Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.89 KB, 20 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát trên địa bàn tỉnh Cà Mau”
- Họ và tên: Phạm Minh Quang
- Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
- Đơn vị công tác: Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà
Mau
Cà Mau, ngày 22 tháng 12 năm 2013
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là khi
trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
Nhờ đó, Đảng được xây dựng ngày càng vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu cao, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thực tiễn hoạt động Đảng ta đã khẳng định kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh
đạo của Đảng; lãnh đạo phải có kiểm tra, giám sát; lãnh đạo mà không kiểm tra,
giám sát thì coi như không có lãnh đạo. Kiểm tra, giám sát là một trong những
chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng.
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
đang phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, đặt ra cho Đảng ta và đội ngũ đảng
viên những đòi hỏi và yêu cầu mới. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và mở rộng, xuất hiện nhiều thời cơ và thuận
lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn và thách thức. Trước yêu cầu đặt ra, đòi
hỏi công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải được đổi mới và tăng cường hơn.
Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh đã
có chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực
vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Tuy
nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn


hạn chế: Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng tốt yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới; sai lầm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng
viên chậm được phát hiện và khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí một
số nơi chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở
nhiều tổ chức đảng còn hạn chế, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra, đòi hỏi
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát phải được cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp
trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Với tầm quan trọng và thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng
cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp
trong tỉnh đang thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do vậy, với trách nhiệm của
mình là một cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng, tôi chọn và thực hiện đề tài
“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh
Cà Mau”. Nhằm giúp cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban Kiểm tra các cấp lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh
Cà Mau thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
2- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Đề tài có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về công tác kiểm tra,
2
giám sát, làm cơ sở đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ mới.
- Để phù hợp với mục đích nêu trên đề tài có nhiệm vụ:
+ Phân tích những cơ sở lý luận chủ yếu về công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng.
+ Phân tích làm rõ thực trạng, chất lượng lãnh đạo, tổ chức thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh.
+ Đề xuất những giải pháp cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm
tra các cấp trong tỉnh hiện nay.

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình lãnh đạo hoạt động thực hiện
nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong
tỉnh giai đoạn 2010 – 2013 và việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám
sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh từ nay đến năm 2020.
4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị
quyết về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng làm phương pháp luận cơ bản.
- Đề tài vận dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, sử
dụng phương pháp nắm tình hình, phân tích, tổng hợp… rút ra những vấn đề cần
nghiên cứu.
5- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ góp phần làm rõ yêu cầu khách quan
và tính đặc thù về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; làm rõ thực trạng và
giải pháp công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.
- Hy vọng rằng, những điều đó sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao
năng lực lãnh đạo và thực hiện có hiệu quả hơn công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng ở tỉnh Cà Mau, trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
6- Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Phần 2: Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm
tra các cấp trong tỉnh Cà Mau hiện nay.
Phần 3: Đề xuất giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo và
tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các
cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời kỳ mới.
3
B- NỘI DUNG
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

CỦA ĐẢNG
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết về xây dựng
Đảng của chủ Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể cách mạng nước ta,
người thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra
của Đảng, Người chỉ rõ: “Nếu tổ chức thực hiện việc kiểm tra cho chu đáo thì
cũng như có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bấy nhiêu ưu điểm và khuyết
điểm, bao nhiêu cán bộ tốt, xấu chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: Chín phần
mười khuyết điểm trong công tác của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ
chức sự kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp
mười, gấp trăm”.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã khẳng định: Kiểm tra là
một chức năng lãnh đạo của Đảng, là một nội dung, phương thức lãnh đạo của
Đảng, công tác kiểm tra, giám sát luôn được đổi mới nhằm phục vụ thắng lợi
nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng theo yêu cầu của mỗi giai đoạn
cách mạng. Lãnh đạo không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo; vì vậy, công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tiến hành xuyên suốt quá trình lãnh đạo
của Đảng từ khi vạch ra đường lối, chủ trương đến quá trình thực hiện chủ
trương, đường lối ấy. Văn kiện Đại hội VIII khẳng định: “công tác kiểm tra có
vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động, lãnh đạo của Đảng”; văn kiện
Đại hội XI xác định “Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật chính sách Nhà nước; chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân
chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hành tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng
viên; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc
tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ;
quản lý sử dụng đất đai; đầu tư xây dụng cơ bản; quản lý sử dụng tài chính, tài
sản; những lĩnh vực dể phát sinh tiêu cực…, Chú trọng kiểm tra, giám sát người
đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận các đoàn thể nhân dân các cấp
trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao”. Vì lãnh đạo không chỉ là việc

xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tổ chức thực
hiện và bố trí cán bộ mà lãnh đạo còn là kiểm tra, không những kiểm tra việc
thực hiện Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó mà kiểm tra cả các tổ
chức tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối, chính sách được xác định
đúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính
4
nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội dung, phương
pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.
- Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
thông qua đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí công tác kiểm tra, giám của Đảng
và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng, trước hết là của các cấp uỷ
được quy định tại Điều 30, Điều lệ Đảng: “ Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác
kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức
đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng”. Xác định rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, căn cứ, điều kiện
nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
- Theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Trung ương
Đảng, quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Ủy ban kiểm tra các
cấp có trách nhiệm, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra được quy định tại
Điều 32, Điều lệ Đảng. Đồng thời có trách nhiệm cùng với các ban đảng tham
mưu giúp cấp ủy xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch
kiểm tra, tổ chức lực lượng thực hiện, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra để giúp cấp
ủy trực tiếp tiến hành kiểm tra (theo Điều 30, Điều lệ Đảng). Chủ trì hoặc phối
hợp với các ban đảng để kiểm tra theo sự phân công của cấp ủy, đồng thời giúp
cấp ủy kết luận các cuộc kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám
sát của cấp ủy.
- Kiểm tra, giám sát là nhu cầu không thể thiếu đối với tổ chức đảng và
đảng viên. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đang đứng trước thời cơ
và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, công tác kiểm tra càng có vị trí và tầm
quan trọng đặc biệt. Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29

