Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.75 KB, 38 trang )


“Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt
hàng cà phê của công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam sang thị trường
EU trong giai đoạn hiện nay”
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Ngày
nay không có một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình chỉ bằng tự lực cánh sinh.
Đặc biệt là đối với một dân tộc đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ
đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng
hơn bao giờ hết. Tại Đại Hội VIII, Đảng ta nhấn mạnh “kiên trì chiến lược hướng về
xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có hiệu quả, phát
huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng lĩnh vực trong từng thời
kì, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường
khu vực và thị trường thế giới”. Các dân tộc trên thế giới đều nỗ lực xây dựng các cơ
chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển. Bởi lẽ, xuất khẩu là phương
tiện và là nhân tố chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu mang về ngoại tệ
cho đất nước, một yếu tố vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Đồng thời, xuất
khẩu phát triển cũng có tác động rất lớn thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng
thu nhập quốc dân và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền
kinh tế của Việt Nam, nó gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì thế cần phải có giải pháp phát triển
xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng kim ngạch xuất khẩu
đảm bảo cho sự cân bằng của cán cân thanh toán trong nền kinh tế. Thêm vào đó, xu
hướng hội nhập sâu và rộng của thế giới hiện nay khiến Việt Nam không thể đứng ngoài
cuộc, buộc nước ta phải có những chính sách để phát triển xuất khẩu các mặt hàng trong
nước, qua đó đưa Việt Nam lên một vị thế mới trên trường quốc tế.


Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, Việt
Nam đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê vì thế việc đưa ra những
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là vấn đề cấp thiết được đặt ra trên
tầm quản lý vĩ mô, nằm trong chiến lược chung của đất nước, tận dụng được lợi thế so
sánh của đất nước.
2

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước với cà phê
là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty vì thế Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm tận dụng tối đa những
điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu mặt hàng cà phê
Là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, EU đã
và đang là đối tác quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì
cơ hội hợp tác lại càng được mở rộng để hợp tác một cách toàn diện. Thị trường EU là
một trong những thị trường khó tính so với các thị trường khác trên thế giới bởi mức
sống của người dân là khá cao vì thế việc chinh phục đươc thị trường này sẽ làm cho
thương hiệu của cà phê Việt nâng cao trên trường quốc tế, cạnh tranh được với các đối
thủ khác. Nhận thức được tầm quan trong của việc phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê
như vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng
cà phê của công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn
hiện nay” cho chuyên đề
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Phần lý thuyết tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm sau:
Khái niệm về xuất khẩu, xuất khẩu cà phê
Khái niệm về phát triển xuất khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu cà phê
Khái niệm về thị trường
Các đặc điểm của mặt hàng cà phê và thị trường tiêu thụ EU
Đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề thực tiễn sau:
Thực trạng của nguồn cung mặt hàng cà phê và thực trạng xuất khẩu mặt hàng của công

ty sang thị trường EU
Thực trạng của những chính sách nhà nước về khuyến khích xuất khẩu cà phê đối với
các doanh nghiệp trong nước
Các vấn đề về xây dựng thương hiệu và cơ hội hợp tác của doanh nghiệp với thị trường
EU
3

Từ những thực trạng như vậy đưa ra những giải pháp khắc phục, những kiến nghị nhằm
phát triển xuất khẩu cho mặt hàng
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Về lý luận
Hệ thống lại các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển xuất khẩu cà phê sang thị trường
EU. Tập trung vào các nội dung phát triển xuất khẩu gồm đặc điểm mặt hàng cà phê
xuất khẩu, bản chất phát triển xuất khẩu, nội dung phát triển xuất khẩu, các nhân tố ảnh
hưởng, tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu. Đồng thời tìm hiểu
các đặc điểm của thị trường EU để có được những đánh giá tổng hợp các vấn đề gắn
liền với thị trường nghiên cứu, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển xuất
khẩu cà phê sang thị trường EU
1.3.2 Về thực tiễn
Dựa trên cơ sở các lý thuyết phát trển xuất khẩu sẽ tiến hành đi vào chỉ rõ các vấn đề
liên quan đến phát triển xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
Nghiên cứu thực trạng của việc xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam sang thị trường EU
Nêu ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của những hạn chế trong quá trình xuất
khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm,
thành công và tồn tại để tiến hành đề xuất các giải pháp thiết thực gắn với yêu cầu thực
tiễn, giúp cho công tác hoạch định chiến lược vĩ mô cũng như các doanh nghiệp tìm
hướng đi cho xuất khẩu cà phê và hướng đến mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tiếp cận vấn đề phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê sang

thị trường EU. Tập trung đi sâu vào các vấn đề phát triển thương mại xuất khẩu mặt
hàng cà phê như gia tăng quy mô, chất lượng xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu và phát
triển xuất khẩu theo hướng bền vững
- Về không gian nghiên cứu: Chủ yếu là nghiên cứu về công ty Cổ phần INTIMEX và
tình hình thu mua thị trường trong nước, thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị
trường EU.
4

- Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 7 năm (2003-2009) và đưa ra các dự
báo cho mặt hàng xuất khẩu của công ty tới năm 2015.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm
a. Mặt hàng cà phê
Nguồn gốc
Cây Cà Phê được phát hiện ra cách đây khoảng 1000 năm bởi anh chàng chăn dê
tên là Kaddi thuộc ngôi làng CaFa của đất nước Ethiopia một cách vô tình, khi đàn dê
của anh ta ăn phải một loại quả màu đỏ (cà phê chín) và đêm đó đàn dê không ngủ mà
quậy phá suốt đêm . Vì thế nó được gọi là cây Cafa, về sau loại cây này được gọi chệch
đi là café, Coffee, hay cà phê như ngày nay. Hương vị tuyệt vời của của nó làm cho
người ta cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường, từ đó trái cây này đã làm đồ uống
cho mọi người
Phân loại
Trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo giống
2 nhóm cà phê chính là cà phê Vối(Robusta), cà phê Chè(Arabica) nhờ vào ưu điểm về
năng suất và chất lượng, ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây.
- Cà phê Vối thích hợp khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 độ C,
độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200-1500 cây/ha. Cà phê Vối(Robusta) có hình
quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2.
Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to
ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc. loại Cà phê này được trồng nhiều nhất ở châu phi và

châu Á trong đó Việt Nam và Indo là hai nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới
- Cà phê Chè ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên
dưới 200m. Cà phê Chè(Arabica) có nhiều tán lá, hình cứng hoặc hình lưỡi mác. Quả
của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi
chín có màu vàng. Loại cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia với mùi thơm
được nhiều nước ưa chuộng.
Đặc điểm
5

- Cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất tới kinh doanh
cà phê(ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Braxin, Colombia
cũng chịu tác động bởi đặc điểm này).
- Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới
5 năm. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới những nhà sản xuất, đặc biệt đại đa số
là những người nông dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế thì
vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt
khác do thời gian từ lúc khai thác đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có
biến động theo chiều có lợi thì những người trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội
ngay được
- Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên.
- Kinh doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng
tương lai, giá trừ lùi…
b. Phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê
Các khái niệm:
Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động
mua bán và trao đổi hàng hoá(bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình)
trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt
động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa
và khu chế xuất ở trong nước (giáo trình kinh tế quốc tế - ĐH thương mại)

Các phương thức xuất khẩu chủ yếu:
- Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU trước kia.
- Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường EU của Việt Nam
hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu phần
lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam. Phương thức này hiện nay rất phổ
biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được
nhu cầu của các nước nhập khẩu.
6

- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá. Hình thức
liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường
EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng
chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng
trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Tuy nhiên phương thức này không phổ
biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU của các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì tiềm năng kinh
tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị trường
EU được.
Phát triển xuất khẩu là một quá trình cải thiện hoặc gia tăng không ngừng về
quy mô sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo
hướng tối ưu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong một thời kỳ nhất định.(Đề
cương bài giảng kinh tế thương mại - Bộ môn kinh tế thương mại)
Có nhiều cách hiểu về phát triển xuất khẩu, đó có thể là sự biến đổi cả về chiều sâu và
chiều rộng của xuất khẩu, nhưng dưới góc độ xuất khẩu, có thể hiểu đây là quá trình
biến đổi về mọi mặt của xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sự gia tăng về
quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu xuất khẩu, phát triển xuất khẩu về mặt chất
lượng, về hiệu quả và đảm bảo hài hoà mục tiêu kinh tế-xã hội-môi trường.

Phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê là việc tăng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ
xuất khẩu mặt hàng cà phê ra thị trường thế giới, cùng với nó là việc thay đổi cơ cấu
xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm
dần tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng thấp, hiệu quả mang lại trên
vốn đầu tư là lớn.
Cơ sở để phát triển xuất khẩu cà phê:
Để phát triển xuất khẩu cần xem xét một cách tổng hợp ba vấn đề: Phát triển thị
trường, phát triển nguồn hàng và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà
phê
7

Phát triển thị trường cà phê: Hiện nay có khoảng hơn 50 quốc gia có trồng cây cà
phê nhưng chỉ một số ít có đủ sản lượng lớn để xuất khẩu. Chính vì vậy có thể thấy tiềm
năng về thị trường cà phê là rất lớn. Tuy nhiên không phải nhu cầu sử dụng cà phê đều
giống nhau ở tất cả các nước. Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau có nhu cầu sở
thích về một loại cà phê khác nhau. thậm chí trong một quốc gia cũng có sự khác biệt
này. Chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược phát triển thị
trường cho mặt hàng cà phê là cần thiết. Và cũng như các mặt hàng khác thị trường cà
phê có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu từ các quốc gia trên thế giới. Chính
vì vậy để có thể cạnh tranh và tồn tại buộc mỗi quốc gia phải nghiên cứu, phát triển
thương mại và mở rộng thị trường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu
Phát triển nguồn hàng cà phê xuất khẩu: Khi đã xác định được nhu cầu của thị
trường thì việc tiếp theo là phải xây dựng và phát triển nguồn hàng cà phê xuất khẩu. Có
được nguồn cung cấp ổn định và đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường sẽ là cơ
hội để các nhà nhập khẩu thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng để từ đó mở rộng
thị trường. Phát triển nguồn hàng nghĩa là đảm bảo các yếu tố về sản lượng cà phê, chất
lượng cà phê, giá cả và phương tiện phục vụ xuất khẩu. Hơn thế nữa còn phải không
ngừng nâng cao chất lượng cà phê cũng như các giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất
khẩu để đảm bảo đáp ứng và thoả mãn nhu cầu trên thị trường
Tạo môi trường cho hoạt động xuất khẩu: Môi trường cho hoạt động xuất khẩu bao

gồm các yếu tố luật pháp, chính sách vĩ mô, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…Yếu
tố môi trường tác động tới cả thị trường xuất khẩu và nguồn hàng cho xuất khẩu, nghĩa
là tác động vào cả bên cung lẫn bên cầu và đồng thời là chất xúc tác cho hoạt động xuất
khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả
c. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê
- Về quy mô của sự phát triển:
Phát triển quy mô xuất khẩu cà phê là sự gia tăng về mặt lượng hay là sự phát
triển xuất khẩu mặt hàng cà phê theo chiều rộng. Bao gồm có tăng trưởng quy mô ở cả
góc độ vĩ mô và vi mô. Về vĩ mô phát triển xuất khẩu cà phê đồng nghĩa với sự tăng
trưởng về tổng mức lưu chuyển cà phê giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Thông
thường được xác định thông qua sản lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu trong một
năm hay một thời kỳ nhất định. Xét ở góc độ vi mô phát triển xuất khẩu cà phê là sự gia
8

tăng về doanh thu và lợi nhuận thu được thông qua hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà
phê của doanh nghiệp
Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng cà phê: Là tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng cà phê của năm nghiên cứu so với kim ngạch xuất khẩu của năm gốc.
Đồng thời phân tích xem việc tăng về quy mô có tương xứng với khả năng và tiềm lực
của công ty hay không
- Về chất lượng của sự phát triển:
Phát triển chất lượng xuất khẩu cà phê là sự thay đổi về mặt chất của hoạt động
xuất khẩu. Bao gồm các yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm,
sự chuyển dịch về thị trường tiêu thụ và phải xem chất lượng của các dịch vụ đi kèm với
việc phát triển xuất khẩu có thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng hay không
- Về hiệu quả của sự phát triển:
Để đánh giá về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thì không chỉ là đánh giá kết quả
mà còn là đánh giá chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả đó. Vấn đề không phải
chỉ là chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tỷ đồng hàng hoá mà còn là với chi phí bao
nhiêu để có được kim ngạch xuất khẩu như vậy. Mục đích hay bản chất của hoạt động

xuất khẩu là với chi phí xuất khẩu nhất định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính
mục đích đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất.
Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu lượng hàng hoá xuất khẩu, tổng trị giá hàng
hoá xuất khẩu chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu chứ không
thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu được, nó chưa thể hiện kết quả đó
được tạo ra với chi phí nào:
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất
khẩu đem lại và chi phí đầu vào là toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng có liên
quan đến hoạt động xuất khẩu bao gồm chi phí mua hoặc chi phí sản xuất gia công hàng
xuất khẩu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng xuất khẩu
9
Hiệu quả kinh tế
=
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào

và những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng xuất khẩu. Từ những
nhận xét trên ta có công thức tính hiệu quả xuất khẩu như sau:

