Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.67 KB, 40 trang )

Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
NGỮ CẢNH XÃ HỘI CỦA THỜI ĐẠI
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ thông
tin
Toàn nhân loại đang chứng kiến một cuộc cách mạng thông tin ảnh hưởng
sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đưa xã
hội loài người chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức. Nội dung của cuộc cách mạng là ứng dụng công nghệ
cao, hiện đại với công nghệ thông tin và truyền thông, với trí tuệ và sáng tạo là
nguồn lực quốc gia quan trọng, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển một xã
hội ngày một tốt đẹp hơn. Những tiến bộ về công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay
đã tác động vào đời sống xã hội một cách rộng rãi. Các cuộc cách mạng công nghệ
trước đây chủ yếu chỉ tác động đến các doanh nghiệp, các tổ chức, các bộ máy có
tính chất hệ thống.
Ngày nay, CNTT có những bước phát triển như vũ bão và đã đem lại những
thay đổi lớn lao cho cuộc sống, đưa nhân loại vào một thời đại mới - thời đại công
nghệ thông tin. Điển hình và đặc biệt quan trọng của thời đại CNTT là sự xuất
hiện của máy tính – một lĩnh vực CNTT không thể thiếu của thời đại.
Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành mạng máy tính:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 1 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng.
Sự phát minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy
tính nhỏ và đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính mainframe chạy bởi các chương trình phiếu đục lỗ
bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với
máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc
tạo ra các chương trình dựa trên phiếu đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, mạch tích hợp (IC) chứa nhiều transitor trên một


mẫu bán dẫn nhỏ được phát minh, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc tạo ra các
máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu
transistor trên một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ được gọi là
minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng
được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC).
Năm 1981, IBM đưa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng
tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và
trong kinh doanh.
Vào giữa thập niên 1980, người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu
chia sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách
thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này
được mở rộng bằng cách dùng các máy tinh là trung tâm truyền tin trong một kết
nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo (bulletin board). Các
người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp,
cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng
truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại
sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ
thống không thề đáp ứng được nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã
phát triển các mạng diện rộng WAN tin cậy nhằm mục đích quân sự và khoa học.
Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối
lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xách định dữ liệu
di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể
thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 2 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về sau trở
thành Internet.

Sự phát triển và tiến bộ của CNTT đã ảnh hưởng sâu rộng đến từng gia
đình, từng người dân, và đặc biệt là trong từng hành động, cử chỉ việc làm của mọi
người trên toàn thế giới.
Vậy thời đại công nghệ thông tin là gì? Những ảnh hưởng của nó tới xã
hội như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua các khái niệm, các giai đoạn phát
triển, các đặc trưng, và sự ảnh hưởng của nó tới các lĩnh vực trong xã hội như
thế nào?
1. Khái niệm thời đại Công Nghệ Thông Tin
Theo nghĩa hiểu thông thường thì công nghệ thông tin gồm có hai lĩnh
vực công nghệ và thông tin:
+ Công nghệ tức là hiện đại, áp dụng những khoa học- kĩ thuật hiện đại,
cao vào đời sống để giải quyết các vấn đề nhanh nhất, thông minh nhất.
+ Thông tin chính là các dữ liệu, tin tức mà con người cần, đáp ứng nhu
cầu tìm tòi, trau dồi vốn kiến thức thêm phong phú vào kho tàng tri thức của nhân
loại.
Hiểu theo nghĩa khoa học, nghĩa rộng thì công nghệ thông tin bao gồm 4
địa hạt có mối quan hệ hữu cơ với nhau là: Điện tử (microelectronic), truyền
thông, tin học (cả phần cứng và phần mềm), và các ứng dụng của công nghệ thông
tin trong khoa học kĩ thuật, trong quản trị, kinh doanh…trong mọi lĩnh vực của đời
sống.
 Vậy thời đại công nghệ thông tin chính là thời đại của khoa học-kĩ thuật
hiện đại, điện tử, truyền thông, tin học và các ứng dụng của công nghệ thông tin
vào các lĩnh vực của đời sống-xã hội.
2. Các giai đoạn phát triển:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 3 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin ra đời vào khoảng những năm giữa của thế kỷ XX trên
cơ sở của công nghiệp điện tử và chất bán dẫn. Năm 1971 đánh dấu một mốc lịch
sử quan trọng khi Intel đưa ra con chip bán dẫn (bộ vi xử lý) đầu tiên. Cho tới nay
nền công nghiệp CNTT đã phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Hệ thống trung tâm (Systems-centric system) 1964 đến 1981.
+ Hệ thống trung tâm (Systems-centric system) 1964 đến 1981.
+ Hệ mạng trung tâm ( Network- centric system) từ 1994 đến 2005.
+ Hệ nội dung dự án trung tâm ( projected content-centric system) dự đoán
phát triển trong khoảng 2005 đến 2015.
Như vậy công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển như vũ bão, sự phát
triển lớn mạnh vượt bậc
Sự phát triển như vũ bão của CNTT
3. Các đặc trưng cơ bản của thời đại CNTT:
Được coi là làn sóng công nghệ thứ 5 sau máy hơi nước, than đá, sắt và
dầu mỏ, Công nghệ thông tin ra đời thực sự đã đem lại sự bùng nổ mạnh mẽ trên
mọi lĩnh vực của đời sống. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự bùng nổ đó, chúng ta
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 4 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
sẽ tìm hiểu những đặc trưng của công nghệ thông tin. Theo một bài viết về toàn
cầu hóa công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm của tác giả Hà Dương Tuấn
thì CNTT có 4 đặc trưng chính sau:
a. Đầu tiên chúng ta phải kể đến công nghệ thông tin là một công nghệ mũi nhọn
Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định một điều chắc chắn rằng công nghệ
thông tin là một công nghệ mũi nhọn. Điều này đã được lịch sử chứng minh. Công
nghệ thông tin được xây dựng trên thành quả của nhiều công nghệ khác và của
những lí thuyết khoa học hiện đại. Và lẽ dĩ nhiên, công nghệ mũi nhọn luôn luôn
nặng về tri thức.
b. Nó là một công nghệ dàn trải trong mọi lĩnh vực
Hiện nay công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ quản lí,
tính toán khoa học đến tự động hóa, công nghiệp hàng không, vũ trụ hay các thiết
bị số …
c. Là một công nghệ có nhiều tầng lớp
Tầng lớp ở đây được hiểu theo nghĩa là các khâu đoạn sản xuất trong công
nghệ thông tin (bao gồm cả phần cứng và phần mềm). Theo nghĩa đó thì công

nghệ thông tin có thể chia ra làm các lớp như sau:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 5 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin

