Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG 1 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.56 KB, 7 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1/7

CÂU HỎI
(1) Trình bày các khái niệm sau:
a) Vốn lưu động; vốn lưu động thuần; vốn lưu động hoạt động thuần.
b) Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho; kỳ thu tiền khách hàng; kỳ trả tiền nhà cung cấp; kỳ
chuyển đổi tiền mặt.
c) Chính sách NOWC nới lỏng; chính sách NOWC thắt chặt; chính sách NOWC vừa
phải.
d) Số dư giao dịch; số dư bù trừ; số dư
dự phòng.
e) Ngân sách tiền mặt; số dư tiền mặt mục tiêu.
f) Chiết khấu thương mại.
g) Khoản phải thu; thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng; lịch trình thu nợ.
h) Chính sách tín dụng; thời hạn tín dụng; các tiêu chuẩn tín dụng; chính sách thu
tiền; chiết khấu bằng tiền.
i) NOWC thường xuyên; NOWC tạm thời.
j) Chính sách tài trợ ngắn hạn vừa phải; chính sách tài trợ ngắn hạn năng động;
chính sách tài trợ ngắn hạn bảo thủ.
k) Phương pháp làm tương xứng kỳ hạn.
l) Chi phí phải trả (nợ tự phát).
m) Tín dụng thương mại; trì hoãn các khoản phải trả; tín dụng thương mại miễn phí;
tín dụng thương mại tốn phí.
n) Lệnh phiếu; mức tín dụng; Hợp đồng tín dụng tuần hoàn.
o) Thương phiế
u; khoản vay bảo đảm.
(2) Hai lý do chính để nắm giữ tiền mặt là gì? Một công ty có thể ước tính được số dư
tiền mặt mục tiêu bằng cách tính tổng tiền mặt có được để đáp ứng một trong hai lý do
trên hay không?
(3) Có đúng là khi một công ty bán chịu cho một công ty khác, người bán ghi nhận giao


dịch như là một khoản phải thu, trong khi người mua ghi nhận nó như là một khoản phải
trả, bất chấp vi
ệc chiết khấu, khoản phải thu thường vượt quá khoản phải trả bởi lợi
nhuận bán hàng?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
2/7

(4) Bốn yếu tố trong chính sách tín dụng của một công ty là gì? Đến mức độ nào các
công ty có thể thiết lập chính sách tín dụng của mình đối lập với việc phải chấp nhận
chính sách được quyết định bởi "sự cạnh tranh"?
(5) Những thuận lợi của sự phù hợp thời gian đáo hạn của các tài sản và nợ phải trả là
gì? Những khó khăn là gì?
(6) Từ quan điểm c
ủa khách hàng vay, tín dụng dài hạn hay ngắn hạn thì rủi ro hơn? Giải
thích. Liệu khách hàng sẽ vay trên cơ sở ngắn hạn nếu lãi suất ngắn hạn hơn lãi suất dài
hạn?
(7) "Các công ty có thể kiểm soát các khoản trích trước của họ trong giới hạn khá rộng."
Thảo luận.
(8) Các công ty đều có thể sử dụng tín dụng thương mãi miễn phí và tín dụng thương
mại phụ trội có trả phí phải không? Giả
i thích.
(9) Những loại hình công ty sử dụng thương phiếu?
BÀI TẬP
Câu 1. (Working capital policy) Calgary Co. đang thiết lập chính sách vốn lưu
động. Tài sản cố định (FA) là $600.000 và công ty đang muốn giữ tỷ số nợ/tổng
tài sản (D/A) là 50%. Công ty không sử dụng nợ hoạt động ngắn hạn. Lãi suất (i)
là 10% trên tất cả các khoản nợ. Có ba phương án sử dụng tài sản ngắn hạn (CA)
như sau: tài sản ngắn hạn bằng 40%, 50% và 60% doanh thu (S) dự kiến. Công ty
dự kiến lợ
i nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 15% của S (S = $3 triệu). Thuế

suất thuế TNDN (t) là 40%. Hãy xác định tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE) đối với từng chính sách.
Câu 2. (Current asset financing) Vanderheiden Press Inc. và Herrenhouse
Publishing Co. có bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2004 ($1.000) như sau:
Vanderheiden Press Herrenhouse Pub.
Tài sản ngắn hạn $100.000 $80.000
Tài sản cố định thuần 100.000 120.000
Tổng tài sản 200.000 200.000
Nợ ngắn hạn 20.000 80.000
Nợ dài hạn 80.000 20.000
Vốn cổ phần thường 50.000 50.000
Lợi nhuận giữ lại 50.000
50.000
Tổng nợ và vốn cổ phần 200.000 200.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của hai công ty là $30 triệu và thuế suất là 40%.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
3/7

