Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH BIẾT CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.9 KB, 14 trang )

Phßng gi¸o dơc ®µo t¹o THÀNH PHỐ QUY NHƠN
Trêng thcs NHƠN HẢI
**********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
HƯỚNG DẪN HỌC SINH
BIẾT CÁCH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
Người thực hiện : Đinh Thò Kim Nguyên
Giáo viên giảng dạy môn : Ngữ văn 7
Năm học 2011 - 2012
MỤC LỤC
1










1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 4
2.1. CỞ SỞ LÍ LUẬN Trang 4
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trang 4
2.3.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 6
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 11
3. KẾT LUẬN Trang 14
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:


2
Trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở , HS sẽ được học các văn bản với
những phương thức biểu đạt khác nhau như : tự sự ,miêu tả , biểu cảm , nghị luận . Đặc biệt
trong phân môn Tập làm văn các em sẽ học cách tạo lập các kiểu văn bản này. Đối với kiểu
van bản tự sự , miêu tả , biểu cảm các em đã được làm quen ở lớp dưới , nhưng đối với kiểu
văn bản nghị luận thì lại là kiểu văn bản hoàn toàn mới các em chưa được học ở lớp dưới
( tiểu học). Lớp 7 (học kì II) là lớp các em bắt đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận
đồng thời kiểu văn bản này lại là tiền đề, là cở sở cho các em làm văn nghị luận tốt ở các
lớp trên nữa. Văn nghị luận đòi hỏi các em phải có kiến thức rộng về văn học cũng như
trong cuộc sống thì mới làm bài đạt hiệu quả được. Nếu các em bị hỏng kiến thức về văn
nghị luận ở lớp 7 thì lên lớp trên các em không thể tạo lập được một văn bản nghị luận đạt
hiệu quả giao tiếp.
Bước vào học kỳ II của lớp 7, các em bắt đầu làm quen văn nghị luận với hai kiểu bài
tiêu biểu là chứng minh và giải thích . Đây là hai kiểu bài hoàn toàn mới mẻ và khó đối với
các em. Các em phải tập làm quen từ từ với kiểu bài mới này và rút ra những điều khác
biệt với các kiểu bài khác. Tuy nhiên qua việc giảng dạy và kết quả kiểm tra trong năm học
trước tôi thấy học sinh còn mơ hồ , thiếu kiến thức hiểu biết trong việc viết văn nghị luận
chứng minh và giải thích hoặc chứng minh kết hợp với giải thích. Từ thực trạng trên nên tôi
chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận chứng minh” cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
2/ GI ẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
3
2.1/ Cơ sở lý luận của vấn đề:
Khái niệm “Chứng minh” có nghĩa là dùng sự thật để chứng tỏ một sự vật, sự việc,
một ý kiến , một nhận định …là đúng hay sai, là thật hay giả. Trong lĩnh vực toà án người ta
dùng bằng chứng, vật chứng , nhân chứng để chứng minh ai đó có tội hay không có tội. Ví
dụ phát hiện vân tay để chứng minh ai đó đã mở chìa khoá vào ăn trộm…
Trong tư duy suy luận khái niệm “ Chứng minh” có một nội dung khác . Đó là những
chân lí, lí lẽ, căn cứ đã biết để suy ra cái chưa biết và xác nhận cái đó có tính chân thực.
Ví dụ : Mọi kim loại đều dẫn nhiệt. Sắt là kim loại , vậy sắt dẫn nhiệt.