tháng 7 năm 1964, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Công việc của Đảng
và của Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành mọi công việc, thì toàn thể
đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của
Đảng. Và muốn vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Và
kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên, cán bộ làm nhiệm vụ đối
với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp
phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, tổ chức”.
Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa giáo dục cán bộ đảng viên nâng cao
ý thức giác ngộ, ý thức tự phê bình và phê bình, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai
phải đấu tranh. Mặt khác, cũng góp phần phòng ngừa ngăn chặn tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu,
tham nhũng, tiêu cực làm trong sạch đội ngũ, cán bộ đảng viên.
- Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Nó bảo đảm cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến
lược, các nghị quyết của Đảng được xác định đúng, ngày càng hoàn thiện và
được chấp hành triệt để, thực hiện gắn liền với cuộc sống. Kiểm tra, giám sát
vừa góp phần nâng cao chất lượng Đảng lãnh đạo, làm cho sự lãnh đạo gắn với
thực tiễn hơn, vừa bảo đảm sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp
hành, giữa lời nói và việc làm; giúp cho các cấp ủy đảng khắc phục được bệnh
5
quan liêu, chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo. Làm tốt công tác kiểm tra sẽ ngăn
chặn được sự chia rẽ, mất đoàn kết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và bảo
đảm cho nguyên tắc tập trung dân chủ được tuân thủ nghiêm túc; góp phần giáo
dục, bảo vệ đội ngũ đảng viên.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV xác định: “Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp đối với công tác kiểm tra, giám
sát là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định đến việc lãnh
đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết ”. Thật vậy,
trước tình hình hiện nay nếu không tăng cường công tác kiểm tra, giám gát của
các cấp ủy đảng thì khó có thể thực hiện thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ chính trị

của địa phương.
- Trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn cho thấy, chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng ở Đảng bộ tỉnh Cà Mau có thể căn cứ vào những yếu tố,
như: Về mặt nhận thức, thái độ của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra và đội ngũ
cán bộ kiểm tra; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp; cách tổ chức kiểm
tra; nội dung, đối tượng và phương pháp kiểm tra; các quy trình, quyết định, quy
định, cơ chế kiểm tra và xử lý kết quả sau kết luận kiểm tra; chất lượng đội ngũ
cán bộ kiểm tra; tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra; sự phối hợp giữa
ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong
công tác kiểm tra, giám sát; sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra của ủy ban kiểm tra,
cấp trên; môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chất lượng và ý thức
chấp hành thực hiện của các tổ chức đảng trực thuộc và đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ
Nhìn chung, thời gian qua có sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận
thức và hành động trong Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của
Đảng, trước hết là trong cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà
nước, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp từng bước hoàn thiện quan điểm, nội dung,
phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình
hình mới.
Có thể nói, trải qua hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ
kiểm tra nói chung, đội ngủ cán bộ ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh Cà Mau
ngày càng đông về số lượng và cao hơn về chất lượng. Tuy vậy, trước yêu cầu
nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong công cuộc đổi mới
đất nước xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra các cấp là nhiệm vụ cần thiết
và mang tính chiến lược của ngành kiểm tra Đảng.
Phần II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU, TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
1- Khái quát đặc điểm tình hình
6

- Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 5.294,87
km
2
; đơn vị hành chính gồm 8 huyện, 01 thành phố; 101 xã, phường, thị trấn;
dân số 1,3 triệu người. Địa bàn rộng, sông ngòi chằng chịt, một bộ phận khá lớn
dân cư sống không tập trung.
- Đảng bộ tỉnh Cà Mau có 14 đảng bộ trực thuộc, với 637 tổ chức cơ sở
đảng (206 đảng bộ, 431 chi bộ cơ sở), tổng số 36.865 đảng viên; có 14 ủy ban
kiểm tra cấp huyện (tương đương) và 206 ủy ban kiểm tra cơ sở (101 UBKT xã,
phường, thị trấn; 105 UBKT Đảng ủy ngành).
2- Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát trong tỉnh
2.1- Về ưu điểm và hạn chế, tồn tại
2.1.1- Kết quả đạt được và ưu điểm
a- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảng
- Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát:
Thời gian qua, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai thực hiện khá toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, trước hết là
tập trung cụ thể hoá và triển khai, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần XI, các Nghị quyết, Quyết định, Quy định của Trung ương, hướng
dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng;
chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm
tra Tỉnh ủy với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.
Hàng năm, căn cứ Chương trình kiểm tra, giám sát của cấp trên cấp ủy,
ủy ban kiểm tra các cấp vận dụng xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát
theo Điều 30 Điều lệ Đảng phù hợp tình hình, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ
tỉnh, triển khai thực hiện đúng quy định, đạt kết quả.
- Về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát:
Từ năm 2010 đến năm 2013, các cấp ủy trong tỉnh đã tập trung kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng và đảng viên cụ thể sau:

