiệu quả cần phải đạt được mục tiêu nâng
cao mức tăng trưởng kinh tế trong điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu
vào. Trong lịch sử, các nhà kinh tế đã cố gắng nghiên cứu những yếu tố nằm sau
quá trình tăng trưởng và CDCCKT để đưa ra những quan điểm về định hướng
CDCCKT một cách hiệu quả. Trong các tác phẩm như Smith A.D (1776) [139],
Marshall A (1890) [121] và Keynes J.M (1936) [111], các học giả đều tập trung vào
thảo luận, phân tích về vai trò, tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến tăng
trưởng và CDCCKT như: vai trò của vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, KH-
CN, Đây là những quan điểm có giá trị nền tảng để các nhà nghiên cứu đi sau tiếp
tục kế thừa và phát triển lý thuyết về tăng trưởng và CDCCKT.
6
Trong lịch sử đã xuất hiện "trường phái cơ cấu luận", những học giả tiêu biểu
có thể kể đến Chenery R.S và Syrquin M (1986) [100] đã đi sâu nghiên cứu về sự
phát triển kinh tế, các định hướng CDCCKT trong bối cảnh các quan hệ hợp tác
kinh tế quốc tế đang phát triển. Để phát triển kinh tế trong bối cảnh HNKTQT, các

nước cần phải tìm cho mình những cách CDCCKT một cách hiệu quả trên cơ sở
phát huy được yếu tố nội lực, lợi thế so sánh và tận dụng được những lợi thế từ bên
ngoài. Đối với các nước đang phát triển, vấn đề quan trọng là phải CDCCKT như
thế nào để chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội CNH, HĐH với
ngành công nghiệp và ngành dịch vụ hiện đại làm nòng cốt. Đây là những quan
điểm có giá trị thực tế để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và
quản lý kinh tế tham khảo để đề xuất điều chỉnh quá trình CDCCKT của mỗi quốc
gia phù hợp với xu thế HNKTQT ngày càng sâu rộng.
Nhà kinh tế Porter M (1990) [132] đã phân tích quá trình CDCCKT và các
định hướng CDCCKT phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện đại, HNKTQT và
tăng cường năng lực cạnh tranh: “Những yếu tố đầu vào của sản xuất như đất đai,
lao động, vốn, tài nguyên và sự can thiệp của chính phủ thông qua trợ cấp, tỷ lệ lãi
suất, rào cản thương mại lẫn nhau sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi
thế so sánh của một quốc gia đối với phát triển kinh tế trong đó bao gồm quá trình
CDCCKT”. Những quan điểm về lợi thế cạnh tranh của nhà kinh tế Porter M rất có
giá trị đối với việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất tại mỗi quốc gia để đảm bảo lợi thế
cạnh tranh hay nói cách khác là tác động lớn đến định hướng CDCCKT tại mỗi
quốc gia trong bối cảnh HNKTQT ngày càng phát triển.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CDCCKT theo
hướng CNH, HĐH
Nghiên cứu về tác động của KH-CN đối với CDCCKT: Các học giả Roy J. R
(1993) [135], Maddison A (1991) [119] đã tổng kết kể từ những năm 1.700, những
quốc gia có nền công nghệ hàng đầu với NSLĐ ngày một tăng lên đều đạt được sự
tăng trưởng kinh tế nhanh. Các học giả Jaffe A.M (1993) [109] và Lucas R (1988)
[117] có chung quan điểm “Sự lan tỏa tri thức giữa các quốc gia phát triển giúp cho
họ có lợi thế đầu vào đó là nguồn nhân lực trình độ cao, lợi thế này đóng góp vào
7
việc nâng cao NSLĐ và nâng cao các yếu tố năng suất tổng hợp từ đó đóng góp vào
tăng trưởng của nền kinh tế”. Đây là quan điểm có giá trị thực tiễn, điều này được
khẳng định rõ trong bối cảnh ngày nay khi xu thế HNKTQT ngày càng phát triển.

