Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.75 KB, 23 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. “Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong
bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.”[1]
Chúng ta biết rằng: “Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá,
khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương
thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người
không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Biết đọc, con người đã nhân khả
năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc
sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội”[1]. Khi đọc các tác phẩm văn
chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình
cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng
tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. “Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông
tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn
thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.” [1]
Vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ
bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ
phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao
tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú
và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần
học tập cả đời. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ
ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc.
Nhiệm vụ của dạy đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh; Giáo dục lòng
ham đọc sách, phương pháp làm việc với sách; Làm giàu kiến thức cho học sinh,
phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho
các em. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng
yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như
biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm
các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Phương pháp dạy học đóng vài
trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả của việc dạy học ở tiểu học. Dạy học


có phương pháp và đúng phương pháp sẽ không chỉ truyền đạt được kiến thức
cho học sinh một cách đầy đủ mà thêm vào đó, khơi gợi được hứng thú, tinh thần
tự giác và chủ động cho học sinh. Trái lại, việc dạy học sai phương pháp sẽ làm
cho việc học trở thành việc nhồi nhét kiến thức, khiến cho học sinh ngày một thụ
động, đối phó, thậm chí ảnh hưởng đến cả lối tư duy và đạo đức của các em.
Đặc biệt ở bậc học tiểu học vấn đề này được các nhà giáo dục và xã hội đặc
biệt quan tâm, đòi hỏi công tác chỉ đạo các nhà quản lý và giáo viên trường tiểu
học phải có biện pháp quản lý, giảng dạy phù hợp, không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) nhằm hướng cho học sinh vào hoạt động học tập một cách
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo.Vì thế, PPDH phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ đó là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
1


Trong quá trình dự giờ giáo viên dạy Tập đọc lớp 4, tôi thấy chất lượng đọc
và khả năng hiểu văn bản của học sinh chưa cao, rất ít học sinh đọc diễn cảm tốt.
Một số giáo viên còn quan niệm dạy Tập đọc cứ theo quy trình mà dạy, không có
gì khó và đặc biệt còn có quan điểm dạy phân môn Tập đọc thì đổi mới cái gì. Là
người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong
trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều
đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học.
Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng
tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để
rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo
quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt
hiệu quả cao trong giảng dạy. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số giải
pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4.”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc lớp 4.

- Nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu kỹ các phương pháp dạy học Tập đọc.Tìm các giải pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu
học Ngư Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (LêNin). Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn
tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt,
là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Ngôn ngữ
luôn gắn chặt với tư duy “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”( Mark).
Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ, việc chiếm lĩnh
ngôn ngữ là tiền đề phát triển tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có
phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác
với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc
biệt quan trọng của ngôn ngữ.
Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là giúp học sinh có thể sử
dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Ngôn ngữ học nói chung,
Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học. Phương
pháp dạy học dựa trên cơ sở văn học, lý thuyết văn học, trong quá trình học sinh
2


phân tích các tác phẩm, mặc dù chưa học những kiến thức về lý luận văn học mà

khả năng đọc của học sinh phát triển. Việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiết Tập
đọc đã được xây dựng trên cơ sở những quy luật chung nhất về tác phẩm và sự
tác động của nó đến người đọc.
“Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Đối với
người đọc phải đọc đúng (chuẩn về mặt chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng các
hệ thống trong văn bản, đọc đúng giọng điệu), đọc có biêu cảm là sử dụng ngữ
điệu trong khi đọc (tiết tấu, cao độ, điều chỉnh âm lượng). Đọc thành tiếng tức là
hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động lên văn bản từ trên xuống dưới, từ
trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để phân tích, tư duy, ghi nhớ. Sau đó sử
dụng cơ quan phát âm để phát ra thành tiếng nhằm mục đích hướng tới một đối
tượng nghe nào đó. Đọc thầm tức là hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động
lên văn bản từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để
phân tích, tư duy, ghi nhớ. Đọc mang tính chất nghệ thuật về thực chất là việc
đọc trong quá trình hình thành các cơ chế đọc. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự
hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic,
tức là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Nó là khái niệm bao chùm có nội
dung quan trọng trong quá trình dạy văn, là một khái niệm khoa học chỉ mức độ
cao nhất của hoạt động học, đọc hiểu cũng chỉ năng lực của người đọc.” [1]
Phát triển ngôn ngữ cho học sinh thực chất là phát triển hoạt động lời nói.
Quá trình phát triển lời nói gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói
là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở học
sinh gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của
học sinh thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc
điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Mặt khác, quan hệ
giữa phương pháp dạy học Tiếng Việt và tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học lứa
tuổi rất chặt chẽ, không có những hiểu biết về quá trình tâm lý con người nói
chung, về học sinh tiểu học nói riêng thì không thể dạy học tốt và phát triển lời
nói cho học sinh. Lứa tuổi của các em ở tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà

chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung
chú ý chưa lâu, chưa bền, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình
thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những
biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học,
vừa vận động cơ thể.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật
thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc
diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ bài văn thêm
sâu sắc.
2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC NGƯ LỘC 2.
2.1, Nội dung Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
3


Trong nội dung phân môn tập đọc lớp 4 gồm có 62 bài tập đọc thuộc các loại
hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở
kịch và 17 bài thơ. Sách giáo khoa có 2 tập, mỗi tập gồm 5 chủ điểm, mỗi chủ
điểm học trong ba tuần.
Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội
và con người; cung cấp vốn từ, tăng khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết
ban đầu về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) và góp phần rèn
luyện nhân cách cho học sinh.
2.2, Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh
Xuất phát từ các thể loại văn bản khác nhau đòi hỏi người giáo viên cần có
biện pháp dạy học ứng với từng kiểu bài, từng thể loại bài. Để nâng cao chất
lượng dạy các thể loại văn bản tôi tiến hành dự giờ mỗi thể loại một bài xem thực
trạng dạy của giáo viên và phỏng vấn trò chuyện với học sinh:
* Dự giờ tiết dạy: Thể loại Thơ

(Tiết 3): Truyện cổ nước mình ( Sách TV4 - Tập 1 - Trang 19)
- Người dạy : Nguyễn Thị Yến, dạy lớp 4C. Ngày dạy: 12/ 9/ 2016
- Người dự cùng giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2.
Sau đây là đánh giá nhận xét cuả tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy- học theo đúng đặc trưng môn học.
- Học sinh thuộc lòng được bài thơ trên lớp.
- Giáo viên đã chú ý thay đổi hình thức dạy học để chống nhàm chán cho học
sinh như: Tổ chức học nhóm, thi đọc giữa các nhóm, …
* Nhược điểm:
- GV phân nhóm không đồng đều về trình độ, nhóm 1 phần lớn là học sinh tiếp
thu bài nhanh được đọc nhiều, nhóm 4 phần lớn là học sinh đọc chậm lại được
đọc ít.
- Học sinh được đọc thầm một cách hình thức. Học sinh chỉ chăm chú đọc thuộc
lòng không quan tâm đến việc luyện giọng đọc diễn cảm. Quá trình đọc từng khổ
thơ theo hình thức nối tiếp nhiều học sinh ngồi làm việc riêng.
- Phần đánh giá nhận xét của học sinh còn rụt rè. Chỉ có học sinh khá giỏi làm
việc, học sinh trung bình, yếu hầu như không động não. Điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến kĩ năng đọc hiểu của các em.
* Dự giờ tiết dạy: Thể loại Văn xuôi
Dự giờ (tiết 8 ):Bài: Một người chính trực ( Sách TV4- Tập 1 -trang 36)
- Người dạy Trần Thị Huyền , dạy 4A. Ngày dạy: 27 / 9 / 2016
- Người dự cùng giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của phân môn
Tập đọc. Phong cách sư phạm tương đối tốt.
- Học sinh được luyện đọc nhiều, đọc to, rõ ràng.
4



