HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM (GIAI ĐOẠN 2005-2008)
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................4
Chương 1: TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH...............................................................................................................................................4
1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan) của tôi mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em:.....................................................................4
2. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2005-2008...............19
3. Kết luận.......................................................................................................................................21
Chương 2: NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ TRONG VIỆC CHỐNG
BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM..................................................................................................21
1. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ
em....................................................................................................................................................21
2. Một số bất cập của các cấu thành tội phạm quy định tại các Điều 119 và Điều 120 BLHS....23
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẲM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM............27
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta nhằm đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ và tội
mua bán trẻ em................................................................................................................................27
2. Các kinh nghiệm trên thế giới để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội buôn bán phụ nữ, trẻ
em hiệu quả.....................................................................................................................................30
3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ
nữ, trẻ em........................................................................................................................................31
KẾT LUẬN....................................................................................................................................53
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................54
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay, đất nước bước vào
quá trình đổi mới và phát triển. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội đất
nước có nhiều chuyển biến tích cức. Nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đời
sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ
nữ và trẻ em được cải thiện.
1
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt mạnh,
mặt tích cực, thì cơ chế thị trường và điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cũng đã
bộc lộ những tồn tại và làm nảy sinh một số tệ nạn xã hội – trong đó có tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em.
Ở Việt Nam hiện nay tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đang ở
mức báo động, với diển biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo số liệu
ước tính sơ bộ của Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ lao động thương binh xã
hội, tính từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, cả nước có khoảng 1100 vụ buôn bán
phụ nữ và trẻ em, trong đó có hơn 2800 nạn nhân bị mua bán.
Mua bán phụ nữ và trẻ em là một tệ nạn xã hội phức tạp, liên quan đến mọi
mặt của đời sống xã hội, làm xói mòn về đạo đức, chà đạp lên nhân phẩm và quyền
lợi của phụ nữ và trẻ em, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gắn liền sau đó là sự gia tăng
của căn bện HIV/AISD, nạn rửa tiền, tham nhũng, di cư bất hợp pháp…
Từ thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều biện
pháp đấu tranh kiên quyết từng bước tiến tới đẩy lùi tệ nạn này khỏi đời sống xã
hội. Nhưng trên thực tế, kết quả thu được vẫn còn hạn chế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam đã có một số công trình gián tiếp nghiên cứu về tội phạm mua
bán phụ nữ và trẻ em. Nhưng đa số mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình hình hay
nghiên cứu ở mức độ khái quát hoặc một số khía cạnh nhất định của tệ nạn này.
Chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, theo cách tiếp cận
của tội phạm học để từ đó đánh giá một cách đầy đủ tình hình mua bán phụ nữ và
trẻ em ở Việt Nam, phân tích tìm ra nguyên nhân điều kiện và giải pháp phòng
2
chống loại tệ nạn này nói chung và tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng
một cách triệt để nhất. Trong khi đó, việc đấu tranh phòng chống tội phạm mua
bán phụ nữ và trẻ em đang là vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:”Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng
cường hiệu quả phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em (giai đoạn 2005-2008)”
là rất cần thiết để góp phần hoàn thiện lý luận về vấn đề này, góp phần hỗ trợ cho
việc đấu tranh phòng chống loại tệ nạn này một cách có hiệu quả.
3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là cung cấp một cách nhìn tổng quát về
tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây thong
qua các tài liệu, số liệu thực tế (từ năm 2005 đến năm 2008), tìm ra những vướng
mắc, khó khăn trong quá trình phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em,
cũng như đề xuất những giải pháp nhằm phòng chống loại tội phạm này ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Từ mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên
cứu:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của loại tội phạm mua bán
phụ nữ và trẻ em.
- Đưa ra các kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao kết quả công
tác phòng, chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em.
4. Cơ cấu đề tài:
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đề tại được cơ cấu như sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 chương:
3
Chương I: Tội mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em trong Bộ luật hình sự
hiện hành.
Chương II: Những hạn chế về mặt pháp lý hình sự trong đấu tranh chống
buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ HIỆN HÀNH
1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách thể, mặt khách quan,
chủ thể, mặt chủ quan) của tôi mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em:
Trong BLHS của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được bạn hành
lần đầu tiên vào năm 1985 và được sửa đổi nhiều lần cùng với quá trình đổi mới
của đất nước đã có những quy định về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em. Cụ thể:
Điều 115 về tội phạm mua bán phụ nữ quy định:
“1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm;
4
2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20
năm:
a. Có tổ chức;
b. Để đưa ra nước ngoài;
c. Mua bán nhiều người.”
Về “Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em” (Điều 149) quy định:
“1. Người nào có hành vi bắt trộm mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt
tù từ 1 năm đến 7 năm;
2. Phạm tội thuộc một trong các tội sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20
năm:
a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b. Để đưa ra nước ngoài;
c. Bắt trộm mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng
khác;
d. Tái phạm nguy hiểm.”
Bên cạnh đó, BLHS còn quy định các tội danh khác, có liên quan đến việc
mua bán phụ nữ và trẻ em, đó là tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112a); tội cưỡng dâm
(Điều 113); tội cưỡng dâm người chưa thành niên (Điều 113a); tội giao cấu với
người dưới 16 tuổi (Điều 114); tội dâm ô với trẻ em (Điều 202b). Trên thực tế,
không chỉ đơn thuần là mua bán phụ nữ và trẻ em, mà còn có những tình tiết khác
như tội hiệp dâm hoặc cưỡng dâm…
Do đó, khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ cụ thể mà quy kết
hành vi phạm tội để đưa ra bản án nghiêm minh, đúng pháp luật.