Các lớp công nghệ thông tin
d. Là một công nghệ chuyển đổi rất nhanh
Rất dễ thấy điều này khi quan sát thị trường PC và thiết bị ngoại vi. Tuy
nhiên, điều chúng ta quan tâm ở đây không dừng lại ở đó, hiện nay trên thế giới
đang có sự nảy sinh khá đồng bộ của một loạt những tiến bộ mới về mạng, về
phần mềm cơ bản và về thiết kế hệ thống. Đó là:
Ngôn ngữ Java cho phép viết chương trình một lần để sử dụng ở bất cứ nơi
đâu.
Phong trào phần mềm tự do(free software) hay mã nguồn mở mà điển hình
là hệ điều hành Linux.
Kỹ thuật ADSL cho phép tăng vận tốc thông tin tới vài chục lần mà không
cần phải thay dây đồng hiện có.
Chuẩn CORBA cho phép các chương trình phân tán cộng tác được với
nhau.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 6 -
Chương trình ứng dụng riêng
Các chương trình ứng dụng tổng quát +Middleware +
Các hệ nhúng+Các chương trình phục vụ cho sự phát
triển của công nghệ thông tin
Hệ điều hành và hệ điều hành mạng
Các hệ máy PC và Network trên thế giới
Linh kiện điện tử (Hardware)
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Công nghệ tác tử (agent), công nghệ để thực hiện trong tương lai những
ứng dụng di động và thông minh. Đó là các chương trình có thể tự động di chuyển
trong mạng viễn thông đến các nơi để hoạt động với mục đích nào đó.….

Tóm lại, Công nghệ thông tin có thể được coi là một công nghệ của đời
sống. Sự ra đời của nó thực sự đã tạo ra một bước tiến thần kì trong lịch sử trước
đây, đưa loài người sang một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của khoa học và công
nghệ.
II. Công nghệ thông tin thế giới:
Mạng lưới công nghệ thông tin
1. Cái nhìn tổng quan về thị trường CNTT thế giới
Một bức tranh tổng quan và chi tiết hơn về thị trường CNTT thế giới. Bức
tranh này được vẽ nên từ số liệu thị trường 12 tháng qua cùng những nhận định,
đánh giá của các chuyên gia CNTT hàng đầu thế giới
Thị trường CNTT thế giới: tăng tốc trở lại!
Ngay từ năm 2000, thị trường CNTT thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu phục
hồi, nhưng trong 3 năm tiếp sau đó tính đến đầu năm 2003, vẫn được xem là giai
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 7 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
đoạn tăng trưởng chậm. Từ 2003, thị trường CNTT thế giới tăng trưởng mạnh trở
lại với tốc độ tăng trưởng 5%, gấp đôi năm 2002.
Từ 2003-2006, chi tiêu về CNTT sẽ tăng mạnh trở lại và theo dự kiến của
các nhà phân tích thị trường , thị trường CNTT sẽ đạt đỉnh cao vào những năm
2006-2010. Hãng nghiên cứu thị trường Forrester dự báo, CNTT phục vụ người
dùng đầu cuối phát triển mạnh, ước đạt 1,7 ngàn tỷ Euro. Tốc độ tăng trưởng sau
năm 2004 trở đi theo dự báo từ nhiều nguồn đều đáng phấn khởi: 6,5% cho năm
2005 và 6,8% cho năm 2006. Ông Phí Anh Tuấn - Giám đốc Công ty phần mềm
AZ, cho biết thêm: "Chi tiêu CNTT thế giới đã tăng tới 7-8%. Với khu vực châu Á
– Thái Bình Dương đạt tốc độ gấp đôi, từ 15%-16%. Việt Nam là một điểm sáng
trong khu vực này khi chính phủ tập trung cho chính sách phát triển CNTT, tạo cơ
hội cho thị trường phát triển với tốc độ 20-30%".
Trong năm 2004, thị trường CNTT Châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật
Bản sẽ quay trở lại mức tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số. Cơ sở cho dự báo này là
các ngân sách đầu tư trong năm 2004 đều ở mức lạc quan. Các thị trường chứng

