Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁN binh dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.93 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG
GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
SVTH: NGUYỄN THỊ OANH
MSSV: 10120189
LỚP: 13TC02
1
NIÊN KHOÁ: 2010 - 2014
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
LỜI CÁM ƠN
0
Qua thời gian gần 4 năm học tại Trường Đại học Bình Dương, với những kiến
thức có được và thời gian hơn 2 tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam-Chi nhánh Bình Dương, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức
và kinh nghiệm thực tiễn về quy trình cấp tín dụng, về các hoạt động tài trợ
vốn, nhất là được nghiên cứu về chất lượng hoạt động cũng như năng lực cạnh
tranh trong hoạt động tín dụng của BIDV Bình Dương.
Do đó, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy cô
trường Đại Học Bình Dương, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Tài chính- Ngân
hàng đã giúp tôi có được những kiến thức phục vụ cho quá trình nghiên cứu và
hoàn thành chuyên đề thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Hoàng
Vĩnh Lộc, người thầy đã tận tình hướng dẫn, sữa chữa những thiếu sót trong quá
trình thực hiện chuyên đề. Đồng thời, thầy cũng cho tôi những đóng góp ý kiến quý
báu và bổ ích, giúp tôi định hướng đúng đắn và hoàn thiện thật tốt chuyên đề này.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, tập thể các anh chị phòng Khách
Hàng Cá Nhân ở BIDV Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng, hướng dẫn, chia sẻ nhiều kinh nghiệm
thực tiễn, cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành chuyên đề.
Kính chúc Quý thầy cô, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên BIDV
Bình Dương lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình dương, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Oanh
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 2 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP




















Bình Dương, ngày tháng năm
2014
Thủ trưởng đơn vị
(Kí tên, đóng dấu)
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 3 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















Bình Dương, ngày tháng năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

(Kí tên, đóng dấu)
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 4 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 5 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của BIDV Bình Dương qua các năm 8
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Bình Dương qua các năm 10
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của BIDV Bình Dương 11
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Bình Dương qua một số năm 12
Bảng 4.1: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng (2011-2013) 49
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm ( 2011 – 2013) 50
Bảng 4.3: Thu từ lãi của hoạt động cho vay tiêu dùng ( 2011-2013) 52
Bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (2011-2013) 53
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu mua nhà qua các năm 2011-2013 54
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM: AUTOMATIC TELLER MACHINE
BDIV: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
BIDV: Bình Dương: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
BSMS: BROADCASTS SHORT MESSAGE SERVICE
CBQHKHCN: CÁN BỘ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
CVTD: CHO VAY TIÊU DÙNG
DVNH: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
GTCG: GIẤY TỜ CÓ GIÁ
HĐQT: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KHCN: KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KHDN: KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
NHBL: NGÂN HÀNG BÁN LẺ

