Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2006 - 2007 Viện Lúa đồng bằng sông Cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.38 KB, 17 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
NĂM 2006 - 2007
Viện Lúa đồng bằng sông Cửulong
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
•Viện Lúa ĐBSCL đã và đang chủ trì thực hiện nhiều đề tài, dự án
các cấp góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp
•Trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
–Chọn tạo giống cây trồng có năng suất cao, chống chịu sâu
bệnh và các điều kiện bất lợi, chất lượng tốt, đặc biệt đối vớ
i
cây lúa.
– Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh tăng năng
suất, chất lượng, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất.
– Nghiên cứu phát triển và sử dụng các chế phẩm sinh học trong
thâm canh cây trồng và phòng trừ dịch hại.
– Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa và
nâng cao nguồn thu nhập của nông dân vùng lúa.
– Nghiên cứu các giải pháp c
ơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Công tác nghiên cứu KH và phát triểnCNcủa Viện trong 30
năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đóng góp
một phần quan trọng trong phát triển sản xuấtNNcủa cả nước
nói chung, của vùng ĐBSCL nói riêng, đặc biệt đối với SX lúa.
Trong đó:
–Chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất90giống
lúa, trong đó40giống được công nhận chính thức. Ngoài ra,
hàng năm có hàng chục giống mới triể


n vọng được đưa vào
SX thử nghiệm ở hầu khắp các tỉnh trong vùng.
–Xây dựng 9 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc
gia, trong đó có 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình
kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 2 quy
trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
–Cải tiến, thiết kế và chế tạo thành công một số máy móc và
công cụ phục vụ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.
THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU KH-CN
Trong hai năm 2006-2007, Viện được giao chủ trì thực hiện
33 đề tài, dự án các cấp với tổng kinh phí 11,31 tỷ đồng, cụ
thể là:
– Nhiệm vụ cấp Nhà:
•01 đề tài về bảo tồn nguồn gen; kinh phí 600 triệu đồng
• 01 Dự án sản xuất thử; kinh phí 1,8 tỷ đồng.
– Nhiệm vụ cấpBộ: 31 đề tài, dự án,
•01 đề tài thuộc chương trình NC chọn tạo giống, 1,8 tỷ đồng,
•03 đề tài thuộc Chương trình CNSH; kinh phí 2,25 tỷ đồng,
•09 đề tài cấpBộ; kinh phí 2,14 tỷ đồng,
•17 đề tài cơ sở;kinh phí1,82tỷ đồng,
•01dự án sản xuất thử; kinh phí 1,0 tỷ đồng.
– Ngoài ra, Viện còn thực hiện nhiều đề tài, dự án hợp tác với các
tỉnh trong vùng, các tổ chức trong và ngoài nước với tổng kinh
phí hàng chục tỷ đồng.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NỔI BẬT
A. Về nghiên cứu chọn tạo giống lúa
•Trong năm 2006, Viện đã kịp thời chọn tạo và
phóng thích các giống lúa mới có khả năng
chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn
xoắn đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất và

hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hạidobệnh dịch
gây ra.
•Gồm các giống OM 4498, OM 4495, OM 2431,
OM 2395, OM 2492, OM 4088, OM 5930, OM
3556, OM 4191, OM 6073, OM 3539, v.v.
• là những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt,
ch
ống chịu được sâu bệnh và thích nghi với
nhiều tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL.
•Trong năm 2007, Viện đã được công nhận01
giống mới OM 4498 là giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá.
• Đặc biệt hiện nay, Viện đã chọn tạo được một số giống rất triển
vọng có thể đưa vào cơ cấu giống lúa ở ĐBSCL trong vụ tớI.
• bao gồm: OM 4495, OM 5930, OM 5239, OM 4668, OM 4900, OM
5240, OM 6073, OM 5636, OM 4059, OM 6561-12 (Nhập nội), OM
5199-1
Các giống này đều có đặc điểm chung là:
–Thời gian sinh trưởng ngắn: 90-100 ngày;
–Năng suất cao;
–Phẩm chất gạo tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩ
u, một số giống
có mùi thơm nhẹ, hàm lượng sắt cao;
–Chống chịu tốt với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá;
–Khả năng thích nghi rộng, có thể trồng cho cả hai vụ ĐX và HT
trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau.
B. Về nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác
1. Nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện quy trình thâm canh lúa theo hướng
tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất.