Vai trò của tri thức, KH-CN trong phát triển kinh tế và quá trình thay đổi cơ cấu sản
xuất của một nền kinh tế ngày càng quan trọng. Nhà kinh tế học Ricardo D và
Hartwell R.M (1971) [133] đã khẳng định “Một quốc gia sẽ thu được lợi nhuận ở
mức cao nhất khi quốc gia đó tận dụng được lợi thế về công nghệ để sản xuất các
loại hàng hóa, dịch vụ với giá cả thấp nhất và nhập khẩu những loại hàng hóa dịch
vụ sẽ phải sản xuất với giá cao nhất tại quốc gia đó”. Các học giả như Kuznets S
(1967) [112] và Syrquin M (1998) [145] có chung quan điểm CDCCKT có mối liên
hệ chặt chẽ với nền kinh tế tri thức, phát triển KH-CN. Các học giả Locke J.M
(1996) [116]; Streeck W (1988) [142]; Frenkel S (1988) [107] đều nhận định những
năm 1980 và 1990 là quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra trên quy mô toàn thế
giới và sự ảnh hưởng của quá trình chuyển giao công nghệ có tác động lớn đến cơ
cấu sản xuất của nhiều nền kinh tế.
Nhìn chung, KH-CN có tác động lớn đến quá trình tăng trưởng và CDCCKT,
vì vậy đã có rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này và họ phân tích
về vai trò cũng như ảnh hưởng của KH-CN đối với CDCCKT ở các khía cạnh khác
nhau. Các học giả đã đưa ra những kết luận nghiên cứu có giá trị tổng kết thực tiễn
và phân tích một cách sâu sắc, khoa học về vai trò của KH-CN đối với quá trình
tăng trưởng và CDCCKT, các quan điểm nêu trên chỉ là một số quan điểm tiêu biểu.
Nghiên cứu về vai trò của doanh nhân đối với quá trình CDCCKT theo
hướng hiện đại và tăng trưởng kinh tế: Học giả Marcus D (2000) [123] đã đưa ra
nhận xét “Sự tăng lên của các số lượng các nhà thương gia thường sẽ đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế”. Đây là quan điểm có giá trị khoa học được đúc rút từ nghiên
cứu thực tiễn phát triển kinh tế của các nước và có ảnh hưởng lớn đến việc định
hướng xây dựng đội ngũ doanh nghiệp ở mỗi quốc gia. Quá trình tăng trưởng và
CDCCKT tại mỗi quốc gia có liên quan với sự phát triển của các doanh nghiệp và
đội ngũ các nhà thương gia. Họ chính là những chủ thể đóng góp vào quá trình định
hướng, đầu tư, quản lý và tổ chức sản xuất ra các sản phẩm của một nền kinh tế. Vì
thế, số lượng và chất lượng doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tác
8
động đến quá trình tăng trưởng và CDCCKT tại mỗi quốc gia.

Nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn đối với quá trình CDCCKT: Đối với
quá trình tổ chức sản xuất và CDCCKT, nguồn vốn đầu tư vào quá trình sản xuất
đóng vai trò quan trọng, một số nhà kinh tế như Veronika D và Césaire M (2002)
[149], Levine R (1997) [114] đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa tài chính và
tăng trưởng, CDCCKT. Các học giả đưa ra nhận định sự phát triển tốt của khu vực
tài chính có những ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến tăng trưởng và CDCCKT.
Đây là quan điểm có giá trị khoa học và thực tiễn giúp các nước định hướng cho
quá trình tăng trưởng và CDCCKT gắn với sự phát triển ổn định khu vực tài chính
và khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến CDCCKT: Trong bối
cảnh KH-CN phát triển mạnh và HNKTQT, vai trò của công nghệ thông tin ngày
càng trở nên quan trọng đối với quá trình phát triển và CDCCKT của mỗi quốc gia.