- Về hài hoà với các mục tiêu về xã hội, mục tiêu về môi trường:
Việc kết hợp hài hoà các mục tiêu sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định,
xã hội phát triển bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường và đáp ứng được các
mục tiêu xã hội khác như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
phân công lao động một cách hợp lý
d. Vài nét khái quát về thị trường EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn với diện tích 4.422.773 km
2
,

dân số

khoảng 500 triệu người(1/2009) gồm 27 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao
động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong
một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính sách thương mại chung. Nó
điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối.
- Tập quán tiêu dùng:
Người tiêu dùng Châu Âu có thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi
tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản
phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ
rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng.
Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu cà phê vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như thích cà phê dạng bột
hay cà phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa , cà phê như thế nào thì hơp lý, Tuy
nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thị trường chung này như quy định với chủng
loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn của cà phê,…Để từ đó có biện pháp để đẩy mạnh
Hiệu quả xuất khẩu
Doanh thu ngoại tệ do
xuất khẩu đem lại
=
10
Chi phí liên quan đến
hoạt động xuất khẩu

xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đặc biệt kinh doanh với thị trường EU các doanh
nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu cà phê. Đây là thị trường có mức thu
nhập khá cao, cái mà thị trường này cần đó là thương hiệu gắn với chất lượng chứ
không phải là giá cả. Vì thế ta làm sao để có các thương hiệu nổi tiếng cạnh tranh với
các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như : Nestle, Kraft Foods, Saralee, Tchibo, P&G
Larazza,…
- Kênh phân phối:
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là

theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà
sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng
và siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống
khác. Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu
của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình
còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc
lập.
Cà phê Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phối không
theo tập đoàn. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa
có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê của EU.
- Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất
được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi
cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ
thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên
giới.
Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảm
bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU. Đặcbiệt
những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cà phê EU chỉ nhập cà phê
vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít do công nghệ chế biến của
ta chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê của Brazin, Colombia,…Ngoài
11

ra cà phê của ta xuất khẩu vào EU chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm, cà phê
hòa tan rất ít, vì ta chưa đáp ứng được các quy định của EU về tỉ lệ trong cà phê hoà tan.
- Chính sách thương mại chung của EU:
+ Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị
trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên
giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các

chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên
Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại thuế quan
đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong
thương mại nội khối. Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng, xoá bỏ
các rào cản về thuế giữa các thành viên. Chính sách thương mại nội khối của EU thường
tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam
thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống,
ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra nếu
có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập
vào thị trường mới dẽ dàng hơn.
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối
xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ
biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật , chống
bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm,
vệ sinh thực phẩm là khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua.
1.5.2 Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Về nội dung: Trên cơ sở các vấn đề cấp thiết của đề tài hình thành những vấn đề về lý
luận, xây dựng hệ thống các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá về phát triển xuất khẩu mặt
hàng cà phê: Về quy mô, chất lượng, hiệu quả và kết hợp hài hòa các mục tiêu về xã
hội, môi trường
12

Thực trạng của việc xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty INTIMEX Việt Nam
sang thị trường EU dựa trên chỉ tiêu đánh giá về phát triển xuất khẩu và phân tích các
dữ liệu thứ cấp, sơ cấp của công ty trong những năm gần đây
- Về giải pháp:
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục những thực trạng:
Giải pháp thị trường: đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của mặt

hàng, chuyển dịch cơ cấu phù hợp…
Giải pháp đối với công ty: Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, cải tiến cơ sở vật chất kĩ thuật, huy động và sử dụng vốn một
cách có hiệu quả…
Kiến nghị nhà nước: Chính sách pháp luật, chính sách phát triển xuất khẩu cho
mặt hàng cà phê của nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước
13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu của các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu chưa qua xử lý,
được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị nghiên cứu thông qua các cuộc
điều tra thống kê. Trong đề tài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu sơ cấp dựa vào phương
pháp thiết kế bảng câu hỏi.
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn các Trưởng
phòng của công ty (phòng kinh doanh, phòng kinh tế tổng hợp, phòng nhân sự, phòng
kế toán) để tìm hiểu thông tin tổng quát và tìm hiểu sâu tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty nhằm phát hiện ra những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: (số liệu đã qua xử lý ) Dữ liệu thứ cấp rất phong
phú và đa dạng được thu thập thông qua sách báo, đề tài nghiên cứu khoa học, thông
qua các phòng ban của công ty, thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước, sổ sách và
các tài liệu của công ty như: báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu lũy kế 12 tháng của
công ty nộp lên Bộ Công Thương.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh: Từ những số liệu đã thu thập được, tiến hành tính doanh thu, tỷ
trọng,… so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được tình hình phát triển xuất khẩu mặt
hàng Cà phê của công ty thông qua các chỉ tiêu quy mô, chất lượng, hiệu quả qua các

