CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Phong Hải, ngày 12 tháng 3 năm 2012
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thơm
Sinh ngày: 01 tháng 5 năm 1969
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường THCSTT Phong Hải - Bảo Thắng - Lào Cai
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn
Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau:
A. TÊN SÁNG KIẾN
TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hội thi “ NHÀ KHOA HỌC NHỎ TUỔI”
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Giải pháp chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong trường THCS có vai trò quan trọng, cùng
với các môn học giúp học sinh phát triển toàn diện. Thông qua các hoạt động
ngoại khoá học sinh được giao lưu học hỏi, rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết
trình, tăng tính cộng đồng. Đặc biệt qua mỗi hoạt động học sinh có thể tự nhìn
nhận mình và tự rèn kĩ năng sống, tự điều chỉnh hành vi ngôn ngữ việc làm. Góp
phần hình thành và dần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Vì ở mỗi môn học có rất nhiều điều mà không phải trên bài giảng, trên giáo
trình giáo khoa đã thông tin hết được, kiến thức của nhân loại là bất tận, mà sự
khám phá tìm hiểu của con người lại còn nhỏ hẹp. Mỗi môn học có vị trí và vị
thế riêng có đặc thù kiến thức riêng, khám phá tìm hiểu kiến thức tự nhiên, kiến
thức xã hội.
Trong nhà trường có rất nhiều các hình thức hoạt động ngoại khoá trong một năm
học theo các chủ điểm với các ngày lễ lớn, các hoạt động thể thao, văn nghệ,
hoạt động từ thiện, các hội thi mang tính về chuyên môn của từng môn học như:
Ngoại khóa văn học, Câu lạc bộ bạn yêu thơ, Nhà khoa học trẻ; Thế giới chung
quanh em; Em tham gia giao thông an toàn.
Môn Sinh học ta tìm hiểu những điều bí ẩn kì thú trong thiên nhiên, sự đa dạng
1
của các loài cây cỏ và động vật sống quanh. Môn Địa lí giúp cho ta thấy được sự
vận động của trái đất của các vì sao, nhìn ra thế giới với năm châu bốn biển và cả
những miền đất xa xôi ở châu Nam cực.
Các môn học trong nhà trường, mỗi môn có vị trí và vai trò khác nhau, trong đó
có một số môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, bồi
dưỡng lòng yêu nước lòng tự hào tự tôn dân tộc đối với thế hệ trẻ, như môn Ngữ văn,
môn Lịch sử. Học văn, học sử không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, về con người đất nước
Việt Nam, mà còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển các năng lực của bản thân
hoàn thiện nhân cách của mình.
Căn cứ vào tình hình các nhà trường, thực tế môn dạy, điều kiện địa lí, để tạo cơ
hội giao lưu chuyên môn các trường học trong khu vực, tôi nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tổ chức hội thi “Nhà khoa học nhỏ tuổi” theo cụm trường THCS: Phong Hải,
Phong Niên, Bản Cầm, Số 3 Thái Niên.
Nhưng tổ chức như thế nào, và làm thế nào để qua mỗi hoạt động không chỉ là sân
chơi của học sinh mà hiệu quả của nhà quản lí phải thu được là những gì?
Thực tế có rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, Việc khắc sâu bài học như
thế nào để học sinh nhớ lâu kiến thức, đây là một thực tế mà những cán bộ quản lí
trường học, giáo viên giảng dạy bộ môn vẫn luôn trăn trở và đi tìm cách thức tổ chức
đổi mới phương pháp dạy học.
Chương trình sách giáo khoa dài, đôi chỗ còn có sự bất cập về kiến thức, Sự
giảm tải chương trình của Bộ Giáo dục và chuẩn kiến kĩ năng cũng có chỗ còn bất
cập. Phương pháp giảng dạy của giáo viên đã thực sự đổi mới và gây hứng thú học
sinh ở mức nào? Học sinh có cách học tìm hiểu khắc sâu kiến thức bằng cách nào,
thái độ đối với môn học ra sao?
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi người làm công tác chuyên môn cần
có sự đổi mới việc chỉ đạo giảng dạy và cách thức học môn học. Các giáo viên tự tìm
cho mình những biện pháp tối ưu trong việc dạy học sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh theo từng vùng miền, khắc sâu kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và
chuẩn kiến thức. Học sinh có cách học sáng tạo, tư duy vận dụng linh hoạt kiến thức
vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi như về công tác tổ chức xây dựng kế
hoạch được sự nhất trí của Hiệu trưởng các trường học và sự hoạt động tích cực của
các tổ chuyên môn, thống nhất xây dựng bộ đề thi và hướng dẫn học sinh ôn luyện
thi.
II. Lịch sử vấn đề
Học sinh Trung học cơ sở đang ở độ tuổi phát triển và dần hoàn thiện nhân
cách. Cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề còn mang tính bồng bột cảm tính,
chưa có chiều sâu. Các em thích thể hiện mình làm người lớn, ưa thích hoạt động bề
2
nổi, mong muốn được thể hiện mình trước đám đông. Song tâm hồn các em dễ bị tổn
thương trước những biến cố ảnh hưởng về tâm lý, có khi dẫn đến tự kỉ, không hòa
nhập cộng đồng. Các nhà trường cần chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua các hoạt động ngoại khóa, mở ra nhiều sân chơi với các đa dạng các hình thức
hoạt động, hấp dẫn phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, góp phần giáo dục cho học sinh
một cách toàn diện.
Có thể nói, những hoạt động ngoại khóa của trường THCS đóng vai trò quan
trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của nhà trường. Những hoạt
động này luôn được tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ
huynh học sinh về vật chất lẫn tinh thần vì vậy tạo nên sự gắn bó giữa gia đình và nhà
trường trong việc hình thành nhân cách của các em. Trong cuộc sống hiện đại ngày
nay, việc trang bị cho các em học sinh những kĩ năng sống là một việc rất quan trọng
và cần thiết. Với mục đích xây dựng môi trường giáo dục thân thiện thì những hoạt
động ngoại khóa của nhà trường đã phần nào giúp các em học sinh hình thành những
kĩ năng sống cần thiết để bước vào cuộc sống với sự tự tin và năng động hơn.
Hoạt động ngoại khoá thực sự cần thiết và hữu hiệu, bởi lẽ các em được tự
nguyện tham gia chủ động tìm hiểu nhìn nhận đánh giá và được bộc lộ năng khiếu bản
thân (Tư duy, so sánh, lập luận đánh giá vấn đề, phán đoán và dự báo vấn đề, kĩ năng
giao tiếp, giải quyết vấn đề ). Đồng thời lại thể hiện khả năng phối kết hợp hoạt động
trong nhóm tạo sức mạnh tập thể, hoà nhập tập thể, giành lại vinh quang chiến thắng
cho tập thể .
Giáo dục truyền thống dân tộc, hình thành và phát triển nhân cách con người đi
liền với việc năng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu rất quan trọng trong công
cuộc đào tạo giáo dục con người phát triển một cách toàn diện, phải thực sự góp
phần “…Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên học sinh của 4 trường THCS (THCS Phong Hải, THCS Phong
Niên, THCS Bản Cầm, THCS số 3 Thái Niên).
IV. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung chương trình các môn học cơ bản: Toán; Vật lí; Sinh học; Địa lí; Ngữ
văn; Lịch sử trong chương trình THCS
V. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức buổi Ngoại khoá cụm trường THCS nhằm tạo sân chơi rộng cho học sinh
THCS trong khu vực Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - số 3 Thái Niên tham gia,
thông qua hoạt động tạo điều kiện cơ hội và thách thức cho học sinh ở cả bốn trường
niềm say mê tìm hiểu khám phá kiến thức, bản chất sự vật hiện tượng và củng cố khắc
sâu đa dạng kiến thức các môn học cơ bản trên nhiều đối tượng học sinh ở các khối
lớp.
Hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện giảng dạy của các nhà trường, tạo sự gần
gũi giữa thầy và trò trong khu vực. Học sinh có điều kiện giao lưu học hỏi. Giáo viên
được trao đổi chuyên môn cùng bàn bạc và đi đến thống nhất hoạt động.
3
Đó cũng chính là một việc làm thiết thực có hiệu quả trong việc xây dựng Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu giáo trình, tài liệu
- Phương pháp điều tra, tìm tòi nghiên cứu
- Phương pháp thực hành điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
Hoạt động ngoại khoá nằm trong nhiệm vụ giáo dục hoạt động tập thể của nhà
trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung. Mục đích của việc tổ chức nhằm
củng cố thêm phụ trợ khắc sâu thêm những kiến thức học sinh đã học qua các tiết học
trong chương trình chính khoá của môn học.
Vì vậy khi xây dựng chương trình ngoại khoá cần để học sinh giữ vai trò chủ thể,
trung tâm. Hệ thống kiến thức cấp học cần đảm bảo tính hệ thống, quá trình nhận thức
hợp quy luật trong sự phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng một cách khách quan.
Hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện của người tham gia, nên khi tổ
chức chương thình hoạt động cần vận dụng linh hoạt vừa có bề rộng mang tính phong
trào vừa có chiều sâu về mặt kiến thức cơ bản, nhưng cần đảm bảo các vấn đề sau:
1. Về mặt nội dung
Môn Ngữ văn: Văn học là Nhân học, học văn tức là học làm người. Thông qua
các tác phẩm thơ, văn, kí sự, tùy bút, tiểu thuyết Học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật
của văn bản, cảm nhận được cái hay cái đẹp và những mặt trái của cuộc sống. Từ dó
rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình trong ứng xử giao tiếp trong cuộc sống và
lòng yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với đất nước.
Môn Lịch sử: Làm phong phú khắc sâu những kiến thức đã học trong chương
trình: dấu mốc lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, sự phát triển xã
hội với những thành tựu về kinh tế, văn hoá giáo dục, quân sự, khoa học nghệ
thuật… qua các thời kỳ lịch sử.Chú ý các vấn đề địa phương, các chứng nhân lịch sử
có tác dụng giáo dục trực tiếp khơi dậy lòng tự hào truyền thống, lòng yêu quê
hương, ý thức gìn giữ bảo vệ và xây dựng quê hương trong mỗi học sinh.
Môn Địa lí; Sinh học: Từ những bài giảng của thầy cô và các thức tự học của học
sinh, nhưng thông qua môn học thế giới tự nhiên mở ra trước mắt các em. Thế giới tự
nhiên với năm châu bốn biển với bao điều bí ẩn trong cánh rừng đại ngàn nguyên
sinh, dưới đáy sâu đại dương, trong sâu thẳm lòng đất Giải đáp cho các em những
thắc mắc “ Vì sao lại thế?” về thế giới sinh vật, động vật và con người. Các em tìm
hiểu khám phá về một “ Việt Nam - Đất nước - Con người” giàu truyền thống văn
hóa, thiên nhiên đa dạng phong phú qua phương pháp liên môn văn sử địa.
Môn Toán; Vật lí: Trí thông minh, tư duy sáng tạo của học sinh được thể hiện rõ
nét trong môn học, với những cách tính toán nhanh, hướng đi đúng, giải quyết vấn đề
4
linh hoạt. Từ những phần lí thuyết thực hành trong giáo trình, học sinh có thể vận
dụng, ứng dụng vào cuộc sống.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Việc
thực hiện trong các nhà trường THCS đã thành nề nếp. Các nội dung sinh hoạt đầu
tuần, các hoạt động bề nổi đều gắn liền với cuộc vận động trên. Việc học sinh kể
chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thế
hệ trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp, nhân
cách sống, tình yêu thương bao la của Bác. Học sinh hiểu sâu hơn về công ơn của Bác
Hồ đối với dân tộc Việt Nam.
2. Về mặt hình thức - phương pháp
Hình thức: Hình thức tổ chức thông qua hội thi cấp cụm trường
Phương pháp cách thức: Tổ chức thực hiện chương trình ngoại khoá cần chú ý tới
việc xây dựng kế hoạch, tính khả thi của kế hoạch. Nội dung các kiến thức tuyên
truyền, quy mô tổ chức cần phải đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia, phù
hợp, tiết kiệm nhưng trang trọng, chất lượng, hiệu quả trong toàn bộ hoạt động.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Vai trò cua công tác quản lí chỉ đạo: cần đánh giá đúng vị trí, vai trò và hiệu
quả của hoạt động ngoại khoá. Đầu tư kinh phí cho chuyên môn hoạt động. Giáo viên
chuyên ngành đào tạo có lòng nhiệt tình, say mê chuyên môn, có trình độ và có sự
sáng tạo. Xây dựng những hạt nhân nòng cốt, phát huy vai trò của cán bộ lớp, những
học sinh cốt cán môn học.
Thực hiện dân chủ hoá trường học là để học sinh tự đề xuất ý muốn tâm tư nguyện
vọng trình bày với giáo viên, với Ban giám hiệu để xem xét điều chỉnh kế hoạch cho
phù hợp.
2. Hoạt động ngoại khóa THCS là đa dạng hoá hình thức phụ trợ kiến thức trong
chương trình học tập chính khoá ở tất cả các môn học. Có thể tổ chức hoạt động này ở
các cấp độ khác nhau trong thời gian, thời lượng kiến thức, mức độ yêu cầu với từng
đối tượng học sinh khác nhau. Song nên tổ chức về cuối năm học thì hiệu quả củng cố
kiến thức đạt hiệu quả cao hơn.
Hoạt động ngoại khóa THCS được tổ chức thực hiện tuỳ thuộc vào điều kiện của
các nhà trường, cụm trường và địa phương theo đặc thù của môn học.
Có những hình thức hoạt động khác nhau như:
Thành lập đội thi theo khối
Thành lập các đội thi thuộc học sinh từ lớp 6, 7, 8, 9 ở từng trường học.
Tổ chức trên toàn thể học sinh đại diện của cuối cấp của từng trường.
Nhưng các hoạt động học tập cần phải được định hướng vào các cách học khác
nhau:
Cách đọc sách, đọc tư liệu cần biết chắt lọc kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức.
Cách lập sơ đồ tư duy.
Cách sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, làm đồ dùng trực quan như mô hình biểu bảng.
Cách tổ chức đi tham quan thiên nhiên hay tham quan di tích lịch sử.
Cách giao lưu gặp gỡ với các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử.
5
Những cách học này cần được tiến hành thường xuyên liên tục trong suốt quá
trình học để đảm bảo được tính hệ thống và tính thực tiễn.
III. Các giai đoạn nghiên cứu
1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức từ đầu năm học ( tháng 9 năm 2011),
trao đổi thống nhất với Ban giám hiệu và tổ chuyên môn các trường học về kế hoạch
hoạt động.
Giao cho tổ chuyên môn xây dựng khung chương trình và công tác chuẩn bị tổ
chức thực hiện đối với cấp trường vào cuối học kì I của năm học.
2. Giai đoạn 2: Tháng tháng 2/ 2012 tiến hành công tác chuẩn bị về phương pháp
tổ chức thực hiện cấp cụm về tổ chức thực hiện.
Ban giám hiệu các trường: Thống nhất thời gian, nguồn kinh phí, Ban tổ chức
hội thi, báo có kế hoạch hoạt động chuyên môn với phòng Giáo dục& Đào tạo huyện
Bảo Thắng đề nghị phê duyệt kế hoạch.