5
Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, ngày 21/12/1999 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ VI nhất trí thông qua
BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. Trong đó quy định tội mua bán
phụ nữ và trẻ em và các tội phạm khác có liên quan đến tình trạng mua bán phụ nữ
và trẻ em. Hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em được quy định tại các Điều 119 và
Điều 120 BLHS như sau:
1. Tội mua bán phụ nữ: (Điều 119 BLHS)
“1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến
20 năm:
a. Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b. Có tổ chức;
c. Có tính chất chuyên nghiệp;
d. Để đưa ra nước ngoài;
đ. Mua bán nhiều người;
e. Mua bán nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử cho thấy tội mua bán phụ nữ được
hiểu là biểu hiện hành vi dùng tiền (hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng,
ngoại tệ…) để trao đồi, mua bán người phụ nữ như một thứ hàng hóa nhằm mục
đích bất chính.
a) Đối với người phạm tội
6
Người phạm tội có thể là người thực hiện hành vi bán hoặc dùng người phụ
nữ để trao đổi, thanh toán, có thể là người thực hiện hành vi mua (trao đổi, thanh
toán) với mục đích khác nhau như: sử dụng họ làm mại dâm, làm trò tiêu khiển
khác, để làm vợ, để bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc quá
sức…, hoặc có thể họ vừa là người mua, vừa là người bán phụ nữ.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong những năm qua cho
thấy: khi thực hiện tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em người phạm tội dùng những
thủ đoạn khác nhau như: dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng ép để đưa người phụ nữ đi bán, trao
đổi, thanh toán cho người khác hoặc có hành vi tham gia tổ chức các dịch vụ, môi
giới hôn nhân, du lịch, tìm kiếm việc làm, chữa bệnh…để thúc đẩy người phụ nữ
đến chỗ bị mua, bán, trao đổi.
- Đối với những cá nhân trong tổ chức chuyên đứng ra làm trung gian
môi giới cho người phụ nữ lấy chồng là những người nước ngoài (bao gồm người
có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch, người Việt Nam và nước
ngoài) nếu chứng minh được giữa cá nhân đại diện cho tổ chức trung gian và người
nước ngoài có sự mặc cả thỏa thuận về giá (tiền, vàng, hiện vật khác…) mà người
nước ngoài phải trả dưới bất kỳ hình thức nào thì cá nhân đó cũng phạm tội mua
bán phụ nữ và trẻ em theo Điều 119 BLHS.
Người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức cho người khác thực hiện một
trong những hành vi nêu trên đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua
bán phụ nữ.
- Trường hợp có nhiều người tham gia thực hiện hành vi mua bán phụ
nữ nhưng mỗi người thực hiện những hành vi khác nhau: người thì dụ dỗ, lội kéo,
lừa gạt nạn nhân, người thì đưa nạn nhân đi, người thì trực tiếp bán…Trong trường
hợp này chỉ cần xác định mục đích chung của những người này là đưa phụ nữ đi
mau bán, trao đổi, thanh toán nhằm mục tiêu lợi nhuận,
7
- Cũng bị coi là phạm tội mua bán phụ nữ khi người đó có hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dũng vũ lực, lợi dụng vị trí nghề nghiệp, quyền hạn của mình hoặc
bất kỳ một hình thức nào khác có tính chất cưỡng ép để đưa người phụ nữ đi nơi
khác nhằm mục đích trên.
Như vậy, trong mọi trường hợp người phạm tội phải nhận thức được hành vi
của mình là hành vi mua bán phụ nữ, còn nếu họ không nhận thức được là hành vi
mua bán phụ nữ thì không phạm tội. Vì là mua bán nên dấu hiệu thu lợi bất chính
cũng là dấu hiệu quan trọng nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc. Việc người
phạm tội có thu lợi hay không điều đó không có ý nghĩa về mặt định tội, nếu có ý
nghĩa thì cũng chỉ có ý nghĩa về mặt áp dụng hình phạt. Hậu quả của hành vi mua
bán phụ nữ là người phụ nữ đã bị mua, bị bán, nhưng nếu người phạm tội đã thực
hiện các hành vi nhằm mua, bán nhưng việc mua bán chưa xảy ra cũng không vì
thế mà cho rằng chưa phạm tội mua bán phụ nữ mà trường hợp này là phạm tội
chưa đạt.
b) Đối với người bị hại
Người bị hại trong vụ án mua bán phụ nữa là những người phụ nữ từ đủ 16
tuổi trở lên bị mua, bán. Nếu người bị hại là nữ giới chưa đủ 16 tuổi thì người
phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này mà bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em ( Điều 120 BLHS).
