Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo sáng kiến Một số phương pháp dạy học giúp học sinh tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương trong nhà trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.02 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Phú, ngày 20 tháng 03 năm 2011
Họ và tên tác giả: Phùng Thị Ngọc Khanh
Sinh ngày: 6 tháng 7năm 1977
Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn văn sử
Nơi công tác: Trường THCS số 2 Gia Phú
Trình độ chun mơn: Đại học văn
Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau:
1. Tên sáng kiến (được gọi là giải pháp hữu ích): Tìm hiểu cách tóm tắt tác phẩm văn
học và cách dạy bài nghị luận theo sơ đồ trong dạy học ngữ văn THCS
2. Mơ tả giải pháp:

Phần I

LỜI NĨI ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đến nay qua nhiều năm công tác và giảng dạy môn Ngữ Văn ở THCS, nắm bắt
và tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS, độ tuổi từ 11 đến 15 – lứa tuổi thiếu
niên; chuyển tiếp từ thơ ấu lên trưởng thành, vẫn mang tính trẻ con nhưng lại muốn
tập làm người lớn. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối cả về cơ
thể, thể chất, tâm lý, trí tuệ. Nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở THCS theo
hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh cần chú ý đến hoạt động học tập của
các em. Động cơ học tập của các em rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở
những thái độ nhiều khi mâu thuẫn, từ rất tích cực đến thờ ơ lười biếng, từ nỗ lực học
tập độc lập đến thụ động học thuộc lòng từng câu từng chữ, hứng thú rõ rệt đối với
môn học này nhưng không hào hứng với môn học khác. Lý do rất đơn giản chỉ vì
giáo viên mơn học đó dạy hay, hấp dẫn. Như vậy, để giúp các em có động cơ học tập



đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa học súc tích, phải gắn với thực
tiễn cuộc sống. Giáo viên biết gợi cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, phải giúp các em có
phương pháp học tập phù hợp để tránh bị thất bại, gây tâm lý chán nản.
Một trong những biện pháp tốt để thu hút sự chú ý của các em là tổ chức các
hoạt động học tập cho hợp lý, khơng có thời gian nhàn rỗi bị phân tán. Song cần chú
ý không phải bao giờ các em cũng thích cái vui, cái đơn giản mà chính những giờ học
có nội dung địi hỏi phải hoạt động nhận thức tích cực, có những hoạt động thơi thúc
tìm tịi hào hứng mới thu hút được sự chú ý của học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần
dạy học sinh kỹ năng ghi nhớ logic biết tìm ra điểm tựa để nhớ, bằng cách: lập dàn ý,
lập bảng hệ thống hoá kiến thức, lập sơ đồ rèn luyện cho các em kỹ năng và thói quen
trình bày các nội dung đã học bằng lời của mình, ý tưởng của mình.
Xuất phát từ những điều cốt lõi đó, qua q trình giảng dạy mơn Ngữ Văn ở
THCS, bản thân tơi ln trăn trở và tìm tịi các phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh, mạnh dạn tìm hiểu cách tóm tắt tác phẩm văn học và cách dạy
bài nghị luận theo sơ đồ hệ thống hố trong mơn học Ngữ Văn ở trường THCS với
một
mục tiêu giúp các em học sinh có khả năng tìm hiểu và nắm bắt tác phẩm văn học
một cách dễ dàng, để việc tóm tắt tác phẩm văn học với các em khơng phải là một
việc khó khăn, xa dời. Điều đó cũng giống như việc nắm bắt kiến thức thuộc cơ sở lý
luận về kiểu bài nghị luận – một kiểu bài khó đối với học sinh. Nhưng bằng hệ thống
sơ đồ hoá sẽ giúp các em có cái nhìn tổng thể khái qt kiến thức, từ đó các em sẽ tự
tin hơn khi đến với mỗi tác phẩm cũng như mỗi bài văn nghị luận trong mơn học.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, trên lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề
đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của
nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư
tưởng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của
giáo viên, học sinh tự giác chủ động tìm tịi phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức
và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được.
Trên cơ sở đó, giáo viên ngày càng phải tìm tịi, khám phá những sáng kiến kinh