Các tổ chuyên môn các trường học trao đổi họp bàn để xây dựng nội dung kiến
thức chi tiết nhưng phải có tính hệ thống kiến thức cơ bản cấp học.
Các phương pháp, giải pháp thực hiện, chuẩn bị nhân sự (thành lập các đội học sinh
tham gia thực hiện chương trình).
3. Giai đoạn 3: Tuần 2 tháng 3/2012
- Tổ chức thực hiện: Bốn đội tuyển dự thi theo kế hoạch.
- Đánh giá kết quả: Trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho các đội tuyển sau
hội thi.
- Điều tra bằng phiếu hỏi ở cả bốn trường THCS Phong Niên - Phong Hải - Bản
Cầm, số 3 Thái Niên.
- Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn. Công tác tổ chức
hội thi trên quy mô rộng.
IV. Một số hình thức tổ chức ngoại khoá ở thường THCS
1. Hình thức lập sơ đồ tư duy trưng bày sản phẩm tranh ảnh, lập mô hình
Đây là hoạt động tạo tính siêng năng và phát huy sự tư duy lô gíc của học sinh có
tác dụng trực quan sinh động, dễ tạo biểu tượng dễ nhớ về đơn vị kiến thức.
2. Hình thức giới thiệu sách
Việc giới thiệu và tìm hiểu sách là công việc thường nhật nhằm tìm hiểu kiến
thức trong trong sách giáo khoa cũng như các tư liệu tham khảo. Đây là hình thức
đơn giản song mang tính phổ biến thông dụng, nhằm cung cấp kiến thức trong giờ học
chính khoá nhưng chủ yếu học sinh hoạt động trong ngoại khoá. Rèn học sinh có thói
quen làm việc với sách tìm ra phương pháp học với sách, có ý thức sưu tầm các
tranh ảnh làm tư liệu minh hoạ nội dung bài học phục vụ môn học.
Giáo viên hướng cho học sinh cách học cách lựa chọn thông tin, lựa chọn sách,
giới thiệu những cuốn sách cần đọc, các vấn đề cần được tư vấn giải đáp thêm.
Những đầu sách trong thư viện nhà trường dành cho học sinh miền núi vùng sâu
vùng xa, những truyện tranh giới thiệu về nhân vật lịch sử.
Hình thức này có tác dụng trực tiếp vào phương pháp dạy học tích cực là rèn văn
hoá đọc sách cho học sinh.
6
3. Hình thức kể chuyện về nhân vật, tác phẩm
Kể chuyện là một cách thức gây hứng thú và ấn tượng cho học sinh, có tác dụng
cao trong việc tạo biểu tượng về nhân vật. Nội dung câu chuyện cần gắn với nội bài
học đảm bảo tính chính xác về con người sự kiện địa danh thời điểm lịch sử. Hình
thức này có tác dụng tạo những ấn tượng sâu sắc trong trái tim và ký ức học sinh.
Câu chuyện cần làm cho người nghe xúc động như đang được sống cùng nhân vật
hoà cùng vào nhịp thời gian của thời điểm, bối cảnh.
Học sinh khắc sâu hơn về công lao, vai trò vị trí của nhân vật trong quá trình
phát triển của lịch sử dân tộc. Hoặc những mặt trái của vấn đề thông qua nhân vật
phản diện. Học sinh tự rút ra bài học bản thân, ý thức trách nhiệm, bổn phận và nghĩa
vụ của người học sinh.
4. Hình thức nói chuyện - Toạ đàm lịch sử
Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử. Người nói chuyện
lịch sử là người có kiến thức hiểu biết lịch sử sâu rộng, hoặc là nhân chứng lịch sử, sẽ
đạt được giá trị thuyết phục và giá dục qua buổi nói chuyện.
Thông qua một buổi nói đã khái quát một quá trình trình, một giai đoạn lịch sử
và được minh hoạ dẫn chứng bằng các sự kiện câu chyện ngắn theo các chủ đề nhất
định.
Trong buổi toạ đàm học sinh được trao đổi nói chuyện với lớp người đi trước về
các vấn đề lịch sử mà các bậc cha ông đã được chứng kiến có thể bao gồm:
Những câu truyện ngắn về trận đánh, những kỷ niệm ấn tượng, những hồi tưởng
của lớp cha ông.
Những hỏi đáp thắc mắc của con cháu về những điều vẫn còn chưa biết trong
chiến tranh …
Qua trao đổi trò chuyện tạo thêm cho học sinh những hiểu biết thêm về quá khứ
từ đó có thái độ tích cực với lịch sử dân tộc.
5. Hình thức trưng bày sản phẩm
Các em đã sử dụng các công cụ hỗ trợ như : máy ảnh kĩ thuật số, máy vi tính,
máy chiếu … để trang trí, trình bày các tập báo theo chủ đề, các mẫu vật sưu tầm
thuộc môn sinh và tập ảnh về địa lí của lớp, của khối. Hình thức này cũng phát huy
tính chăm chỉ, cần cù và sánh tạo trong việc thể hiện các ý tưởng của học sinh. Học
sinh có cách nhìn ra ngoài rộng mở hơn nhiều so với sách giáo khoa.
6. Hình thức tham quan lịch sử
Hình thức tổ chức cho học sinh đi tham quam lịch sử có tác dụng lớn trong
việcmở rộng tầm nhìn cho học sinh được đến tận nơi nhìn tận mắt những hiện vật,
những di tích, cuộc sống của con người đi lên từ vùng đất sau chiến tranh. Nhưng
hình thức này còn khó khăn với các trường THCS thuộc vùng cao, vùng sâu vùng xa,
liên quan đến kinh phí tổ chức và một số vấn đề khác.
7. Hình thức : Xem băng hình- phim tư liệu lịch sử
Tổ chức theo những ngày lễ lớn, thời gian tổ chức vào cuối năm học. Hình thức
7
này học sinh được nhìn thấy những hình ảnh đa dạng phong phú về thế giới tự nhiên
thuộc môn Sinh, môn Địa, về người, vật, việc diễn ra trong một thời kỳ lịch sử, kết
hợp với những lời dẫn bình trong tư liệu, tác động vào trí tư duy lô gic của học sinh
về nội dung trong băng hình tư liệu trình chiếu. Sau buổi tổ chức cần học sinh chuẩn
bị viết bài thu hoạch ở dạng đề mở. Học sinh tự trình bày sự cảm nhận của bản thân.
8. Hoạt động tuyên truyền khác
Hoạt động giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường , tổ chức thực hiện mô
hình với chủ đề: “Môi trường xanh, sạch, đẹp”. Với trí tưởng tượng và sáng tạo của
tuổi học trò các em sẽ tạo ra những sản phẩm rất đẹp mắt và ấn tượng . Hưởng ứng
ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Phòng
chống HIV/AIDS" nhằm trang bị thêm cho các em những kiến thức về cách phòng,
chống HIV/AIDS, sống hòa nhập không kỳ thị người có HIV trong cộng đồng cũng
như những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi các em.
9.Hình thức tổ chức: Hội thi “ Nhà khoa học nhỏ tuổi”
Tổ chức hội thi trên quy mô cấp cụm với các môn học cơ bản, học sinh được củng
cố sâu và đa dạng phong phú hơn về kiến thức các môn học, không đơn lẻ như Ngoại
khóa văn học, Ngoại khóa Sinh học Tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá dưới hình
thức này không chỉ có tác dụng đối với học sinh mà còn ảnh hưởng tác động đối với
gia đình và xã hội. Thu hút sự chú ý của các gia đình học sinh trên địa bàn rộng (ba xã
một thị trấn).Hình thức này nên tổ chức thường xuyên hơn trong cụm trường THCS.
Thông qua hội thi rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải quyết tình huống, và tạo tính
đoàn kết đồng đội cao, tạo sự linh động sáng tạo, tự tin của học sinh trước tập thể.