Trong văn nghị luận ,chứng minh là cách sử dụng lí lẽ , dẫn chứng để chứng tỏ một
nhận định, một ý kiến, một luận điểm nào đó là đúng đắn. Vậy việc làm sáng tỏ vấn đề
trong văn nghị luận bằng dẫn chứng , lí lẽ và lập luận là yêu cầu cần thiết cho việc làm văn
chứng minh.
2. 2/ Th ực trạng của vấn đề :
Thực trạng hiện nay không ít học sinh không biết cách làm bài văn nghị luận : không
biết đặt vấn đề , giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề một cách rõ ràng mà các em thường
nghĩ sao viết vậy, không có sự sắp xếp chọn lọc ý nào nên viết , ý nào không nên viết. Vì
vậy các em làm bài không sáng tỏ vấn đề nên kết quả thường không đạt yêu cầu .
Ví dụ : Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Có học sinh đã viết phần “Đặt vấn đề” như sau :
“ Dân gian từ xưa đến nay đã để lại một câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên
kim”.
Như vậy việc giới thiệu vấn đề cần chứng minh chưa rõ ràng, câu văn chưa chưa thông
báo được điều gì về ý nghĩa của câu tục ngữ.
4
Hoặc có một học sinh khác viết : Trong cuộc sống của nhân dân ta luôn đề cao câu
tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” . Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc
ta từ xưa đến nay.
Như vậy việc xác định nội dung ý nghĩa của vấn đề chứng minh nhiều học sinh còn
mơ hồ chưa hiểu được ý của nó , nên dẫn đến việc giới thiệu vấn đề chưa phù hợp, nếu
không nói là sai.
Cũng với đề bài trên có học sinh viết đoạn văn chứng minh như sau : “ Đúng vậy,
con đường đi đến đích không bằng phẳng mà lắm chông gai có khi là một trở lực rất lớn,
một khó khăn rất nhỏ nếu thiếu lòng kiên nhẫn thì sẽ không vượt qua được. Con người nếu
có kiên trì vượt khó thì chắc chắn sẽ dẫn đến thành công. Điều đó được nhân dân ta đúc kết
trong câu tục ngữ “ Có công mài sắt , có ngày nên kim”
Câu tục ngữ : “ Có công mài sắt , có ngày nên kim” đã từ lâu đi vào cuộc sống và
trở thành phương châm hành động của con người. Cuộc đời mới đang hé mở một tương
lai sáng rỡ, tương lai thuộc về thế hệ trẻ. Những người chủ tương lai của đất nước ngay từ

những ngày hôm nay còn trên ghế nhà trường, có trách nhiệm ra sức rèn luyện , tu dưỡng
và học tập để chuẩn bị đi vào cuộc sống mới”
Hai đoạn văn trên chỉ mới là phần mở bài và kết bài chưa phải là phần chứng minh.
Điều đó cho thấy học sinh chưa nhận nhận thức được việc chứng minh là phải dùng dẫn
chứng để minh hoạ.
Cũng có học sinh viết phần thân bài như sau :
Trước tiên tôi xin giải nghĩa câu này, nó không đơn thuần là nghĩa đem” mài
sắt thành kim” mà ý nghĩa của nó nằm ở nghĩa bóng hãy cố gắng kiên trì vượt qua mọi khó
khăn thì mới dẫn đến thành công. Phía trước sẽ không cho ta con đường thành công một
cách dễ dàng mà chúng ta phải cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống
thì tương lai mới mang lại nhiều điều tốt đẹp. Trong hoàn cảnh nước ta đang còn gặp
nhiều khó khăn, gian khổ, nhân dân ta cố gắng kiên trì vượt qua khó khăn ấy, mới có được
đất nước như ngày hôm nay.
5
Qua các đoạn văn trên tôi thấy học sinh chưa biết cách đưa dẫn chứng vào bài văn
của mình để tăng thêm sức thuyết phục, khả năng diễn đạt của các em còn lủng củng, nghèo
ý, chỉ mới nói chung chung mà chưa có dẫn chứng cụ thể.
Như vậy để học sinh có được bài văn chứng minh mang tính thuyết phục cao thì giáo
viên nên hướng học sinh vào việc đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để tập trung làm
sáng tỏ vấn đề chứng minh.
2. 3/ Các biện pháp tiến hành
Để thực hiện đề tài này tôi đã dự giờ một số tiết dạy của các giáo viện bộ môn và qua
việc giảng dạy của bản thân, đồng thời thông qua bài viết tập làm văn và qua việc trao đổi
với học sinh về việc làm văn chứng minh. Trên cơ sở đó tôi đúc kết kinh nghiệm về việc
hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận chứng minh sao cho có hiệu quả.
a) Yêu cầu : Để viết được bài văn chứng minh có sức thuyết phục thì người giáo viên
cần hướng cho học sinh nắm được các yêu cầu sau :
- Tuỳ theo từng đề bài mà học sinh xác định vấn đề chứngminh, xác lập hệ thống luận
điểm , luận cứ rõ ràng.
- Thực hiện đầy đủ các bước làm văn nghị luận : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài,

