Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Canada của Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.82 KB, 38 trang )

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
“Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường
Canada của Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông”.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
1

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, các quốc gia đều có cơ hội mở rộng quan hệ
kinh tế cũng như các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mỗi nước đều muốn tạo
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tạo nên một hình ảnh riêng của quốc
gia thông qua chính những hàng hóa và dịch vụ mà nó cung cấp. Và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó. Một số các sản phẩm tiêu biểu được nước ta chú
trọng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu ra quốc tế như: hàng dệt may,
hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ…
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và
được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn
đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân
khoảng 20% /năm. Trong năm 2008, mặc dù ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu
nhưng kim ngạch ngành hàng này thu về vẫn đạt gần 1 tỷ USD. Năm 2009, cùng với sự
phục hồi của nền kinh tế thế giới, theo dự báo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong
đó có sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang các thị trường có xu hướng tăng trưởng trở lại.
Do đó, kim ngạch mà sản phẩm này mang về đạt mức trên 1 tỷ USD và dự kiến 1,5tỷ
USD vào năm 2010 tăng bình quân 17,9%/năm. Thị trường xuất khẩu TCMN ngoài các
nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc, Đài
Loan Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù ngành


thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu
khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước một khoản thực thu ngoại tệ rất
lớn trong kim ngạch xuất khẩu do sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước,
nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm thấp 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy,
giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công rất cao 95-97%. Ngoài ra, việc đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu mặt hàng này sẽ tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động
trong nước.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
2

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Tuy nhiên trên bình diện chung, chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
chưa thật cao, đa phần cơ sở làm hàng còn phân tán, khó sản xuất, còn chậm đổi mới
mẫu mã, kiếu dáng sản phẩm, công tác tập trung chuẩn bị hàng, phân loại, đóng gói,
bao bì, kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu còn gặp nhiều vấn đề khó khăn ảnh hưởng
đến những vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa, sai lệch thời gian giao
hàng, từ đó gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình thực tập tại
Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông, em được biết thị trường Canada đang là thị
trường tiềm năng của công ty với những đơn hàng lớn và thường xuyên. Các nhà nhập
khẩu Canada đặc biệt chú trọng hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã thỏa
thuận; đảm bảo tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh
tranh và bao bì thích hợp cho vận tải đường biển; đặc biệt phải tuyệt đối tôn trọng chữ
tín kinh doanh và đây cũng chính là yêu cầu hàng đầu của các nhà nhập khẩu Canada
đối với đối tác làm ăn của họ.Với hoàn cảnh như vậy, Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn
Đông đã có những cố gắng trong việc chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu sao cho đạt hiệu
qủa nhất. Do đó việc tìm giải pháp chuẩn bị hàng, nhằm nâng cao tính hiệu quả cho
hoạt động xuất khẩu hàng TCMN là rất cần thiết.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Do tính cấp thiết của vấn đề chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu như đã nói ở trên,
với hy vọng áp dụng được những kiến thức đã học ở trường vào các hoạt động chuẩn bị
hàng TCMN xuất khẩu thực tế tại doanh nghiệp, em mong muốn học hỏi, nghiên cứu
và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động chuẩn bị hàng TCMN của Doanh
nghiệp, cũng như cho sự phát triển của ngành nghề truyền thống này. Vì vậy, em đã
chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Canada của Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn
Đông”.
Vì phạm vi đề tài quá rộng, nên em tập trung vào loại sản phẩm TCMN xuất khẩu
chính của Công ty là mây tre, gốm sơn mài. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là nhân
viên trong phòng Kinh doanh và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
3

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
là các nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác chuẩn bị hàng XK từ đó làm
sáng tỏ phương diện lý luận trong việc thực hiện quy trình chuẩn bị hàng hóa và tầm
quan trọng của công tác chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung :
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất
khẩu sang thị trường Canada của Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể :
- Nghiên cứu tình hình và quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu của công ty
CP Mỹ nghệ Viễn Đông trong một vài năm gần đây. Đánh giá hiệu quả của quy
trình này
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu sang thị

trường Canada của Công ty CP Mỹ nghệ Viễn Đông. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế
trong quy trình đó
- Tìm ra các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục
những hạn chế trên, từ đó hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu
sang thị trường Canada .
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung : nghiên cứu quy trình chuẩn bị hàng tại Công ty CP Mỹ nghệ Viễn
Đông
- Về không gian : thị trường Canada
- Về thời gian : nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm 2007 - 2009
- Sản phẩm : thủ công mỹ nghệ chủ yếu tập trung nghiên cứu mặt hàng mây tre,
gốm sơn mài.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của quy trình chuẩn bị hàng XK
Khái niệm : Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số
lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian
quy định trong hợp đồng TMQT. Như vậy quá trình chuẩn bị hàng XK bao gồm các nội
dung : Tập trung hàng hóa xuất khẩu, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa.
1.5.1. Tập trung hàng xuất khẩu

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
4

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm,
tối ưu hóa được chi phí. Là một hoạt động rất quan trọng của các doanh nghiệp kinh
doanh hàng XK. Các doanh nghiệp XK thường tập trung hàng XK từ các nguồn hàng
XK. Nguồn hàng XK là nơi đã và có khả năng cung cấp hàng hóa đủ điều kiện cho XK.
Quá trình tập trung hàng XK có thể mô tả như trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quá trình tập trung hàng xuất khẩu

Nhu cầu hàng XK
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK
Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng XK
Lựa chọn nguồn hàng XK và hình thức giao dịch
Nguồn: TS. Đào Thị Bích Hòa – Giáo trình kỹ thuật thương mại quốc tế - Trường Đại
học Thương mại – Nhà xuất bản Thống kê- 2006
1.5.1.1. Phân loại nguồn hàng xuất khẩu :
Phân loại nguồn hàng XK là phân chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tiêu
thức cụ thể nào đó, tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đặc trưng tương đối đồng nhất
để có các chính sách, biện pháp, lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng
để khai thác tối đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng.
Các loại nguồn hàng có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau :
- Theo khối lượng hàng hóa mua được:
+ Nguồn hàng chính : là nguồn hàng có khả năng cung cấp một số lượng hàng lớn
với chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp XK.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK
5

