Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại Công ty TNHH Thời trang Star

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.32 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
2.1.1.Môi trường 8
2.1.2. Ô nhiễm môi trường 8
2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường 8
2.1.4.Rào cản môi trường 10
2.1.5.Xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
TNHH THỜI TRANG STAR KHI XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 16
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 3.2: Thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ 2010 - 2012
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu theo thị trường Error:
Reference source not found
Error: Reference source not found
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG
TRONG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến cả về
chất và lượng. Song song với sự tăng trưởng mạnh mẽ này, các khu vực và quốc gia
trên thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù
hợp với xu hướng tự do hoá thương mại - một xu thế khách quan, là nền tảng của sự
phát triển, đưa các quốc gia xích lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản
xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, càng thực hiện tự do hoá thương mại, càng mở cửa, thì
cạnh tranh giữa các quốc gia, các khu vực cũng theo đó càng gay gắt. Với thực tế đó
và để giữ vững quyền lợi của mình, các quốc gia đồng thời thực hiện các chính sách
theo hai xu thế trái ngược: một mặt tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ


năng quản lý, tăng chất lượng, giảm giá thành; mặt khác tăng cường bảo hộ trong
nước thông qua những hàng rào thuế quan, rào cản thương mại và rào cản môi
trường. Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy,
thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập
vào nền kinh tế thế giới. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế
với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát
triển song phương, 87 hiệp định thương mại, Việt Nam khi trở thành thành viên
WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các
doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với doanh
nghiệp nước ngoài.
Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta Hoa Kỳ nổi lên là đại diện chủ
chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm.
Cụ thể, Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào Hoa Kỳ đạt 16,9 tỷ USD
tăng 18,9% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam. (nguồn Tổng cục thống kê). Đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường
Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được mục
tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương mại với
Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những
nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa.
3
Ngành dệt may, với lực lượng nhân công đông nhất của ngành Công nghiệp
cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi
hạn ngạch hàng dệt may không còn, điều này sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong nguồn
cung và sản lượng, cũng như áp lực lớn lên các công ty một thời đã từng được bảo
hộ và đặc biệt là các áp lực từ phía các rào cản thương mại cũng như phi thương
mại. Đây sẽ là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt
Nam trong khi xem xét những thuận lợi và khó khăn của mình sẽ có những cách đối
phó với những rào cản này đặc biệt là những rào cản về môi trường. Và trong điều
kiện tự do hoá thương mại và xu thế bãi bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào thương
mại, thì hàng rào môi trường sẽ ngày càng trở thành công cụ đắc lực để các nước

nhập khẩu sử dụng.
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm ra hướng đi để có thể vượt
rào cản môi trường mà Hoa Kỳ đặt ra đối với từng mặt hàng một cách tốt nhất để
đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Khi thực tập tại công ty TNHH Thời trang
Star, nhận thấy công ty đang gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường với mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty là các sản phẩm may
mặc. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp vượt rào cản môi
trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ
tại Công ty TNHH Thời trang Star" nhằm tìm ra phương hướng giúp Công ty bảo
vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp
dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường.
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, do sự tác động mạnh mẽ của hệ thống các tiêu chuẩn môi
trường đã có hạn chế đáng kể đối với sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trước sự cần thiết của việc tìm ra các biện pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường đối với các hàng hóa xuất khẩu nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng,
đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên do tính chất phức tạp và
thay đổi liên tục của hệ thống các tiêu chuẩn và phạm vi của các vấn đề nghiên cứu
còn hạn hẹp nên việc tìm ra những giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường cho
ngành hàng xuất khẩu cụ thể còn chưa đầy đủ.Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
như:
4
“Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp vượt rào
cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam’, năm 2002, của Viện Nghiên cứu
Thương mại – Bộ thương mại.
“Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường phục vụ xuất khẩu hàng dệt may của
công ty cổ phần may Hồ Gươm” (sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang- K43E6- trường
đại học Thương Mại)
Trong các kết qua nghiên cứu của mình, tác giả đã phần nào đề cập tới các tiêu
chuẩn môi trường và vấn đề xuất khẩu mặt hàng may mặc. Qua đó chũng ta phần

