Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.09 KB, 23 trang )

Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
2.1. Những quy định chung
2.1.1. Đối tượng khách hàng
Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng SCB bao gồm:
2.1.1.1. Các cá nhân và tổ chức Việt Nam
Bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh.
- Cá nhân
- Hộ gia đình
- Doanh nghiệp tư nhân
- Các tổ chức có đủ điều kiện sau:
+ Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công
nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2.1.1.2. Các cá nhân và tổ chức nước ngoài
2.1.2. Điều kiện vay vốn
2.1.2.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn chỉ xem xét và quyết định cho vay khi có
đủ các điều kiện sau:
Khách hàng có đủ các điều kiện sau:
SVTH: Lê Nga Trang
23
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có các phương án sản xuất kinh doanh khả thi có hiệu quả, có khả năng trả nợ


vay Ngân hàng đúng hạn.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật và quy đinh trong từng quy
trình tín dụng.
Nhu cầu của khách hàng phù hợp với danh mục sản phẩm tín dụng còn hiệu
lực thi hành được quy định trong chính sách tín dụng của Ngân hàng trong
từng thời kỳ.
2.1.3. Những trường hợp không cho vay
2.1.3.1. Nhu cầu tín dụng của khách hàng không có trong danh mục sản phẩm
tín dụng còn hiệu lực áp dụng được quy định trong chính sách tín dụng của Ngân
hàng trong từng thời kỳ.
2.1.3.2. Nhu cầu tín dụng đối với những khách hàng sau:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng Giám đốc ( Phó Giám đốc ) của Tổ chức tín dụng;
- Cán bộ, nhân viên của chính Tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm
định, quyết định cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng
Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc).
2.1.4. Hạn chế cho vay
SVTH: Lê Nga Trang
24
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng;
Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng; Kế toán trưởng của Ngân
hàng.
- Các cổ đông lớn của Ngân hàng.
2.1.5. Lãi suất
- Lãi suất cho vay do Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận phù hợp với
quy định của Ngân hàng Nhà Nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn về lãi suất cho
vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.

- Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về
lãi suất theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP
Sài Gòn từng thời kỳ.
- Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, áp dụng lãi suất nợ quá
hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài
Gòn tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
2.2. Hồ sơ vay vốn
2.2.1. Hồ sơ pháp lý
2.2.1.1. Đối với khách hàng là tổ chức
- Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( nếu có ).
- Điều lệ tổ chức, hoạt động của tổ chức đối với các tổ chức có điều lệ doanh
nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện tổ chức
(Tổng giám đốc hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng hoặc một chức danh quản lý về tài
chính (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề phải có giấy phép.
SVTH: Lê Nga Trang
25
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
- Giấy đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, hoặc đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
- Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như:
văn bản của Hội đồng quản trị, uỷ quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc cho người
khác ký hợp đồng….
- Các giấy tờ khác có liên quan ( mẫu dấu, chữ ký,…).
- Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp.
- Hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh.
- Quyết định thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên.
2.2.1.2. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hoặc các giấy tờ về nhân thân khác….

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng nhận độc thân.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành
nghề cần giấy phép (trong trường hợp vay vốn để kinh doanh).
- Các giấy tờ khác có liên quan, như uỷ quyền của chủ hộ ( trong trường hợp hộ
gia đình vay vốn) cho một thành viên khác trong gia đình này.
2.2.2. Hồ sơ về khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.
- Các báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
- Biên bản kiểm toán đối với doanh nghiệp có kiểm toán.
- Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp.
- Bảng kê công nợ các loại tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước.
SVTH: Lê Nga Trang
26
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
- Chi tiết các khoản phải thu, phải trả, tồn kho.
- Các hợp đồng kinh tế ( đầu vào - đầu ra ): thi công xây lắp, hàng hoá, xuất
nhập khẩu, cung ứng dịch vụ,….
- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả (đối với khoản
vốn vay).
- Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay ( Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá,dự
toán chi phí hoạt động được duyệt,….).
2.2.3. Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị của tài sản :
- Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm,….).
- Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng,…đối với kim khí quý, đá
quý.
-Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản
(nhà cửa, vật kiến trúc,…gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận

tải….).
- Các quyền (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền
được nhận bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức, quyền phát sinh từ tài sản
cầm cố, thế chấp,…)
- Hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ ba.
SVTH: Lê Nga Trang
27
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
2.3. Quy trình tín dụng ngắn hạn.

