TRNG I HC Y DC HU
KHOA IU DNG
Tìm hiểu kiến thức Về sức khỏe sinh sản vị thành niên
của ng-ời dân tại ph-ờng Thủy Ph-ơng, H-ơng Thủy
Thừa Thiên Huế
Giáo viên h-ớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS. Nguyn Th Kim Hoa Hong Th Thng
Nguyn ỡnh i Thng
Nguyn Th Th
Huế, 4 - 2015
Lời cảm ơn
Trong quá trình hoàn thành báo cáo này, chúng tôi xin
chân thành bày tỏ lòng cám ơn đến :
- Ban Giám hiệu trường Đại học Y - Dược Huế.
- Quý thầy cô giáo trong Khoa Điều dưỡng Trường Đại
học Y-Dược Huế.
- Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trực tiếp chúng tôi trong
quá trình hoàn thành báo cáo này.
- Là một báo cáo nhóm bước đầu chắc chắn còn nhiều thiếu
sót cần chỉnh lý, bổ sung. Chúng tôi xin nhận những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè để rút kinh nghiệm
về sau.
Hoàng Thị Thương
Nguyễn Đình Ái Thương
Nguyễn Thị Thư
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát về vị thành niên và sức khoẻ sinh sản vị thành niên 3
1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản 7
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 9
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
2.3. Xử lý số liệu 11
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 12
3.2. Kiến thức về sức khỏe sinh sản 14
Chương 4 BÀN LUẬN 18
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 18
4.2. Kiến thức của người dân về sinh khỏe sinh sản 18
Kết luận 22
Kiến nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vaccine là một thành tựu trong y học
ở thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm
chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em
dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm
chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển .
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm
1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi Đồng liên Hiệp
Quốc với vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván,
Sởi, Lao, Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được
đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng
đã hoàn thành với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn
trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin. Năm
2003 có 100% số huyện trên cả nước được tiêm vaccine viêm gan B. Năm
2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vaccine viêm gan B được
coi là vaccine thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới
1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ [2].
Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức trẻ em mà còn
có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan trọng [3]. Là một trong
những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong việc giảm
tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra. Việt
Nam ta đã thanh toán bại liệt năm 2000, dần dần loại trừ Uốn ván sơ sinh và
tiến tới khống chế bệnh Sởi.
Nâng cao sức khỏe con người là nhiêm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội.
2
Do đó việc tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng, tác dụng phụ,
chăm sóc sau tiêm chủng của các bà mẹ của Tổ 15 phường Thủy Phương – thị
xã Hương Thủy là yêu cầu cần thiết.
Vì vy được sự đồng ý của nhà trường, Khoa điều dưng trường Đại
Học Y Dược Huế và chính quyền địa phương phường Thủy Phương – thị xã
Hương Thủy chng tôi thực hiện đề tài: “Đnh gi kin thc v tm quan
trng của việc tiêm chủng, tc dng ph và chăm sc trẻ sau tiêm chủng
của b m”. Với 2 mục tiêu nghiên cứu:
1. Tìm hiểu kin thc ca b m v tm quan trng ca tiêm chng.
2. Tìm hiểu kin thc ca các bà m v tác dụng phụ và chăm sóc trẻ
sau tiêm chng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR: Expanded Programe on
Immunization: EPI) là một trong những chương trình bảo vệ sức khỏe ở Việt
Nam, mục tiêu nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong và di chứng 7
bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em: Bại liệt, bạch hầu, ho gà, sởi, lao, uốn
ván sơ ván sơ sinh và gần đây là viêm gan siêu vi B. Nhằm tiến đến loại trừ
uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi bằng cách gây miễn dịch chủ động
bằng vắc xin trẻ em, phụ nữ có thai, nữ 15 - 35 tuổi (tại các huyện điểm).
Đối tượng của chương trình TCMR là trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang
thai và nữ 15 - 35 tuổi (lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ có thể chưa có gia đình
thì được tiêm 3 liều vắc xin uốn ván hoặc đã có gia đình với 1 con đầu tiên và
đã tiêm 2 liều vắc xin phòng uốn ván thì được tiêm 1 liều nữa) tại các Trạm y
tế điểm trên toàn quốc.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM
Phòng bệnh là vấn đề chính của y tế công cộng. Phòng bệnh luôn luôn
tốt hơn chữa bệnh. Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ
cho người không mắc bệnh. Vắc xin phòng được bệnh cho những người có thể
mắc bệnh và bảo vệ cho những người tiếp xc với người chưa được tiêm vắc
xin. Vắc xin gip phòng bệnh truyền nhiễm và bảo vệ cuộc sống. Vắc xin gip
kiểm soát rất nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây đã từng xảy ra thường xuyên
như bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà, rubella, quai bị, uốn ván, và Hib.
Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chng nhn được kháng
thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng
cho tới 1 năm. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối
với 1 số bệnh có vắc xin phòng, như bệnh Ho gà.
4
Nếu đứa trẻ không được tiêm vắc xin và bị phơi nhiễm với tác nhân
gây bệnh, cơ thể chng có thể không đủ khoẻ để chống lại bệnh tt. Trước khi
có vắc xin, rất nhiều trẻ đã chết do mắc các bệnh mà ngày nay vắc xin phòng
ngừa được, như bệnh Ho gà, Sởi và Bại liệt. Ngày nay các tác nhân gây
những bệnh này vẫn còn tồn tại, nhưng trẻ em có thể được bảo vệ bằng vắc
xin, do đó những bệnh này ngày nay không còn nhiều người mắc nữa.
Tiêm phòng cho từng cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng
đồng, đặc biệt là cho những người không được miễn dịch, bao gồm trẻ chưa
đến tuổi tiêm vắc xin (ví dụ trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin Sởi nhưng có thể
bị nhiễm vi rt Sởi), những người không được tiêm chủng do các nguyên
nhân y tế (như trẻ bị bệnh bạch cầu), và những người không có đáp ứng đầy
đủ đối với tiêm chủng. Nhờ đó những người được tiêm vắc xin không có đáp
ứng miễn dịch cũng được bảo vệ. Hơn nữa, những người bị ốm sẽ ít có khả
năng phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh có thể lan truyền qua những trẻ chưa
được tiêm vắc xin. Tiêm chủng cũng làm chm lại hoặc chặn đứng các vụ
dịch
1.3. TÁC DỤNG PHỤ CỦA TIÊM VẮC XIN
1.3.1. Cc phản ng sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bệnh xảy ra sau khi tiêm chủng.
Các trường hợp này có thể do vắc xin hoặc liên quan tới quá trình tiêm chủng.
Phân loại các phản ứng sau tiêm chủng
+ Phản ứng do vắc xin: Phản ứng xảy ra do vắc xin (do các đặc tính cố
hữu của vắc xin), không phải do sai sót trong tiêm chủng
+ Sai sót trong tiêm chủng: Phản ứng gây ra do sai sót trong tiêm
chủng (pha chế, tiêm ):
+ Phản ứng do bị tiêm: Phản ứng do lo âu hoặc do bị tiêm đau chứ
không phải do vắc xin
5
1.3.2. Tỷ lệ cc phản ng do tiêm vắc xin
+ Phản ứng nhẹ
Tác dụng của vắc xin là tạo ra miễn dịch (tạo kháng thể) thông qua
phản ứng của hệ thống miễn dịch của người được tiêm chủng. Vắc xin có thể
tạo ra các phản ứng phụ nhẹ. Phản ứng tại chỗ, sốt, và những triệu chứng toàn
thân có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường.
Tiêm vắc xin BCG thường gây phản ứng tại chỗ chm xuất hiện vào
tuần thứ 2 sau tiêm, tạo nốt (sưng nhẹ chỗ tiêm) sau đó loét và khỏi sau vài
tháng. Sẹo BCG (sẹo rộng và lồi lõm) thường thấy ở người châu Á và châu
Phi.
+ Các phản ứng nặng và hiếm gặp
Hầu hết các phản ứng hiếm gặp do vắc xin (ví dụ như co git, giảm
tiểu cầu, giảm trương lực, giảm phản xạ, và khóc kéo dài) đều tự giảm dần và
không gây ra các hu quả hoặc di chứng tiếp theo. Mặc dù sốc phản vệ có thể
gây tử vong, nhưng nó không gây hu quả gì về sau nếu được điều trị kịp
thời, và mặc dù bệnh não có thể là phản ứng hiếm gặp khi tiêm vắc xin Sởi.
+ Các sai sót trong thực hành tiêm chủng
Loại sai sót này thường do con người hơn là do vắc xin hoặc do kỹ
thut, có thể được phòng tránh bằng cách tp huấn cho cán bộ, và cung cấp
đầy đủ trang thiết bị để tiêm chủng an toàn.
Sai sót trong thực hành tiêm chủng có thể dẫn tới việc xuất hiện một chùm
phản ứng nếu người tiêm không thực hiện đng những điều đã được tp huấn.
Thực hành tiêm chủng không đng có thể gây áp xe hoặc nhiễm các bệnh lây
qua đường máu.