NHNN: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PGD: PHÒNG GIAO DỊCH
POS: POINT OF SALE
PQL: PHÒNG QUẢN LÝ
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 6 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
TCTD: TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TMCP: THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TTK: THẺ TIẾT KIỆM
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 7 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Chương 1 :MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hoá tiêu dùng trở nên
phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau phù hợp với nhu cầu
người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không
thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là các vật dụng đắt
tiền. Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng đã thực hiện cung cấp các dịch vụ cho
vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể thoả
mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán. Chỉ trong một thời gian
ngắn khi các sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm tới ngân hàng không
ngừng tăng lên đã tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho hệ thống ngân hàng. Mặc dù
vậy, so với các hoạt động tín dụng khác thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ
trọng nhỏ cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ cho vay và chưa thực sự phát huy được
vai trò vốn có của nó. Với tư cách là trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh
tế, các Ngân hàng phải làm gì để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng,
trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động được với nhu cầu bị giới
hạn bởi khả năng thanh toán từ đó tạo ra lợi nhuận cho mình và cho sự phát triển
chung của toàn xã hội.
Cùng chung vấn đề trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (sau đây sẽ được gọi là BIDV Bình Dương) đã
cho ra đời các sản phẩm vay tiêu dùng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng và không ngừng hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng
hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh mình. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng cho
vay tiêu dùng của chi nhánh và đưa ra giải pháp để khắc phục hạn chế, nâng cao
hiệu quả cho vay tiêu dùng là rất cần thiết nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam – chi nhánh Bình Dương” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Khái quát những vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV -
chi nhánh Bình Dương;
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 8 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV - chi
nhánh Bình Dương từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh;
- Thông qua những số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại đơn vị,
Ngân hàng có thể chọn lọc và áp dụng những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục
những hạn chế để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
Bài viết sử dụng những số liệu về hoạt động cho vay tiêu dùng có sẵn tại đơn vị
thực tập trong những năm vừa qua, đối chiếu qua từng năm từ đó kết hợp với
phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu đo lường chất lượng cho vay tiêu
dùng để có cơ sở đưa ra những giải pháp và đề xuất hợp lý.
Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn
khác nhau như: báo chí, tạp chí, sách, internet, niên giám thống kê … Song nguồn số
liệu chính vẫn là số liệu có được khi thực tập tại phòng khách hàng của BIDV Bình
Dương.
1.4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng và hiệu quả cho vay tiêu dùng tại
BIDV Bình Dương, lấy số liệu thực tế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
từ năm 2011-2013 làm cơ sở phân tích.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề chính là hoạt động cho vay tiêu dùng tại
đơn vị thực tập.Trong đó tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường chất lượng cho
vay tiêu dùng làm cơ sở đánh giá thực trạng của chi nhánh từ đó đưa ra các giải
pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung đề tài gồm có 5 chương :
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư
Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Bình Dương
Chương 3: Lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 9 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Chương 4: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Bình Dương
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Bình
Dương.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 10 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
BIDV Bình Dương là một trong những chi nhánh ngân hàng được thành lập sớm
nhất trên địa bàn tỉnh cùng với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Qua nhiều lần thay đổi tên, đổi mô hình hoạt động, BIDV Bình Dương đã trở thành

một thương hiệu Ngân hàng quen thuộc đối với người dân trong tỉnh.
BIDV Bình Dương là chi nhánh cấp 1 thuộc BIDV được thành lập từ năm 1975
với hiện thân ban đầu là phòng đại diện Ngân hàng Kiến thiết tại Sông Bé, trực
thuộc Sở Tài chính tỉnh Sông Bé.
Ngày 15/11/1976: Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tại Sông Bé được thành lập
theo quyết định số: 580/TC-VP của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chi nhánh đã hoàn
thành nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà Nước để tiến hành cấp phát, cho vay
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm 1981: Chuyển Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết từ Sở Tài chính quản lý sang
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sông Bé.
Năm 1982: Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Sông Bé được đổi tên thành Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Sông Bé thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Việt Nam.
Ngày 01/04/1990: Phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sông Bé được thành lập theo
Quyết định số 18/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Ngày 26/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Sông Bé đổi tên thành Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sông Bé theo Quyết định số 105/NH-QĐ của
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 1996: Tỉnh Sông Bé phân chia thành hai tỉnh: Bình Dương và Bình Phước,
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sông Bé tách làm Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bình Dương và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Bình Phước.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 11 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Tháng 9/2006: Thực hiện theo quyết định số: 888/2005/QĐ-NHNN ngày
16/06/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chỉ đạo nâng cấp Chi nhánh cấp II-Thuận An thành Chi nhánh cấp I (Tách khỏi
Chi nhánh Bình Dương).
Tháng 12/2010 nâng cấp Phòng giao dịch Mỹ Phước lên thành chi nhánh độc