khoán, một chỉ số hàng đầu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế, liên tục hai năm
qua đều ở mức cao.
Thời điểm rớt giá kỷ lục của thị trường này vào tháng 12 năm 2002 đã lui
vào dĩ vãng. Hai nền kinh tế phát triển nhất khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ đều
tăng trưởng mạnh về kinh tế và dẫn đầu quá trình hồi phục thị trường CNTT của
khu vực.
Riêng thị trường PC, với tốc độ tăng trưởng 14% so với năm 2002, năm
2003 đánh dấu sự kiện thị trường máy tính khu vực Châu Á - TBD vượt qua giai
đoạn không ổn định. Trong năm này, đã có 28,4 triệu máy tính được bán ra toàn
khu vực trừ Nhật Bản. Ông Wu Teng Guo - Tổng Giám đốc Toshiba Nam và
Đông Nam Á, cho biết: "Điểm sáng của thị trường máy tính chính là sự tăng
trưởng của máy tính xách tay đang chiếm tới 20% lượng PC toàn cầu. Đặc biệt là
Singapore với lượng máy tính xách tay bán lẻ đã vượt qua mức bán máy tính để
bàn".
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu tới 15,4 tỷ USD phần cứng sang Mỹ trong
năm 2003, các cty muốn lọt vào Top 5 phần cứng, phải đạt doanh số tối thiểu 70
triệu USD.
Các công ty Ấn Độ muốn lọt vào top 5 công ty xuất khẩu phần mềm/dịch
vụ, doanh số phải đạt tối thiểu 300 triệu USD. Chỉ tính trong năm 2003, Ấn Độ đã
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 8 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
đạt doanh số 12,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 10 tỷ USD. Số nhân lực làm phần
mềm sau một năm tăng từ 8000 lên 12000 người.
Theo tin mới nhất về CNTT đó là: IBM đột phá công nghệ máy tính
“nano”.
Các nhà khoa học IBM mới công bố ngày 30/8 là đã tìm được giải pháp
công nghệ điều khiển nguyên tử đi theo hướng thiết kế sẵn có thể được ứng dụng
để sản xuất nên những thiết bị lưu trữ “siêu nhỏ”.
Nếu thành công thì một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể lưu trữ được tới
30.000 bộ phim chất lượng cao trong một thiết bị có kích thước chỉ bằng một chiếc

iPod. Sẽ là một kỳ công của công nghệ nano hiện đại.
“Một trong những thuộc tính cơ bản nhất của bất kỳ một loại nguyên tử
nào đó là chúng có tính năng giống hệt một chiếc nam châm,” ông Cyrus
Hirjibehedin - một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Almanden của IBM –
cho biết.
“Nếu có thể duy trì ổn định sự vận hành của nguyên tử theo định hướng từ
tính thiết kế sẵn chúng hoàn toàn có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin. Đây
cũng là nguyên lý vận hành cơ bản của ổ đĩa cứng. Hiện chúng ta đang nghiên
cứu áp dụng nguyên lý cho riêng từng nguyên tử độc lập”.
Hirjibehedin và người đồng nghiệp Andreas Heinrich tiến hành nghiên cứu
ứng dụng nguyên lý đó trên một nguyên tử sắt đơn lập.
“Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu rất kỹ chuyển động của một nguyên tử
sắt trên một bề mặt bằng đồng và tìm giải pháp định hướng di chuyển của nó.
Hiện trong tay chúng tôi đã có một vài giải pháp, song chúng tôi chưa dám chắc
giải pháp nào sẽ có hiệu quả. Có thể bảo đảm về lâu về dài chúng tôi sẽ đẩy được
dữ liệu số lên đây”.
Cùng lúc đó các đồng nghiệp khác của Hirjibehedin tại Thuỵ Sĩ đã tìm
được cách điều khiển nguyên tử hoạt động theo đúng nguyên tắc cơ bản “tắt - bật”
của máy tính. Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này khi nghiên cứu độ rung
của một phân tử và nhận thấy mỗi nguyên tử cũng có khả năng “tắt - bật”.
Heinrich nhận định đây là một phát hiện vô cùng quan trọng bởi nguyên lý “tắt -
bật” của phân tử vận hành tương tự như nguyên lý trong các con chip vi xử lý máy
tính, “tắt - bật” dòng vận hành của các electron tạo. Không những thế chức năng
“tắt - bật” không hề ảnh hưởng đến khung vận hành của phân tử.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 9 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Công nghệ phân tử mới này có thể sẽ được ứng dụng để lưu trữ thông tin
hoặc sản xuất những con siêu chip siêu tốc độ.
Có thể nói CNTT không ngừng phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực,
cũng như trong công nghệ xử lý ngôn ngữ. Trong hơn nửa thế kỉ phát triển, CNTT

dần dần xử lý nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, như hình ảnh (image), âm thanh
(voice, speech), văn bản (text), kí hiệu hình thức (symbols), đồ thị (graph),…và
gần đây có nhiều kiểu dữ liệu phức tạp như dữ liệu sinh học (genomic data).
Phương pháp xử lý cũng ngày càng phong phú, từ tính toán đến suy luận và nhiều
kiểu khác nữa. Xử lý ngôn ngữ chính là xử lý thông tin khi đầu vào là dữ liệu ngôn
ngữ (dữ liệu cần biến đổi), tức dữ liệu văn bản hay tiếng nói.
+ Nhận dạng tiếng nói: từ sóng tiếng nói, nhận biết và chuyển chúng thành
dạng dữ liệu tương ứng.
+ Tổng hợp tiếng nói: Từ dữ liệu văn bản, phân tích và chuyển chúng thành
tiếng nói.
+ Nhận dạng chữ viết: từ một văn bản in trên giấy, nhận biết từng chữ cái
và chuyển chúng thành một tệp văn bản trên máy tính.
+ Dịch tự động: từ một tệp dữ liệu văn bản trong một ngôn ngữ (tiếng anh
chẳng hạn), máy tính dịch và chuyển thành một tệp văn bản trong một ngôn ngữ
khác (tiếng việt chẳng hạn).
+ Tóm tắt văn bản: từ một văn bản dài tóm tắt thành một văn bản ngắn hơn
có những nội dung cơ bản.
+ Tìm kiếm thông tin:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 10 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Từ một nguồn rất nhiều tệp văn bản hay tiếng nói tìm ra những tệp có nội
dung liên quan đến môt vấn đề ta cần biết. Điển hình của công nghệ này là Google
, một hệ tìm kiếm thông tin trên Web rất hiệu quả và nhanh, được mọi người dùng
thường xuyên
Còn rất nhiều bài toán và công nghệ xử lý ngôn ngữ khác, như giao diện
người máy bằng ngôn ngữ tự nhiên, các hệ hỏi đáp, các hệ sinh ra ngôn ngữ,…
Ứng dụng của công nghệ xử lý ngôn ngữ hết sưc phong phú, như hãng
SAMSUNG đưa ra thị truờng điện thoại di động P207 có thể nhận được các câu
nói đơn giản của người sử dụng điện thoại di động như “Hãy gọi cho tôi” hay “tôi
sẽ gọi lại”. Cũng vậy có rất nhiều phần mềm dịch tự động trên Web Babel Fish

