Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn của CN Mác - Lênin vào điều kiện của CM Việt Nam theo tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.25 KB, 11 trang )

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn của CN Mác -
Lênin vào điều kiện của CM Việt Nam theo tư tưởng HCM
Để giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng đặt ra, Đảng ta phải nắm vững nguyên tắc của
chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh thấy rõ cán bộ,
đảng viên của Đảng phải được học tập lý luận, hiểu lý luận và biết vận dụng lý luận để giải quyết
công việc cách mạng. Người đã đặt ra câu hỏi với cán bộ, đảng viên là vì sao phải học tập lý
luận?
Để giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng đặt ra, Đảng ta phải nắm vững nguyên tắc của
chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh thấy rõ cán bộ,
đảng viên của Đảng phải được học tập lý luận, hiểu lý luận và biết vận dụng lý luận để giải quyết
công việc cách mạng. Người đã đặt ra câu hỏi với cán bộ, đảng viên là vì sao phải học tập lý
luận? Hồ Chí Minh cho rằng, một Đảng mạnh là một Đảng phải có lý luận tiền phong hướng
dẫn. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động của mình, nên đã lãnh đạo
cách mạng thu được những thắng lợi to lớn và căn bản. Nhưng mặt khác, vì trình độ lý luận thấp
kém, cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo,
Đảng ta không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm: “Đảng ta còn có nhiều
nhược điểm mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém” [1] . Vì vậy,
công tác tổ chức học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên là công việc cần
thiết và thường xuyên của Đảng.
Đảng ta tổ chức học tập lý luận cho cán bộ, đảng viên là để “nâng cao trình độ lý luận của Đảng
ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng
ta có thể làm tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình” [2] . Muốn thế phải nâng cao trình độ
lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý luận trong Đảng, trước hết là trong những cán bộ
cốt cán của Đảng.
Cán bộ, đảng viên cần học tập, tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào?
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Lý luận phải liên hệ với thực tế” [3] . Lý luận rất cần thiết nhưng
học tập, tiếp thu lý luận mà không liên hệ và vận dụng vào thực tiễn thì không có kết quả. Cán
bộ, đảng viên học tập nâng cao trình độ lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế. Khi học tập lý luận
thì nhằm mục đích: “Học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận” [4] .
Người làm cách mạng phải nắm vững lý luận cách mạng để hiểu rõ mọi hoàn cảnh khó khăn,
phức tạp, xác định rõ mâu thuẫn nảy sinh và phát triển để giải quyết đúng đắn các vấn đề cách


mạng đặt ra.
Cán bộ, đảng viên tiếp thu và nắm vững lý luận là nắm cái gì?
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc…,
là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào
hoàn cảnh thực tế của nước ta” [5] . Tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là tiếp thu những
nguyên lý, quy luật chung nhất. Từ đó, chúng ta vận dụng, soi sáng vào điều kiện cụ thể của
nước mình.
Vì vậy, học tập và vận dụng lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta là tiếp thu và
vận dụng một cách sáng tạo trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với đặc
điểm riêng của Việt Nam. Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Chúng ta phải học chủ
nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho phù
hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta” [6] .
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, là nền tảng tư tưởng cho Đảng ta
làm cách mạng. Nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là một hệ thống lý luận khép kín,
hoàn chỉnh tuyệt đối mà nó là một hệ thống lý luận mở, luôn được bổ sung và phát triển qua thực
tiễn cách mạng sinh động. Lý luận Mác - Lênin cũng không phải là những khuôn mẫu cứng
nhắc ở các lĩnh vực cụ thể cho tất cả các nước và các dân tộc ở các thời đại khác nhau. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời dạy của V.Lênin rằng: “Lý luận cách mạng không phải là giáo
điều, nó làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng
nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút
ra từ trong thực tiễn sinh động” [7] .
Hồ Chí Minh còn căn dặn cán bộ, đảng viên học tập và tiếp thu lý luận Mác - Lênin là tiếp thu
cái tinh thần chung, phương pháp luận chung để định hướng trong suy nghĩ và vận dụng vào thực
tiễn cho phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của nước ta. Chống tư tưởng học thuộc lòng câu chữ,
sách vở mà không hiểu ý nghĩa, nội dung các nguyên lý chung, các quy luật chung đó. Người
nhắc nhở: “Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh
em áp dụng một cách máy móc” [8] .
Học lý luận Mác - Lênin mà chỉ nắm câu chữ, thuộc câu chữ mà không hiểu sâu sắc nội dung,
nguyên lý, quy luật để vận dụng vào thực tế cho phù hợp, đó là bệnh giáo điều sách vở, xa thực
tế. Học kinh nghiệm của nước khác, địa phương khác mà không phân tích, tiếp thu tinh thần