đọc lại và sửa chữa .
-Biết cách sắp xếp dẫn chứng theo trình tự trước sau - trên dưới - xưa nay - thời gian ,
không gian …
- Học sinh phải hiểu biết nhiều , đọc nhiều nhớ nhiều để dẫn chứng thêm phong phú ,
toàn diện .
b) Thực trạng và giải pháp :
Ví dụ : Cho đề bài :Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc thêm, hãy chứng minh : “ Ca
dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương đất nước”
6
* B ước 1 : Trước hết chúng ta hướng cho học sinh tìm hiểu đề bài
- Kiểu bài : nghị luận chứng minh
- Vấn đề chứng minh : Ca dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương đất
nước
- Phạm vi dẫn chứng : Các bài ca dao đã học và đọc thêm.
* B ước 2 : Lập dàn bài
- Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần chứng minh gồm các ý sau :
+ Dẫn dắt vào vấn đề chứng minh
+ Chép lại câu trích dẫn ( câu nêu vấn đề ở đề bài)
Ví d ụ : Có thể mở bài gián tiếp như sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
………………………………………………
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Đó là những vần thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết để nói về tình yêu quê hương
của con người. Tình yêu quê hương của con người Việt Nam không chỉ có trong thơ văn của
những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng mà ngay từ xa xưa tình yêu quê hương đất nước đó đã
được thể hiện đầy đủ, sâu sắc và đằm thắm trong từng câu ca dao của dân tộc. Chính vì vậy
mà có ý kiến cho rằng : Ca dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương đất nước
- Thân bài : Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh .

Phần này giáo viên nên cho học sinh xác định những luận điểm và những luận cứ cần
thiết để làm sáng tỏ vấn đề. Phần thân bài của bài văn chứng minh bao giờ cũng gồm nhiều
7
đoạn văn, mỗi đoạn văn là một luận điểm của đề bài. Vậy ở phần thân bài trong đề văn này
cần xác định và sắp xếp những luận điểm , luận cứ theo trình tự sau :
+ Luận điểm 1 : Ca dao ca ngợi những danh lam thắng cảnh của quê hương trên
mọi miền đất nước
> Ca dao nhắc đến những cảnh đẹp gắn liền với di tích lịch sử ở Hà Nội như Hồ
Gươm ,Tháp Rùa .
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc , xem đền Ngọc Sơn
Đài Nghiên , Tháp Bút chưa sờn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
>Ca dao nói về xứ Huế mộng mơ với sông Hương , núi Ngự
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Sông Hương nước chảy trong luôn
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
> Ca dao nhắc đến thành tiên xây ở Lạng Sơn và đền Sòng ở Thanh Hoá ( nơi thờ bà
chúa Liễu Hạnh)
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
> Ca dao nói về Bình Định gắn với di tích hòn Vọng Phu với những đặc sản nổi tiếng
của vùng đất này .
Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

> Ca dao nói về đồng Tháp Muời
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
8
> Ca dao nói về Cần Thơ
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về
> Ca dao nói về Đồng Nai – Gia Định
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định – Đồng Nai thì về.
+ Luận điểm 2 : Ca dao nhắc đến những di tích lịch sử của dân tộc
> Ca dao nói về sông Lục Đầu gợi chiến thắng Vạn Kiếp chống quân Nguyên xâm
lược :
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
>Ca dao nhắc đến sông Thương và núi Tản Viên – gợi truyền thuyết Sơn Tinh , Thuỷ
Tinh
Nước sông Thương bên đục , bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh
+ Luận điểm 2 : Ca dao chống kẻ thù thể hiện lòng yêu nước
> Ca dao nói về người anh hùng Trương Định
Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “ Đám là tối trời” đánh Tây
>Không chỉ người anh hùng Trương Định mà còn nhiều anh hùng nữa cũng đã đứng
lên chống xâm lược , tất cả vì lòng yêu quê hương đất nước
> Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần Vương.
> Ngày xưa đi lính cho Tây
Ngày nay đi lính phanh thây quân thù.
- Kết bài : Khái quát vấn đề vừa chứng minh