nào thấy được thực trạng chung của xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam
dưới tác động của môi trường. Mặt khác một số đề tài được nghiên cứu trên diện
rộng hơn,các thị trường hướng tới và các mặt hàng nghiên cứu là khác nhau…Tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm vượt rào
cản môi trường cho mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH Thời trang
Star vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa đầy đủ lí luận,
thực tiễn, phân tích và đánh giá các rào cản môi trường ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của Công ty. Từ đó đưa ra một số những giải pháp giúp Công ty vượt rào
cản môi trường để thúc đầy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đi sâu tìm hiểu những rào cản về môi trường
của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt Nam nói chung và hàng may
mặc của Công ty TNHH Thời trang Star nói riêng. Từ việc phân tích đánh giá thực
trạng hoạt động sản xuât, xuất nhập khẩu của công ty kết hợp với cơ sở lý luận
chuyên ngành để rút ra những vấn đề còn tồn tại trong việc đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường của công ty. Từ đó dự đoán xu hướng phát triển của Công ty, sự tác động
của các rào cản này đến hoạt động xuất khẩu của công ty và đề xuất một số giải
pháp giúp Công ty có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của mình sang thị trường
Hoa Kỳ, thị trường đầy tiềm năng và không ít những thách thức đặt ra cho Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu tổng quan các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của Hoa Kỳ
với ngành dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này nói chung và cụ
thể nghiên cứu thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của Công ty TNHH Thời
trang Star vào thị trường Hoa Kỳ trong 3 năm từ 2010 đến 2012.
5
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là Công ty TNHH Thời trang Star và các tiêu chuẩn môi
trường đối với mặt hàng may mặc của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
D liu sơ cp:
- Quan sát, tổng kết thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung và
hoạt động xuất khẩu hàng may mặc nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ của
Công ty TNHH Thời trang Star.
- Để thu được các thông tin bổ sung và chi tiết cho quá trình làm bài tôi đã lựa
chọn phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp các cán bộ nhân viên
trong công ty và cụ thể là các cán bộ nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu -
nơi tôi trực tiếp thực tập để đạt được kết quả chính xác nhất.
D liu th cp:
- Sử dụng nguồn tài liệu trong công ty: Các báo cáo tài chính của công ty từ
năm 2010-2012, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh XNK của công ty từ
năm 2010-2012.
- Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu về thương mại quốc tế, kinh tế môi trường
như giáo trình, một số báo và tạp chí chuyên ngành, các tài liệu về tiêu chuẩn
môi trường và rào cản môi trường trong kinh doanh ngoại thương.
1.5.2. Phương pháp phân tích dZ li\u
- Phương pháp thống kê: thống kê và tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp các
anh chị trong phòng xuất nhập khẩu và bộ phận quản lý đơn hàng – bộ phận
làm việc trực tiếp với khách hàng.
- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả hoạt động sản xuất – xuất khẩu của
công ty qua các năm từ 2010 đến 2012.
- Phương pháp thống kê tổng hợp: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ
đó tổng hợp thành các bảng số liệu để so sánh và phân tích. Phân tích các
6
thông tin, xem xét sự tác động, tương tác giữa các yếu tố, chiều hướng biến
động của chúng như thế nào. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp
ứng các tiêu chuẩn môi trường
1.6. Khung kết cấu của khóa luận.
Chương 1 : Tổng quan về xuất khẩu và rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng

may mặc.
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và rào cản môi trường trong xuất khẩu
hàng may mặc
Chương 3:Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn về rào cản môi trường của Công ty
TNHH Thời trang Star
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp vượt rào cản môi
trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH Thời Trang
Star vào thị trường Hoa Kỳ
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC RÀO
CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
2.1. Một số khái ni\m cơ bản
2.1.1. Môi trường
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2005: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
2.1.2. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005:"Ô nhiễm môi trường
là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt

độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động
xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là các giới hạn
cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng
chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan có thẩm quyền quy định, làm căn cứ
để bảo vệ môi trường".
Tiêu chuẩn môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ
thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh
8
trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính
đến dự báo phát triển.
Những quy định chung về tiêu chuẩn môi trường.
• Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển,
nước thải v.v
• Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất
nông nghiệp.
• Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh
học.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn
hoá.
• Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển v.v
Tiêu chuẩn trong ngành dệt may bao gồm một số những quy định sau:
- Tiêu chuẩn sau về vệ sinh an toàn lao động theo Quyết định 3733/2002/QĐ-
BYT của bộ trưởng bộ y tế thì các cơ sở dệt may phải thực hiện khảo sát môi trường
nơi làm việc của của doanh nghiệp với 21 tiêu chuẩn và 5 nguyên tắc và 7 thông số

vệ sinh lao động. Theo tiêu chuẩn này thì cần phải khảo sát về các yếu tố: Nhiệt độ,
độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, tiếng ồn, bụi trọng lượng thành phần, hơi khí độc tại
nơi sản xuất
- Tiêu chuẩn ISO 14000: một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường,
trong đó ISO 14001 và ISO 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi
trường. ISO 14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng
nhận các hệ thống quản lý môi trường sẽ được tiến hành), trong khi ISO 14004 là
các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó.
Có cấu trúc tương tự như Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO
14000 có thể được áp dụng trong mọi loại hình tổ chức, bất kể với quy mô nào.
- Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản
phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc
9
quá trình sử dụng các sản phẩm đó". uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì
thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị
trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là
công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách
hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công
nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn
sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho
các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su, ), các sản phẩm thay thế cho các
sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi
trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi
trường.
2.1.4. Rào cản môi trường
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về rào cản môi trường, ta có thể xem xét một
số định nghĩa về rào cản môi trường để hiểu được rào cản môi trường là gì?
“Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi
trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công
nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp

dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi
trường… Các nước áp dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ
và một số nước phát triển ở châu Á”.
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài
“Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ
đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “rào cản môi
trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác
động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những
mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện
pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các
hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs.
2.1.5. Xut khẩu trong nền kinh tế thị trường
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005 thì xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
10
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hóa trong
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mụ đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dung
giữa nước này với nước khác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là
hai hoạt động quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu luôn được chú trọng hơn do nó đem lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia, khai thác được lợi thế của các quốc gia làm phát triển nền sản
xuất trong nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.2. Một số lý thuyết về rào cản môi trường
2.2.1. Một số quy định chung về môi trường đối với hàng may mặc
Ngày nay, xu hương tự doa hóa thương mại ngày càng phát triển, một tất yếu
khách quan là khi các nước ngày càng giảm sử dụng các hàng rào thuế quan trong
quan hệ thương mại quốc tế thì các hàng rào phi thuế ngày càng được gia tăng ấp

dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ
thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu
nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Nhìn chung, hầu hết các thì trường nhập khẩu
lớn của ta đều áp dụng những biện pháp như sau:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cho con người: Bao gồm những
tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khỏe của cá nhân như các tiêu
chuẩn vè thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháy, các
quy định về chất lượng sản phẩm (ví dụ các yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu
nguy hiểm để sản xuất quản phẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng
và con số đo lường chính xác v.v…)
- Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật, các biện
pháp để bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm.
Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việc buôn bán các sản phẩm từ một số động vật
cũng có những quy định cụ thể, như việc sử dụng da của một số loài động vật quý
hyieems để sản xuất ra các loại áo choàng, túi xách…
- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Bao gồm, việc sử dụng các loại thuốc
nhuộm, hóa chất trong may mặc và công nghệ xử lý rác thải và nước thải công
11
nghiệp. Các nước công nghiệp tiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề
môi trường, liên quan đến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc
tăng chi phí của các nhà sản xuất.
- Các quy định về bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ
liệu phục vụ việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãn mác sản
phẩm, các quy định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
2.2.2. Một số quy định về môi trường đối với hàng may mặc nhập khẩu
vào Hoa Kỳ
- Luật về tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng(CPSC)
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào
Hoa Kỳ kể từ ngày 14-8-2008. Luật này có nhiều quy định và các quy định có lộ
trình hiệu lực khác nhau.

Theo quy định mới thì vải sợi, hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp
ứng tiêu chuẩn về vải dễ cháy để tránh trường hợp sản phẩm quá dễ cháy, gây hại
cho người tiêu dùng. Các loại vải mỏng, vải xốp thường dễ bắt cháy và cháy rất
nhanh. Các loại quần, áo, thảm, đồ ngủ của trẻ em đều có mức tiêu chuẩn cháy
khác nhau. Cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo
trẻ em. Mặc dù luật đã cấm quần áo có dây thắt nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ lâu,
nhưng thời gian qua vẫn có nhiều loại quần áo trẻ em có dây thắt được nhập vào
Hoa Kỳ. Luật mới nghiêm khắc cấm điều này nên các nhà sản xuất Việt Nam phải
chấm dứt sản xuất hàng có dây thắt.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có quy định mới về nồng độ chì trong sản phẩm. Đến
tháng 2-2009, các sản phẩm dệt sẽ chỉ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu đáp ứng
tiêu chuẩn về nồng độ chì. Bà Nancy A. Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toàn
sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ, cho biết: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thể
nói đơn giản là không có chì”.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam (cũng như doanh nghiệp các nước xuất khẩu
hàng vào thị trường Hoa Kỳ khác) phải có báo cáo kiểm tra của phòng thí nghiệm
về việc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, chỉ những phòng thí nghiệm
đạt chuẩn, được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế mới có chức năng kiểm tra sản
phẩm và đưa ra báo cáo kiểm tra có giá trị. Trong tháng 9/2008, Hoa Kỳ đã công bố
trình tự công nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.
12
Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập khẩu hàng vi phạm tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm
sẽ bị phạt đến 15 triệu USD (trước đây chỉ phạt từ vài trăm ngàn đến vài triệu
USD), thậm chí còn có thể bị khởi tố hình sự. Hệ quả trực tiếp của việc nhà nhập
khẩu bị phạt là nhà xuất khẩu sẽ bị mất uy tín. Nếu trước đây luật quy định buộc tái
xuất các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì nay quy định mới
cho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an toàn.
Luật liên bang về các chất nguy hiểm do CPSC giám sát thực thi, quy định về
việc dán nhãn những sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích
hoặc bệnh tật đáng kể cho người sử dụng khi sử dụng chúng một cách bình thường