Nói chung có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá với các biện pháp thực hiện và
thời gian tổ chức khác nhau. Nhưng mục đích đều đi đến một điểm chung là khắc sâu
và mở rộng thêm nội dung kiến thức các môn học cơ bản trong chương trình chính
khoá cấp THCS.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin trình bày một hoạt động ngoại khoá
lịch sử dưới hình thức Hội thi “Nhà khoa học nhỏ tuổi”.
Tôi cùng các tổ chuyên môn ở các trường THCS: Phong Niên - Phong Hải - Bản
Cầm, số 3 Thái Niên nghiên cứu và đã thực hiện vào ngày 12 tháng 3 năm 2012.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
8
NGOẠI KHOÁ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HỘI THI “Nhà khoa học nhỏ tuổi”
Tổ chức theo cụm trường THCS
Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - Số 3 Thái Niên
Năm học 2011 - 2012
I. CHUẨN BỊ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Báo cáo kế hoạch hoạt động với phòng Giáo dục & Đào tạo Bảo Thắng vào
tháng 2/2012.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án theo chương trình của 6 môn thi( Toán;
Vật lí; Sinh học; Địa lí; Ngữ văn; Lịch sử) Gửi bộ đề dự thảo cho các trường qua địa
chỉ gmail vào 06/2/2012.
3. Họp công tác chỉ đạo của 4 trường để trao đổi bàn bạc điều chỉnh và đi đến
thống nhất nội dung các phần thi vào 12/3/2012 ; Tổ chuyên môn các trường định
hướng cho đội tuyển ôn tập các nội dung theo bộ đề chung đã thống nhất.
( Màn chào hỏi giới thiệu, không tính điểm thi)
4. Nội dung thi : Các nội dung thi gồm 4 phần
4.1. Phần thi khởi động
4.2. Phần thi kiến thức tự luận
(Phần chơi dành cho khán giả)
4.3. Phần thi Rung chuông vàng
4.4 Phần thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
II .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HỘI THI
1. Nội dung chung mang tính nghi lễ.
2. Thông qua chương trình làm việc, các nội dung thi, thể lệ hội thi.
Thể lệ thi trong các nội dung thi có thông báo chi tiết trong từng nội dung thi.
3. Nội dung thi cụ thể cho các đội thi
A. PHẦN THỨ NHẤT- PHẦN THI KHỞI ĐỘNG
Bộ câu hỏi: Có 6 bộ câu hỏi thuộc 6 môn thi, dạng lựa chọn trả lời Đúng - Sai;
Vòng thi: thi 3 vòng độc lập/ 1 đội thi.
Vòng 1 được lựa chọn bộ đề
Vòng 2;3 bốc thăm bộ đề
Các đội lần lượt có thời gian trong khoảng 2 phút để hoàn thành một bộ đề thi;
Mỗi bộ đề trả lời đúng được được 10 điểm( mỗi ý 1 điểm).
Bộ câu hỏi Môn toán
9
Bộ câu hỏi 1
Câu 1: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế nọ sang vế kia mà
không cần đổi dấu của hạng tử đó đúng hay sai ?
Câu 2: Giao điểm của 3 đường cao trong tam giác gọi là trọng tâm đúng hay sai ?
Câu 3: Trong tam giác tổng hai góc bằng góc còn lại thì tam giác đó là tam giác
vuông đúng hay sai ?
Câu 4: Tích của 10 số tự nhiên đầu tiên bằng 0 đúng hay sai ?
Câu 5: Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau đúng hay sai ?
Câu 6: Cho dãy số viết theo một quy luật 3; 4; 7; 11; … số tiếp theo là 15 đúng hay
sai ?
Câu 7: Trong hình thang các tia phân giác của hai góc kề một cạnh bên vuông góc với
nhau.Đúng hay sai?
Câu 8: Tổng của hai phân số là một phân số có tử bằng tổng các tử, mẫu bằng tổng
các mẫu đúng hay sai ?
Câu 9: Tích của hai phân số bất kỳ là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là
tích của hai mẫu đúng hay sai ?
Câu 10: Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành đúng
hay sai ?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S Đ Đ S S Đ S Đ Đ
Bộ câu hỏi số 2
Câu 1: Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa hiệu hai cung bị chắn.Đúng
hay sai?
Câu2: ƯCLN ( 2,5,9 ) = 1. Đúng hay sai?
Câu 3 : Trong một đường tròn góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp
cùng chắn một cung thì bằng nhau.Đúng hay sai?
Câu 4: Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đường tròn.Đúng hay sai?
Câu5: Đồ thị hàm số y=a x+b là đường tròn .Đúng hay sai ?
Câu 6: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì vuông
góc với nhau.Đúng hay sai?
Câu 7: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Đúng hay sai?
Câu 8: Trong hình thoi hai đường chéo bằng nhau.Đúng hay sai?
Câu 9: Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường
là hình thoi.Đúng hay sai?
Câu 10: Phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by=c luôn có vô số nghiệm .Đúng hay sai?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ Đ S S Đ S Đ Đ
Bộ câu hỏi số 3
10
Câu 1: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải đổi chiều
bất phương trình nếu số đó âm. Đúng hay sai?
Câu 2: Góc tạo bởi tia phân giác của hai góc kề bù bằng 90 độ. Đúng hay sai?
Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất 4 chữ số là số 1111. Đúng hay sai?
Câu 4 : Số nguyên tố nhỏ nhất có 2 chữ số là số 13.Đúng hay sai?
Câu 5: Có ba số tự nhiên lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố . Đúng hay sai?
Câu 6: Trong một đường tròn đường kính nhỏ hơn bán kính.Đúng hay sai ?
Câu 7: Mọi số nguyên tố đều là số lẻ. Đúng hay sai?
Câu 8: Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 4 thì tổng không chia hết cho 4 .
Đúng hay sai?
Câu 9: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có 1 nghiệm duy nhất. Đúng hay sai?
Câu10: Hai đường tròn không giao nhau là hai đường tròn cắt nhau. Đúng hay sai?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S S Đ S S S S S
Bộ câu hỏi số 4
Câu 1: Nếu tổng của hai số chia hết cho 3 , một trong hai số đó chia hết cho 3 thì số
còn lại chia hết cho 3. Đúng hay sai?
Câu2 : Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố . Đúng hay sai?
Câu 3: Qua hai điểm phân biệt luôn kẻ được một đường thẳng : Đúng hay sai.
Câu 4:
81 9
=
đúng hay sai?
Câu 5: Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau sẽ có 1 điểm chung. Đúng hay sai?
Câu 6: Đường thẳng có 1 điểm chung với đường tròn thì đường thẳng đó gọi là cát
tuyến của đường tròn. Đúng hay sai?
Câu 7: Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, hai cạnh cắt đường tròn.
Đúng hay sai?
Câu 8: 10 + 9 + 8 + 7 + + (-7) + (-8) + (-9) + (-10) = 0. Đúng hay sai?
Câu 9: Tứ giác có 4 góc vuông là hình vuông. Đúng hay sai?
Câu 10: Từ số 2 đến số 100 có 24 số nguyên tố. Đúng hay sai
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ Đ Đ Đ S S Đ S S
Bộ câu hỏi môn Vật lí
Bộ câu hỏi 1
Câu 1: Đơn vị đo của lực là lực kế, đúng hay sai?
Câu 2: Một người ngồi trên xe đang chạy, ta nói: người đó chuyển động với các vật
xung quanh, đúng hay sai?
Câu 3: Gương cầu lồi thường lắp trên xe máy ô tô để lái xe quan sát các vật phía sau
vì gương cầu lồi cho ảnh ảo lớn hơn vật, đúng hay sai?
Câu 4: Đơn vị đ của vận tốc là km/h, đúng hay sai?
