Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 134 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
***








NGUYỄN ĐĂNG MINH XUÂN


GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN MỸ HẠNH

TP.HCM, năm 2009
Họ và tên học viên: Nguyễn Đăng Minh Xuân.
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng.


Đề tài luận văn: Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả công tác xoá
đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Long An.
Những điểm mới hoặc kết quả đạt được
khi nghiên cứu đề tài luận văn
Qua nghiên cứu luận văn, có một số điểm mới và kết quả đạt được
như sau:
- Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về nghèo đói và
xoá đói giảm nghèo dưới góc độ tài chính. Phân tích một cách có hệ thống
kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Long An
dưới góc độ tài chính. Qua đó, đề xuất những giải pháp về tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh trong
thời gian tới.
- Qua nghiên cứu, Luận văn đã có một số khuyến cáo với tỉnh Long
An trong việc chỉ đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển
kinh tế xã hội của Tỉnh trong thời gian tới.
- Đề tài cũng đã có những đề xuất với Trung ương để nâng cao hiệu
quả công tác xoá đói giảm nghèo.
- Đề tài được Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ đánh giá là có tính thời
sự; viết công phu, nghiêm túc; giải pháp toàn diện và khả thi.


Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
I -

SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh
MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU
1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CHIẾN
LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM

1.1. NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

1.1.1 Khái niệm đói, nghèo ….…………………………………… 3
1.1.2 Ý nghĩa công tác xoá đói giảm nghèo………………………

4
1.1.3. Giải pháp tài chính để thực hiện công tác XĐGN………

5
1.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO GIAI ĐOẠN 1998 – 2010


1.2.1 Phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo đói của Việt Nam……

5
1.2.2 Thực trạng đói nghèo của Việt Nam vào giai đoạn 1998-
2000……………………………………………………………………… 6
1.2.3 Nguyên nhân nghèo đói và Chủ trương của Nhà nước
Việt Nam về xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2010… …………… 8
1.2.4 Một số giải pháp chính để thực hiện chiến lược XĐGN…

14
1.3. KINH NGHIỆM VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TRUNG
QUỐC:



1.3.1 Kinh nghiệm công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Trung
Quốc……………………………………………………………………… 17
1.3.2 Chính sách tài chính đối với công cuộc xoá đói giảm
nghèo ở Trung Quốc: ……………………………………………………

20
1.4. KINH NGHIỆM CUNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO CỦA
NGÂN HÀNG GRAMEEN BANK (GB) – BANGLADESH

22
1.5. SO SÁNH CHIẾN LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIỮA VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC


Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
II -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

1.5.1 Điểm khác nhau ……………………………………………. 24
1.5.2 Điểm giống nhau……………………………………………. 24
1.5.3 Ưu điểm …………………………………………………… 24
1.5.4 Hạn chế …………………………………………………… 25
Kết luận chương I
26
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN (GIAI ĐOẠN 1998 – 2008)

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH LONG AN TỪ NĂM 1998 ĐẾN 2008:


2.1.1. Vị trí địa lý:…………………… ……………………… 28
2.1.2 Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội:………………. 29
2.2 HIỆN TRẠNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN NĂM 1998.


2.2.1 Hiện trạng đói nghèo năm 1998:…… ………………… 30
2.2.2 Một số đặc điểm và nguyên nhân về đói nghèo trên địa
bàn tỉnh………….………………………………………………………… 31
2.3. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 1998 – 2008


2.3.1 Khái quát các giai đoạn thực hiện chủ trương xoá đói
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh……… …………………………………… 36
2.3.2 Tổ chức thực hiện xoá đói giảm nghèo (giai đoạn 1998 -
2000) … …………………………………………………………………
37
2.3.3 Thực hiện chương trình XĐGN-GQVL (giai đoạn 2001-
2005)… …………………………………………………………………… 41
2.3.4 Chương trình Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm
của Tỉnh giai đoạn 2006 – 2010……………………………… …………

46
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN (1998 – 2008).