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
+ Nguồn hàng phụ : là nguồn hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng
XK của doanh nghiệp.
- Theo đơn vị giao hàng :
+ Các công ty liên doanh : đây là nguồn hàng có năng lực sản xuất kinh doanh vì
các sản phẩm thường xuyên được cải tiến
+ Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, hộ gia đình : các nguồn hàng có quy
mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất .
- Theo khu vực địa lý : có thể theo dấu hiệu miền, vùng, tỉnh, thành phố… Theo cách

phân loại này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác các hàng nông sản thực
phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, riêng có của từng vùng để tăng khả năng
XK và phát triển lợi thế của từng vùng.
- Theo mối quan hệ với nguồn hàng :
+ Nguồn hàng truyền thống : là nguồn hàng mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch
mua bán từ lâu, thường xuyên, liên tục, có tính ổn định cao.
+ Nguồn hàng không quan hệ thường xuyên : là nguồn hàng doanh nghiệp chỉ giao
dịch theo các thương vụ, không mang tính liên tục.
+ Nguồn hàng mới : là nguồn hàng mà doanh nghiệp mới có giao dịch và khai thác,
có thể sẽ phát triển thành các nguồn hàng truyền thống và điều quan trọng là giúp
doanh nghiệp mở rộng phạm vi và phát triển kinh doanh .
1.5.1.2. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng ổn định và phát triển kinh doanh phải
nghiên cứu và tiếp cận nguồn hàng để có phương thức và hệ thống thu mua hàng XK
được tối ưu là những nội dung quan trọng của quá trình chuẩn bị hàng.
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện hữu và các nguồn hàng tiềm năng.
Nguồn hàng hiện hữu là những nguồn hàng đang tồn tại sẵn sàng cung cấp hàng hóa để
XK, là những nguồn hàng có năng lực, có kinh nghiệm trong khai thác hàng XK, nhưng
mức độ cạnh tranh lại cao hơn . Nguồn hàng tiềm năng là những nguồn hàng chưa xuất
hiện hoặc đã xuất hiện nhưng không phải là nguồn hàng XK.
Nội dung nghiên cứu là phải nhận dạng được tất cả các nguồn hàng XK hiện hữu và
tiềm năng, tiến hành phân loại nguồn hàng và tiến hành nghiên cứu theo các nội dung :

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
6

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng: khi nghiên cứu khả năng sản xuất
của nguồn hàng XK là nghiên cứu những chủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã, đặc

điểm riêng của từng loại hàng, những chỉ tiêu chất lượng, mức độ phù hợp và khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài của mặt hàng .
- Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng : Những nguồn
hàng có tiềm lực tài chính, có khả năng kỹ thuật là những nguồn hàng tiềm năng có khả
năng cung cấp những sản phẩm có mẫu mã, kích thước, chất lượng đáp ứng được nhu
cầu của thị trường quốc tế, có thể cung cấp những lô hàng lớn và giao hàng đúng thời
điểm và chi phí thấp nhất.
Ngoài ra khi nghiên cứu nguồn hàng XK còn cần nghiên cứu những vấn đề sau:
- Năng lực quản lý
- Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng
- Khả năng tiếp cận nguồn hàng
Khi nghiên cứu chi tiết nguồn hàng cần áp dụng phương pháp nghiên cứu thực
tiễn, nghiên cứu cụ thể vào từng nguồn hàng với hai hình thức sau : 1.Gửi phiếu điều
tra; 2. Cử các bộ phận trực tiếp nghiên cứu, để thu thập được các thông tin sinh động,
đảm bảo độ tin cậy, chính xác, kịp thời làm cơ sở đưa ra các quyết định lựa chọn nguồn
hàng và hình thức giao dịch thích hợp.
1.5.1.3. Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu
- Mua hàng xuất khẩu : các doanh nghiệp kinh doanh hàng XK có thể mua hàng
xuất khẩu thông qua các đơn hàng và hợp đồng kinh tế, mua hàng không theo hợp
đồng, mua qua đại lý.
- Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu : Gia công là hình thức
doanh nghiệp xuất khẩu giao nguyên vật liệu hay bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất,
để đơn vị sản xuất gia công chế biến thành sản phẩm, giao lại cho bên doanh nghiệp
xuất khẩu và nhận phí gia công. Trong hợp đồng gia công, người ta chú trọng đến các
điều khoản chính sau:
+ Điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, thành phẩm
+ Điều khoản về nguyên vật liệu : chủng loại, số lượng, chất lượng, định mức
tiêu hao nguyên vật liệu

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp

45E5
7

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
+ Điều khoản giao hàng : thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận và nghiệm
thu nguyên vật liệu và thành phẩm
+ Điều khoản về chi phí gia công và thanh toán
+ Điều khoản về kiểm tra và giám sát
- Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng XK : Đây là hình thức các doanh nghiệp XK
liên doanh, liên kết với doanh nghiệp sản xuất hàng XK, trên nguyên tắc đảm bảo lợi
ích của các bên và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu.
- Xuất khẩu ủy thác : Trong hình thức này, bên có hàng XK gọi là bên ủy thác,
doanh nghiệp XK gọi là bên nhận ủy thác.
- Tự sản xuất hàng xuất khẩu: Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất trực tiếp tiến hành các sản phẩm của mình, hoặc các doanh nghiệp thương mại
kinh doanh hàng XK tự sản xuất hàng XK nhằm tự chủ trong hoạt động kinh doanh của
mình.
1.5.1.4. Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK bao gồm hệ thống các chi nhánh, các đại lý,
hệ thống kho hàng, hệ thống vận chuyển, hệ thống thông tin, kỹ thuật, công nghệ tập
trung hàng XK và hệ thống nguồn lực thích hợp …
Tổ chức hợp lý hệ thống tập trung hàng XK để đảm bảo cung cấp đúng hàng
hóa, đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, kịp thời gian với chi phí thấp là mục tiêu
của tổ chức hợp lý hệ thống.
Cơ sở để tổ chức hệ thống hợp lý là : đặc điểm mặt hàng, đặc điểm nguồn hàng,
hình thức giao dịch
Để hệ thống tập trung hàng XK hoạt động có hiệu quả, cần phải thiết kế và chỉ
đạo các bộ phận của hệ thống thực hiện theo kế hoạch. Cụ thể là :
+ Thiết lập hệ thống các kênh thu mua ( các chi nhánh, các đại lý…)
+ Tổ chức hệ thống kho hàng tại các điểm nút của kênh