+ Công tác kiểm tra
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra tổ chức đảng
và đảng viên theo chương trình, kế hoạch của cấp mình, tập trung kiểm tra chủ
yếu vào việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ,
đoàn kết nội bộ; công tác cán bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết
khiếu nại, tố cáo; xây dựng nông thôn mới.
Kiểm tra 815 tổ chức đảng (08 ban thường vụ huyện ủy; 02 ban cán sự đảng,
đảng đoàn; 193 đảng ủy cơ sở; 612 chi bộ); trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm
tra 11 tổ chức; ban thường vụ huyện ủy và tương đương kiểm tra 249 tổ chức; các
cơ quan tham mưu của cấp ủy huyện và tương đương kiểm tra 25 tổ chức; đảng
ủy cơ sở kiểm tra 530 tổ chức. Qua kiểm tra, kết luận: Có 688 tổ chức thực hiện
7
tốt nội dung kiểm tra, chiếm 84,4%; 127 tổ chức thực hiện chưa tốt nội dung
kiểm tra, chiếm 15,6%; trong đó, 94 tổ chức có khuyết điểm, vi phạm, chiếm
74,02%, nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, đề nghị rút kinh nghiệm.
Kiểm tra 2063 đảng viên, có 420 cấp ủy viên (03 Tỉnh ủy viên; 80 huyện
ủy viên và tương đương; 91 đảng ủy viên, 246 chi ủy viên cơ sở; trong đó, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra 10 đảng viên; ban thường vụ huyện ủy và tương
đương kiểm tra 145 đảng viên; các cơ quan tham mưu của cấp ủy huyện và tương
đương kiểm tra 15 đảng viên; đảng ủy cơ sở kiểm tra 1409 đảng viên; chi bộ kiểm
tra 484 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận: Có 2027 đảng viên thực hiện tốt nội
dung kiểm tra, chiếm 98,25%; 36 đảng viên thực hiện chưa tốt nội dung kiểm
tra, chiếm 1,75%; trong số thực hiện chưa tốt nội dung kiểm tra, 30 đảng viên có
khuyết điểm, vi phạm, chiếm 83,33%; phải thi hành kỷ luật 10 đảng viên, chiếm
33,33%; đã thi hành kỷ luật.
+ Công tác giám sát
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp đã chủ động chỉ đạo, tiến hành thực
hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên và chuyên đề đối với tổ chức đảng và
đảng viên, chủ yếu tập trung giám sát việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy

định, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Trung
ương 4; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quy chế làm việc,
nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; công tác cán bộ; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phẩm chất đạo đức, lối sống;
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện quy định về những điều đảng
viên không được làm; xây dựng nông thôn mới.
Giám sát chuyên đề 283 tổ chức đảng (01 ban cán sự đảng, 05 ban thường
vụ huyện ủy và tương đương; 92 đảng ủy cơ sở, 185 chi bộ), 686 đảng viên, có
206 cấp ủy viên (03 Tỉnh ủy viên; 22 huyện ủy viên và tương đương; 43 đảng ủy
viên, 138 chi ủy viên cơ sở); trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giám sát 06 tổ
chức, 07 đảng viên; ban thường vụ huyện ủy và tương đương giám sát 102 tổ
chức, 81 đảng viên; các cơ quan tham mưu của cấp ủy huyện và tương đương
giám sát 17 tổ chức, 05 đảng viên; đảng ủy cơ sở giám sát 158 tổ chức, 327 đảng
viên; chi bộ giám sát 266 đảng viên. Kết quả giám sát: Có 274 tổ chức, 683 đảng
viên thực hiện tốt nội dung giám sát; 09 tổ chức, 03 đảng viên thực hiện chưa tốt nội
dung giám sát; trong đó, 02 tổ chức, 03 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phải chuyển
sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 02 tổ chức.
b- Thực hiện nhiệm vụ theo Điều 32, Điều lệ Đảng
Từ năm 2010 đến năm 2013, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã tập
trung kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với tổ
chức đảng và đảng viên cụ thể sau:
- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức đảng cấp
dưới khi có dấu hiệu vi phạm
+ Kiểm tra đảng viên
8
UBKT các cấp trong tỉnh kiểm tra 398 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, có
138 cấp ủy viên (04 Tỉnh ủy viên; 114 huyện ủy viên và tương đương; 60 đảng ủy
viên, 57 chi ủy viên cơ sở); trong đó, UBKT Tỉnh ủy kiểm tra 16 đảng viên; UBKT
huyện ủy và tương đương kiểm tra 109 đảng viên; UBKT đảng ủy cơ sở kiểm tra
262 đảng viên; chi bộ kiểm tra 11 đảng viên. Qua kiểm tra, kết luận: Có 300 đảng