năm. Chúng ta so sánh sự khác nhau giữa các chỉ tiêu để thấy được sự đồng đều hay
tăng giảm không ổn định.
- Phương pháp đánh giá: Sau khi thu thập, phân tích và so sánh các số liệu nghiên cứu ta
dùng phương pháp đánh giá các kết quả đã so sánh. Đánh giá tình hình phát triển xuất
khẩu mặt hàng Cà phê của công ty, đánh giá thành tựu, những tồn tại và tìm ra nguyên
nhân. Từ đó đưa ra cách thức giải quyết vấn đề, giải pháp khắc phục khả thi và hiệu quả
nhất.
14

- Phương pháp thống kê, tổng hợp dãy số thời gian…
Dựa vào các số liệu thu thập được đưa ra những dự báo kinh tế về các chỉ tiêu đã phân
tích.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến các vấn đề
nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam
Giới thiệu chung về công ty
Là một công ty hoạt động kinh doanh hỗn hợp nhưng xuất nhập khẩu hàng hoá là
một bộ phận kinh doanh chủ yếu và quan trọng của công ty vì xuất khẩu mang lại nguồn
thu ngoại tệ rất lớn cho công ty, kinh doanh xuất nhập khẩu còn tạo điều kiện mở rộng
thị trường và thu hút nguồn lực lao động cho công ty.
Tên gọi đầy đủ của công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
Tên giao dịch nước ngoài:
VIETNAM INTIMEX JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt: INTIMEX
Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vốn điều lệ : 250 tỷ đồng
Tổng số cán bộ công nhân viên: 1430 người
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Nhập khẩu các mặt hàng, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong

nước. Công ty xây dụng và tổ chức các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại,
kinh doanh khách sạn du lich, liên doanh đầu tư trong nước và ngoài nước theo pháp
luật hiện hành.
Xây dựng các phương án kinh doanh và sản xuất dịch vụ, lập kế hoạch và mục
tiêu chiến lược phát triển của công ty
Nhìn chung công ty thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trên hai lĩnh vực:
-Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
15

-Lĩnh vực kinh doanh thương mại
Điểm lại chặng đường đã qua, ngay từ những ngày đầu mới thành lập đến nay
bằng nghị lực và ý chí vươn lên INTIMEX đã nhanh chóng vượt lên sự trở ngại của cơ
chế sơ cứng thời bao cấp, mạnh dạn đi lên phù hợp với cơ chế của nhà nước và xu
hướng phát triển của thị trường. Các mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng và
phong phú bao gồm hầu như tất cả các mặt hàng mà nền kinh tế đòi hỏi. Các mặt hàng
nhập khẩu: máy móc thiết bị như cần cẩu, máy công nghiệp, phụ tùng ôtô xe máy, xe lu,
máy xúc máy nghiền thép, sắt thép, phân bón chất dẻo, sợi, điện thoại, rượu bia Hàng
hoá xuất khẩu: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, lạc, chè, cao su, thủ công mỹ nghệ, hải sản,
may mặc, dày dép, rau quả
Nhưng nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu còn lạc hậu, tỉ trọng hàng thô và
sơ chế tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Trong đó hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng, hàng đầu với tỷ trọng hơn 80%
doanh thu và xuất khẩu chủ yếu. Do đó đòi hỏi công ty phải nâng cao chất lượng sản
phẩm hơn nữa để tăng giá trị hàng xuất khẩu, cạnh tranh được với các nước và thu được
kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn.
2.2.2 Thực trạng phát triển xuất khẩu cà phê của Công ty Cổ phần INTIMEX Việt
Nam vào thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu Cà phê từ nhiều nước trên thế giới như Brazin,
Colombia, Indonesia, Việt Nam. Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao cà

phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica.
Bảng 2.1: Các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2003
Cà phê vối (24,864triệu bao) Cà phê chè (52,643 triệu bao)
Nước
Lượng
(Triệu bao)
Tỉ lệ (%) Nước
Lượng (Triệu
bao)
Tỉ Lệ (%)
Brazin 0,616 2,4 Brazin 15, 535 30
Mỹ La
Tinh
0,48 2 Mỹ LaTinh 18,942 35,9
Việt Nam 5,421 21,8 Colombia 10,564 20
Indonesia 5,719 23 Châu phi 5,120 9,7
Uganda 3,352 13,5
16

