Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.05 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức suy luận
của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Logic học phát
triển sớm và chủ yếu ở lĩnh vực toán học. Logic học được vận dụng vào khoa
học xã hội trong thời gian gần đây, đặc biệt là ngành ngôn ngữ học. Logic
học trở thành điểm tựa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên.
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về logic ngôn ngữ học đã
và đang hé mở nhiều vấn đề thú vị, hấp dẫn. Cho nên, mặc dù biết việc vận
dụng logic học vào ngôn ngữ không phải là một việc làm đơn giản, dễ
dàng, nhưng cá nhân người viết vẫn quyết định chọn đề tài theo hướng
nghiên cứu logic của ngôn ngữ học.
1.2. Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá
trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người
tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười.
Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để họ giải tỏa
những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện
cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật
xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén
để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng
cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt
nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh
nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc,
khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một
chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.
Truyện cười đã được nghiên cứu ở các phương diện thi pháp truyện
cười, hàm ý hội thoại trong truyện cười hay ngữ pháp truyện cười,… Ở
từng phương diện các vấn đề thuộc nội dung và hình thức đã được bàn
đến ở những mức độ khác nhau. Vấn đề “Logic trong một số truyện
1


cười dân gian Việt Nam” mà người viết chọn để khai thác trong khóa
luận này còn khá mới mẻ, hấp dẫn.
2. Lịch sử vấn đề
Logic học là một khoa học đã có từ thời cổ đại với tên tuổi của nhà
bác học nổi tiếng Aristote. Logic học ngày càng phát triển và hoàn thiện
ở những thế kỉ sau này.
Ở Việt Nam, vấn đề logic và ngôn ngữ được đề cập khá muộn. Phải
đến năm 1987, Nguyễn Đức Dân mới cho ra đời cuốn sách “Logic – ngữ
nghĩa – cú pháp”. Sau đó là Hoàng Phê với “Logic – ngôn ngữ học”.
Trên cơ sở những nền tảng lí thuyết của các nhà khoa học đã nêu
trên, giới nghiên cứu ngôn ngữ đã cố gắng đi sâu khám phá logic ngôn
ngữ tự nhiên. Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu lớn nào tìm hiểu
về logic văn bản, đặc biệt là văn bản truyện cười.
Về truyện cười, đã có nhiều công trình nghiên cứu tuy nhiên những
công trình này chủ yếu xoay quanh mục đích gây cười, nội dung gây
cười, nghệ thuật gây cười,… do các nhà nghiên cứu văn học dân gian
tiến hành. Từ góc độ logic học, ngôn ngữ học mới chỉ có một số tác giả
nghiên cứu đề cập ở phương diện hàm ý như một biện pháp gây cười.
Chẳng hạn Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung, Đại học Sư phạm
Hà Nội, 1993. Và gần đây là Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hoàng Yến
“Truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học”.
Đề tài của chúng tôi như một sự tiếp nối khám phá ngôn ngữ trong
văn bản từ lí thuyết logic và lí thuyết hội thoại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các loại logic sử dụng
trong một số truyện cười dân gian Việt Nam và những logic ấy được
chúng tôi tạm thời đặt tên theo đặc điểm của logic đó.
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số truyện cười
dân gian Việt Nam, chủ yếu là các truyện cười trong cuốn “Tiếng cười
dân gian Việt Nam”, Trương Chính - Phong Châu (Sưu tầm và tuyển
chọn), Nxb Khoa học Xã hội, 2004. Phạm vi xem xét trong các truyện đó
là logic hình thức.
4. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
4.1. Mục đích
Chọn đề tài này chúng tôi có mong muốn đi sâu khai thác một số loại
logic được sử dụng trong truyện cười, cũng như nó giúp người viết cùng bạn
đọc hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam. Đề tài này được người viết
thực hiện với hi vọng sẽ góp phần khơi gợi sự ham thích của độc giả, nhằm
tăng số lượng cũng như chất lượng người đọc đối với truyện cười.
4.2. Nhiệm vụ
Nhằm đạt tới mục đích như đã trình bày, đề tài hướng tới những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề về logic học, ngôn ngữ học và các nguyên
tắc ngữ dụng có liên quan đến đề tài.
- Phân tích và chỉ ra một số loại logic trong một số truyện cười dân
gian Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Về phương pháp: với đề tài này, người viết sử dụng các phương
pháp sau:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp hệ thống.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
Trong đó phương pháp phân tích - tổng hợp được coi là phương
pháp chủ đạo.
3
- Một số truyện cười trong “Tiếng cười dân gian Việt Nam” của

Trương Chính và Phong Châu được dùng làm ngữ liệu khảo sát.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có hai chương sau:
Chương 1.Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam
7. Đóng góp của đề tài
Kế thừa và tiếp tục phát huy những thành tựu của những công trình
nghiên cứu logic truyện cười đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm
công sức vào việc khảo sát một số loại logic trong truyện cười dân gian
Việt Nam. Bằng các phương pháp hệ thống, phân tích - tổng hợp, phương
pháp thi pháp học và phương pháp logic học, chúng tôi tìm ra và bước
đầu hệ thống hóa các loại logic trong truyện cười dân gian Việt Nam. Hi
vọng đề tài sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá và phân tích những nội
dung khác của truyện cười.
4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1. Logic học và ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm logic
Về từ nguyên
Trong tiếng Hi Lạp, có thuật ngữ logikê với ý nghĩa là một khoa học
về tư duy. Thuật ngữ này lại bắt nguồn từ một từ khác: logos. Nghĩa của từ
này là “lời nói”, “lí lẽ”, “trí tuệ”. Thuật ngữ logikê đi vào tiếng Latinh
thành logica. Từ này là nguồn gốc của hàng loạt từ cùng nghĩa trong các
ngôn ngữ ở châu Âu: logika (Nga, Ba Lan), logic (Anh), logique (Pháp)…
Trong tiếng Việt từ lôgích (thường viết logic) bắt nguồn từ logique -
một từ Pháp xuất hiện vào thế kỉ XIII gốc Latinh. Thuật ngữ logic học
trước đây gọi là “luận lí học”, “lí học”.
Về ý nghĩa: Từ logic được dùng với hai nghĩa sau:
a) Khoa học về hình thức và qui luật của tư duy. Người ta cũng
thường nói: “logic là khoa học về tư duy, về những suy luận đúng đắn”.