viên vi phạm, chiếm 75,38%; phải thi hành kỷ luật 191 đảng viên, chiếm 63,67%;
đã thi hành kỷ luật 123 đảng viên, chiếm 64,40%.
Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; giữ gìn
phẩm chất đạo đức, lối sống; đoàn kết nội bộ; những điều đảng viên không được
làm; chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; tham nhũng, cố ý làm trái; thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo; đất đai; tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây
dựng cơ bản
+ Kiểm tra tổ chức đảng
UBKT các cấp kiểm tra 53 tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm (01
đảng đoàn, 01 ban thường vụ huyện ủy, 13 đảng ủy cơ sở, 38 chi bộ); trong đó,
UBKT Tỉnh ủy kiểm tra 08 tổ chức; UBKT huyện ủy và tương đương kiểm tra 20 tổ
chức, UBKT đảng ủy cơ sở kiểm tra 25 tổ chức. Qua kiểm tra, kết luận: Có 41 tổ
chức đảng vi phạm, chiếm 77,36%, nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, đề
nghị rút kinh nghiệm và nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế làm việc, nguyên tắc tập
trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức đảng
cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm được UBKT các cấp trong tỉnh thực hiện
nghiêm túc, chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm; việc kiểm tra
thực hiện đúng quy trình, quy định của Đảng; qua kiểm tra, chỉ ra những ưu điểm,
khuyết điểm giúp cấp ủy kịp thời chấn chỉnh hoạt động của tổ chức đảng và đảng
viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
và kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng
+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
UBKT các cấp kiểm tra 598 tổ chức đảng cấp dưới (09 ban thường vụ
huyện ủy; 12 UBKT huyện ủy; 84 đảng ủy, 34 UBKT đảng ủy cơ sở; 459 chi bộ);
trong đó, UBKT Tỉnh ủy kiểm tra 31 tổ chức, UBKT huyện ủy và tương đương
kiểm tra 225 tổ chức; UBKT đảng ủy cơ sở kiểm tra 352 tổ chức. Qua kiểm tra,

kết luận: Có 485 tổ chức thực hiện tốt nội dung kiểm tra, chiếm 81,10%; 113 tổ
chức chưa thực hiện tốt nội dung kiểm tra, chiếm 18,90%.
Nội dung kiểm tra: Việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch
kiểm tra, giám sát; lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động công tác kiểm tra, giám sát.
+ Kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng
9
UBKT các cấp kiểm tra 278 tổ chức đảng cấp dưới (09 ban thường vụ
huyện ủy, 09 UBKT huyện ủy, 82 đảng ủy cơ sở, 178 chi bộ); trong đó, UBKT
Tỉnh ủy kiểm tra 18 tổ chức, UBKT huyện ủy và tương đương kiểm tra 150 tổ
chức, UBKT đảng ủy cơ sở kiểm tra 110 tổ chức. Qua kiểm tra, kết luận: Có 223
tổ chức làm tốt công tác thi hành kỷ luật, chiếm 80,22%; 55 tổ chức chưa làm tốt
công tác thi hành kỷ luật, chiếm 19,78%.
Nội dung kiểm tra: Việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên
tắc, thẩm quyền, thủ tục, quy trình thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng đã giúp tổ chức đảng được kiểm tra phát huy ưu điểm, kịp thời khắc
phục hạn chế và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng thời gian tới.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát tổ chức đảng và đảng viên
+ Giám sát thường xuyên
UBKT các cấp giám sát 198 tổ chức (10 UBKT huyện ủy và tương
đương; 17 đảng ủy, 20 chi ủy cơ sở; 151 chi bộ); trong đó, UBKT Tỉnh ủy giám
sát 10 tổ chức, UBKT huyện ủy và tương đương giám sát 44 tổ chức, UBKT
đảng ủy cơ sở giám sát 144 tổ chức. Kết quả giám sát: Có 187 tổ chức thực hiện tốt
nội dung giám sát, chiếm 94,44%; 11 tổ chức thực hiện chưa tốt nội dung giám sát,
chiếm 5,55%.
Nội dung giám sát: Việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của cấp ủy về công tác
xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Giám sát đảng viên:

UBKT các cấp giám sát 23 đảng viên, có 17 cấp ủy viên (04 huyện ủy
viên, 13 đảng ủy viên cơ sở); trong đó, UBKT huyện ủy và tương đương giám
sát 17 đảng viên; UBKT đảng ủy cơ sở giám sát 06 đảng viên. Kết quả giám sát:
Có 15 đảng viên thực hiện tốt nội dung giám sát, chiếm 65,22%; 08 đảng viên
thực hiện chưa tốt nội dung giám sát, chiếm 34,78.
Nội dung giám sát: Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của cấp ủy
về công tác xây dựng Đảng; phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
2.3.2- Giám sát chuyên đề
- Giám sát tổ chức đảng:
UBKT các cấp giám sát 484 tổ chức đảng (06 ban cán sự đảng, đảng đoàn,
13 ban thường vụ huyện ủy, 78 đảng ủy cơ sở, 387 chi bộ); trong đó, UBKT
Tỉnh ủy giám sát 36 tổ chức, UBKT huyện ủy và tương đương giám sát 97 tổ
chức; UBKT đảng ủy cơ sở giám sát 347 tổ chức. Kết quả giám sát: Có 479 tổ
chức thực hiện tốt nội dung giám sát, chiếm 98,97%; 05 tổ chức có dấu hiệu vi
phạm, chiếm 1,03%, phải chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
10
Nội dung giám sát: Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,
kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế làm việc, nguyên
tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây
dựng nông thôn mới
- Giám sát đảng viên:
UBKT các cấp giám sát 515 đảng viên, có 192 cấp ủy viên (09 Tỉnh ủy viên;
28 huyện ủy viên và tương đương; 48 đảng ủy viên, 107 chi ủy viên cơ sở); trong
đó, UBKT Tỉnh ủy giám sát 44 đảng viên, UBKT huyện ủy và tương đương giám
sát 95 đảng viên, UBKT đảng ủy cơ sở giám sát 370 đảng viên, chi bộ giám sát 06
đảng viên. Kết quả giám sát: Có 507 đảng viên thực hiện tốt nội dung giám sát,
chiếm 98,45%; 08 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, chiếm 1,55%, phải chuyển
sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 06 trường hợp, chiếm 75%.
Nội dung giám sát: Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,
kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế làm việc, nguyên