1.4. TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam chương trình TCMR được đưa vào 10 nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu, là một trong những chương trình y tế quốc gia được ưu tiên
hàng đầu và được triển khai rất sớm từ những năm 1981. Với sự gip đ của
6
Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới
(TCYTTG) chương trình TCMR đã được triển khai khắp cả nước trong
những năm qua. Chương trình đã và đang phát huy có hiệu quả, góp phần bảo
vệ sức khỏe thế hệ trẻ, một cách rõ rệt tỷ lệ mắc/ chết 6 bệnh truyền nhiễm trẻ
em, giảm bớt chi phí về điều trị [5].
Chương trình TCMR ở nước ta hoạt động theo bốn thời kỳ
- 1981-1982: Làm thí điểm một số tỉnh, thành.
- 1982-1985: Phát triển ra 20 tỉnh, thành.
- 1986-1990: Đẩy mạnh tiêm chủng trong toàn quốc(100% số tỉnh,
huyện; 92% số xã, phường.
- 1990-2000: Triển khai chương trình thanh toán bại liệt và loại trừ uốn
ván sơ sinh, tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt được.
Trong những năm đầu, việc thực hiện tiêm chủng có rất nhiều khó
khăn. Những nơi có điều kiện tổ chức tiêm chủng thường xuyên, có thể vừa
kết hợp tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Tỷ lệ tiêm chủng
được là 80% ở trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng trong cả nước là rất cao so với
thực trạng nền kinh tế đất nước ta lúc bấy giờ.
Trước năm 1985, điạ bàn thực hiện tiêm chủng chỉ giới hạn trong 1313
xã, phường thuộc 166 huyện, đến năm 1990 đã triển khai được ở 8933 xã,
thuộc 522 huyện trong cả nước. Đến năm 1995 toàn quốc đã xóa xã trắng về
TCMR. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng ngày càng cao, những năm cuối
thế kỷ XX tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90% [6].
Chương trình TCMR đã đạt được một số thành tích nhất định, Chính
phủ Việt Nam đã tuyên bố thanh toán bệnh bại liệt tháng 12 năm 2000. Phấn
đấu loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi năm 2010. Tuy nhiên việc
bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt là rất khó khăn vì các nước xung
quanh Việt Nam còn lưu hành bệnh bại liệt. Uốn ván sơ sinh giảm rất nhiều
nhưng số mắc còn cao ở nhiều nước. Sởi vẫn là bệnh có số ca mắc cao ở cộng
7
đồng, đặc biệt là bệnh sởi đang quay trở lại và mắc bệnh ở những người lớn
của miền Bắc nước ta vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009
Viêm gan vi rút B và viêm não Nht Bản là những bệnh đang lưu hành
và đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ em…Những nguy cơ trên đòi hỏi
Việt Nam cần nổ lực hơn nữa trong việc thực hiện TCMR, không những phải
đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ mà còn phải đặc biệt chú trọng đến chất
lượng công tác tiêm chủng, an toàn tiêm chủng và quan trọng hơn nữa là tiêm
chủng đng lịch.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả các nước cần đưa vaccine viêm
gan B vào chương trình TCMR cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1997, vaccine
viêm gan B được đưa vào chương trình tiêm chủng tại Việt Nam. Tuy nhiên,
hàng năm TCMR mới chỉ đủ vắc xin cho khoảng 20% số trẻ dưới 1 tuổi trong
cả nước [3]. Năm 2003 vắc xin viêm B đã được triển khai trên phạm vi toàn
quốc với sự gip đ về vaccine, dụng cụ tiêm chủng của Liên minh toàn cầu
về vaccine tiêm chủng (GAVI).
1.5. CHĂM SÓC SAU TIÊM CHỦNG
Chăm sóc điều trị là một ưu tiên hàng đầu đối với mỗi trường hợp phản
ứng sau tiêm chủng. Những phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt
nhẹ và đau chỉ là những phản ứng tạm thời và có thể hồi phục nhờ sự chăm
sóc, xử trí của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Tuy nhiên, các trường hợp tai
biến nặng sau tiêm chủng cần phải được chăm sóc và điều trị tích cực tại các
cơ sở y tế. Để đảm bảo công tác này được thực hiện tốt, Bộ Y tế vừa có
hướng dẫn theo dõi, chăm sóc và xử trí sau tiêm chủng [3], [5], [6].
Hướng dẫn này nhấn mạnh, người được tiêm chủng phải được theo dõi
tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Trường hợp người được tiêm chủng là
trẻ em thì người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ.
Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm: Toàn trạng; Tinh thần,
8
tình trạng ăn, ngủ; Dấu hiệu về nhịp thở; Nhiệt độ, phát ban; Các biểu hiện tại
chỗ tiêm (sưng, đỏ ).
- Sau khi tiêm chủng cho trẻ, nếu thấy các dấu hiệu bất thường như sốt,
sưng đỏ tại chỗ tiêm cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và xử
trí kịp thời.
- Đối với trẻ em cần cho trẻ b mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan
sát trẻ thường xuyên và ch ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
- Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi,
điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính
mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như: khó thở, sốc
phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co git, trẻ
khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.
Hướng dẫn một số tai biến nặng sau tiêm chủng và các biện pháp xử trí
và điều trị.
- Đối với sốc phản vệ, thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm
chủng với các triệu chứng như kích thích, vt vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay,
phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được;
khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, ỉa đái không tự
chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vt vã, giãy giụa, co
git. Cần dừng ngay việc tiêm vắc-xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo
phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của
bệnh viện gần nhất.
- Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi
tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng
do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở
mặt hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa
bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưng. Trường hợp phản ứng nặng
cần cho thở ôxy và xử trí như sốc phản vệ.
9
- Sốt cao (> 38,5oC) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch
và dinh dưng. Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như
acetaminophen. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với acetaminophen
đơn thuần có thể phối hợp thêm ibuprofen sau 1 đến 2 giờ không hạ nhiệt với
acetaminophen và không có chống chỉ định với ibuprofen. Có thể tiến hành
lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường và điều trị các biến chứng co
git nếu có.
- Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường
dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ
định.
- Co git: Thường là những con co git toàn thân không kèm theo dấu
hiệu và triệu chứng tại chỗ có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ
hô hấp như thông đường thở, ht đờm rãi, thở ôxy. Dùng thuốc chống co git
như diazepam và/hoặc thuốc chống co git khác theo đng phác đồ xử trí co
git.
- Áp-xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp-xe vô
khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng
sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất
toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm
trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị
các biến chứng [4].
10
Chương 2
ĐI TƯNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU
2.1. ĐI TƯNG NGHIÊN CU
Điều tra, phỏng vấn 47 bà mẹ tại phường Thủy Phương, TX Hương
Thủy, Thành Phố Huế về tìm hiểu kiến thức, tầm quan trọng của tiêm chủng
và chăm sóc sau tiêm chủng.
2.1.1. Đối tượng nghiên cu
+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Mỗi hộ chọn 1 bà mẹ 18-30 tuổi và >30 tuổi
- Đồng ý tham gia
- Người tham gia phỏng vấn phải cư tr tại địa phương ≥ 1 năm.
+ Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng không được phỏng vấn
- Đang cư tr < 1 năm
- Không có khả năng giao tiếp
- Bệnh tâm thần
- Không đồng ý tham gia
2.1.2. Thời gian nghiên cu
Tiến hành nghiên cứu từ ngày 23-3-2015 đến 2-4-2015
2.1.3. Địa điểm nghiên cu
Phường Thủy Phương là 1 trong 4 phường thuộc thị xã Hương Thủy
- Tổng diện tích: 28,25km2.
- Dân số: 13.378 người (Theo niên giám thống kê Thị xã năm 2011)
- Vị trí địa lý: Nằm phía Tây thị xã Hương Thủy, ở vị trí trung tâm Thành
phố Huế và phường Ph Bài.
+ Phía Đông giáp với phường Thủy Châu
+ Phía Tây giáp với phường Thủy Dương, xã Thủy Bằng
11
+ Phía Nam giáp với xã Ph Sơn
+ Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh
2.1.4. Phương php chn mẫu
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
- Lp danh sách tất cả những bà mẹ 18-30tuổi và >30 tuổi hiện đang sinh
sống phường Thủy Phương, TX Hương Thủy, Thành Phố Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU
2.2.1. Thit k nghiên cu: Phương pháp điều tra mô tả, cắt ngang
2.2.2. Phương php nghiên cu
Dùng bộ câu hỏi (phiếu điều tra) đã thiết kế trước để thu thp các thông
tin:
2.2.3. Nội dung nghiên cu
- Đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu
- Tuổi gồm 3 nhóm: 18-30 tuổi; và > 30 tuổi
- Nghề nghiệp: CBCC, công nhân, nông dân, buôn bán-nội trợ.