11
Câu 5: Ta thường tra dầu, mỡ vào ổ bi, xích xe đạp. Làm như vậy để giảm lực ma sát,
đúng hay sai?
Câu 6: Trong hệ thống đèn của ô tô, xe máy, người ta thường mắc song song để các
bóng đèn sáng như nhau, đúng hay sai?
Câu 7: Mùa mưa phải chặt bớt lá trên cành cây để giảm sự thoát hơi nước, đúng hay
sai:
Câu 8: Các đoạn đường cong thường có đặc điểm là nghiêng, đúng hay sai
Câu 9: Các tia sét thường ngoằn ngoèo mà không truyền thẳng là vì trên đường
truyền chúng gặp trướng ngại vật và phải đổi hướng, đúng hay sai?
Câu 10: Trên các lốp xe máy, ô tô có khía các dãnh là để làm giảm lực ma sát của
lốp xe với mặt đường, đúng hay sai?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S S Đ Đ S S Đ S S
Bộ câu hỏi 2
Câu 1: Gương cầu lồi thường lắp trên xe máy ô tô để lái xe quan sát các vật phía sau
vì gương cầu lồi cho ảnh ảo lớn hơn vật, đúng hay sai?
Câu 2: Đơn vị đo của vận tốc là km/h, đúng hay sai?
Câu 3: Ta thường tra dầu, mỡ vào ổ bi, xích xe đạp. Làm như vậy để giảm lực ma sát,
đúng hay sai?
Câu 4: Trong hệ thống đèn của ô tô, xe máy, người ta thường mắc song song để các
bóng đèn sáng như nhau, đúng hay sai?
Câu 5: Khi đèn sợi đốt (đèn dây tóc) hoạt động, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
năng lượng ánh sáng, đúng hay sai?
Câu 6: Khi nung nóng một vật rắn, khối lượng riêng của vật giảm, đúng hay sai?
Câu 7: Xoa một ít cồn vào lòng bàn tay, để tay ra gió ta có cảm giác bàn tay mát lạnh.
Đó là khi bay hơi, cồn (chất lỏng) thu nhiệt từ các vật xung quanh. Đúng hay sai?
Câu 8: Các tia sét thường ngoằn ngoèo mà không truyền thẳng là vì trên đường truyền
chúng gặp trướng ngại vật và phải đổi hướng, đúng hay sai?
Câu 9: Khi bơi, cơ thể chúng ta nổi là do trọng lượng của cơ thể nhỏ hơn lực đẩy Ác –
si – mét, đúng hay sai?
Câu 10: Mặt trời mọc đằng đông và lặn đằng tây chứng tỏ mặt trời chuyển động từ
đông sang tây, đúng hay sai?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ S S Đ Đ S S S
Bộ câu hỏi số 3
Câu 1: Về mùa hè, khi trời sắp mưa ta cảm thấy oi bức khó chịu, nguyên nhân là do
12
nhiệt độ tăng cao, đúng hay sai?
Câu 2: Kìm là dụng cụ hoạt động dựa trên ứng dụng của ròng rọng cố định, đúng hay
sai?
Câu 3: Khi truyền tải điện năng đi xa, người ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường
dây tải điện để chống lấy cắp điện, đúng hay sai?
Câu 4: Các tia sét thường ngoằn ngoèo mà không truyền thẳng là vì trên đường truyền
chúng gặp trướng ngại vật và phải đổi hướng, đúng hay sai?
Câu 5. Trên các lốp xe máy, ô tô có khía các dãnh là để làm giảm lực ma sát của lốp
xe với mặt đường, đúng hay sai?
Câu 6: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong 1 giây là công suất, đúng
hay sai?
Câu 7: Mặt trời mọc đằng đông và lặn đằng tây chứng tỏ mặt trời chuyển động từ
đông sang tây, đúng hay sai?
Câu 8: Ban đêm, ta nhìn thấy trăng sáng là do Mặt trăng phát ra ánh sáng, đúng hay
sai?
Câu 9: Hiện tượng Nhật thực là do Mặt trời bị mặt trăng che khuất không cho ánh
sáng chiếu xuống trái đất, Đúng hay sai?
Câu 10: Vào những ngày mưa dông, ta thường nhìn thấy tia sét trước khi nghe thấy
tiến sấm là vì sét xảy ra trước sấm, đúng hay sai?
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S S S S Đ S S Đ S
Bộ câu hỏi số 4
Câu 1: Gương cầu lồi thường lắp trên xe máy ô tô để lái xe quan sát các vật phía sau
vì gương cầu lồi cho ảnh ảo lớn hơn vật, đúng hay sai?
Câu 2: Ta thường tra dầu, mỡ vào ổ bi, xích xe đạp. Làm như vậy để giảm lực ma sát,
đúng hay sai?
Câu 3: Trong hệ thống đèn của ô tô, xe máy, người ta thường mắc song song để các
bóng đèn sáng như nhau, đúng hay sai?
Câu 4: Khi đèn sợi đốt (đèn dây tóc) hoạt động, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
năng lượng ánh sáng, đúng hay sai?
Câu 5: Khi nung nóng một vật rắn, khối lượng riêng của vật giảm, đúng hay sai?
Câu 6: Xoa một ít cồn vào lòng bàn tay, để tay ra gió ta có cảm giác bàn tay mát lạnh.
Đó là khi bay hơi, cồn (chất lỏng) thu nhiệt từ các vật xung quanh. Đúng hay sai?
Câu 7:Về mùa hè, khi trời sắp mưa ta cảm thấy oi bức khó chịu, nguyên nhân là do
nhiệt độ tăng cao, đúng hay sai?
Câu 8: Kìm là dụng cụ hoạt động dựa trên ứng dụng của ròng rọng cố định, đúng hay
sai?
Câu 9: Khi truyền tải điện năng đi xa, người ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường
dây tải điện để chống lấy cắp điện, đúng hay sai?
Câu 10: Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển của các êlêctrôn?
13
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ S Đ Đ Đ S S S S
Bộ câu hỏi môn Sinh học
Bộ câu hỏi số 1
Câu 1: Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ cho cây?
Câu 2: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc
một số cặp nucleotit đúng hay sai?
Câu 3: Giun đũa không bị tiêu hủy trong ruột non người là nhờ có lớp kitin bảo vệ bên
ngoài?
Câu 4: Ở tiểu não chất xám nằm trong, chất trắng nằm ngoài?
Câu 5: Thủy tức nước ngọt có cấu tạo ruột dạng túi?
Câu 6: Ở ruồi giấm có 2n = 8, một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, số
NST trong tế bào đó bằng 32?
Câu 7: Châu chấu hô hấp bằng mang?
Câu 8. Quả ké đầu ngựa phát tán nhờ động vật?
Câu 9: Trong ruột non người các thức ăn có nguồn gốc Protein được biến đổi thành
Axit amin?
Câu 10: Dơi thuộc lớp chim?
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S S Đ S S Đ Đ S
Bộ câu hỏi số 2
Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ diễn ra trên 1 mạch của phân tử ADN?
Câu 2: Tôm sông có lớp vỏ cấu tạo bằng kitin có ngấm thêm caxi, có chức năng như
bộ xương ngoài?
Câu 3: Cây bèo tây sống nổi trên mặt nước cuống lá ngắn, phình to tạo thành phao
giúp nó nổi được trên mặt nước?
Câu 4: Mỗi chu kì tim diễn ra trong 0,8 giây?
Câu 5: Người đầu tiên nghiên cứu về sự tiêu hóa là Rêômua?
Câu 6: Hạt của quả do bầu nhụy phát triển thành?
Câu 7: Lá có chức năng quang hợp và thoát hơi nước cho cây?
Câu 8: Moocgan được coi là người đặt nền móng cho di truyền học?