+ Tổ chức hệ thống vận chuyển, bốc dỡ phù hợp với từng loại hàng
+ Sắp xếp hệ thống quản lý, cán bộ công nhân viên phù hợp có năng lực, có
trình độ
+ Phát huy cao độ của hệ thống thông tin : thu thập, phân loại, phân tích xử lý và
đưa ra các quyết định kịp thời.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
8

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
1.5.2. Bao gói hàng xuất khẩu
Trong TMQT, không ít hàng hóa để trần hay để rời, nhưng đại bộ phận hàng hóa
yêu cầu phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy việc
tổ chức đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng
hóa.
Bao bì là một loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng hàng hóa, hạn chế
những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận
chuyển, bảo quản đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.
1.5.2.1. Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói
- Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bảo
quản
- Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển bảo quản nhằm tránh
được các tác động xấu trong quá trình bốc dỡ , vận chuyển
- Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu
tiêu dùng của thị trường XK cũng như tập quán của ngành hàng.
- Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dùng, thuận tiện trong sử
dụng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Bao bì hàng XK cần đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế như chi phí sản xuất và đóng
gói bao bì.

Xuất phát từ yêu cầu về bao bì hàng XK. Khi lựa chọn bao bì đóng gói cần căn cứ vào
các cơ sở khoa học sau :
+ Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết
+ Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói
+ Căn cứ vào điều kiện vận tải
+ Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng.
1.5.2.2.Đóng gói hàng hóa
Để đóng gói cho hàng hóa XK cần phải kế hoạch hóa nhu cầu bao bì. Nghĩa là
phải xác định được nhu cầu về bao bì tương thích với số hàng hóa cần bao gói và có kế
hoạch để cung ứng bao bì phù hợp với chất lượng, đủ về số lượng và đúng về thời điểm.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
9

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Nhu cầu về bao bì được xác định theo công thức sau :
N
bb
=
Nsp
pQb )1( +
( cái, chiếc)
Trong đó :
Q
b
: Số lượng hàng hóa cần bao gói
N
sp
: Số lượng hàng hóa trong một bao gói

P : Phần trăm số bao bì không đóng gói đi kèm theo lô hàng
N
pp
: Nhu cầu về bao bì
Khi đóng gói hàng hóa, người ta có thể áp dụng hai hình thức đóng gói là đóng gói
hở và đóng gói kín. Đóng gói hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật, ngoài
những yêu cầu cơ bản về bao bì và số lượng bao bì, người ta còn quan tâm đến các vật
liệu chèn lót, kỹ thuật xếp hàng, sao cho an toàn nhất trong quá trình vận chuyển, bốc
dỡ và bảo quản hàng hóa.
1.5.3. Kẻ ký mã hiệu hàng hóa
Kẻ ký mã hiệu ( Marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình
vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá
trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Kẻ ký mã hiệu trên bao bì ngoài cho hàng hóa XK phải đảm bảo được các yếu tố
sau :
- Nội dung thông tin ký mã hiệu phải đáp ứng được các mục đích đề ra
- Ký mã hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết
- Phải kẻ ký mã hiệu ở vị trí dễ phát hiện và nhận ngay ra từ xa.
Trên nội dung ký mã hiệu bao gồm :
- Những nội dung thông tin cần thiết đối với người nhận hàng như : Tên người
nhận. tên người gửi, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyển
hàng, số hiệu kiện hàng.
- Những thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa như : Tên nước và tên
địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận tải
tên tàu, số hiệu của chuyến đi
- Những thông tin hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa như :
Chống mưa, dễ vỡ, nguy hiểm, tránh ẩm…

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5

10

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Mã số và mã vạch của hàng hóa.
1.5.4. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Trước khi giao hàng người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chất
lượng, số lượng, trọng lượng bao bì ( tức là kiểm nghiệm). Kiểm tra hàng xuất khẩu có
tác dụng :
- Thực hiện trách nghiệm của người XK trong thực hiện hợp đồng TMQT, từ đó
đảm bảo uy tín của nhà XK cũng như đảm bảo tốt mối quan hệ buôn bán trong TMQT
- Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các sai sót, đổi hàng mới, giao hàng
bù, hạ giá làm giảm hiệu quả của hoạt động XK
- Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình XNK, đảm bảo được
quyền lợi của khách hàng và của người XK
Việc kiểm tra hàng hóa XK được thực hiện ở hai cấp :
- Ở cơ sở : như đơn vị sản xuất, trạm thu mua chế biến, gia công Việc kiểm tra ở
cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để nhất.
Nội dung kiểm tra thường là :
+ Kiểm tra về chất lượng : Chỉ cho phép những hàng hóa đủ tiêu chuẩn về chất
lượng trong hợp đồng quy định được phép xuất khẩu. Kiểm tra sự phù hợp của bao bì
như hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, vật liệu làm bao bì, tài liệu đi kèm theo bao
gói, nội dung của ký mã hiệu và chất lượng của ký mã hiệu.
+ Kiểm tra số lượng và trọng lượng : Số lượng và trọng lượng của mỗi bao kiện,
tổng số lượng và trọng lượng
- Ở các cửa khẩu : Việc kiểm tra hàng ở các cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết
quả kiểm tra ở cơ sở.
Trong nhiều trường hợp theo quy định của Nhà nước hoặc theo yêu cầu của người
Mua ( đã được quy định trong hợp đồng ) việc giám định hàng hóa đòi hỏi phải được
tiến hành bởi các tổ chức giám định độc lập như : Vinacontrol, Society General
Supervision – SGS, Foodcontrol Khi đó căn cứ vào hợp đồng và L/C người XK phải

xác định : Nội dung và yêu cầu giám định, cơ quan giám định, đơn xin giám định hàng