tắc tập trung dân chủ; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao; những điều đảng viên không được làm
Nhiệm vụ giám sát tổ chức đảng và đảng viên được UBKT các cấp quan
tâm thực hiện, từng cuộc giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định,
được nâng lên chất lượng. Qua giám sát, đã làm rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết
điểm của tổ chức đảng và đảng viên; giúp cấp ủy nhận xét, đánh giá đúng tình
hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng cấp dưới, đồng thời cảnh báo,
nhắc nhở tổ chức đảng và đảng viên khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và
ngăn ngừa vi phạm có hiệu quả.
- Thi hành kỷ luật trong Đảng
+ Đối với tổ chức đảng:
Cấp ủy các cấp thi hành kỷ luật 06 tổ chức đảng (02 đảng ủy cơ sở, 04 chi bộ.
Hình thức: Khiển trách 04, chiếm 66,67%; cảnh cáo 02, chiếm 33,33% so với số bị
thi hành kỷ luật; trong đó, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy thi hành kỷ luật 03 tổ
chức; đảng ủy cơ sở thi hành kỷ luật 02 tổ chức.
Nội dung vi phạm: Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng
03 trường hợp, chiếm 50%; chính sách, pháp luật của Nhà nước 02 trường hợp,
chiếm 33,33%; quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ
01 trường hợp, chiếm 16,67%.
+ Đối với đảng viên:
Cấp ủy và UBKT các cấp kỷ luật 931 đảng viên, có 269 cấp ủy viên (03
Tỉnh ủy viên; 22 huyện ủy viên và tương đương; 132 đảng ủy viên, 112 chi ủy
viên cơ sở); trong đó, khiển trách 321, chiếm 34,48%; cảnh cáo 329, chiếm
35,34%; cách chức 88, chiếm 9,45%; khai trừ 193, chiếm 20,73%. Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật 08 đảng viên; UBKT Tỉnh ủy kỷ luật 08
đảng viên; huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy thi hành kỷ luật 113 đảng viên;
UBKT huyện ủy và tương đương kỷ luật 280 đảng viên; đảng ủy cơ sở và chi bộ
11
thi hành kỷ luật 522 đảng viên; trong số đảng viên bị kỷ luật có 42 trường hợp bị
phạt tù; 03 trường hợp xử lý hành chính.

Nội dung vi phạm: Nguyên tắc tập trung dân chủ; phẩm chất đạo đức, lối
sống; những điều đảng viên không được làm; tham nhũng, cố ý làm trái; thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo; đất đai; tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây
dựng cơ bản; bỏ công tác, bỏ sinh hoạt đảng
Cấp ủy, UBKT các cấp thực hiện thi hành kỷ luật đảng viên cơ bản đúng
phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền; sau khi bị kỷ
luật đa số đảng viên đã nhận thức được hành vi vi phạm, đồng tình với hình thức
kỷ luật, chấp hành nghiêm túc quyết định kỷ luật, có biện pháp khắc phục, sửa
chữa khuyết điểm, vi phạm khá tốt.
- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên
+ Giải quyết tố cáo tổ chức đảng
Tổng số tổ chức đảng bị tố cáo phải giải quyết 06 tổ chức; trong đó, UBKT
Tỉnh ủy giải quyết 04 trường hợp, UBKT huyện ủy giải quyết 02 trường hợp. Qua
giải quyết, kết luận: Tố sai 01 trường hợp, chiếm 16,67%; tố đúng và đúng một
phần 05 trường hợp, chiếm 83,33% so với số giải quyết; trong đó, tố đúng có vi
phạm 01 trường hợp, chiếm 20%, nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, đề
nghị rút kinh nghiệm.
Nội dung tố cáo: Việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế làm việc, nguyên tắc tập
trung dân chủ, đoàn kết nội bộ; bao che cán bộ.
+ Giải quyết tố cáo đảng viên
Tổng số 211 đảng viên bị tố cáo phải giải quyết, có 126 cấp ủy viên (01
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, 04 Tỉnh ủy viên; 31 huyện ủy viên và tương
đương; 55 đảng ủy viên, 35 chi ủy viên cơ sở); trong đó, UBKT Tỉnh ủy giải
quyết 13 trường hợp, UBKT huyện ủy và tương đương giải quyết 87 trường
hợp, UBKT đảng ủy cơ sở giải quyết 111 trường hợp. Qua giải quyết, kết luận:
Chưa có cơ sở kết luận 35 trường hợp, chiếm 16,59%; tố sai 44 trường hợp,
chiếm 20,85%; tố đúng và đúng một phần 132 trường hợp, chiếm 62,56%; trong
đó, tố đúng có vi phạm 87 trường hợp, chiếm 65,91%; phải thi hành kỷ luật 49
trường hợp, chiếm 56,32% so với số có vi phạm, đã thi hành kỷ luật.