Các học giả Spreng D (1993) [140] và Stern D. I (1994) [141] đã có cùng quan
điểm có ý nghĩa thực tiễn khi khẳng định thông tin là một trong những nhân tố cơ
bản phục vụ cho quá trình sản xuất, thông tin đóng vai trò định hướng cho quá trình
tăng trưởng và CDCCKT của từng quốc gia.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa CDCCKT và cải cách thể chế: Các học giả
North D.C (1981) [129] và Moe T (1984) [127] đều đánh giá cao vai trò quan trọng
của thể chế đối với quá trình tăng trưởng và CDCCKT của các quốc gia thông qua
việc nhấn mạnh quan điểm “Cải cách thể chế giúp cho nền kinh tế phát triển hiệu
quả, tạo ra những khuyến khích hiệu quả để các chủ thể kinh tế tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế”. Đây là những quan điểm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
rất lớn làm cơ sở cho quá trình cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước cũng như nâng cao trình độ quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực để tạo ra một nền thể chế phục vụ hiệu quả cho quá trình CDCCKT và phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô: Học giả Sheng F
(2003) [137] và Colin I và Bradford J (2003) [102] đã tổng kết quan điểm có giá trị
thực tiễn khi phân tích vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô với quá trình CDCCKT.
Theo các nhà nghiên cứu này, cải cách hay chuyển đổi cơ cấu sản xuất đóng vai trò

9
quan trọng để đạt được hiệu quả của tăng trưởng kinh tế trong đó sự điều chỉnh
chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng. Đối với nhiều nước, một trong
những mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô là giữ cho nền kinh tế tăng
trưởng ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp trong quá trình CNH và phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với CDCCKT: Một
số học giả tập trung nghiên cứu và thể hiện quan điểm về mối liên hệ giữa
CDCCKT và phát triển công nghiệp trong các ấn phẩm của Lin J.Y (2007) [115],
Kuznet S (1966) [113], Maddison A (1980) [119], Syrquin M (1988) [145]. Những
học giả này đưa ra nhận xét tương đối giống nhau đó là “Những ngành công nghiệp
mạnh thường có cơ cấu đa dạng, tại những những thời điểm khác nhau thì cơ cấu tổ
chức một ngành công nghiệp cũng khác nhau. Việc duy trì sự phát triển kinh tế từ
trạng thái thu nhập thấp đến trạng thái tạo ra thu nhập cao và CDCCKT trong thời
hiện đại phải gắn với việc liên tục đổi mới công nghệ và HĐH ngành công nghiệp”.
1.1.3. Tổng quan về kinh nghiệm quốc tế về CDCCKT của vùng ven biển theo
hướng CNH, HĐH
Trên thế giới, nhiều vùng ven biển đã đạt được thành công trong phát triển
kinh tế với những kinh nghiệm về định hướng CDCCKT khác nhau. Nghiên cứu
kinh nghiệm CDCCKT để áp dụng cho quá trình CDCCKT của vùng ven biển nước
ta (bao gồm vùng VBBB) cần có sự lựa chọn phù hợp để áp dụng có hiệu quả. Luận
án này tập trung nghiên cứu kinh nghiệm về xác định và thực hiện các định hướng
CDCCKT tại một số vùng ven biển trong khu vực. Nghiên cứu kinh nghiệm
CDCCKT các vùng ven biển có điều kiện tương tự hoặc có quan hệ kinh tế với
nước ta để xác định các định hướng CDCCKT hiệu quả cho các vùng ven biển ở
Việt Nam. Luận án này tập trung vào một số vùng ven biển trong khu vực sau:
Đặc điểm CDCCKT theo hướng hiện đại của bang Pahang –Malaysia
Pahang của Malaysia là vùng có nhiều điểm gần giống với vùng VBBB: là
vùng ven biển, có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển nông
nghiệp, du lịch, vận tải biển, du lịch biển, thuận lợi về giao thương đường bộ,
đường biển và giao thương quốc tế. Pahang là bang lớn thứ 3 của Malaysia có địa

10
hình giáp với sông Kuantan và giáp biển, trong đó thành phố Kuantan là thủ phủ
của Pahang là một trong 9 thành phố lớn nhất của Malaysia [53].
Pahang đã đạt đạt được thành công trong quá trình CDCCKT theo hướng
hiện đại và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Malaysia,
(GDP bình quân tại Pahang khoảng 11.100 USD/người năm 2010) [105], Quá
trình CDCCKT của Pahang tập trung vào một số định hướng cơ bản sau.