Translation của Alta Vista dịch ANH-NHẬT, NHẬT-ANH…
Về sự phát triển xử lý ngôn ngữ và tiếng nói trong CNTT
Có thể nói xử lý ngôn ngữ tự động trên máy tính là một trong những vấn
đề rất khó khăn với CNTT, làm sao cho máy hiểu được ngôn ngữ của con người,
trong khi đó ngôn ngữ của con người hết sức đa nghĩa.
CNTT là mạng lưới rộng khắp toàn cầu, Internet là một dây trong mạng
lưới đó. Một thông tin rất đáng quan tâm đó là: Dân Mỹ mất 7 tỷ USD vì virus,
spyware và phishing. Chỉ trong vòng 2 năm qua, người tiêu dùng Mỹ đã thâm hụt
tới 7 tỷ USD vì virus, phần mềm do thám và các âm mưu phishing của bọn tội
phạm mạng.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 11 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
2. Những ứng dụng nổi bật của thị trường CNTT thế giới

Những cỗ máy tính nhỏ nhất thế giới
Máy tính càng lớn, hiệu suất hoạt động của chúng thường càng cao. Tuy
nhiên, những hệ thống nhỏ, dù cấu hình không cao, vẫn mang lại nhiều cảm nhận
thú vị cho người sử dụng.
Picotux không quyến rũ và nói chung
không làm được gì nhiều. Nhưng nó chỉ có kích
cỡ 25 x 19 x19 mm, được trang bị RAM 8 MB,
kết nối Ethernet 100 Mb và CPU 55 MHz.
Tất cả các chức năng được gói gọn trong
cỗ máy tính to bằng ngón tay của hãng Calao với
RAM 64 MB và các cổng kết nối Ethernet, VGA
và USB. Nó còn sử dụng CPU ARM 190 MHz.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 12 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Bo mạch chủ siêu nhỏ Pico-ITX của Via
Technologies (Đài Loan) chỉ có 26 cm vuông.

Đây là đồ chơi hoàn hảo cho những người thích
độ máy tính.

Hệ thống PC này được tích hợp trong chai
rượu whiskey nhờ sử dụng bo mạch chủ siêu nhỏ
của Via.
Máy tính lập phương Space Cube gồm
CPU 300 MHz, RAM 64 MB, cổng VGA,
Ethernet và USB
Apple Mac mini được giới thiệu vào
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 13 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
tháng 1/2005 với diện tích 38 cm vuông và có
giá 500 USD.
Máy tính VoomPC-2 được thiết kế trông
như một chiếc ô tô với kích thước 21 x 26,55 x
6,6 cm.
Công nghệ nano hứa hẹn thu nhỏ kích
thước và tăng hiệu suất cho hệ thống PC. Trong
ảnh là máy tính lượng tử của D-Wave, có khả
năng giải các câu đố Sudoku.
eBox 4854 hoạt động trên Windows XP
với 6 cổng USB, Mini PCIe và khe cắm thẻ CF
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 14 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Card.
Máy tính iD3 hỗ trợ mạng riêng ảo VPN
và được trang bị nhiều ứng dụng mà người dùng
cần dù nó chỉ bằng một hộp đựng bộ bài tây.


Những sự kiện CNTT thế giới nổi bật trong năm 2006
Hệ điều hành thế hệ mới Windows Vista
Sản phẩm sau 5 năm phát triển của Microsoft đã được giới phân tích và
người tiêu dùng trông đợi. Cuối cùng, ngày 30/11 vừa qua, Vista đã đến được tay
người dùng doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân sẽ phải chờ đến tháng 1/2007
để được tiếp cận với phiên bản này.
Windows Vista là mục tiêu nhòm ngó của hacker.
Trong khi Microsoft luôn khẳng định Vista sẽ là hệ điều hành an toàn nhất,
“bất khả chiến bại” .
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 15 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
YouTube - “Phát minh của năm”
YouTube được tạp chí Time bình chọn là “phát minh của năm”. Thế giới
chia sẻ những đoạn video cá nhân tự chế này đã đón nhận rất nhiều thước phim
đáng giá và chúng đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người
dùng Internet.
Nhiều nhân vật nổi tiếng nhờ YouTube.
Chỉ có YouTube mới là phương tiện biến một con người bỗng trở nên nổi
tiếng trên khắp thế giới chỉ với một đoạn video ngắn ngủn. Cô gái xinh đẹp
Lonelygirl15, “ông lão về hưu” 79 tuổi đã nổi danh từ trang web này.
Rắc rối cài rootkit trong đĩa CD của Sony BMG
Sử dụng công nghệ XCP của đối tác First 4 Internet, đĩa CD của Sony mở
đường cho tin tặc tấn công khi người dùng đút đĩa vào ổ CD. Phần mềm chống sao
chép của Sony tự động cài đặt rootkit mà người dùng không hề hay biết.
Sony BMG ra sức dàn xếp rắc rối cài rootkit trong đĩa CD.
Sau khi mọi việc bị vỡ lở, Sony đã nhanh chóng thu hồi hàng triệu đĩa CD
cài rootkit kèm theo lời xin lỗi và thề không bao giờ dùng lại công nghệ XCP nữa.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 16 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Giữa tháng 12, Sony đã dàn xếp chi 4,5 triệu USD để đền bù thiệt hại cho