2.4.1. Một số thành tựu nổi bật ………………………………… 50
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
III -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

2.4.2 Một số tồn tại - hạn chế……………………… …………… 52
2.4.3 Bài học kinh nghiệm.………………………… …………… 55
Kết luận chương II
57
Chương III:
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN.


3.1. MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CHỦ
TRƯƠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG THỜI GIAN TỚI:


3.1.1 Thuận lợi:…………………………………………………… 59
3.1.2 Khó khăn:………………… ……………………………… 60
3.2. CƠ SỞ, QUAN ĐIỂM ĐỂ RA NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO:


3.2.1 Những cơ sở đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động xoá đói giảm nghèo…………………………………………….


61
3.2.2 Các quan điểm đề ra giải pháp:…………………………….

63
3.3. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN.

3.3.1. Giải pháp về tài chính………….…………………… 64
3.3.2 Các giải pháp bổ trợ khác…………………… ….……… 70
3.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỈNH:……………………

76
3.5 KIẾN NGHỊ VỚI TRUNG ƯƠNG……………………………… 77
Kết luận chương III
78
KẾT LUẬN………………… ………………………………………….

79
Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
IV -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

DANH MỤC PHỤ LỤC



Nội dung Trang

Bảng 1: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo
giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

1
Bảng 2: Tỷ lệ nghèo phân theo khu vực cả nước
2
Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế
phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
3
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2000 –
2008.
4
Bảng 5: Chỉ tiêu tăng trưởng - giảm nghèo (giai đoạn 1998-2008)
5
Bảng 6: Danh mục xã nghèo năm 2008
6
Bảng 7: Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
tỉnh Long An 2008
7
Bảng 8: Tình hình đời sống người dân trong vùng giải phóng mặt
bằng phát triển công nghiệp - đô thị
8
Ảnh 1: Cụm dân cư Tà Nu – xã Hưng Điền A - huyện Vĩnh Hưng,
tỉnh Long An.
9
Ảnh 2: Lễ trao tặng nhà “Đại đoàn kết” tại Huyện Mộc Hoá –
Long An.

10
Ảnh 3: Đêm vận động “Nối Vòng Tay Nhân Ái”
10
Kết quả điều tra hộ nghèo tỉnh Long An năm 1997
11-24
Chương trình Giải quyết việc làm – Xoá đói giảm nghèo (giai đoạn
2001 – 2005).
25-45
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
V -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Từ viết tắt Nội dung
1 XĐGN Xoá đói giảm nghèo
2 GQVL Giải quyết việc làm
3 CPRGS
Comprehensive Poverty Reduction and
Growth Strategy
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và
xoá đói giảm nghèo.

4 GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
5 ODA

Official Development Assistace
Hỗ trợ phát triển chính thức
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
VI -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

DANH MỤC BẢNG BIỂU



STT

Tên bảng, biểu Trang
1 Biểu 1.1: Quy mô và tỷ lệ nghèo đói phân theo thành thị và
nông thôn năm 2000.
8
2 Biểu 1.2: Quy mô nghèo đói phân theo vùng năm 2000. 8
3 Biểu: 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Long An. 28
4 Biểu 2.4: Tỷ trọng hộ nghèo sống ở nông thôn tỉnh Long
An năm 1998.
32
5 Biểu 2.5 Hiện trạng tỷ lệ hộ nghèo phân theo địa phương
tỉnh Long An năm 1998.
32
6 Biểu 2.6 Tỷ trọng số hộ và số hộ nghèo của nhóm huyện
nghèo nhất so với các huyện còn lại.
32
7 Biểu 2.7: Hiện trạng nguyên nhân chính tác động đến

nghèo đói của các hộ gia đình năm 1998.
33
8 Biểu 2.8: Ngành nghề chính của các hộ nghèo năm 1998. 33
9 Bảng 2.9 Hiện trạng nghèo tỉnh Long An năm 1998. 34
10 Bảng 2.10 Kết quả tổ chức thực hiện XĐGN giai đoạn
1998-2000.
38
11 Bảng 2.11 Kết quả tổ chức thực hiện XĐGN giai đoạn
2001-2005.
45
12 Bảng: 2.12 Một số chỉ tiêu chủ yếu về XĐGN- GQVL giai
đoạn 1998 – 2008.
50