Thứ nhất, về phát triển nông nghiệp: Pahang tập trung mạnh cho việc trồng
và chế biến các sản phẩm từ dầu cọ kết hợp với các loại hình canh tác nông sản
khác. Các loại hoa quả có chất lượng cao như: sầu riêng, chôm chôm, để phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu [94]. Mô hình kết hợp nông nghiệp với du lịch
sinh thái cũng được khai thác tốt, nhiều trang trại trở thành những khu vui chơi giải
trí thu hút khách du lịch. Bên cạnh nông nghiệp, khai thác và chế biến hải sản cũng
là một ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho người dân và xuất khẩu ra bên
ngoài.
Thứ hai, về phát triển công nghiệp quan trọng làm trụ cột cho phát triển:
Pahang tập trung phát triển những ngành công nghiệp có thế mạnh và gắn với kinh
tế biển, trong đó vận tải biển là một ưu tiên hàng đầu cho phát triển. Dịch vụ cảng
và hậu cần cảng là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Pahang đã rất thành
công khi xây dựng cảng Kuantan là một trong những cảng có lượng trung chuyển
hàng hóa lớn nhất của Malaysia. (Cảng Kuantan là cảng tổng hợp gồm có 3 khu vực
phục vụ vận chuyển chất lỏng hóa học, 3 khu vực chuyên phục vụ vận chuyển dầu
cọ và các sản phẩm hóa dầu, 1 khu vực phục vụ vận chuyển các quặng và cầu cảng
phục vụ các mục đích khác. Tổng công suất cho phép vận chuyển khoảng 134 triệu
tấn/năm [54]). Bên cạnh vận tải biển, Pahang phát triển một số ngành công nghiệp
nặng như sản xuất gỗ và tập trung phát triển các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế
tài nguyên như: chế biến hải sản, khai thác kim loại quý như vàng và các loại
khoáng sản khác. Lọc hóa dầu cũng là một trong những ngành công nghiệp được
Pahang tập trung phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Thứ ba, về phát triển du lịch và dịch vụ: Pahang tập trung phát triển một cách

chuyên nghiệp các hoạt động du lịch và dịch vụ để khai thác hiệu quả các trung tâm
11
thương mại như thành phố Kuantan và các đô thị quan trọng như Jerantut, Kuala
Lipis, Temorloh và các khu du lịch nổi tiếng như cao nguyên Genting, cao nguyên
Cameron, đồi Fraser, rừng Taman, Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng và
đem lại thu nhập chính cho Pahang. Pahang đã khai thác tốt đặc điểm văn hóa đa
dạng với các sắc tộc như 1 triệu người Malay, 233.000 người gốc Hoa, 68.500
người Ấn, 13.700 người thuộc các dân tộc khác [54]. Sự đa dạng về sắc tộc, văn
hóa, tín ngưỡng đã được Pahang khai thác hiệu quả để thu hút khách du lịch.
Thứ tư, khai thác hiệu quả các mối quan hệ liên vùng để phát triển: Pahang
đã tận dụng tốt lợi thế về đường biển để phát triển các ngành công nghiệp chế biến
và vận tải biển. Tận dụng tốt vị trí thuận lợi trong tuyến liên vận quốc tế về đường
bộ (nằm trung điểm giữa Singapore và Kota Braru) và gần thủ đô Kualar Lumpur để
thu hút khách du lịch và vận chuyển hàng hóa.