b) Những mối liên hệ tất yếu có tính qui luật giữa các sự vật và các
hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như giữa những ý nghĩ, tư
tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người. Cho nên chúng ta gặp
những lối nói như “logic của sự kiện”, “logic của quá trình phát triển”, “lời
nói có (không có) logic”,…
Có những khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy, như tâm lí học,
sư phạm học, sinh lí học, thần kinh cao cấp, trí tuệ nhân tạo, triết học,…
Vậy thì, logic học nghiên cứu phương diện nào của tư duy? Nó nghiên cứu
những qui luật và hình thức suy luận của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức
đúng đắn hiện thực khách quan.
Logic cung cấp cho ta một công cụ phân tích tìm hiểu, trả lời những
thắc mắc về mọi hiện tượng “có lí” hay “phi lí” trong cuộc sống, giúp ta
biết cách bác bỏ những lập luận sai lầm hoặc ngụy biện. Nó cung cấp cho
5
ta một công cụ tư duy sắc bén, biết cách phân tích tìm ra được bản chất của
sự kiện và do đó đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu khoa học.
1.1.2. Mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ
Trong nửa cuối của thế kỉ XX có sự xâm nhập mạnh mẽ của toán học
vào các ngành khoa học xã hội. Ngôn ngữ học là ngành khoa học xã hội dễ
hình thức hóa nhất, do đó nó là lĩnh vực đầu tiên mà các phương pháp toán
học đã vận dụng để nghiên cứu và đạt được những thành công đặc biệt có
ý nghĩa trong nhiều công trình. Ngôn ngữ tự nhiên có thể được mô hình
hóa theo phương pháp thống kê. Chính do việc đi tìm quy luật về sự
chuyển đổi luân phiên các phụ âm và nguyên âm trong tác phẩm Epghênhi
Ônhêghin của văn hào Nga Puskin mà nảy sinh ra lí thuyết toán học mang
tên “xích Markov”. Từ đây, N.Chomsky xây dựng mô hình ngôn ngữ đầu
tiên của mình mang tên “ngữ pháp các trạng thái hữu hạn”. Lí thuyết thông
tin của P.Shannon được vận dụng để xác định lượng thông tin và lượng dư
trong ngôn ngữ tự nhiên. Phương pháp đại số, đặc biệt là lí thuyết tập hợp,
được vận dụng để xây dựng các mô hình ngôn ngữ mang tên “các mô hình

phân tích” (Anylytical models). Dùng lí thuyết ôtômát, N.Chomsky cũng
xây dựng các ngữ pháp hình thức của ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn “ngữ
pháp phi ngữ cảnh” CFG (Context-Free Grammar), “ngữ pháp ngữ cảnh”
CSG (Context-Sensitive Grammar),… Lí thuyết tôpô, lí thuyết kì dị,…
cũng được vận dụng để nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên.
Đặc biệt các phương pháp và các loại logic khác nhau được vận dụng
rất nhiều và thành công trong những khảo cứu ngôn ngữ.
1.1.2.1. Vì sao có thể coi logic như là một điểm tựa trong việc nghiên
cứu ngôn ngữ tự nhiên? Câu trả lời là: Vì có mối quan hệ chặt chẽ giữa
logic và ngôn ngữ tự nhiên.
Đối tượng của logic hình thức là cấu trúc hình thức khái quát và quy
luật của tư duy. Trong logic người ta xây dựng những phương pháp tiếp
cận và nhận thức thế giới. Đó là sự xây dựng những khái niệm, phán đoán,
các phương pháp suy luận, nêu giả thuyết, chứng minh, bác bỏ,… Con
6
người không thể tư duy nếu không dùng ngôn ngữ. Khái niệm được thể
hiện bằng từ ngữ; phán đoán được thể hiện bằng câu; suy luận được biểu
hiện bằng chuỗi câu. Cho nên, ngôn ngữ là một công cụ để tư duy. Nói
khái quát hơn, ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất để giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình phát và nhận thông tin. Trong giao tiếp, con
người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, cũng chứng minh, cũng thuyết
phục, cũng lập luận, chất vấn, nghi ngờ, bác bỏ,… nghĩa là chúng ta cũng
tư duy. Do vậy cũng có những qui luật ngôn từ để biểu hiện, phản ánh tư
duy và tiếp nhận thông tin.
1.1.2.2. Logic và ngôn ngữ đều là những hệ thống kí hiệu. Chúng có
nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng kể.
Về kí hiệu:
- Kí hiệu logic: Là những kí hiệu nhân tạo và hình thức. Do vậy gồm
những kí hiệu thuần nhất, đơn trị và bất biến.
- Kí hiệu ngôn ngữ: Là những kí hiệu tự nhiên. Do vậy không thuần

nhất, không bất biến. Nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như thay
đổi theo thời gian, thời đại, thay đổi theo không gian và tạo ra các vùng
phương ngữ, thay đổi theo giới tính, nghề nghiệp, theo trình độ văn hóa,
theo xã hội,…
Về đơn vị:
Logic và ngôn ngữ có những đơn vị cơ bản chung.
Hai đơn vị cơ bản của logic là khái niệm và phán đoán. Hai đơn vị này
tương ứng với hai đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là từ (thuộc cấp độ từ) và câu
(thuộc cấp độ câu). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ còn có âm vị (thuộc cấp độ ngữ
âm). Khái niệm thường thể hiện bằng từ, nhưng có những khái niệm phải thể
hiện bằng một cụm từ. Lại có những lớp từ, như những từ hư, không thể dùng
để biểu hiện một khái niệm nào. Phán đoán cũng chỉ tương ứng với câu tường
thuật mà thôi. Trong ngôn ngữ còn có những loại câu khác nữa nhưng không
phải là phán đoán. Đó là những câu cảm thán, câu mệnh lệnh, cầu khiến, câu
nghi vấn (câu nghi vấn là đối tượng của logic các câu hỏi).
7
Về cú pháp:
Logic dùng các tác tử logic (còn gọi là các liên từ logic) để tạo phán
đoán mới từ một (nhiều) phán đoán đã biết.
Ngôn ngữ cũng có những liên từ tương ứng và có chức năng tương tự
như các liên từ logic.
Sự khác nhau căn bản giữa logic và ngôn ngữ ở những điểm sau:
- Trong logic, người ta quan tâm tới giá trị chân lí của các phán
đoán. Giá trị chân lí của một phán đoán phức được xác định qua giá trị
chân lí của các phán đoán thành phần của nó. Do vậy mà các liên từ
logic được định nghĩa qua bảng giá trị chân lí cho từng khả năng tổ
hợp các giá trị chân lí của hai phán đoán thành phần.
- Trong khi đó, ở ngôn ngữ tự nhiên, một câu ngoài việc có cấu tạo
đúng theo quy tắc cú pháp còn cần phải đúng về phương diện ngữ nghĩa.
Như vậy, trong logic người ta quan tâm tới phương diện hình thức