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
11

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
hóa, hợp đồng L/C. Trong đơn có nội dung chính như : Tên, địa chỉ cơ quan xin giám
định, tên hàng, số kiện, trọng lượng, tình trạng hàng hóa, nơi đi, địa chỉ người gửi, địa
chỉ người nhận, phương tiện vận tải, yêu cầu giám định, số bản chứng thư xin cấp.
Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa. Kiểm tra thực tế
về số lượng, trọng lượng,bao bì, ký mã hiệu, chất lượng hàng hóa, và cấp các chứng từ.
Chứng thư là một trong những chứng từ quan trọng trong việc thanh toán và giải quyết
các tranh chấp sau này.
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CANADA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MỸ NGHỆ VIỄN ĐÔNG
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra bằng điều tra trắc nghiệm : gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm liên
quan trực tiếp đến vấn đề chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu của Công ty CP Mỹ nghệ
Viễn Đông. Phiếu điều tra trắc nghiệm này dành cho các cán bộ quản lý, nhân viên
thuộc phòng kinh doanh, nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị hàng.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn : tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số đối
tượng là cán bộ cấp cao và nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị hàng
TCMN xuất khẩu tại Công ty
Phiếu điều tra trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong phần phụ lục của
chuyên đề.

2.1.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Nguồn dữ liệu bên trong : Các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động, tình hình
xuất khẩu của công ty trong 3 năm 2007- 2009, các bộ hợp đồng hàng xuất khẩu
TCMN, các bộ hợp đồng sản xuất, hợp đồng thu mua hàng TCMN…

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
12

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Nguồn dữ liệu bên ngoài : giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành
kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu,…
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Biên tập và mã hóa dữ liệu : tổng hợp, biên tập các câu hỏi trắc nghiệm, phỏng vấn
- Phương pháp thống kê, mô tả : thông qua các số liệu thu thập được, tập hợp, thống
kê, mô tả thành các bảng số liệu, các sơ đồ, hình vẽ.
- Phương pháp so sánh : so sánh các kết quả kinh doanh XK hàng TCMN và hiệu quả
của công tác chuẩn bị hàng của công ty trong 3 năm 2007- 2009.
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ
MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
2.2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông
2.2.1.1. Khái quát chung
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ VIỄN ĐÔNG
- Tên giao dịch : Công ty mỹ nghệ Viễn Đông
- Tên giao dịch quốc tế: Far Eastern Handicraft Joint Stock Company
- Địa chỉ doanh nghiệp: Số 9, tập thể Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, ngõ
106, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel : (84-4)37552101 - 37554524 Fax : (84-4)37552102
- Email :

- Website : andicraft. com
- Xưởng sản xuất :
+ Xưởng sản xuất tre Viễn Đông : xã Yên Tiên, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Tel / Fax : (+84-0350) 3826770
+ Xưởng tre và sơn mài Viễn Đông : xã Xuân Quan, huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên
Tel / Fax : (+84-4) 22109186
+ Phòng trưng bày Viễn Đông : Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Tel / Fax : (+84) 0915 137 799
Diện tích : 360m2

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
13

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Sản phẩm : tre, sơn mài, gốm, khác …
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông
Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Viễn Đông được thành lập từ năm 1996, với sự hợp
nhất giữa một công ty thương mại và hai nhà sản xuất thủ công, qua 14 năm hoạt động
kinh doanh công ty đã đạt được thành tựu to lớn về quy mô cũng như kim nghạch xuất
khẩu không ngừng tăng trưởng. Từ đó, công ty phát triển như một nhà xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm khá
cao hơn 25% trong 3 năm gần đây.
Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chủ yếu của Công ty là : Sản xuất , xuất khẩu
và là Đại lý thu mua hàng Thủ công mỹ nghệ với chất lượng và thiết kế tốt nhất.
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty: các mặt hàng đồ trang trí, trưng bày,
đồ gia dụng trong gia đình bằng mây tre đan, sơn mài, gốm và các loại khác.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần mỹ nghệ Viễn
Đông
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tính đến cuối năm 2009 là 35 người,

trong đó có 25 CBCNV có trình độ đại học tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh
doanh. Cụ thể như sau:
- Giám đốc công ty: Là người quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động của công ty,
trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác sản xuất, kinh doanh.
- Phòng kế toán : thực hiện công tác tổ chức hành chính, chịu trách nhiệm kiểm tra
giấy tờ, sổ sách, tài sản công ty, lập báo cáo thu chi hàng tháng, quý, năm
- Phòng kinh doanh: Hoạch định các chiến lược về marketing và kinh doanh để
thực hiện mục tiêu chung của công ty. Có nhiệm vụ trực tiếp tìm kiếm các khách hàng
và hoàn thiện các giấy tờ, bộ hồ sơ hàng xuất khẩu.
- Bộ phận giám sát thiết kế : có nhiệm vụ trực tiếp giám sát kiểm tra chất lượng
hàng trong dây chuyền sản xuất (100%)và khi hàng được đóng gói (10-30%). Lập báo
cáo hàng tuần về chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và phân xưởng một cách độc
lập