và hợp lý. Các chất đó bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ cháy hoặc nổ,
chất gây khó chịu cho người, hoặc chất gây nhậy cảm mạnh. Ngoài các thông tin
hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng, nhãn hàng còn phải hướng dẫn các biện pháp
sơ cứu nếu xẩy ra tai nạn.
Luật này cũng cho phép CPSC cấm những sản phẩm quá nguy hiểm hoặc
độc hại đến mức mà việc thực hiện đầy đủ những qui định về nhãn hàng cũng
không bảo vệ được thích đáng người tiêu dùng, trong đó có các loại đồ chơi trẻ em
có chứa chất nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm do điện, nhiệt, hoặc cơ khí.
Để xác minh việc tuân thủ các quy định của Luật liên bang về các chất nguy
hiểm, CPSC có thể điều tra các địa điểm sản xuất, chế biến, đóng gói, kho phân
phối hoặc chứa hàng nhập khẩu. CPSC cũng có thể kiểm tra các phương tiện dùng
để vận chuyển hoặc cất giữ các chất nguy hiểm. Các sản phẩm không tuân thủ các
yêu cầu về nhãn hàng của Luật liên bang về các chất nguy hiểm sẽ không được
nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Nếu sau khi dán lại nhãn mà vẫn không đạt yêu cầu, hàng
sẽ phải tái xuất nếu không sẽ bị tiêu hủy.
- Luật về vải dễ cháy
CPSC cũng giám sát thực thi Luật về vải dễ cháy. Luật này nghiêm cấm việc
nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải
hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC
đề ra. Việc không tuân thủ đạo luật về vải dễ cháy có thể dẫn đến việc tịch thu hay
sung công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC có thể áp dụng các hình phạt dân sự hoặc
hình sự ở mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật về vải dễ cháy.
13
- Quy định đối với hàng may mặc có thành phần từ lông thú
Hàng may mặc bằng lông thú hoặc một phần bằng lông thú nhập khẩu vào
Hoa Kỳ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD phải được ghi mác,
mã theo quy định của Luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act):
- Tên người sản xuất lông thú hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã
có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên người.
- Ghi tên của loài thú lấy lông;

- Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ;
- Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm;
- Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật;
- Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc.
Ngoài ra sản phẩm lông thú còn phải tuân theo Luật về vải dễ cháy (Flamable
Fabrics Act). Luật này được áp dụng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
- Tiêu chuẩn WRAP- trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu
WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử,
được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các
nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn
diện.
WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 2
nguyên tắc chủ yếu về môi trường sau:
• Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc: doanh nghiệp cần có những biện
pháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động
• Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường: Doanh nghiệp tuân thủ luật
về môi trường sản xuất và có biện pháp xử lí rác thải ra môi trường.
2.3. Phân định nội dung về rào cản môi trường do Hoa Kỳ đặt ra.
Rào cản lớn nhất hiện nay khi xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ
chính là vấn đề về các loại vải sử dụng cho hoạt động sản xuất của Công ty vẫn còn
chứa 1 dư lượng nhỏ chất nhuộm màu . Thực tế việc sản xuất của Công ty nhiều
năm nay luôn trong tình trạng không thể kiểm soát được việc nhập khẩu và thu mua
vải chứa các loại hóa chất. Việc dư hóa chất trong vải, quy trình sản xuất không
đảm bảo, cơ sở sản xuất còn yếu kém,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi
14
trường. Do vậy để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ là một điều khá khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam trong đó có
công ty TNHH Thời trang Star.
Qua phân tích cho thấy các quy định về tiêu chuẩn môi trường đối với mặt
hàng may mặc của công ty là khá phức tạp. Do đó khóa luận sẽ tập trung vào phân

tích đánh giá về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc của thị trường
Hoa Kỳ và các hệ thống tiêu chuẩn mà thị trường này áp dụng đối với mặt hàng
may mặc xuất khẩu của công ty. Từ đó sẽ đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn
môi trường, những thành công và những vấn đề mà công ty còn tồn tại. Cuối cùng
thông qua việc đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty TNHH
Thời trang Star vào thị trường Hoa Kỳ. Khóa luận sẽ đưa ra các giải pháp cũng như
các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN
MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR KHI
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1. Giới thi\u về Công ty TNHH Thời trang Star
3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH thời trang Star là công ty được thành lập theo giấy phép số
031043000044 ngày 28 tháng 2 năm 2007 do UBND tỉnh Hà Tây cấp. Tên viết tắt
của công ty là Công ty Sing Lun. Trụ sở chính của Công ty ở Lô 3, Khu Công
nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Nội. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 4 triệu đô
la Mỹ; sau đó điều chỉnh giấy phép đầu tư tăng số vốn lên 9,5 triệu đô la Mỹ. Với
tổng diện tích mặt bằng là 15,000 m2. Công ty thuộc sở hữu 100% của tổ chức nước
ngoài là Công ty Singlun Holdings Limited có trụ sở tại 36 Marsiling Lane,
Singapore, 739149. Trong hệ thống các công ty con, các công ty liên kết của tập
đoàn này, thì Công ty TNHH thời trang Star là công ty lớn thứ 2 trong tập đoàn, chỉ
sau công ty SL Global Limited ở Singpaore.
Tuy được thành lập ở Việt Nam năm 2007, nhưng công ty mẹ ở Singpaore
lại có lịch sử lâu đời. Công ty mẹ được thành lập năm 1951 tại Singapore, bắt đầu
bằng một xưởng dệt nhỏ, phát triển dần qua các mốc thời gian như sau:
Năm 1970 mở rộng một nhà máy ở Malaysia
Năm 1980 mở rộng các nhà máy ở Campuchia
Năm 1990 mở rộng các nhà máy ở Srilanka, Trung Quốc, Băng la đét,
Indonesia và các đại diện thương mại ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Nam Phi, Canada