của cấu tạo. Do vậy người ta xây dựng được các quy ước để các biểu
thức logic đơn trị về cấu trúc.
Trái lại, trong ngôn ngữ có những cách khác nhau để diễn đạt cùng
một nội dung với những sắc thái nghĩa khác nhau (có các từ đồng nghĩa và
các câu đồng nghĩa). Lại xảy ra trường hợp cùng một biểu thức nhưng có
thể diễn đạt những nội dung khác nhau (từ đồng âm và câu mơ hồ). Nghĩa
là ngôn ngữ tự nhiên có hiện tượng đa trị về cấu trúc.
Chúng ta lấy hiện tượng phủ định làm ví dụ. Xét phán đoán p và phán
đoán phủ định của nó – p:
Ví dụ (1): p = Cái áo này đẹp.
Trong logic, sự phủ định phán đoán trên được xác định một cách duy
nhất bởi qui tắc “Nếu p đúng thì –p sai còn nếu p sai thì –p đúng”. Nhưng
trong tiếng Việt, để phủ định câu (1) chúng ta có nhiều cách nói khác nhau
với những ý nghĩa và mục đích khác nhau:
a. Cái áo này không đẹp.
b. Cái áo này đâu có đẹp.
8
c. Cái áo này nào có đẹp.
d. Cái áo này đẹp sao được.
e. Cái áo này đẹp thế nào được.
g. Cái áo này đẹp cái gì mà đẹp.
h. Cái áo này mà đẹp!
i. Sao bảo cái áo này đẹp?
Lại có những câu mơ hồ, những câu có nhiều cách hiểu khác nhau.
Ví dụ (2):
Anh Hải muốn mua một cái áo khoác làm quà tặng cho người yêu.
“Cái áo khoác” trong câu trên có thể được hiểu đã xác định nhưng
cũng có thể được hiểu là chưa xác định, tùy ngữ cảnh.
(2a) Anh Hải muốn mua một cái áo khoác làm quà tặng cho người
yêu nhưng nó đắt quá nên chưa mua. (→ “cái áo khoác” đã xác định).

(2b) Anh Hải muốn mua một cái áo khoác làm quà tặng cho người
yêu nhưng chưa biết chọn cái nào cho đẹp. (→ ”cái áo khoác” chưa xác
định).
Về qui luật:
Những qui luật, qui tắc của logic là những qui luật, qui tắc hình thức,
phổ quát và cố định.
Những qui luật, qui tắc ngôn ngữ, bên cạnh đặc điểm hình thức còn
phụ thuộc vào nội dung. Bên cạnh những qui tắc phổ quát, chung cho mọi
ngôn ngữ, còn có những qui tắc đặc thù cho một nhóm hoặc cho riêng một
ngôn ngữ. Những qui tắc này cũng không bất biến, nó thay đổi theo thời
gian, theo không gian,… Ví dụ, xét đoạn thoại sau:
Ví dụ (3): - Em Lan hát hay quá!
- Con nhà nòi mà!
Người nói câu thứ hai bày tỏ sự đồng tình với ý kiến vừa nói đồng
thời giải thích lí do vì sao em Lan hát hay. Chúng ta nói đó là hành vi giải
thích. Cũng hành vi này, ở phương ngữ Bắc Bộ có thể thêm từ lại vào
9
cuối. Nghĩa là nói: “- Con nhà nòi mà lại!” Phương ngữ Nam Bộ không
chấp nhận lối nói này. Như vậy là có khác biệt giữa hai phương ngữ.
Phép suy luận trong logic thì hoàn toàn hình thức còn phép suy luận
trong ngôn ngữ, ngoài sự suy luận hình thức như trong logic, con người
còn suy luận qua từ ngữ, qua tình huống, qua tri thức và kinh nghiệm,…
Ví dụ (4):
Anh tưởng cô ấy chấp nhận à?
Ở câu trên, nhờ có từ tưởng mà ta suy ra rằng cô ấy không đồng ý.
1.1.3. Những hệ thống logic được sử dụng trong ngôn ngữ
Để miêu tả và nghiên cứu những hiện tượng khác nhau trong ngôn ngữ
tự nhiên, chúng ta cần tới hệ thống logic bao gồm: logic mệnh đề, logic vị từ,
logic thời gian, logic đa trị, logic xác suất và logic mờ,… Đề tài xin trình bày
cụ thể về logic mệnh đề, logic vị từ, logic tình thái và logic mờ.

1.1.3.1. Logic mệnh đề
Đối tượng của logic mệnh đề là các mệnh đề. Như chúng ta đã biết,
mệnh đề (cũng gọi là phán đoán) là một hình thức cơ bản của tư duy, dưới
dạng khẳng định hoặc phủ định, thể hiện nhận thức của con người về thế
giới khách quan.
Mệnh đề được biểu hiện dưới dạng câu tường thuật.
Ví dụ (5):
a) A đọc báo.
b) B xem phim.
Nhận thức đó có thể phù hợp với thế giới khách quan (ta nói : mệnh
đề có giá trị đúng, hay gọn hơn : mệnh đề đúng) hoặc không (ta nói: mệnh
đề có giá trị sai, hay gọn hơn: mệnh đề sai). Như vậy, một mệnh đề sẽ có
một trong hai giá trị, đúng hoặc sai.
Biểu thức mệnh đề: Một mệnh đề được tạo ra từ một hoặc nhiều mệnh
đề bằng những phép toán mệnh đề (còn gọi: tác tử mệnh đề) được gọi là
một biểu thức mệnh đề. Các phép toán này liên kết các mệnh đề lại trong
mỗi biểu thức.
10
Ví dụ: Từ hai phán đoán trên đây, ta có các biểu thức, chẳng hạn:
c) A không đọc báo.
d) A đọc báo và B xem phim.
đ) A đọc báo hoặc B xem phim.
e) Nếu A đọc báo thì B xem phim.
g) Nếu A không đọc báo thì B xem phim.
1.1.3.2. Logic vị từ
Logic vị từ sẽ cho phép biểu hiện cấu trúc nội tại của một mệnh
đề. Hơn nữa, logic mệnh đề còn phản ánh khá trung thực dạng thức
logic ngầm ẩn của một câu. Sự miêu tả đó phản ánh được cấu trúc của
các sự kiện đúng như nó tồn tại trong thế giới khách quan. Điều này
rất quan trọng đối với nhà ngôn ngữ học.