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
14

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Bộ phận sản xuất : nhận các thông tin đơn hàng từ phòng kinh doanh. Kiểm tra
quy trình sản xuất và đóng gói để đảm bảo các tiêu chuẩn : đúng về thiết kế, mẫu mã,
kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu, độ ẩm và chất lượng đóng gói.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình chuẩn bị hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu của Công ty CP mỹ nghệ Viễn Đông
2.2.3.1. Những nhân tố bên trong
Nhân tố con người
Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tổng số CBCNV trong công ty là 35 người.
Trong đó có 25 người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Công ty
có một đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, có kiến thức chuyên môn cao, được rèn
luyện trong môi trường kinh doanh quốc tế đã đem lại cho công ty nhiều đơn hàng giá

trị trong và ngoài nước. Ngoài ra Công ty còn có một đội ngũ thiết kế, giám sát, kiểm
tra trong quá trình lựa chọn nguồn hàng, kiểm tra bao gói, vận chuyển…đảm bảo công
tác chuẩn bị hàng không bị sai sót ảnh hưởng chất lượng, số lượng , thời gian giao
hàng. Đặc biệt Công ty còn có một nhà thiết kế người Mỹ làm việc bán thời gian với
hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc và đã giới thiệu nhiều khách hàng tiềm năng cho
công ty.
Yếu tố vốn
Vốn là một yếu tố cơ bản để một doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hiệu
quả, nhất là với Công ty mỹ nghệ Viễn Đông cần mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng
nhà xưởng, thuê nhân công lành nghề để sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp. Năm 2008 là một năm khó khăn với công ty vì thị trường xuất khẩu hàng
TCMN giảm sút, vì vậy mà công ty đã thiếu một lưu lượng tiền mặt. Công ty đã phải
vay tiền ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh với một lãi suất cao. Để
kiểm soát được tình trạng lạm phát với tỷ lệ lạm phát hơn 19%, Chính phủ đã phải thắt
chặt lưu lượng tiền tệ bằng việc thúc đẩy hệ thống lãi suất ngân hàng tăng cao. Chính vì
vậy, mà hầu hết các đơn hàng của Công ty đã không mang về khoản lợi nhuận nào mà
một vài đơn hàng còn bị lỗ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.
Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
15

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Mặt hàng này luôn đòi hỏi các trang thiết bị như dụng cụ, thiết bị kiểm tra, chuyên
chở, vận tải, hệ thống kho bãi…Do vậy những yếu tố này có tốt hay không ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng hàng hóa, cũng như công tác tập trung hàng hóa.
Yếu tố uy tín và vị thế doanh nghiệp
Doanh nghiệp có uy tín và vị thế cao sẽ dễ dàng ký kết được các hợp đồng sản xuất
với chi phí hợp lý, có nhiều điều kiện tốt hơn để thực hiện công tác tập trung và kiểm

tra hàng hóa.
2.2.3.2. Những nhân tố bên ngoài
Yếu tố tự nhiên :
Với những đơn hàng XK hàng TCMN trung bình doanh nghiệp phải tiến hành giao
hàng cho đối tác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hợp đồng, chính vì vậy yếu tố
thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tập trung chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu. Nếu
trong thời gian đang sản xuất thời tiết lại không thuận lợi như mua, lụt…làm ảnh hưởng
đến tiến độ sản xuất, tiến độ chuẩn bị hàng, tiến độ giao hàng, nhất là ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa như độ ẩm cao gây mối mọt làm giảm chất lượng hàng hóa.
Hàng thủ công mỹ nghệ với đặc thù là hàng được làm bằng tay một cách thủ công,
nên luôn có sự sai khác về kích cỡ, màu sắc, chất lượng giữa các sản phẩm. Điều này đã
gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên kiểm tra, họ phải kiểm tra đối chiếu từng sản
phẩm một với mẫu đối chứng.
Nguồn nguyên vật liệu ngày càng cạn kiệt và không được quy hoạch khai thác một
cách cụ thể, chính xác khiến cho giá nguyên liệu đầu vào các sản phẩm ngày càng tăng.
Ngoài ra vấn đề về cơ sở làng nghề sản xuất có tác động làm ảnh hưởng đến môi trường
cũng đã góp phần không ít làm khó khăn cho quá trình lựa chọn nhà cung cấp của
doanh nghiệp.
Yếu tố pháp luật – chính trị
Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi vay vốn được Nhà nước tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu hàng TCMN cho các doanh nghiệp. Nhưng bên
cạnh đó thì các quy định về chất lượng sản phẩm hàng TCMN của các nước nhập khẩu
Mỹ, EU như quy định về hóa chất, quy định về dán nhãn bao bì sản phẩm ngày càng
nâng cao để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng nên công tác chuẩn bị hàng TCMN xuất
khẩu của Công ty càng cần phải được quan tâm hơn nữa.

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
16


Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Yếu tố văn hóa- xã hội :
Các nhà nhập khẩu đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường và tìm kiếm những sản
phẩm thiên nhiên tái chế thân thiện với môi trường như là mây tre gốm…
Yếu tố công nghệ :
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng quan trọng nhất trong công đoạn chế biến nguyên vật
liệu đối với hàng mây tre đan, công đoạn nung đốt với hàng gốm sứ, công đoạn sấy, sơn
hàng sơn mài. Thành phần có chất lượng tốt và đồng đều hay không là phụ thuộc phần
lớn vào công đoạn này vì vậy yếu tố công nghệ đã chi phối rất lớn đến quyết định lựa
chọn cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh quốc tế như Trung Quốc, Indonesia với các tiêu chuẩn kỹ thuật
và thiết kế tiên tiến đang ngày càng cạnh tranh gắt gao với hàng TCMN của Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh nội địa : ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp tham gia
vào thị trường XK hàng TCMN khiến cho công ty luôn phải có những chính sách đổi
mới cho phù hợp, tận dụng những lợi thế như uy tín, mối quan hệ với nhà cung cấp để
đảm bảo nguồn hàng luôn được ổn định.
2.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU THU THẬP
2.3.1. Kết quả phân tích các dữ liệu
2.3.1.1.Tình hình kinh doanh xuất khẩu TCMN của Công ty năm 2007- 2009
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng
TCMN, chuyên về các sản phẩm trang trí, trưng bày,gia dụng mỹ nghệ truyền thống
Việt Nam chất liệu tre, gốm, sơn mài. Mỗi năm, công ty xuất khẩu hàng trăm container
các sản phẩm TCMN…trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 30% doanh số XK là
những khách hàng mà công ty là đại lý chính thức của họ tại Việt Nam.
Năng lực sản xuất: Sản phẩm mây tre: số lượng 40 container 40’’/ tháng
Sản phẩm sơn mài : số lượng 15 container 40’’/ tháng
Bảng 2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh XK trong 3 năm 2007 – 2009
STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009
1 Giá trị trung bình