Người phụ nữ bị đem bán có thể nhận thức rõ là mình bị mua, bị bán nhưng
cũng có khi không biết mình bị mua, bị bán. Thậm chí có người phụ nữ còn tự
nguyện để người khác mua bán, trong trường hợp này người phạm tội vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán phụ nữ theo Điều 119 BLHS.
c) Các trường hợp phạm tội cụ thể
8
- Người nào thực hiện hành vi mua bán phụ nữ nếu không có các tình
tiết quy định tại khoản 2 Điều 119BLHS áp dụng khung hình phạt theo quy định
tại khoản 1 Điều 119 BLHS với mức hinnhf phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
- Người thực hiện hành vi mua bán phụ nữ bị phạt tù từ 5 năm đến 20
năm nếu thuộc một trong các tình tiết sau đây:
• Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 119
BLHS)
Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm là trường hợp sử dụng người phụ nữ
bị mua, bị bán vào việc hoạt động mại dâm. Đây là tình tiết thuộc ý thức chủ quan
của người phạm tội, do đó các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có căn cứ xác
định người phạm tội biết người phụ nữ mà họ mua bán là để sử dụng vào mục đích
mại dâm, nếu không có căn cứ xác định người phạm tội biết mua bán phụ nữ vì
mục đích mại dâm thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Ví dụ: Vũ Đình Phúc là sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách Khoa, do ham
chơi không có khả năng chi trả đã bị đuổi học. Phúc đã về quê (Ninh Bình) rủ rê lôi
kéo được 2 cô gái (20 tuổi) tên là M.K là người cùng làng ra Hà Nội nhưng nói dối
là có công việc với mức lương 500.000 đồng/tháng, có nơi ở ổn định. Khi đến Hà
Nội, Phúc đã bán 2 cô gái trên cho nhà hàng karaoke Lệ Thu (Quận Thanh Xuân –
Hà Nội) làm gái bán dâm với giá 2.400.000 đồng.
Đây là tình tiết mới được quy định tại khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999,
do đó những hành vi phạm tội mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm được thực
hiện 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới phát hiện xử lý thì
người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 119 BLHS.
• Mua bán phụ nữ có tổ chức (điểm b khoản 2 Điều 119)
9
Cũng giống như phạm tội có tổ chức, phạm tội mua bán phụ nữ có tổ chức là
trường hợp có nhiều người tham gia, trong đó có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ
huy, có người trực tiếp thực hiện tội phạm, có người xúi giục hoặc giúp sức, nhưng
tất cả đều chung một múc đích là làm thế nào để mua được, bán được phụ nữ. Mua
bán phụ nữ có tổ chức là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội
không có tổ chức, vì chúng có sự phân công vai trò, có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm, nên chúng dễ dàng thực hiện mua bán phụ
nữ và cũng dễ dàng che dấu hành vi phạm tội của mình.
Ví dụ: Ngày 11/9/1998 phòng CSHS Công an thành phố Hà Nội khám phá ổ
chuyên lừa đảo phụ nữ về Hà Nội buôn bán, sau đó chúng đưa đến tỉnh Lạng Sơn
để đưa sang Trung Quốc bán, bắt 5 đối tượng do tên Nguyễn Việt Hùng (1961)
cầm đầu. Chúng phân công Nguyễn Thị Mai (1968), Bùi Thị Lệ (1956)đều ở quận
Hai Bà Trưng- Hà Nội về các vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn đẻ lừa
đảo, rủ rê phụ nữ ra Hà Nội làm ăn với thu nhập khá, sau đó chúng đưa những
người phụ nữ này đến Lạng Sơn giao cho Cao Quốc Phú và Nguyễn Minh Tâm
(quê ở Lạng Sơn) có nhiệm vụ đưa các cô gái sang Trung Quốc. Chúng đã khai
nhận gây ra 5 vụ lừa phụ nữ với 16 phụ nữ và bán với giá từ 2 – 3 triệu đồng/
người. TAND thành phố Hà Nội áp dụng điểm b khoản 2 Điều 119 BLHS tuyên
phạt Hùng 12 năm tù và các đồng bọn khác từ 6 đến 8 năm tù.
• Mua bán phụ nữ có tính chất chuyên nghiệp (điểm c khoản 2 Điều
119)
Mua bán phụ nữ có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc mua
bán phụ nữ là nguồn sống cho chính mình. BLHS 1985 chưa coi tình tiết này là
tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết định khung hình phạt, nhưng quan thực tiễn xét
xử cho thấy có một số tội phạm, trong đó có tội mua bán phụ nữ, người phạm tội
đã lấy việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính của bản thân, nên Quốc hội đã sung
10
tình tiết “phạm tội có tính chuyên nghiệp” là tình tiết định khung tăng nặng của
một số tội phạm, trong đó có tôi mua bán phụ nữ. Đây là một yêu cầu cần thiết do
thực tiễn xét xử đặt ra. Khi áp dụng tình tiết này, cần lưu ý rằng khái niệm chuyên
nghiệp ở đây được hiểu không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một
người, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống. Tính chất chuyên nghiệp
của một hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần
mà người phạm tội coi việc đó là phương tiện kiếm sống.
Ví dụ: Đỗ Ngọc Tú (1958) quê ở tỉnh Lâm Đồng, là một kẻ sống lang thang
không nghề nghiệp, thường tụ tập một số người cùng cảnh ngộ như mình chuyên
tìm phụ nữ đưa sang Campuchia bán để lấy tiền. Khi bị bắt, Tú đã khai là đã 8 lần
cùng đồng bọn đưa 14 cô gái sang Campuchia bán với giá từ 1,5 triệu đồng đến 4
triệu đồng/người.
Tuy nhiên không phải mọi hành vi phạm tội cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đều
coi là có tính chất chuyên nghiệp, mà chỉ những hành vi mà người phạm tội coi đó
là phương tiện kiếm sống chủ yếu mới có tính chất chuyên nghiệp.
Đây là tình tiết mới được quy định tại khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999,
do đó những hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày
1/7/2000 mới bị phát hiện thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1
Điều 119 BLHS.
• Mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài (điểm d khoản 2 Điều 119)
Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy hầu hết các vụ mua bán phụ
nữ là để đưa ra nước ngoài và trong thời gian gần đây là đưa sang: Trung Quốc,
Campuchia, Malaysia. Vì vậy, hành vi mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài được
coi là hành vi mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài được coi là tình tiết tăng nặng.