Logic vị từ cho phép miêu tả phân biệt những câu có hình thức giống
nhau nhưng bản chất logic khác nhau.
Ví dụ (6):
(6a) Tôi muốn cắt tóc.
(6b) Tôi muốn ăn cá.
Nếu phân tích, một cách truyền thống, theo cấu trúc chủ - vị thì hai
câu trên có cùng một mô hình. Tuy nhiên, bản chất logic của chúng thì
khác nhau. Chúng được hiểu là:
(6a) Tôi muốn [Người ta cắt tóc cho tôi].
(6b) Tôi muốn [Tôi ăn cá].
Vị từ của (6a) là muốn. Bổ ngữ của nó cũng là một phán đoán có
vị từ là cắt do một đối tượng X khác, sẽ tồn tại, thực hiện. Vị từ của
(6b) cũng là muốn nhưng bổ ngữ của nó lại là một phán đoán có vị từ
ăn được thực hiện bởi chính chủ thể tôi.
Như vậy, logic vị từ cho phép miêu tả một câu theo những cách khác
nhau nhưng bản chất logic của chúng lại giống nhau.
11
1.1.3.3. Logic tình thái
Logic tình thái (modal logic), như lưu ý của S.C. Kleene, xuất hiện ở
những sự kiện có hai khả năng, ứng với hai giá trị chân lí, trong đó một
khả năng là hiển nhiên hơn khả năng kia.
Logic tình thái là một công cụ hữu hiệu để miêu tả và nghiên cứu
ngôn ngữ tự nhiên. Khi đưa vào nghiên cứu ngôn ngữ, logic tình thái
được vận dụng vào việc tìm hiểu các từ tình thái như là những kí hiệu
được sử dụng và họ phải phân tích các kí hiệu tình thái đã được từ
vựng hóa trong các phát ngôn cụ thể. Sự đa nghĩa của các lớp từ tình
thái đã dẫn đến những giả thuyết khác nhau về lớp từ này như: giả
thuyết ngữ dụng, giả thuyết cú pháp, giả thuyết ngữ nghĩa,…
Giả thuyết cú pháp cho rằng lớp từ tình thái nhận thức có chức năng
cú pháp khác với lớp từ tình thái đạo nghĩa và cũng theo đó, lớp từ tình

thái đạo nghĩa là cơ bản. Nhưng giả thuyết này không đủ sức giải thích
nhiều hiện tượng tình thái khác nhau, do đó đã đẩy các nhà nghiên cứu tới
giả thuyết ngữ nghĩa về từ tình thái.
Giả thuyết ngữ nghĩa cho rằng mỗi cách dùng tình thái có một cấu
trúc ngữ nghĩa riêng biệt. Trong hướng này, có các cách tiếp cận ngữ
vi - ngữ nghĩa, cú pháp - ngữ nghĩa và logic - ngữ nghĩa. Chẳng hạn,
theo cách tiếp cận logic - ngữ nghĩa người ta chỉ ra con đường chuyển
từ nghĩa tình thái logic sang nghĩa tình thái nhận thức. Chẳng hạn,
Horn (1972) chỉ ra rằng tình thái có thể đối lập với tình thái chắc chắn
(tình thái phải trong nghĩa nhận thức) hơn là với tình thái cần phải
(tình thái phải trong nghĩa logic).
Giả thuyết ngữ vi cho rằng có sự tương ứng giữa các tình thái với
các động từ ngữ vi. Mỗi nghĩa của một từ tình thái ứng với một hành vi
ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn, có sự tương ứng giữa nghĩa cần phải (có
bổn phận) với hành vi mệnh lệnh. Trong khi đó, nếu dùng từ phải trong
câu hỏi thì nó lại là một tình thái nhận thức.
12
1.1.1.4. Logic mờ
Trong ngữ nghĩa của từ, của câu/lời, hiện tượng ranh giới không rõ
ràng, dứt khoát là tương đối phổ biến.
Ví dụ (7):
- Nhiều người nghĩ như thế.
Thế nào là nhiều người? Trên hai người được coi là số nhiều, năm
bẩy người cũng thường cho là nhiều, vài ba chục người…, đến mức nào thì
cho là “nhiều” nữa? Không thể định ở đây một ranh giới dứt khoát.
Những con số về độ tương thích với một khái niệm thường chỉ có giá
trị tương đối, không nên hiểu với sự chính xác toán học. Trong nhiều
trường hợp, tính tương thích với một khái niệm mờ còn tùy thuộc ở một
mức độ nhất định – có khi tùy thuộc rất nhiều – vào quan niệm của con
người, quan niệm này ít nhiều có thay đổi với những xã hội, thời đại,