Năm 2007 xây nhà máy ở Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn có sự ảnh hưởng đáng kể đến
Công ty TNHH thời trang Star. Đó là việc thừa hưởng một truyền thống, kinh
nghiệm quản lý, thị trường, lợi thế thương mại đã giúp ích rất nhiều cho Công ty
TNHH thời trang Star trong việc phát triển ở Việt Nam.
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Hoạt động chính của Công ty TNHH thời trang Star là sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm dệt may.
16
Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn hoạt động dịch vụ như
gia công quốc tế, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu
mặt hàng chủ yếu của Công ty là:
 Mặt hàng xuất khẩu: Áo khoác, áo phông các loại, quần áo thể thao và các
loại quần áo khác…
 Mặt hàng nhập khẩu: nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, vật tư
nguyên vật liệu (vải, bông lót, mex, chỉ, cúc, khóa,…), các hàng hóa khác…
Hiện nay Công ty TNHH Thời trang Star tập trung nhiều tới mặt hàng may
mặc xuất khẩu, có khả năng thu lợi nhuận cao. Đây là mặt hàng xuất khẩu được nhà
nước khuyến khích lại có thị trường thế giới rộng lớn. Có khả năng phát huy lợi thế
so sánh hiện có của Việt Nam về nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Vấn
đề hiện nay của công ty là nghiên cứu thị trường đầu vào và đầu ra hợp lý, đảm bảo
hàng hóa của công ty được thị trường chấp nhận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc xuất khẩu khác.
3.1.3. Nguồn nhân lực của công ty.
Công ty luôn coi nhân lực là nguồn lực chính đem lại hiệu quả kinh doanh. Nhìn
chung, cơ cấu lao động của công ty đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn, bộ
máy lãnh đạo ổn định, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động tích cực, chính
sách đối với người lao động luôn được quan tâm: thường xuyên cử cán bộ nghiệp
vụ đi đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ,đảm bảo điều kiện lao động an toàn…
Đội ngũ công nhân viên của Công ty tính đến ngày 31/12/2010 là 1000

người. Đến ngày 31/12/2011 số lượng công nhận viên trong công ty là 1482 người;
trong đó phòng kế hoạch và kiểm soát là 39 người, kỹ sư 10 người, phòng thí
nghiệm 9 người, phòng cắt 89 người, phòng xuất nhập khẩu 10 người, phòng kỹ
thuật có 10 người, công nhân có 956 người, và các phòng ban khác có 359 người.
Để phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng như theo kịp quá
trình đẩy mạnh hội nhập với nền kinh tế thế giới của đất nước, công ty luôn chú
trọng đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng làm việc, kinh nghiệm của đội ngũ
nhân viên kinh doanh, các cán bộ kỹ thuật và tay nghề của người lao động để có thể
17
đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng, thời gian cũng như hiệu
quả công việc mà khách hàng đặt ra.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, giám
đốc hành chính nhân sự, giám đốc kỹ thuật, giám đốc sản xuất. Bên dưới có các
phòng ban như: phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế
hoạch, phòng quản lý đơn hàng, phòng pháp chế.
3.1.5 Tình hình tài chính của công ty.
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty:
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: TSNH/ Nợ ngắn hạn = 0.4587
+ Hệ số thanh toán nhanh: (TSNH – Hàng tồn kho)/ Nợ phả trả = 0.1394
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty khá an toàn ở mức 0.4587 (thấp hơn so
với hệ số tương ứng trong Ngành). Trong khi hệ số thanh toán nhanh đạt 0.1394 thể
hiện một mức tương quan thấp hơn trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn với mức trung bình của Ngành. Tuy vậy vẫn có thể thấy Công ty có một hệ số
thanh toán tốt hay một tình hình tài chính ngắn hạn tương đối tốt.
Tổng nguồn vốn của công ty đầu năm 2012 là 31 triệu USD và cuối năm
2012tổng nguồn vốn của Công ty là32,4 triệu USD – điều này phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty còn thấp và cơ cấu vốn hiện tại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thời
trang Star.
3.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty TNHH Thời trang Star được thành lập vào năm 2007, tuy là công ty
mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng lịch sử hình thành và phát triển
của tập đoàn có sự ảnh hưởng đáng kể đến Công ty TNHH thời trang Star. Đó là
việc thừa hưởng một truyền thống, kinh nghiệm quản lý, thị trường, lợi thế thương
mại đã giúp ích rất nhiều cho Công ty TNHH thời trang Star trong việc phát triển ở
Việt Nam.
Hiện nay công ty có 1 nhà máy và dự kiến xây thêm một nhà máy khác vào
năm 2013. Hiện công ty có hơn 1482 nhân viên và 100 cán bộ công nhân viên, trên
19 chuyền may mỗi chuyền bao gồm 21 máy may được nhập khẩu từ các nước
18
Nhật, Đức…. Mặt hàng chủ yếu của công ty là: hàng mẫu; áo (thể thao, khoác, );
quần….
Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu trên thế giới công ty TNHH thời trang
Star không ngừng hoàn thiện, hoàn hảo và đạt kết quả cao. Thị trường chủ yếu của
công ty là: USA, EU, Canada,….và một số nước Tây Âu khác, trong đó USA chiếm
tới 70%, Canada chiếm 15%, EU chiếm 10% và 5% là các thị trường khác.
Tuy là một công ty mới được thành lập nhưng Công ty đã được thừa hưởng
bề dày kinh nghiệm của công ty mẹ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
may mặc cho các hãng nổi tiếng trên thế giới, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân
viên trẻ năng động, sáng tạo và bộ máy lãnh đạo chuyên nghiệp giúp công ty ngày
càng lớn mạnh và phát triển. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
năm 2009 – 2012:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm
(đơn vị tính: USD)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng nguồn
vốn