Sơ đồ 2.1. Quy trình tín dụng ngắn hạn
2.3.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn
khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng; và tư vấn các thủ tục, hồ sơ cần
thiết mà khách hàng phải đáp ứng khi có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng.
+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng hướng dẫn
khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.
Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn liên hệ với bộ phận tín dụng tại các phòng
giao dịch, chi nhánh, sở giao dịch,….để được cán bộ tín dụng hướng dẫn. Cán bộ tín
dụng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, gồm:
 Hồ sơ pháp lý
 Hồ sơ khoản vay
SVTH: Lê Nga Trang
28
Theo dõi
khoản vay
Xử lý khoản
vay có vấn đề

Thanh lý
Tài sản
Quyết định
Tín dụng
Phân tích
Tín dụng
Phân tích
giới hạn
Nhu cầu vay
Khách hàng
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
 Hồ sơ bảo đảm tiền vay
2.3.2. Thẩm định các điều kiện tín dụng
Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung :
- Đánh giá chung về khách hàng theo:
+ Năng lực pháp lý;
+ Mô hình tổ chức, bố trí lao động;
+ Quản trị điều hành của doanh nghiệp;
+ Ngành nghề kinh doanh;
+ Các rủi ro chủ yếu.
- Tình hình tài chính của khách hàng:
+ Đánh giá về sự chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính;
+ Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính;
+ Phân tích các tồn tại nguyên nhân.
- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ: Cán bộ tín dụng kiểm tra
mặt hàng kinh doanh của khách hàng có phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh hay
không. Dựa trên phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng xây dựng cán bộ tín
dụng đánh giá tính khả thi của phương án.
- Bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng kiểm tra đối chiếu tài sản đảm bảo theo
quy định của SCB về việc nhận tài sản đảm bảo nợ vay. Sau đó, cán bộ tín dụng phối

hợp với bộ phận thẩm định giá tiến hành thẩm định về tài sản đảm bảo như: tính pháp
lý, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thanh khoản để đưa ra quyết định có nhận làm tài
sản đảm bảo nợ vay hay không.
- Xác định phương thức và nhu cầu vay:
SVTH: Lê Nga Trang
29
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
Cán bộ tín dụng xác định phương thức phù hợp với tính chất cấp tín dụng theo 3
loại cơ bản sau:
+ Chiết khấu
+ Cho vay theo món
+ Cho vay theo hạn mức
- Xem xét khả năng nguồn vốn để cho vay:
+ Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn theo
quy định của SCB.
+ Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi để
thanh toán nước ngoài.
+ Lãi suất áp dụng cho khoản vay.
- Xem xét điều kiện thanh toán
2.3.3. Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
- Cán bộ tín dụng: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (Bước
2) lập tờ trình cho vay, kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng: Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay
vốn, xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo xem
xét.
- Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ của trưởng phòng tín dụng trình để quyết định:
+ Duyệt đồng ý cho vay.
+ Duyệt cho vay có điều kiện.
+ Không đồng ý.
+ Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp

khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của chi nhánh.
SVTH: Lê Nga Trang
30
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn…
+ Trình hội sở chính đối với trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh.
- Cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một
hoặc các thủ tục sau:
+ Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung
các điều kiện vay vốn.
+ Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
+ Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó, trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát nội dung, trưởng phòng tín dụng
có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ
vay. Trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng
soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình
trưởng phòng tín dụng kiểm soát.
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã được duyệt:
 Nếu đúng ký trình lãnh đạo.
 Nếu chưa đúng, yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại.
Lãnh đạo ký duyệt:
 Nếu đúng: ký các hợp đồng do phòng tín dụng trình.
 Nếu chưa đúng, yêu cầu chỉnh sửa lại.
Trong vòng 7 ngày làm việc ( đối với khách hàng mới ) và trong vòng 3 ngày
làm việc ( đối với khách hàng cũ ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay
vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của
mình.
2.3.4. Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay
SVTH: Lê Nga Trang

31

×