Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

các chế phẩm phân hữu cơ sinh học đang được sử dụng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 15 trang )

CHÀO MỪNG THẦY CÙNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN
THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM
Trường Trung Cấp Nông Lâm Bình Dương
Lớp: Nông Học 11
Nhóm 1
Đề tài: Các chế phẩm phân hữu cơ sinh học đang được sử dụng hiện nay.
Thành viên:
1.Trần Trọng Ân
2.Bùi Thị Quý
3.Lê Dũng Sĩ
4.Nguyễn Hữu Tâm
5.Nguyễn Công Thanh
6.Viên Đình Thanh
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp cũng đã có những thay đổi rất đáng kể.
Nhiều máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt, giống mới…ra đời, đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày
càng cao. Việt Nam là nước nông nghiệp nên phân bón và giống có thể xem là 2 yếu tố có tính quyết định đến
năng suất và chất lượng. Nhiều nơi, do sử dụng quá mức cần thiết các loại phân bón và thuốc trừ sâu hoá học
làm cho đất canh tác bị bạc màu đi rất nhanh chóng. Mặt khác, mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói
mòn, rửa trôi khá nhanh, đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt dinh dưỡng….
Vậy làm thế nào để trả lại độ phì nhiêu cho đất?
Đó là sử dụng sản phẩm phân hữu cơ sinh học đây chính là giải pháp hay nhất hiện nay để giải quyết được các
vấn đề trên.
I. Phân vi sinh vật cố định đạm. (Phân đạm sinh học)
.Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn hiện
hành, với khả năng cố định nitơ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao
năng xuất cây trồng và chất lượng nông sản, tăng độ màu, mỡ của đất. Phân đạm sinh học không gây ảnh
hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
.Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm
sau đây:
- Phân Nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.


- Phân Rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
- Phân Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
- Phân Azogin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa.
1. Phân Azotobacterin.
.Chứa vi khuẩn Azotobacter vinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ) và vi
khuẩn Bacillus subtilis đối kháng.
.Giúp tăng khả năng cố định N
2
trong đất từ đó tăng độ xốp của đất, tăng năng suất và kích thích sinh trưởng của cây
trồng. Bên cạnh đó, còn có khả năng phòng chống một số bệnh cho cây trồng như bệnh héo xanh khoai tây và các loại
rau xanh, bệnh khô vằn trên ngô, lúa cũng như giảm các loại sâu hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân trên lúa và sâu tơ,
sâu xanh trên các loại rau xanh.
Azotobacter Bacil l us
.Có thể sử dụng phân vi sinh Azotobacterin
cho các loại cây ra màu, các cây có củ, tạo ra
sản phẩm rau, quả sạch, đặc biệt sử dụng trong
sản xuất khoai tây an toàn.
.Cách bón: Bón thúc, hòa chế phẩm vào nước và tưới
trực tiếp vào gốc cây
2. Phân vi sinh vật chức năng.
.Chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ: Azotobacter và vi sinh
vật phân giải lân khó tan: Bacillus, Pseudomonas; Ức chế vi khuẩn,
nấm gây bệnh vùng rễ.
.Pha vào nước sạch và ngâm hạt giống sau đó vớt ra trồng
.Chuyên dùng cho cây ngô.
II. Phân vi sinh vật phân giải lân khó tan. (Phân lân vi sinh)
Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đạt tiêu chuẩn ban hành có khả năng chuyển hoá hợp
chất photpho khó tan thành dạng dễ tan cung cấp cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản. Phân lân vi sinh vật không ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và
chất lượng nông sản.

Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật phân giải lân khó tan được bán dưới các tên
thương phẩm sau đây:
- Phân Phospho – bacterin trong có đó chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ.
- Phân vi sinh Dasvila.
1. Phân vi sinh Dasvila.
.Chứa các chủng vi khuẩn Pseudomonas sp, Azospirillum sp, có tác
dụng phân giải lân khó tiêu trong đất thành lân dễ tiêu (H
3
PO
4
) và cố
định đạm trong không khí thành đạm hữu dụng, phụ gia còn chứa
chủng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng hòa tan Kali.
.Ngoài ra, DASVILA chứa vi khuẩn hoạt động tạo ra kích thích tố tăng trưởng (IAA) giúp cho bộ rễ phát triển
mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tạo dạng hình cây khỏe, hạn chế được đổ ngã và sâu bệnh.
.Chuyên dùng cho cây
lúa.
.Quy trình sử dụng rất đơn giản, lúa giống sau khi ngâm ủ nẩy mầm từ 1 – 2 mm thì tiến hành trộn phân vi sinh
Dasvila trước khi gieo sạ ít nhất 3 giờ đồng hồ với liều lượng 12 – 15 kg giống cho mỗi lít.
III. Phân hữu cơ sinh học.
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp
chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải
đô thị, phế thải sinh hoạt ), trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt
chất sinh học được chuyển hóa thành mùn.
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân hữu cơ sinh học được bán dưới các tên thương phẩm sau
đây:
- Phân hữu cơ sinh học Yarow
- KOMIX USM (Thay thế hoàn tioàn phân chuồng)
1. Phân hữu cơ sinh học Yarow (chuyên dùng cho cây cao su).
.Thành phần: Hữu cơ: 22%, SiO

2
: 12%, N: 2,5%, Axit Humic: 2,5 %,
Độ ẩm: 20%
Bổ sung trung vi lượng (Magiê, canxi, đồng, sắt, kẽm, bo, mangan) và
các phụ gia đặc biệt khác.
Yarow giúp hạn chế mầm bệnh nhờ tăng tính kháng của cây trồng và tăng cường hệ vi sinh vật có ích cho
đất (Trichoderma, Bacillus, ), đặc biệt hiệu quả hạn chế nấm Corynespora gây vàng rụng lá cao su.
.Cách dùng
2. KOMIX USM(THAY THẾ HOÀN TOÀN PHÂN
CHUỒNG)
.CHC:15% Độ ẩm: 30%
VSV cố định đạm(Azotobacter sp.): 1 x 106 CFU/g.
VSV phân giải Xen-lu-lô Trichoderma sp: 1 x 106 CFU/g.
.Thay thế hoàn toàn phân chuồng, không lo ngại các mầm bệnh và tác nhân làm chua đất như khi bón phân chuồng
(phân gà) chưa hoai.
.Tăng hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cây trồng Bổ sung vào đất các chủng vi sinh vật hữu ích nhằm duy trì mật
độ vi sinh vật hữu ích luôn cao hơn mật độ vi sinh vật bất lợi trong đất.
Cách dùng:
.Bón lót trước khi trồng (trộn đều với lớp đất mặt trong hố trồng):
- Cây cao su, cà phê, mãng cầu (na), thanh long, điều : 3-5 kg/gốc.
- Cây chanh dây (lạc tiên, mác mác), tiêu : 2-3 kg/gốc.
- Các loại rau, đậu (rải đều trên luống trước khi trồng): 500 kg/1000m
2
.
.Bón bổ sung hữu cơ hàng năm (tùy theo tuổi cây):
- Cây cao su, cà phê, mãng cầu (na), thanh long, điều : 5-10 kg/gốc/năm.
Cây chanh dây (lạc tiên, mác mác), tiêu : 4-7 kg/gốc/năm.
CHÚC THẦY CÙNG CÁC BẠN SỨC KHỎE, VUI VẺ!

×