Chỉ cần chứng minh người phạm tội có ý định đưa người phụ nữ bị mua bán ra
11
nước ngoài là thuộc trường hợp phạm tội này rồi, chứ không cần phải đưa người
phạm tội bị mua bán ra được nước ngoài trót lọt mới thuộc trường hợp phạm tội
này.
• Mua bán nhiều phụ nữ (điểm đ khoản 2 Điều 119)
Đây là trường có từ 2 người phụ nữ trở lên bị người phạm tội mua bán, trong
đó có thể có người bị đưa ra nước ngoài, có người không bị đưa ra nước ngoài,
hoặc tất cả bị đưa ra nước ngoài. Mua bán nhiều phụ nữ là trường hợp một lần
người phạm tội mua bán nhiều phụ nữ, nếu người phạm tội mua bán nhiều phụ nữ
nhưng mỗi lần chỉ mua bán 1 người thì không thuộc trường hợp này.
• Mua bán nhiều lần (điểm e khoản 2 Điều 119)
Mua bán nhiều lần là trường hợp người phạm tội nhiều lần thực hiện hành vi
mua bán phụ nữ và mỗi lần hành vi mua bán đã cấu thành tội mua bán phụ nữ.
Thực tiễn xét xử cho thấy, có thể mỗi lần mua bán 1 người phụ nữ, nhưng cũng có
thể trong các lần mua bán đó có lần mua bán nhiều người thì người phạm tội phảhi
chịu TNHS theo điểm đ và e khoản 2 điều luật này. Trường hợp người phạm tội đã
mua bán nhiều lần đối với cùng một phụ nữ thì cũng bị coi là mua bán nhiều lần.
Như vậy, người phạm tội mua bán phụ nữ trong các trường hợp mua bán phụ
nữ vì mục đích mại dâm; phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; để đưa
ra nước ngoài; mua bán nhiều người hoặc mua bán nhiều lần thì bị truy cứu TNHS
theo khoản 2 Điều 119 BLHS có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Ngoài
hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 1 năm đến 5 năm theo quy định
tại khoản 3 Điều 119 BLHS.
2. Tội mua bán trẻ em (Điều 120 BLHS)
12
“1. Người nào mua bán, đánh trao hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức
nào thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Mua bán, đánh trao hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;
e) Để đưa ra nước ngoài;
f) Để sử dụng mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng;
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến
50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm…”
Đối với tội mua bán trẻ em được hiểu là hành vi dùng tiền (hoặc phương tiện
thanh toán khác như vàng, ngoại tệ…) để trao đổi, mua bán trẻ em như một thứ
hàng hóa nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc xuất phát từ tình cảm…
a. Đối với người phạm tội
Cũng giống như tội mua bán phụ nữ, ở tội mua bán trẻ em người phạm tội có
thể là người thực hiện hành vi bán, có thể là người thực hiện hành vi mua hoặc có
thể họ vừa là người mua, vừa là người bán trẻ em với những mục đích khác nhau
13
như: Để làm mại dâm, bóc lột sức lao động, để lấy các bộ phận cơ thể…Thực tiễn
đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này cho thấy người phạm tội còn thực
hiện các hành vi như: Nhận con nuôi trái phép, nhận con nuôi nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc dùng trẻ em để trao đổi, thanh toán và khi thực hiện các hành vi trên,
người phạm tội có thể biết hoặc không biết nguồn gốc xuất xứ của đứa trẻ, có thể
do chính bố mẹ các em đem bán, cũng có thể mua bán của người đã đánh tráo,
chiếm đoạt. Đối với trường hợp cha mẹ mang bán con mình cho người khác để
người đó nuôi dưỡng, nếu thực chất vì khó khăn về kinh tế hoặc về lý do gì đó
không thể nuôi dưỡng được thì không xử lý hình sự nếu như họ không vì mục đích
vụ lợi, trường hợp có cơ sở xác định rõ cha mẹ bán con mình nhằm thu lợi thì họ
vận bị truy cứu TNHS theo Điều 120 BLHS.
Cũng bị coi là phạm tội mua bán trẻ em đối với hành vi của người trực tiếp
làm các thủ tục cho người nhận con nuôi không đúng theo quy định của pháp luật
về thủ tục nhận con nuôi, tìm mọi cách để đưa đứa trẻ đó trở thành con nuôi để thu
lợi nhuận.
Đối với người làm trung gian cho việc nhận con nuôi mà biết rõ họ nhận con
nuôi nhằm mục đích vụ lợi thì cũng bị truy cứu TNHS về tội này.
Cũng bị coi là phạm tội mua bán trẻ em (Điều 120), đối với người không
phải là cha mẹ, nhưng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm chăm sóc, quản
lý, giáo dục đứa trẻ (người giám hộ, người đỡ đầu) mà tự ý đem đứa trẻ mà mình
có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, giáo dục cho người khác làm con nuôi nhằm thu
lợi.
Không truy cứu TNHS theo quy ddinnhj Điều 120 BLHS đối với người vì
hoàn cảnh túng thiếu không có khả năng nuôi con do mình đẻ ra mà phải cho làm
con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ của người nhận con nuôi.
14
b. Đối với người bị hại
Người bị hại là người dưới 16 tuổi. Tuổi của ngwoif bị hại là một tình tiết
thuộc yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm
tội, chỉ cần xác định người bị hại là người dưới 16 tuổi mà người phạm tội mua
bán, là phạm tội mua bán trẻ em.