- Trình độ văn hóa: THCS, THPT và CĐ-ĐH
- Kiến thức của bà mẹ về tầm quan trọng của tiêm chủng
Theo 6 nội dung của phiếu điều tra
- Kiến thức của bà mẹ về tác dụng phụ và chăm sóc sau tiêm chủng
Theo 6 nội dung của phiếu điều tra
2.2.4. Cc bước tin hnh
+ Tìm tài liệu, xây dựng phiếu đều tra: Từ ngày 23-3 đến ngày 25-3.
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn: Từ ngày 25-3 đến 27-3.
+ Xử lý số liệu, viết bài thu hoạch Từ ngày 28-3 đến 2-4.
2.3. XỬ LÝ S LIỆU
Xử lý số liệu bằng phương pháp y học thông thường.
12
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CU
Qua điều tra phỏng vấn 47 bà mẹ về tầm quan trọng, tác dụng phụ và
chăm sóc sau tiêm chủng ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy chng
tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhận xét:
Tuổi của bà mẹ < 30 chiếm tỷ lệ 72,3%, nhóm ≥ 30 chiếm 27,7%.
3.1.2. Phân bố theo ngh nghiệp
Bảng 3.1. Phân bố theo ngh nghiệp
Ngh nghiệp
n
Tỷ lệ %
CBVC
14
29,8
Công nhân
10
21,3
Nông dân
7
14,9
Buôn bán-Nội trợ
16
34,0
Tổng
47
100,0
Nhận xét: Phần lớn các bà mẹ là buôn bán và nội trợ chiếm 34,0%;
CBVC (29,8%); công nhân (21,3%) và nông dân (14,9%).
13
3.1.3. Phân bố theo trình độ hc vấn
Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ hc vấn
Hc vấn
n
Tỷ lệ %
THCS
6
12,8
THPT
26
55,3
TC-CĐ-ĐH
15
31,9
Tổng cộng
47
100,0
Nhận xét:
- Các bà mẹ có trình độ THPT chiếm 55,3%; THCS là 12,8%, TC-
CĐ-ĐH là 31,9%.
3.2. KIN THC CA B M V TM QUAN TRNG CA TIÊM CHNG
3.2.1. Phiu tiêm chủng
100% trẻ em đều có phiếu tiêm chủng
3.2.2. Hiểu bit lý do cn tiêm chủng
Bảng 3.3. Tỷ lệ bit lý do tiêm chng
Lý do tiêm chủng
n
Tỷ lệ %
Phòng bệnh
44
93,6
Làm theo người khác
2
4,3
Bắt buộc
1
2,1
Tổng
47
100
Có 93,6 % bà mẹ cho biết tiêm chủng để phòng bệnh
3.2.3. Hiểu bit phòng những bệnh nhờ tiêm chủng
Bảng 3.4. Tỷ lệ hiểu bit phòng những bệnh nhờ tiêm chng
Tên bệnh
n
Tỷ lệ %
Lao
43
91,5
BH, HG, UV, VGB và VP, VMN do Hip, BL
28
59,6
Sởi
36
76,6
Nhận xét: Các đối tượng bà mẹ biết phòng bệnh lao (91,5%); biết
cùng 1 lúc 6 bệnh là 59,6% và bệnh sởi (76,6%).
14
3.2.4. Hiểu bit số ln tiêm chủng trong năm đu
Bảng 3.5. Tỷ lệ hiểu bit số ln tiêm chng trong năm đu
Số ln tiêm chủng
n
Tỷ lệ %
3 -4 lần
3
6,4
5-6 lần
7
14,9
7-8 lần
37
78,7
Tổng
47
100
Nhận xét: 78,7% bà mẹ biết trong năm đầu tiêm chủng 7-8 lần, 3-4 lần
(6,4%) và 7-8 lần (78,7%).
3.2.5. Hiểu bit lịch tiêm chủng
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiểu bit lịch tiêm chng
Lịch tiêm chủng
n (47)
Tỷ lệ %
Lao lúc 1 tháng
44
93,6
BH, HG, UV, VGB và VP, VMN do
Hip, BL lc trẻ 2,3,4 tháng
30
63,8
Sởi lc 9 tháng
40
85,1
Nhận xét:
Các bà mẹ đều biết lịch tiêm chủng, lao lc 1 tháng (93,6%), sởi lc 9
tháng (85,1%). Biết một lúc tiêm 6 vắc xin lc trẻ 2,3,4 tháng chiếm 63,8%.