- Phần tìm hiểu nội dung bài giáo viên sử dụng những câu hỏi ở sách giáo khoa
để khai thác, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
* Nhược điểm:
- Học sinh phát âm một số tiếng còn lẫn lộn: tr/ch, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã.
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, học sinh sẽ dễ nhàm chán. Học sinh
chưa phát huy tính tích cực trong học tập.
- Đa số học sinh ngắt nghỉ chưa hợp lí, khả năng đọc diễn cảm của học sinh chưa
đảm bảo yêu cầu.
- Phần chú giải giáo viên cho học sinh đọc, như thế chỉ là hình thức máy móc,
chắc chắn học sinh sẽ không hiểu sâu nghĩa một số từ mới đó.
* Dự giờ tiết dạy: Thể loại Kịch
Dự giờ: Bài: Ở Vương quốc Tương Lai ( TV 4 - tập 1- trang 70)
- Người dạy: Hoàng Thị Ân - dạy lớp 4B; - Ngày dạy : 18/ 10 / 2016
- Người dự cùng: giáo viên khối 4 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc 2
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của phân môn
Tập đọc. Giáo viên đã quan tâm đến luyện phát âm cho học sinh.
- Học sinh được luyện đọc nhiều, đọc đúng tốc độ, biết nghỉ hơi đúng sau dấu
phẩy, dấu chấm.
- Giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng nên học sinh có hứng
thú trong học tập.
* Nhược điểm:
- Khi đọc, học sinh chưa thể hiện đúng đặc trưng của văn bản kịch, chưa phân
biệt được tên nhân vật và lời nói của nhân vật.
- Học sinh chưa thể hiện được ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- Việc hướng dẫn luyện đọc của giáo viên còn hạn chế; giọng đọc của giáo viên
chưa tốt.
- Tuy có ứng dụng công nghệ thông tin, xong việc sử dụng còn lúng túng và hiệu

quả chưa cao.
Do đó, qua quá trình dự giờ thăm lớp, thăm dò ý kiến của giáo viên và trò
chuyện với học sinh tôi nhận thấy :
Một số học sinh còn phát âm sai do ảnh hưởng phương ngữ. Một số học sinh
chưa đảm bảo về tốc độ đọc. Phần đọc diễn cảm học sinh đọc chưa đảm bảo yêu
cầu.
Học sinh chưa chủ động tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Khả năng hiểu
nghĩa từ còn hạn chế, chỉ đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa mà chưa hiểu
được nghĩa văn cảnh.
Giáo viên tổ chức học sinh tìm hiểu bài chỉ dựa vào các câu hỏi trong SGK và
thêm câu hỏi phụ với hình thức giáo viên hỏi, học sinh đáp chưa chú trọng thực
sự đến việc rèn cho học sinh cách trả lời các câu hỏi, diễn đạt ý bằng những câu
ngắn gọn, rõ ràng. Giáo viên không nhận xét việc trao đổi học tập từng nhóm,
dẫn đến kĩ năng nghe và nói của học sinh chưa tốt.
5


Tổ chức các hoạt động tách rời nhau. Ví dụ: Hoạt động luyện đọc chỉ duy
nhất tập trung vào luyện đọc hay hoạt động 3 chỉ tập trung tìm hiểu bài… Khi
hướng dẫn học sinh phát âm giáo viên phát âm mẫu học sinh phát âm theo, chứng
tỏ giáo viên chưa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
Sử dụng đồ dùng dạy học quá đơn điệu chắc chắn không đáp ứng được nhu
cầu đổi mới.
2.3- Kết quả thực trạng:
Ngoài việc dự giờ, tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh khối 4
trường Tiểu học Ngư Lộc 2, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc
đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em
còn đọc nhát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ… Mức độ đọc diễn cảm chỉ có rất
ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ,
kịch… Đặc biệt vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc diễn cảm.

Bảng 1 -Thống kê chất lượng đọc của học sinh khối 4 (Tháng 10/2016):
Lớp

4


số

Chất lượng, mức độ đọc

Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các
120 cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ.
Đảm bảo tốc độ đọc
Hiểu nội dung văn bản
Giọng đọc có biểu cảm ( đọc diễn cảm)

Số lượng

Tỷ lệ

84/120
78/120

70%
65%

80/120
65/120
15/120


66,6%
54,1%
12,5 %

Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu
và đọc diễn cảm. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, giúp cho
giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc khối lớp 4 và nhân rộng trong toàn trường.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
Triển khai, quán triệt đầy đủ và kịp thời các văn bản, Chỉ thị của ngành về
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho cán bộ quản lý và giáo
viên và các lực lượng tham gia giáo dục phải có quan điểm đúng đắn về đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và đổi mới PPDH môn Tiếng Việt nói
riêng.
Xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của việc đổi mới PPDH
góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, tránh tư tưởng ngại khó hoặc đổ
lỗi cho các điều kiện khách quan.
Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi
dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên. Tổ chức có hiệu quả các đợt sinh hoạt
chuyên môn, chuyên đề cấp tổ và cấp trường. Tiếp tục phát động giáo viên tự làm
đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trang bị những
kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp
6


dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học
của học sinh.

