Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.7 KB, 40 trang )


LOGO
ĐỀ TÀI:
TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN
Nhóm 7– Lớp NH Đêm 1
GVHD: PGS.TS. BÙI KIM YẾN

NỘI DUNG TRÌNH BÀY
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ
ĐỀ ÁN 1826
1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HiỆN NAY CỦA CÁC CÔNG TY KINH
DOANH CHỨNG KHOÁN
2
KIẾN NGHỊ VÀ GiẢI PHÁP
3

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có
tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán
kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy Ban Chứng Khoán
(UBCK) Nhà nước cấp.

Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người
chuyên viên và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành
viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũng phải hội đủ
những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng


khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.

Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động
công ty chứng khoán

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Vốn pháp định theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP
Tư vấn đầu tư
CK: 10 tỷ đồng
Bảo lãnh phát
hành: 165 tỷ
đồng
Tự doanh CK:
100 tỷ đồng
Môi giới CK:
25 tỷ đồng

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
Chuyên doanh chứng
khoán :

Công ty độc lập,
chuyên môn hóa trong
lĩnh vực chứng khoán


Các ngân hàng không
được trực tiếp tham gia
kinh doanh chứng khoán

Áp dụng tại: Mỹ, Nhật,
Canada,…
Mô Hình Hoạt Động Của Công Ty
Chứng Khoán
Đa năng kinh doanh
tiền tệ và CK:

Các NHTM thành lập
công ty chứng khoán,
hạch toán độc lập

NH có thể đa dạng
hóa, kết hợp nhiều lĩnh
vực kinh doanh

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
a) Nguyên Tắc Hoạt Động Của Công Ty Chứng
Khoán

Nhóm Nguyên Tắc Đạo Đức:

Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện
lệnh của công ty.


Bảo mật thông tin khách hàng,

Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích
các rủi ro, không được khẳng định về lợi nhuận từ các
khoản đầu tư mà họ tư vấn.

Công ty chứng khoán không được phép nhận bất cứ
khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường
cho dịch vụ tư vấn của mình.

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826

Ở nhiều nước, các công ty chứng khoán phải đóng góp
tiền vào quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán để bảo vệ lợi
ích khách hàng trong trường công ty chứng khoán mất
khả năng thanh toán.

Nghiêm cấm thực hiện các giao dịch nội gián, các công ty
chứng khoán không được phép sử dụng các thông tin nội
bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình, gây thiệt hại
đến lợi ích của khách hàng.

Các công ty chứng khoán không được tiến hành các hoạt
động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm
về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc các
hoạt động khác gây thiệt hại cho khách hàng.

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826


Nhóm Nguyên Tắc Tài Chính:

Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc
hạch toán, báo cáo theo quy định của UBCK nhà nước.
Đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng
khoán với khách hàng.

Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách
hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường
hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách
hàng.

Công ty chứng khoán phải tách bạch tiền và chứng khoán
của khách hàng với tài sản của mình. Công ty chứng
khoán không được dùng chứng khoán của khách hàng làm
vật thế chấp để vay vốn trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý bằng văn bản.

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
b) Vai Trò Và Chức Năng Của Công Ty Chứng
Khoán

Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người
có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn (thông
qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành).

Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua
hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh).


Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán
chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại
từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng).

Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông
qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập
thị trường).

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
Đối với các cơ quan quản lý thị trường:
cung cấp thông tin, chống thao túng, lũng
đoạn, bóp méo thị trường
Đối với các tổ chức phát hành: huy động
vốn
Đối với thị trường chứng khoán: điều tiết thị trường,
tăng tính thanh khoản tài sản tài chính
Đối với các nhà đầu tư : giảm chi phí và thời gian giao
dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư .
VAI TRÒ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VAI TRÒ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3
2
1
4

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826
2. ĐỀ ÁN 1826


Sau hơn 12 năm đi vào hoạt động, thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng, góp phần giải quyết
nhu cầu về vốn của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), thu hút đầu tư nước ngoài và từng bước
xã hội hóa hoạt động đầu tư của công chúng

Ngày 06/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái
cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp
bảo hiểm”:

I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ ÁN
1826

QUAN ĐIỂM TÁI CẤU TRÚC
1 2 3 4
Tiêu
chuẩn
thông lệ
quốc tế
Đồng bộ,
toàn diện
Lộ trình cụ
thể, thận
trọng
DN tự
nguyện, tự

chịu trách
nhiệm

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
1. Số Lượng Và Quy Mô Hoạt Động Của Các Công
Ty Chứng Khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu hoạt
động từ tháng 07/2000. Ban đầu gồm 3 công ty

Từ năm 2009 đến nay, hầu như không có CTCK nào được
thành lập mới. Đến nay tổng cộng có 105 CTCK, con số
này quá nhiều so với quy mô, nhu cầu của TTCK Việt Nam