lập, tách khỏi BIDV Bình Dương.
Hiện BIDV Bình Dương gồm 01 Chi nhánh và 03 Phòng giao dịch (Phòng giao
dịch) trực thuộc gồm: Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, Phòng giao dịch Tân Uyên,
Phòng giao dịch Nam Tân Uyên, và năm 2013 thêm phòng giao dịch Hòa Phú.
2.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA BIDV BÌNH
DƯƠNG
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Bình Dương
Có thể thấy từ khi thành lập cho đến 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam hoạt động như một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân
sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản. Sau khi hai Pháp lệnh của Hội Đồng Nhà Nước, cùng với việc bộ phận cấp phát
vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam nói chung, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
tỉnh Bình Dương nói riêng đã thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Dương có nhiệm vụ huy động
các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi
Chính phủ, các tổ chức Tín dụng, các doanh nhiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài
bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn trung và dài hạn đối với
mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Là một trong số 118 chi nhánh của
BIDV trên toàn quốc, thực hiện hạch toán phụ thuộc, được ủy quyền một phần trong
đầu tư và phát triển và huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh
ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, tư vấn tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Bình Dương phát triển không ngừng, đã tận dụng được những thế mạnh của
mình trong kinh doanh lĩnh vực tài chính tiền tệ nên kết quả hoạt động của chi
nhánh khá tốt, lợi nhuận tăng trưởng hàng năm cao và được BIDV xếp vào loại chi
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 12 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
nhánh đặc biệt – chi nhánh có số dư nợ lớn, lợi nhuận cao; trên toàn hệ thống chỉ có
7 chi nhánh cấp 1 được xếp loại chi nhánh đặc biệt. Ngoài ra, chi nhánh còn góp

phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Dương. Đặc điểm nổi bật của tỉnh Bình Dương là công nghiệp phát triển mạnh mẽ
với 28 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động. Vì thế, chi nhánh đã tạo được vị thế
cạnh tranh cao cho mình trong việc luôn đáp ứng được nhu cầu vốn lớn ở các khu
công nghiệp nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung.
2.2.2. Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của BIDV Bình Dương
BIDV nói chung và BIDV Bình Dương nói riêng đang nỗi lực đa dạng hoá sản
phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, không chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ truyền thống
là nhận tiền gửi và cho vay, BIDV còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính của BIDV có thể chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi thanh toán, thanh toán ATM…
- Nhóm 2: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, kinh doanh ngoại
tệ…
- Nhóm 3: Các dịch vụ NH: Dịch vụ tài chính trọn gói cho trường Đại học, Doanh
nghiệp, thanh toán xuất nhập khẩu, internet banking, mobile banking, BMS
banking,….
Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho Ngân hàng hoạt động.
Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ là sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn
thu cho Ngân hàng. Trong đó, nguồn thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu thu nhập của BIDV Bình Dương.
2.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA BIDV BÌNH DƯƠNG
2.3.1. Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức của BIDV Bình Dương bao gồm: chi nhánh chính và 04 phòng
giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, Phòng giao dịch Tân Uyên,
Phòng giao dịch Nam Tân Uyên, Phòng giao dịch Hòa Phú. Đứng đầu bộ máy tổ
chức là giám đốc chi nhánh, kế đến là các Phó giám đốc phụ trách các mảng Quan
Hệ khách hàng, tác nghiệp và khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc quản lý của giám
đốc chi nhánh.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 13 MSSV: 10120189
KHỐI QL NỘI BỘ

P. Tài chính- Kế toán
P. Quản lý rủi ro
KHỐI QL RỦI RO
P. Kế hoạch-Tổng hợp
KHỐI TRỰC THUỘC
Phòng giao dịch Hòa Phú
Phòng giao dịch Thủ Dầu Một
Phòng giao dịch Nam Tân Uyên
BAN GIÁM ĐỐC
P. KHDN
KHỐI QL KH
KHỐI TÁC NGHIỆP
P.GD KHDN
P. GD KHCN
P. QL và DV Kho Quỹ
P. Tổ chức -Hành chính
P. KHCN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Theo quyết định 680/QĐ – HĐQT ngày 03-09-2008 cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
thay đổi thành các khối như sau
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Bình Dương
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
2.3.2. Tình hình nhân sự
Chi nhánh thực hiện tuyển dụng theo cơ chế tập trung do Trung ương tổ chức.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh là 180 người. Trong đó trình độ
chuyên môn như sau:
- Thạc sĩ: 10 người
- Cử nhân: 134 người
- Cao đẳng: 15 người
- Trung cấp: 8 người