Nội dung tố cáo: Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; phẩm chất
đạo đức, lối sống; đoàn kết nội bộ; những điều đảng viên không được làm; tham
nhũng, cố ý làm trái; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo; đất đai
UBKT các cấp thực hiện khá tốt công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức
đảng và đảng viên; các vụ việc được giải quyết bảo đảm tính chính xác, khách
quan, làm rõ đúng, sai, giúp đảng viên có vi phạm kịp thời khắc phục sửa chữa
khuyết điểm.
- Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
12
Tổng số đảng viên khiếu nại về kỷ luật đảng phải giải quyết 22 trường
hợp. Trong đó, UBKT Tỉnh ủy giải quyết 03 trường hợp; huyện ủy, ban thường
vụ huyện ủy và tương đương giải quyết 09 trường hợp; UBKT huyện ủy và
tương đương giải quyết 10 trường hợp. Qua giải quyết, kết luận: Giữ nguyên
hình thức kỷ luật 11 trường hợp, chiếm 50%; giảm hình thức kỷ luật 08 trường
hợp, chiếm 36,36%; xóa bỏ hình thức kỷ luật 03 trường hợp, chiếm 13,64%.
Nội dung khiếu nại: Hình thức kỷ luật nặng 11 trường hợp, chiếm 50%;
nguyên tắc, thủ tục 07 trường hợp, chiếm 31,82%; xin chiếu cố 04 trường hợp,
chiếm 18,18%.
Cấp ủy, UBKT các cấp thực hiện việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng
đảm bảo quy trình, nguyên tắc, thủ tục đúng theo quy định của Đảng.
- Kiểm tra tài chính đảng
+ Kiểm tra thu, chi ngân sách
UBKT các cấp kiểm tra 26 tổ chức đảng (07 ban thường vụ huyện ủy, 02
cơ quan tài chính huyện ủy, 17 đảng ủy cơ sở); trong đó, UBKT Tỉnh ủy kiểm tra
09 tổ chức, UBKT huyện ủy và tương đương kiểm tra 17 tổ chức. Qua kiểm tra,
kết luận: Có 11 tổ chức vi phạm, chiếm 42,31%; số tiền vi phạm 553,798 triệu
đồng (trong đó, chi sai chế độ 277,792 triệu đồng, vi phạm khác 276,006 triệu
đồng); đề nghị hạch toán lại 276,006 triệu đồng; giao đơn vị xử lý 277,792 triệu
đồng.
Nội dung kiểm tra: Tài chính của cấp ủy; tài chính của đơn vị hành chính;

xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản
+Kiểm tra việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí
UBKT các cấp kiểm tra 800 tổ chức đảng (03 ban thường vụ huyện ủy,
142 đảng ủy cơ sở, 655 chi bộ); trong đó, UBKT Tỉnh ủy kiểm tra 03 tổ chức,
UBKT huyện ủy và tương đương kiểm tra 318 tổ chức, UBKT đảng ủy cơ sở
kiểm tra 479 tổ chức. Qua kiểm tra, kết luận: Có 248 tổ chức vi phạm, chiếm 31%;
số tiền vi phạm 12,457 triệu đồng; đề nghị xuất toán thu hồi 9,237 triệu đồng;
giao đơn vị xử lý 3,220 triệu đồng.
Qua kiểm tra việc thu, chi ngân sách; thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng
phí, đã giúp các tổ chức đảng được kiểm tra phát huy ưu điểm và khắc phục
khuyết điểm, có biện pháp chấn chỉnh đi vào nền nếp; bảo đảm công tác tài chính
phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho hoạt động của Đảng.
2.1.2- Hạn chế, tồn tại:
- Còn một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác kiểm tra, giám sát của đảng; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác
kiểm tra, giám sát còn những hạn chế.
- Một vài tổ chức đảng chưa thật sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng, nhất là khâu tự kiểm tra, giám sát. Công tác tuyên truyền, giáo dục,
13
kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên từng lúc thiếu thường xuyên, chưa chặt chẽ
dẫn đến còn một số cán bộ, đảng viên vi phạm.
- Ủy ban kiểm tra các cấp từng lúc, từng nơi chưa làm tốt vai trò tham
mưu giúp cấp ủy, nhiệm vụ do cấp ủy giao. Trong thực hiện nhiệm vụ đôi lúc
còn bị động, hiệu quả chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp, nhất là cán bộ kiểm tra
chuyên trách còn thiếu, một bộ phận yếu về trình độ, năng lực, biện pháp khắc
phục còn chậm.
2.2- Về thuận lợi và khó khăn
a- Thuận lợi :
- Trung ương đã kịp thời ban hành và triển khai các nghị quyết, quy định,

quyết định, kết luận về công tác kiêm tra, giám sát đến các cấp ủy và ủy ban
kiểm tra các địa phương.
- Tình hình kinh tế, xã hội có bước phát triển theo hướng bền vững; đời
sống đại bộ phận của nhân dân ngày càng được cải thiện; quốc phòng - an ninh
được giữ vững; hệ thống chính trị trong tỉnh được củng cố, kiện toàn, khối đại
đoàn kết được phát huy.
b- Khó khăn:
- Địa bàn rộng, sông ngòi chằng chịt, một bộ phận khá lớn dân cư sống
không không tập trung, nên tổ chức công tác tuyên truyền và thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát cũng gặp nhiều khó khăn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra
còn nhiều khó khăn. Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho ngành kiểm tra chưa
đảm bảo.
2.3- Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, tồn tại
a- Nguyên nhân ưu điểm:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng; Ủy ban Kiểm
tra Trung ương hướng dẫn kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ công tác kiểm tra,
giám sát cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp và nổ lực phấn đấu của từng
thành viên trong cấp ủy, cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp trong tỉnh. Sự phối
hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan; sự tích cực chủ động của UBKT
các cấp trong tỉnh. Cấp ủy, UBKT các cấp kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra biện
pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế qua việc sơ kết công tác kiểm tra, giám sát
hằng quý, sáu tháng, năm.
- Các cấp ủy quan tâm lãnh đạo hệ thống chín trị phối hợp thực hiện
nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát ngày càng được tăng cường.
b- Nguyên nhân hạn chế, tồn tại:
14
- Nhận thức của một số ít cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; chưa thực sự chủ động và thường

xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các ban đảng và cấp ủy cấp dưới trong triển khai thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Một số UBKT từng lúc thiếu chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát và nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy. Công tác nắm tình hình, phát
hiện dấu hiệu vi phạm có lúc còn bị động, chưa kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra cơ sở còn kiêm nhiệm nhiều việc,
trình độ năng lực còn hạn chế; chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình hiện nay.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ kiểm tra từ cấp huyện và
tương đương trở lên để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra các cấp
chưa đáp ứng yêu cầu.
Phần III : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU, NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU, TRONG THỜI KỲ MỚI
1- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5
(khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; cấp ủy, UBKT các
cấp trong tỉnh nắm vững quan điểm của Đảng “kiểm tra, giám sát là nội dung
quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ
thường xuyên của toàn Đảng. Trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng
đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành”. Đặc biệt trong tình hình hiện nay,
tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên đang làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Do vậy, các cấp ủy, trước hết là người
đứng đầu cấp ủy cần nhận thức thật đầy đủ, chủ động và trực tiếp triển khai,
thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về công tác kiểm tra, giám sát.
2- Đổi mới và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác kiểm tra, giám
sát của các cấp ủy; đổi mới hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát sao cho phù
hợp, hiệu quả. Trước mắt tiếp tục tập trung triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng,
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, các quy định của Trung
ương, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát đến các tổ
chức đảng, đảng viên trong đảng bộ; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương

trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp mình trong nhiệm kỳ và hằng
năm; đồng thời phân công cán bộ, tổ chức thực hiện bảo đảm đạt hiệu quả thiết
thực.
3- UBKT các cấp trong tỉnh cần nắm vững chức năng nhiệm vụ, trách
nhiệm, thẩm quyền; đồng thời tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo
của UBKT cấp trên, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng,
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên, trước hết tập trung kiểm tra, giám sát ở những nơi dễ xảy ra vi phạm,
15
nơi có dấu hiệu ban hành những văn bản trái với quy định, có biểu hiện bao che
cho vi phạm.
Cần chú trọng kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu
hiệu vi phạm, đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát. Tăng
cường mở rộng phạm vi và đối tượng giám sát, coi trọng giám sát thường xuyên,
kịp thời cảnh báo ngăn ngừa những khả năng xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Xử
lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm. Tập trung giải quyết tốt các
đơn thư tố cáo, khiếu nại của đảng viên và nhân dân, chú ý những nơi có những
vấn đề nổi cộm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của nhân dân.
4- Cấp ủy, UBKT các cấp tăng cường, thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ và quy trình, quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật đảng, đều phải chịu
sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Các tổ chức đảng vừa là chủ thể, vừa là đối
tượng kiểm tra, giám sát; do đó, quá trình thực hiện phải vận dụng tốt mối quan
hệ giữa tự giác và bắt buộc, giữa tự phê bình và phê bình, coi trọng công tác
giáo dục chính trị tư tưởng. Phải thực hiện đúng quy trình, phương hướng,
phương châm, nguyên tắc, thủ tục trong công tác kiểm tra, giám sát, quá trình
thực hiện phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ.
5- Tăng cường sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác

kiểm tra, giám sát của Đảng. Các tổ chức đảng, đảng viên phải nhận thức đầy
đủ, đúng đắn mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với dân, khi nhân dân thực hiện
được vai trò giám sát, tham gia góp ý xây dựng Đảng thì tạo nên mối quan hệ
gần gũi, gắn bó hơn giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; cần phát huy mạnh mẽ
vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội vào việc xây dựng
các chủ trương, chính sách, nghị quyết, nhất là những giải pháp chống suy thoái
về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời kiên quyết đấu
tranh và xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên hoặc tổ chức đảng, cơ quan, đơn
vị có hành vi cản trở hay đối phó với sự giám sát, phản ánh của nhân dân đối với
những sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên.
6- Tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm
công tác kiểm tra, giám sát; đầu tư xây dựng bố trí nơi làm việc đảm bảo; kinh
phí, phương tiện hoạt động, mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ
cho công tác, nhất là ở xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng tốt việc thực hiện
nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình hiện nay.
7- Tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm
công tác kiểm tra, giám sát; đầu tư xây dựng bố trí nơi làm việc đảm bảo; kinh
phí, phương tiện hoạt động, mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ
cho công tác, nhất là ở xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng tốt việc thực hiện
nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình hiện nay.
C- KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
16
1- Đề xuất, kiến nghị
- Đối với Trung ương:
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp đạo tạo cán bộ chuyên ngành kiểm tra hệ
chính quy tại Học viện về số lượng lớp và số lượng học viên nhiều hơn; đồng
thời hổ trợ cho tỉnh mở lớp đào tạo cán bộ chuyên ngành kiểm tra hệ vừa học,
vừa làm tại tỉnh, nhằm tăng cường nhân lực, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra,
giám sát.