Nói chung đối với trường hợp trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người
phạm tội thường có hành vi mua bán, nhất là đối với trẻ em gái, đói với trẻ em
dưới 13 tuổi người phạm tội thường có hành vi mua bán để giao cho người khác,
nhất là người nước ngoài làm con nuôi hoặc mục đích lợi nhuận khác.
c. Các trường hợp phạm tội cụ thể
- Mua bán trẻ em không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
120 BLHS (khoản 1 Điều 120). Đây là trường hợp phạm tội không có các tình tiết
định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 120 BLHS và người phạm tội bị
truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 120 BLHS có khung hình phạt tù từ 3 năm đến
10 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi mua bán trẻ em bị phạt tù từ 10 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân (khoản 2 Điều 120) nếu có một trong các tình tiết sau đây:
• Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 2
Điều 120) xem phân tích ở tội mua bán phụ nữ (điểm b khoản 2 Điều 119).
• Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
(điểm b khoản 2 Điều 120) xem phân tich ở tội mua bán phụ nữ (điểm c khoản 2
Điều 119).
• Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm c
khoản 2 Điều 120)
15
Mua bán trẻ em vì động cơ đê hèn cũng tương tự như trường hợp phạm tội
vì mục đích đê hèn khác, chỉ khác ở chỗ, sự hèn hạ của người phạm tội lại không
trực tiếp xâm hại đến thể xác của người định trả thù mà thong qua hành vi mua bán
con em của người muốn trả thù, làm cho tinh thân của người phạm tội muốn trả thù
sự suy sụp.
Ví dụ: Chỉ vì chị M không đồng ý kết hôn với T, nên T đã bàn vớii B (là em
trai T) mang con trai của chị M đến bán cho ông C ( là người chú họ) sau đó giả vờ
tìm kiếm nhằm gây cảm tình của chị M để chị M đồng ý kết hôn với mình.
Nhìn chung mua bán trẻ em vì động cơ đê hèn cũng đều được hiểu là việc
mua bán trẻ em thể hiện sự phản trắc, bội bạc, có tính ích kỷ cao như để trốn tránh
nghĩa vụ nuôi dưỡng vì ghen ghét do tình trạng gì ghẻ con chồng…Đây là tình tiết
định khung tăng nặng mới được quy định nên không áp dụng đối với hành vi phạm
tội được thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000
phát hiện xử lý.
• Mua bán nhiều trẻ em (điểm d khoản
2 Điều 120)
Là trường hợp một người hoặc nhiều người một lần hoặc nhiều lần đã mua
bán từ 2 trẻ em trở lên. Do điều luật không quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần”
nên cần phải hiểu mua bán trẻ em bao gồm cả trường hợp 1 lần và trường hợp
nhiều lần, nhưng số lượng trẻ em bị mua bán phải từ 2 trẻ ẻm trở lên.
• Để đưa ra nước ngoài (điểm đ khoản
2 Điều 120)
Mua bán trẻ em để đưa ra nước ngoài là trường hợp trước, trong hoặc sau
khi mua bán trẻ em, người phạm tội có ý định đưa đứa trẻ đó ra nước ngoài. Nếu
đứa trẻ đó chưa bị đưa ra nước ngoài, nhưng nếu có căn cứ xác định người phạm
16
tội có ý định đưa đứa trẻ đó ra nước ngoài, thì vẫn bị truy cứu TNHS theo điểm đ
khoản 2 điều luật này. Mục đích của việc đưa đứa trẻ ra nước ngoài làm gì, người
phạm tội có thể biết, nhưng nếu người phạm tội biết đưa đứa trẻ ra nước ngoài để
sử dụng vào mục đích vô nhân đạo hoặc vào mục đích mại dâm thì người phạm tội
còn bị truy cứu TNHS theo điểm e hoặc điểm g khoản 2 Điều 120.
• Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo
(điểm e khoản 2 Điều 120)
Mua bán trẻ em để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo là trường hợp sử dụng
đứa trẻ bị mua bán vào mục đích trái nhân đạo như: sử dụng đứa trẻ vào việc phạm
tội, ăn xin, lao động cực nhọc để lấy tiền, để nghiên cứu thử nghiệm một loại thuốc
nào đó, vẽ tranh khỏa thân, lấy bộ phận trên cơ thể của đứa trẻ…
• Để sử dụng vào mục đích mại dâm
(điểm g khoản 2 Điều 120)
Như mua bán trẻ em để đưa vào các ổ chứa, nhà hàng, khách sạn trong đó có
hoạt động mại dâm như mua bán các em gái về buộc phải bán dâm hoặc cung cấp
cho người nước ngoài mua dâm…Đây là tình tiết định khung tăng nặng mới được
quy định, nên không áp dụng đối với người có hành vi phạm tội thực hiện trước 0
giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện xử lý.
• Tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 2
Điều 120)
Là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mua bán
trẻ em hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mua
bán trẻ em.
17
• Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng
(điểm i khoản 2 Điều 120)
Mua bán trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm
tội mà gây ra những hậy quả nghiêm trọng cho con người và xã hội như: làm cho
đứa trẻ bị ốm đau, bệnh tật, thương tích, suy nhược thần kinh vì hoảng sợ, làm
người thân của đứa trẻ phải bỏ công việc đi tìm kiếm mất nhiều ngày, tốn kém tiền
bạc, làm ảnh hưởng lớn đến chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước như chính
sách cho người nước ngoài nhận trẻ em nước ta làm con nuôi, chính sách chăm
sóc, bảo vệ trẻ em…khi đánh giá hành vi mua bán trẻ em gây hậu quả nghiêm
trọng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể, xem xét
một cách khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết vụ án và hậu quả do hành vi
mua bán trẻ em gây ra để các định hậu quả của hành vi do người phạm tội thực
hiện đã nghiêm trọng chưa.