- Khác: 13 người
Trình độ nhân lực của BIDV Bình Dương là khá cao, trong đó trình độ đại học và
sau đại học đạt đến trên 80%. Cán bộ công nhân viên của Ngân hàng được đào tạo
từ các trường trong cả nước. Hầu hết nhân viên đều được sắp xếp công việc phù
hợp với ngành nghề mà mình được đào tạo. Một số nhân viên tuy chưa đạt trình độ
đại học nhưng trong quá trình làm việc đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình và
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 14 MSSV: 10120189
P. Quản trị
tín dụng
Phòng
giao dịch
Tân Uyên
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
luôn cố gắng trau dồi, học hỏi để cải thiện trình độ và hoàn thành tốt công việc. Yếu
tố con người luôn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, điều đó được thể hiện qua
tiêu chuẩn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng và chế độ đào tạo sau tuyển dụng.
2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BIDV
BÌNH DƯƠNG
2.4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là nguồn lực lớn giúp BIDV Bình Dương phát triển các nghiệp vụ
tín dụng, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng; mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Bình
Dương nói riêng và BIDV nói chung.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV Bình Dương qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So với các năm trước
2012/2011 2013/2012
Thay

đổi
%
Thay
đổi
%
Huy động
vốn cuối kỳ 5.405 8.049 7.650 2.644 49 (399) (4.96)
- Tổ chức
kinh tế 3.088 4.921 3.544 1.833 59 (1.377) (27.98)
- Dân cư
2.317 3.128 4.106 811 35 978 31.27
Huy động
vốn bình
quân
5.098 7.783 7.054 2.685 52.7 (729) (9.27)
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bình Dương các năm 2011,2012,2013)
Trong giai đoạn 2011-2013, quy mô huy động vốn của BIDV Bình Dương đã có
sự tăng trưởng mạnh. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 là 5 405 tỷ đồng thì
năm 2013 con số này đã là 7 650 tỷ đồng, tăng hơn 1,4 lần. Đây là điểm mạnh, tạo
nguồn tiền đầu vào ổn định để BIDV Bình Dương tăng trưởng tín dụng cao, hạn chế
tình trạng khan tiền, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán xuống thấp.
Tuy nhiên, quy mô huy động vốn qua các năm có sự biến động không đều. Cụ thể
là năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh đạt 8 049 tỷ đồng,
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 15 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
tăng 2.644 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 49%.
Nguyên nhân là do trong năm 2012, lãi suất huy động vốn trong nước biến động
khá nhiều, có lúc tăng cao lên đến 12% - 13% năm đồng thời do chính sách phát
triển khách hàng của BIDV Bình Dương ngày càng linh động, tiến bộ (có nhiều
chương trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi,…) nên thu hút được rất nhiều nguồn

vốn.
Đến năm 2013, Chi nhánh đã tích cực thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước và Chính phủ, nền kinh tế đã dần ổn định trở lại, lãi suất huy động đã dần
hạ nhiệt, giảm xuống dưới 8% ở thời điểm cuối năm 2013 làm cho tổng huy động
vốn của chi nhánh chỉ còn 7 650 tỷ đồng, giảm 399 tỷ tương ứng với giảm 5% so với
năm 2012.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động vốn dân cư ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2011, huy động vốn dân cư
chiếm 42,87% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2012, tỉ trọng này là
57,87% và tăng mạnh trong năm 2013 đạt 75,97%. Điều này cho chúng ta thấy
rằng Ngân hàng hàng chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
cũng như tạo được niềm tin ngày càng vững chắc cho các khách hàng trên địa bàn
tỉnh.
2.4.2. Hoạt động Tín dụng
2.4.2.1. Quy mô tín dụng
Tín dụng từ lâu đã được xem là thế mạnh của BIDV Bình Dương, luôn chiếm một
tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư; là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho chi
nhánh. Một bề dày hoạt động, BIDV Bình Dương đã tạo được một lượng khách hàng
lớn, ổn định và bền vững
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 16 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Bình Dương qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh qua các năm
2012/2011 2013/2012
Thay
đổi
% Thay đổi %
Dư nợ tín

