Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

Bài giảng Hình thái giải phẫu thực vật GV. Đỗ Văn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 59 trang )


HÌNH THÁI GIẢI PHẪU THỰC VẬT
Giảng viên: Đỗ Văn Tuân

Học phần: Hình thái giải phẫu thực vật
Số ĐVHT: 04
Lý thuyết: 39 tiết
Thực hành: 42 tiết
Số bài kiểm tra giữa kì: 4 bài
Thi học phần: 01 bài
Thời gian kiểm tra và thi: Báo trước

NỘI DUNG MÔN HỌC
Nghiên cứu 4 chương:
Chương I: Tế bào thực vật
Chương II: Mô thực vật
Chương III: Cơ quan dinh dưỡng thực vật
Chương IV: Sinh sản và cơ quan sinh sản

HỌC LIỆU
Để học tốt môn Hình thái giải phẫu thực vật các em
cần chuẩn bị:
1. Nguyễn Bá – Hình thái học thực vật – NXB ĐH và THCN,
Hà nội 1975.
2. Vũ Văn Chuyên: bài giảng thực vật học –(phần thực vật
đại cương). NXB Y học. Hà Nội - 1991.
3. Hoàng Thị Sản, Trần Ba, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề
Chỉnh: Hình thái giải phẫu học thực vật. XNB GD Hà Nội
- 1982.

MỞ ĐẦU


1. Giới thiệu chung về thực vật
Môi trường sống của thực vật?
Sự đa dạng của thực vật ?



MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về thực vật
-
Thực vật sống ở mọi nơi trên bề mặt trái đất
-
Rất đa dạng và phong phú
-
Dinh dưỡng: Tự dưỡng
-
Khả năng di động: Chủ yếu là cố định

Tóm lại: Thực vật là một bộ phận của
sinh giới, nó bao gồm những cơ thể
sống khác nhau nhưng cùng một đặc
trưng cơ bản là khả năng tự dưỡng.
Khác với động vật, nấm hay đa số vi
khuẩn không có khả năng này.

Vai trò của thực vật
Thực vật có vai trò gì đối với thiên nhiên và đời sống con người ?

Vai trò của thực vật
* Đối với thiên nhiên:
-

Tạo O2, cân bằng lượng O2 và CO2 đảm bảo sự tồn tại
của sự sống trên trái đất.
a/s
6CO
2
+ 6H
2
O C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
Diệp lục
(Mỗi năm cây xanh hấp thu 1,3x10
10
triệu tấn CO
2,
Tức
khoảng 1/5 toàn bộ lượng CO
2
trên trái đất)
-
Có vai trò to lớn trong điều hòa khí hậu, giảm tác hại
thiên tai.
- Nguồn chất hữu cơ tạo thành từ quang hợp thực vật là
nguồn thức ăn cho các loại sinh vật khác.


Vai trò của thực vật
* Đối với con người
-
Cung cấp nguồn O2 cho
chúng ta hít thở
-
Cung cấp nguồn thức ăn

-
Cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, trang trí
-
Cung cấp dược liệu
-
Cung cấp hóa chất, cao su, tinh dầu…

2. Đối tượng nhiệm vụ của môn Hình thái giải phẫu
thực vật

Đối tượng: HTGP TV là môn khoa học nghiên cứu hình dạng bên
ngoài và cấu trúc bên trong của thực vật, hệ thống tổ chức của cơ thể
thực vật từ các bào quan đến các tế bào, các mô, các cơ quan và toàn
bộ cây.

Nhiệm vụ: Quan sát mô tả hình dạng, cấu tạo của các cơ quan, các mô,
các tế bào đảm nhận những chức năng khác nhau trong đời sống của
cây.

Mối quan hệ với các ngành khoa học khác: HTGP TV là kiến thức cơ
sở cho nhiều môn khoa học khác (phân loại TV, công nghệ sinh học
thực vật, thực vật học, sinh lí học thực vật, bảo vệ thực vật, Dược

học…)

-
Quan sát ngoài thiên nhiên
-
Giải phẫu trong phòng thi nghiệm
-
So sánh mẫu, phân tích đánh giá, tổng hợp
-
Theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển
2. Phương pháp nghiên cứu môn Hình thái giải phẫu
thực vật

Chương I: Tế bào thực vật

1. Khái niệm, hình dạng, kích thước tế bào.
1.1. Khái niệm tế bào thực vật:
Tất cả mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên bởi các tế bào
Cơ thể thực vật chủ yếu được cấu tạo từ nhiều tế bào, chỉ có một số ít
được cấu tạo từ 1 tế bào
1.2. Hình dạng
- Hình dạng khác nhau tùy từng loại mô, cơ quan, thực vật khác nhau


Các thành phần cơ bản của tế bào.

2. Cấu trúc tế bào thực vật
Nhắc lại cấu trúc chung của một tế bào?

2.1. Màng tế bào

Là lớp màng rất mỏng, dày 5-9nm,
bao bọc bên ngoài khối chất tế
bào.
Cấu tạo:
+ Tầng kép phospholipid đầu ưu nước hướng ra ngoài, đầu kị nước
hướng vào trong
+ Trên màng đính các phân tử protein (protein bề mặt và protein xuyên
màng)

Với cấu tạo như vậy thì chức năng màng tế bào?
2.1. Màng tế bào
- Bảo vệ tế bào: bảo vệ cơ học, hóa học và chống lại áp
xuất thẩm thấu.
-
Đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của tế bào với môi trường ngoại bào. (các chất có thể đi theo 2 hướng ra và vào tế bào)
Chất đi vào:
Chất đi ra:
Các chất dinh dưỡng, nguyên liệu để tổng hợp các chất cho tế bào
Lưu ý: Các protein có tính đặc hiệu cao, nên sự vận chuyển các chất
qua màng tế bào mang tính chọn lọc
Các chất dư thừa, chất có hại, sản phẩm trao đổi chất

Các chất được vận chuyển qua màng theo phương thức
nào?
Có 2 phương thức
- Vận chuyển thụ động:
thuận chiều gradien
nồng độ, không tiêu
tốn năng lượng.
- Vận chuyển chủ động:

không theo nguyên tắc
gradien nồng độ, tiêu
tốn năng lượng của tế
bào.

Trong tế bào chất của tế bào chứa những thành phần nào?
2.2. Tế bào chất
-
Chất tế bào
-
Các cấu trúc nằm trong tế bào chất:
+ Các bào quan
+ Ribosom
+ Mạng lưới nội chất
+ Sợi liên bào
+ Bộ khung tế bào

2.2. Chất tế bào
-
Bao gồm: Khối chất nguyên sinh, nằm trong màng sinh chất
-
Thành phần hóa học:
+ Protein: Có 2 loại protein đơn giản và protein phức tạp (protein- glucid, lipid, acidnucleic…) là chất sống của tế bào.
+ Lipid: chiếm >20% chất khô trong tế bào. Không phải là chất sống mà là sp trao đổi chất (dầu, mỡ). Có thể kết hợp với protein tạo lipoprotein, là thành phần cung cấp năng lượng cho tế bào.
+ Glucid: chiếm 4 - 6% chất khô. Là nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào, Tham gia cấu tạo nên chất sống.

×