người dùng ở 39 bang ở Mỹ.
Máy tính siêu di động Origami
Máy tính “siêu di động” (UMPC) của hãng phần mềm Mỹ cuối cùng cũng
được tung ra thị trường vào đầu năm nay, Microsoft vẫn hy vọng sẽ tạo nên một
“trận bão lớn” trong thế giới điện toán. Tuy nhiên, với mức giá trên trời - 1.000
USD, Origami thực sự chỉ dành cho những khách hàng cao cấp. Đa số mọi người
đều đồng ý Origami là một sản phẩm đáng chú ý nhất trong năm nay nhưng nó sẽ
rất khó phổ biến. Thời lượng pin 3 giờ, giá thành đắt đỏ và kiểu dáng không đủ
nhỏ để nằm gọn trong túi áo cũng không đủ lớn để vận hành một cách hiệu quả,
thiếu bàn phím là những khiếm khuyết nghiêm trọng của Origami.
Máy tính siêu di động Origami Q1 của Samsung.
Ngay khi xuất hiện trên thị trường, thiết bị UMPC (Ultra-mobile PC) Q1
của Samsung đã được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm nhưng số lượng sản
phẩm được tiêu thụ lại rất èo uột.
Đến cuối tháng 12, Microsoft cho biết đang chuẩn bị tiến hành một chiến
dịch quảng bá rầm rộ mới trước khi tung ra dòng máy tính bảng mini Origami thế
hệ hai có tên là Vistagami với khả năng tương thích hệ điều hành Windows Vista.
Blu-ray - HD DVD: Cuộc chiến chưa đến hồi kết
Cuộc đua dành định dạng chuẩn cho công nghệ đĩa DVD giữa Blu-ray và
HD DVD vẫn chưa đến hồi kết. Các phe hậu thuẫn của hai công nghệ này đã tung
ra thị trường sản phẩm mới nhưng hiện tại người dùng vẫn còn băn khoăn vì bỏ ra
một khoản tiền khá lớn, 500 USD - 2.000 USD để mua thiết bị có độ phân giải
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 17 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
cao, chỉ tương thích với vài chục bộ phim nhưng sau một thời gian phải “bỏ xó” vì
một trong hai công nghệ đó thắng thế.
Cuộc chiến cam go giữa Blu-ray và HD DVD vẫn còn rất nóng.
Trước tình hình này, phần lớn khách hàng đều quyết chờ kết cục của cuộc
đua để xem công nghệ đĩa quang DVD này sẽ cùng tồn tại song song với nhau hay
là một trong hai sẽ bị “tuyệt chủng”.

3. Những dự báo công nghệ thông tin thế giới 2007
Windows Vista được nâng cấp chậm chạp.
10 điểm chú ý trước khi dùng Windows Vista. Hệ điều hành mới nhất của
Microsoft sẽ đến tay người dùng phổ thông vào đầu năm tới nhưng điều này
không đồng nghĩa với việc thế giới sẽ mau chóng chuyển ngay sang Windows
Vista. Lý do quan trọng nhất là phiên bản này buộc số đông người dùng phải nâng
cấp phần cứng, khiến cho họ mất số tiền không nhỏ để đầu tư. Hơn nữa, những
phần mềm họ đang dùng chưa tương thích với Windows Vista.
Mã độc sẽ bùng nổ mạnh mẽ
10 dự báo an ninh mạng 2007: Phần mềm gián điệp và mã độc sẽ tấn công
người dùng từ mọi ngóc ngách của Internet và làm chậm hoặc khiến hệ thống
ngưng hoạt động. Ngoài ra, chúng còn tìm mọi cách để ăn cắp thông tin tài khoản
củahọ.
Spam được chuẩn hóa tốt hơn.
Những công nghệ nhận diện thư rác đang hoàn thiện hơn hứa hẹn chặn
được tỷ lệ lớn "khách không mời" vào hòm thư của người dùng Internet. Hiện nay
hơn 90% e-mail gửi tới là spam và hiện tượng này chỉ có thể hạn chế chứ không
loại bỏ được.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 18 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Mạng Wi-Fi phủ rộng
Giấc mơ "Internet ở khắp mọi nơi" đến gần hiện thực hơn vào năm 2007 vì
vô số điểm truy cập Wi-Fi sẽ được lắp đặt khắp thế giới. Năm tới cũng chứng kiến
sự có mặt của chuẩn 802.11n chính thức, mang lại tốc độ đường truyền cao cho
mọi hoạt động. Tuy kết nối Internet không dây mang đến sự tiện lợi cho người
dùng nhưng lại chứa lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tin tặc ăn cắp thông tin
nhạy cảm khi bạn sơ ý.
Nền tảng Web được khai thác rộng rãi.
Khi kết nối Internet trở nên phổ biến, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đưa
nhiều sản phẩm lên mạng, phục vụ nhu cầu hàng ngày như phần mềm xử lý văn

bản, bảng tính, các công cụ làm việc theo nhóm, wiki, blog Vừa qua, bộ ứng
dụng văn phòng nổi bật trên nền web chính là sản phẩm của Google.
Cuộc chiến định dạng DVD không phân định thắng thua.
Thế giới video và truyền hình đang cạnh tranh bằng các chuẩn phân giải
cao HD DVD (dẫn đầu là Toshiba) và Blu-ray ("thủ lĩnh" là Sony). Sự tranh giành
này sẽ nóng thêm khi các hãng liên tiếp đưa ra đầu đĩa hay đĩa có khả năng lưu trữ
lớn. Tuy vậy, khách hàng luôn lựa chọn sản phẩm tốt, có giá rẻ và tương thích
ngược được với phần cứng mà họ đang có. Ai nắm bắt được tâm lý này thì mới
chiến thắng được. Nếu không, họ phải đối mặt với định dạng thứ 3 sẽ nổi lên mà
manh nha là chuẩn EVD của Trung Quốc. Lúc đó, công sức của họ sẽ trở nên vô
nghĩa.
III. Tình hình CNTT Việt Nam:
. Ảnh hưởng của cách mạng CNTT đến nền chính trị, kinh tế, văn hoá,
giáo dục của Việt Nam:
1. Ảnh hưởng về mặt chính trị, an ninh_quốc phòng:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 19 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
CNTT ra đời trong bối cảnh toàn xã hội đang diễn ra quá trình hội nhập,
toàn cầu hoá mạnh mẽ như một quá trình phát triển tất yếu của lịch sử. CNTT ảnh
hưởng mạnh đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, chính trị cũng không nằm ngoài
sự ảnh hưởng đó. Đó chính là sự ra đời của chính phủ điện tử, các diễn đàn chính
trị online, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, ứng dụng của CNTT
trong các cơ quan Đảng và Nhà Nước… có bước thay đổi lớn. Hệ thống tổ chức
chỉ đạo và quản lý Nhà nước đối với CNTT được tăng cường. Trước năm 2000, số
bộ, ngành có trang tin điện tử rất ít. Hiện nay có 22/26 bộ, 56/64 tỉnh và thành phố
trực thuộc Trung ương đã có website chính thức, góp phần hiện đại hoá nền hành
chính và tạo tiền đề cho việc phát triển chính phủ điện tử. Theo thông tin từ Bộ
Thông tin_truyền thông cho biết: Việt Nam đã đạt được bước tiến vượt bậc trong
việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan chính phủ để quan hệ và cung cấp các dịch
vụ của Chính phủ cho công dân, khi từ vị trí thứ 126 năm 2006 lên vị trí 90 trong