dụng cuối
kỳ
3 541 4 585 5 805 1 044 29 1 220 27
Dư nợ
bình quân
3 147 4 098 5 532 951 30 1 434 35
Nợ xấu 69.76 78.86 88.82 9.10 13 9.95 13
Tỷ lệ nợ
xấu trên
tổng dư nợ
(%)
1.97 1.72 1.53 (0.25) 0.19
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bình Dương )
Dư nợ tín dụng của BIDV Bình Dương tăng trưởng liên tục qua các năm từ năm
2011 đến năm 2013. Cuối năm 2013 dư nợ của BIDV Bình Dương đạt con số 5 805
tỷ đồng tăng 1,6 lần tương đương tăng 2 264 tỷ đồng so với năm 2011.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ lại giảm qua các năm.Năm 2012 tốc độ
tăng trưởng là 29% thì đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 27%. Nguyên
nhân là do 2010 là năm vừa bước qua thời kì khó khăn của kinh tế nên tốc độ
tăng trưởng chậm lại đồng thời chi nhánh phải thực hiện nghiêm các chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng do hội sở giao qua từng năm.
Chất lượng tín dụng của BIDV Bình Dương ngày càng cao, Mặc dù quy mô dư nợ
tăng qua các năm nhưng chi nhánh vẫn kiểm soát tốt được chỉ tiêu nợ xấu trong
giới hạn theo chỉ tiêu do hội sở giao. Chỉ tiêu nợ xấu qua một số năm: năm 2011 là
1,97%; năm 2012 là 1,72% và năm 2013 là 1.53%.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 17 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
2.4.2.2. Cơ cấu tín dụng
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của BIDV Bình Dương
Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Dư nợ
Tỷ
trọng(%
)
Dư nợ
Tỷtrọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư
nợ
3.541 100 4.585 100 5.805 100
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn 2.457 69,4 3.077 67,1 4.394 75,7
Trung, dài
hạn
1.084 30,6 1.508 32,9 1.411 24,3
Phân theo đối tượng
Tổ chức
kinh tế
3.230 91,2 4.133 90,1 5.185 89,3
Cá nhân 311 8,8 452 9,9 620 10,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bình Dương )
− Phân theo kỳ hạn:Có thể thấy nguồn vốn cho vay ngắn hạn ngày càng
được BIDV Bình Dương chú trọng hơn.Trong cơ cấu nợ của chi nhánh, nợ
ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 70% tổng dư nợ.

− Phân theo đối tượng:
− Trong giai đoạn 2011-2013, dư nợ tín dụng cá nhân tăng liên tục từ 8,8%
năm 2011 lên 10,2% năm 2013, tăng 309 tỷ đồng về dư nợ và 99,36% về
tốc độ.
− Tuy cơ cấu tín dụng doanh nghiệp giảm nhưng dư nợ luôn chiếm trên
89% trong tổng dư nợ qua các năm. Hơn nửa, doanh số cho vay doanh
nghiệp tăng liên tục từ 3230 tỷ đồng năm 2011 lên đến 5185 tỷ đồng năm
2013, tăng 1955 tỷ đồng.
− Nền khách hàng:
− Đến 31/12/2011, chi nhánh có 134 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có
44 khách hàng chưa đủ điều kiện định hạng tín dụng, 1 khách hàng xếp
hạng AAA, 10 khách hàng xếp hạng AA, 13 doanh nghiệp xếp hạng BBB.
Tổng dư nợ nhóm khách hàng xếp hạng từ A trở lên AAA là: 3.133 tỷ đồng
chiếm 88% tổng dư nợ vay.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 18 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
− Phân theo ngành nghề: năm 2011, cơ cấu tín dụng phân theo ngành
nghề như sau: cho vay thương mại chiếm 11.79%, cho vay BĐS 13.57%,
sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm 13.33%, tín dụng bán lẻ 4.37%, cho vay
trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 43.36%.
2.4.3. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh
Qua các năm, kết quả kinh doanh của BIDV ngày càng tốt hơn, thể hiện qua
sự tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu trên bảng kết quả kinh doanh.
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Bình Dương qua một số năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So với các năm trước
2012/2011 2013/2012