3.3. TÁC DỤNG PHỤ V CHĂM SÓC SAU TIÊM CHỦNG
3.3.1. Hiểu bit tc dng ph sau khi tiêm chủng
Bảng 3.7. Tỷ lệ hiểu bit v tác dụng phụ sau khi tiêm chng
Tc dng ph
n (47)
Tỷ lệ %
Sốt nhẹ < 38
0
C
47
100,0
Sưng, đau chỗ tiêm
43
91,5
Nổi hạch
37
78,7
Khác
9
19,15
Nhận xét: 100% bà mẹ đều biết tác dụng phụ là sốt nhẹ (< 38
o
C)
15
3.3.2. Hiểu bit xử lý trẻ sốt sau tiêm chủng
Bảng 3.8. Tỷ lệ bit xử trí trẻ sốt sau tiêm chng
Xử lý trẻ sốt sau tiêm chủng
n (47)
Tỷ lệ %
Lau mát bằng nước ấm
42
89,4
Uống thuốc hạ nhiệt
34
72,34
Đưa đến bệnh viện
6
12,17
Không làm gì cả
0
0,0
Khác
4
8,5
Nhận xét:
Tỷ lệ bà mẹ lau bằng nước ấm cho cháu chiếm tỷ lệ cao nhất 89,4%.
3.3.2. Hiểu bit xử lý khi chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng
Bảng 3.9. Tỷ lệ bit xử lý khi chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng
Xử lý khi chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng
n
Tỷ lệ %
Đắp khoai Tây tại chỗ tiêm
1
2,2
Chườm lạnh
42
89,4
Dán miếng dán tại chỗ tiêm
4
6,4
Tổng
47
100
Nhận xét:
89,4% bà mẹ biết chườm lạnh lý khi chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng
3.3.3. Hiểu bit xử trí khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm
Bảng 3.10. Tỷ lệ bit xử trí khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm
Xử trí khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm
n
Tỷ lệ %
Ở nhà
31
66,0
Đến cơ sở y tế
10
21,2
Khác
6
12,8
Tổng
47
100,0
Nhận xét:
66,0% bà mẹ cho trẻ ở nhà khi bị nổi hạch sau tiêm
16
3.3.4. Hiểu bit lý do không đưa con đi tiêm
Bảng 3.11. Tỷ lệ bit lý do không đưa con đi tiêm
Lý do không đưa con đi tiêm
n
Tỷ lệ %
Sốt cao
41
87,2
Sổ mũi
3
6,4
Ỉa chảy
2
4,3
Suy dinh dưng
1
2,1
Tổng
47
100,0
Nhận xét:
87,2% bà mẹ biết sốt cao không đưa con đi tiêm, biết 6,4% là sổ mũi;
biết 4,3% là ỉa chảy.
3.3.5. Hiểu bit cn đưa trẻ tới bệnh viện
Bảng 3.12. Tỷ lệ hiểu bit cn đưa trẻ tới bệnh viện
Hiểu bit cn đưa trẻ tới bệnh viện
n (47)
Tỷ lệ %
Sốt cao > 39
0
C kéo dài 1 – 2 ngày
44
93,6
Trẻ quy khóc, bỏ b
32
68,1
Da tím tái, lơ mơ, co git
42
89,4
Hạch sưng to kéo dài > 6 tuần
40
85,1
Nhận xét:
93,6% bà mẹ biết đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao > 39
0
C kéo dài 1 –
2 ngày, da tím tái, lơ mơ, co git 89,4%; hạch sưng to kéo dài > 6 tuần
(85,1%) và trẻ quy khóc, bỏ b (68,1%).
17
Chương 4
BN LUẬN
Sau kết quả điều tra phỏng vấn 47 bà mẹ về tầm quan trọng, tác dụng
phụ và chăm sóc sau tiêm chủng ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy
chng tôi có nhn xét và bàn lun như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CU
4.1.1. Phân bố theo tuổi
Qua biểu đồ 3.1. cho thấy các bà mẹ có nhóm ≤ 30 tuổi chiếm 72,3%,
nhóm > 30 tuổi chiếm 27,7%. Độ tuổi trung bình là 29,5 ± 3,8 tuổi. Tuổi nhỏ
nhất 23 tuổi, lớn nhất 39 tuổi. Đây là độ tuổi chính chắn của các bà mẹ có
kinh nghiệm trong nuôi dạy con cái nói chung và tiếp thu những kiến thức về
TCMR để đem lại sức khỏe cho con.
4.1.2. Phân bố theo ngh nghiệp v hc vấn
Phần lớn các bà mẹ ở đây là buôn bán và nội chiếm 34,0%, CBVC
chiếm 29,8%; công nhân 21,3%.