Câu 9: Khi tự thụ phấn hoặc giao phấn gần qua các thế hệ tỉ lệ thể động hợp giảm, tỉ
lệ dị hợp tăng đúng hay sai?
Câu 10: Cây trồng bắt nguồn từ cây dại?
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
14
Đáp án S Đ Đ Đ Đ S Đ S S Đ
Bộ câu hỏi số 3
Câu 1: Tập hợp các thế hệ cá mè, cá chép, cá rô sống trong cùng một ao là một quần
thể đúng hay sai?
Câu 2: Nhện có tập tính chăng lưới bắt mồi?
Câu 3: Dị hóa là quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng?
Câu 4: Cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát
triển thành cây mới gọi là phương pháp chiết cành?
Câu 5: Ở kì giữa của nguyên phân NST đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng?
Câu 6: Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân giúp giảm sức cản
của nước khi di chuyển?
Câu 7: Ở hạt đồ đen chất dinh dưỡng được dự trữ ở phôi nhũ?
Câu 8: Đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận?
Câu 9: Ốc sên thuộc ngành ruột khoang?
Câu 10: Tim ếch đồng cấu tạo 3 ngăn?
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ S S Đ Đ S Đ S Đ
Bộ câu hỏi số 4
Câu 1: Trùng kiết lị kí sinh ở tuyến nước bọt của muỗi Anophen?
Câu 2: Khi cắt ngang 1 thân cây gỗ người ta đếm được có 7 vòng sáng và 7 vòng tối.
Vậy cây đó sống được 14 năm?
Câu 3: Đơn vị chức năng của hệ thần kinh là Nơron?
Câu 4: Đơn phân của phân tử protein là axit amin đúng hay sai?
Câu 5: Cá sấu thuộc lớp cá?
Câu 6: Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn?
Câu 7: Phổi có chức năng thực hiện trao đổi khí?
Câu 8: Chim bồ câu cái có cấu tạo hệ sinh dục gồm 2 buồng trứng?
Câu 9: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng là mối quan hệ hỗ trợ đúng hay sai?
Câu 10: Cơ quan sinh sản của cây thông là túi bào tử?
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S Đ Đ S Đ Đ S S S
Bộ câu hỏi số 5 ( làm dư)
Câu 1: Cây tầm gửi có dạng rễ giác mút?
15
Câu 2: Trùng roi xanh có khả năng sống tự dưỡng như cây xanh?
Câu 3: Củ dong ta thuộc loại thân củ?
Câu 4: Phân tử ARN cấu tạo là 1 mạch đơn đúng hay sai?
Câu 5: Khi tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đó gọi là phản xạ?
Câu 6: Người có nhóm máu A có thể cho máu những người có nhóm máu O?
Câu 7: Virut HIV có thể lây nhiễm qua hơi thở?
Câu 8: Theo Nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng A+G = T+X?
Câu 9: Dân số tăng giúp tăng nang suất lao động, đúng hay sai?
Câu 10: Câu nói: Giun đất là chiếc cày sống, cày đất trước con người rất lâu và còn
cày đất mãi mãi” là của Menđen?
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S Đ Đ S S Đ S S
Câu hỏi môn Địa lí
Bộ câu hỏi số 1
Các câu sau đúng hay sai?
Câu 1: Các đường vĩ tuyến có đặc điểm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ
xích đạo về cực.
Câu 2: Các đường kinh tuyến nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam, có đặc điểm
song song với nhau.
Câu 3: Trái đất chuyển động đồng thời quanh trục và quanh mặt trời theo hướng từ
Đông sang Tây.
Câu 4: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra.
Câu 5: Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên trái đất có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới
nóng, 2 đới lạnh và 2 đới ôn hòa.
Câu 6: Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió
mùa.
Câu 7: Càng gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng giảm dần và biên độ nhiệt trong
năm càng nhỏ.
Câu 8: Châu Á là châu lục rộng lớn đứng thứ 2 trên thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực
Bắc đến vùng xích đạo.
Câu 9: Khí hậu Châu Á rất đa dạng, có các kiểu khí hậu phổ biến là khí hậu gió mùa
và khí hậu lục địa.
Câu 10: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Cổ kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên
Trái đất.
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
16
Đáp án Đ S S Đ Đ Đ S S Đ S
Bộ câu hỏi số 2
Các câu sau đúng hay sai:
Câu 1: Tỉ lệ bản đồ càng nhỏ thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao ?
Câu 2: Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó.
Câu 3: Do trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái đất
đều lần lượt có ngày và đêm.
Câu 4: Lớp vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
Câu 5: Đới ôn hòa tập trung gần một nửa dân số thế giới .
Câu 6: Phần lớn các quốc gia ở Châu Phi có nền kinh tế phát triển.
Câu 7: Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
Câu 8: Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập năm 1967.
Câu 9: Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi cao.
Câu 10: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ Đ S S Đ Đ S Đ
Bộ câu hỏi số 3
Các câu sau đúng hay sai:
Câu 1: Con sông dài nhất Châu Á là sông Trường Giang.
Câu 2: Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa
Đông Bắc là miền Nam
Câu 3: Những nước có thu nhập cao ở Châu Á là những nước có nền công nghiệp
phát triển
Câu 4: Việt Nam nằm trong nhóm nước thu nhập cao.
Câu 5: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu nhiệt đới gió
mùa.
Câu 6: Châu Phi là khu vực có khí hậu khô vào bậc nhất thế giới.
Câu 7: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hình vẽ trên bản đồ.
Câu 8: Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc
Câu 9: Trên Trái đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn khu vực phía Tây.
Câu 10: Động đất và núi lửa hình thành do tác động của ngoại lực.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ S Đ S Đ Đ S Đ Đ S
Bộ câu hỏi số 4
Các câu sau đúng hay sai:
17
Câu 1: Nga và Mông Cổ là 2 nước sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới.
Câu 2: Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi Hy-ma-lay-a.
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.
Câu 4: Phanxipăng – đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm ở dãy núi Trường Sơn Nam.
Câu 5: Hệ thống núi Cooc – đi –e nằm ở phía Tây của lục địa Nam Mĩ.
Câu 6: Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao.
Câu 7: Kinh tuyến Tây là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
Câu 8: Vĩ tuyến Bắc là vĩ tuyến nằm phía dưới đường xích đạo.
Câu 9: Châu lục nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây là Châu Phi.
Câu 10: Sự chuyển động của Trái đất quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày và đêm
liên tục kế tiếp nhau trên bề mặt Trái đất.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ S S Đ S S S Đ
Câu hỏi môn Ngữ văn
Bộ đề số 1
Câu 1: Văn bản Không ngủ được của Minh Huệ sáng tác thời đánh Mĩ xâm lược.
Câu 2: Văn bản Sông núi nước Nam là của Lý Thường Kiệt.
Câu 3: "Hào kiệt" là người có chí khí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.
Câu 4: Từ "ta" trong tiếng Việt có thể vừa chỉ ngôi thứ nhất số ít, vừa chỉ ngôi thứ
nhất số nhiều.
Câu 5: Địa danh mang dấu tích chiến công của Thánh Gióng là làng Cháy.
Câu 6: Từ đồng nghĩa gồm hai loại là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không
hoàn toàn.
Câu 7: Người tóm tắt văn bản tự sự không được thêm vào văn bản tóm tắt bất kì nhân
vật hoặc sự việc nào.
Câu 8: Buồn bực là động từ chỉ trạng thái
Câu 9: Đại từ dùng để trỏ và để hỏi
Câu 10: Văn bản Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương viết năm 1980.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ Đ Đ Đ S Đ Đ S
Bộ câu hỏi số 2
Câu 1: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được làm hoàn toàn
theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2: Mục đích của "việc nhân nghĩa" trong Nước Đại Việt ta là lối sống có đạo đức
và giàu tình thương.
