SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN PHỤ ÂM ĐẦU
L/N”
Phần thứ nhất:
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I- THỰC TRẠNG PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN L/N CỦA GV-HS.
- Tật phát âm lệch chuẩn L/N là một hiện tượng có tính phổ biến ở Hải Dương nói
chung, trường TH Cẩm Đông nói riêng. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự
trong sáng của tiếng Việt mà còn gây phản cảm trong giao tiếp, cần sớm được khắc phục.
- Đa số GV+HS nhà trường phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu l/n trong dạy - học
đặc biệt là trong giao tiếp với mọi người.
- Số lượng GV phát âm chuẩn phụ âm đầu l/n rất ít (7//34 CBGVNV trong
trường).
- Một số ít GV chỉ phát âm chuẩn khi đọc các văn bản (chủ yếu là các bài tập
đọc) trước HS. GV chưa có ý thức, thói quen sữa lỗi phát âm l/n cho bản thân cũng
như cho HS.
II- NGUYÊN NHÂN PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN PHỤ ÂM ĐẦU L/N
1. Khảo sát thực trạng phát âm lệch chuẩn N/L.
Lỗi phát âm được chia thành 3 loại phổ biến như sau:
+ Phát âm lẫn lộn giữa L và N ( lúc phát âm L thành N và ngược lại).
+ Chuyển thành một cách phát âm duy nhất ( hoặc chỉ phát âm N, hoặc chỉ phát âm
L).
+ Loại thứ ba, xảy ra với cả những người đã có ý thức phát âm đúng nhưng do câu,
từ có chứa nhiều tiếng có phụ âm đầu L và N xen lẫn nhau thì khi phát âm, phụ âm đầu
của tiếng thứ hai sẽ thường bị phát âm lẫn với phụ âm đầu của tiếng thứ nhất.
2. Nguyên nhân:
2.1. Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp:
Ngay từ lúc còn nhỏ nhất là các em ở độ tuổi tập nói, ở mẫu giáo khi tiếp xúc với
ông bà, cha mẹ, thậm chí khi đến trường tiếp xúc với thầy cô giáo mỗi chúng ta đều hình
thành ngôn ngữ. Những gì mà chúng ta nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì ta
học được do nhiều thầy cô, bè bạn, người thân trong gia đình vẫn còn ngọng. Bởi vậy,
chúng ta khó mà phát âm chuẩn N/L.
2.2. Do ý thức rèn luyện.
- Giao tiếp trong môi trường mà nếu nói ngọng, phát âm không chuẩn N/L … thì cũng
không bị phát hiện, không bị chê cười nên GV+HS chưa có ý thức quyết tâm trong việc rèn
luyện sửa ngọng.
- Việc góp ý, giúp đỡ bạn bè, người thân sửa ngọng đôi khi còn bị xem là thiếu tế
nhị, thiếu lịch sự.
3.3. Do cấu tạo bộ máy phát âm.
Phần thứ hai
BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN PHỤ ÂM ĐẦU L/N.
1- Nâng cao nhận thức trong GV- HS về việc sửa lỗi phát âm lệch chuẩn l/n:
-Tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền khắc phục và phòng chống phát âm
lệch chuẩn L/N; nâng cao nhận thức ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động, coi đây không
chỉ là vấn đề văn hoá đặt ra cần giải quyết, mà còn là vấn đề khoa học, kiến thức, kỹ
năng, đòi hỏi mọi giáo viên đều phải thực hiện;
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nhằm khắc phục và
phòng chống tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N, hướng tới mục tiêu không còn tình trạng
cán bộ, giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn L/N để trên cơ sở đó dạy học sinh nói và
viết đúng chính âm, chính tả;
- Nhà trường phát động toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia hưởng ứng
cuộc vận động (dành một thời lượng thích hợp trong buổi chào cờ đầu tuần để phát động
giáo viên, học sinh tham gia. Giúp GV+HS thấy rõ thực trạng và hậu quả trước mắt cũng
như lâu dài của tình trạng nói không đúng chuẩn L/N và đề ra mục tiêu cần đạt, giải pháp
để khắc phục và phòng chống).
- Tổ chức sinh hoạt nội bộ (tập thể giáo viên) với nội dung sau: Từng cá nhân viết
bản tự kiểm điểm việc thực hiện phát âm theo chuẩn. Trong bản tự kiểm điểm, cá nhân tự
đánh giá việc thực hiện theo các mức: Nói đúng; nói và sai thường xuyên; nói sai không
thường xuyên. Sau đó, tập thể đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá từng người một, qua
đó giúp cho mỗi cá nhân nhận thức được sai sót trong phát âm để có biện pháp khắc phục
kịp thời.