chung, đem áp dụng một cách rập khuôn máy móc, đó cũng là giáo điều.
Hồ Chí Minh kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên có tư tưởng lệch lạc trong việc học
tập và tiếp thu lý luận Mác - Lênin. Người phê phán những cán bộ, đảng viên học tập lý luận
theo kiểu học thuộc lòng sách vở, thuộc được nhiều câu, đọc được nhiều sách lý luận rồi tự cho
mình là giỏi lý luận, kiêu căng, tự mãn. Những người như vậy là giáo điều chủ nghĩa, xa rời thực
tế khách quan. Họ không phải giỏi lý luận mà thực chất là yếu kém về lý luận, lý luận suông. Do
đó, họ thường có biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm.
Trong bài Đạo đức cách mạng, Người đã chỉ rõ: “Có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về
chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi
gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không
nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin, nhưng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang
sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”1.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những khuyết điểm của cán bộ ta. Người nói: “Từ trước tới nay, Đảng ta
đã cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tế cách mạng Việt Nam. Cán bộ và
đảng viên ta nói chung đều có phẩm chất cách mạng tốt đẹp. Nhưng chúng ta còn nhiều khuyết
điểm như: bệnh chủ quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm…”2. Hồ Chí Minh
mong muốn đào tạo đội ngũ cán bộ và đảng viên của Đảng từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn
nắm vững những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, để vận dụng vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam một cách sáng tạo.
Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hoá lớn mà
còn là người có tư tưởng triết học biện chứng sâu sắc. Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển
lý luận Mác - Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh vận dụng mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn vào phong trào cách mạng một cách đúng đắn.
Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, đưa nước ta đi lên
con đường chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế thời đại./.

GV. Trần Minh Nghĩa



Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều



Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết
hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ
với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều
cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên
tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn
mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập
8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần
biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để
không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn
và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý
luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm
khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận.
Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý
luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa
kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu
không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm
kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ lấy kinh
nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ
cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng" (Hồ Chí Minh, 1995, tập
6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là
từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng
như một mắt sáng một mắt mờ" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234). Thực chất là họ không hiểu
vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với
thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực

tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 -
235). "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay
vấp váp" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47). Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh
nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh
giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu
chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh.
Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có
vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với
kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh
giáo điều. Người khẳng định, "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như
cái đích để hắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên" (Hồ Chí
Minh, 1995, tập 5, tr. 235). Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy.
"Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế
là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực
hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5 tr. 234). Do đó, khi vận
dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều.
Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn,
đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn
thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí
Minh phải được hiểu là, thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với
nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.
Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người luôn luôn đề cập tới nguyên tắc cơ bản này bằng
nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau nhằm giúp cán bộ, đảng và quần chúng nhân
dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng về việc quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là,
trong hoạt động cách mạng Người luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân
dân. Trong khoảng 10 năm từ 1955 - 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 700 lượt đi thăm, tiếp
xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh,

thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường
học Như vậy, mỗi năm có tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân
dân. Điều này đủ thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế như thế
nào.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều. Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như
chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với
hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã
mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở. Người chỉ rõ, "lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học
tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn
mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Điều quan trọng nữa
theo Người là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin. Khi còn sống Người
luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa Mác- Lênin, "học sách vở Mác - Lênin nhưng
không học tinh thần Mác - Lênin" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9 tr. 292). Đó là học theo kiểu "mượn
những lời của Mác, Lênin dễ làm cho người ta lầm lẫn" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247).
Theo Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác -
Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác
cách mạng của chúng ta" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 497). "Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là
học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập
những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh
thực tế của nước ta. Học để mà làm" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Hồ Chí Minh cũng căn
dặn cán bộ, đảng viên "học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý
luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng"
(Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 498). Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin không phải vì chủ
nghĩa Mác - Lênin, cũng không phải vì học tập thuần túy, càng không phải học tập vì mục đích
cá nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức. Học tập trước hết là để làm người, rồi mới làm cán
bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp. Cho nên người cán bộ, đảng viên phải có thái độ
học tập đúng đắn mới có thể khắc phục được bệnh giáo điều trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa

Mác - Lênin. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực
tiễn đối với chúng ta. Người cũng lưu ý rằng, không nên coi chủ nghĩa Mác - Lênin là kinh
thánh, là những công thức có sẵn, cứng nhắc (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Có như vậy thì
việc nghiên cứu, học tập vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mới có hiệu quả. Cùng với việc chống
giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác - Lênin thì còn phải chống giáo điều trong vận dụng lý
luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, ngành khác. Người căn dặn cán bộ, đảng viên:
"Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước
anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr.
449). Để chống cả hai loại giáo điều này, theo Hồ Chí Minh thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý
luận với thực tiễn cách mạng nước nhà. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực
tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lý luận phải xuất phát từ thực tiễn nước nhà.
Người cũng nhấn mạnh rằng, cùng với việc chống bệnh giáo điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa
chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn trong việc quán triệt nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì người ta dễ nhấn mạnh thái quá những đặc điểm dân tộc
để phủ nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin. "Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc
điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh
em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại, (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 449).
Đồng thời, Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết dùng lý luận đã học được để tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác. "… công việc gì bất kỳ thành công hoặc
thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái
chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr.
243). Người còn nhấn mạnh " cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới,
lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm" (Hồ Chí
Minh, 1995, tập 5, tr. 417). Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh
nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Làm được như vậy cũng có nghĩa là làm cho lý
luận cần được "bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động" (Hồ Chí
Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý
luận mới. Cứ như vậy, lý luận luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết luận mới
được rút ra từ tổng kết thực tiễn. Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi lý luận
đã được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Đây là biểu hiện sinh động của việc

quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. "Làm như thế theo
Người là tổng kết để làm cho nhận thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn
và công tác có kết quả hơn" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 498).
Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả
thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng
vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn
mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo
điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay
chệch hướng. Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đúng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản để
ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay,
khi mà chúng ta đang tìm lời giải đáp cho nhiều vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra. Bởi lẽ, để tìm lời
giải cho những vấn đề đó chúng ta phải tìm ở cả trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như ở chính thực tiễn đổi mới hiện nay ở nước ta. Nghĩa là phải bằng phương pháp,
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tổng kết những vấn đề thực tiễn
hôm nay một cách có lý luận.
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội


Gắn lý luận với thực tiễn trong công tác giáo dục và rèn luyện cán bộ đảng viên
(28/10/2010)
Nhận thức sâu sắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nhân tố quan trọng
để đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân
giao phó, từ quá trình chuẩn bị thành lập cho đến khi Đảng ta trở thành một Đảng cầm quyền,
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến vấn đề lý luận kết hợp thực tiễn. Người cho
đó là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ và là một nhiệm vụ cần thiết để xây dựng Đảng
luôn trong sạch vững mạnh.
1. Sự cần thiết phải có lý luận Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng


Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin- học thuyết cách mạng đúng đắn nhất, khoa học nhất và tìm
được lý luận tiên tiến soi đường, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu- Trung Quốc,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng kiểu mới ở Việt Nam.
Cũng trong những năm tháng đó, một trong những nội dung Người giảng cho những người yêu
nước Việt Nam là phải nắm vững và không ngừng nâng cao trình độ lý luận, đặc biệt là gắn liền
lý luận với thực tiễn. Vì vậy, lời của Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách
mệnh vận động” đã được in trang trọng ngay phần mở đầu của tác phẩm Đường Kách mệnh
(1927)- tác phẩm kinh điển gối đầu của những người cách mạng Việt Nam.