Trong 47 đối tượng nghiên cứu, có 26 bà mẹ có trình độ học vấn là
THPT chiếm 55,3%, bà mẹ có học vấn CĐ-ĐH là 31,9%; chỉ có 12,8% bà mẹ
có trình độ học vấn là THCS.
Điều này cho thấy các đối tượng nghiên cứu ở đây có nghề nghiệp ổn
định, cũng như trình độ học vấn đều trên THCS là một điều kiện thun lợi
cho việc tiếp thu những kiến thức y học trong công tác chăm sóc và nuôi dạy
trẻ, đồng thời sẽ có nhn thức tốt về tầm quan trọng của việc TCMR.
18
4.2. KIẾN THC CỦA B M CÓ CON DƯI 1 TUỔI VỀ TẦM
QUAN TRỌNG CỦA TIÊM CHỦNG
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả nhất gip cơ
thể tạo ra miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm. Hiện nay ngành Y tế đang triển khai chương trình tiêm
chủng mở rộng( TCMR) miễn phí cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phòng 8 bệnh
truyền nhiễm. Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng các bà mẹ đều
mang theo phiếu (hoặc sổ) tiêm chủng. Vì vy, 100% đối tượng bà mẹ đều có
phiếu tiêm chủng.
4.2.1. Hiểu bit lý do cn tiêm chủng
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Lut Phòng
chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ
có nguy cơ cao mắc bệnh; đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm
trong cộng đồng. Qua bảng 3.3. ghi nhn 93,6% bà mẹ biết lý do tiêm chủng
là để phòng bệnh; 4,3% bà mẹ làm theo người khác và 2,1% bà mẹ do bắt
buộc.
4.2.2. Hiểu bit phòng những bệnh nhờ tiêm chủng
Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Quốc gia cho biết, năm 2010 trên
90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vaccin trong tiêm chủng,
TCMR Việt Nam đã bảo vệ bền vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ
uốn ván sơ sinh, trong mùa sốt phát ban chỉ ghi nhn vài trường hợp dương
tính với sởi. Đây là hiệu quả của các chiến dịch tiêm nhắc vaccin sởi bổ sung
thời gian qua và tiêm vaccin sởi theo lịch cho trẻ dưới 1 tuổi và 6 tuổi. Với
kết quả hiểu biết về số bệnh được tiêm chủng (qua bảng 3.4) cho thấy các bà
mẹ biết được bệnh lao chiếm 93,6%; biết bệnh sởi (76,6%) biết được 6 bệnh
chiếm 59,8%.
19
4.2.3. Hiểu bit số ln tiêm chủng trong năm đu v lịch tiêm chủng
Với lịch tiêm chủng vắc xin phòng 8 bệnh trong chương trình TCMR
cho trẻ dưới 1 tuổi nên các bà mẹ biết số lần tiêm chủng 7-8 lần trong năm
đầu là 78,7%. Biết 5-6 lần/1 năm đầu là 14,9%, biết 3-4 lần/1 năm là 6,4%.
Điều này cho thấy các đối tượng bà mẹ rất quan tâm đến lịch tiêm chủng cho
con em mình. (xem bảng 3.5).
Do các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm
chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt
là trẻ dưới 1 tuổi, do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng. Qua
bảng 3.7 ghi nhn hiểu biết lịch tiêm chủng là 93,6% bà mẹ biết tiêm chủng
lao lc trẻ 1 tháng tuổi; 85,1% bà mẹ biết tiêm chủng sởi lc 9 tháng và
76,6% bà mẹ biết tiêm 1 đến 6 vắc xin lc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
4.3. TÁC DỤNG PHỤ V CHĂM SÓC SAU TIÊM CHỦNG
4.3.1. Hiểu bit v tc dng ph sau khi tiêm chủng v lý do tiêm chủng
Theo y văn, khi tiêm các vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ
còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Những phản ứng này thường nhẹ
như sưng-đỏ-đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Những phản ứng nặng rất hiếm
khi xảy ra. Do vy, qua bảng 3.7 cho thấy sự hiểu biết của các bà mẹ về tác
dụng phụ sau khi tiêm chủng. 100% bà mẹ biết sốt nhẹ < 38
0
C. Sưng, đau
chỗ tiêm chiếm 91,5%, nổi hạch (78,7%).
4.3.1. Xử lý trẻ sốt sau tiêm chủng
Theo lý thuyết sau khi tiêm chủng nếu trẻ sốt nhẹ: lau mát cho trẻ bằng
nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự tư vấn của nhân viên y tế. Nếu
có sưng đau tại chỗ tiêm có thể lau mát nước ấm, uống thuốc hạ nhiệt Qua
bảng 3.8 ghi nhn kết quả xử trí của bà khi trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng là lau
mát bằng nước ấm chiếm 89,4%; cho cháu uống thuốc hạ sốt chiếm
(72,34%).