5,765,786 16,177,903 12,875,798 18,053,703
Tổng doanh
thu
24 8,796,361 17,842,897 31,000,000
Tổng chi
phí
86,420 1,854,921 1,954,464 2,205,031
Lợi nhuận
trước thuế
86,396 2,105,006 2,557,010 1,400,000
Lợi nhuận
sau thuế
86,396 2,105,006 2,557,010 1,400,000
Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty năm 2009 – 2012
Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu của công ty có sự tăng giảm qua các năm,
lợi nhuận có xu hướng giảm, điều này có thể do chất lượng sản phẩm của công ty
chưa được đảm bảo, việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường chưa được chú trọng.
3.2.2. Khái quát hoạt động TMQT của Công ty.
3.2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
19
Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yến là thị trường Mỹ(chiếm 70%),
Canada(chiếm 15%), EU (chiếm 10%) và 5% là các thị trường khác. Bên cạnh đó
công ty còn có hoạt động gia công xuất khẩu sang thị trường Singapo.
Bảng 3.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: Chiếc
Tên nước Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
EU (15 nước) 134,938 275,012 361,240
Hoa Kỳ 944,567 1,925,084 2,529,682
Canada 202,407 512,518 541,860
Thị trường khác 67,496 137,506 180620

( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu )
Qua bảng tổng kết số liệu trên ta thấy, tình hình xuất khẩu của công ty sang
các thị trường tương đối ổn định qua các năm. Công ty đã đặt quan hệ làm ăn lâu
dài với nhiều đối tác tại các thị trường truyền thống, để có thể duy trì được sản
lượng xuất khẩu ổn định sang các thị trường đó.
Thị trường Hoa Kỳ với dân số đông khoảng hơn 300 triệu người là nơi tiêu
thụ lớn và đa dạng các loại quần áo. Mức tiêu thụ ở thị trường này khá cao và đây
cũng là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Theo dự báo của Vitas cho
thấy, một vài năm tới, hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để gia tăng thị
phần tại Hoa Kỳ. Bởi các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ hiện đã
có sự phân hoá nhất định.
Do chi phí lao động tăng cao, các nước Đông Âu, Bắc Phi, chuyên cung cấp
hàng cho Hoa Kỳ đã không còn duy trì được thị phần như trước đây. Và đây chính
là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường
này.
Công ty đã nắm bắt được tình hình thị trường như vậy nên đã đẩy mạnh được
xuất khẩu vào thị trương này với tổng lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm (theo
bảng 3.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2010 - 2012)
Phải nói rằng, thị trường may mặc Mỹ là một miếng mồi béo bở, hấp dẫn
ngay bởi mức cầu lớn, tính thời trang, mẫu mốt và thị hiếu thể hiện rất rõ phong
cách của người Mỹ; đó là sự phong phú và khác biệt. Tuy nhiên trước khi Việt Nam
ra nhập WTO thì Mỹ chưa dành cho Việt Nam những ưu đãi về thuế và hàng may
20
mặc của Việt Nam qua Mỹ phải chịu mức thuế nhập khẩu còn rất cao, từ 40 – 49%
giá trị nhập khẩu. Trong khi Trung Quốc và một số nước khác được hưởng quy chế
này chỉ phải chị mức thuế 25%. Ưu thế cạnh tranh đã không thuộc về các doanh
nghiệp Việt Nam. Mặt khác, ngân hàng hai nước chưa có mối quan hệ bạn hàng nên
việc thanh toán còn là một vấn đề bất cập. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì Việt
Nam đã đạt được trên nguyên tắc thoả thuận thương mại song phương với Mỹ sẽ
dẫn tới việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Và hàng dệt may Việt

Nam sẽ được xuất khẩu vào Mỹ không còn bị áp đặt hạn ngạch đối với một số mặt
hàng như trước nay. Công ty chính thức đi vào hoạt động khi mà Việt Nam đã gia
nhập WTO do đó mà công ty đã có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với thị trường béo
bở và hấp dẫn này.
Dưới đây là bảng thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua
các năm 2010 – 2012:
Bảng 3.2: Thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ 2010 - 2012
Đơn vị: USD
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Áo Jacket 725,888 1,558,469 1,778,677
Áo phông 566,528 1,219,346 1,598,027
Quần áo khác 56,992 72,306 236,698
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu )
Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công
ty sang thị trường Mỹ luôn ở mức ổn định, luôn giữ tốc độ tăng trưởng năm sau cao
hơn năm trước. Có thể nói rằng, Công ty đã tận dụng được lợi thế ngành hàng của
mình và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo
Jacket và áo phông tăng đều qua các năm, điều này cho thấy Công ty đã thu hút
được người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu hàng hóa của
mình.
Công ty đã thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp về quản lý, công nghệ - kỹ
thuật - con người, tổ chức sản xuất thích ứng với tình hình mới, đảm bảo làm ra sản
phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với năng suất cao, vì vậy mà tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm luôn ổn định và tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo kim ngạch
21
xuất khẩu Công tycần chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng
được các tiêu chuẩn về kỹ thuật do khách hàng đặt ra. Hiện tại công ty ưu tiên đơn
hàng có giá trị cao, thực hiện các đơn hàng xuất khẩu FOB có chọn lọc mang lại
hiệu quả lớn và an toàn. Công ty đã được nhiều khách hàng lớn và có danh tiếng tin
cậy tại thị trường Mỹ liên tục đặt mua ổn định nhiều lô hàng với số lượng lớn cho