Sau đó, chủ nghĩa Mác-Lênin vào được Việt Nam, tỏ rõ sức sống mãnh liệt, được bổ sung và
phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng chính là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người
luôn đứng vững trên nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cùng với việc chống giáo
điều trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, những người cộng sản Việt Nam còn phải chống
giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác, như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: "Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm
của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều [1]. Tránh cả hai
loại giáo điều này, thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà.
Trên tinh thần đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm kim chỉ nam,
trở thành đội tiền phong của giai cấp công nhân và của cả dân tộc. Trong suốt những năm lãnh
đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng đất nước “Đảng ta không những đã giành
được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó trên
mọi lĩnh vực” [2].

Tuy nhiên, trong quá trình Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa bảo vệ thành quả của
cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và xây dựng chế độ xã hội mới, thì đã xuất hiện những bất
cập. Bên cạnh những thành tích rất đáng tự hào, cũng đã có không ít những bài học đau lòng
xảy ra trong thực tế. Đó là khi người cán bộ, đảng viên phần lớn xuất thân từ nông dân và công
nhân, chưa có điều kiện, thậm chí không có điều kiện học tập, nghiên cứu đến nơi đến chốn,
nên trình độ còn nhiều hạn chế. Họ tuy nhiệt thành cách mạng, gương mẫu đi đầu, trưởng thành
trong phong trào, song sự yếu kém về trình độ, và thói quen “ít đọc sách và suy nghĩ” đã dẫn họ

(với trọng trách mình đang nắm giữ) mặc nhiên làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, đầy cảm
tính. Họ coi lý luận là việc của những người lãnh đạo cấp cao, của các nhà lý luận. Còn với họ,
lý luận chỉ ràng buộc tư tưởng, gò bó hành động.

Thiếu hụt về trình độ văn hóa, yêú lý luận, đặc biệt là đuối kém trong việc nắm bắt những
nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin đã khiến họ gặp phải không ít khó khăn và lúng
túng khi tiếp thu bản chất, tinh thần của những nguyên lý mác xít này, đồng thời coi đó là
những chân lý bất biến trong tư duy của mình. Từ đó dần sa vào giáo điều, chủ quan duy ý chí,
kinh nghiệm chủ nghĩa, dẫn đến hành động một cách cứng nhắc, sai lầm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở rằng: muốn khẳng định và giữ vững vị thế của một Đảng
cầm quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải “có lý tưởng, có tinh thần thiết thực và
công tác thực tế hợp lại mới là người đảng viên tốt” [3]. Muốn đạt được điều đó, phải học, làm
nghề gì cũng phải học, vì “cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi”. Lý luận khoa học mà
Người nắm vững, vận dụng một cách sáng tạo và điều kiện cụ thể của Việt Nam và luôn mong
mọi cán bộ, đảng viên được trang bị, thấm nhuần chính là lý luận Mác- Lênin, lý luận cách
mạng nhất, thiết thực nhất chỉ đạo mọi hành động.

Chăm lo đến công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ
phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm
mắt mà đi" [4]. Người cũng nói: "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm
tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" nên nhấn mạnh cán bộ, đảng viên cần nhớ: “Học chủ nghĩa
Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình;
là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào
hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn” [5]. Cũng theo
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trang bị lý luận Mác- Lênin cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên là yêu cầu cần thiết, vì trong chiến tranh hay trong hòa bình, lý luận cũng giúp người cán
bộ, đảng viên nắm cái tinh thần và nguyên tắc xử trí đối với công việc, đồng thời giúp mọi
người sống tình nghĩa với nhau. Tháng 6/1968, khi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn

TƯ Đảng về xuất bản loại sách người tốt việc tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn căn dặn: Hiểu chủ
nghĩa MácLênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được. Đó chính là: "Học tập lý
luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho
mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng" [6].