nghiệm trong giảng dạy nhằm thu hút đối tượng học sinh cũng như sự u thích mơn
học ở các em, bởi đa số học sinh bây giờ rất sợ và ngại học môn văn với một lý do
thật đơn giản “ sợ dài”. Do đó, việc tóm tắt những kiến thức cơ bản theo hệ thống sơ
đồ sẽ đáp ứng và giải toả những lo lắng ngại học ở học sinh, nhằm đơn giản và cụ thể
hoá kiến thức để học sinh dễ dàng chiếm lĩnh.
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 9 nhiều năm cho thấy muốn đảm bảo kết quả dạy
học và thu hút sự chú ý học tập của các em học sinh vào mơn học Ngữ Văn thì việc
dạy học theo hướng sơ đồ hóa phải đảm bảo những yêu cầu:
(1) Học sinh phải chủ động trực tiếp tiếp xúc văn bản.
(2) Xác định được nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học.
(3) Xác định được luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận.
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu là học sinh bậc trung học cơ sở
2. Phạm vi nghiên cứu phân môn văn học và tập làm văn
- Văn học: Cách tóm tắt tác phẩm văn học văn xuôi theo hệ thống sơ đồ
- Tập làm văn: Hệ thống các luận điểm trong kiểu bài nghị luận về tác phẩm
truyện hoặc đoạn trích.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Hướng dẫn trao đổi
2. Hoạt động nhóm
3. Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm

Phần II
CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lâu nay ở phân môn Ngữ Văn vẫn thường tìm hiểu kiến thức liên kết của ba
mảng: Văn, tiếng việt, tập làm văn. Có một điều thuận lợi trong sách giáo khoa Ngữ



Văn đổi mới là người học có khả năng tìm hiểu theo chiều sâu. Có nghĩa với một tác
phẩm văn học, có thể nghiên cứu trong giờ học văn, lại có thể tìm hiểu trong tiết học
tập làm văn và cả trong giờ tiếng việt. Điều đó rất thuận lợi trong việc khắc sâu kiến
thức, khả năng ghi nhớ kiến thức văn học cho học sinh. Nhưng sẽ rất khó khăn nếu
như học sinh lại chưa nắm bắt được cốt lõi của tác phẩm văn học, chưa nắm được hệ
thống nhân vật cũng như chưa thể tóm tắt được tác phẩm văn học đó. Chính vì vậy,
để học sinh có khả năng tóm tắt được tác phẩm văn học thì giáo viên trên cơ sở
hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu nên kết hợp với sơ đồ hoá kiến thức trong việc tóm
tắt tác phẩm văn học. Cũng như khi hướng dẫn học sinh xây dựng và triển khai bài
nghị luận, giáo viên cũng cần chỉ rõ hệ thống luận điểm, luận cứ theo một hệ thống lơ
gíc, chặt chẽ nhằm giúp học sinh dễ hình dung và có hướng xây dựng, triển khai luận
điểm đúng hướng. Cho nên việc khái quát hoá kiến thức cơ bản bằng hệ thống sơ đồ
là một việc làm rất khả quan.
CHƯƠNG II- CƠ SỞ THỰC TIỄN
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS đến nay đã được
mười một năm, qua việc tiếp xúc với đối tượng học sinh ở các vùng, miền từ vùng
cao cho đến vùng thấp trong tỉnh một điều luôn trăn trở trong tôi là các em học sinh
rất ngại thậm chí lo sợ khi học mơn văn với một lí do đơn giản là dài nên ngại học.
Trước những thực trạng đó, việc tìm tịi và sáng tạo trong cách thức tổ chức hoạt
động học tập ở mỗi thầy cô giáo là một việc làm cần thiết. Với tôi, để giảm bớt sự lo
lắng, sự ngại vì dài của học sinh tơi đã sử dụng cách tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ cho
học sinh cũng như thế có thể áp dụng ln sơ đồ để dạy bài nghị luận.Tuy nhiên, để
tiết học có hiệu quả giáo viên phải đảm bảo một số bước như sau:
* Thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn học. Có
nghĩa là giáo viên phải hướng dẫn, chỉ bảo các em đọc trước tác phẩm văn học nhiều
lần. Qua quá trình đọc như vậy, các em sẽ nắm bắt được tương đối nội dung trong tác
phẩm văn học.
Ví dụ: Khi học đến tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành

Long, trước hết giáo viên phải nhắc nhở học sinh về đọc trước tác phẩm, để có khả


năng soạn, trả lời câu hỏi sau văn bản, tiện cho việc tìm hiểu kiến thức mới trong giờ
học văn.
* Thứ hai: Khi học sinh đã có khả năng tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn
học cũng đồng nhất với việc học sinh đã chủ động nắm bắt và tìm hiểu tác phẩm văn
học. Một tác phẩm văn học có thể dài ngắn khác nhau song việc hướng dẫn, động
viên kịp thời, sự tận tuỵ của thầy cô giáo sẽ giúp các em vượt qua sự trở ngại do sợ
dài mà khơng chịu đọc, tìm hiểu. Hướng dẫn cụ thể cho các em có thể tìm hiểu dần
từng phần, từng đoạn đối với tác phẩm dài. Nắm bắt và nhớ tên nhân vật sau đó sẽ
tiến tới kiến thức tổng thể tồn diện, điều đó hạn chế được sự trây lười của học sinh.
* Thứ ba: Sau khi đã chủ động tìm hiểu tác phẩm văn học, học sinh nắm bắt
được nhân vật trong tác phẩm. Trước tiên phải nhớ tên nhân vật, đặt nhân vật trong
tuyến nhân vật chính diện ( tốt ) hay nhân vật phản diện ( xấu ). Rồi xâu chuỗi nhân
vật thông qua các sự việc, tình tiết chính trong tác phẩm. Cần phải có những câu hỏi :
Nhân vật này làm gì? Có hành động và suy nghĩ ra sao? Có phẩm chất tốt đẹp gì để
mọi người học tập?
Như vậy, qua thực tế giảng dạy và tiếp xúc với học sinh, cùng những tìm tịi,
khám phá trong các giờ học với những bước tiến hành chặt chẽ như trên việc giúp
học sinh tóm tắt, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương là một việc làm thật đơn giản. Đa
số các em sẽ biết cách chủ động tìm hiểu tác phẩm và điều cơ bản tư tưởng ngại và sợ
sẽ dần xố nhồ trong tâm trí học sinh, giúp các em tự tin, thoải mái khi đến với môn
học Ngữ văn .

CHƯƠNG III- TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN
1. Nhận thức khi áp dụng cách dạy tóm tắt tác phẩm văn học theo sơ đồ
trong mơn Ngữ văn ở THCS
Khi dạy tiết 62 văn bản, Làng ( Ngữ văn 9, tập 1 ), giáo viên phải hướng dẫn
học sinh về đọc trước văn bản. Nghĩa là học sinh phải chủ động tìm hiểu, tiếp xúc

trực tiếp với văn bản. Sau khi đã đọc và nắm bắt được nhân vật chính là ai? Tâm
trạng và những suy nghĩ như thế nào? Trong hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư tâm


trạng của ông nhân vật ông Hai bộc lộ ra sao? Khi nghe tin làng theo giặc thì đau
khổ, dằn vặt như thế nào? Khi tin làng cải chính thì vui mừng háo hức? … Từng tình
huống, từng hồn cảnh bám sát và chỉ ra theo tiến trình như vậy các em sẽ dần dần
hồn thành kiến thức và có khả năng tóm tắt dễ dàng theo hệ thống sơ đồ.
Trong giờ học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đứng lên tóm tắt văn bản
bằng lời hoặc học sinh trình bầy cách tóm tắt bằng sơ đồ như sau:

Nhân vật chính: Ơng Hai

Ở vùng tản cư, ơng ln nhớ và kể chuyện về làng chợ
Dầu

Nghe tin làng theo giặc, tâm trạng
buồn khổ, day dứt,vị xé khơng an .
Thể hiện qua hành động, suy nghĩ ...

Nghe tin làng cải chính, tâm trạng
phấn chấn, vui sướng, tự hào về
làng.
Thể hiện qua lời nói, thái độ…

Phẩm chất của ơng Hai: u làng, yêu quê hương tha
thiết như máu thịt của mình.