Châu phi 3,779 15,2
(Nguồn ICO)
Chính vì vậy suốt nhiều năm qua Công ty đặc biệt chú trọng tới thị trường này và trong
những năm gần đây vì thế kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt được những kết quả
nhất định
- Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê vào EU trong giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: USD
Năm 2007 2008 2009
Kim ngạch 39.871.215 22.122.867 6.025.796
(Nguồn: Báo cáo 2009 của công ty)

Như vậy EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Công ty, với kim ngạch xuất
khẩu cà phê năm 2007 là khoảng 40 triệu USD chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu
toàn mặt hàng của công ty, năm 2008 còn hơn 22 triệu USD và năm 2009 là hơn 6 triệu
USD
Các năm trở lại đây do ảnh hưởng của khủng hoảng nên kim ngạch xuất khẩu của công
ty sang EU giảm mạnh, song tại thị trường này công ty đã có những bạn hàng thân thiết
tạo điều kiện cho xuất khẩu mặt hàng của công ty bền vững.
-Cơ cấu sản phẩm cà phê
Bảng 2.3: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Intimex vào EU
Loại cà phê Arabica Robusta
Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2
Độ ẩm 12.5 % 12.5 % 12.5 % 13 %
Hạt đen vỡ 3 % 5 % 3 % 5%
Tạp chất 0.3% 0.5 % 0.5 % 1 %
Hạt cỡ N.16 90 % 90 %
Hạt cỡ N.13 90% 90 %
(Nguồn: Báo cáo 2009 của công ty)
Từ trước năm 2000 thì công ty hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân. Loai cà phê này
không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao. Mấy năm trở lại đây do nhu cầu
tiêu dùng cà phê của EU tăng lên, hơn nữa chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm cũng
đòi hỏi đa dạng hơn. Do đó công ty cũng đã tìm mọi cách đa dạng hoá sản phẩm cà phê
17

xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài cà phê nhân còn có cà phê hoà tan, cà phê thành
phẩm. Loại cà phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu
dùng EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp chỉ
khoảng 4-5%. Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cung không cao, chỉ
khoảng 7-9%
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của công ty
Đơn vị: USD

Năm Đức Anh Thụy Sỹ Hà Lan Tây Ban
Nha
Thụy Điển
2007 1.903.781 6.902.453 18.251.382 6.075347 656.640 6.081.612
2008 4.364.971 4.517.984 10.332.187 200.866 2.706.859
2009 1.326.066 1.182.476 2.135.609
(Nguồn: Báo cáo 2009 của công ty)
Từ năm 1999 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất
củaVinacafe, không chỉ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Đức còn nhập khẩu cà phê của
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay thị trường cà phê Đức đang ở tình trạng nguồn cung
lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Đức sẽ giảm đáng
kể. Chính vì thế công ty cần phải mở rộng thị trường để tăng cơ hội xuất khẩu mặt hàng
sang thị trường tiềm năng này. Thụy sỹ cũng là một trong những nước nhập hàng lớn
của công ty vì thế cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường này nhằm mở
ra cơ hội mới cho công ty.
-Giá Cà phê xuất khẩu của công ty
Năm 2007: Giá R1 xấp xỉ 1500 USD/tấn
Giá R2 xấp xỉ 1300USD/tấn
Năm 2008 : Giá R1 xấp xỉ 2000 USD/tấn
Giá R2 xấp xỉ 2000 USD/tấn
Năm 2009 : Giá R1 xấp xỉ 1200 USD/tấn
Giá R2 xấp xỉ 1000 USD/tấn
Giá Arabica 1 xấp xỉ 2400 USD/tấn
Giá Arabica 2 xấp xỉ 2500 USD/tấn
18

R1: Cà phê Robusta loại 1(cà phê Vối loại 1)
R2: Cà phê Robuta loại 2 (cà phê Vối loại 2)
Nhìn vào số liệu trên ta thấy được ảnh hưởng của khủng hoảng năm 2009 tới giá thành
xuất khẩu mặt hàng của công ty. Giá giảm mạnh so với năm trước