Số lượng lớn CTCK Việt Nam đang hoạt động nhỏ lẻ cho
thấy sự phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa có định
hướng dài hạn. Theo thống kê, 80% thị phần chỉ tập trung
vào khoảng 20 CTCK, các CTCK còn lại chỉ hoạt động nhỏ
lẻ, quy mô nhỏ, không hơn một quỹ đầu tư.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
2. Năng Lực Tài Chính

Theo quy định hiện hành, CTCK phải có vốn điều
lệ tối thiểu 300 tỷ đồng để hoạt động đủ 4 nghiệp
vụ kinh doanh là môi giới, tự doanh, bảo lãnh
phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy

nhiên, 65% CTCK trên thị trường có vốn chủ sở
hữu dưới 300 tỷ đồng (tương đương khoảng 15
triệu USD)

Một số CTCK đã xin rút giấy phép hoạt động một
số nghiệp vụ do không đáp ứng được số vốn điều
lệ theo quy định

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

NHÓM CTCK CÓ TỶ LỆ VỐN KHẢ DỤNG CAO TẠI
THỜI ĐIỂM 30/6/2013
Tên công ty
Vốn khả dụng (tỷ
đồng)
Giá trị rủi ro
(tỷ đồng) Tỷ lệ an toàn (%)
CTCK MORGAN
STANLEY
Hướng Việt 351 71,83 489%
CTCK Sen Vàng 48,43 31,47 154%
CTCK Rồng Việt 222,7 85,8 260%
CTCK Đại Nam 50,76 17,18 295%
CTCK Hòa Bình 159,9 61,68 259%
CTCK Ngân hàng
Công thương 896 292 307%

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN


Ngày 23/4/2012, Ủy ban Chứng khoán đã công bố danh sách
6 công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt: Cty CP Chứng khoán Cao Su, Cty CP Chứng khoán
Vina, Cty CP Chứng khoán Hà Nội, Cty CP Chứng khoán
Trường Sơn, Cty Cp Chứng khoán Đà Nẵng và Cty CP
Chứng khoán Mê Kông.

Nguyên nhân: tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro nhỏ hơn 120%,
theo Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ
Tài chính quy định về điều kiện hoạt động của CTCK.(CTCK
có tỷ lệ vốn khả dụng thấp hơn 150% sẽ bị đưa vào diện
kiểm soát đặc biệt và sau 6 tháng nếu không thay đổi được sẽ
bị thu hồi giấy phép)

Dựa trên chỉ số an toàn tài chính và vi phạm của các CTCK,
UBCKNN đã ban hành quyết định chấm dứt mọi hoạt động
kinh doanh, thu hồi giấy phép với 3 CTCK, tạm dừng hoạt
động 2 CTCK. Ngoài ra, có 2 CTCK nộp hồ sơ xin giải thể.

2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008-2012:
3) Nghiệp vụ của các CTCK Việt Nam:

Hoạt động môi giới: cạnh tranh mạnh mẽ giữa các CTCK,
các CTCK mới đều nhanh chóng mở rộng mạng lưới. Hình
thức đặt lệnh qua điện thoại, internet, giao dịch online đã
được hầu hết các CTCK áp dụng. Từ năm 2008 đến nay
doanh thu từ hoạt động môi giới của các CTCK chỉ chiếm
từ 12-22%, trong tổng doanh thu.


Hoạt động tự doanh: Từ năm 2008-2012, doanh thu tự
doanh chiếm từ 35-42% trong tổng doanh thu

Hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành: Hoạt
động BLPH (bảo lãnh phát hành) trong năm 2007 cũng
gặp một số trở ngại do thị trường có dấu hiệu đi xuống và
các đợt trì hoản IPO của các DNNN lớn. Năm 2012 chỉ có
23 CTCK có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh và đại lý
phát hành chứng khoán

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Hoạt động tư vấn: Các CTCK vẫn tập trung vào mảng tư
vấn niêm yết và tư vấn phát hành.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
4. Kết Quả Hoạt Động

Năm 2007,doanh thu và lợi nhuận sau thuế tính chung của
khối công ty chứng khoán tăng vọt. Năm 2008, con số này
đột ngột chuyển sang lỗ 1.000 tỷ đồng. Năm 2009, TTCK
tăng trưởng trở lại góp phần đưa mức lãi của các CTCK
tăng lên 3.000 tỷ đồng. Năm2010, chỉ còn 1.800 tỷ đồng và
năm2011 mức lỗ tính chung là khoảng 2.000 tỷ đồng. Kết
quả kinh doanh nói chung của các CTCK trong năm 2012
được cải thiện so với năm 2011 lãi khoảng 2.100 tỷ đồng


Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2013 tại các công ty
chứng khoán tuy không bằng cùng kỳ, nhưng thể hiện sự
ổn định. Hết quý 1, tổng lợi nhuận của các công ty chứng
khoán là gần 520 tỉ đồng. Sang quý 2, con số này là 452 tỉ
đồng.Lợi nhuận công ty chứng khoán chủ yếu đến từ hai
nguồn là lãi tiền gửi và cho vay ký quỹ (margin).