Một số kinh nghiệm CDCCKT theo hướng hiện đại tại Pusan – Hàn Quốc
Pusan là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc và là thành phố cảng lớn thứ
ba thế giới. Pusan là thành phố lớn thứ hai tại Hàn Quốc với dân số khoảng 4 triệu
người. Về mặt hành chính, Pusan được coi là một khu vực đại đô thị tự quản và là
một vùng kinh tế quan trọng của Hàn Quốc [59]. Để đạt được những thành công
trong phát triển kinh tế, Pusan đã thành công khi thực hiện những định hướng
CDCCKT quan trọng, một trong những định hướng cơ bản như sau:
Thứ nhất, Pusan khai thác hiệu quả các lợi thế cho phát triển: Pusan nằm tại
chóp mũi Đông Nam của Hàn Quốc, là dải đất đầu tiên nối liền với Châu Á, Séc-bi
và Châu Âu, đồng thời là cửa ngõ nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
[59]. Với vị trí thuận lợi này, Pusan đã tận dụng tốt lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi
cho phát triển những ngành kinh tế quan trọng và hiệu quả kinh tế cao bao gồm cả
khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, Pusan đã tận dụng tốt lợi thế để phát triển kinh tế biển và các ngành
công nghiệp trụ cột: Giao thông vận tải và đóng tàu là hai lĩnh vực kinh tế chính của
thành phố Pusan. Từ năm 1978, Pusan đã mở ba cảng lớn là Jaseungdae,

Shinsundae và Gamman. Thành phố này được biết đến là một trong những cảng lớn
nhất thế giới và lưu thông tới 13,2 triệu côngtenơ hàng hóa mỗi năm [59]. Pusan đã
12
phát triển hiệu quả các ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh: chế tạo ô tô,
đóng tàu biển, các loại động cơ, phụ tùng cơ khí, giày dép, dệt may, thời trang, hải
sản. Ngoài ra, Pusan cũng chú trọng phát triển du lịch, ngân hàng, phần mềm tin
học và điện ảnh [60].
Thứ ba, Pusan đã tận dụng tốt lợi thế để phát triển dịch vụ: Pusan đã tập
trung phát triển những trung tâm thương mại sầm uất và đa dạng hóa các loại hình
kinh doanh dịch vụ từ những chợ nhỏ với các nông phẩm, hải sản cho đến các siêu
thị lớn. Pusan đã phát triển khu vực tự do kinh tế Pusan-Jinhae, điều này tạo điều
kiện để Pusan trở thành một trung tâm tài chính lớn của Hàn Quốc. Pusan đã xây
dựng các khu phố thương mại dành cho người nước ngoài tạo nên sự đa dạng, hấp
dẫn trong phát triển dịch vụ và du lịch [60]. Pusan đã rất thành công trong tổ chức
các sự kiện quốc tế để quảng bá hình ảnh: liên hoan phim quốc tế, đại hội thể thao
châu Á 2002, hội nghị APEC 2005, [60]. Bên cạnh đó, Pusan đã khai thác hiệu
quả các thế mạnh để phát triển du lịch: Pusan được bao bọc bởi sông, núi và biển
với hệ sinh thái được quan tâm bảo tồn. Thành phố có nhiều di tích lịch sử và văn
hóa và thắng cảnh nổi tiếng như: sân bay quốc tế Kimhae, chợ cá hải sản Jagalchi,
bãi biển Haeundae, tượng người cá, Viện Hải dương học Pusan, bến du thuyền, bảo
tàng Bokcheon, chùa Boemoesa, Những yếu tố này đều được Pusan tận dụng và
khai thác hiệu quả trong phát triển dịch vụ và du lịch.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao: Pusan đã tập trung phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ cho phát triển công nghiệp và
dịch vụ hiện đại. Bên cạnh đó, Pusan tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng thu hút học sinh, sinh viên tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia, Pusan có 18
trường Đại học, trong đó có một số trường nổi tiếng như: đại học quốc gia Pukyong,
đại học Công nghệ thông tin Pusan, đại học Đông Á, đại học Pusan, [60].