* Giải pháp 2: Giúp giáo viên nắm vững nội dung, chương trình và mục đích
yêu cầu môn học, tiết học.
Trong dạy học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt thì phải xác định đúng
mục tiêu của phân môn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn
thì tổ chức các hoạt động sẽ tốt.
Để tổ chức các hoạt động dạy – học phân môn Tập đọc thì trước hết phải bố
trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 4 (Tập 1, 2),
nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải
xác định rõ bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi, thơ, kịch) bài đó thuộc
chủ đề gì? Như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau: Xác định rõ được mục đích
yêu cầu đúng của từng bài đó, xác định được giọng đọc của từng kiểu bài và mức
độ yêu cầu học sinh học xong bài đó đọc với giọng như thế nào? Với bài học này
học sinh của lớp mình thường phát âm sai tiếng nào và cần hướng dẫn học sinh
luyện đọc như thế nào cho chuẩn.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thực
hiện việc trao đổi với tổ chuyên môn các nội dung sau:
+ Nắm bắt ý kiến đề xuất hoặc nội dung trao đổi của giáo viên về việc dạy học
theo từng môn học và những vấn đề còn khó khăn vướng mắc, những điều kiện
cần thiết cần được bổ sung.
+ Định hướng chỉ đạo nội dung cần tập trung chú ý để nâng cao chất lượng dạy
học cụ thể của từng môn, trong đó có phân môn Tập đọc.
+ Tổ chức hội thảo để giúp giáo viên xác định đúng nội dung chương trình, mục
đích yêu cầu của môn học, tiết học.
Ví dụ: Bài “Một người chính trực” là bài dạy thuộc tiết thứ 7, tuần 4 , chủ đề “
Măng mọc thẳng ”– Chủ đề thứ hai của TV4 (tập I) và bài này được học trong 1
tiết. Yêu cầu của bài là “học sinh đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện
với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt được lời các nhân vật, thể hiện rõ
sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.” [2] Chú ý đọc các từ ngữ mới, các
từ dễ sai do ảnh hưởng phương ngữ như: Long Xưởng, triều Lý, tham tri chính
sự, …. SGV có thể yêu cầu các từ khác như: chính trực, di chiếu, gián nghị đại

phu,..) giáo viên cần chắt lọc từ ngữ khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp
mình phụ trách, không nhất thiết theo SGV, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm,
dấu phẩy và các cụm từ trong câu dài.
Nhưng tới bài “Ở Vương quốc Tương Lai” ( Tiết 14 thuộc chủ đề: “Trên đôi
cánh ước mơ” tuần học thứ 7) ở mức độ thể loại kịch yêu cầu học sinh ở mức
độ cao hơn đó là: “Biết đọc phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật; Đọc
đúng một số từ mà học sinh lớp phụ trách hay phát âm sai như: giúp đỡ, tương
lai, sáng chế. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cảm; Biết đọc vở kịch
với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán
phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở vương quốc
Tương Lai. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch.” [3]
7


+ Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được các
biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào sẽ
phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
* Giải pháp 3- Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bài dạy
3.1- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học
Xác định tốt mục tiêu của bài dạy rồi nhưng để thực hiện tốt việc tổ chức các
hoạt động dạy – học thì phải có phương tiện dạy – học. Hơn nữa, để đáp ứng với
nội dung, phương pháp đổi mới thì đồ dùng dạy- học không thể thiếu được trong
bất kì môn học nào, nhất là phân môn Tập đọc.
Chính vì thế, sau khi đã xác định được mục tiêu bài bài dạy rồi, giáo viên
phải xác định rõ từng hoạt động cụ thể cần sử dụng đồ dùng nào? Đồ dùng nào đã
có sẵn? Đồ dùng nào có thể sưu tầm được? đồ dùng nào cần tự làm? Giáo viên
phải vạch rõ kế hoạch để chuẩn bị đồ dùng dạy- học có chất lượng
Đồ dùng DH phải đa dạng như: Tranh ảnh (vẽ, chụp hoặc máy chiếu), vật
thật, câu đố, phiếu học tập bài hát, câu ca dao.
Cần xác định rõ đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học nào có thể sử

dụng trong phần giới thiệu bài, trong phần giảng từ hay trong khi giải nghĩa từ
khó hiểu
Ví dụ: Bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca ” (TV4- Tập 1) để giúp học sinh
hiểu nghĩa từ “dằn vật ”. Giáo viên nên sử dụng tranh SGK phóng to để giảng từ
giúp học sinh thấy được sự đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng của An-đrâyca….Ngoài ra việc sử tranh trong SGK ở bài này còn sử dụng vào phần giới thiệu
bài.
Hoặc bài “Trung thu độc lập” (TV4- Tập 1) để giúp học sinh hiểu nghĩa từ
“trăng ngàn” giáo viên sử dụng công nghệ thông tin (chức năng PowerPoint)
tạo hiệu ứng để HS thấy trăng chiếu trên vùng núi rừng thật đẹp, thật sáng và gợi
cho anh chiến sĩ nghĩ tới một tương lai tươi sáng vào ngày mai.
3.2. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học
Một tiết học thành công hay không phụ thuộc lớn vào cách thức tổ chức các
hoạt động dạy và học. Học sinh học tập tích cực hay không tùy thuộc vào các
hình thức tổ chức dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong giờ học,
GV phải linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức dạy học, nhưng một hình thức
dạy học không thể thiếu được ở hầu hết các tiết học là học nhóm.
Học trong nhóm có nhiều phẩm chất năng lực khác nhau, đủ trình độ sẽ tạo
điều kiện cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau, kèm cặp
nhau, bổ sung cho nhau để từng học sinh dần dần hoàn thiện hơn. Chính vì thế
theo tôi trong phân môn Tập đọc cũng như các phân môn khác nên tổ chức phân
nhóm đủ trình độ. Còn nếu muốn dành thời gian cho từng đối tượng, giáo viên
cần phải phân nhóm cùng trình độ.
- Cấu tạo nhóm.
+ Nhóm 2 (cặp): phân kiểu này là hiệu quả vì hai em trao đổi, làm việc được
nhiều lần trong học nhóm.
+ Phân nhóm nhiều học sinh (Học sinh ở hai bàn tạo thành một nhóm hay học
sinh ở một dãy tạo thành nhóm).
8



+ Phần nhóm số lượng người ứng với số lượng nhân vật hoặc số đoạn trong bài
tập đọc, dùng trong hoạt động luyện đọc nhóm, luyện đọc lại.
- Cách phân nhóm:
Cứ ba tuần (ứng với một chủ đề), yêu cầu giáo viên thay đổi học sinh trong
nhóm. Các nhóm thay đổi nhóm trưởng, để học sinh có cơ hội được tiếp xúc, giao
lưu với mọi đối tượng, đồng thời học sinh có cơ hội tốt làm nhóm trưởng. Có như
thế mới đào tạo được nguồn làm lớp trưởng trong mỗi tháng, mỗi đợt … Nhằm
đạt được mục tiêu đào tạo: “Phát triển con người toàn diện, đáp ứng được nhu
cầu cuộc sống hiện đại”.
3.3- Yêu cầu giọng đọc của giáo viên.
Trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo
nội dung bài đọc. Giáo viên có giọng đọc tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc rèn
đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc của thầy cô
giáo làm chuẩn. Bởi vậy, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc
nhiều lần. Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu (hay học sinh giỏi) đọc cả bài
hay một đoạn, nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải
đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc
cho mình một cách nghiêm túc. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của
giáo viên xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh. Hoặc trong lớp có học sinh
đọc có biểu cảm tốt, giáo viên sẽ chuẩn bị trước là hướng dẫn học sinh đó giọng
đọc của bài để các em đọc thay giáo viên trong tiết học.
Ví dụ: Đọc bài: “Điều ước của vua Mi-đát” (TV4 -Tập 1) giọng đọc khoan
thai, đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi- đát (từ phấn
khởi, thỏa mãn chuyển sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt lời các
nhân vật:
+ Lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát: “Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy
lại điều ước để cho tôi được sống!”
+ Lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt: “Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn,
nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rử sạch được
lòng tham.”[3]