những giới, những người, thậm chí những hoàn cảnh phát ngôn khác nhau.
Cùng là một người 40 tuổi, nhưng trong một hoàn cảnh phát ngôn nào đó
thì được đánh giá là rất trẻ (chẳng hạn khi là cán bộ được xét đề bạt vào
một chức vụ rất cao), mà trong một hoàn cảnh phát ngôn khác thì lại có thể
được đánh giá là già quá (chẳng hạn khi cầu hôn một cô gái 20 tuổi). Nếu
trong hiện thực khách quan không thể có những đường ranh giới dứt
khoát, cứng nhắc (hard and fast lines, F. Engels), hiện tượng tập hợp mờ
là phổ biến, thì trong nhận thức của con người khái niệm mờ càng phổ
biến gấp bội, với một mức độ càng cao hơn, sâu hơn, đậm hơn. Phản ánh
vào trong ngôn ngữ, tất cả những cái đó lại được nhân lên nữa, và trong
ngôn ngữ, của lời, vì phải tính đến những yếu tố của hoàn cảnh phát ngôn,
những yếu tố dụng học, lắm khi chúng ta đứng trước những hiện tượng
không phải chỉ mờ, mà lại rất mờ, mờ bình phương, nếu có thể nói được
như vậy.
Nếu hiện tượng ngữ nghĩa mờ là phổ biến, thì có thể nói rằng logic của
ngôn ngữ tự nhiên thường là một loại logic mờ. Nhờ logic mờ mà chúng ta
13
nhận ra có sự tồn tại của những logic, những “cái lí” đằng sau vẻ bề ngoài bị
coi là phi logic, là sai trong một số truyện cười dân gian Việt Nam.
1.2. Các nguyên tắc ngữ dụng
1.2.1. Lý thuyết hội thoại
1.2.1.1. Cấu trúc hội thoại
Trong một cuộc nói chuyện người ta trao đổi hết vấn đề này sang vấn
đề khác, nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm
nên ranh giới một cuộc thoại. Lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, luôn luôn
do một bên chủ động. Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra gọi là
kết thoại (A: Closing). Giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung
tâm cuộc thoại: phần thân thoại. Như vậy cấu trúc một cuộc thoại là:
MỞ THOẠI - THÂN THOẠI - KẾT THOẠI
Trong cuộc thoại mỗi lần nói của một người là một lượt lời (Turn).

Trong một lượt lời có thể gồm nhiều phát ngôn với những chức năng và
mục đích khác nhau và có liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi lượt lời có
những chức năng hội thoại khác nhau. Người này nói và người kia đáp lại.
Hai lượt lời có liên quan trực tiếp với nhau và đứng kề nhau làm nên một
cặp thoại (Adjacency).
Một cuộc thoại có thể chứa nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề lại có nhiều vấn
đề. Quá trình thảo luận một vấn đề sẽ gồm nhiều lượt lời khác nhau. Tập
hợp những lượt lời trao đổi về một vấn đề sẽ thành một đoạn thoại
(Sequence). Một đoạn thoại cũng bao gồm phần mở thoại, thân thoại và
phần kết thoại như một cuộc thoại và do vậy cũng gồm những cặp thoại.
Bởi vậy, cùng một lượt lời, cặp thoại là đơn vị căn bản của hội thoại.
1.2.1.2. Các qui tắc hội thoại
a) Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Lượt lời là một lần nói xong của một người trong khi những người
khác không nói, để rồi đến một người tiếp theo nói. Sẽ không thành lượt
lời nếu nhiều người cùng nói tiếp một lúc. Chỉ có ngoại lệ là khi một đám
đông đứng trước một cá nhân trong một hội thoại xưng tụng, thề nguyền
14
trong các lề nghi tôn giáo, đồng thanh hô, hò reo: vạn tuế, muôn năm, xin
thề, quyết tâm, đả đảo,…
Mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó. Vậy là có sự
luân phiên lượt lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Đó là một nguyên
lí hội thoại. Ta có thể xây dựng được cấu trúc hội thoại của nguyên tắc
luân phiên lượt lời là: ABABAB…
b) Nguyên tắc cộng tác
Nguyên tắc cộng tác được Grice nêu ra năm 1967 và được phát biểu
một cách tổng quát như sau: Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai
đoạn cuộc thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà
cuộc thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia.
Nguyên tắc cộng tác gồm bốn phương châm, đó là:

Phương châm lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng
tin đủ như nó được đòi hỏi cho mục đích cuộc thoại và đừng đóng góp
lượng tin của mình phần nhiều hơn điều nó được đòi hỏi.
Phương châm chất: Đừng nói điều mà mình tin là sai, đừng nói điều
mà mình không có bằng chứng chính xác.
Phương châm quan hệ: Hãy đóng góp những điều có liên quan.
Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ ràng, tránh lối nói tối nghĩa,
mơ hồ, và hãy nói ngắn gọn, mạch lạc.
c) Nguyên tắc liên kết hội thoại:
Nguyên tắc này đòi hỏi người tham gia hội thoại phải có sự liên kết
với nhau.
Ví dụ (8): 77. HỎI ĐƯỜNG LÊN TRỜI [1, 118-119]
Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà bà nọ. Bà ta chỉ có một trai và một
gái, đêm đến, phải nhường cho thầy và con trai ngủ trên nhà, còn bà và cô
con gái thì ngủ dưới bếp.
Thầy đồ bụng muốn tòm tem, một hôm, nhân lúc cả nhà đã đi ngủ,
thầy lò dò xuống bếp. Bất đồ, bà chủ tỉnh giấc hỏi:
- Ai đó?
15
- Tôi.
- Tôi là ai?
- Thầy đồ đây mà!
- Đêm hôm thầy xuống bếp làm gì?
- Tôi… xuống lấy vài cái rế để đựng sách.
Cách mấy hôm sau, thầy lại mò mẫm, trèo lên mái nhà bếp. Đang dỡ
tranh để tụt xuống, bỗng lại nghe tiếng bà chủ hỏi:
- Ai trên kia?
- Tôi đây mà!
- Tôi là ai?
- Thầy đồ đây mà!

- Thầy leo lên trên ấy làm gì thế?
- Tôi hỏi thế này khí không phải… Có phải đường này là đường lên
trời không?
Giữa hành vi hỏi của bà chủ nhà (A) và hành vi đáp của thầy đồ (B)
luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nguyên tắc liên kết có thể mềm dẻo,
linh hoạt, mà cũng có thể nghiêm ngặt tùy theo tính chất cuộc thoại. Vi
phạm nguyên tắc này sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”.
d) Phép lịch sự
- Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những người tham gia hội thoại:
Trong ngôn ngữ học E.Goffman dựa trên cách hiểu dân gian của người
Anh đã lần đầu tiên đặt ra khái niệm thể diện trong hoạt động giao tiếp. Dựa
theo cách hiểu dân gian của người Anh thì khái niệm thể diện được
Goffman cho rằng: Thể diện là cái giá trị xã hội tích cực mà một người
muốn người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
Như vậy Goffman không chỉ ra giá trị tiêu cực trong mỗi con người. Chính
vì lẽ đó nên Brown và Levinson mượn khái niệm thể diện của Goffman và
phát triển nó lên một bước mới đầy đủ hơn. Hai tác giả này cho rằng: Thể
diện là hình ảnh ta trước công chúng của một con người. Theo cách hiểu
này thì bất kể cá nhân nào cũng có điểm tích cực và tiêu cực.
16
Trong hội thoại chúng ta tránh không đề cập đến, không nên đụng
chạm đến điểm yếu của một con người. Hoặc nếu buộc lòng phải nói ra thì
phải chọn cách nói làm sao cho người đối thoại ít bị xúc phạm nhất.
Brown và Levinson cho rằng thể diện có hai loại: thể diện dương tính
và thể diện âm tính.
Thể diện dương tính chính là mong muốn thân hữu, tức là mong
muốn của mỗi cá nhân rằng những mong muốn của mình đồng thời cũng
là mong muốn ít ra là của một số người khác. Hay nói cách khác là mong
muốn hình ảnh của cái tôi được người khác bênh vực, ủng hộ.
Thể diện âm tính là sự tự do hành động. Mà thực chất đó là mong muốn

