Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thành lập “Tổ thanh niên xung kích” tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.48 KB, 9 trang )

I. Tên sáng kiến: Thành lập “Tổ thanh niên xung kích” tham gia cải tạo
phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn trong đồng bào dân
tộc thiểu số.
* Đối tượng tham gia: “nhóm nòng cốt đoàn viên, thanh niên” nông thôn.
* Về hình thức, thời gian và nội dung tổ chức các hoạt động:
- Hình thức tổ chức: Thông qua các buổi tình nguyện.
- Thời gian tổ chức: Tổ chức hoạt động theo định kỳ, thường xuyên; có sơ
kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
II. Mô tả giải pháp:
Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường là một trong 5 lĩnh vực
ưu tiên “xây dựng nông thôn mới” giai đoạn I (2011- 2015. Xuất phát từ thực trạng
Bảo Thắng có 12 xã, 03 thị trấn; 264 thôn, tổ dân phố, dân số 107.589 người, với
27.620 hộ dân gồm 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc có tinh thần đoàn
kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên
tình trạng mất vệ sinh môi trường, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến tại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân do trình độ dân trí thấp, đường xá đi
lại không thuận lợi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp;
các điều kiện phục vụ dân sinh còn khó khăn, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu
và thói quen ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường làng bản và sinh hoạt của người dân nên ảnh hưởng đến môi trường sống.
Các tổ chức đoàn thể, nhất là ở thôn, bản vùng cao, vùng sâu tuy có tổ chức, song
hoạt động còn yếu, do đó việc tập hợp quần chúng còn hạn chế. Qua khảo sát thực tế
hiện nay có 6591 hộ chưa có nhà tiêu (trong đó có 4233 hộ là đồng bào dân tộc
thiểu số, chiếm tới 64,2%); 3430 hộ chăn nuôi chưa có chuồng trại; 1482 hộ chưa có
nước ăn hợp vệ sinh. Một bộ phận nhân dân trong đó một bộ phận không nhỏ đoàn
viên thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc còn tình trạng cưới tảo hôn, sinh con
thứ 3.
Với vai trò là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện đoàn (Trước tháng 7/2013), bản
thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ: Đoàn viên, thanh niên cần làm gì để tham gia cải tạo
phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường? Phải lựa chọn nội dung nào là phù
hợp? Tổ chức triển khai như thế nào để có tính trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính


thiết thực, hiệu quả? Từ thực tế và những suy nghĩ của bản thân, tôi đã chủ động
tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện đoàn thành lập “Tổ thanh niên xung kích”
tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn trong
đồng bào dân tộc thiểu số. Các bước triển khai cụ thể như sau:
1. Bước 1: Thành lập tổ thanh niên xung kích trong các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo BCH Đoàn các xã thị
trấn rà soát lại chi đoàn các thôn người đồng bào dân tộc thiểu số, thành lập mỗi
2
thôn 01 tổ xung kích, số lượng mỗi tổ từ 3- 5 đoàn viên, thanh niên; trong đó đồng
chí Bí thư Chi đoàn làm tổ trưởng và lựa chọn các đoàn viên thanh niên nhiệt tình
tham gia làm tổ viên. Đến nay, đã thành lập được 115 tổ với 420 thành viên (trong
đó có 44 tổ ở các thôn đặc biệt khó khăn). Mỗi tổ viên vừa có vai trò là người
“tuyên truyền viên” vừa là người trực tiếp triển khai thực hiện ở gia đình, dòng họ,
thôn xóm của mình tích cực tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi
trường nông thôn; Đồng thời là hạt nhân tích cực tuyên truyền vận động và trực
tiếp tham gia cùng đoàn viên, thanh niên xây dựng đường làng ngõ xóm xanh sạch
đẹp.
2. Bước 2: Xây dựng nội dung hoạt động, xây dựng mô hình điểm và
phân công phụ trách:
Sau khi đã thành lập được các tổ đội thanh niên xung kích, tôi đã tham mưu
cho Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo Chi đoàn khối các cơ quan và Đoàn các xã
thị trấn phụ trách, giúp đỡ xây dựng các mô hình điểm “Tổ thanh niên xung kích” tại
các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi đơn vị phụ trách, xây dựng ít nhất 02-
03 tổ làm mô hình điểm. Hướng dẫn tuyên truyền về cải tạo phong tục tập quán lạc
hậu, vệ sinh môi trường nông thôn tập trung vào các nội dung phù hợp với vai trò
nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên như: Tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh
niên không cưới tảo hôn, không thách cưới cao, không tổ chức đám cưới linh đình,
nhiều ngày, trước khi cưới phải đăng ký kết hôn; vận động đồng bào không để người
chết lâu trong nhà; không mổ nhiều trâu, bò, lợn để làm ma và tổ chức ăn uống