Hay là bài: “Vẽ về cuộc sống an toàn”( TV4-T2). Đây là một bản tin nên
giáo viên đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
Nhấn giọng những từ ngữ: nâng cao, đông đảo, năm mươi nghìn, phong phú, tươi
tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ...
- GV có thể đọc mẫu ( Hoặc học sinh giỏi đọc mẫu) trong các trường hợp:
+ Đọc mẫu toàn bài để gây chú ý cho học sinh.
+ Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó.
+ Đọc mẫu câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Qua việc đọc có biểu cảm sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và tự tin hơn khi
đọc.
* Giải pháp 4 - Chỉ đạo giáo viên linh hoạt để rèn các kỹ năng đọc cho học
sinh trong giờ Tập đọc
4.1- Đọc đúng
9


“Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không
có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng
bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ” [1].
* Cách thực hiện:
- Trước khi lên lớp, GV phải dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc.
Những tiếng, từ, những câu khó trong bài để hướng dẫn học sinh luyện đọc. Phần
dự kiến này phải dựa vào thực tế phát âm của học sinh trong lớp:
+ Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là l/n, tr/ch như: lo lắng, nói năng,
làm lụng, nũng nịu, trong trẻo, chiêng trống,…
+ Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc như: vươn, chặt, lưu luyến, …
+ Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: quyến rũ, nghĩ ngợi, nghỉ ngơi,
… Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần đọc cá nhân.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài: “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” ( TV4 – T1)
Cho một học sinh đọc đoạn 2, gọi 1 học sinh khác nhận xét: Phát hiện bạn

đọc sai “ mới nột, lức nở, noong”. GV cho học sinh đọc sai đọc lại cho đúng:
“mới lột, nức nở, non”, sau đó GV một số em hay mắc lỗi phát âm sai phụ âm
đầu l/n, vần on như trên rồi đọc lại.
- Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải chú
trọng cách ngắt nghỉ đúng như nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu
hai chấm, đặc biệt phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý.
Trong tiết dạy, giáo viên có nhiều hình thức để hướng dẫn học sinh, nhưng cần
phải linh hoạt, tránh để học sinh nhàm chán. Có thể ở tiết này dùng hình thức ở ví
dụ 1, tiết sau lại dùng hình thức ở ví dụ 2 hoặc ví dụ 3,4 (dưới đây), tùy vào mức
độ khó dễ của câu văn hoặc vào trình độ của học sinh để hướng dẫn:
Ví dụ 2 : Trong bài : “ Một người chính trực” ( TV4-T1).
Học sinh đọc như sau: “Còn gián nghị đại phu /Trần Trung Tá do bận nhiều công
việc /nên không mấy khi tới thăm /Tô Hiến Thành được.”//.
GV đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cô giáo ngắt
giọng: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá /do bận nhiều công việc /nên
không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.//” Sau đó giáo viên yêu cầu 3 em
đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh phát hiện cách đọc và ngắt nghỉ đúng.
Ví dụ 3 : Khi đọc bài: “Những hạt thóc giống” ( TV4 – T1).
Thực tế sẽ có học sinh ngắt câu văn như sau: “ Vua ra lệnh phát cho người dân/
một thúng thóc về trồng và giao hẹn: Ai thu được/ nhiều thóc nhất sẽ được truyền
ngôi, ai không có thóc/ nộp sẽ bị trừng phạt.”
GV giúp học sinh sửa lại bằng cách treo bảng phụ chép câu văn đã ngắt sẵn như
sau: “Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về trồng/ và giao hẹn:
Ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị
trừng phạt.” Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc cách nào
đọc đúng.
Ví dụ 4: Đối với câu: “Anh mừng cho các em vui tết Trung Thu đọc lập đầu tiên
và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung Thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến
với các em”. ( Trung Thu độc lập – TV4- Tập 1) [4]. GV treo bảng phụ viết sẵn
câu văn, yêu cầu một học sinh giỏi lên bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các

10


bạn trong lớp nhận xét, thống nhất cách đọc đúng như sau: “Anh mừng cho các
em vui tết Trung Thu độc lập đầu tiên / và anh mong ước ngày mai đây / những
Tết Trung Thu tươi đẹp hơn nữa/ sẽ đến với các em.//”
Đối với những bài thơ GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Với những bài thơ có thể thơ tự do. GV hướng dẫn HS chú ý tới vần nhịp để ngắt
nghỉ đúng và nhấn giọng.
Ví dụ 5:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hoá trái bom / thành trái ngọt
( Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 . T1) [4]
Với những bài thơ lục bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4, tuỳ vào từng bài để
ngắt cho phù hợp với âm điệu và nhịp:
Ví dụ 6:
“Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh
Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng/ thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau hơn//”
( Tre Việt Nam – TV 4 –T1) [4]
Như vậy, từ một số biện pháp trên đã giúp học sinh dần dần có ý thức tìm hiểu
giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc.
4.2- Tốc độ đọc
Đối với học sinh tiểu học, “đọc lưu loát là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc
độ, đọc không ê a, ngắc ngứ” [1]. Tốc độ đọc thành tiếng của lớp 4 yêu cầu tối
thiểu là 120 tiếng / phút. “Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình
vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc” [1]. Khi đọc văn bản có nội
dung miêu tả một công việc dồn dập, khẩn trương thì phải đọc nhịp nhanh. Cảm
xúc phấn khởi, tự hào cũng cần thể hiện với tốc độ không quá chậm. Những bài

văn xuôi trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải được đọc chậm. Những chỗ có dấu
ba chấm trong văn bản mô phỏng âm thanh kéo dài của giọng cần phải được đọc
kéo dài. Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm mà phải kéo dài giọng đọc từng
tiếng (còn gọi là đọc ngân) để cho câu văn, câu thơ ngân lên gây sự chú ý.
* Cách thực hiện:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách giao viên đọc
để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn,
bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
- Ngoài ra còn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của
thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn
bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ như
thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
- Giáo viên còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi đọc tiếp
sức, đọc thơ truyền điện, thả thơ,… Kết thúc chơi bao giờ giáo viên cũng cho học
sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút
kinh nghiệm về cách đọc. Em nào đọc còn chậm giáo viên giúp học sinh luyện
thêm sau giờ học và luyện đọc ở buổi 2.
4.3- Đọc hiểu
11