của mọi thành viên trưởng thành và có năng lực hiểu biết rằng hành động của
mình không bị người khác ép buộc. Hay nói cách khác là lòng mong muốn tôn
trọng lãnh địa riêng tư, quyền tự chủ, tự do hành động, đồng ý hoặc từ chối.
Trong một cuộc tương tác thông thường tồn tại bốn loại thể diện:
+ Thể diện âm tính của người nói.
+ Thể diện dương tính của người nói.
+ Thể diện âm tính của người nghe.
+ Thể diện dương tính của người nghe.
Giao tiếp là hành động liên cá nhân do nhu cầu giữ thể diện cho người
khác và cho cả chính mình. Như vậy, nguyên tắc tôn trọng thể diện đòi hỏi
mỗi chúng ta trong hội thoại phải khéo léo, tránh được sự xúc phạm đến
người khác cũng như cố gắng giữ thể diện cho chính mình.
- Nguyên tắc khiêm tốn:
Trong hội thoại, người nào bộc lộ cái tôi quá mạnh sẽ gây khó chịu
cho những người tham gia hội thoại. Người Pháp có câu “cái tôi là cái
đáng ghét”. Khiêm tốn là thái độ giao tiếp không đánh giá mình cao, thật
tâm coi mình còn non kém, sẵn lòng học hỏi người khác. Còn quan niệm
khiêm tốn ở phương Tây thì cho rằng khiêm tốn là tăng lợi cho người
nhận, giảm hại cho người nhận.
17
1.2.2. Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện cười – nguyên nhân tạo nên
những hiện tượng phi logic
Cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam thực ra
chính là cơ chế gây cười do vi phạm các nguyên tắc ngữ dụng. Khóa luận
này đi tìm hiểu logic trên cơ sở những vi phạm ấy với quan niệm những vi
phạm chính là những hiện tượng phi logic. Do đó sẽ có các hiện tượng phi
logic do vi phạm nguyên tắc chiếu vật, chỉ xuất; vi phạm nguyên tắc hội
thoại; nguyên tắc lập luận,…
1.2.2.1. Phi logic do vi phạm nguyên tắc chiếu vật
Truyện cười có thể gây ra hàm ý, có thể gây cười là do vi phạm

nguyên tắc chiếu vật (hay nguyên tắc qui chiếu). Nhân vật trong truyện
hoặc cố tình hoặc vô tình vi phạm nguyên tắc chiếu vật, gây nên những
tình huống đáng cười, buồn cười.
Ví dụ một trường hợp vi phạm nguyên tắc chiếu vật, đó là truyện
TỬU SẮC mang số 140.
Ví dụ (9): 140. TỬU SẮC [1, 171-172]
Một anh nọ nghe lỏm thấy người ta lúc ngồi ăn cứ hay nói đến chữ
“tửu sắc”. Anh ta biết “tửu” là rượu, còn “sắc” thì anh ta đoán là cơm,
đã nói đến rượu, thì phải nói đến cơm, chắc chả còn gì khác.
Một hôm, có người bạn mới ăn cỗ. Anh ta uống rượu đã ngà ngà, liền
lên mặt ta biết chữ, bảo bạn:
- Thôi, cho “sắc” ra đây chứ!
Bạn ngờ là anh ta rượu say rồi, muốn đòi đi chơi gái, bèn nói:
- Vâng, cứ uống rượu đi đã… Rồi thế nào cũng có “sắc”.
Anh ta càng được thể khề khà:
- Bao giờ cũng thế. Có “tửu” thì phải có “sắc” mới được. Không có
“sắc” thì tôi cồn cào không chịu được.
[Lược bỏ 7 dòng]
18
Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm ra. Anh ta trông thấy,
mừng quýnh, một tay vỗ đùi, một tay trỏ liễn cơm, bảo:
- Có thế chứ lị! Bác còn hãm tôi mãi. Chẳng “sắc” là cái gì kia!
Bạn cho là anh ta muốn chòng ghẹo vợ mình, nổi khùng lên vừa đánh
đuổi vừa mắng:
- À mày muốn “sắc” của ông à! Này “sắc” này! “Sắc” này!
Trong câu chuyện “TỬU SẮC” trên, anh chàng say rượu bị bạn vừa
đánh đuổi vừa chửi mắng không chỉ vì anh ta không hiểu nghĩa của từ Hán
Việt sắc (chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ), mà nguyên nhân chính khiến anh
bạn nổi giận là do anh say rượu đã quy chiếu nhầm. Anh chàng say quy
chiếu sắc đến “liễn cơm” đang ở trên tay người vợ bạn. Khổ nỗi, đã dốt lại