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
1 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

LỜI MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những chính sách xã hội cơ
bản của Quốc gia, những năm qua, Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện bằng Chương trình Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm (XĐGN-
GQVL) về cơ bản đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức xúc đặt ra từ thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hiện vẫn còn một bộ phận nhân dân
đang sống trong tình trạng khó khăn, không có, hoặc thiếu việc làm, có mức thu

nhập thấp, trong đó không ít gia đình đã và đang rơi vào cảnh nghèo khổ.
Vì vậy, XĐGN là một yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Tỉnh; đó
không chỉ là vấn đề xã hội mang tính nhân đạo mà còn là mục tiêu hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Long An là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ XĐGN, tuy
nhiên thời gian qua kết quả thực hiện XĐGN còn nhiều mặt hạn chế, nhất là
trên lĩnh vực tài chính (huy động vốn, đầu tư, hỗ trợ vùng nghèo, người
nghèo…). Để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên và đề ra giải pháp
khắc phục trong thời gian tới tôi đã chọn đề tài:
“Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh Long An”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra những thành tựu, cũng như những
hạn chế trong việc thực hiện Chương trình XĐGN-GQVL trên địa bàn tỉnh thời
gian qua, nhất là trên lĩnh vực tài chính (huy động vốn, đầu tư công, thực hiện
các chính sách hỗ trợ…), từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị với Tỉnh có
sự điều chỉnh trong chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN trong thời gian tới, nhằm
nâng cao hiệu quả công tác XĐGN, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế
- xã hội một cách bền vững.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
2 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thiết kế nghiên cứu theo các bước sau:
- Chủ trương về XĐGN của Cả Nước. Kinh nghiệm XĐGN của Trung
Quốc.

- Phân tích – đánh giá thực trạng thực hiện Chương trình XĐGN-GQVL
của tỉnh Long An trong giai đoạn 1998 – 2008. Đề xuất những giải pháp trong
thời gian tới.
- Kết luận và kiến nghị.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là: Chương trình XĐGN-GQVL trên
địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn 1998 – 2008.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá một cách có hệ thống việc triển khai thực hiện chương trình
XĐGN-GQVL của tỉnh trong thời gian qua để tìm ra những hạn chế - yếu kém
cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để thực hiện có hiệu quả hơn
chương trình XĐGN-GQVL trong thời gian tới, góp phần ổn định xã hội, phát
triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
- Tài liệu tham khảo cho lãnh đạo Tỉnh Long An để đề ra các cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài mở đầu và kết luận, Đề tài được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về xoá đói giảm nghèo và chiến lược xoá đói
giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Long An (giai đoạn 1998 – 2008).
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm
nghèo trên địa bản tỉnh Long An.

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
3 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh


Chương I: TỔNG QUAN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
VÀ CHIẾN LƯỢC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM

1.1. NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.
1.1.1 Khái niệm đói nghèo:
- Nghèo: Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư thiếu ăn nhưng
không đứt bữa; mặc thì không lành và không đủ ấm; ở nhà rách nát và không
có đủ khả năng sản xuất.
Một cách hiểu khác: Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức
sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng quy định còn tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, từng thời kỳ tức là tuỳ thuộc vào từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả quốc gia.
Tóm lại: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”. Theo khái niệm này, không có chuẩn nghèo chung cho
mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
mỗi nước và thay đổi theo thời gian, không gian.
- Đói: Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống cực thấp,
dưới mức tối thiểu của nhu cầu: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thậm chí
không có nhà ở, không đủ hàm lượng Calo cung cấp cho hàng ngày (2.100
Kcal/người/ngày).
- Xã nghèo (đối với Việt Nam): Xã nghèo là xã có một trong những đặc
trưng sau: Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 40% tổng số hộ trong xã; không
có, hoặc rất yếu các cơ sở hạ tầng về đường giao thông; điện thấp sáng, trường
học, trạm y tế, nước sinh hoạt, chợ.
- Nghèo theo chuẩn Quốc tế: Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát
triển xã hội tổ chức tại Copenhangen, Đan Mạch tháng 3-1995 đã đưa ra khái
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -

4 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

niệm về nghèo cụ thể hơn như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu
nhập thấp hơn 1 USD/mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”
(1)
.
1.1.2. Ý nghĩa công tác xoá đói giảm nghèo.
Đói nghèo là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của các quốc gia trên
thế giới, nhất là đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đói nghèo
gây hậu quả nghiêm trọng đến phát triển quốc gia, phát triển giống nòi và ổn
định chính trị, xã hội. Người nghèo khó có các điều kiện để tiếp cận hoặc tiếp
cận ở mức thấp các thành tựu về kinh tế - xã hội (từ những nhu cầu thiết yếu
cuộc sống như lương thực thực phẩm, nhà ở, quần áo…; đến các điều kiện học
hành, văn hoá, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc…). Từ đó cuộc sống rất
khó khăn, khó có cơ hội để phát triển. Nhiều người nghèo không chỉ làm cho
quốc gia nghèo mà còn là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, cản trở sự phát
triển đi lên của đất nước; một số trường hợp gây mất ổn định chính trị.
Do đó, XĐGN có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với bản thân người nghèo,
thoát nghèo là điều kiện để tiếp cận, thụ hưởng được các thành tựu kinh tế - xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi để vươn lên và phát triển. Đối với quốc gia, giải
quyết tốt công tác XĐGN góp phần để quốc gia ổn định và phát triển.
1.1.3 Giải pháp tài chính để thực hiện công tác XĐGN:
Các giải pháp tài chính thường được áp dụng để thực hiện công tác
XĐGN là:
- Huy động các nguồn vốn chăm lo công tác XĐGN (vốn Nhà nước, vốn
các thành phần kinh tế, vốn trong dân…).

- Đầu tư có mục tiêu, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nghèo, vùng khó
khăn để người nghèo có điều kiện thuận lợi vươn lên thoát nghèo.


1
Nguồn: Định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, ThaiLand tháng 9/1993.
Chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo 1998 – 2000. Chiến lược CPRGS.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
5 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

- Phát triển các ngành, lĩnh vực; sử dụng chính sách tín dụng, thuế thu
hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại các vùng nghèo để người nghèo có việc
làm, tăng thu nhập và thoát nghèo.
- Thực hiện các chính sách tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo
nghề, giải quyết việc làm để người nghèo vươn lên thoát nghèo.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp về giáo dục, y tế, nhà ở…;
thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội…
1.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO GIAI ĐOẠN 1998 - 2010:
1.2.1: Phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo đói của Việt Nam:
- Theo chuẩn quốc tế: Phương pháp xác định đường đói nghèo của Việt
Nam thực hiện theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới
xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt
Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998); có hai đường đói nghèo:
+ Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm (chuẩn nghèo thấp): được
xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y

tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho
mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những
người có mức chi tiêu
dưới mức chi cần thiết (thường được xác định bằng trị
giá của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn
duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2.100kcal) gọi là
nghèo về lương thực, thực phẩm.
+ Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi
lương thực, thực phẩm (gồm nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, văn
hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc, v.v ). Tính cả chi phí này với đường
đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung.
- Chuẩn nghèo áp dụng trong các Chương trình xoá đói giảm nghèo:
Dựa vào chuẩn nghèo đói của Việt Nam theo chuẩn quốc tế; căn cứ vào tình
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
6 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

hình thực tế của cả nước; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam tiến
hành khảo sát và đưa ra chuẩn nghèo đói để áp dụng chung (chuẩn nghèo được
xác định là chuẩn nghèo chung). Qua từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình thực
tế của cả Nước (mức sống, giá cả hàng hoá, tình hình phát triển kinh tế - xã
hội…) và các phương pháp xác định chuẩn đói nghèo nêu trên, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội Việt Nam tiến hành khảo sát và điều chỉnh chuẩn nghèo
đói cho phù hợp. Theo đó chuẩn nghèo được xác định qua các năm như sau:
+ Năm 1997 (áp dụng cho thời kỳ 1996-2000): Hộ nghèo là hộ có thu
nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn miền
núi, hải đảo: dưới 55 ngàn đồng/người/tháng; vùng nông thôn đồng bằng trung
du dưới 70 ngàn đồng/người/tháng; vùng thành thị dưới 90 ngàn