Như vậy sau mỗi tiết học, có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viện bằng hình thức

sơ đồ hóa kiến thức, sẽ giảm bớt sự lo lắng hoặc ngại tóm tắt văn bản tự sự đối với
học sinh. Đơi khi vì thấy dài nên ngại, lúng túng khơng biết tóm tắt. Nhưng dựa vào
hệ thống sơ đồ kiến thức như trên, học sinh sẽ rất dễ thành công khi tóm tắt tác phẩm
văn học. Dù bằng sơ đồ hay bằng lời tóm tắt theo mơ hình trên thì những nội dung,
tình tiết cơ bản trong tác phẩm học sinh đã có thể chiếm lĩnh đầy đủ, dễ dàng.
2- Nhận thức khi tìm hiểu cách dạy bài nghị luận theo sơ đồ
Ngữ văn 9, Tập 2 – Học kỳ II, ở tiết 120: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích. Trong tiết học này mục đích của giáo viên là hướng dẫn học sinh hiểu thế
nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Học sinh phải nhận biết luận
điểm và cách triển khai luận điểm trong bài nghị luận một cách hệ thống, lơgíc, chặt
Nét cao quý, khâm phục qua nhân vật anh thanh niên để
chẽ, đảm bảo đúng thể loại nghị luận.ta những ấn tượng khó phai mờ.
lại trong chúng
Từ phần nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên sơ đồ hoá kiến
thức học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt, dễ hình dung tưởng tượng các luận điểm cần nắm,
cần xây dựng trong bài nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là như thế nào?
Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua
những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cơ đúc luận điểm của văn bản.
( Luận điểm 1)

Giáo viên có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
( Luận điểm 2)

Lòng yêu đời, yêu
(Vấn đề nghị luận)
nghề, tinh thần trách
nhiệm cao trước
cơng việc gian khổ
của mình.


Lịng hiếu khách,
quan tâm đến người
khác chu đáo.

( Luận điểm 3)

Sự khiêm tốn của
anh thanh niên.

Cuộc sống của chúng ta làm nên từ bao phấn đấu hy sinh lớn
lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt thành như
anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
( Khái quát vấn đề nghị luận )


Với cách thức sơ đồ hoá như trên, học sinh sẽ có khả năng nắm bắt hệ thống
luận điểm, luận cứ và khái quát kiến thức dễ dàng. Giúp các em có hướng xây dựng
luận điểm cũng như triển khai luận điểm khi làm bài văn nghị luận.
Phần III

KẾT LUẬN
Qua q trình giảng dạy mơn Ngữ Văn trong trường THCS và quá trình
tiếp thu, lĩnh hội, nghiên cứu phương pháp dạy học đổi mới. Tự bản thân tơi
thấy có những vấn đề bất cập, trước kết quả và thực trạng giảng dạy của người
giáo viên và hướng tiếp thu lĩnh hội kiến thức ở học sinh. Xuất phát từ điều trăn
trở ấy, bản thân tơi đã đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ về cách tóm tắt tác
phẩm văn học và cách dạy bài nghị luận theo sơ đồ ở môn Ngữ Văn.
Kiến thức môn Ngữ Văn thật đa dạng, phong phú, việc tiếp thu và nhận
thức mỗi tác phẩm là vấn đề khá phức tạp nên chúng ta cần phải suy nghĩ sắp
xếp nội dung bài giảng sao cho hợp lý, cho vừa sức học sinh. Không gây ức chế

mà đảm bảo hứng thú, tìm tịi ở học sinh đối với mơn Ngữ Văn là cả một q
trình nghệ thuật của người giáo viên dạy văn.
Hiện nay theo xu hướng hiện đại hố, cơng nghiệp hố, một số học sinh
cịn cho rằng học văn khơng cịn thích ứng và hợp thời đại nữa nên có tư tưởng
học qua loa, đại khái, thậm chí chống đối. Như vậy sẽ gây khó khăn cho người