Quy trình bao gồm các nội dung chính sau đây:
–Chọn giống tốt, sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn giống xác nhận;
–Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ;
– Làm đất kỹ, trang bằng mặt ruộng, thoát kiệt nước trước khi gieo sạ;
– Gieo sạ thưa, sạ theo hàng, hoặc cấy;
– Bón phân cân đố
i;
– Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại kịp thời;
–Quản lý nước theo hướng tiết kiệm;
– Thu hoạch đúng độ chín, không để lúa quá chín ngoài đồng lâu ngày
và không phơi mớ trên ruộng;
–Sấy lúa, bảo quản đúng qui trình để đảm bảo phẩm chất gạo.
Quy trình này có thể được áp dụng cho tất cả các vụ trong năm trên vùng
sản xuất lúa xuất khẩu ở ĐBSCL và mang lại hiệu quả cao.
2. Kết quả nghiên cứu về tác động của môi trường đến mùi thơm của
các giống lúa có mùi thơm đã đưa ra được một số khuyến cáo:
–Trồng các giống lúa thơm trên đất có sa cấu nhẹ như đất thịt
nhẹ hoặc pha cát, nhiễm mặn ở các địa phương Cần Đước
(Long An), Long Phú và Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), Gò Công
(Tiền Giang), Cầu Ngang (Trà Vinh);
– Bón thêm Magnesium kết hợp với các loại phân bón vô cơ và
hữu c
ơ.
3. Kết quả nghiên cứu về biện pháp quản lý tính kháng sâu hại như rầy
nâu, sâu cuốn lá bền vững trên các giống lúa chất lượng cao đã
khuyến cáo để ổn định tính kháng của các giống lúa cần:
–Giảm lượng bón phân đạm và phân bón lá;
–Giảm lượng thuốc trừ sâu .
Đây là cơ sở cho việc áp dụng giải pháp 3 giảm, 3 tăng trong sản
xuất lúa.

4. Kết quả nghiên cứu về lúa cỏ đã đề xuất một số biện pháp
phòng trừ lúa cỏ để đảm bảo chất luợng lúa gạo như:
–Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng
– Dùng biện pháp nhử lúa cỏ để diệt trước khi xuống giống
–Khử lẫn lúa cỏ
–Sử dụng một số thuốc diệt cỏ có tác dụng kép
– Luân canh lúa v
ới các cây trồng cạn như bắp, đậu nành,
đậu xanh.
5. Kết quả nghiên cứu về sức khỏe hạt giống lúa đã đưa ra các biện
pháp kỹ thuật xử lý hạt giống như sau:
• Biện pháp hóa học:
–Loại bỏ các tạp chất lẫn trong hạt giống
– Ngâm trong nước sạch 24 giờ,loại bỏ lép lửng, sau đó vớt ra để trên cao
cho ráo nước.
–Trộn thuốc hóa học với hạt giống và để 15 đến 20 phút ngấm đều trên bề
mặt hạt giống.
–Loại thuốc sử dụng: Thiram 75 WP và Chlorine với liều lượng sử lý 2%,
Bavistin 3% và Dithane M-45 với liều lượng 0,3%.
– Sau xử lý, ủ hạt giống từ 24-36 giờ cho hạt nảy mầm.
• Sử dụng dung dịch muối:
– Ngâm hạt giống trong dung dịch nước muối 15% trong 15 phút
–Loại bỏ hạt lửng, lép
–Rửa bằng nước sạch, phơi ráo nước và ủ trong 24-36 giờ tùy theo giống
• Sử dụng nước ấm:
– Ngâm hạt giống trong nước ấm54
0
C trong 30 phút
–Loại bỏ hạt lửng, lép
–Rửa bằng nước sạch, phơi ráo và ủ trong 24-36 giờ tùy theo giống lúa