(USD) /Container 40’’
15000 15000 16200
2 Số lượng bán hàng 97.44 90.00 99.24

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
17

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
( Container 40’’)
3 Tổng doanh thu bán hàng
(triệu USD)
1*2 1.47 1.36 1.61
Thị trường Mỹ 0.88 (60%) 0.77 (60%) 0.88 (55%)
Thị trường EU 0.44 (30%) 0.44 (30%) 0.57 (35%)
Thị trường khác 0.15 (10%) 0.15 (10%) 0.16 (10%)
4 Chi phí sản xuất (nguyên
liệu, đóng gói, vận
chuyển…) (triệu USD)
0.52 0.60 0.62
5 Tổng lợi nhuận ( triệu
USD)
3-4 0.95 0.76 0.99
6 Chi phí bán hàng ( triệu
USD)
6.1+6.2
+6.3
0.31 0.28 0.32
6.1 Chi phí quảng cáo (triệu
USD)

0.14 0.14 0.14
6.2 Chi phí hàng mẫu (triệu
USD)
0.07 0.07 0.08
6.3 Tiền hoa hồng ( triệu
USD)
0.10 0.08 0.10
7 Chi phí doanh nghiệp (trả
lương…)(triệu USD)
0.14 0.20 0.22
8 Lợi nhuận thực (triệu
USD)
5-6-7 0.50 0.28 0.45
9 Lợi nhuận/tổng doanh thu
(%)
8/3 34 21 28
Nguồn: báo cáo kinh doanh-phòng kinh doanh công ty Viễn Đông
Theo đánh giá, năm 2007, công ty kinh doanh rất hiệu quả với mức tăng trưởng
35% so với năm 2006 (tổng doanh thu năm 2007 là 1,47 triệu USD so với năm 2006 là
1,08 triệu USD). Trong đó, thị trường Mỹ chiếm khoảng 60% doanh số bán hàng, EU
30% còn lại các thị trường khác 10% như Australia, các nước Châu Á…Tuy nhiên, với
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 đặc biệt ở thị
trường Mỹ làm cho doanh số bán hàng của Công ty sụt giảm một cách rõ rệt. Đến cuối
tháng 8 năm 2008 tổng doanh số bán hàng mới chỉ đạt khoảng 0,9 triệu USD thấp hơn
mức đặt ra 1,36 triệu USD. Năm 2009, công ty có một hướng đi mới là đầu tư chủ yếu
vào thị trường Châu Âu là thị trường tiềm năng, ổn định cho hàng TCMN Việt Nam.
Với sự cải tiến, nâng cấp dây chuyền sản xuất, công ty đã tăng doanh số bán ở thị

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5

18

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
trường Châu Âu trong năm 2009 khoảng 30% so với năm 2008 ( từ 0,44 triệu USD năm
2008 lên 0,57 triệu USD năm 2009), góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu công ty 21%
năm 2009 so với năm 2008. Sở dĩ có sự tăng mạnh doanh số bán ở thị trường Châu Âu
đặc biệt các nước Canada, Hà Lan…là do đổi mới cấu trúc sản phẩm từ hàng trang trí,
trưng bày, công ty đã chuyển sang những sản phẩm, đồ gia dụng trong gia đình mang
tính thiết thực cao như: bát, lọ, khay, đĩa, hộp, đũa… bằng tre, sơn mài để hấp dẫn
người tiêu dùng Châu Âu. Ngoài ra công ty cũng chú trọng vào kỹ thuật in, phun sơn
mài lên các vật dụng bằng tre, gốm một cách tinh xảo tạo nên sự khác biệt của sản
phẩm. Để thu hút các khách hàng Châu Âu, công ty gửi những mẫu hàng mới cho
khách hàng và tham gia vào hội chợ thương mại đồ gốm ở Châu Âu vào tháng 7 năm
2009, là nơi tạo nguồn hàng cho Năm mới và lễ Giáng sinh.
2.3.1.2. Tình hình kinh doanh XK hàng TCMN của Công ty sang thị trường
Canada năm 2007- 2009
Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Canada của Công ty
Viễn Đông hiện nay được thể hiện dưới hình sau:
Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu mặt hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường Canada

Nguồn: báo cáo cơ cấu mặt hàng TCMN xuất khẩu sang Canada – công ty Viễn Đông
Kết quả XK các mặt hàng TCMN của công ty sang thị trường Canada thể hiện dưới
bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2- Tình hình XK các mặt hàng TCMN sang thị trường Canada của công ty
năm 2007- 2009

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
19


Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Đơn vị : USD
STT TÊN HÀNG NĂM
2007
NĂM 2008 NĂM 2009
Số tiền Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷtrọng
(%)
1 Tổng doanh thu 230 147.0 203 624.0 -3.30 446 482.5 75.21
2 Tre 26 252.5 4 305.0 -77.19 13 445.0 -4.70
3 Sơn mài 147 316.0 198 503 25.69 370 711.5 174.46
4 Gốm 43 392.5 43 370.6 -0.01 53 201.0 8.02
5 MDF 300 77.0 -18.6 0 0.00
6 Khác 12 886.0 7 368.4 -44.78 9 125.0 -0.01
Nguồn: Kết quả kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu sang Canada công ty Viễn Đông
Theo số liệu, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN năm 2008 giảm 3,3% so với
năm 2007 vì đây là một năm khó khăn chung với toàn ngành xuất khẩu TCMN nói
riêng và với xuất nhập khẩu cả nước nói chung. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến
các doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, công ty còn
phải đương đầu với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Để thích ứng
với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, CBCNV của công ty đã phải nỗ lực, cố
gắng tìm thị trường XK tiềm năng, khai thác các nguồn cung ứng, hạn chế tối đa các chi
phí, từng bước đưa kim ngạch XK năm 2009 tăng lên 75.21%
Kim ngạch XK các mặt hàng mây tre, MDF, khác lại có xu hướng giảm kim ngạch
XK, thậm chí mặt hàng MDF đến năm 2009 thì không XK được. Nguyên nhân cơ bản
là do đối tác cung cấp mặt hàng này chưa ổn định được và so với các sản phẩm cùng
loại của Trung Quốc thì cùng một chất lượng như nhau nhưng họ cạnh tranh hơn chúng
ta về giá cả và trình độ nghệ thuật.
Riêng các mặt hàng sơn mài, gốm không ngừng tăng kim ngạch XK trong 3 năm trở