Kinh nghiệm CDCCKT theo hướng hiện đại vùng đồng bằng Châu
Giang - Trung Quốc

Đồng bằng Châu Giang là một vùng bồi đắp qua hàng triệu năm của sông
Châu Giang và ba con sông lớn khác, đó là sông Tây Giang, Bắc Giang và Đông
Giang [55]. Đồng bằng Châu Giang đồng thời là vùng ven biển được dùng để đề
13
cập đến mạng lưới siêu đô thị bao gồm 9 thành phố là: Quảng Châu, Thâm Quyến,
Chu Hải, Đông Hoản, Trung Sơn, Phật Sơn, Huệ Châu, Giang Môn, Triệu Khánh,
Đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma cao. Khu vực này đã nhanh chóng trở thành
một siêu vùng đầu tiên của thế giới, với mạng lưới dày đặc các đô thị đông đúc với
dân số [151]. Vùng đồng bằng Châu Giang là KKT phát triển đặc biệt, các KCN
phát triển theo chiến lược hướng ngoại, đạt được thành công trong việc thu hút
nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới, là nơi phát triển dịch vụ mang tính toàn cầu và
là thị trường quan trọng của Trung Quốc. Để đạt được thành công này, vùng đồng
bằng Châu Giang đã thực hiện nhiều định hướng CDCCKT quan trọng, một số định
hướng dẫn đến thành công như sau:
Thứ nhất, CDCCKT theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp để tập
trung phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ: Trước khi phát triển, hoạt động
chính của đồng bằng Châu Giang là nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1978 đến năm
2010, tổng sản phẩm trên địa bàn của khu vực nông nghiệp giảm từ 30% xuống còn
2,1%. Ngược lại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng dần trong tổng GDP
(khoảng 27,9%) [151]. Diện tích khá lớn đất nông nghiệp đã được chuyển sang đất
công nghiệp, đất thương mại và đất ở.
Thứ hai, mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành
công nghiệp mũi nhọn: KKT vùng đồng bằng Châu Giang trở thành nhà máy của
toàn cầu, là nơi sản xuất chủ yếu hàng điện tử như đồng hồ, đồ chơi, hàng may mặc,
đồ nhựa và nhiều loại sản phẩm khác. Nhiều sản phẩm hoàn toàn là đầu tư nước
ngoài và sản xuất cho xuất khẩu. KKT đồng bằng Châu Giang chiếm trên một phần
ba (35%) giá trị xuất khẩu của Trung Quốc [151]. Về phát triển các ngành mũi
nhọn: Vùng đồng bằng Châu Giang bắt đầu sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiều
lao động như thực phẩm, nước giải khát, đồ chơi và may mặc từ đầu những năm 80
của thế kỷ trước. Sau năm 1985, tập trung phát triển những ngành công nghiệp

nặng, công nghệ điện tử, hóa chất, các ngành này đóng vai trò quan trọng đối với
xuất khẩu. Hiện nay, vùng đồng bằng Châu Giang như một nhà máy của thế giới
với một số loại đồ chơi, điện thoại di động, quần áo may sẵn, đồ gỗ, của vùng có
tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới. Trong số các ngành công nghiệp, có 10 ngành
công nghiệp mũi nhọn (trụ cột): điện tử thông tin, thiết bị điện, dầu khí và hóa chất,
14
may mặc, thực phẩm và giải khát, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, sản xuất giầy dép,
y tế, vận tải [151].
Biểu 1.1: Các CCN tập trung ở 10 thành phố đồng bằng Châu Giang
Thành phố
Chuyên môn hóa
Quảng Châu
Xe và phụ kiện, phương tiện giao thông, đồ điện tử, điện, hóa chất,
gốm, may mặc, dịch vụ kinh doanh, phần mềm, đồ chơi, đồ dùng
thể thao, đá quý.
Thâm Quyến
Điện tử, máy tính, điện thoại, vi mạch, đồ chơi, nhựa, đồng hồ,
khóa, sơn, dịch vụ cảng, thủ tục xuất nhập khẩu, tài chính.
Đông Quan
Máy tính, phụ kiện, thiết bị từ xa, đồ gốm, đồ gỗ, giày, đồ chơi,
đồng hồ, khóa, dao kéo, dụng cụ nhà bếp, máy hàn, thiết bị câu cá.
Huệ Châu
Điện tử số, đĩa CD, điện thoại, pin và ác quy, mạch in, máy móc
chính xác, đồ nhựa, hóa chất.
Trung Sơn
Thiết bị chiếu sáng, sản phẩm kim khí, xe máy, đồ mặc thường
(trong nhà), khóa, thiết bị nghe.
Phật Sơn
Công nghiệp gốm sứ, thiết bị mặc, quần áo trẻ em.
Trần Thôn

Dụng cụ trồng hoa, bể cá cảnh, thiết bị làm đất
Nam Hải
May mặc, sản phẩm nhôm, xe máy, đồ lót.