Để giúp học sinh hiểu văn bản thì trong giờ Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả
năng đọc hiểu cho học sinh. Có hiểu nội dung văn bản thì mới có cách đọc đúng,
đọc diễn cảm được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc
thầm. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn
bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc
thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ
những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt
đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải nghĩa phụ thuộc nhiều vào đối
tượng học sinh. Giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ

mẹ đẻ của vùng mình dạy học để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp, đồng thời phải
chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em
yêu cầu.
* Cách thực hiện:
- Trong quá trình lên lớp, giáo viên phải kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với
luyện đọc. Giáo viên cho học sinh đọc đến đâu tìm hiểu bài đến đó, không tách
rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Ông Trạng thả diều” (TV4-T1). Sau khi cho 1 học sinh
đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 trong sách giáo khoa. Từ đó học
sinh hiểu được nội dung của đoạn là ca ngợi tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
qua chi tiết “ Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.”
Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài, thảo luận cặp đôi để giải thích vì sao
chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “ ông Trạng thả diều”? HS đã đọc, thảo luận và
tìm được câu trả lời :Vì ông đỗ Trạng Nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú
bé ham thích chơi diều.
- Kết hợp đọc thành tiếng với đọc thầm nhiều lần và được xuyên suốt trong cả tiết
dạy để học sinh hieeru nội dung bài đọc. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm
vụ để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
+ Đọc thầm lần 1: Đọc thầm kết hợp khi đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Đọc thầm lần 2 : Đọc thầm kết hợp khi 1 bạn đọc to cả bài.
+ Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc diễn cảm.
+ Đọc thầm lần 4 : Kết hợp với đọc thành tiếng khi tìm hiểu bài.
+ Đọc thầm lần 5 : Kết hợp với khi đọc diễn cảm.
Việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được luyện nhiều lần, kết
hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc đã giúp học sinh nắm được nội
dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc
một khổ thơ, một đoạn văn giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn,…để học sinh hiểu nội
dung bài đọc. Sử dụng đồ dùng dạy một cách hiệu quả để giúp học sinh hiểu
nghĩa từ, cụm từ.

Ví dụ: Sử dụng công nghệ thông tin trong bài “Điều ước của vua Mi-Đát”:
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “khủng khiếp” bằng hình ảnh kết hợp với
lời gợi ý của giáo viên. GV trình chiếu hình ảnh về nhà vua Mi- Đát ngồi trước
một bàn ăn, tạo hiệu ứng để đồ ăn chuyển sang màu vàng lấp lánh khi vua đụng
tay vào, giúp học sinh hiểu được nhà vua Mi- Đát xin được điều ước khủng
12


khiếp (Có nghĩa là hoảng sợ ở mức độ cao – GV cho học sinh quan sát thái độ
hoảng sợ của nhà vua).

Qua bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh không
những hiểu về từ ngữ mà còn giúp học sinh rõ được sự tham lam của nhà vua. Rõ
ràng học sinh phải động não và nói bằng lời của mình, thông qua đó, giáo dục các
em rằng những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
- Ngoài ra để giúp học sinh đọc hiểu tốt, GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, có
thể bổ sung thêm nội dung câu hỏi ngoài trong sách giáo khoa sao cho phù hợp
với từng bài học để học sinh nêu được nội dung, nghệ thuật, cách đọc, giọng đọc
từng bài.
Ví dụ: Khi học bài : “Tuổi ngựa” ( TV 4 – T1) có 3 câu thơ:
“Gió xanh miền Trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn…” [4]
GV hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện ra từ “xanh”, “hồng” và “đen”, ở
đây tác giả đã sử dụng không phải là tính từ mà đã trở thành động từ nói lên tác
dụng, hoạt động của ngọn gió. Đó là giá trị của biện pháp nghệ thuật. Từ đó giúp
học sinh thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng
dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của
chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Như vậy, tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp cho học sinh hiểu nội

dung, nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng và vươn tới mức độ cao hơn
đó là đọc diễn cảm.
4.4- Đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc các yếu tố
của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu,
chỗ ngừng, nghỉ, cường độ…..để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã
gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người
13


đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ
thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Cách tiến hành:
- Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên giáo viên không được
áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà cần khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và
nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo viên chỉ là người lắng
nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh. GV cũng luôn khuyến khích, động viên
học sinh cố gắng đọc diễn cảm dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo sự hứng
thú cho các em.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Trong quán ăn Ba cá bống” ( TV4 – T1).
GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp và tự phát hiện ra giọng đọc toàn bài và giọng
của mỗi nhân vật như sau :
+ Toàn bài: Giọng khá nhanh, bất ngờ, hấp dẫn.
+ Lời người dẫn chuyện: Chậm rãi (phần đầu), nhanh hơn, bất ngờ, li kỳ (phần
sau)
+ Lời Bu-ra-ti-nô:thét, dọa nạt.
+ Lời lão Ba-ra-ba: Lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm.
+ Lời lão A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh. [3]
Như vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên phải
giúp các em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật.Từ đó

luyện cho các em có giọng đọc tốt, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và đan
xen cách đọc để tạo không khí sinh động hào hứng cho giờ học.
- Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm
yêu cầu đọc đúng với nội dung văn bản như giọng vui, buồn, giận dữ, trang
nghiêm… với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ
biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. "Đọc diễn cảm, người đọc
phải làm chủ được chỗ ngắt giọng làm chủ được tốc độ đọc, làm chủ được cường
độ và ngữ điệu”[1] Vậy ở mỗi bài tập đọc giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học
sinh phát hiện những chỗ ngắt giọng, nhấn giọng, phát hiện ý đồ nghệ thuật bằng
cách tự các em tìm tòi, khám phá và tranh luận.
Ví dụ : Trong bài: “Dòng sông mặc áo” ( TV 4 – T2)[5]
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh, của nghệ thuật dùng từ mà tác
giả đã tạo nên sự bất ngờ của dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, “làm ngẩn
ngơ” lòng người qua cách thể hiện:
“Sáng ra / thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ / áo hoa
Ngước lên / bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai …//” [6]
Hay trong bài: Bài “Chợ Tết” (TV 4 – T2). Các em đã ngắt nhịp và nhấn giọng
như sau:
“Sương trắng / rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía / nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình / trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh…”[6]
14


Với cách đọc như thế, học sinh cảm nhận được“dưới ánh hồng bình minh”
mọi vật đều trở nên long lanh, tráng lệ. Từ những giọt sương, tia nắng đến núi đồi
tất cả đều cựa quậy, náo nức sáng bừng lên. Cảnh“Chợ Tết” càng thêm đẹp.

Đọc diễn cảm còn thể hiện ở cách đọc đúng ở những kiểu câu chia theo mục
đích nói. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng
cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi, nhấn giọng ở những từ chỉ cảm xúc trong câu
cảm.
Ví dụ: Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành
xấu xí biết nhường nào! ( Người ăn xin – TV 4 . T1)
Đây là câu cảm thán, các em đọc như một lời than, nhấn giọng ở từ “Ôi
chao!” “gặm nát!” thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương của tác giả đối với ông lão
ăn xin.
Như vậy, để luyện đọc diễn cảm, GV cần làm các công việc sau:
- Cho HS làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của cả bài.
- GV tổ chức cho HS đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác
giả, thảo luận với HS để xác định giọng điệu chung của cả bài.
- HS phân tích và xác định giọng đọc của từng đoạn.
- HS tập luyện để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài hoặc nhân vật.
- Ngoài ra, cứ cuối mỗi giờ tập đọc GV cần hỏi học sinh:
+ Em hãy đọc đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà em thích nhất và nói lên lí do vì sao
mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó.
+ Em hãy đọc diễn cảm cả bài văn ( hoặc bài thơ ).
+ Hoặc tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch…
Giáo viên chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh, luôn kích
thích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm.
* Giải pháp 5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong tổ chức các hoạt
động dạy học.
Tổ chức các hoạt động dạy- học là một trong những yếu tố quyết định sự
thành bại quá trình dạy- học.
Theo tôi, tổ chức các hoạt động dạy- học tốt trước hết phải chủ động phân bố
thời gian trong một tiết dạy như đã phân rõ từng hoạt động cụ thể ở trong thiết kế
bài dạy, tránh tình trạng dạy theo quán tính, hoạt động này quá nhiều thời gian,
hoạt động khác quá ít thời gian. Đồng thời cũng phải linh hoạt trong việc sử dụng