a. Xác định ROE của mỗi công ty nếu lãi suất nợ ngắn hạn là 10% và nợ dài hạn là
13%.
b. Giả sử lãi suất nợ ngắn hạn tăng lên 20% và lãi suất nợ dài hạn mới là 16% và
lãi suất của nợ dài hạn cũ không đổi. Xác định ROE của hai công ty trong trường
hợp này.
c. Công ty nào chịu rủi ro nhiều hơn? Tại sao?
Câu 3. (Cash management) Doanh thu năm trước của Williams & Sons là $10
triệu và vòng quay hàng tồn kho là 2. Hiện công ty đang xây dựng hệ th
ống quản
lý hàng tồn kho mới. Hệ thống mới có thể làm giảm mức tồn kho hiện tại và tăng
vòng quay hàng tồn kho lên 5 vòng, doanh thu không thay đổi, như vậy lượng tiền
mặt được giải tỏa là bao nhiêu?

Câu 4. (Receivables investments) Mendwig CO. có DSO là 17 ngày. Giá trị bán
chịu bình quân mỗi ngày là $3.500. Như vậy khoản phải thu bình quân của công ty
là bao nhiêu?
Câu 5. (Cost of trade credit) Xác định chi phí danh nghĩa và chi phí hiệu dụng
của tín dụng thương mại với điề
u khoản 3/15, net 30.
Câu 6. (Cost of trade credit) Một công ty thương mại mua hàng hóa với chính
sách tín dụng 1/15, net 45 nhưng thường thanh toán trong 60 ngày. Xác định chi
phí hiệu dụng của khoản tín dụng thương mại.
Câu 7. (Account payable) APP Co. mua hàng tồn kho với giá trị thuần là
$500.000 mỗi ngày. Công ty được hưởng tín dụng thương mại 2/15, net 40. APP
thường thanh toán để nhận chiết khấu trong 15 ngày. Giá trị khoản phải trả bình
quân của APP là bao nhiêu?
Câu 8. (Receivable investment) Chính sách tín dụng của McDowell Industries là
3/10, net 30. Tổng doanh thu trong năm là $912.500. 40% khách hàng thanh toán
vào ngày thứ 10 và được hưởng chiết khấu; 60% khách hàng thanh toán trong 40
ngày.
a. Tính DSO của công ty.
b. Giá trị khoản phải thu bình quân là bao nhiêu?
c. Nếu công ty yêu cầu tất cả khách hàng (không được nhận chiết khấu) phải thanh
toán trong 30 ngày thì giá trị khoản phải thu bình quân thay đổi như thế nào?
Câu 9. (Cost of trade credit) Hãy xác định chi phí danh nghĩa và khoản tín dụng
thương mại tốn phí (nonfree trade credit) cho các chính sách sau (giả định thanh
toán khi hết thời hạn bán chịu hoặc thời hạn được hưởng chiết khấu):
a. 1/15, net 20
b. 2/10, net 60
c. 3/10, net 45
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
4/7


d. 2/10, net 45
e. 2/15, net 40
Câu 10. (Cost of trade credit)
a. Nếu một công ty được hưởng chính sách tín dụng 3/15, net 45 nhưng thanh toán
vào ngày thứ 20 thì vẫn nhận được chiết khấu. Vậy chi phí danh nghĩa của khoản
tín dụng thương mại tốn phí là bao nhiêu?
b. Khoản tín dụng công ty nhận được nhiều hay ít hơn so với thanh toán trong 15
ngày?
Câu 11. (Cost of trade credit) Grunewald Ind. bán chịu với điều khoản 2/10, net
40. Doanh thu của Gross năm vừa rồi là $4.562.500 và khoản phải thu bình quân
là $437.500. Nửa số khách hàng của Grunewald thanh toán vào ngày thứ 10 và
nhận chiết khấu. Xác định chi phí danh nghĩa và chi phí hiệu dụng của tín dụng
thương mại cho khách hàng không hưởng chiết khấu.
Câu 12. (Effective cost of trade credit) DJ Masson Corp. cần huy động vốn lưu
động cho cửa hàng mới $500.000/năm. Masson mua hàng hóa từ nhà cung cấp với
điều khoản 3/10, net 90 nhưng thường thanh toán vào ngày thứ 10 và hưởng chiết
khấu. Nếu công ty bỏ qua chiết khấu và thanh toán vào ngày 90 để chiếm dụng
vốn $500.000 dưới dạng tín dụng thương mạ
i, xác định lãi suất hiệu dụng của
khoản tín dụng thương mại.
Câu 13. (Cash conversion cycle) Zocco Corp. có vòng quay hàng tồn kho là 75
ngày, số ngày thu tiền bình quân là 38 ngày, thời gian trì hoãn thanh toán là 30
ngày.
a. Xác định chu kỳ tiền mặt của công ty.
b. Nếu doanh thu hàng năm của công ty là $3.421.875 và công ty luôn bán chịu,
như vậy giá trị khoản phải thu là bao nhiêu?
c. Xác định vòng quay hàng tồn kho của công ty.
Câu 14. (Working capital cash flow cycle) Christie Corp. đang đánh giá ảnh
hưởng của vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân (DSO) lên chu kỳ tiền
mặt củ