3
linh đình. Không mê tín dị đoan, cúng tế kéo dài “yểm bùa, trừ tà, bắt ma”hoặc làm
các nghi lễ có tính chất mê tín gây lãng phí tiền của và thời gian. Tu sửa nhà cửa,
ruộng vườn sân ngõ, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, sắp xếp đồ đạc gọn gàng sạch sẽ,
đào hố rác, làm nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh; tích cực tổ chức các buổi tình
nguyện vệ sinh dường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp. Riêng các đợt tình nguyện vệ
sinh môi trường nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của thôn, các đơn
vị được phân công phụ trách chủ động phối hợp nắm bắt thông tin, phân công
đoàn viên, thanh niên của đơn vị mang dụng cụ xuống thôn tham gia tình nguyện
cùng Tổ thanh niên xung kích của thôn. Hiện nay, các mô hình điểm tiếp tục
được duy trì và tổ chức thực hiện hiệu quả như: Mô hình tổ thanh niên xung kích vệ
sinh môi trường thôn Phú Hải 2- xã Phú Nhuận (do Huyện đoàn phụ trách); Tổ
Thanh niên xung kích dân tộc Dao thôn Tằng Loỏng 1- thị trấn Tằng Loỏng (Đoàn
Công ty 242 phụ trách); Tổ thanh niên xung kích cải tạo phong tục tập quán lạc hậu
thôn Làng Chành- xã Xuân Giao (do Đoàn trường THPT số 2 phụ trách); Tổ thanh
niên xung kích cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường thôn Cửa Cải,
Làng Lân - xã Xuân Quang (do Chi đoàn Khối Dân- Đảng phụ trách); Tổ thanh niên
xung kích thôn Cán Hồ xã Phong Niên (do Đoàn xã Phong Niên trực tiếp phụ trách
giúp đỡ); tổ thanh niên xung kích thôn Ải Nam 1- Ải Nam 2 thị trấn Phong Hải (Do
Đoàn thị trấn Phong Hải phụ trách)
3. Bước 3: Triển khai nhân rộng mô hình và tổ chức các hoạt động tại
khu dân cư.
4
Tổ chức các hình thức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn- Hội-
Đội, tổ chức các hội thi bảo vệ môi trường, hội diễn văn nghệ trên các phương tiện
thông tin như: Loa đài tại các thôn, bản; treo băng zôn, khẩu hiệu ; giới thiệu các
mô hình, cách làm hay sáng tạo hiệu quả, các tập thể cá nhân tiêu biểu trong cải tạo
phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường trong đoàn viên, thanh niên.
Trong năm 2013 đã có trên 300 đợt tình nguyện cấp thôn thu hút trên 3200
lượt ĐVTN tham gia. Tính riêng các Tổ thanh niên xung kích tổ chức được 185 đợt

tình nguyện lớn, đã tu sửa, dọn dẹp vệ sinh 33,7 km đường giao thông, đào trên 515
hố rác; trồng mới trên 1000 cây xanh; thu gom 350 m3 rác thải; nạo vét, khơi thông
2000m cống rãnh; hướng dẫn rửa tay đúng vệ sinh, cắt tóc miễn phí cho 198 trẻ em
đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, 115 Tổ trưởng tổ xung kích đồng thời là Bí thư
Chi đoàn nông thôn vùng dân tộc thiểu số luôn nêu cao tinh thần gương mẫu đi đầu
trong xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng đường làng ngõ xóm xanh sạch đẹp.
Ngoài ra các tổ xung kích còn tuyên truyền vận động thanh niên tích cực
tham gia các Lễ hội truyền thống như Lễ hội xuống đồng , Lễ hội gầu tào, Lễ hội
Trầu Sun . Bên cạnh đó, các tổ viên còn tham gia công tác truyền thông, giáo dục
giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; hướng dẫn lối sống vệ sinh,
lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi và nhân dân. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận,
cùng huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm hẳn, không còn tình trạng
nhà gái thách cưới cao mang tính chất gả bán, hai bên gia đình cùng lo hạnh phúc
cho con cái, không còn tình trạng tổ chức ăn uống kéo dài, các đám cưới trước đây
5
thường tốn kém đến nay đã tiết kiệm đến 35% chi phí so với trước. Các cặp vợ
chồng mới kết hôn được các tổ xung kích tuyên truyền, phổ biến về Luật hôn nhân
và Gia đình, Luật bình đẳng giới. Chất lượng cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ đã
từng bước được nâng lên. Các gia đình người dân tộc thiểu số khi có người chết đều
đến trụ sở xã là thủ tục khai tử, tổ chức đám ma theo phong tục tập quán của từng
dân tộc, các hủ lạc hậu đã được bãi bỏ. Người chết đều được đưa vào áo quan,
không để qúa 48 giờ trong nhà, được chôn sâu trên 1m.
III. Tính mới của giải pháp:
- Nội dung đoàn thanh niên tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ
sinh môi trường nông thôn là vấn đề đã được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên
việc thành lập “Tổ thanh niên xung kích” tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc
hậu, vệ sinh môi trường nông thôn trong đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề mới,
có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn gắn với phong trào
“Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới” hiện nay.
- Việc xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp tuyên truyền,