giáo viên dạy văn. Xuất phát từ thực tế đó, nên người giáo viên dạy văn cần
phải xác định được mục tiêu môn học, nắm bắt được thêm tư tưởng tình cảm,
mong muốn của học sinh để tìm ra phương pháp, cách thức tìm hiểu kiến thức
trong mỗi tiết học nhằm hướng học sinh vào sự tìm tịi, khám phá lượng kiến
thức phong phú này. Những kinh nghiệm trong giảng dạy dù thành công hay
thất bại cũng rất quý đối với người giáo viên văn. Nên vậy chúng ta hãy vừa
làm, vừa lắng nghe những ý kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp để tự trau dồi
kiến thức, chuyên môn cho bản thân. Làm được như vậy là ta đã góp một phần
cơng sức của mình vào việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
Qua nhiều năm nghiên cứu giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi đã đúc rút ra một số
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy là hướng dẫn học sinh có khả năng hình thành
kiến thức một cách tư duy độc lập theo một hệ thống sơ đồ hố kiến thức. Từ đó giúp
các em tự tin và hứng thú hơn đối với môn học. Năm học 2010 – 2011, tôi sẽ vẫn và
đang tiếp tục hướng dẫn học sinh lớp 9 học tập và nghiên cứu. Với đặc thù riêng của
phân mơn, địi hỏi người giáo viên phải ln tìm tịi và phát huy khả năng, không
ngừng nghiên cứu để đạt được kết quả cao trong giảng dạy.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả kiểm tra việc tóm tắt tác phẩm văn học của học sinh sẽ đạt 98% từ trung
bình trở lên. Qua những lần hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản tự sự bằng sơ đồ.
Đã tiếp tục nghiệm thu kết quả qua những đối tượng học sinh: 8A1, 9A1 , 9A2.
* Ở lớp 8A1 tiết 21 và 22. Khi học xong văn bản “ Cô bé bán diêm ” giáo viên yêu
cầu học sinh ( có thể dùng một trong hai cách ):
+ Cách 1: Hãy tóm tắt lại văn bản “ Cô bé bán diêm ” bằng hệ thống sơ đồ của em.

+ Cách 2: Giáo viên có thể dùng hướng mở: Lập sơ đồ câm và cho học sinh lên điền.
Với cách 1: Yêu cầu học sinh làm ra giấy kiểm tra 15phút. Thu chấm kết quả như
sau:
TS HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
28
0
10
16
2
Với cách 2: Học sinh có thể đạt được kết quả 96% TB trở lên.

Kém
0


* Ở Lớp 9A1: tiết Ngữ Văn 67, 68 khi học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa ” giáo viên yêu
cầu học sinh: Tóm tắt văn bản “ Lặng lã Sa Pa ” theo hệ thống sơ đồ của em.
+ Lớp 9A1, tiết Ngữ văn 67, 68 khi học xong văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa”, giáo viên yêu
cầu học sinh: Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa theo hệ thống sơ đồ?
Học sinh làm trên giấy 10 phút, giáo viên thu bài chấm, kết quả:
Lớp

TS HS

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

9A1

31

7

14

10

0

0

+ Lớp 9A2, tiết Ngữ văn 72, 73 khi học xong văn bản “ Chiếc lược ngà”, yêu cầu học
sinh: Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà theo hệ thống sơ đồ?, kết quả:
Lớp

TS HS

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

9A2

26

5

10

11

0

0

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đối với giáo viên
Qua thực tế giảng dạy, điều quan trọng đối với giáo viên là nghiên cứu soạn
giảng đúng phương pháp, phù hợp với đặc trưng của phân môn. Khơng làm trừu
tượng hóa kiến thức mà phải đơn giản hoá, cụ thể hoá lượng kiến thức phù hợp với
đối tượng học sinh cũng như phù hợp, vừa sức với trình độ và nhận thức của học
sinh. Kiến thức đến với học sinh phải rõ ràng, mạch lạc, dễ nhớ, dễ làm và kích thích
tư duy tưởng tượng của học sinh. Hướng dẫn học sinh chu đáo trong quá trình chuẩn

bị bài trước khi tiếp thu kiến thức mới.
2. Đối với học sinh
- 100% học sinh phải chuẩn bị bài cũ, làm và soạn bài mới theo hệ thống câu
hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên bộ môn.
- Tự giác học tập, nghiên cứu, luôn hệ thống được nội dung kiến thức trong
các bài học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1 + 2.
2- Tài liệu “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Bộ giáo dục - Đào tạo năm 2002 ”.
3- Quá trình soạn giảng của giáo viên.
4- Qua những tiết dự giảng đồng nghiệp.
BÀI SOẠN MINH HỌA

Tiết 120
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( hoặc đoạn trích )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức :
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) và kĩ năng
làm bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích ) đã học
trong chương trình
3.Thái độ :
- Bày tỏ ý kiến, nhận định khách quan, đúng đắn trước một tác phẩm truyện

( hoặc đoạn trích ).
B.CHUẨN BỊ

1- Giáo viên: Tài liệu ( SGK – SGV – Giáo án – Phiếu học tập )
2- Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi, nháp học tập.
C.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề.
D.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

I- Ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
Hỏi : Nhắc lại các kiểu bài nghị luận đã được học ở lớp 9? ( Nghị luận về 1 sự việc
hiện tượng trong đời sống, nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý ).
III- Tổ chức các hoạt động dạy học .