Thuận Đức
Thiết bị điện, đồ gỗ gia đình, containers hàng hải, đồ gỗ, máy cơ
khí, xe máy
Giang Môn
May mặc, đồ gốm, giấy, pin và ắc quy.
Nguồn: Michael J; Enright, E; Scott, K C. (2005), Regional Powerhouse: the
Greater Pearl River Delta and the Rise of China, John Wiley & Sons (Asia) Pte
Ltd [126]
Thứ ba, phát triển đảm bảo tính liên vùng: Công nghiệp của vùng phát triển
thành nhiều cụm ngành liên kết. Phía Đông tập trung các ngành công nghiệp điện tử
tin học, phía Tây tập trung các ngành sản xuất dụng cụ gia đình. Công nghiệp của
vùng đã tập trung lại theo vùng địa lý, tạo điều kiện bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, đã tạo
thêm sức cạnh tranh. Ở vùng đồng bằng Châu Giang chuỗi cung đã được định hình,
thuận lợi cho cung mọi nguyên liệu, bán thành phẩm và linh kiện lắp ráp. Công
15
nghiệp được cụm lại theo đầu vào và đầu ra, cung cấp nguyên liệu theo quy trình
chặt chẽ và chuyên môn hóa sâu. Nhờ vậy, mà hiệu quả được tăng lên và chi phí
giảm. Các CCN tập trung ở 10 thành phố được nêu trong biểu 1.1 [126]
Thứ tư, phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả: Vùng đồng bằng Châu Giang
vừa có nhu cầu tiêu dùng cao lại vừa có nhu cầu hàng hóa chất lượng cao. Vùng tập
trung kinh doanh những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn: thiết bị điện tử, ô tô, điện
thoại di động, thiết bị viễn thông, vật liệu xây dựng và đồ trang trí. Hiện nay,
thương mại của vùng phát triển theo mô hình đa dạng hóa trong bán lẻ như cửa
hàng, quầy hàng, siêu thị, nhà hàng. Các loại dịch vụ chính như: Dịch vụ logistics
(hậu cần) hiện đại (điển hình là Thâm Quyến có cảng vận chuyển hàng container
lớn thứ 4 trên thế giới, với 2.000 công ty kinh doanh logistics); Dịch vụ ngân hàng
(Hiện có khoảng 22 ngân hàng nước ngoài ở Quảng Châu, và 31 ngân hàng nước

ngoài ở Thâm Quyến); Dịch vụ hội chợ, triển lãm, [126].
Thứ năm, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế
hiệu quả: Vùng đồng bằng Châu Giang có mạng lưới giao thông đa dạng gồm giao
thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không phát triển. Các thành phố được
nối kết với nhau bằng đường sắt và đường cao tốc. Hệ thống đường cao tốc đảm bảo
đi từ 1 thành phố sang thành phố lân cận trong vòng 1 giờ. Vùng có 5 sân bay (kể cả
Hồng Kông và Ma Cao). Sân bay mới là Bạch Vân (Baiyun) thuộc Quảng Châu, là
một trong 3 sân bay đầu mối của Trung Quốc với 110 đường bay quốc tế. Bên cạnh
đó, cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với vận tải của vùng, các cảng chính gồm
có: cảng Quảng Châu, cảng Thượng Hải, cảng Thiên Tân và cảng ở Thâm Quyến,
Trong số 3 cảng container lớn của Trung Quốc, có 2 cảng ở vùng là cảng Quảng
Châu và cảng Thâm Quyến.
Một số kinh nghiệm về CDCCKT theo hướng hiện đại của Singapore
Singapore có quy mô dân số nhỏ (khoảng 5,3 triệu người vào tháng 6 năm
2012), quy mô dân số này chỉ tương đương với 1 vùng ven biển của Việt Nam. Mặc
dù là một quốc gia, tuy nhiên, Singapore có đặc điểm của một vùng kinh tế ven
biển. Singapore đã đạt được những thành công lớn trong quá trình xây dựng CCKT
hiệu quả và có năng lực cạnh tranh cao. (Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980

×