2. Mỗi cán bộ đảng viên phải gắn lý luận với thực tiễn

Tuy lý luận là rất cần thiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ có lý luận rồi thì phải kết hợp lý
luận với kinh nghiệm thực tế, nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông - bệnh giáo điều.
Người khẳng định, "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để
hắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên" [7], nên người cán bộ,
đảng viên không thể chỉ lý luận theo sách vở thuần túy. Bởi lẽ, "lý luận cốt để áp dụng vào công
việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được
hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm
đựng sách", vì vậy, khi vận dụng lý luận phải luôn xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng sẽ
duy ý chí, chủ quan, giáo điều.

Để cán bộ, đảng viên luôn thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, khắc phục bệnh kinh nghiệm,
thì trước hết họ cần phải khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận, vì rằng, kém lý luận,
khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có
lý luận thì chỉ dựa vào kinh nghiệm, dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu
tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Và khi bệnh kinh nghiệm trầm trọng, kéo
dài, tổn hại gây ra sẽ không nhỏ. Thực tế cho thấy, có không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ
lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng.
Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng"[8]. Quên
rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về
một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ"
[9], họ thực không hiểu, thậm chí cố tình không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn.


Vì vậy, cũng từ việc thấm nhuần những lời dạy của Lênin: “Chủ nghĩa cộng sản sẽ trở thành
trống rỗng, sẽ chỉ là một chiêu bài rỗng tuếch, người cộng sản sẽ chỉ là một anh khoe khoang
khoác lác tầm thường, nếu như tất cả các kiến thức đã thu nhận được không được nghiền ngẫm
trong ý thức của anh ta” [10], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: người cán bộ, đảng viên
muốn không sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, nhất định phải cần có lý luận soi đường, chỉ đạo và
hướng dẫn; còn khi họ đã có lý luận dẫn đường cũng rất cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phải
luôn liên hệ với thực tiễn, để tránh sa vào giáo điều. Đó chính là yêu cầu: Lý luận phải gắn liền
với thực tiễn, bởi: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý
luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [11].

Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm, luôn gắn liền lý luận
với thực tiễn. Trong suốt cuộc đời mình, dù lúc bị tù đày hay khi đã trở thành một nguyên thủ
quốc gia, Hồ Chí Minh vẫn không ngừng học hỏi, làm giàu tri thức, tích lũy kinh nghiệm bằng
kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì vượt lên lối tư duy
kinh nghiệm, cảm tính để đến với lý luận khoa học, gắn lý luận với thực tiễn cách mạng. Người
là tấm gương sáng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong mọi
thời điểm, Người luôn luôn sâu sát thực tế, xuất phát từ thực tế, đặc biệt là gắn bó với cơ sở,
gần gũi với nhân dân. Đó là vị Chủ tịch nước ngay sau khi mới giành được độc lập cứ mười
ngày nhịn ăn một bữa góp gạo cứu đói cho đồng bào; tham gia cuốc đất tăng gia sản xuất với
cán bộ; xuống ruộng dùng thử máy cấy lúa cải tiến; lội bùn tát nước với nông dân; ra biển kéo
lưới với ngư dân; cùng đồng bào ăn cơm độn ngô trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại;
lấy tiền nhuận bút từ sổ tiết kiệm mua nước uống cho chiến sĩ phòng không; đề nghị dùng tiền
đúc tượng mình mua sách vở cho các cháu học sinh… Trong khoảng thời gian từ 1955 - 1965,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 700 lần đi thăm hỏi, tiếp xúc tìm hiểu thực tế đời sống của cán
bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong,
các hợp tác xã, bệnh viện, trường học, v.v theo Người "làm như thế là tổng kết để làm cho
nhận thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn và công tác có kết quả hơn"
[12].