đồng/người/tháng. .
+ Năm 2001 (áp dụng giai đoạn 2001–2005): Vùng nông thôn miền núi,
hải đảo: dưới 80 nghìn đồng/người/tháng; các vùng đồng bằng nông thôn: dưới
100 nghìn đồng/người/tháng; khu vực thành thị: dưới 150 nghìn
đồng/người/tháng.
+ Năm 2006 (áp dụng giai đoạn 2006 – 2010): 200.000 đồng/người/
tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/ người/tháng đối với khu vực
thành thị
(2)
.
1.2.2 Thực trạng đói nghèo của Việt Nam vào giai đoạn 1998 - 2000.
- Việt Nam đước xếp vào nhóm các nước nghèo nhất trên thế giới; theo
đánh giá của Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), năm 1995 chỉ số
phát triển con người (HDI) Việt Nam xếp ở nhóm trung bình (122/174 nước
xếp hạng)
3
; tuy nhiên GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương
đương đạt thấp (xếp thứ 134/174 nước xếp hạng).

2
Nguồn: Chương trình toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ; Tìm hiểu Một số thuật
ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng: Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
3
Chỉ số HDI được tính chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: Tuổi thọ; học vấn và GDP bình quân/người (tính theo sức
mua tương đương).
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
7 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh


- Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam khá cao, đến cuối năm 1997 cả nước còn
khoảng 2,7 triệu hộ đói nghèo, chiếm 17,4% tổng số hộ của cả nước (tính theo
chuẩn quốc tế cả nước còn 37,4% hộ đói nghèo). Trong đó, số hộ đói kinh niên
khoảng 300.000 hộ chiếm 2,0% tổng số hộ, chiếm 11,1% số hộ nghèo. Cả nước
còn 1.489 xã có tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm trên 40%; 1.160 xã thiếu 6 công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường ôtô, điện thắp sáng đến trung tâm xã, trường học
cấp I, trạm xá, nước sạch sinh hoạt, chợ); 1,1 triệu người ở 745 xã thuộc diện
định canh, định cư nhưng vẫn sống theo kiểu du canh, du cư, cuộc sống bấp
bênh; 20 dân tộc thiểu số (có số người dưới 10 ngàn người) có cuộc sống đặc
biệt khó khăn

Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số
người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người.
Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn.
- Nghèo đói tập trung chủ yếu ở nông thôn, người nghèo sống chủ yếu
bằng nghề nông (trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn; Trên 80% số
người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn
lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ )).
- Ở khu vực thành thị, đa số người nghèo làm việc trong khu vực kinh tế
phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh; phần lớn
sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các
dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng ).
- Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao.
Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc
Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
8 -



SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

Biểu 1.1: Quy mô và tỷ lệ nghèo đói phân theo thành thị và nông thôn
năm 2000.

Số hộ nghèo
(nghìn hộ)
So với số hộ
trong vùng
(%)
So với tổng
số hộ nghèo
cả nước (%)
Tổng số 2.800 17,2 100
Nông thôn: 2.535 19,7 90,5
Trong đó:
- Nông thôn miền núi
785 31,3 28,0
- Nông thôn đồng bằng 1.750 16,9 62,5
Thành thị 265 7,8 9,5
(Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo).
- Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người. Mặc
dù Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, nhưng cuộc sống của cộng
đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Dân số dân tộc ít
người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% trong
tổng số người nghèo.
Biểu 1.2: Quy mô nghèo đói phân theo vùng năm 2000.
Vùng
Số hộ nghèo

(nghìn hộ)
So với tổng
số hộ trong
vùng (%)
So với tổng số
hộ nghèo trong
cả nước (%)
Tổng số 2.800