2. Triển khai, xây dựng kế hoạch sửa lỗi phát âm lệch chuẩn l/n.
- Tổ chức sinh hoạt nội bộ (tập thể giáo viên) với nội dung sau: Từng cá nhân viết
bản tự kiểm điểm việc thực hiện phát âm theo chuẩn. Trong bản tự kiểm điểm, cá nhân tự
đánh giá việc thực hiện theo các mức: Nói đúng; nói và sai thường xuyên; nói sai không
thường xuyên. Sau đó, tập thể đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá từng người một, qua
đó giúp cho mỗi cá nhân nhận thức được sai sót trong phát âm để có biện pháp khắc phục
kịp thời;
- Trên cơ sở đóng góp của tập thể, các cá nhân tự viết bản kế hoạch khắc phục (nếu
nói sai ở các mức độ khác nhau); hoặc kế hoạch phòng chống (nếu nói không sai). Bản
kế hoạch của các cá nhân được lưu giữ tại trường làm căn cứ cho việc theo dõi thực hiện
và tổng hợp, đánh giá.
- Việc sửa chữa lỗi phát âm và viết lệch chuẩn phải thực hiện thường xuyên, liên
tục, trong mọi hoạt động giao tiếp; trong đó coi trọng việc rèn luyện, thực hành thường
xuyên;
- Thực hiện phương châm: Khắc phục lỗi phát âm là công việc hàng ngày. Mỗi
người vừa tự sửa lỗi cho mình vừa sửa lỗi cho người khác; sửa lỗi cho người khác cũng là
sửa cho mình; mình phát âm sai thì phát âm lại để tự sửa, thấy người khác phát âm sai thì
nhắc nhở ngay để giúp người khác sửa (cần xoá bỏ rào cản tâm lý trong thực hiện cuộc
vận động: ngại nhắc nhở, sửa lỗi phát âm cho người khác và tự ái khi được người khác
nhắc nhở sửa lỗi phát âm sai).
- Tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ chuẩn trong nhà trường, giúp cho cán bộ, giáo
viên khắc phục và phòng ngừa tình trạng phát âm lệch chuẩn.
- Tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa lãnh đạo nhà trường với công đoàn cơ sở,
các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết, phân công rõ trách
nhiệm của mỗi đoàn thể và các thành viên trong tập thể lãnh đạo nhà trường; xây dựng lộ
trình khắc phục xong tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N trong giáo viên và xây dựng kế
hoạch phòng chống tái diễn tình trạng phát âm lệch chuẩn trong những năm học sau.
- Đưa việc khắc phục và phòng chống phát âm lệch chuẩn L/N vào nội dung đánh
giá thi đua đôí với cá nhân và tập thể trong nhà trường (không công nhận giáo viên “nói
ngọng” đạt loại khá, giỏi trong hội giảng; từ năm học 2012 - 2013, không công nhận giáo
viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở trở lên nếu vi phạm quy định về phát âm L/N)
- Cuối học kỳ I và cuối năm học, nhà trường tiến hành kiểm tra đồng loạt để đánh
giá kết quả thực hiện cuộc vận động khắc phục và phòng chống phát âm lệch chuẩn L/N;
3. Giải pháp cụ thể:
3.1. Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu L-N. Cách phát
âm và vị trí phát âm của N và L:
- L /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt
sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật
ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ
- /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí lợi
hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai
bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành
âm: Lờ
- Phát âm âm vị N: Phát âm n, hơi thoát ra mũi. Khi phát âm n, hơi thoát ra miệng
sẽ nghe thành l; ngược lại phát âm l, hơi thoát ra mũi sẽ thành n. Thế nên bịt mũi, không
phát âm chuẩn n. Trong khi phát âm l, bịt mũi sẽ chuẩn. Khi phát âm âm vị N ta để đầu
lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới
hơi trễ; luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).
- Phát âm âm vị L: L là phụ âm biên, khi phát âm chuẩn, hơi không thoát ra thẳng
giữa miệng mà thoát ra hai bên lưỡi. Để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng
hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên; luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L
(lờ).
3.2. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu L-N:
Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, nhất là
luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho quen, mềm mại,
linh hoạt.
Cách luyện: Hai âm vị trên được phát âm nhiều lần, lúc đầu phát âm với tốc độ
chậm, sau nhanh dần. Lúc đầu phát âm từng âm vị, sau phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N; N, L
tốc độ chậm rồi nhanh, mục đích làm tăng thêm sự linh hoạt của đầu lưỡi.
Tiếp theo là luyện phát âm tiếng, từ (Có chứa L/N) (Cách tiến hành tương tự)
3.3. Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu L, N kết hợp với tìm hiểu nghĩa
của các từ bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt.
Mục đích rèn luyện ở đây có gắn với việc hiểu nghĩa của từ. Cách luyện:
+ Mở từ điển Tiếng Việt đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu L, N kết
hợp xem nghĩa của từ, từ loại của từ.
+ Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được.
+ Đọc có so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau:
Ví dụ:
lặng nặng
+ lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh…lâ
tinh
+Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng
+ gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc…
+năng khiếu, năng động, năng lực,
năng suất…súng nổ, nổ ngô…
xăng…
+ Nhớ nghĩa viết từ, tạo câu có nghĩa và nhẩm đọc.
+ Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu L, N trong giờ dạy học
tất cả các bộ môn.
3.4. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L, N
Mục đích để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt
động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại nghĩa, nhớ lại âm và
bật ra âm đúng.
- Cách đọc và cách luyện:
+ Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước.