3. Gắn lý luận với thực tiễn trong công tác giáo dục và rèn luyện cán bộ đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh

Di sản lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại (bao gồm những bài nói, bài viết, bài phát biểu) về
sự cần thiết phải học tập lý luận, phải gắn lý luận với thực tiễn cho cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên chính là những chỉ dẫn, những biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra bệnh giáo điều, bệnh kinh
nghiệm, hậu quả của việc không nhận thức đúng đắn vai trò của lý luận, không gắn lý luận với
thực tiễn đang ngự trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những biểu hiện: “thuộc làu làu”, “tầm
chương trích cú”, hoặc biết “dăm ba chữ”,v.v của cán bộ, đảng viên chỉ làm mất đi sự hấp dẫn
và sức sống của học thuyết Mác-Lênin – một học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại
vốn có giá trị nhận thức và cải tạo cao.

Nếu chỉ hiểu những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thôi thì chưa đủ, mỗi cán bộ, đảng viên của
Đảng còn phải học tập tinh thần, quan điểm, thái độ quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn của Người, phải không ngừng học hỏi và sâu sát thực tiễn. Phải khắc phục bệnh giáo
điều, bệnh kinh nghiệm và đổi mới tư duy bằng cách ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm chính trị
và nghĩa vụ của bản thân bằng cách học và học tập không ngừng để “trở thành một người cộng
sản có học thức”.

Chúng ta đều biết “chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”. Điều này đúng trong mọi hoàn
cảnh, và càng có ý nghĩa sâu sắc hơn trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện đổi mới và hội
nhập. Khắc nghiệt của thực tiễn đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh những tình huống, những
vấn đề và những câu hỏi không thể tìm được đáp án từ sách vở, từ lý luận đã có. Hơn nữa thực
tiễn sinh động biến đổi và phát triển không ngừng luôn yêu cầu chúng ta phải hành động chứ
không thể ngồi chờ có lý luận rồi mới hành động. Vì vậy, để cán bộ đảng viên xứng đáng là
người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong
muốn, chúng ta phải học ở Người phương pháp dùng lý luận tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để
rồi bổ sung cho lý luận những kết luận mới, phù hợp với thực tiễn. Đó chính là phương pháp
luận Hồ Chí Minh: “Công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội

rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để
giúp cho cán bộ tiến tới" [13], vì rằng nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới,
lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm" chính là
quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển
lý luận. Phương pháp Hồ Chí Minh cũng chính là cách dùng lý luận đã học được để phân tích
những thắng lợi và thất bại trong công tác, những mặt đúng hay sai trong tư tưởng để làm cho
nhận thức của mỗi người đối với các vấn đề trong thực tiễn được nâng cao hơn, vì thế kết quả
thu được cũng sẽ tốt hơn.

Trước những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập, trước thực trạng trình độ lý luận của
đội ngũ cán bộ, đảng viên tỏ ra chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới, sự
giảm sút niềm tin, cùng những nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH, đặc biệt là
chưa thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công việc ngày càng
nhiều và càng phức tạp. Xã hội ngày càng tiến lên. Vì vậy trình độ của đảng viên và cán bộ
cũng phải tiến lên mới làm tròn được nhiệm vụ”. Nghị quyết Đại hội Đảng ta đã khẳng định:
“Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thường
xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn.
Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế
độ” [14].

Học lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học “để
làm việc, làm người, làm cán bộ” (9/1949). Bởi vậy, khi học lý luận trở thành nhu cầu để thực
hiện mục đích, lý tưởng của những người cộng sản thì lý luận “thực sự là chiếc cẩm nang thần
kỳ” cung cấp cho cán bộ, đảng viên những tri thức, những hiểu biết và phương pháp tư duy để
giải quyết tốt những công việc, những đòi hỏi của thực tiễn. Mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người
khi học lý luận, càng cần phải coi trọng và quán triệt nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn”.

Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là kết quả sự vận dụng sáng tạo

chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, hơn bao
giờ hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không những cần phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn phải dám nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, biến
đường lối của Đảng thành kết quả và thành công trong cuộc sống.

Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn, không chỉ là bài học tư tưởng quý giá, mà
còn có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với mỗi người cán bộ, đảng viên chúng ta hôm nay, nhất
là trong bối cảnh toàn Đảng đang ra sức thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh ./.

Nguồn: Theo TCBTGTW- ĐT

×