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Theo báo cáo kết quả kin doanh quý 2/2013 của 81 công ty
chứng khoán thì có 31 công ty báo lỗ với tổng giá trị 107 tỉ
đồng.

Với khoản lỗ 26 tỉ đồng, Công ty Chứng khoán MHB là công
ty lỗ nặng nhất quý vừa rồi sau khi bán khoản tự doanh OTC
khiến chi phí đầu tư chứng khoán bị đẩy lên 43,8 tỉ đồng.

Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc, Công ty Chứng khoán
Sacombank tiếp tục lỗ 18 tỉ đồng quý 2, đẩy giá trị lỗ 6 tháng
đầu năm lên 33,6 tỉ đồng.

Trong số các công ty thua lỗ, đáng chú ý có Công ty Chứng
khoán Phú Hưng (mã PHS-HNX) lỗ 3,7 tỉ đồng. Tuy không
quá nghiêm trọng nhưng nó đánh dấu quý thứ 10 liên tiếp từ
quý 1/2011 tới nay công ty thua lỗ. Tổng lỗ lũy kế của PHS
hiện là 154 tỉ đồng, chiếm 44% tỷ lệ vốn điều lệ. Cổ phiếu
PHS hiện đang bị kiểm soát do công ty đã thua lỗ hai năm
liên tiếp.


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Có 10 công ty chứng khoán đại chúng khác cũng thuộc diện thua lỗ dài
hạn như PHS.
=>Điều này cho thấy tình trạng kinh doanh yếu kém hiện đang tập trung chủ
yếu ở những công ty có hoạt động kinh doanh không tốt trong thời gian
dài

Việc lợi nhuận được phân hóa một cách rõ rệt ở các công ty chứng khoán
lớn và nhỏ như vậy là một lợi thế cho quá trình tái cấu trúc các công ty
chứng khoán.

Nhìn vào cơ cấu thị phần hàng quý thì có thể thấy các công ty nhỏ sẽ
không còn chỗ đứng trong thời gian tới. Việc thua lỗ kéo dài của các công
ty chứng khoán ảnh hưởng không nhỏ tới nhà đầu tư là khách hàng của
những công ty này.
=>Kế hoạch tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước khởi động từ hai năm nay nhưng vẫn tiến hành
khá chậm chạp. Từ số lượng ban đầu là 105 công ty, cho đến nay số lượng
công ty được giải thể, sáp nhập hay chấm dứt hoạt động kinh doanh chỉ
đếm trên đầu ngón tay. Nhiều công ty giờ chỉ còn hoạt động trên danh
nghĩa.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
5. Nguồn nhân lực tại các CTCK Việt Nam

Sự đổi mới không ngừng của các sản phẩm trên thị trường
chứng khoán đòi hỏi hàm lượng chất xám của đội ngũ nhân

viên CTCK ngày càng cao. Tri thức của nhân viên chính là
chìa khóa quan trọng giúp các công ty chứng khoán có thể
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó mở rộng
hoạt động của công ty mình.

Thực tế tại Việt Nam, lực lượng lao động hành nghề trong
lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh
cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và
mở rộng hoạt động của các CTCK. Nhưng đi kèm với tốc độ
gia tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực không được
đảm bảo

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Việc đào tạo cấp chứng chỉ của UBCKNN đang quá
tải do nhu cầu từ phía các công ty chứng khoán và
xã hội quá lớn trong khi hiện nay chỉ có một tổ chức
được phép đào tạo và cấp chứng chỉ

Nếu có đủ chứng chỉ hành nghề thì bất kỳ nhân viên
nào của công ty chứng khoán cũng có thể làm ở bất
cứ bộ phận nghiệp vụ nào. Do vậy mà chất lượng
của đội ngũ nhân viên phần nào bị ảnh hưởng và
tính nghiệp vụ chuyên sâu chưa cao dẫn đến chất
lượng dịch vụ cung cấp cũng bị ảnh hưởng.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tại các CTCK

Việt Nam

Việc ứng dụng CNTT và viễn thông đã trở thành
giải pháp cơ bản để các CTCK có thể tồn tại và phát
triển. Các nhà đầu tư có thể cập nhật, xử lý thông
tin và ra quyết định đầu tư kịp thời, tăng tính minh
bạch và sự công bằng trong xử lý thông tin đến
người sử dụng khi họ ở bất cứ đâu

Tuy nhiên, dể đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng
công nghệ, các công ty chứng khoán phải bỏ ra một
khoản tiền không nhỏ để đầu tư hệ thống giao dịch.

Chi phí lớn về nhân lực để vận hành hệ thống .

III. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC KINH DOANH
CHỨNG KHOÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Mục tiêu tái cấu trúc các CTCK

Nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài
chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm
soát rủi ro của các công ty chứng khoán. Trên cơ
sở đó, từng bước thu hẹp số lượng các công ty
chứng khoán

Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát
đối với hoạt động công ty chứng khoán;

Cho phép mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo
lộ trình hội nhập đã cam kết.

×