HĐ1 - Khởi động :
- Mục tiêu: Giới thiệu bài nghị luận về
tác phẩm truyện, đoạn trích.
- Thời gian:

1

- Cách tiến hành: Giáo viên dẫn dắt:
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, các
em được tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự
việc hiện tượng đời sống và nghị luận 1
vấn đề tư tưởng đạo lý. Hôm nay chúng
ta sẽ đi tìm hiểu thêm một dạng nghị luận
về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).....
HĐ2.HD học sinh tìm hiểu kiến thức


I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác

- Mục tiêu: Phân tích kiểu bài nghị luận

phẩm ( hoặc đoạn trích )

về tác phẩm truyện, đoạn trích.
- Thời gian:

30

- Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ, phiếu học
tập.
- Cách tiến hành:

1.Bài tập - 61, 62

Học sinh đọc bài văn theo từng phần .
H. Văn bản trên có mấy phần? Là những
phần nào?
+ 3 phần : - MB: đoạn 1
- TB : đoạn 2 , 3 , 4
- KB : đoạn 5
H. Phần mở bài

trong văn nghị luận

thường có nhiệm vụ gì?
+ MB có nhiệm vụ nêu vấn đề nghị luận.

H. Vậy vấn đề nghị luận của mở bài
trong văn bản trên là gì?
+ Nét cao q đáng khâm phục của nhân


vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng
lẽ Sa Pa để lại cho chúng ta nhiều ấn
tượng khó phai mờ .
H. Từ vấn đề nghị luận này, em hãy đặt
nhan đề phù hợp cho bài văn?
+ Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
+ Hình ảnh anh thanh niên trong truyện
lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
* Giáo viên dùngNét cao học tập có phục qua nhân vật anh thanh niên để
phiếu quý, khâm ghi
lại trong chúng ta những ấn tượng khó phai mờ.
sẵn nội dung câu hỏi cho học sinh thảo

MB

luận nhóm bàn. Thời gian 4 phút.
TriểnT1= H1. đề T2= H2. bằng LĐ,LC
khai vấn nghị luận
T3= H3

H1. Vấn đề nghị luận được triển khai
thành mấy luận điểm trong thân bài?
H2. Tìm những câu nêu luận điểm chính
( Luận điểm 1) bài?
trong thân


( Luận điểm 2)

( Luận điểm 3)

Lòng yêu đời, yêu
H3. Vấn đề nghị luận và Lòng hiếu khách,
những luận
nghề, tinh thần trách
quan tâm đến người
điểm được đúc
nhiệm cao trước kết trong câu vănchu đáo.
khác nào ở
công việc gian khổ
kết bài?
của mình.
- Học sinh báo cáo kết quả.

Sự khiêm tốn của
anh thanh niên.

- Giáo viên nhận xét, kết luận . Đưa kết
luận
bảng
LC1 LClên LCn…phụ có sơ đồ sau: 1
LC
2

LC


Giáo viên khái quát bằng hệ thống sơ đồ2 .

LCn…

LC1 LC2 LCn…

( Vấn đề nghị luận )

Cuộc sống của chúng ta làm nên từ bao phấn đấu hy sinh lớn
lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt thành như
anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
( Khái quát vấn đề nghị luận )



KB




GV kết luận:
Sơ đồ trên đây là cách triển khai kiểu
bài nghị luận về tác phẩm truyện
( hoặc đoạn trích). Nhìn vào hệ thống
sơ đồ, ta có thể dễ dàng nắm bắt được
cấu trúc bài văn và hệ thống luận
điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
H. Vậy em hiểu thế nào là nghị luận
về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
H. Những nhận xét, đánh giá trong bài

nghị luận tác phẩm truyện phải xuất
phát từ đâu?
*Giáo viên dùng phiếu học tập phát
cho học sinh thảo luận nhóm khăn