Ví dụ:
1. Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón.
2. Năm nay lũ lớn liên tiếp về làm năng suất lúa nếp của bà con nông dân thấp
lắm.
3. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ.
4. Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại. Nói
cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi.
5. Lúa nếp là lúa nếp làng.
Lúa lên lớp lớp cả nàng lâng lâng.
+ Đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào.
+ Chọn câu dễ (ít từ có chứa phụ âm đầu N, L) đọc trước, câu khó (Câu có nhiều từ
phụ âm đầu là L, N) đọc sau.
+ Đọc câu tốt rồi chuyển sang đọc đoạn văn, đoạn thơ, đọc toàn bài.
+ Giáo viên và học sinh có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và
học trong chương trình. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn sửa lỗi phát âm.
3.5. Luyện phát âm L, N qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa phụ âm
đầu L, N.
Mục đích luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm-nghĩa
đã cao hơn nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích.
Cách kể câu chuyện:
+ Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau.
+ Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần.
+ Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.
+ Kể nhiều lần.
+ Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa.
* Luyện đọc diễn c ảm thông qua các bài tập đọc hoặc bài thơ có chứa phụ âm l/n
Đọc thong thả rõ ràng, chú ý phát âm các tiếng có phụ âm đầu l/n. Giáo viên và học sinh
sửa sai
3.6. Luyện phát âm L, N qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu L, N
+ Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.
+ Hát nhiều lần.
+ Hát trong giờ dạy âm nhạc.
Đặc biệt hoạt động âm nhạc có thể được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như kết hợp với
thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, chơi ở các hoạt động góc, hát ru trẻ ngủ trưa, hoạt
động chiều …Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất của giáo viên giúp cho
việc luyện phát âm chuẩn L, N.
4. Chỉ tiêu:
Phấn đấu đến đầu năm học 2012 -2013, về cơ bản nhà trường thực hiện được mục
tiêu khắc phục tình trạng nói lệch chuẩn L/N; đến năm 2013 không còn tình trạng
CBGVNV- HS phát âm lệch chuẩn L/N;
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Phân công nhiệm vụ:
- Hiệu trưởng: Phụ trách chung, duyệt kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện của GV, NV, HS.
- P.hiệu trưởng: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện.
- Tổ trưởng: Thực hiện các kế hoạch tổ chức cho các thành viên.
- GV: Tham gia thực hiện kế hoạch của nhà trường trong dạy – học, trong giao
tiếp.
* BCH Chi đoàn + Tổng phụ trách: Tổ chức hội thi cho HS nhằm thực hiện tốt
cho việc luyện phát âm chuẩn l/n.
2- Kế hoạch thực hiện hàng tháng.
Tháng Nội dung công việc
Điểu chỉnh
bổ sung
Người
thực hiện
Đánh giá
9
Tổ chức tuyên truyền khắc
phục và phòng cống phát âm
lệch chuẩn l/n trong giáo viên
thông qua Hội nghị CC, VC.
Mỗi cán bộ giáo viên công
nhân viên viết bản tự kiểm
điểm cá nhân và thực hiện phát
âm chuẩn l/n
BGH,
GV, CNV
10 +Ký cam kết trách nhiệm giữa
Hiệu trưởng - CTCĐ và các
đoàn thể trong nhà
trường.Thông qua buổi sinh
hoạt tập thể chào mừng 15/10.
Hội giảng giáo viên giỏi cấp
trường đợt 1
BGH,
GV, CNV
11
Tổ chức Hội thi Tiếng hát dân
ca giáo viên và học sinh.
Thi viết chữ đẹp học sinh.
Đọc hay phát âm chuẩn buổi lễ
chào mừng 20-11.
Hội giảng giáo viên dạy giỏi
cấp trường, cấp huyện giảng
hay phát âm chuẩn
BGH,
GV, HS
12
Tiếp tục chỉ đạo giáo viên
luyện phát âm chuẩn và sửa
những lỗi phát âm sai thông
qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn từ tổ đến khối.
BGH,
GV,CNV
1
Tổng kết đánh giá cán bộ giáo
viên về việc thực hiên rèn
luyện phát âm chuẩn l/n
BG,H
TT.CTCĐ
2 Tiếp tục chỉ đạo cán bộ viên
giáo viên còn phát âm chưa
chuẩnvề phụ âm l/n trong giao
tiếp cũng như trong giảng dạy.
BGH,
GV/ CNV
3
Thi Đọc hay phát âm chuẩn
trong buổi sinh hoạt tập thể
chào mừng 8/3 và 26/3. Hội
giảng chào mừng 8/3. 26/3
BGH,TT,
GV,CNV
4
Tiếp tục chỉ đạo cán bộ giáo
viên sưu tầm những bài thơ
hoặc những câu văn về rèn
luyện phát âm l/n
BGH, GV
CNV
5
Tổng kết đánh giá cán bộ giáo
viên về công tác tự rèn luyện
phát âm chuẩn
BGH, TT,
CTCĐ
6
Giáo viên tự luyện phát âm CBGV,
CNV
7
Giáo viên tự luyện phát âm CBGV,
CNV