thời gian trong từng tiết dạy. Nếu hoạt động luyện đúng mà học sinh ít phạm lỗi
thì theo tôi nên chuyển bố trí bớt 1-2 phút của hoạt động này cho hoạt động tìm
hiểu bài.
Tổ chức các hoạt động dạy- học theo thiết kế bài học đã lập nhưng chưa có thể
thay đổi một số tình huống sư phạm thì không nhất thiết phải tiến hành y rắp như
thiết kế đã vạch.
Chẳng hạn trong tiết “ Người ăn xin ” trong thiết kế GV dự kiến sẽ luyện đọc
từ khó “ông lão, lọm khọm” (Do ảnh hưởng phương ngữ nên hay phát âm sai
tiếng lão, lọm) nhưng trong quá trình tổ chức dạy- học, các em không phát âm sai
từ đó thì giáo viên không nên dừng lại luyện đọc từ đó nữa mà học sinh lại phát
15


âm sai “ khản đặc” (Lẫn an/ang) thì giáo viên ghi từ đó lên bảng luyện đọc cho
các em.
Như vậy đòi hỏi tài năng sư phạm của giáo viên và vốn kiến thức về ngữ âm
học, ngôn ngữ học của giáo viên phải chắc để hướng dẫn cho học sinh phát âm,
phải chỉ rõ được vị trí của các bộ phận phát âm. Hướng dẫn học sinh cách mở
miệng, lưỡi đặt ở vị trí nào?... Đặc biệt khi phát âm, giáo viên phải đứng ở vị trí
trước lớp, ở giữa để học sinh có thể nhìn cô phát âm… Nếu trong lớp có nhiều
học sinh phát âm chuẩn thì có những từ luyện đọc gọi học sinh đó phát âm mẫu
để cả lớp lắng nghe, quan sát, học tập. Đặc biệt khi cho học sinh đọc nối tiếp
đoạn theo tôi nên chọn học sinh yếu, trung bình đọc bài còn học sinh khá giỏi
cùng cô giáo phát hiện và chữa lỗi nhằm phát huy năng lực của tất cả các đối
tượng học sinh. Tránh trường hợp học sinh này phát âm sai, giáo viên lại luyện
phát âm lỗi sai đó cho học sinh đã phát âm đúng.
Về thao tác giải nghĩa từ theo tôi ngoài các từ đã chú giải trong SGK, giáo
viên cần dự đoán trước một số từ ngữ học sinh có thể hỏi thêm và đoán trước một
số từ ngữ cần giải thích tùy theo từng nội dung bài học đó.
Ví dụ: Trong bài “ Kéo co” phần chú giải chỉ giải nghĩa từ: “Giáp”, nhưng trong

bài vẫn còn một số từ ngữ khó hiểu nữa như: “thượng võ”, “keo”. Giáo viên phải
dự kiến ý giải nghĩa và các ý kiến có thể học sinh sẽ đưa ra.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy- học ở tiết dạy Tập đọc cần có
những câu chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhằm thu hút sự
ham học hỏi của học sinh, tránh tách bạch các hoạt dộng trong tiết dạy, tạo nên sự
khô khan, tẻ nhạt.
Ví dụ: Trong bài “Ông Trạng thả diều” nên tiến hành giúp học sinh hiểu từ:
“Trạng” trong phần giới thiệu bài để học sinh hiểu được “Trạng” tức Trạng
nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa, điều đó giúp học sinh hiểu và gây
ấn tượng ngay từ đầu vào bài đọc.
Trong hoạt động tìm hiểu bài nên kết hợp với luyện đọc. Đặc biệt chú ý, để
thực sự đổi mới phương pháp dạy- học trong việc sử dụng đồ dùng dạy – học,
theo tôi phải biết lựa chọn đúng thời điểm để sử dụng, sử dụng triệt để. Đặc biệt
đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan chiếm ưu thế việc giúp học sinh hiểu
nghĩa của từ mới trong bài tốt nhất là sử dụng đồ dùng dạy học, tất nhiên là có thể
dùng nhiều biện pháp khác nhau.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy- học, giáo viên phải tạo không khí
lớp học thoải mái, vui vẻ ngay từ đầu cho đến kết thúc tiết học, tránh gây không
khí nặng nề, gây áp lực cho học sinh. Trong giờ học sinh khoanh tay nghe giảng
bài là tiết học đó thất bại, vì thế giáo viên phải khéo léo tổ chức làm việc với
SGK, đồ dùng dạy học, lắng nghe bạn đọc để nối tiếp, nhận xét bạn đọc, trả lời
câu hỏi. Học trong nhóm, học thông qua trò chơi, học qua phiếu… Mời học sinh
tự đánh giá, đánh giá bạn đọc, giáo viên quan tâm những mặt mạnh của học sinh
để khen kịp thời, đúng lúc, tránh chê học sinh trước lớp.
* Giải pháp 6. Chỉ đạo dạy thực nghiệm và dạy đại trà
Chỉ đạo giáo viên khối 4 thực hiện những biện pháp trên để tiến hành dạy thực
nghiệm và tiến tới dạy đại trà.
16