a công ty. Doanh thu năm vừa rồi của công ty (bán chịu) là $150.000 và lợi
nhuận thuần là 6% ($9.000). Vòng quay hàng tồn kho là 5 lần và DSO là 36,5
ngày. Tổng tài sản cố định là $35.000 và thời gian trì hoãn thanh toán là 40 ngày.
a. Xác định chu kỳ tiền mặt của công ty.
b. Giả định tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn của công ty không đáng kể, hãy xác
định vòng quay tổng tài sản và ROA.
c. Giả sử công ty có thể tăng vòng quay hàng tồn kho lên 7.3, chu kỳ luân chuyển
tiền mặt, vòng quay tổng tài sản và ROA sẽ thay đổi như th
ế nào?
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
5/7

Câu 15. (Working capital policy) Rentz Corp. đang xem xét mức vốn lưu động
tối ưu cho năm tới. Doanh thu dự kiến tăng $2 triệu, tài sản cố định là $1 triệu và
công ty muốn duy trì tỷ lệ nợ 60%. Lãi suất hiện là 8% đối với các khoản vay
ngắn hạn và dài hạn. Ba chính sách về vốn lưu động như sau:
(1) Vốn lưu động chiếm 45% doanh thu dự kiến.
(2) Vốn lưu động chiếm 50% doanh thu dự kiến.
(3) Vốn lưu động chiếm 60% doanh thu dự kiến.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay bằng 12% tổng doanh thu.
Xác định ROE đối với từng chính sách. Giả định thuế suất 40%.
Câu 16. (Cash budget) Dorothy vừa mở một cửa hàng bán búp bê mới. Công việc
kinh doanh của Dorothy tiến triển tốt, tuy nhiên cửa hàng thường thiếu tiền mặt,
gây chậm trễ trong việc thanh toán với nhà cung cấp. Dorothy dự định vay ngân
hàng để tăng lượng dự
trữ tiền mặt.
Cửa hàng hiện không bán chịu và phải thanh toán cho nhà cung cấp trong tháng
tới. Tiền lương là $4.800/tháng, tiền thuê mặt bằng mở cửa hàng là $2.000/tháng
và phải trả thuế $12.000 vào tháng 12. Số dư tiền mặt hiện tại (1/12) là $400
nhưng Dorothy đã xác định duy trì dư nợ ngân hàng bình quân là $6.000 (đây

cũng là số dư tiền mục tiêu). Giá trị hàng mua vào tháng 11 là $140.000, để kịp
bán hàng vào mùa Giáng sinh. Doanh thu và hàng mua vào tháng 12, 1 và 2 như
sau:
Doanh thu Mua vào
Tháng 12 $160.000 $40.000
Tháng 1 40.000 40.000
Tháng 2 60.000 40.000
a. Lập ngân sách tiền mặt cho tháng 12, 1 và 2.
b. Giả sử Dorothy bắt đầu áp dụng tín dụng thương mại vào 1/12, cho phép khách
hàng thanh toán trong 30 ngày. Hãy xác định giá trị của khoản vay bổ sung vào
cuối tháng 12.
Câu 17. (Cash discount) Giả sử một công ty mua hàng hóa giá trị $3.65 triệu/năm
điều khoản 2/10, net 30 và nhận chiết khấu.
a. Xác định giá trị khoản phải trả bình quân thuần (giả sử $3.65 triệu là giá trị
thuần)
b. Xác định chi phí của khoản tín dụng thươ
ng mại.
c. Giả sử công ty bỏ qua chiết khấu và thanh toán, xác định giá trị khoản phải trả
bình quân và chi phí của khoản tín dụng thương mại tốn phí.
d. Nếu công ty kéo dài việc thanh toán lên 40 ngày, xác định chi phí không nhận
chiết khấu.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
6/7