Như vậy phạm tội mua bán trẻ em thuộc các trường hợp: có tổ chức, có tính
chất chuyên nghiệp; vì động cơ đê hèn; mua bán nhiều trẻ em; để đưa ra nước
ngoài; để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; vào mục đích mại dâm; tái phạm
nguy hiểm; gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo
khoản 2 Điều 120 BLHS có khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân (hình phạt mới được quy định trong BLHS năm 1999). Ngoài ra người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc
phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.
Ngoài tội mua bán phụ nữ và trẻ em được quy định tại các Điều 119 và Điều
120 BLHS năm 1999 còn quy định một số các tội khác liên quan đến mua bán phụ
nữ và trẻ em, đồng thời nhằm bảo vệ các đồi tượng là phụ nữ và trẻ em như: tội
giao cấu với trẻ em (Điều 115); tội hiếp dâm (Điều 111); tội hiếp dâm trẻ em (Điều
18
112); tội chứa mại dâm (Điều 254); tội môi giới mại dâm (Điều 255); tội mua dâm
người chưa thành niên (Điều 256); tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép (Điều 274)…
2. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn
2005-2008
a) Tình hình chung của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Nguồn gốc lịch sử của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em xuất hiện từ rất
lâu trong lịch sử nhân loại, gắn liền với việc phân chia giai cấp trong xã hội và ra
đời cùng nhiều hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ, từ đó lan nhanh và phát triển
mạnh dưới nhiều hình thức trong nhiều hình thái kinh tế xã hội sau đó. Trong xã
hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người ta đã từng
biết đến giai cấp thống trị mang nô lệ ra bán đấu giá ở những nơi gọi là “chợ nô
lệ”. Một trong những nơi mà cho đến nay vẫn còn nhiều người biết đến trong sự
kinh hoàng đó là các chợ nô lệ ở Ai Cập, Ấn Độ và một số chợ khác ở Châu Mỹ
khi Critto Côlômbô khám phá ra châu Mỹ và thế kỷ XV. Thời gian này tình hình
mua bán nô lệ rất phổ biến và mang tính công khai hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển hoàn thiện của xã hội loài người qua các
hình thái kinh tế xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa…thì nhân
loại tiến bộ đã không chấp nhận hiện tượng “buôn người” và coi đó là hành động
xác phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người.
Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều điều ước quốc tế được thảo luận và thông qua
để lên án, đấu tranh với tệ nạn này: Năm 1904, một hiệp định quốc tế về việc ngăn
chặn mua bán nô lệ da trắng được thông qua, rồi công ước quốc tế năm 1914 về
việc nghiêm cấm mua bán phụ nữ và trẻ em…và còn rất nhiều điều ước, hiệp ước,
công ước quốc tế của Liên hợp quốc được ban hành, thông qua sau này để đấu
tranh với tội mua bán phụ nữ và trẻ em.
Nhưng hiện nay tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em trên thế giới vẫn tồn tại
và diễn biến ngày càng phức tạp, là hiểm họa của nhiều quốc gia trên thế giới (nhất
19
là các nước nghèo và các nước đang phát triển) là nguy cơ làm tan vỡ hạnh phúc
của nhiều gia đình.
b) Thực trạng của tội mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tượng mua bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề phát sinh
cùng với mặt trái của nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường và quá trình đô thị hóa. Hiện nay, tội mua bán phụ nữ và trẻ em đang có xu
hướng gia tăng. Mua bán phụ nữ và trẻ em là tội phạm chà đạp lên nhân phẩm và
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống gia đình và xã
hội, gắn liền với với lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục, mại dâm với mục đích
thu lợi nhuận, giải trí chho một số người trên cơ sở kinh doanh, bóc lột thân xác,
sức lao động của những người bị bán. Hệ quả đi liền theo đó là sự gia tăng của
bệnh HIV/AISD, nạn rửa tiền, tham nhũng, nhập cư bất hợp pháp, quyền phụ nữ và
trẻ em bị vi phạm. Theo số liệu thống kê của cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ
lao động thương binh và xã hội, thống kê về tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em ở
Việt Nam đã cho thấy:
Từ năm 2005 đến năm 2008, ở nước ta xảy ra 1100 vụ buôn bán phụ nữ và
trẻ em với 2800 nạn nhân, trong đó: Năm 2005, cả nước xảy ra 165 vụ mua bán
phụ nữ và trẻ em với 365 đối tượng, lừa bán 382 nạn nhân. Năm 2006, cả nước xảy
ra 191 vụ với 421 đối tượng, lừa bán 499 nạn nhân; tăng 15,76% về số vụ, tăng
10,2% về số đối tượng, tăng 30,62% về số nạn nhân so với năm 2005. Năm 2007
cả nước xảy ra 369 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em với 681 đối tượng, lừa bán 938
nạn nhân; tăng 123,64% về số vụ, tăng 86,58% về số đối tượng, tăng 156,99% về
số nạn nhân so với năm 2005. Năm 2008, lực lượng Công an, Biên phòng các cấp
đã điều tra, khám phá 328 vụ, bắt 581 đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em; Toà án
nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 217 vụ, 424 bị cáo, phạt tù chung thân một bị
cáo và phạt 38 bị cáo mức án từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, tình hình buôn bán phụ
nữ, trẻ em ra nước ngoài vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là
tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Năm 2008 cả nước xảy ra 375 vụ buôn bán phụ
20
nữ và trẻ em với 718 đối tượng, lừa bán 981 nạn nhân; tăng 127,27% về sô vụ, tăng
96,71% về số đối tượng, tăng 168,77% về số nạn nhân so với năm 2005.