Thay
đổi
%
Thay
đổi
%
Doanh thu 855 1.192 1.417 337 39 225 19
Chi phí 713 1 046 1.224 333 47 178 17
Lợi nhuận
trước thuế
142 146 193 4 3 47 32
Thuế 39,76 36,5 38,6 (3,26) (8) 2.1 6
Lợi nhuận
ròng
102,24 109,5 154,3 7,26 7 44,8 41
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bình Dương )
Qua bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Dương từ năm
2011 đến 2013 cho thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của Ngân hàng đều có sự
tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng này là chưa ổn định, bền vững.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và chi phí luôn được duy trì ở 2 con số. Tuy tốc độ
tăng trưởng có giảm nhưng tốc độ giảm của chi phí nhiều hơn doanh thu, đồng thời
nhờ chính sách giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp từ năm 2012 nên lợi nhuận
ròng của Chi nhánh tăng khá đáng kể năm 2013. Cụ thể lợi nhuận ròng của BIDV
Bình Dương đã tăng đột biến từ 109.5 tỷ năm 2012 đến 2013 lên 154.4 tỷ, tăng 50
tỷ chiếm 41% so với 2012.
Đặc biệt với kết quả kinh doanh năm 2012, BIDV Bình Dương đã xuất sắc vươn
lên thành chi nhánh dẫn đầu hệ thống, lá cờ đầu của toàn BIDV trong hoàn thành
xuất sắc các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 19 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC

Kết luận chương 2
Qua những thông tin về BIDV Bình Dương ta có thể thấy rằng Chi nhánh có
năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong tỉnh và đang dần được khai thác tiềm
năng tối đa. Ta cũng có thể thấy rằng Bình Dương đang là một tỉnh có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong cả nước với tốc độ gia tăng dân số cơ học ngày càng cao.
Tỉnh Bình Dương là một thị trường đầy tiềm năng không chỉ riêng cho hoạt động
tín dụng để phát triển để phát triển các nghành công nghiệp – dịch vụ mà còn là
một thị trường tiềm năng trong hoạt động cho vay tiêu dùng đặc biệt dành cho
khách hàng cá nhân như vay mua nhà, mua xe, v.v nhằm phục vụ cho đông đảo
người lao động và đang được phát triển mạnh mẽ tại Bình Dương.
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 20 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Chương 3 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, nhưng chúng ta có thể hiểu
NHTM theo một trong các khái niệm sau:
- NHTM là một DN đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng,
trong đó chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng giữa các DN, các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong nền kinh tế
- NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng
cho khách hàng
- NHTM là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh tiền tệ bằng
nguồn vốn huy động tiển gửi và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
3.1.2. Vai trò, đặc điểm
3.1.2.1. Vai trò
- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế muốn
sản xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, phương

tiện để sản xuất kinh doanh…mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân luôn
luôn lớn hơn vốn tự có do đó cần phải tìm đến những nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt
khác lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức khác NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua
hoạt động tín dụng. NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh
tế. Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng mà các doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- NHTM là cầu nối doanh nghiệp và thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự
tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thoả mãn nhu
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 21 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn
đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm. Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng
cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế mà còn phải không ngừng cải
tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật
liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Những hoạt động này đòi hỏi
phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Do
đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệp đến ngân hàng để xin vay vốn để thoả
mãn nhu cầu đầu tư của mình. Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp
ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng
cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó
tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh .
-NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để Nhà nước điều

tiết vĩ mô nền kinh tế.
Khi Nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng
với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng
bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử
dụng vốn như : giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua
hệ thống NHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định. Khi nền kinh tế
tăng trưởng quá mức thì Nhà nước thông qua NHTW thực hiện chính sách tiền tệ như:
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng
cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc.
Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM thường đạt hiệu quả
trong thời gian ngắn nên thường được Nhà nước sử dụng .
-NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng
được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày
càng trở nên cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng
phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 22 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ như
thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy
hoạt động ngoại thương phát triển. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại
hối quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết
nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế .
NHTM ra đời và ngày càng phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất lưu thông
hàng hoá phát triển và nền kinh tế càng phát triển càng cần đến sự hoạt động của
NHTM.
Như vậy, với các vai trò quan trọng của mình NHTM trở thành một bộ phận
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
3.1.2.2. Đặc điểm
Xét về bản chất, NHTM là một DN kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận – lợi