năm 2007. Trong 10 nước Asean Việt Nam đứng thứ 5. Tại Việt Nam, 89%
website được công khai và 100% website đã cung cấp cơ sở dữ liệu. Việt Nam
cũng là quốc gia có 22% website của cơ quan chính phủ đã cung cấp dịch vụ trực
tuyến cho người dân. 56% website cơ quan chính phủ có mục ý kiến phản hồi của
người dân và 11% website cho phép người dùng cập nhật thông tin và 100%
website cung cấp giao diện tiếng nước ngoài. Điểm yếu nhất đối với các website
của Chính phủ Việt Nam là chưa có chính sách bảo mật và an ninh, trong khi trên
thế giới có 23% website có chính sách bảo mật, 21% website có chính sách an
ninh.
Hội thảo Chính phủ điện tử 24.8.2007
Đề án 112 tin học hoá quản lý hành chính nhà nước được Thủ tướng chính
phủ ban hành ngày 5.2.2002 nhằm cải cách nền hành chính nhiều thủ tục để hình
thành phương thức làm việc mới. Nhiều cơ quan hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương đã chuyển từ điều hành thủ công truyền thống sang điều
hành qua mạng máy tính. Qua đó cho phép chuyển giao, lưu trữ, kiểm tra, tìm
kiếm nhanh chóng giảm thiểu thời gian truy tìm thông tin khi cần đến. Đẩy mạnh
tin học hoá hành chính công, tiến tới giao dịch trực tuyến tất cả các dịch vụ công.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 20 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Lần đầu tiên thiết lập được hệ thống thông tin điện tử trong cả nước, hình thành hệ
thống thông tin điện tử của Chính phủ, bao gồm trung tâm tích hợp dữ liệu của các
bộ, tỉnh, mạng cục bộ (Lan) của mỗi cơ quan thuộc cơ cấu bên trong của của bộ,
tỉnh, mạng diện rộng liên kết các hệ thống tin học của bộ, tỉnh. Điểm hội tụ của
toàn hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ là cổng thông tin điện tử Chính phủ
được khai trương và đưa vào vận hành ngày 9.9.2005. Hơn 25 nghìn văn bản quy
phạm pháp luật được cập nhật và công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Hơn 300 hệ thống thông tin điện tử được cài đặt tại các bộ, tỉnh, trong đó 35% hệ
thống thông tin đã được vận hành trong bộ máy hành chính. Hơn 60% số cán bộ
công chức biết sử dụng thư điện tử hành chính và khai thác Internet. Trong thời
gian gần đây, gần 60 nghìn công chức hành chính đã được đào tạo ứng dụng tin

học để vận hành hệ thống thông tin điện tử đang triển khai tại các bộ, tỉnh. Thời
gian vừa qua, thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý, hàng loạt các luật đã
được ban hành như: Luật công nghệ thông tin, Luật giao dịch điện tử…
Theo ban điều hành 112 của TP.Hồ Chí Minh, trong năm 2005 việc triển
khai 3 hệ thống thông tin điện tử của Văn phòng Chính phủ đến các sở, ngành,
quận, huyện đã giúp cải cách nhiều thủ tục hành chính giảm phiền hà dân. Hệ quản
lý văn bản và hồ sơ công việc đã được triển khai tại 35 đơn vị qua đó đã giảm
được số lượng giấy tờ, quản lý công tác xử lý công văn đi_đến và công tác lưu trữ
thông tin, đáp ứng nhu cầu công việc. Hệ thống thông tin kinh tế_xã hội phục vụ
điều hành và trang thông tin điện tử phục vụ điều hành đã triển khai được ở 38
đơn vị cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho công việc chung. Các phần mềm dùng
chung cũng đã được triển khai như “ Hệ thống thông tin phục vụ y tế ”, “ Hệ thống
thông tin phục vụ cấp phép xây dựng ” và “ Cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý khu chế
xuất và khu công nghiệp thành phố”. Hiện trang thông tin thành phố có 54 đơn vị
thành viên, 20 dịch vụ công trên mạng và 360 thủ tục hành chính của các sở, ban
ngành liên quan, quận, huyện đã phát huy tốt tác dụng. TP.HCM còn ứng dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000 vào hoạt động tại các cơ quan hành chính.
Trong lĩnh vực an ninh_quốc phòng, CNTT cũng nhanh chóng được phổ
cập, ứng dụng và phát triển; tạo tiền đề quan trọng góp phần xây dựng lực lượng
chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Từng bước xây dựng hệ thống tự động hoá chỉ huy,
kiểm soát, làm chủ, cải tiến vũ khí, khí tài và phương tiện chiến đấu; đảm bảo an
ninh quốc gia; sẵn sàng, chủ động đối phó với chiến tranh thông tin hiện đại.
2. Ảnh hưởng về mặt kinh tế:
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 21 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Trong những năm qua, nước ta đã triển khai đồng bộ các chương trình, các
giải pháp để phát triển hạ tầng CNTT; nâng cao chất lượng và ứng dụng CNTT
trong các cơ quan, doanh nghiệp; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và phát triển
công nghiệp CNTT. Trong đó tập trung một số giải pháp có tính chất đột phá như:
Triển khai đề án xây dựng Khu phát triển phần mềm, đào tạo và chuyển giao ứng