không chịu “dựa cột” lại cứ thích dùng chữ nghĩa, giá anh chàng say cứ
giấu cái dốt đó trong lòng thì đã không bị ăn đòn. Đây là sự vi phạm logic
do hiểu nhầm (qui chiếu nhầm).
Việc vi phạm nguyên tắc chiếu vật không phải xảy ra ít trong truyện
cười dân gian Việt Nam và chính việc này (có thể là vô tình hoặc cố ý) đã
gây nên tiếng cười có lúc thật sảng khoái nhưng có lúc lại rất sâu cay, cười
ra nước mắt. Điều đó góp phần tạo nghĩa hàm ẩn trong truyện cười.
1.1.2.2. Phi logic do vi phạm nguyên tắc lập luận
Từ lập luận được giới thiệu ở Việt Nam như một thuật ngữ trong ngôn
ngữ học đã khá lâu, tuy nhiên việc xét nó trong sự đối chiếu với thuật ngữ suy
lí của logic học thì chưa được nhấn mạnh. Trên cơ sở đó mối liên hệ của lập
luận với lí thuyết về hàm ý hội thoại của Grice chưa được làm sáng tỏ.
Trong ngôn ngữ học ở Việt Nam, hàm ý hội thoại đã được giới thiệu
nhiều, bắt đầu từ bài viết của nhà nghiên cứu Hoàng Phê 1981 “Ngữ nghĩa của
lời”, trong đó ông đề cập đến cách nhìn của O. Ducrot và H.P. Grice về lập
luận. Với tư cách người am hiểu về logic, nhà nghiên cứu Hoàng Phê đã đạt
đến sự phân biệt tinh tế giữa suy luận dùng trong logic với suy luận dùng trong
hàm ý hội thoại: “Hoạt động của tư duy từ hiển ngôn và tiền giả định suy ra
hàm ngôn cũng là một hình thức suy luận, giống như, nhưng không đồng nhất
19
với suy luận logic. Chúng tôi đề nghị gọi hình thức suy luận này là suy ý, suy
luận để biết cái ý của người nói. Suy ý cũng vận dụng những qui tắc của suy
luận logic, nhưng đồng thời nó còn có một số quy tắc đặc trưng của nó. Từ L
suy ý N có nghĩa là nếu nói L, tức là ý muốn nói, hoặc đồng thời muốn nói N”.
Còn suy luận trong logic được ông gọi là “suy lí logic”.
Trong việc nghiên cứu về lập luận, sự phân biệt hai hình thức suy
luận như ở nhà nghiên cứu Hoàng Phê được giải thuyết theo hướng phân
biệt suy lí (inference) với “lý thuyết lập luận” (argumentation theory) theo
hướng coi lí thuyết lập luận như một bộ phận bên trong thuật ngữ suy lí.
Lí thuyết lập luận không sử dụng các suy lí logic chặt chẽ với các tiền

đề có thể chứng thực được (bằng chứng, vật chứng) hay chứng minh được
theo quy tắc logic, mà thường chấp nhận các suy luận theo lẽ phải thông
thường theo kiểu của dụng học.
Trên kia, hàm ý đã được khảo sát như là một phương thức được sử
dụng trong việc gây cười của truyện cười. Tuy nhiên, việc gây cười trong
truyện cười không chỉ có hàm ý mà cũng gặp những cách gây cười khác,
trong số đó có cách suy luận theo lập luận trong nghĩa vừa được xác định
trong lí thuyết lập luận nói ở điểm trên.
Nếu lấy qui tắc logic làm thước đo, có thể phát hiện trong truyện cười
có những cách lập luận gây cười thú vị mà khác nhau.
a) Gây cười do vi phạm phép suy lí điều kiện
Tiêu biểu cho hiện tượng gây cười này trong kho tàng truyện cười
Việt Nam là truyện TRỜI SINH RA THẾ, số 99. Tuy truyện này khá dài,
nhưng cách lập luận giống nhau, nên chỉ cần phân tích một đoạn cũng đủ
nhận ra cách suy luận theo kiểu của lập luận.
Ví dụ (10): 99. TRỜI SINH RA THẾ [1, 137-139]
[…]
Đến lúc về nhà, ba bố con ngồi uống rượu, bố khen con rể học trò
hay chữ, chê con rể làm ruộng dốt. Người con rể làm ruộng tức mình mới
hỏi lại người học trò:
20
- Tôi thì dốt thật, nhưng mà chú nói: “Trường cảnh tắc đại thanh” là
nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
- Nghĩa là cổ dài to tiếng.
Người làm ruộng mới bẻ:
- Thế con ễnh ương thì cổ đâu mà tiếng cũng to?
[…]
Người có chữ đã sử dụng phép suy lí điều kiện “nếu p thì q” (nếu “có
cổ dài” thì “kêu to”), nhưng điều kiện p của anh ta không phải là điều kiện

“cần và đủ” trong mọi trường hợp để có mệnh đề q. Nói cách khác, anh ta
đã nâng một hiện tượng cụ thể lên thành một hiện tượng phổ biến. Đó
chính là chỗ sơ hở để anh làm ruộng đưa ra lập luận chứng minh rằng “nếu
–p thì –q”, tại sao ở đây “nếu –p thì q” (nếu “không cổ dài” thì “kêu to”).
Như vậy, lí lẽ của người làm ruộng rất chặt chẽ về mặt “logic”, cho nên
người có chữ không tài nào có thể biện minh được.
Trong sự bắt bẻ thì người làm ruộng sắc sảo như vậy, nhưng cái kết
luận “trời sinh ra thế” trong lập luận của người làm ruộng tuy rằng đúng vì
tính phổ quát của nó, nhưng về thực chất nó không có một sức mạnh giải
thích gì cả, bởi lẽ mọi sự đều gán cho một lực lượng siêu nhiên, chưa ai
hiểu được (cách giải thích như vậy trong dân gian gọi là “lý sự cùn”).
b) Gây cười do sử dụng khái niệm không tuân theo luật “đồng nhất”
Trong một suy lí logic, tính đồng nhất của các khái niệm là một qui
tắc phải được tuân theo một cách chặt chẽ. Thế nhưng, chính tính không
đồng nhất của khái niệm trong lập luận là cơ sở cho việc gây cười. Chẳng
hạn như trong truyện LẠI CÒN TRÁCH TÔI mang số 101 [1,140].
Ví dụ (11): 101. LẠI CÒN TRÁCH TÔI [1, 140]
Một đứa trẻ sốt dữ lắm. Thầy lang cho uống thuốc, nó lăn ra chết. Bố
nó đến tận nhà bắt đền. Thầy không tin, đến xem lại, sờ thằng bé rồi bảo:
- Thế này mà lại còn trách tôi ư? Ông bảo tôi chữa cho nó khỏi nóng,
bây giờ người nó lạnh như thế này rồi còn chữa gì nữa!
21
Trong truyện, từ sốt và từ nóng đều có thể dùng chỉ một trạng thái có
nhiệt độ cao bất bình thường của cơ thể con người, cần phải chữa trị, tức thuộc
về sinh lí học. Thế nhưng ông thầy đã dùng từ nóng trong nghĩa vật lí học để
đối lập với từ lạnh cũng trong trường nghĩa đó để ngụy biện cho tay nghề kém
cỏi của mình, làm thành cơ sở để tiếng cười bật ra trong truyện này. Cách sử
dụng thuật ngữ như vậy trong logic học được gọi là “đánh tráo khái niệm”, tức
là không tuân thủ “luật đồng nhất” – luật này đòi hỏi một thuật ngữ dùng ở các
vị trí khác nhau trong suy luận logic phải đồng nhất với nhau.