6.1- Mục đích dạy thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm là nhằm mục đích
kiểm nghiệm các biện pháp trên qua thực tiễn giảng dạy, quá trình thực nghiệm là
quá trình áp dụng việc tổ chức các hoạt động dạy- học linh hoạt, sáng tạo trên tiết
dạy Tập đọc lớp 4. Từ đó rút kinh nghiệm và có thể vận dụng trong việc dạy học
phân môn Tập đọc khối lớp 4,5.
6.2- Xây dựng kế hoạch bài học
- Tổ chức cho tổ chuyên môn lập kế hoạch bài học trước khi dạy thực nghiệm.
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu bài dạy.
+ Chuẩn bị chu đáo phương tiện, đồ dùng phục vụ tiết dạy.
+ Xác định lỗi phát âm do phương ngữ, tiếng khó, câu khó. (Đó thường là những
tiếng khó, những chỗ ngắt giọng biểu cảm hoặc câu quá dài).
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc
diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì? Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (Xác
định tốc độ).
+ Trong mỗi kế hoạch bài học cần đặt tình huống sư phạm có thể xảy ra, phải chú
ý đến mọi đối tượng nhằm tích cực hoá việc học tập của học sinh và quan tâm đối
tượng những học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ tốt văn bản.
- Tuỳ vào nội dung bài, kế hoạch bài học cần vạch ra trò chơi phục vụ cho việc
học tiết tập đọc đó, để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thư
giãn và thông qua trò chơi, học sinh nắm được kiến thức mới hay củng cố kiến
thức đã học… Chính vì thế, cần có dự kiến cụ thể trò chơi có thể sắp xếp ở phần
giới thiệu bài, hay trước phần tìm hiểu bài hay củng cố, dặn dò.
- Thảo luận và thống nhất kế hoạch bài học: Bài: “Điều ước của vua Mi-Đát”
6.3- Dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm
a) Tiến hành dạy mẫu theo kế hoạch bài học đã thiết kế
- Lớp thực nghiệm: Lớp 4B; Phân công GV dạy: Hoàng Thị Ân
- Bài dạy thực nghiệm bài: “Điều ước của vua Mi-Đát ” (Theo thần thoại Hi-Lạp
TV4 - Tập I- Trang 90); Ngày dạy: 02 / 11/ 2016.
- Tiến hành dạy để chỉ đạo điểm, thể hiện giáo án đã thiết kế: Chuẩn bị chu đáo
các thiết bị dạy học, hỗ trợ giáo viên dạy thực nghiệm .

- Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều tham gia dự giờ.
b) Rút kinh nghiệm giờ dạy thực nghiệm
- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm của tổ chuyên môn: Sau khi vận dụng các giải
pháp thực hiện trong tiết dạy Tập đọc đã nêu trên, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn dự
giờ, nhận xét và rút kinh nghiệm, tổ chuyên môn đã kết luận:
+ Ở phần giới thiệu bài GV tiến hành cho học sinh quan sát tranh SGK (Sử dụng
máy chiếu chụp hình ảnh SGK), yêu cầu học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi
và từ đó GV đặt vấn đề giúp các em đi vào bài học một cách nhẹ nhàng.
+ Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy – học theo kế hoạch đã vạch sẵn nhưng
không dập khuôn máy móc mà đã linh hoạt trong giờ dạy.
+ Các hoạt động được tổ chức diễn ra một cách nhẹ nhàng, các kỹ năng rèn đọc
được lồng ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau.
+ Trong mọi hoạt động, học sinh tự đọc, tự học sinh phát hiện ra từ khó đọc, tự
nêu ra cách đọc, thể hiện giọng đọc. Giáo viên chỉ là người điều khiển, tổ chức
17


các em học. Chính vì thế, tiết học sôi nổi, học sinh rất thích học, tập trung hoàn
toàn vào việc học, tự các em chiếm lĩnh tri thức.
+ Hoạt động “hướng dẫn luyện đọc” có kết hợp luyện đọc đoạn, luyện phát âm.
Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ mới, giúp học sinh hiểu nghĩa từ khó
trong bài. GV không yêu cầu HS đọc từ chú giải trong SGK mà giáo viên đã cho
HS phát hiện từ khó giúp học sinh hiểu trong quá trình học sinh luyện đọc đoạn:
Bài này đề cập tới 2 từ khó và hỏi để HS trả lời: điều ước, quả nhiên; các từ còn
lại chuyển sang hoạt động “Tìm hiểu bài”.
+ Hoạt động tìm hiểu bài, tổ chức học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi SGK và bổ
sung thêm ý nhằm giúp học sinh phát hiện rõ và minh bạch trong câu trả lời qua
phiếu học tập, qua việc thảo luận theo nhóm bàn. Sử dụng máy chiếu trình một số
hình ảnh của nhà vua như vẻ mặt “Khủng khiếp” của nhà vua khi ngồi trước bàn
ăn mà không thể ăn được vì mọi đồ vật vua đụng đến đều hóa thành vàng, giúp

học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+ Hoạt động tiếp nối, tổ chức học sinh tham gia trò chơi: Chọn tiếng “ước” đứng
đầu, đặt tên cho truyện theo nghĩa nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc bài học hơn.
6.4- Chỉ đạo dạy học đại trà.
- Giáo viên tự thiết kế kế hoạch bài học (giáo án) : Mỗi người 2 tiết theo tinh thần
chỉ đạo.
- Tổ chức phân công dự giờ đến từng lớp.
- Sau mỗi tiết dự đều đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ ra những cái đã làm được,
những cái chưa làm được để từ đó điều chỉnh uốn nắn kịp thời theo hướng đổi
mới.
- Trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy trong khối, tập trung đi sâu vào phân
từng phân môn, từ phương pháp dạy học tới các hình thức tổ chức của từng bài
dạy với từng kiểu loại văn bản cho phù hợp với đối tượng học sinh.
* Giải pháp 7. Đảm bảo tốt về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp
giữa các tổ chức trong nhà trường và địa phương:
7.1.Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa:
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa đây là điều kiện tối thiểu giúp các em
học tốt môn tập đọc.
- Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương phải đảm bảo phòng
học và bàn ghế đúng qui cách cho học sinh, phòng học đủ về ánh sáng, bàn ghế
phải đảm bảo để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học theo nhóm một cách dễ
dàng.
- Đầu tư về trang thiết bị như máy chiếu đa năng, máy vi tính giúp giáo viên sử
dựng có hiệu quả các loại đồ dùng này phù hợp với từng tiết dạy, các tiết dạy sẽ
nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn nâng cao chất lượng hiệu quả tiết học.
7. 2- Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sự quan tâm
của gia đình:
Thông báo và nhận xét kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh
thông qua sổ liên lạc, luôn luôn nắm bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh để
có biện pháp phối kết hợp với gia đình bồi dưỡng học sinh.

18


Cùng với Hội khuyến học của thôn để nắm bắt tình hình gia đình các em để tìm
hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến nhưng em đọc còn yếu, chưa chăm
học, từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm giải pháp để giúp đỡ các em.
Tìm ra lỗi sai cơ bản của học sinh để từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục
từng lỗi sai của học sinh qua các tiết dạy trên lớp.
4/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong một khoảng thời gian không dài, với các biện pháp chỉ đạo nêu trên,
tôi thấy kÕt qu¶ thËt kh¶ quan, hiệu quả giờ dạy của đội ngũ giáo viên
được nâng lên rõ rệt. Các tiết dạy của giáo viên đã thực sự đổi mới. Học sinh
hứng thú học tập tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em
đọc chưa đạt yêu cầu không còn nữa. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm và hiểu văn
bản được tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Qua việc đánh giá từ những tiết Tập
đọc trên lớp, kết quả tập đọc của khối 4 do tôi trực tiếp chỉ đạo đã đạt như sau:
Bảng 2 -Thống kê chất lượng đọc của học sinh khối 4 vào tháng 3/2017
Lớp Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng
118/120
98,3%
4
120 Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các 107/120
89,1%
cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ.
Đảm bảo tốc độ đọc
110/120