Liên hệ bản thân.
Từ việc lập dàn bài trên ta có thể viết thành bài văn hoàn chỉnh mà không sợ sai lạc vấn đề,
bám chắc vào dàn bài đã lập sẵn thì bài viết sẽ đạt hiệu quả cao.
9
Như vậy yêu cầu của việc làm văn chứng minh là giáo viên phải hướng dẫn kỹ cho học
sinh cách lập dàn bài ( đây là khâu quan trọng nhất) khi tạo lập văn bản. Dàn bài của bài văn
chứng minh phải đảm bảo các ý cơ bản sau :
- Mở bài : + Giới thiệu vấn đề cần chứng minh
+ Dẫn câu văn trích.
- Thân bài : Xác lập luận điểm , luận cứ cần thiết
+ Luận điểm 1 :
> Luận cứ 1 : Lý lẽ + dẫn chứng
> Luận cứ 2 : Lý lẽ + dẫn chứng
…………
+ Luận điểm 2 :
> Luận cứ 1 : Lý lẽ + dẫn chứng
> Luận cứ 2 : Lý lẽ + dẫn chứng
……………….
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề chứng minh
Liên hệ bản thân
Đối với các đề bài chứng minh khác giáo viên nên hướng các em vào cách tìm dẫn
chứng để chứng minh
Ví dụ : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt , có ngày nên
kim”
Sau khi tìm hiểu đề thì giáo viên sẽ định hướng cho các em lập dàn bài , tìm luận điểm ,
luận cứ.
Điều quan trọng là học sinh phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ “ Có công
mài sắt , có ngày nên kim” là gì ( lòng kiên trì, chịu khó sẽ giúp con người đi đến thành
công)
Để chứng minh cho vấn đề trên cần xác lập luận điểm, luận cứ ( các luận điểm phải

được sắp xếp theo trình tự thời gian, truớc sau hặc theo từng lĩnh vực , sau đó là các luận cứ
chứng minh cụ thể. Các luận điểm và
luận cứ của đề bài trên được sắp xếp như sau :
- Luận điểm 1 : Lòng kiên trì trong lịch sử ngày xưa
+ Luận cứ : Nguyễn Trãi trong “ Bình Ngô đại cáo” đã nêu bật lòng kiên trì của anh
hùng Lê Lợi
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
- Luận điểm 2 : Lòng kiên trì trong sự nghiệp giữ nước
10
+ Luận cứ : Bác Hồ là tấm gương kiên trì vượt khó khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy gian khổ
Không nao núng tinh thần
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
- Luận điểm 3 : Lòng kiên trì trong sự nghiệp xây dựng đất nước
+ Luận cứ 1 : Trong lĩnh vực học tập có tấm gương sáng của thầy Nguyễn
Ngọc Ký bị liệt hai tay nhưng vẫn kiên trì học tập và đã tốt nghiệp Đại học trở thành một
người thầy được rất nhiều học sinh yêu mến.
+ Luận cứ 2 : Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiều nhà bác học cặm cụi trong
phòng thí nghiệm, làm đi làm lại hàng trăm lần mới đưa ra được một sáng chế, một phát
minh giúp ích cho đất nước như Lương Đình Của – nhà bác học nghiên cứu về lĩnh vực
nông nghiệp. Giáo sự bác sĩ Tôn Thất Tùng nghiên cứu ra cách ghép gan cho bệnh nhân để
cứu người….
+ Luận cứ 3 : Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có nhạc sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn
trải qua biết bao công phu khổ luyện mới trở thành nhạc sĩ Sô – panh quốc tế.
Như vậy trong bài văn chứng minh lý lẽ bao giờ cũng đi kèm với dẫn chứng mới đủ
sức thuyết phục . Bài văn chứng minh nêu thiếu dẫn chứng thì sẽ thiếu tính thuyết phục.