+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chỉ đạo xây dựng giáo trình, tổ chức tập
huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cấp ủy theo phân cấp quản lý cán bộ, trong
nhiệm kỳ đại hội đảng hoặc hàng năm để đội ngũ cấp ủy các cấp nắm vững nội
dung công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thực hiện tốt hơn thời gian tới.
+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn chuyên đề học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra của Đảng,
nhằm thống nhất nội dung triển khai thực hiện trong toàn Ngành Kiểm tra Đảng.
+ Rà soát bổ sung, sửa đổi một số văn bản không còn phù hợp, ban hành
quy định về cơ chế quản lý tài sản của Đảng phù hợp với tình hình thực tế.
+ Xây dựng quy định những điều không được làm, những chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra; quy tắc ứng xử của cán bộ làm công tác
kiểm tra; đề nghị với cấp có thẩm quyền xem xét ban hành những quy định về
bảo vệ cán bộ kiểm tra của Đảng trong thi hành nhiệm vụ.
+ Cần xem xét lại quy trình thi hành kỷ luật đảng, vì hiện nay quy trình kỷ
luật khá dài, gây mất thời gian, làm hạn chế tính kịp thời.
+ Qua nghiên cứu quy định giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng
viên của UBKT trong hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng (khóa XI).
Nhận thấy, còn một số vấn đề chưa được cụ thể, chi tiết. Do đó, cần quy định rõ
một số nội dung trong giải quyết tố cáo, như:
Trường hợp người tố cáo không biết chữ đến tố cáo trực tiếp, phải được
điểm chỉ để xác nhận vào văn bản được ghi lại nội dung tố cáo đó là của mình.
Vì theo quy định, người tố cáo phản ảnh trực tiếp phải được ghi bằng văn bản,
người tố cáo phải ký tên chịu trách nhiệm vào văn bản.
Quy định cụ thể hơn hình thức người tố cáo có quyền được nhận thông báo
kết luận về nội dung tố cáo đã được giải quyết. Vì theo quy định, sau khi giải
quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng
hình thức thích hợp là chưa cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa quy định của Đảng
và Luật Tố cáo (Luật Tố cáo quy định người tố cáo có quyền nhận thông báo kết
luận nội dung tố cáo).

- Đối với tỉnh:
+ Tăng thêm biên chế cho UBKT cấp huyện; vì Chương trình công tác
17
kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT huyện ủy hằng năm đều tăng hơn năm
trước, nhưng cán bộ kiểm tra lại ít. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả
thực hiện nhiệm vụ của Ngành Kiểm tra.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc cho
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là cấp huyện và cơ sở.
+ Chỉ đạo UBKT cấp huyện tham mưu cho cấp ủy đào tạo cán bộ có
nghiệp vụ tài chính ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, để thực hiện công tác kiểm
tra tài chính đảng có hiệu quả hơn.
2- Kết luận:
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã khẳng định: Kiểm tra,
giám sát là chức năng Lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám
sát thì coi như không lãnh đạo; vì vậy, quan điểm xuyên suốt và nhất quán của
Đảng ta, công tác kiểm tra, giám sát là tất yếu khách quan, là yêu cầu không thể
thiếu đối với hoạt động của Đảng, từ đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
- Công tác kiểm tra, giám sát rất có tác dụng trong việc nhắc nhở, phòng
ngừa khuyết điểm vi phạm từ rất sớm, từ khi mới manh nha, nhằm đảm bảo cho
chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định của Đảng, của
các cấp ủy được chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao
trong thực tiễn. Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những biện pháp hữu
hiệu góp phần bảo đảm tính đúng đắn về đường lối lãnh đạo của Đảng, là một
giải pháp tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn những sai lầm, lệch lạc, khuyết
điểm vi phạm của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần tích cực
trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp
trong tỉnh Cà Mau đã và đang là mối quan tâm của Đảng bộ và Ủy ban kiểm tra
các cấp trong tỉnh. Do đó các cấp ủy đảng phải tăng cường thường xuyên tổ

chức sơ, tổng kết để kịp thời rút ra được những nguyên nhân ưu, khuyết điểm và
bài học kinh nghiệm thực tiễn, đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Để cấp ủy lãnh đạo, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn, cần phải nhận
thức sâu sắc về tầm quan trọng, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của công tác kiểm
tra, giám sát, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra
trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; có kiểm tra, giám sát tốt
thì mới phát hiện được các vấn đề của mặt trái từ lúc còn manh nha. Bảo đảm cho
Đảng bộ, trước hết là trong cấp ủy phòng ngừa được chệch hướng; ngăn ngừa sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Để nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra trên địa bàn tỉnh
Cà Mau trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp
thực tế, trong đó có hệ thống giải pháp đã nêu trong đề tài này, cần lưu ý: giải
pháp tăng cường chỉ đạo, quán triệt nâng cao nhận thức cho các cấp ủy về công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng
18
nguồn nhân lực và chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ cơ quan Ủy
ban kiểm tra các cấp, có vị trí quan trọng cho việc nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát ở địa phương hiện nay.
Hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra, giám sát của của Đảng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
thắng lợi mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hồ Chí Minh- Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1986.
2- Văn kiện Đại hội VI của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.
3- Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2011.
4- Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung

ương về thi hành Điều lệ Đảng khóa XI.
5- Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung
ương ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI.
6- Tài liệu nghiệp vụ dùng cho cấp trên cơ sở của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, Nxb tài chính, Hà Nội, 2011.
7- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV, ngày
30/10/2010.
8- Báo cáo số 113-BC/TU, ngày 18/6/2011 của Tỉnh ủy Cà Mau Sơ kết 03
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng.
9- Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát từ năm 2010 đến năm
2013 của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Cà Mau.
Xác nhận của Chủ tịch Người viết đề tài
Hội đồng sáng kiến Cơ quan
19
Trần Thanh Trí Phạm Minh Quang
20

×