Câu 18. (Trade credit) Thompson Corp. dự kiến doanh thu có thể tăng từ $1.5
triệu lên tới $2 triệu, trong điều kiện đầu tư $300.000 cho tài sản ngắn hạn. Công
ty có thể tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng cách bỏ qua chiết khấu và làm tăng các
khoản phải trả. Thompson mua hàng hóa với điều khoản 2/10, net 30 nhưng có thể
hoãn thanh toán thêm 35 ngày (thanh toán trong 65 ngày và trễ hạn 35 ngày mà
không bị phạt). Hãy xác định chi phí hiệu dụng của khoản tín dụng thươ

ng mại.
Câu 19. (Bank financing) Doanh thu năm vừa rồi của Raattama Corp. là $3.5
triệu và lợi nhuận sau thuế là 5% trên doanh thu. Mặc dù điều khoản cho các
khoản tín dụng thương mại là net 30, nhưng công ty thường thanh toán sau 60
ngày. Công ty đang muốn huy động thêm vốn vay ngân hàng nhằm thỏa mãn điều
khoản thương mại (số ngày của khoản phải trả là 30 ngày). Bảng cân đối kế toán
của công ty như sau (theo $000):
Tiền mặt $100 Khoản phải trả $600
Khoản phải thu 300 Vay ngắn hạn 700
Hàng tồn kho 1,400
Phải trả khác 200
Tài sản ngắn hạn 1,800 Nợ ngắn hạn 1,500
Tài sản cố định 1,200 Thế chấp cho BĐS 700
Vốn cổ phần thường, $0.10 mệnh
giá
300
LNGL 500
Tổng tài sản 3.000 Tổng nợ và vốn cổ phần 3.000

a. Giá trị của khoản vay là bao nhiêu để có thể thanh toán các khoản nợ quá hạn?
b. Ngân hàng có nên cho vay hay không? Tại sao?
Câu 20. (Cash Budgeting)
Helen Bowers, chủ sở hữu kiểu dáng thời trang của Helen, đang lập kế
hoạch thương lượng hạn mức tín dụng với ngân hàng. Cô ước tính doanh số bán
hàng của công ty vào năm 2005 và 2006:

Doanh số
Nhân công và
nguyên liệu thô
T5/2005 $180.000 $90.000

T6/2005 180.000 90.000
T7/2005 360.000 126.000
T8/2005 540.000 882.000
T9/2005 720.000 306.000
T10/2005 360.000 234.000
T11/2005 360.000 162.000
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
7/7

T12/2005 90.000 90.000
T1/2006 180.000 NA
Dự báo thu tiền dựa vào ước tính của bộ phận tín dụng và bộ phận thu tiền
như sau: thu trong tháng bán hàng 10%; thu tháng sau bán hàng 75%; thu tháng
thứ hai sau khi bán hàng 15 %.
Các khoản phải trả nhân công và nguyên liệu phát sinh hằng tháng thường
được chi trả trong tháng tiếp theo. Tổng chi phí nhân công và nguyên liệu ước tính
cho mỗi tháng như bảng trên.
Tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp $27.000/ tháng; Chi phí thuê dài
hạn $9.000/tháng; chi phí khấu hao $36.000/tháng; Chi phí khác $2.700/tháng;
thuế thu nhập doanh nghiệp $63.000 đến hạn nộp vào tháng 9 và tháng 12; thanh
toán $180.000 vào tháng 10 theo hợp
đồng thiết kế studio mới.
Dự kiến số dư tiền mặt vào ngày 1 tháng 7 là $132.000, và số dư tiền mặt
tối thiểu là $90.000 sẽ được duy trì trong suốt kỳ kế hoạch ngân sách tiền mặt.
a) Lập ngân sách tiền mặt theo tháng trong 6 tháng cuối năm 2005.
b) Ước tính số tiền thiếu hụt cần vay hoặc số tiền nhàn rỗi để đầu tư hằng
tháng trong kế hoạch ngân sách tiền m
ặt.
c) Giả sử tiền thu bán hàng đến đều đặn trong tháng (mỗi ngày thu được tiền
theo tỉ lệ 1/30 doanh thu bán hàng), nhưng mọi khoản chi tiền được thực

hiện vào ngày 5 hằng tháng. Điều này ảnh hưởng ra sao đến ngân sách tiền
mặt? (liệu kế hoạch ngân sách tiền mặt có khả thi hay không)? Nếu không,
cần làm gì để ước tính nhu cầu tài trợ hợp lý? (Chỉ cần lập luận mà không
cần tính toán
).
d) Bowers chỉ sản xuất theo mùa vụ trước khi bán hàng. Không cần tính toán,
thảo luận về tỷ số thanh toán ngắn hạn và tỷ số nợ của công ty thay đổi
trong năm ra sao, nếu công ty chỉ sử dụng vay ngắn hạn ngân hàng để tài
trợ. Các tỷ số này thay đổi ra sao để công ty có thể tiếp cận tín dụng ngân
hàng?
e) Nếu khách hàng của công ty chậm trả tiền, công ty sẽ thiếu hụt tiền mặt và
do đó phát sinh nhu cầu vay. Nói cách khác, doanh thu giảm sẽ ảnh hưởng
đến khoản vay ngắn hạn. Thực hiện phân tích độ nhạy để thấy được sư tác
động của 2 yếu tố trên đến nhu cầu vay tối đa.




×