từng mùa.
3.2.2.2. Tình hình nhập khẩu của công ty.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty được thực hiện thường xuyên để phục vụ cho
hoạt động sản xuất theo các đơn đặt hàng. Các mặt hàng nhập chủ yếu là nguyên
phụ liệu như: vải, mex, khóa kéo, chỉ,…Thêm vào đó, công ty có một quy trình
hoàn thiện cho hoạt động nhập khẩu nên việc kiểm soát lượng hàng nhập để phù
hợp với các đơn đặt hàng sẽ được chi tiết và rõ ràng hơn, tiết kiệm chi phí và thời
gian trong quá trình nhập hàng về. Các nhà cung cấp nguyên phụ liệu chính cho
công ty nằm trong cùng khu vực đông nam á nên việc vận chuyển và giao nhận đc
diễ ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dưới đây là kết quả kinh doanh nhập khẩu theo
thị trường của công ty:
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ li\u theo thị trường
Đơn vị tính: USD
Thị trường 2010 2011 2012
Trung Quốc 35,064 72,867 85,423
Hàn Quốc 28,964 53,01 60,156
Nhật Bản 18,911 45,14 10,385
Đài loan 77,112 98,455 134,653
( Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty TNHH Thời trang Star)
Bảng trên cho thấy thị trường NK nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu là các
nước trong khu vực. Đài Loan là thị trường chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch
NK. Năm2010, kim ngạch NK từ Đài Loan chiếm 48,18% trong tổng kim ngạch
NK, năm 2011 là 36,54% có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012 tổng kim ngạch
NK vẫn tiếp tục tăng là 46.33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên ta thấy
tổng sản lượng nhập khẩu của công ty có sự biến động lớn, tổng sản lượng nhập
khẩu nguyên phụ liệu tăng từ năm 2010 so sánh 2012 với tốc độ tăng nhảy vọt.
Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công có bước tiến
đáng kể qua những năm đầu bước vào hoạt động sản xuất xuất khẩu.
22
3.3. Phân tích thực trạng đáp ứng rào cản môi trường đối với mặt hàng may

mặc của Công ty TNHH Thời trang Star
3.3.1. Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi tường trong khâu sản xuất của
Công ty.
Theo Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May thống kê, phần lớn các thiết bị nghiên
cứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ những năm 90, nay đã cũ
và lạc hậu. Hiện nay Việt Nam chưa có các phòng thí nghiệm sinh thái đủ tiêu
chuẩn để cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hoá,
bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Với các khách hàng của Công ty nói chung và
thị trường Hoa Kỳ nói riêng, thì mỗi đơn đặt hàng Công ty đều phải gửi mẫu sang
thị trường nhập khẩu để họ kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt với các tiêu chuẩn
chất lượng mà họ đặt ra hay không, sau khi đã hoàn thành thủ tục kiểm mẫu Công
ty mới đc khách hàng chấp nhận tiêu dùng sản phẩm của mình.
Ngày 10/10/2010 tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm
và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng may mặc và giày dép nhập khẩu vào Hoa
Kỳ. Hội nghị này đã trang bị cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu nội dung qui định về tính an toàn sản phẩm của Hoa Kỳ, định hướng cho các
doanh nghiệp về chất lượng cần đạt được của sản phẩm. Hội nghị này là thật sự cần
thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn lúng túng và chưa
thích nghi được với các qui định mới của Hoa Kỳ về tính an toàn của sản phẩm.
Ngoài ra Công ty còn khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về nồng độ chì
trong sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do chất nhuộm vải và nguyên
liệu sợi, vải, phụ liệu nhập khẩu của công ty chưa đạt yêu cầu. Dù đã cố gắng tự chủ
về nguyên liệu nhưng đến năm 2012, công ty vẫn phải nhập khẩu đến hơn 75%
nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác. Các nguyên liệu này
khi nhập khẩu lại chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn của Việt Nam dẫn đến khi đuợc gia
công thành sản phẩm thì nồng độ các chất độc hại trong hàng may mặc vượt xa mức
cho phép của Hoa Kỳ và không được phép nhập khẩu. Hơn thế nữa, với các phòng
thí nghiệm đã cực kì lạc hậu như hiện nay, chúng ta không thể xác định chính xác
nồng độ các chất độc hại trong sản phẩm với độ chính xác vô cùng khắt khe theo
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.Trong quá trình thực tập tại Công ty tôi đã được chứng kiến