2.4 / Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng ở khối lớp 7 cho đối tượng HS trung
bình ,yếu . Sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này thì kết quả đạt được như sau :

Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011- 2012
11
Số HS:81 Giỏi : 1 ( 1,23%) Số HS :87 Giỏi : 2 (2,3%)
Khá : 26 (32,1%) Khá: 28(32,2%)
TBình : 41(50,6%) TBình :44(50,6%)
Yếu : 13 (16,0%) Yếu : 13(14,9%)
Từ chỗ học sinh không biết tìm dẫn chứng và cách sắp xếp dẫn chứng , sau khi truyền
đạt những điều quan trọng trong cách làm văn , cách đưa dẫn chứng để minh hoạ ( dẫn
chứng phải chon lọc tiêu biểu , có tính chân thực và đúng đắn) , thì học sinh đã bước đầu
thực hiện được bài viết có dẫn chứng tuy chưa toàn diện lắm. Nhưng làm được bài văn
chứng minh là một điều đáng khích lệ.
Ví dụ : Với đề bài : Hãy chứng minh rằng “ Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn
nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường”
Học sinh đã viết được bài văn chứng minh như sau:
“ Có bao giờ bạn nghĩ rằng vật chất mà chúng ta đang có được lấy từ đâu không ? Tất
cả đều lấy được từ môi trường. Môi trường đã ban tặng cho chúng ta một nguồn tài nguyên
vô tận : khoáng sản , khí đốt , dầu mỏ, gỗ quý, nứoc , không khí … Nhưng con người không
lấy đó làm quý mến trân trọng mà còn hành động ngược lại . Chính những hành động thiếu
ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường đã làm cho đời sống con người bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi những câu “trả lời” của môi trường về hành động đó của con
người.
Mọi người vẫn hay trách môi trường tại sao lại tạo ra những đợt lũ lụt, hạn hán ? Nhưng
mọi người thử nghĩ lại xem những hiện tượng đó là nguyên nhân do đâu, có phải là do
chính con người gây ra ? Đó là hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích
đồi trọc tăng lên , khi mưa xuống rừng không còn cây để giữ nước nên đã gây ra lũ lụt, xói
mòn , lở đất…

Hiện tượng En – ni – nô gây hiệu ứng nhà kính là do đâu ? Các nhà máy công nghiệp , các
phương tiện giao thông thải hàng trăm tấn khói bụi vào không khí , làm thủng tầng ô – zôn.
Năm 2009 các nhà khoa học dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử.
12
Các bệnh tật về hô hấp , bệnh ngoài da xuất hiện ngày càng nhiều, điều đó chứng tỏ
rằng việc xả rác bừa bãi của con người xuống ao hồ, cống rãnh….đã làm ô nhiễm nguồn
nước gây ra các bệnh trên và một số bệnh khác như đau mắt, tả,…
Những hậu quả trên chính là kết quả của những hành động thiếu ý thức của con người
gây ra đối với môi trường”
Từ những đoạn văn trên chúng ta có thể nhận thấy rằng học sinh đã bắt đầu làm được bài
văn chứng minh với những dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.
Như vậy việc định hướng cho học sinh trong khâu lập dàn bài là một bước quan trọng
không thể thiếu trong quá trình thực hiện bài viết để hoc sinh viết tránh sai lạc đề và làm cơ
sở cho việc viết các kiểu bài văn nghị luận khác như giải thích , bình luận .

3/ K ẾT LUẬN :

Như vậy để giờ dạy văn nghị luận đạt kết quả cao , học sinh học hứng thú với tiết học và
tiếp thu bài có hiệu quả , người giáo viên cần phải tạo tâm thế học tập cho HS bằng cách sử
13
dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn, tìm tòi sưu tầm tài liệu,
đồ dùng học tập để gây hứng thú cho học sinh. Văn nghị luận nó vốn khô khan dễ gây chán
nản cho học sinh, nên người giáo viên cần phải tạo được sự thoải mái trong tiết học , không
nên gò bó hoặc áp đặt học sinh theo sự sắp đặt của giáo viên , mà nên để học sinh tự phát
hiện , tự nêu những suy nghĩ của mình, giáo viên nên định hướng kiến thức để các em khỏi
sai lạc vào những vấn đề khác.
Gíao viên nên khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm kiến thức văn học ở bên ngoài
chương trình học để các em có kho tri thức làm văn nghị luận đạt hiệu quả.
Học tốt văn nghị luận sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các kiểu bài ở
những lớp trên.

Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan của tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy .
Nên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của
chuyên môn nhà trường và của tổ bộ môn phòng Gíao dục để cho đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn nhiều !

Nhơn Hải, ngày ….tháng… năm 2012
Người viết
Đinh Thị Kim Nguyên



14

×