17,2

100

Vùng Tây Bắc 146

33,9

5,2

Vùng Đông Bắc 511

22,3

18,2

Vùng Đồng bằng sông Hồng 337

9,8

12,0


Vùng Bắc Trung Bộ 554

25,6

19,8

Vùng duyên hải miền Trung 389

22,4

13,9

Vùng Tây Nguyên 190

24,9

6,8

Vùng Đông Nam Bộ 183

8,9

6,6

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 490

14,4

17,5


(Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo).
1.2.3 Nguyên nhân nghèo đói và Chủ trương của Nhà nước về XĐGN
1.2.2.1 Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nghèo đói ở Việt Nam:
- Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn: người nghèo thường thiếu nhiều
nguồn lực (đất đai, lao động chất lượng thấp, vốn…), họ bị rơi vào vòng luẩn
quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
9 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng và thiếu
các thông tin, đặc biệt là thông tin về chính sách và thị trường, làm cho người
nghèo ngày càng trở nên nghèo hơn.
- Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: những người
nghèo thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt.
Thu nhập thấp dẫn đến không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong
tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh
hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con
cái nên không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai.
- Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp; và khi tiếp cận các dịch vụ về pháp lý chi
phí rất cao so với thu nhập của họ.
- Các nguyên nhân về nhân khẩu học: Đông con là một trong những đặc
điểm của các hộ gia đình nghèo. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn
theo cao, dẫn đến nguồn lực về lao động rất thiếu.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro
khác: Do nguồn thu nhập của người nghèo rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ

kém nên khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống
(mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe ); và khi
những biến cố này xảy ra sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống.
- Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ
em: Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do
bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình do ít được
tham gia các khoá tập huấn làm ăn; ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín
dụng và đào tạo… Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và
bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn.
- Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình
trạng nghèo đói trầm trọng: bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
10 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn của
đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao
động, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh.
- Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách: Chính
sách cải cách nền kinh tế mở rộng hội nhập, thu hút đầu tư… tạo áp lực cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đã làm không ít các doanh nghiệp nhỏ
và vừa bị phá sản, đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp, tác động đến đói nghèo.
Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư không đồng đều
(người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và kết quả đã làm tăng
thêm khoảng cách giàu nghèo)
4

Tóm lại: Từ phân tích thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ta có thể

tổng kết lại đặc điểm nghèo đói của Việt Nam như sau:
- Người nghèo sống chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thiếu tư liệu sản
xuất (đất đai), thiếu vốn sản xuất, trình độ sản xuất thấp kém; thiếu việc làm;
nghề nghiệp không ổn định.
- Hạ tầng vùng nghèo (giao thông, điện, nước sạch, trường học, chợ…)
thấp kém, do đó người nghèo khó có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Chênh
lệch vùng miền về đói nghèo khá lớn (người nghèo thuộc dân tộc ít người,
miền núi, vùng sâu, vùng xa cao hơn nhiều so với thành thị và đồng bằng).
- Người nghèo khó có điều kiện tiếp cận hoặc tiếp cận mức thấp về giáo
dục, y tế.
1.2.3.2 Quan điểm, các chủ trương về XĐGN của Việt Nam giai đoạn
1998 – 2010.
a) Quan điểm về XĐGN:
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi giảm nghèo là một chủ trương lớn, là
một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, mục tiêu kinh tế - xã

4
Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm
có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần
năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) – Nguồn Chiến lược CPRGS.
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
11 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

hội cấp thiết. Phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội trong
từng giai đoạn phát triển, gắn tăng trưởng với giảm nghèo. Trọng tâm chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta là một quá trình cải cách nhằm
chuyển nền kinh tế từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị

trường năng động hơn. Mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hết sức quan
trọng để khắc phục tình trạng nghèo và nhiều vấn đề khác.