Câu 3: Yếu tố nghệ thuật hoang đường kì ảo tạo nên sức hấp dẫn của truyện dân gian.
Câu 4: Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định.
Câu 5: Có 5 kiểu ẩn dụ thường gặp
18
Câu 6: Nhân dân lao động là tác giả của truyện dân gian.
Câu 7: Thuật ngữ có tính biểu cảm. Biểu thị nhiều khái niệm.
Câu 8: Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, tác giả đã nhập vai người trong cuộc để
miêu tả tình cảnh đất nước và kể tội ác của quân xâm lược.
Câu 9: Mị Nương chọn Sơn Tinh làm chồng là do cha sắp đặt.
Câu 10: Dù ai nói ngả nói nghiêng // Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Là câu tục
ngữ.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ Đ S Đ S Đ S S
Bộ câu hỏi số 3
Câu 1: Bình Ngô đại cáo được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt
Nam từ xưa đến nay.
Câu 2: Câu đặc biệt là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Câu 3: Bài thơ Khi con tu hú thể hiện lòng trung kiên và tinh thần bất khuất của
người chiến sĩ cộng sản.
Câu 4: Hề chèo là loại nhân vật mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc.
Câu 5: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được bố cục theo hành trình của một chuyến ra
khơi.
Câu 6: Bài học đầu tiên Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt.
Câu 7: Văn nghị luận không có luận điểm, chỉ có luận cứ và lập luận.
Câu 8: Câu "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Là câu phủ định.
Câu 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình không phải là văn bản nhật dụng.
Câu 10: Phương thức biểu đạt chính của truyện dân gian là phương thức tự sự.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ S Đ Đ Đ Đ S S S Đ
Bộ đề số 4
Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý đến tiếng địa
phương và địa vị của người nói.
Câu 2: Kiểu kết thúc thường gặp trong truyện cổ tích là kết thúc có hậu.
Câu 3: Chuyện Người con gái Nam xương là tiểu thuyết có kết cấu chương hồi.
Câu 4: Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn
nội dung chính của văn bản.
Câu 5: Người nói cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho
thích hợp.
Câu 6: Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 7: Nội dung của văn bản Ca Huế trên sông Hương là ca ngợi cho nét đẹp của
văn hoá cố đô Huế.
Câu 8: cái, cơn, nỗi, niềm đều là danh từ.
19
Câu 9: Văn bản tự sự luôn luôn phải dùng yếu tố nghị luận thì mới đạt chất lượng cao.
Câu 10: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được viết khi Bác Hồ tham gia chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Đáp án
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S Đ Đ Đ Đ Đ S S
Câu hỏi môn Lịch sử
Bộ câu hỏi 1
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh quân Hán và giành thắng lợi vào mùa
xuân năm 40.
Câu 2: Ngô Quyền đánh đuổi quân Lương trên sông Hồng.
Câu 3: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân thời Hùng vương thứ 6.
Câu 4: Lê Hoàn có công dẹp loạn 12 sứ quân năm 968 và lên ngôi vua.
Câu 5: Năm 1076 nhà Lý cho lập Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long
Câu 6: Năm 1858 Thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên ở nước ta tại bán
đảo Sơn Trà Đà Nẵng.
Câu 7: Tháng 6 năm 1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất .
Câu 8: Năm 1912 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Đà Nẵng.
Câu 9: Năm 1918 Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt
Nam.
Câu 10: Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ S Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ
Bộ câu hỏi số 2
Câu 1: Nước Âu Lạc ra đời sau nhà nước Văn Lang .
Câu 2: Lý Bí thành lập nước Lâm ấp vào năm 544.
Câu 3: Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về Đại La, đổi tên là
Thăng Long.
Câu 4: Quân và dân nhà Trần 5 lần 7 lượt đánh tan quân xâm lược Tống - Mông cổ
và quân Thanh
Câu 5: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu.
Câu 6: Nguyễn ánh lên ngôi , triều Nguyễn thành lập năm 1802
Câu 7: Năm 1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đầu tiên tại Hải
Phòng.
Câu 8: Nghĩa quân Trương Định đốt tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 9: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
Câu 10: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại
quảng trường Ba Đình.
Đáp án
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ S Đ S Đ Đ S S Đ Đ
Bộ câu hỏi 3
Câu 1: Nhà nước Văn Lang thành Lập vào thế kỷ VII trước công nguyên.
Câu 2: Các cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, chống lại ách đô hộ của
nhà Đường.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là do Nguyễn Trãi và Lê Lai lãnh đạo.
Câu 4: Vua Lê Thái Tổ cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức
Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều dưới thời Lê – Mạc đã chia cắt đất nước
làm 2 đàng.
Câu 6: Vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào tết Kỷ Dậu năm 1789.
Câu 7: Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông
Vàm Cỏ Đông.
Câu 8: Hàm Nghi là vị vua trẻ tuổi yêu nước quyết tâm chống Pháp.
Câu 9: Ngày 19 tháng 5 năm 1945 Mặt trận Việt Minh ra đời.
Câu 10: Kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19-12-1946
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ Đ S S S Đ Đ Đ S Đ
Bộ câu hỏi số 4
Câu 1: Năm 179 TCN nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm.
Câu 2: Người dành lại độc lập cho nước Vạn Xuân vào năm 550 là Triệu Quang Phục
Câu 3: Khu thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam.
Câu 4: Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Câu 5: Trong ba lần kháng chiến quân xâm lược Mông – Nguyên ; ta thực hiện kế
sách Vườn không nhà trống.
Câu 6: Kinh đô nước ta dưới thời Quang Trung định đô ở Thăng Long.
Câu 7: Ngày 20-11-1873 quân Pháp đánh thành Hà Nội.
Câu 8: Ngày 15-3-1874 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 9: Tháng 10-1947 Chiến dịch Biên giới thắng lợi.
Câu 10: Ngày 2-9-1944 Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập.
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ S S
Bộ câu hỏi số 5 ( làm dư)
Câu 1: Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của nước ta.
Câu 2: Hùng Vương xây dựng thành Cổ Loa.
Câu 3: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ để khơi dậy lòng yêu nước của binh sĩ.
Câu 4: Sông Bạch Đằng mồ chôn giặc Minh.
21
Câu 5: Bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên của nước ta.
Câu 6: Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo.
Câu 7: Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh của văn thân sĩ phu yêu nước
đầu thế kỉ xx.
Câu 8: Ngày 19-8-1945 Cách mạng tháng Tám thành công.
Câu 9: Nhật đảo chính Pháp giúp nhân dân Việt Nam giành chính quyền.
Câu 10: Quốc kì của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng.
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ S Đ S Đ Đ S Đ S Đ
B. PHẦN THI THỨ HAI - THI KIẾN THỨC TỰ LUẬN
Câu hỏi môn Toán
Câu 1: Kỳ nghỉ hè, Bi giúp mẹ đi chăn vịt. Cách đếm vịt của cậu rất đặc biệt. cậu đếm
từng 3 con một cuối cùng thừa lại 2 con, cậu lại đếm từng 5 con một thì lại thừa 4
con, đếm từng 7 con một thì lại thừa 6 con. Vậy bạn có biết Bi chăn ít nhất bao nhiêu
con vịt không ?
Đáp án Phần tự luận
Câu 1: Số vịt cậu chăn nếu thêm 1 sẽ là bội của 3, 5, 7 là 105. Vì vậy số vịt Bi chăn ít
nhất là 104 con.
Câu 2: Bốn phía của một cái ao hình vuông đều trồng cây. Mỗi phía trồng 5 cây ( các
cây trồng cũng tạo thành hình vuông). Hỏi tất cả quanh ao trồng bao nhiêu cây ?