lại đây vì người tiêu dùng Canada ngày càng ưu chuộng các sản phẩm sơn mài thiết kế
màu sắc phong phú, độc đáo. Tuy năm 2008 mặt hàng gốm có giảm nhẹ 0.01% tuy
nhiên đến năm 2009 đã có sự điều chỉnh và tăng 8,02% so với năm 2008. Đặc biệt nếu
như năm 2008, kim ngạch XK hàng sơn mài chỉ vượt năm 2007 là 25,69% thì năm
2009 hàng sơn mài có sự tăng trưởng đột biến, đạt 174,46% ( tương đương 172 208.5
USD)
2.3.2. Thực trạng quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường
Canada của Công ty CP Mỹ nghệ Viễn Đông

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
20

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
2.3.2.1. Tổng quan về thị trường Canada
2.3.2.1.1. Đặc điểm thị trường Canada
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập hàng TCMN của Canada gia tăng nhanh
chóng. Sở dĩ có nhu cầu này là do người Canada đã quan tâm đến truyền thống văn hóa
và nghệ thuật nước ngoài cũng như phong cách sống mới được giới thiệu qua các hoạt
động quảng bá du lịch về văn hóa, phong tục tập quán của nước ngoài trên các phương
tiện truyền thông.
Thêm vào đó, sự đánh thức niềm tự hào của các nhóm cộng đồng di dân đã tạo ra
một thị trường mới cho mặt hàng TCMN. Dự báo nhu cầu hàng năm đối với mặt hàng
này tai Canada đạt khoảng 750 triệu - 1 tỷ USD. Theo ước tính, khoảng 60% các mặt
hàng TCMN cung ứng cho thị trường nội địa Canada được nhập khẩu từ các thị trường
bên ngoài. Đối tác xuất khẩu các mặt hàng này sang Cananda là Mỹ, Trung Quốc, EU,
Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Indonexia, Việt Nam
Người dân đất nước Canada ưa chuộng mua sắm những sản phẩm kiểu dáng độc
đáo như hàng thời trang, đồ trang sức mỹ nghệ đến những mặt hàng cỡ lớn như đồ treo
tường, tượng gỗ, tượng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ trang trí hoặc sử dụng trong nhà và

văn phòng…tạo một thị trường màu mỡ cho hàng TCMN Việt Nam.
Trong đời sống hiện đại, người Canada có nhu cầu tạo ra phong cách thoải mái
trong chính những không gian sống, do đó không có sự giới hạn trong lựa chọn sản
phẩm hay cách bài trí. Phòng ăn có thể được trang trí bởi các sản phẩm từ đơn giản đến
cầu kỳ, bao gồm đồ dán tường, vải trải bàn, nến, đồ sứ, khung gỗ và khung kim
loại Đối với khu vực bên ngoài ngôi nhà như vườn, khu vui chơi giải trí, những đồ
TCMN như tượng trang trí, đồ gỗ mỹ nghệ được sử dụng với số lượng lớn và rất đa
dạng. Bên cạnh đó, giữa các miền lại có sự khác biệt về phong cách: ở bờ biển phía Tây
có xu hướng thích phong cách đơn giản, còn ở miền Trung cầu toàn hơn.
2.3.2.1.2. Quy định nhập khẩu hàng TCMN vào thị trường Canada
Theo qui định của cơ quan thuế và hải quan Canada, một số hàng TCMN nhập
khẩu vào Canada có thể được miễn hoặc áp mức thuế thấp, nếu hàng đến từ các nước
được hưởng qui chế ưu đãi thuế quan chung (GPT), miễn là hàng hóa thỏa mãn các điều
kiện

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
21

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- có hình thức hay trang trí được sử dụng truyền thống bởi người bản xứ hay đại diện
cho bất kỳ biểu tượng quốc gia, lãnh thổ hay tôn giáo nào của nơi làm ra sản phẩm đó;
- được làm bởi thợ thủ công dùng công cụ cầm tay hoặc bằng máy dùng tay hoặc chân
để điều khiển;
- là đặc thù đối với quốc gia đó – không phải là hàng nhái của một nước khác;
- không được sản xuất với số lượng lớn bằng dụng cụ tinh vi hay bằng khuôn;
- có chức năng sử dụng, nhưng chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị tôn giáo hoặc giá trị
văn hóa.
Hàng thủ công mỹ nghệ không đủ tiêu chuẩn miễn thuế hoặc hưởng mức thuế ưu
đãi nếu là hàng tiêu dùng đơn thuần không có đặc điểm nghệ thuật hay trang trí nào; là

hàng nhái hoặc bắt chước sản phẩm của nước khác; các sản phẩm có đặc điểm chính
tương tự (về kích cỡ, kiểu dáng và phương thức sản xuất) và chất lượng được kiểm soát
chặt chẽ; có bằng chứng là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ gốc, được sử dụng làm
mẫu để tái sản xuất hàng loạt các sản phẩm bằng tay và một phần bằng các dụng cụ tinh
vi hay bằng khuôn.
Lưu ý: Giấy chứng nhận sản phẩm được làm theo một mẫu cụ thể và được ký xác
nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ.
Để có được chiến lược phát triển thị trường Canada, các nhà xuất khẩu cần lưu ý
tới những điểm chính sau: sản xuất hàng mẫu với vòng quay nhanh; trả lời tất cả các
thư giao dịch ngay trong ngày (bằng fax, email/điện thoại); giao hàng đúng hạn, nếu
giao trễ phải được người mua đồng ý; hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã
được hai bên thỏa thuận hay đúng với hàng mẫu, nếu có thay đổi phải được người mua
chấp thuận; cung cấp hàng liên tục; bao bì thích hợp cho vận tải đường biển; phương
tiện lưu kho và bốc xếp hợp lý; khuyến mại, đặc biệt với sản phẩm mới; có kiến thức về
thanh toán quốc tế; đại diện giao dịch phải nói thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Email trở thành phương tiện liên lạc với nhà nhập khẩu Canada. Vì vậy, nên cung
cấp địa chỉ email cho họ để họ tiện liên lạc, nếu không làm được điều này thì nhà nhập
khẩu Canada sẵn sàng từ bỏ ý định mua hàng. Nên thiết lập cho công ty mình một trang
web, đảm bảo rằng trang web này có trong danh mục của các công cụ tìm kiếm lớn.
Các khu vực thị trường chính ở Canada là những thành phố đông dân cư: Toronto,
Montreal và Vancouver. Gom hàng từ khắp các miền của Canada tới 3 thành phố này là