nhuận tối đa. Nhưng khác hẳn với các DN thông thường khác kinh doanh trong các
lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp mà NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và các dịch vụ thanh toán. Nguồn vốn chủ yếu để NHTM kinh doanh là nguồn vốn
huy động chứ không phải bằng nguồn vốn tự có.
3.1.3. Chức năng và các nghiệp vụ
3.1.3.1. Chức năng
-Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM. NHTM nhận tiền gửi và cho vay
chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư.
Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách mua các
công cụ tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ
thông qua thị trường tài chính. Nhưng thị trường tài chính trực tiếp đôi khi không đem
lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếm thông tin, chi phí tìm kiếm
thông tin lớn, chất lượng thông tin không cao, chi phí giao dịch lớn và phải có sự trùng
khớp về nhu cầu giữa người thừa vốn và người thiếu vốn về số lượng, thời hạn chính
vì thế NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiết kiệm và
cung cấp vốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú và đa dạng đáp ứng
mọi nhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Với mạng lưới giao dịch
rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 23 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
phong phú chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực NHTM đã thực sự giải quyết được
những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả luân
chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
-Chức năng trung gian thanh toán
Các NHTM còn cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đa dạng và
phong phú : sec chuyển tiền, sec chuyển khoản, thẻ tín dụng sự xuất hiện của các
phương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch
thương mại, mua bán hàng hoá an toàn nhanh chóng, chi phí thấp.
Chức năng này làm cơ sở và tiền đề để các NHTM tạo tiền, góp phần tăng qui

mô tín dụng cho nền kinh tế lại vừa tiết kiệm tiền mặt lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi
phí lưu thông tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát
triển.
- Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM. Chức năng này
được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư
của NHTM, trong mối quan hệ với NHNN đặc biệt trong quá trình thực hiện chính
sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ một
lượng tiền cơ sở do NHNN phát hành qua hệ thống NHTM sẽ được tăng lên gấp bội
khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khối lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng
được tính theo công thức :
D = m.MB
D: khối lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng
MB: khối lượng tiền cơ sở
M=1/rd: hệ số nhân tiền
rd : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
NHNN có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi lượng tiền
tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM từ đó ảnh hưởng
đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế do đó đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính
sách tiền tệ đặt ra .
-NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 24 MSSV: 10120189
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC
Ngoài các dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay, NHTM ngày nay còn
cung cấp một danh mục dịch vụ khá đa dạng và phong phú: dịch vụ thanh toán, dịch
vụ môi giới, bảo lãnh tư vấn bảo hiểm
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại dịch vụ ngân hàng cũng
phát triển và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Đồng thời việc phát triển các
dịch vụ này cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng chu chuyển vốn trong nền kinh
tế, làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông do đó tiết kiệm được chi phí in ấn kiểm

đếm tiền.
Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng việc đưa
ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để cạnh tranh.Chính
vì vậy mà các ngân hàng ngày nay rất tích cực đầu tư trang bị cơ sở vật chất, áp dụng
công nghệ tin học, khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình. Nếu các NHTM có thể
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, tạo được uy tín với khách hàng thì đây
cũng là một biện pháp, yếu tố để tăng khả năng huy động vốn.
3.1.3.2. Các nghiệp vụ
Hoạt động kinh doanh cuả NHTM có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và ngày
càng được phát triển đa dạng, phong phú. Nhưng có 3 nghiệp vụ chủ yếu sau :
- Các nghiệp vụ tài sản nợ ( bên có )
- Các nghiệp vụ tài sản có ( bên nợ )
- Các nghiệp vụ trung gian
Các nghiệp vụ tài sản nợ ( nghiệp vụ nguồn vốn )
Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ tạo nguồn vốn hoạt động của các NHTM.
Nguồn vốn là cơ sở để hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nguồn vốn là nghiệp
vụ đầu tiên của chức năng trung gian tín dụng “ Đi vay để cho vay “, họat động của
nghiệp vụ này quyết định đến các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác.
Nguồn vốn tạo ra các tài sản nợ của ngân hàng bao gồm :
Nguồn vốn huy động :
Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiền nhàn rỗi của
các chủ thể trong xã hội. Thông thường nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng rất
lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM, đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu để đáp
ứng mọi nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động bao gồm :
SVTH: Nguyễn Thị Oanh 25 MSSV: 10120189

×