Các biện pháp kỹ thuật này có thể áp dụng cho SX giống lúa các cấp và lúa
hàng hóa trong tất cả các vụ, trên tất cả các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
C. Về nghiên cứu phát triển chế phẩm vi sinh phục vụ
sản xuất nông nghiệp sạch
•Sử dụng chế phẩm sinh họcdoViện sản xuất Ometar và Biovip
trong sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ
sâu hại rau, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường.
•Hiện nay, Viện đã nghiên cứu, thu thập, phân lập, tạo thuần và phát
triển hai loại chế phẩm nấm xanh mới, với tên gọi tạm thời là M.a
TG và M.a CT có đặ
c điểm:
–Dạng bột phân tán trong nước;
– Thành phần gồm bào tử nấm xanh (M.a)và các cơ chất khác
(bột ngô, cám);
– Có hiệu lực bền lâu và kéo dài tới hàng tháng sau khi phun;
– Đã ứng dụng trên 260 ha cây có múi tại Tiền Giang, Cần Thơ,
Hậu Giang và Vĩnh Long cho kết quả tốt.
– Không gây ảnh hưởng xấu tới thiên địch, con người, gia
súc và môi trường
– Có hiệu lực rất cao đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại
cam quýt: Sau khi phun 7 ngày, hiệu lực diệt trừ rầy mềm đạt
từ 72 tới 87,5 % và rầy chổng cánh đạt từ 63,5 tới 76,5%.
–Kết quả nghiên cứu về sử dụng chế phẩmvisinh vật trên
cây đậu nành:
–Sử dụng phân vi sinh cố định đạm(dạ
ng lỏng) cho đậu
nành (liều lượng 1 lít/ha) có thể giảm được từ 20-40kg N/ha
–Sử dụng phân vi sinh hòa tan lân (dạng lỏng) cho đậu nành
(liều lượng 1 lít/ha) có thể thay thế được 60 Kg P2O5/ha

D. Về cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp
Viện đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công một số máy móc
công cụ phục vụ cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, bao
gồm:
• Máy trục bùn tự hành;
• Công cụ gieo lúa theo hàng;
• Máy gieo lúa theo hàng liên kết với máy kéo 4 bánh GLH-2800:
•Máy bóc bẹ tách hạt bắp BBTH-1,5;
•Máy sấy lúa dùng sấy lúa cho các nông hộ;
•Phối hợp với Trung Tâm Khuyến Nông Quốc gia tổ chức Hội thi máy
Gặt Đập Liên hợp tại Kiên Giang 8/2007.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
• Trong những năm qua, Viện Lúa ĐBSCL đã hoàn thành tốt
các nhiệm vụ KHCN được giao, triển khai thực hiện và hoàn
thành tất cả các đề tài với chất lượng khoa học cao góp phần
giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp của cả nước nói chung và của vùng ĐBSCL nói
riêng.
•Kết quả đạt được đã đáp ứng được các nội dung và mục tiêu
đề ra góp phần quan trọng vào s
ự nghiệp phát triển nông
nghiệp của vùng.
•Các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đã được chuyển
giao kịp thời cho sản xuất đặc biệt là các giống lúa mới, các
tiến bộ kỹ thuật mới góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển,
đặc biệt là sản xuất lúa ở ĐBSCL.
• Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ,trình độ khoa học kỹ thuật của cán bộ khoa học trong
Viện ngày càng được nâng cao, hoạt động nghiên cứu khoa học
ngày càng gắn kết với sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Viện

ngày càng được khai thác có hiệu quả.
• Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như chưa có
các đề tài mang tính liên ngành nhằm huy
động hết tiềm năng về
con người và thiết bị của Viện để giải quyết đồng bộ các vấn đề
khoa học và thực tiễn sản xuất đề ra.
•Hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn tập trung chủ yếu vào
cây lúa, trong khi yêu cầu sản xuất của vùng là rất đa dạng.
Chưa có các nghiên cứu cho cây màu luân canh với lúa. Các
nghiên cứu về kinh tế xã hội chưa nhiều.
• Nghiên cứ
u và chuyển giao TBKT phục vụ cho chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi
của sản xuất trong vùng.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHCN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Nhằm khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực, trong giai
đoạn tới Viện tập trung nghiên cứu vào những lĩnh vực chủ yếu sau:
• Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hiện đại chọn tạo giống cây
trồng có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất
lợi, chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu bao gồm lúa, đậu
nành và bắp.
• Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh tăng năng
suất, chất lượng các loại cây trồng, giảm giá thành và nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất.
• Nghiên cứu phát triể
n và ứng dụng các chế phẩm sinh học thâm
canh cây trồng và phòng trừ dịch hại.
• Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cho vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả
kinh tế, nâng cao và đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông dân

vùng lúa.
• Nghiên cứu các giải pháp cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
•Tăng cường công tác chuyển giao TBKT vào sản xuất.
XIN CẢM ƠN

×