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
22

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
điểm nổi bật của hệ thống phân phối.Các nhà nhập khẩu và phân phối hàng thủ công
mỹ nghệ Canada thường tham dự các hội chợ sau:
- Canadian’s Creative Conference and trade show ở Toronto và Calgary

(www.cdncraft.org/pages/tradeshows/toronto2003.htm)
- one of a kind Christmas Canadian Craft Show and Sale ở Toronto Ø
(www.oneofakindshow.com)
- Salon des métiers d’art du Québec ở Montreal và Salon Plein Art ở Québec
(www.métiers-đ-art.qc.ca/salonscma)
Bạn hàng CANADA truyền thống của Công ty Viễn Đông là :
Công ty MERCANA ART DÉCOR
Địa chỉ : #16, 13478 – 78 Avenue
Surrey, Bristish Columbia, Canada V3W8J6
2.3.2.2. Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá về quy
trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường Canada
Thông qua quá trình điều tra trắc nghiệm với tổng số 10/10 phiếu thu về và phỏng
vấn chuyên sâu với 3 đối tượng tại doanh nghiệp có một số kết quả như sau :
Bảng 2.3- Phương thức giao dịch hàng TCMN xuất khẩu của Công ty
Phương thức
giao dịch
Số phiếu Trung bình
( %)
Tự sản xuất 6/10 60
Liên kết với cơ sở sản xuất 3/10 30
Thu mua hàng XK 1/10 10
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm
Bảng 2.4- Đánh giá của CBCNV về công tác thực hiện quy trình chuẩn bị hàng
TCMN xuất khẩu của Công ty
(1- Rất tốt; 2- Tốt; 3- Khá; 4- Trung bình; 5- Kém)
Nội dung quy trình chuẩn bị
hàng TCMN xuất khẩu
1 2 3 4 5
Tập trung hàng XK 8/10 2/10
Giám sát, đôn đốc 1/10 3/10 6/10


Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
23

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Kiểm tra hàng XK 5/10 5/10
Nhận hàng, vận chuyển về kho 5/10 4/10 1/10
Vận chuyển đến nơi tập kết XK 5/10 4/10 1/10
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm
Bảng 2.5- Một số nguyên nhân gây ra khó khăn trên
Nguyên nhân Số phiếu
Do bản thân doanh nghiệp 10/10
Do tính chất hàng hóa 10/10
Do nhà cung cấp 10/10
Do yếu tố tự nhiên 10/10
Do yếu tố kinh tế 10/10
Do yếu tố pháp luật, chính sách 3/10
Do yếu tố công nghệ 8/10
Do yếu tố cơ sở hạ tầng 7/10
Nguồn: Kết quả phiếu điều tra trắc
nghiệm
2.3.2.3. Phân tích thực trạng quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu
của Công ty sang thị trường Canada
Quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu thực tế của Công ty được thực hiện theo sơ
đồ sau :
Sơ đồ 2.2 – Quy trình chuẩn bị hàng TCMN xuất khẩu tại Công ty

Bốc dỡ, vận
chuyển ra điểm

tập kết XK
Bốc dỡ, vận chuyển
về kho hàng của
Công ty
Nhận hàng sau khi
đã được bao gói,
kẻ ký mã hiệu

Nguồn: phỏng vấn điều tra
Thông qua tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm, hầu hết các cán bộ được phỏng vấn
đều cho rằng Công ty đã thực hiện các bước trên ở mức Tốt, riêng có bước Thiết kế,

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
Ký kết hợp đồng
với cơ sở sản xuất
Thiết kế, giám sát
Đôn đốc tiến độ sx
Kiểm tra hàng hóa
tại cơ sở sx
24

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
giám sát, đôn đốc và kiểm tra hàng hóa là Công ty mới chỉ thực hiện ở mức Khá, cần
đầu tư chuyên sâu hơn nữa để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất nâng cao hiệu quả
công tác chuẩn bị hàng sang thị trường Canada.
Các hình thức giao dịch hàng TCMN xuất khẩu sang Canada
Có rất nhiều hình thức giao dịch hàng XK. Tuy nhiên công ty chỉ thực hiện theo các
phương thức sau:
Biểu đồ 2.2- Các hình thức giao dịch hàng TCMN XK sang thị trường Canada

Nguồn: phiếu điều tra
Công ty có hai cơ sở sản xuất mây tre đan và gốm sứ sơn mài ở Nam Định và Hưng
Yên là hai cơ sở chính chuyên sản xuất, cung cấp các mặt hàng đồ trang trí và gia dụng
trong gia đình bằng mây tre đan, gốm sơn mài mỹ nghệ với mẫu mã và chất lượng đảm
bảo, uy tín. Tuy nhiên quy mô sản xuất của hai cơ sở này còn nhỏ lẻ, nhà xưởng sản
xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng
được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu
nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, liên kết với các
cơ sở sản xuất, làng nghề khác (chiếm 30% trong phương thức giao dịch) hoặc thu mua
hàng của các nhà cung cấp khác (10%) dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định,
đồng nhất hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng .
Để khắc phục phần nào khó khăn trên, tìm kiếm nguồn hàng ổn định, đến nay, công ty
đã xây dựng được một hệ thống chân hàng cung cấp đủ hàng hóa phục vụ XK. Cụ thể

Nguyễn Thị Phương Dung Lớp
45E5
25

×