3. Kết luận
Ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta
ngày càng phức tập, có chiều hướng giá tăng cả về số vụ lẫn số đối tượng và cả số
nạn nhân. Loại tội phạm này xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và mang tính
xuyên quốc gia. Một số vùng chủ yếu như: biên giới Việt- Trung, biên giới Việt –
Lào, biên giới Việt- Campuchia. Đối tượng mà những kẻ “buôn người” thường
nhằm vào là phụ nữ trẻ chưa có gia đình hoặc có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn
hóa thấp, thiếu hiểu biết về thông tin, nhất là ở các vùng nông thôn nên dễ bị rủ rê,
lôi kéo và lừa gạt hoặc là số trẻ em lang thang.
Thủ đoạn của bọn “buôn người” thường rất tinh vi, xảo quyệt như: hứa hẹn
đưa đi tìm công ăn việc làm có thu nhập cao rồi bán ra nước ngoài làm gái mại
dâm hoặc phục vụ các nhu cầu khác; dụ dỗ đi buôn bán, đi su lịch biên giới hoặc
nước ngoài rồi bán; hứa hẹn kết hôn, gả chồng giàu sang hoặc kết hôn trá hình rồi
đưa qua biên giới bán cho người khác… Chúng thường lợi dụng hoàn cảnh khó
khăn của nạn nhân, hứa giúp đỡ họ thoát khỏi nghèo đói, lấy được chồng tử tế, có
cuộc sống gia đình khá giả. Có kẻ lại vờ vĩnh yêu đương, hứa hẹn cưới xin hoặc
tạo ra các bất lợi khác để ép buộc, đe dọa, mua chuộc nạn nhân và gia đình họ.
Thậm chí, bắt cóc trẻ em, bắt cóc các cô gái lang thang cơ nhỡ, lỡ tàu lỡ xe để
bán…
Chương 2: NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ TRONG
VIỆC CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
1. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
tội mua bán phụ nữ, trẻ em
Hiện nay, tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn diễn biến phức tạp ở
nhiều tỉnh thành, nhất tại các tuyến và các địa bàn trọng điểm. Số vụ mua bán phụ
21
nữ và trẻ em chưa được phát hiện, điều tra truy tố xét xử chiếm tỷ lệ lớn. Sở dĩ có
tình trạng như vậy vì một số lý do như:
Thứ nhất, phương thức, thủ đoạn của bọn “buôn người” ngày càng tinh vi,
xảo quyệt, kín đáo hơn.
Phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm phổ biến nhất vẫn là lợi dụng phụ
nữ và trẻ em ở vùng nông thôn nghèo có trình độ văn hóa thấp, hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, các đối tượng hứa hẹn tìm việc làm và có thu nhập ổn định ở thành phố
rồi lừa qua biên giới bán… Bọn tội phạm thường lợi dụng kẽ hở thông qua các
dịch vụ tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du
lịch, xuất khẩu lao động để lừa gạt buôn bán phụ nữ và trẻ em. Không những thế
bon tội phạm “buôn người” còn thiết lập các đường dây buôn bán phụ nữ, gái gọi,
du lịch tình dục xuyên quốc gia qua hệ thồng các trang web đen, qua điện thoại di
động… Mặt khác, chúng còn chú ý dùng tiền của, vật chất với số lượng lớn đê mua
chuộc những cán bộ làm việc tại các cửa khẩu (Công an, Bộ đội biên phòng…) để
dễ dàng đưa phụ nữ trẻ em từ trong nước ra nước ngoài, đồng thời cũng nhằm tạo
ra “ô dù”, “bảo kê” để bọn chúng hoạt động lâu dài mà không bị phạt hiện, xử lý.
Thứ hai, trong nhận thức của một bộ phận cán bộ cấp ủy, chính quyền, đoàn
thể, nhất là ở cơ sở về hậu quả nghiêm trọng của loại tội phạm buôn người gây ra
cho xã hội, cũng như tính chất của cuộc đấu tranh còn chưa đầy đủ. Ở nhiều nơi,
cấp ủy đảng, chính quyền còn xem nhẹ, thiếu quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể
thực hiện các hoạt động phòng chống tội phạm. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn
thể, nhất là các ngành chịu trách nhiệm chính trong khuôn khổ Chương trình
130/CP (Chương trình Quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em) còn
thiếu chặt chẽ, chồng chéo; chưa chú trọng công tác phòng ngừa, nhất là các biện
pháp kinh tế - xã hội. Hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử nhằm trấn áp tội
phạm buôn người của các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu.
22
Thứ ba,, hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ phòng,
chống buôn người chưa hoàn thiện, nhất là chính sách hình sự, dân sự, chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, xuất nhập cảnh và xuất khẩu lao động,
hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng. Nước ta chưa có văn bản luật về chống buôn
người (Bộ luật Hình sự chỉ có một điều về tội buôn bán phụ nữ và trẻ em, hoặc
điều luật tương tự như tội tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép…).