dụng CNTT, thành lập các khoa kỹ thuật_công nghệ tại các trường đại học…
Đảng và Nhà nước tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong lĩnh vực tài
chính (thuế, kho bạc, kiểm toán…), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại,
thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng (y tế, du lịch…) đảm bảo các điều
kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
a. Đối với doanh nghiệp:
Để chủ động hội nhập kinh tế thế giới khi gia nhập tổ chức thương mại thế
giới(WTO), giải pháp hiệu quả để tự hoàn thiện doanh nghiệp là ứng dụng kinh
doanh điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước đây, kinh doanh điện tử
chủ yếu được ứng dụng trong quá trình mua sắm. Theo kết quả điều tra mới đây
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về thực trạng ứng dụng
CNTT trong 2.233 doanh nghiệp thuộc 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh, các thiết bị phục vụ CNTT được sử dụng
trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là máy tính để bàn và máy in,
các thiết bị khác như máy scan, máy tính xách tay vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Các doanh
nghiệp đã ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác quản trị
nhân sự, quản trị quan hệ khách hàng, kế toán. Điều đáng nói là có tới 91% doanh
nghiệp đã kết nối internet, trong khi lại có tới 70% chưa xây dựng website riêng
cho mình, có nghĩa chưa sử dụng hết sức mạnh của internet vào hoạt động kinh
doanh. Trong quá trình ứng dụng CNTT, có tới 24% doanh nghiệp không sử dụng
bất kỳ một dịch vụ hỗ trợ nào khác như tư vấn, bảo trì, sửa chữa, thiết kế web…
Phần lớn các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ bên ngoài, đặc
biệt có tới 96,4% không sử dụng dịch vụ tư vấn, và 97,3% không ứng dụng thương
mại điện tử. Thêm vào đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp vào CNTT có sự mất
cân đối nghiêm trọng, 59,9% quỹ đầu tư dành cho phần cứng, 10,9% dành cho
phần mềm và chỉ có 4,8% cho đào tạo nhân lực trong khi đây là yếu tố rất quan
trọng để ứng dụng CNTT có hiệu quả.
Hiện nay CNTT đã được mở rộng sang lĩnh vực bán hàng và dịch vụ khách
hàng. Có 91% doanh nghiệp sử dụng và kết nối Internet, gần 60% kết nối ADSL,
75% kết nối mạng Lan, nhưng chủ yếu chỉ dừng ở mức sử dụng Internet, Email,

Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 22 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
Website và một số ứng dụng đơn giản như quản lý nhân sự, đào tạo trực tuyến.
Mức độ tham gia kinh doanh trực tuyến còn thấp, chỉ 4% doanh nghiệp tham gia
sàn giao dịch, 2,7% bán hàng qua mạng, 9% doanh nghiệp xây dựng được hệ
thống chăm sóc khách hàng qua mạng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng
được chiến lược kinh doanh điện tử một cách cụ thể. Nhà nước cũng rất quan tâm
đến việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp với việc ra đời của cổng thương mại
điện tử quốc gia (ECVN) đã giúp doanh nghiệp nâng tầm nhận thức và năng lực
ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến đầu
tháng 8/2007, ECVN đã có gần 3000 thành viên, số lượng cơ hội kinh doanh đạt
gần 10.000, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tăng nhanh, đạt gần 600 thành
viên. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
doanh của nhiều doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát đựơc thực hiện vào tháng
8/2007 cho thấy hiệu quả kinh doanh bằng phương thức TMĐT của các DN thông
qua ECVN ngày càng tăng cao, thể hiện bởi các hợp đồng giá trị lớn được ký kết,
nhiều đối tác mới tìm đến với DN. Cụ thể, qua kết quả khảo sát từ hơn 200DN
thành viên thì đã có 236 hợp đồng đựơc ký kết với tổng trị gía lên đến trên 50 tỷ
đồng.
Mới đây, Đề án 191 (Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong quá trình
hội nhập) đã được Chính phủ phê duyệt. Trong năm tới, khối lượng các hoạt động
của Đề án 191 phải thực hiện là rất lớn. Dự kiến có 210 hoạt động được diễn ra
trong khuôn khổ Đề án trong đó bao gồm các chương trình điều tra, khảo sát,
nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp; tư vấn cho doanh
nghiệp lựa chọn giải pháp; triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng cần thiết về
ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp.
Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao
diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm
được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở,
thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Các nhà hoạch định chính sách