vận động để việc vận động có hiệu quả thiết thực chính là một trong những điểm
mới quan trọng của mô hình sáng kiến này. Bởi lẽ, cốt lõi của việc tuyên truyền, vận
động phải thể hiện ở hành động, phải lựa chọn các hạt nhân tích cực để hoạt động
có tổ chức, có tính “chuyên nghiệp” hơn, xây dựng mô hình cụ thể để triển khai
nhân rộng nhằm làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên và nhân dân, biến
6
ý thức của họ thành hành cộng cụ thể. Biện pháp thực hiện phải bắt đầu từ khu dân
cư, nuôi dưỡng và phát huy phong trào ngay tại cơ sở.
IV. Hữu ích của giải pháp
- Số cặp cưới tảo hôn trong đoàn viên thanh niên giảm dần so với năm trước.
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang đã có chuyển biến tích cực.
- Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước hình thành
những nét văn hoá mới, văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm giảm các tệ nạn
xã hội, góp phần xây dựng kinh tế, xã hội ở địa phương.
- Tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút tập hợp thanh niên vào tổ chức đoàn.
Tạo cơ sở cho việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào hành
động cách mạng của đoàn ngay tại cơ sở. Là cơ hội để thanh niên trao đổi kinh
nghiệm, phổ biến nhân rộng các mô hình thanh niên tham gia cải tạo phong tục tập
quán lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn, góp sức cùng cấp ủy chính quyền tuyên
truyền vận động nhân dân tham gia “xây dựng nông thôn mới”.
- Qua các hoạt động thực tiễn đoàn viên thanh niên thấy được vai trò, trách
nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng dân cư, mỗi đoàn viên thanh niên có ý thức
phấn đấu và cống hiến cho cộng đồng xã hội.
V. Khả năng phổ biến và nhân rộng:
Thành lập “Tổ thanh niên xung kích” tham gia cải tạo phong tục tập quán lạc
hậu, vệ sinh môi trường nông thôn trong đồng bào dân tộc thiểu số là hệ thống
7
phương pháp, cách làm đúng đắn, cần thiết, có những điểm mới, sáng tạo nhằm tổ
chức có hiệu quả các hoạt động của đoàn trên địa bàn dân cư gắn với những công
trình phần việc cụ thể thiết thực và đầy ý nghĩa. Mô hình này đã được áp dụng phổ

biến nhân rộng và đem lại kết quả thiết thực. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến,
xung kích đi đầu trong cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, vệ sinh môi trường vùng
dân tộc thiểu số, trước hết là vai trò trách nhiệm của các đồng chí Bí thư chi đoàn
đồng thời là “Tổ trưởng tổ xung kích”. Điển hình như: đồng chí Chảo Ổng Sú- thị
trấn Tằng Loỏng, đồng chí Vàng Seo Lềnh- xã Thái Niên, đồng chí Lù Thị Thủy- xã
Sơn Hà, đồng chí Vàng Chấn Sài- xã Xuân Quang…
Trong thời gian tới, việc thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường nông thôn
trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” còn gặp nhiều
khó khăn nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đòi hỏi sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị trong đó có vai trò của đoàn thanh niên. Vì vậy, việc áp dụng mô
hình trên cần tiếp tục thảo luận, đầu tư thời gian công sức, điều chỉnh những điểm
còn chưa phù hợp, bổ sung những điểm còn thiếu để xây dựng thành Chương trình,
Kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả hoạt động tại các địa phương./.
Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng chấm lần thứ nhất
8
Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng chấm lần thứ hai
Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng chấm lần thứ ba
9

×