Câu 2: 16 cây
Câu 3: Một bó hoa hồng giá 15000 đồng, hoa đắt hơn giấy gói 10000 đồng. Hỏi hoa
bao nhiêu tiền, giấy gói bao nhiêu tiền ?
Câu 3: Hoa hồng giá 12500 đồng, giấy gói giá 2500 đồng.
Câu 4: Hãy chia chín số từ 3 đến 11 thành 3 nhóm sao cho tổng 3 nhóm bằng nhau và
bằng 21 ?
Câu 4: Cách 1: (3; 7; 11) (5; 6; 10) (4; 8 ; 9)
Cách 2: (3; 8; 10) (4; 6; 11) (5; 7; 9)
Câu 5: Từ 1 đến 99 có bao nhiêu chữ số 1 ?
Câu 5: 20 số
Câu 6: Những phép tính thú vị
Khi nào thì:
24 + 36 = 1
11 + 13 = 1
158 + 207 = 1
Câu 6:
24 phút + 36 phút = 1 giờ
22
11 giờ + 13 giờ = 1 ngày
158 ngày + 207 ngày = 1 năm
46 năm + 54 năm = 1thế kỷ
Câu hỏi môn Vật lí
Câu 1: Không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Lời khuyên này xuất phát từ cơ
sở vật lí nào?
Đáp án
1. Men răng dãn nở không đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột, vì thế men răng dễ
bị nứt, hỏng.
Câu 2: Vì sao ngọn lửa bao giờ cũng hướng lên trên?
2. Nguyên nhân do sự đối lưu. Ngọn lửa thực chất là những chất khí cháy, khi
đó chất khí sẽ nhẹ hơn và bay lên.
Câu 3: Cái bong bong xà phòng khi mới thổi thì bay lên cao, sau đó một thời gian lại
bay xuống thấp. Hãy giải thích?
3. Khi mới thổi, không khí trong bong bóng có nhiệt độ cao hơn nên có trọng
lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh, do đó nó bay lên. Sau một thời
gian, nhiệt độ của nó giảm, trọng lượng riêng tăng nên bong bóng bay xuống
thấp dần.
Câu 4: Có một ấm bằng nhôm đã dùng nhiều và một ấm mới, đun nước bằng ấm nào
thì nhanh sôi hơn?
4. Ấm dùng nhiều đun nước sẽ nhanh sôi hơn. Vì ấm được phủ một lớp muội
đen, các vật màu đen, sẫm hấp thụ bức xạ nhiệt tốt hơn các vật màu sáng.
Câu 5: Người ta thường khuyên học sinh khi học bài nên dùng bóng đèn sợi đốt (đèn
dây tóc) mà không nên dùng đèn neon. Lời khuyên này dựa trên cơ sở vật lí nào?
5. Đèn neon chỉ sử dụng dòng điện xoay chiều. khi đèn hoạt động, xảy ra hiện
tượng tắt và sáng liên tục, ảnh hưởng không tốt đến mắt.
Câu 6. Tại sao khi làm đường ô tô qua đèo người ta thường làm đường ngoằn ngoèo
rất dài mà không làm đường thẳng từ chân núi lên đỉnh núi?
6. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ nghiêng.
Câu hỏi môn Sinh học
Câu 1: HIV là gì? Có nên sống cách ly với người bệnh để khỏi lây nhiễm không, vì
sao ?
Định hướng trả lời
HIV là môt loại virut gây suy giảm khả năng miễn dịch ở người, chúng xâm nhập
vào cơ thể thông qua quan hệ tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy.
(Khi vào cơ thể HIV tấn công và tế bào limphoT trong hệ miễn dịch và phá hủy dần
hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cơ thể mất khả năng kháng bệnh)
Không nên sống cách ly với người có HIV. Vì bệnh lây nhiễm qua đường máu, qua
quan hệ tình dục không an toàn, qua nhau thai( nếu người mẹ bị lây nhiễm HIV……)
23
Chúng ta cần chủ động phòng tránh, không tiếp xúc với vết thương hở của người
bệnh
Vì sao người nhiễm HIV bị kì thị? Mọi người thiếu kiến thức chính xác về HIV/AIDS
và không biết HIV lây truyền như thế nào. Do hiểu sai, họ sợ tiếp xúc thông thường
với những người có HIV/AIDS sẽ bị lây nhiễm.
HIV gắn liền với những hành vi vốn đã bị kỳ thị ở nhiều nơi như quan hệ tình dục
đồng giới, mại dâm và tiêm chích ma túy.
Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHẢI là tệ nạn xã hội.
Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như
với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động
trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!
Câu 2: Hãy giải thích vì sao trong thời kỳ thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt
Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?
Định hướng trả lời
Vì trong tro tàn của cỏ tranh có 1 số muối khoáng, chủ yếu là muối Kali
Đồng bào Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn chỉ là biện
pháp tạm thời trong giai đoạn gặp khó khăn với nhu cầu về muối cho cơ thể.
Câu 3: Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến
hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú
Định hướng trả lời
Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
Vỏ não có nhiều khe và khe rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron
(tăng khối lượng chất xám)
Ở người, ngoài các chung khu vận động và cảm giác như ở lớp Thú, còn có các
trung khi cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói và chữ viết)
Câu 6: Vì sao quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác lại
không có?
Định hướng trả lời
Do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc
điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Câu 4: Công nghệ sinh học là gì, tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư
và phát triển trên thế giới và Việt Nam?
Định hướng trả lời
Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá
trình sinh họ để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở
Việt Nam vì ngành công nghệ này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao, tạo ra nhiều sản
phẩm.
Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên gồm những gì? Liên hệ tình hình hiện nay?
Định hướng trả lời
Tài nguyên thiên nhiên bào gồm các nguồn vật chất sơ khai được hình thành và
24
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Có tài nguyên
không tái sinh, tài nguyên tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Thực trạng hiện nay: các nguồn tài nguyên đang bị khai thác quá mức, nhiều
nguồn tai nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt (than đá, dầu mỏ…), các nguồn tài
nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng gió, mặt trời, thủy chiều…) đang được
nghiên cứu và khuyến khích sử dụng ngày càng nhiều thay thế cho các dạng năng
lượng đang bị cạn kiệt dần và hạn chế được ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi môn Địa lí
Câu 1: Em hãy giải thích hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” ?
Trả lời: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng Mặt
Trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái Đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt
của bề mặt Trái Đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ (do các khí thải tạo ra một
lớp màng chắn ở trên cao), không cho thoát ra ngoài làm cho lớp không khí ở gần
mặt đất bị nóng lên .
Câu 2: Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây và sinh
ra mưa ?
Trả lời: Khi không khí bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị
hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ đọng lại thành hạt
nước, sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương.
Câu 3: Em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế
nào?
Trả lời: - Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông lạnh và khô hanh.
- Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Câu 4: Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất?
Trả lời: - Lượng mưa rất ít , dưới 500mm : rất khô hạn.
- Khí hậu rất khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.
- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.
Câu hỏi môn Ngữ văn
Câu 1: Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt
diễn biến câu chuyện đó bằng văn xuôi?
Định hướng trả lời
- Bài thơ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác trong một chuyến hành quân
dưới sự chứng kiến và thái độ ngạc nhiên, cảm phục của anh chiến sĩ trẻ.
- Trong chiến dịnh cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy
cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Trong một đêm giá rét, bộ đội tạm trú
trong một mái lều tranh để mai tiếp tục cuộc hành quân. Một anh bộ đội thức giấc
giữa đêm khuya và gnạc nhiên thấy Bác Hồ vẫn ngồi yên bên bếp lửa. Anh lặng lẽ
quan sát việc làm của Bác càng thương Bác. Anh lo lắng cho Bác nhưng Bác khuyên
anh hãy ngủ để mai còn tiếp tục hành quân. Anh vâng lời Bác mà lòng lo lắng khôn
25