và các chuyên gia CNTT cho rằng, phát triển phần mềm nguồn mở sẽ giúp giảm
sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng
cũng như cơ hội kinh doanh mới và nâng cao khả năng phát triển cho các DN. Bên
cạnh đó, xu hướng hội tụ của CNTT - viễn thông – phát thanh và truyền hình đang
tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin. Rõ ràng, dựa
vào tính mở của thị trường, các DN có điều kiện để lựa chọn nhiều đối tác, các sản
phẩm, giải pháp thuận lợi cho đặc điểm của mình.
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 23 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
b. Đối với Công nghiệp:
CNTT tạo ra một ngành công nghiệp mới đó là công nghiệp CNTT, tác
động đến những ngành công nghiệp công nghệ cao, giúp mang lại năng suất, chất
lượng cao cho sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới đa dạng; đồng thời giúp tự
động hoá trong các khâu sản xuất, tin học hoá các hoạt động tiếp thị, kinh doanh
quảng cáo…CNTT còn mang lại hiệu quả ngay cả đối với các ngành thủ công
nghiệp hoặc công nghiệp có công nghệ thấp (may, thêu, dệt…) qua việc tự động
hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm. Theo kết luận của hội thảo toàn cảnh CNTT Việt
Nam 2007, diễn ra trong 2 ngày 11&12/7/2007 tại TP.HCM kim ngạch nhập_xuất
khẩu CNTT Việt Nam đều giữ được ngưỡng trên 1 tỉ USD nhưng tốc độ tăng
trưởng lại giảm sút một cách đáng kể.
Chính Phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về CNTT-TT đến 2010 và
định hướng đến 2020” do Viện Chiến Lược BCVT&CNTT (Bộ BCVT) xây dựng
với quá trình thực hiện từ giữa năm 2003. Một trong các mục tiêu đặt ra là đến
năm 2010, công nghiệp CNTT-TT phải trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có
tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm và đạt tổng doanh thu 6 - 7 tỷ USD. Về định
hướng hoạt động ngành phần mềm (PM), Hiệp Hội DN PM Việt Nam (VINASA)
đặt ưu tiên cho hoạt động xuất khẩu, gia công PM cho thị trường Nhật Bản, và
Hiệp Hội Điện Tử & CNTT TPHCM cũng chỉ ra 3 hướng: gia công PM cho nước
ngoài; xuất khẩu nguồn nhân lực; và tự phát triển PM theo yêu cầu của thị trường.
Công nghiệp PM Việt Nam đang được mùa gia công, nhưng tương lai như

thế nào thì rất khó dự báo. Theo ý kiến của một số chuyên gia, 2 hướng đi đầu có
ưu điểm là vốn đầu tư không nhiều và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên,
nhược điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài; không mang lại nền
tảng cơ bản để xây dựng nền CNPM cho đất nước Riêng về hướng thứ ba, ngay
từ đầu các DN có thể chủ động định hướng phát triển CNPM theo phương châm từ
thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời có khả năng
chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thế nhưng, hướng đi này lại thiếu nguồn vốn
đầu tư vào những dự án chiến lược dài hạn, thiếu nguồn nhân lực nòng cốt để có
thể triển khai các dự án lớn và mất nhiều thời gian xác lập uy tín trên thị trường.
Phát triển nhanh công nghiệp phần cứng trong lĩnh vực máy tính và truyền
thông. Đảm bảo máy tính, thiết bị truyền thông sản xuất, lắp ráp trong nước chất
lượng cao, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nội địa; có sức cạnh tranh về giá trên thị
trường thế giới và khu vực để tham gia xuất khẩu. Đẩy mạnh việc sản xuất các
thiết bị thông tin và xử lý thông tin, đặc biệt là các thiết bị có kết nối với mạng
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 24 -
Đề tài: Ngữ cảnh xã hội của thời đại công nghệ thông tin
máy tính. Có chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các
nguồn vốn đầu tư trong nước cho phát triển công nghiệp phần cứng, đặc biệt là thu
hút các công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT đầu tư và chuyển giao
công nghệ ở Việt Nam.
Công nghệ thông tin và đang trở thành công cụ không thể thiếu và phục vụ
cho mọi nghành nghề, lĩnh vực. Trong lĩnh vực cơ khí, CNTT được ứng dụng
trong 3 giai đoạn chính của quá trình sản xuất_ gia công gồm: Thiết kế, Tính toán
mô phỏng và điều khiển gia công. CNTT đã thực sự thúc đẩy nghành công nghiệp
cơ khí có những bước tiến vượt bậc: Nâng cao hiệu suất và chất lượng, gia tăng sự
chính xác, giảm thiểu chi phí. Và đặc biệt, nhờ có CNTT, khối lượng và chất
lượng của các phát minh về cơ khí phục vụ cho mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống
cũng đã tăng đáng kể, điều này thực sự khiến nghành cơ khí có những đóng góp to
lớn và thiết thực hơn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Đối với nghành công nghiệp dệt may đã chú trọng ứng dụng CNTT cho

các doanh nghiệp trong nước để có thể cạnh tranh tốt hơn tại thị trường trong nước
và quốc tế. Gói giải pháp bao gồm phần cứng và phần mềm đánh dấu sự chuyển
biến quan trọng trong việc nhìn nhận về hiệu quả của hệ thống máy tính cho doanh
nghiệp, khả năng tiết kiệm chi phí vận hành lên tới 40%; chi phí bảo trì máy và
thuê nhân công dự kiến giảm từ 7% đến 95% . CNTT còn nhiều ứng dụng trong
nhiều ngành công nghiệp khác nhau góp phần làm nền kinh tế Việt Nam thay đổi
và phát triển.
c. Đối với Nông nghiệp:
Mặc dù Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tình hình xuất khẩu lúa gạo,
nhưng nhiều nơi trên đất nước chúng ta tình trạng đói nghèo, kém phát triển vẫn
còn tồn tại. Một trong rất nhiều nguyên nhân của tình trạng đó là sự thiếu hiểu
biết, thiếu kiến thức do không được tiếp cận với nguồn thông tin kinh tế, khoa
học_kỹ thuật, thiếu kiến thức về tổ chức sản xuất và tổ chức cuộc sống. CNTT
mang lại cơ hội tiếp cận kiến thức và điều kiện hội nhập. CNTT mang đến cơ hội
cho mọi người kể cả người nghèo và nông dân; đó là việc tạo điều kiện tiếp xúc thị
trường, giảm thiểu chi phí giao dịch cho cả người mua và người bán.
CNTT cũng có thể cung cấp kiến thức, thông tin hữu ích cho người nông
dân về cây trồng, vật nuôi, cách thức chăm sóc, phòng trừ hạn hán, sâu bệnh thông
qua các website. Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay vấn đề này còn nhiều
nan giải do: Hệ thống Internet chưa phổ biến với nông dân, đa số nông dân có
Nhóm K54C - Dương Thu Hà - Nguyễn Thị Hồng Hiệp - 25 -

×