TB

2. Nhận xét
- Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật,
sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của tác
phẩm đó .
- Nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ
cốt truyện, tính cách, số phận nhân
vật và nghệ thuật của tác phẩm.


trải bàn. Thời gian 5 phút.
N1:Tìm lý lẽ dẫn chứng trong LĐ1?
Nhận xét gì về luận cứ được người viết
đưa ra làm sáng tỏ LĐ1 ?
N2: Tìm lý lẽ dẫn chứng trong LĐ2?
Nhận xét gì về luận cứ được người viết
đưa ra làm sáng tỏ LĐ2 ?
N3: Tìm lý lẽ dẫn chứng trong LĐ3?
Nhận xét gì về luận cứ được người viết
đưa ra làm sáng tỏ LĐ3 ?
HS báo cáo kết quả theo nhóm .
GV nhận xét, hỏi:
H. Vậy để làm sáng tỏ từng luận điểm,
người viết phải sử dụng luận cứ như

thể nào?

- Luận cứ phải chính xác, sinh động.
Đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc
trong tác phẩm được đưa ra .

H. Bố cục bài nghị luận tác phẩm
truyện ( hoặc đoạn trích ) được thể
hiện như thế nào ?
H. Như vậy qua bài tập , em hiểu gì về
kiểu bài nghị luận tác phẩm truyện
( hoặc đoạn trích )?
H. Yêu cầu về luận điểm, luận cứ và
bố cục như thế nào?
HS trả lời theo ý hiểu
1 HS đọc ghi nhớ .

- Bố cục đủ 3 phần : MB –TB – KB
chặt chẽ, hệ thống.

3- Ghi nhớ: ( 63)

HĐ3: HD học sinh luyện tập .
- Mục tiêu: Phân tích vấn đề nghị luận

II .Luyện tập

về tác phẩm truyện, đoạn trích. Nhận
xét cách nêu vấn đề trong bài nghị
luận.

- Thời gian:
- Cách tiến hành:
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
H. Vấn đề nghị luận của đoạn văn ?
H. Đoạn văn nêu lên những ý kiến
chính nào ?

10
- Vấn đề nghị luận : Tình thế lựa chọn
nghiệt ngã ( sống – chết ) của lão Hạc
và vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật .
- Hai ý chính :
+ Suy nghĩ lựa chọn sống- chết.
+ Chọn cái chết → phẩm chất cao đẹp


của của nhân vật thể hiện .
H. Những ý kiến đó giúp ta hiểu thêm
điều gì về nhân vật lão Hạc?

=> Qua sự phân tích cụ thể nội tâm,
hành động của nhân vật, bài viết làm
sáng tỏ nhân cách đáng kính trọng,
một tấm lịng hy sinh cao q của
người cha – người nông dân nghèo
lương thiện .

IV – Củng cố kiến thức
H. Hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
H. Yêu cầu về luận điểm, luận cứ, và bố cục trong bài nghị luận đó ?

H. Những đánh giá, nhận xét trong bài nghị luận được xuất phát từ đâu ?
V – Hướng dẫn học tập
* Bài cũ : Xem lại nội dung bài học, học kĩ ghi nhớ. Xem lại bài tập
( 63+64).
* Bài mới : - Chuẩn bị tập làm văn : Cách làm bài nghị luận tác phẩm truyện
hoặc đoạn trích .
- Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi và bài tập trong SGK ( 65)
- Chuẩn bị kĩ đề bài trong SGK ( 68)
3. Tính mới của giải pháp (trong phạm vi nào)
- Hình thành được kĩ năng tóm tắt và nắm bắt tác phẩm văn học
- Tạo được tư duy lơ gíc khi học bài nghị luận
4. Hữu ích của giải pháp (Kết quả áp dụng giải pháp mang lại trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ......):
Tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng thời thúc đẩy quá trình tư duy và nhận
thức của học sinh một cách hệ thống
5. Khả năng phổ biến và nhân rộng:
Áp dụng đối với học sinh trong môn ngữ văn ở trường THCS


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CẤP TRÊN

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ và tên)

Phùng Thị Ngọc Khanh



×