Công ty chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, giá của loại cà phê này thường thấp hơn
giá thế giới từ 100-200 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam chưa ổn định. Hơn nữa giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào
giá cà phê thế giới mà giá cà phê trên thế giới không ổn định lên xuống thất thường.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê năm 2010 trên phạm vi thế giới ước tính sẽ đạt 132 triệu
bao, tăng so với mức 130 triệu bao của năm trước. Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm
trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nhiều tháng qua
lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những
tháng đầu năm chỉ đạt trung bình khoảng 1370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ
tháng 11/2006.
-Chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty
Hiện nay công ty xuất khẩu cà phê theo 3 mức chất lượng phổ biến, theo các tiêu
chuẩn như sau: tiêu chuẩn độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỏ, kích thước hạt. Cà phê xuất khẩu
của công ty chủ yếu là các loại R2 với các loại chuẩn sau:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ là 8%
+ Độ ẩm cao nhất 13,5%
+ Tạp chất 1%
Cà phê R1 với các loại chuẩn:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ 2%
+ Độ ẩm cao nhất 12%
+ Tạp chất 1%
Trên thực tế khi buôn bán giao dịch khách hàng EU quan tâm nhiều đến chỉ tiêu
ngoại hình như kích thước hạt, màu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác không theo một
tiêu chuẩn cụ thể nào. Về kích thước hạt: đây là một chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa cả về
chất lượng cũng như năng suất cà phê
19

+ Loại 1 hạt có kích thước trên sàng N16 (6,3mm)
+ Loại 2 hạt có kích thước trên sàng N14 (5,6mm)
+ Loại không sử dụng được lọt sàng N10 (4,2mm)

Ở nước ta nhiều nông trường có mẫu cây tốt năng suất cao và ổn định thể loại hạt
là loại 1 chiếm 50-60% và xấp xỉ 40% hạt loại 2. Như vậy về mặt kích thước cà phê
Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt đạt tiêu chuẩn. Cà phê xuất khẩu của công ty trải
qua mua bán nội địa từ nhà sản xuất đến các đại lý trung gian, đến nhà xuất khẩu trực
tiếp. Trứơc đây người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17-
20%. Do đó để đi đến xuất thì nhà xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm đảm bảo
tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính do tập quán thói quen xuất khẩu cà phê xô có độ ẩm, tỷ lệ
hạt đen và lẫn tạp chất nhiều nên không khuyến khích người sản xuất nâng cao chất
lượng sản phẩm do đó mất uy tín với khách hàng, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu cà phê
nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng.
2.2.3 Các nhân tố chính ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu Cà phê của công ty sang
thị trường EU
a. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi
quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều
đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và còn là quan hệ giữa
các nước với nhau. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm
trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô. Mỗi quốc gia
có hệ thống chính trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác
nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc
tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
Các nhân tố về kinh tế:
Các công cụ chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam : Việt Nam với
chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có
chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều ưu đãi
20

cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài
ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này cũng tạo cho
Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.

Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Thị trường EU là thị trường lớn có
mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không
mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua
hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng.
Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút
về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà
phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều
kiện cho sản xuất phát triển được.
Yếu tố văn hoá, xã hội:
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn
hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của
nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu.Nếu như ta
cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị
trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì
việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia
đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê
Nhân tố chính trị:
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường, song nó cung
có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt
để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây
chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về
chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp
cho Việt Nam có thị trường ổn định.
21

Yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công nghệ ngày càng phát
triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách

không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển
của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được
cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng
cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí. Tuy nhiên, trong việc tạo nguồn
hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt
chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng
không đảm bảo, năng suất không ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Yếu tố cạnh tranh quốc tế:
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết
liệt. Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh
tranh với Việt Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học
công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh
về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết
định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ
chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn
này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một
thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là
thành công lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của Việt Nam.
b. Các nhân tố thuộc môi trường Vi mô:
- Năng lực tài chính của Doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp,
lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn… những nhân tố này doanh nghiệp có thể tác động
để tạo thế cân bằng và phát triển.
Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn số vốn điều lệ
57,6 tỷ đồng, tổng số nhân viên là 1430 người. Như vậy tiềm lực tài chính của Công ty
22

là khá vững vàng, nguồn vốn, quỹ của công ty đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chỉ tiêu
ngắn hạn và trung hạn
- Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu.

Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho công ty. Đội ngũ lao
động sản xuất có kinh nghiệm, cân cù chịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ
thuật
- Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còn có các yếu tố
khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong doanh nghiệp sẽ tạo nên
tinh thần cho doanh nghiệp
2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh
vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản với số vốn điều lệ 250 tỷ đồng, hàng năm nộp cho
ngân sách nhà nước một khoản khá lớn đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước,
hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bảng 2.5: Các khoản nộp ngân sách nhà nước 2003-2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Các khoản mục
2003 2004 2005 2006 2007
1. Thuế GTGT 35.941 30.060 34.896 34.644 43.437
2. Thuế xuất nhập khẩu 37.648 50.859 74.312 90.452 93.102
3. Thuế TTĐB 1.794 2.577 3.824 4.612 763
4.Thuế TNDN 576 748 515 915 30.283
5. Phụ thu hàng NK (thuế
vốn)
743 803 703 678 714
6. Các khoản phí nộp khác 224 160 236 240 730
Tổng 76.926 91.207 114.486 130.780 169.029
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của công ty đạt gần 70 triệu USD(2007),
gần 50 triệu USD(2008) và gần 30 triệu USD(2009), trong đó xuât khẩu vào thị trường
EU vẫn chiếm đa số kim ngạch xuất khẩu
23


Mặt hàng cà phê chiếm tỷ trọng xuất khẩu rất cao vào các nước thuộc thị trường
EU, điều này thể hiện cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty
Bảng 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng cà phê vào các nước
Nước Đức Anh Thụy Sỹ
Kim ngạch(USD) 1.326.066 1.182.476 2.135.609
Tỷ trọng (%) 86.6% 98.2% 99%
(Nguồn: báo cáo 2009 của công ty)
Tổng kim ngạch xuất khẩu vào Thụy sỹ là hơn 2 triệu USD thì mặt hàng cà phê chiếm
99%, tỷ trọng này ở Anh là hơn 98% và ở Đức là 86,6%
Công ty tạo ra công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trên cả nước thông
qua các hệ thống siêu thị trên cả nước và các nhà máy sản xuất các mặt hàng nông sản
với tổng số nhân viên xấp xỉ 1500 người. Thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp ta
cũng biết về lực lượng lao động của công ty có chuyên môn cao về nghề nghiệp và cũng
được đào tạo sâu về chuyên nghành.
24

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1 Các kết luận về thực trạng rút ra từ các kết quả phân tích dữ liệu thu thập được
a. Những thành tựu đạt được của công ty
- Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam là lá cờ đầu trong ngành cà phê Việt
Nam. Thành công của công ty đó là việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất
nước. Hàng năm hoạt động xuất khẩu của công ty đã đem về cho Việt Nam hàng triệu
USD, chiếm 10 ÷ 20% kim ngạch của toàn ngành cà phê. Mỗi năm ngành cà phê đóng
góp khoảng 110 ÷ 120 triệu USD vào ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nước nhà
còn thiếu vốn nghiêm trọng, hoạt động xuất khẩu cà phê sẽ góp phần vào việc tăng
nguồn vốn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ nguồn cho Việt Nam.
- Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu thế khách quan lôi kéo nhiều nước tham
gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Vì thế tăng cường hoạt động xuất

nhập khẩu chính là tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước thúc đẩy tiến trình hội
nhập kinh tế nhanh hơn. Công ty luôn coi trọng việc nghiên cứu phát triển thị trường
xuất khẩu. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu cà phê chỉ thu hẹp ở các nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa thì ngày nay đã có mặt trên nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Có được thành tựu trên là do công ty đã nghiên cứu rõ thị trường, nắm bắt nhu cầu của
từng thị trường. Với mục tiêu giữ vững thị trường dễ tính, len chân vào những thị
trường khó tính như vậy đã tạo cho Việt Nam một thị trường tiêu thụ cà phê hết sức
rộng lớn. Điều này đã khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
- Thành công lớn của công ty đó là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản
xuất cà phê xuất khẩu. Việc đa dạng hoá chủng loại cây cà phê được bắt đầu từ công tác
nghiên cứu giống cà phê, các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong khâu chăm
sóc với việc cung cấp nước, ánh sáng đủ cho cây cà phê nhất là trong thời kỳ cây cà phê
sinh trưởng đã góp phần hạn chế sâu bệnh cho cây.
- Ngoài ra Intimex có một đội ngũ cán bộ, lao động có kiến thức kinh nghiệm
trong việc sản xuất, xuất khẩu cà phê. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng
tạo nên thành công cho công ty. Đội ngũ cán bộ giỏi về kiến thức thị trường, am hiểu
25

×