23
khâu nhập khẩu nguyên phụ liệu của công ty, từ khâu đặt hàng đến mở tờ khai hải
quan; sau khi mở tờ khai hải quan thì lấy phản hồi từ phần mềm ECUS, có trường
hợp thì hải quan yêu cầu lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu có đạt
tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam hay không; sau đó Công ty sẽ điều người đi lấy
hàng về Công ty; và quá trình hậu kiểm của công ty cũngcòn nhiều thiếu sót, ở một
số khâu còn qua loa, chưa chú trọng đến nồng độ hóa chất dư thừa trong sản phẩm,
và chỉ kiểm tra độ co giãn của sản phẩm, kiểm tra độ phai màu, trọng lượng trung
bình của sản phẩm nên để lọt các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Qua đây ta thấy được, Công ty đã nỗ lực trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn và
quy định về hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ.
3.3.2. Thực trạng đáp ứng rào cản môi trường của Công ty
Thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng lớn hàng may
mặc xuất khẩu của Việt Nam. Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu của Việt
Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, trong một
vài năm gần đây và đặc biệt là thời điểm 1/1/2005 khi hạn ngạch dệt may bị rỡ bỏ
theo thỏa thuận của các nước thành viên WTO, kim ngạch xuất khẩu may mặc của
Việt Nam có chiều hướng giảm sút do hàng may mặc Việt Nam đang và sẽ còn tiếp
tục vấp phải một số rào cản về môi trường rất lớn từ phía thị trường Hoa Kỳ. Đối
với việc thực hiện và giám sát môi trường, công ty đã chấp hành tốt và thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như Báo cáo đánh giá tác
động môi trường; Giấy phép xả thải vào nguồn nước; Sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại; Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý chất thải thông
thường cũng như chất thải nguy hại đảm bảo cho người lao động có môi trường làm
việc tốt nhất.
Phối hợp với các đơn vị chức năng có thẩm quyền đo kiểm môi trường 2
lần/năm và các kết quả đo kiểm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Hoa Kỳ. Đặc biệt, thực
hiện chủ trương tiết kiệm năng lượng, công ty đã đầu tư công nghệ, thiết bị mới
giảm thiểu ô nhiễm như thay bóng đèn truyền thống bằng bóng đèn tiết kiệm năng
lượng; lắp đặt quạt hơi nước thay cho điều hòa không khí

Thêm vào đó công ty đã chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty đã xây dựng và được cấp 2
24
chứng chỉ ISO 9001:2000 và SA 8000 và đang tiến hành xây dựng chứng chỉ ISO
14000. Đối với khách hàng ở các nước phát triển, họ luôn ưu tiên những sản phẩm
đã đạt được chứng chỉ ISO. Có thể nói chứng chỉ ISO như một “tờ giấy bảo đảm”,
khiến khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm
Công ty cũng không ngừng cải tiến hệ thống máy móc nhà xưởng theo công nghệ
tiên tiến trên thế giới. Việc làm này không chỉ nâng cao năng suất lao động mà với
xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay, hầu hết các máy móc mới đều
tiết kiệm năng lượng và tạo ra ít phế phẩm hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu bảo vệ
môi trường của các nước phát triển đặt ra. Hằng năm công ty trích ra một phần lợi
nhuận để đầu tư vào xây dựng hệ thống thải nước trong những xưởng nhuộm. Hệ
thống lọc không khí tạo môi trường làm việc cho công nhân. Ngoài ra Công ty còng
đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường như sau:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn hóa chất lượng, chất lượng sản phẩm được thể hiện
thông qua hệ thống các tiêu chuẩn hóa mà Công ty đạt được như: Công ty có được
các chứng chỉ chất lượng ISO 9000. Những chứng chỉ này có vai trò quan trọng
trong kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ, là điều kiện quan trọng để Công ty xâm
nhập và mở rộng thị trường, là giấy thông hành để sản phẩm đi khắp thị trường Hoa
Kỳ. Điều này cũng đã gây không ít các khó khăn đối với việc xuất khẩu hàng may
mặc của Công ty.
Ngoài ra Công tyđã chú ý tới chất lượng sản phẩm gắn liền với vấn đề sức khỏe
và an toàn của người sử dụng. Hoa Kỳ có những quy định khắt khe về bảo vệ an
toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng. Công ty đã không ngừng cố gắng để đưa ra
những sản phẩm an toàn về thiết kế, yếu tố cấu thành, bao bì, hướng dẫn sử dụng
hoặc bất cứ đặc tính nào khác của nó, một sự rủi ro không thể chấp nhận đối với an
toàn và sức khỏe con người một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sản phẩm may mặc
của Công ty đã được quản lý tốt trong khâu sản xuất, các nguyên phụ kiện sử dụng
cho sản phẩm may mặc theo tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

người tiêu dùng. Vấn đề an toàn và sức khỏe cho con người tiêu dùng luôn đựơc các
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ các nước quan tâm. Họ đang và sẽ
đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ kiện cho sản xuất may mặc rất cao
nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc Công ty phải đầu tư vào những công nghệ tiên
25

×