20
4.3.2. Hiểu bit xử lý khi chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng
Một số trẻ do cơ địa nhạy cảm quá mức khiến xuất hiện tại vị trí mới
tiêm xong da sưng đỏ kéo dài và nổi cục cứng. Tình trạng này có thể kéo dài
từ 6-8 tiếng. Lúc này bà mẹ cần chườm lạnh cho bé để mau chóng giảm đau.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến
mất, gip da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Qua bảng 3.9 ghi nhn 89,4% bà mẹ biết chườm lạnh chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ,
sưng; Dán miếng dán tại chỗ tiêm (6,4%).
4.3.3. Hiểu bit xử trí khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm
Sau khi tiêm, chỗ tiêm thường nổi cục, nhỏ bằng hạt đu, đôi khi tấy
đỏ, kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Bên cạnh đó, có một số trẻ bị nổi hạch sau tiêm
nhưng đây là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể. Qua bảng 3.10 cho
thấy 66,0% bà mẹ cho cháu ở nhà, 21,2% đưa trẻ đến cơ sở y tế.
4.3.4. Hiểu bit lý do không đưa con đi tiêm
Các bà mẹ không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như: sợ
phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm (mặc dù trẻ
không thuộc diện hoãn tiêm), trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm
phổi… do không được phòng bệnh đng cách trong mùa đông xuân (như giữ
ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến
mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh, nhưng cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù
lại ngay và dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng. Đây là khoảng trống
thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Qua bảng 3.11 ghi nhn
có 87,2% bà mẹ không đưa con đi tiêm do sốt cao.
4.3.5. Hiểu bit cn đưa trẻ tới bệnh viện
Trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng, trẻ vẫn có thể có biểu hiện quấy
khóc. Với trường hợp này, các bà mẹ cần theo dõi, ch ý đến khả năng ăn
uống của bé có bị giảm st hay không, ở mức độ nào. Nếu bé quấy khóc liên
tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh
21
viện để cấp cứu. Qua bảng 3.12 ghi nhn 93,6% bà mẹ biết đưa trẻ đến bệnh
viện khi sốt cao > 39
0
C kéo dài 1 – 2 ngày, da tím tái, lơ mơ, co git 89,4%;
hạch sưng to kéo dài > 6 tuần (85,1%) và trẻ quy khóc, bỏ b (68,1%).
22
KẾT LUẬN
Sau kết quả điều tra phỏng vấn 47 bà mẹ về tầm quan trọng, tác dụng
phụ chăm sóc sau tiêm chủng ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy
chng tôi có kết lun như sau:
Với đặc điểm chung ở 47 mẫu nghiên cứu có 72,3% bà mẹ dưới 30
tuổi, đa số là buôn bán, nội trợ (34,0%), trình độ THPT là 55,3%.
1. Kin thc của b m c con dưới 1 tuổi v tm quan trng của tiêm
chủng
- 93,6 % bà mẹ cho biết tiêm chủng để phòng bệnh
- 91,5% bà mẹ biết vắc xin tiêm chủng bệnh lao, 76,6% biết sởi và
59,6% biết một lc 6 vắc xin.
- 78,7% bà mẹ biết số lần tiêm chủng là 7-8 lần
- 93,6% bà mẹ biết lịch tiêm chủng bệnh lao lc 1 tháng; 63,8% biết
tiêm 6 vắc xin BH, HG, UV, VGB và VP, VMN do Hip, BL lc trẻ 2,3,4
tháng, và sởi lc 9 tháng là 85,1%.
2. Tc dng ph v chăm sc sau tiêm chủng
- 100% biết tác dụng phụ với các hiện tượng sốt nhẹ < 38
0
C; 91.5%
biết sưng, đau chỗ tiêm, 78,7% là nổi hạch.
- 89,4% biết lau mát bằng nước ấm khi trẻ sốt.
- 89,4% biết chườm lạnh chỗ tiêm nổi lên nốt đỏ, sưng.
- 66,0% cho trẻ ở nhà khi trẻ bị nổi hạch sau tiêm.
- 87,2% bà mẹ con sốt cao không đưa đi tiêm
- 93,6% bà mẹ biết đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao > 39
0
C kéo dài 1 – 2
ngày, da tím tái, lơ mơ, co git 89,4%; hạch sưng to kéo dài > 6 tuần (85,1%) và trẻ
quy khóc, bỏ b (68,1%).