91,6%
Hiểu nội dung văn bản
118/120
98,3%
Giọng đọc có biểu cảm ( Đọc diễn cảm)
75/120
62,5 %
Qua bảng tổng hợp chất lượng cho thấy chất lượng của khối 4 được tăng lên
rõ rệt so với thời điểm chưa triệt để thực hiện các giải pháp trên. Điều đó chứng
tỏ rằng để năng cao chất lượng dạy- học phân môn Tập đọc lớp 4 cần phải tổ
chức các hoạt động dạy- học linh hoạt, sáng tạo áp dụng vào thực tiễn dạy- học.
Kết quả trên cho thấy, những biện pháp mà tôi đã áp dụng phần nào có giá trị
ứng dụng trong thực tế. Để chất lượng đạt cao, giáo viên phải biết kết hợp các
biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống kế hoạch đã vạch ra.
Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các biện pháp trên
ở phân môn Tập đọc lớp 4,5 trong thời gian tiếp theo để nâng cao chất lượng đọc
trong toàn trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập đọc lớp 4, bản thân tôi rút
ra trong công tác chỉ đạo như sau:
- Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. Tăng
cường dự giờ, rút kinh nghiệm và tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Giáo viên phải coi trọng việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.Trong giờ Tập đọc
không biến giờ Tập đọc thành tiết giảng văn mà chú ý rèn đọc cho học sinh, tạo
cho các em tính tự tin và ý thức rèn đọc. Coi trọng khâu đọc hiểu và đọc diễn
cảm. Không cảm thụ hộ học sinh, không áp đặt cách đọc, giọng đọc mà các em tự
tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng văn bản, tự các em tìm ra cách đọc hay nhất phù
hợp với nội dung từng bài.
19



- Muốn tổ chức các hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì giáo viên cần tổ chức
linh hoạt các hoạt động, tổ chức hoạt động này lồng trong hoạt động kia. Các
hoạt động chuyển tiếp bằng những câu nhẹ nhàng cuốn hút sự tò mò của học
sinh. Trong mỗi hoạt động phải có sự lựa chọn hình thức, biện pháp đa dạng để
học sinh tiếp thu bằng nhiều giác quan, đồng thời cần sử dụng đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh, vật thật, câu đố, bài hát, phiếu học tâp, trang thiết bị dạy học hiện đại
như máy chiếu, đèn chiếu…Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải linh hoạt, phù
hợp và mang tính hiệu quả.
- Hoạt động dạy học của học sinh tập trung hướng vào người học, phát huy tính
tích cực của học sinh, học sinh tự tìm, phát hiện ra từ khó, tự tập phát âm mẫu,
học sinh tự nêu được cách ngắt nghỉ hơi đúng, tự luyện đọc … Giáo viên có nghệ
thuật sư phạm để hướng dẫn mỗi cá nhân học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.
- Một điều quan trọng phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của từng bài, cả
môn học, lập ra kế hoạch cụ thể có thể cải tiến sáng tạo, lựa chọn và thêm bớt câu
hỏi phụ để học sinh nắm bài tốt hơn, thiết kế phiếu học tập …Dự đoán được câu
trả lời của học sinh để lập ra nhiều phương án khác nhau, có định hướng cụ thể
cho từng phương án.
- Trong bất kỳ một tiết dạy nào giáo viên tổ chức ít nhất một trò chơi (chơi để
học), trò chơi liên quan đến nội dung bài học,tổ chức đúng lúc, đúng mục đích và
hào hứng, không nhất thiết phải chơi thư giãn giữa tiết học.
- Thật đáng tiếc nếu như bỏ qua việc tạo không khí thi đua trong việc tham gia
đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận. Sau mỗi hoạt động, cuối tiết học, tổ chức học
sinh tự bình xét cá nhân, nhóm đọc tốt (tìm hiểu bài tốt, thắng cuộc trong trò
chơi…) Học sinh tự đánh giá bản thân, nhận xét bạn, vừa thể hiện được sự công
bằng, công khai, kích thích sự ham học tập của các em.
2. Kiến nghị:
+ Phòng GD& ĐT nên tổ chức thường xuyên những hội thảo chuyên đề đi sâu
vào từng phân môn.

+ Các cụm trường: Tổ chức chuyên đề để tạo điều kiện cho giáo viên được thực
hành dạy và học hỏi, nâng cao tay nghề.
Trên đây là những giải pháp của bản thân trong quá trình chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh
hơn và các giải pháp trên mang tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác..
Người thực hiện

Phạm Thị Quyên
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Tác giả: Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga; Nhà xuất bản Giáo dục
2. [2] Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 4
Theo công văn hướng dẫn số 5842/BGD&ĐT ngày 01/9/2011
3.[3] Sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)
4.[4] Sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)

5.[5] Sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)
6.[6] Sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Quyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Ngư Lộc 2- Hậu Lộc
- Thanh Hóa
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

TT


Tên đề tài SKKN

1.

Kinh nghiệm chỉ đạo công tác phổ
cập giáo dục tiểu học.
Chỉ đạo đổi mới PP dạy học kiểu
bài "Lý thuyết từ ngữ” lớp 5
Một số biện pháp bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên.

Sở GD&ĐT

Loại A

2002

Sở GD&ĐT

Loại B

2003

Phòng
GD&ĐT

Loại B

2004


Biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH
kiểu bài “thực hành từ ngữ” Lớp 5
Chỉ đạo công tác phổ cập GD tiểu
học đúng độ tuổi ở trường TH Hải
Lộc - Hậu Lộc – Thanh Hóa
Chỉ đạo đội ngũ GV dạy học với "
Giáo án điện tử"
Một số biện pháp bồi dưỡng HS
lớp 5 viết văn miêu tả
Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng
trường chuẩn quốc gia mức độ 2
Một số biện pháp chỉ đạo ứng
dụng công nghệ thông tin vào
"quản lý dạy và học”

Sở GD&ĐT

Loại B

2005

Sở GD&ĐT

Loại A

2007

Sở GD&ĐT


Loại B

2009

Sở GD&ĐT

Loại C

2011

Sở GD&ĐT

Loại C

2013

Sở GD&ĐT

Loại C

2015

2.
3.
4.
5.

6
7
8

9

22


MỤC LỤC
TÊN
MỤC
I.
1
2
3
4
II.
1
2
3

4
III
1
2

NỘI DUNG

TRANG

Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng của việc dạy và học Tập đọc ở trường Tiểu
học Ngư Lộc II
Các giải pháp đã sử dụng nhằm nâng cao chất lượng
phân môn Tập đọc lớp 4
* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí
và giáo viên
* Giải pháp 2: Giúp giáo viên nắm vững nội dung
chương trình và mục đích yêu cầu môn học, tiết học
* Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bài dạy
* Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên linh hoạt để rèn kĩ
năng đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc
* Giải pháp 5: Phát huy tính tích cực của học sinh
trong tổ chức các hoạt động dạy học.
* Giải pháp 6: Chỉ đạo dạy thực nghiệm và dạy đại trà
* Giải pháp7: Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất và sự
phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

1
1
2
2
2

2
2
3
6
6
7
8
9
15
16
18
19
19
19
20

23



×