1.2.2.3. Phi logic do vi phạm các qui tắc hội thoại
“Lí thuyết của Grice cố gắng giải thích cách mà một người nghe có
thể chuyển từ bậc của các ý nghĩa được diễn đạt đến bậc các ý nghĩa hàm
ẩn”. Như vậy, việc phân tích nguyên tắc cộng tác của Grice trong các diễn
ngôn hội thoại, kể cả hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam, sẽ là
một cách để tìm đến các hàm ý hội thoại và cũng là cơ sở để kết luận đây
là những hiện tượng phi logic.
a) Vi phạm phương châm về lượng
Phương châm về lượng yêu cầu phần đóng góp lượng tin của người
nói phải theo tiêu chuẩn cần và đủ xét theo mục đích của cuộc thoại mà
không cung cấp lượng tin nhiều hơn.
Trong một số truyện cười dân gian Việt Nam, do mục đích tạo ra hàm
ý nên phương châm về lượng thường không được tuân thủ. Sự cố ý vi
phạm, không tuân thủ phương châm về lượng này có thể diễn đạt ra theo
hai hướng:
Một là, người nói cố ý cung cấp lượng tin ít hơn mức cần thiết (chưa
đủ mức như “nó được đòi hỏi”, chi tiết 1 trong phương châm về lượng).
Hai là, người nói cố ý cung cấp lượng tin nhiều hơn mức cần thiết
(chi tiết 2 trong phương châm về lượng).
Truyện cười dân gian Việt Nam vi phạm nguyên tắc này không nhiều,
chúng tôi xin chọn hai truyện cười sau để phân tích.
22
Ví dụ (12): Hàm ý hội thoại liên quan đến việc cung cấp thiếu tin
47. MAY KHÔNG ĐI GIÀY [1, 91]
Có ông tính hay hà tiện, một hôm đi chân không ra chợ. Giữa đường
vấp phải hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng, thế mà ông ta không
phàn nàn gì, lại còn nói:
- May cho mình thật!
Có người qua đường lấy làm lạ, hỏi:
- Ông vấp toạc chân, chảy máu ra thế kia mà còn bảo may là thế

nào?
- Anh không rõ. May là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách
mất mũi giày rồi còn gì!
Tình huống của hàm ý gây cười là việc vấp chảy máu chân do không
đi giày nhưng lại nói là may của ông hà tiện. Câu nói của ông ta (câu in
đậm) có chứa hàm ý.
Do nói với chính mình nên câu nói của ông hà tiện khiến người khác
nghe sẽ không hiểu và cũng không có cơ sở để giải đoán được hàm ý mà
ông ta tạo ra qua cách nói thiếu thông tin.
Với tư cách người nghe (SP2), người đi đường ngạc nhiên về sự đối
lập giữa nội dung mệnh đề của câu nói (một điều may) và lẽ thường (vấp
phải hòn đá chảy máu chân được coi là điều rủi). Câu nói của ông tính hà
tiện vì vậy đã thúc đẩy cho hội thoại phát triển. Người nghe, người đọc
chờ đợi một sự giải thích để rồi ngạc nhiên, bất ngờ trước những thông tin
được bổ sung ở câu nói kết thúc truyện của ông ta: may không bị rách mũi
giày.
Hàm ý được tường minh góp phần tạo ra tiếng cười phê phán tính hà
tiện đến mức “coi của hơn người”.
Ví dụ (13): Hàm ý hội thoại liên quan đến việc cung cấp thừa tin
27. RẮM CỦA CON [1, 77-78]
23
Tình huống của câu chuyện là một bà huyện nọ vô tình “vãi rắm” khi
đang trò truyện tại nhà chị em. Anh đầy tớ theo hầu bưng miệng cười làm
cho bà lớn càng thêm xấu hổ. Truyện viết như sau:
[…]
Về đến dinh, bà lớn gọi anh đầy tớ vào buồng, mắng một thôi một
hồi:
- Đồ ăn hại! Không ra thể thống gì cả! Như người ta thì mày nhận là
của mày, có được không! Đằng này mày lại nhe răng ra mà cười như con
khỉ! Bà lại đánh tuốt xác ra bây giờ!

Anh đầy tớ sợ mất vía, vội lui ra, rồi chạy một mạch đến nhà kia,
thanh minh với mọi người:
- Bẩm các bà! Cái rắm bà con đánh lúc nãy là rắm con đấy ạ!
Phát ngôn của anh đầy tớ, câu in đậm là câu chứa hàm ý theo phương
châm về lượng và thuộc dạng liên quan đến việc cung cấp tin nhiều hơn
cần thiết, tức là trong lời nói của mình, anh ta đã nói điều không cần thiết
như đòi hỏi của cuộc thoại, nói thừa thông tin.
Trong hoàn cảnh giao tiếp này, tại thời điểm nói anh ta chỉ cần nói:
Bẩm các bà! Cái rắm lúc nãy là rắm con đấy ạ! Thông tin bà con đánh trở
nên thừa, vì lúc nãy, ở đấy chỉ có bà huyện vãi rắm. Sự hiển nhiên, sự dư
thừa lộ ra hàm ý: Bà lớn dạy như vậy.
Ý đồ đổ cái xấu lên đầu kẻ dưới của bà lớn bị “tố cáo” qua hàm ý
được anh đầy tớ sử dụng thành công góp phần tạo ra tiếng cười châm
biếm.
b) Vi phạm phương châm về chất
Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, để tạo nên hàm ý thường có sự vi
phạm yêu cầu của phương châm này. Sự cố ý không tuân thủ có điểm
chung là người nói cái gì đó không đúng với thực tế và phát ngôn được
thực hiện khi: người nói tin phát ngôn là sai, người nói chủ ý đánh lừa
người nghe khi phát ngôn, phát ngôn trên thực tế là sai. Trong truyện cười
24

×