Thứ tư, hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn người
chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Trong những năm qua, Việt Nam đã
tham gia nhiều công ước quốc tế về lao động, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác đa phương, song phương với nhiều tổ
chức quốc tế và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, thực hiện nhiều chương trình, dự án
hợp tác quốc tế về các lĩnh vực này. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong
thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, trong tình hình tội phạm buôn
người qua biên giới đang trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải tích cực
hợp tác quốc tế nhiều hơn nữa.
2. Một số bất cập của các cấu thành tội phạm quy định tại các
Điều 119 và Điều 120 BLHS
Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống các
tội mua bán phụ nữ và trẻ em, ta nhận thấy một số bất cập và chưa hợp lý như:
Thứ nhất: Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một định nghĩa chính thức nào
về hành vi “mua bán phụ nữ và trẻ em” được quy định trong các văn bản pháp luật
của Nhà nước, mặc dù thuật ngữ này đã xuất hiện trong một số sách báo pháp lý và
các văn bản mang tính pháp lý. Pháp luật Việt Nam đấu tranh với hoạt động này
bằng cách sử dụng một số thuật ngữ có liên quan để quy định trong các điều luật
như “đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài”, “bắt cóc”…Rõ ràng nội hàm
được yêu cầu phòng ngừa và chống lại tệ nạn này. Yêu cầu đặt ra là phải có ngay
23
một khái niệm về “mua bán phụ nữ và trẻ em” hoàn chỉnh, thống nhất. Bởi vì nếu
không hiểu rõ và xác định được thế nào là mua bán phụ nữ và trẻ em để quy định
trong các văn bản pháp luật thì không có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan
chức năng và toàn năng xã hội hướng công tác đấu tranh phòng chống và lên án tội
phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đạt hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các khái niệm trên và nghiên cứu các quy
định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này, tôi đưua
ra những dấu hiệu cấu thành của hành vi “mua bán phụ nữ và trẻ em” như sau:
1. Hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em là hành vi đưa trái phép phụ nữ và
trẻ em đi nơi khác để trao đổi lấy lợi ích vật chất.
2. Thủ đoạn thực hiện hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em không chỉ bó
hẹp ở thủ đoạn cưỡng ép mà còn bao gồm cả các thủ đoạn khác như
tuyển dụng, dụ dỗ, lừa gạt, giả làm người yêu, giới thiệu việc làm…
Đồng thời để mua bán.
3. Hình thức thực hiện hành vi mua bán bao gồm lén lút cả bí mật hợp
pháp và ngang nhiên công khai bất hợp pháp.
4. Phạm vi địa bàn mua bán không chỉ “qua biên giới” quốc gia mà phải
bao gồm cả trong nội địa một quốc gia.
5. Nạn nhân bị mua bán là phụ nữ và trẻ em nói chung.
6. Chủ thể của hành vi bao gồm cả người Việt Nam và người nước
ngoài.
Từ những dấu hiện trên tôi xin đưua ra một số khái niệm về “mua bán phụ
nữ và trẻ em” như sau:
24
“Mua bán phụ nữ và trẻ em” là hành vi cưỡng ép, ép buộc hoặc dùng các
hình thức, thủ đoạn khác để đưa trái phép phụ nữ và trẻ em đi nơi khác (trong nội
địa hoặc ra nước ngoài) nhằm bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, phục vụ cho
hoạt động phạm tội, ăn xin hoặc các hình thức phục vụ khác mang mục tiêu lợi
nhuận”.
Trong định nghĩa này hành vi “cưỡng ép, ép buộc hoặc dùng các hình thức, ,
thủ đoạn khác” bao gồm cả việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mua chuộc, dụ
dỗ, lừa gạt, thỏa thuận, bắt cóc…đối với nạn nhân để đưa hộ đi nơi khác thực hiện
mục tiêu, mục đích của kẻ mua bán.
Thứ hai: Qua nghiên cứu tội phạm mua bán phụ nữ (Điều 119) và tội phạm
mua bán trẻ em (Điều 120) được quy định trong BLHS tôi thấy rằng hiện nay tình
hình mua bán phụ nữ và trẻ em xảy ra tuy không chiếm tỷ lệ lớn nhưng rất nghiêm
trọng, nhất là tình trạng đưa nhiều phụ nữ ra nước ngoài để bán, nhận trẻ em làm
con nuôi trá hình…Có trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như sau khi bị bán nhiều
nạn nhân rơi vào cuộc sống cơ cực nơi xứ người, bị mua đi bán lại qua nhiều lân,
bị đẩy vào nhà chứa, ăn xin, thực hiện tội phạm, có người do tuyệt vọng không
chịu nổi sự khổ nhục đã tự sát. Bọn mua bán phụ nữ và trẻ em tổ chức thành đường
dây móc nối với người nước ngoài và đưa rất nhiều phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài
nhằm thu lợi bất chính, dư luận xã hội đòi hỏi phải nghiêm trị những tên cầm đầu,
chỉ huy. Nhưng mức hình phạt tối đa của tội mua bán phụ nữ và trẻ em cao nhất
cũng chỉ có 20 năm tù. Mặt khác, việc bỏ tình tiết tái phạm nguy hiểm là tình tiết
định khung tăng nặng trong tội này là không thỏa đáng, vì đây là một tội nguy
hiểm và dư luận đang quan tâm, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy
hiểm cần phải bị xử phạt nặng hơn. Ngoài ra tôi còn thấy những trường hợp mua
bán phụ nữ và trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng cũng phải
coi là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt như trường hợp 17 cô gái mại dâm
25