- Từ khi mở cửa kinh tế, kinh tế đất nước phát triển với tốc độ khá cao,
một bộ phận dân cư đã nắm bắt cơ hội, thoát khỏi đói nghèo và vươn lên khá,
giàu; tiềm lực kinh tế đất nước ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, vẫn còn
một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc…
còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói rất cao. Do đó, đến năm 1998 Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (gọi tắt là Chương
trình giảm nghèo) đã chính thức ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó
cho đến nay. Tại Đại hội Đảng lần thứ X (2005-2010), Đảng tiếp tục khẳng
đinh: Đánh giá đúng tình trạng đói nghèo và kết quả xoá đói, giảm nghèo có ý
nghĩa thiết thực để hoàn thiện chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã
hội nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo và thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, mà Đảng ta đã khái
quát là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
- Khái niệm cơ bản của chiến lược xóa đói giảm nghèo ở nước ta là đặt
con người vào trung tâm của sự phát triển và thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá
nhân và cộng đồng. Mục tiêu chung là hướng đến phát triển toàn diện, cân đối,
và lâu dài; tập trung vào nhiệm vụ phát triển tiềm năng con người, xem con
người là động lực mạnh nhất của phát triển, là lực lượng sáng tạo, là nguồn của
cải vật chất và tinh thần của xã hội hướng đến mục tiêu cao nhất của nó là ấm
no, tự do, hạnh phúc cho con người .
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
12 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh


- Quan điểm chiến lược của chương trình xóa đói giảm nghèo không phải
là bao cấp cho người nghèo mà chủ yếu là hổ trợ bằng cách cho vay vốn,
hướng dẫn làm ăn, đào tạo nghề, tạo môi trường thuận lợi để người nghèo tự
vươn lên. Hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở nhà
nước giúp dân để nhân dân tự giúp mình và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân
đạo trong nước và quốc tế.
b) Chủ trương về XĐGN
- Giai đoạn 1998 – 2000: Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, ngày 27/3/1998, Chính phủ có Quyết định số 133/1998/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998
– 2000. Mục tiêu của Chương trình được xác định: “giảm tỷ lệ hộ đói nghèo
trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000”. Chương trình
được thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong những năm đầu tập trung ưu tiên
vào các xã nghèo, đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa.
- Giai đoạn 2001 – 2010: Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và XĐGN (Chiến lược CPRGS) để thực hiện trong
giai đoạn 2001 – 2010. Chiến lược CPRGS được cụ thể hoá thực hiện trong
giai đoạn I bằng “Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn
2001 – 2005”. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là: “tạo các điều kiện
thuận lợi, phù hợp để hổ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản
xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, XĐGN; giảm tỷ lệ thất nghiệp
ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc
làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân”. Đến năm 2005, Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, bình quân mỗi
năm giảm 1,5-2%; không để tái nghèo kinh niên. Các xã nghèo có đủ cơ sở hạ
tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
13 -



SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

sinh hoạt, chợ). Giải quyết việc làm cho 1,4 – 1,5 triệu lao động; giảm tỷ lệ thất
nghiệp thành thị xuống dưới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu
vực nông thôn lên 80% vào năm 2005.
c) Nội dung thực hiện Chương trình XĐGN: Từ những thực trạng,
nguyên nhân đói nghèo; quan điểm của nước ta về XĐGN và các Chương trình
XĐGN; trong quá trình thực hiện các Chương trình chúng ta có thể phân loại
các hoạt động thành 3 nhóm (chia theo phương thức tiếp cận và các hoạt động
theo tính chất và mức độ tác động đến mục tiêu):
- Những hoạt động trực tiếp nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo:
Trước hết là việc đảm bảo cho người nghèo đói ở vùng nông thôn sống
bằng nghề nông phải có đất canh tác, đồng thời đi đôi với hướng dẫn cách làm
ăn, cách giữ đất, phát tuy tiềm năng của đất. Mở rộng phát triển ngành nghề.
Thứ hai là hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các hộ nghèo ở thành thị và
nông thôn; đảm bảo các hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Đồng thời,
đào tạo hướng dẫn kỹ thuật, nghề cho người lao động nghèo.
Các nhóm dự án: Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; Dự án hỗ
trợ tín dụng đối với người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn (khuyến
nông, lâm ngư).
- Những hoạt động gián tiếp nhằm giảm bớt mức độ đói nghèo: Những
hoạt động này gồm hai việc chính là hỗ trợ các hộ nghèo về y tế và giáo dục.
Hỗ trợ xây dựng nhà (tình thương, đại đoàn kết); cứu trợ, cứu đói khi gặp
những bất trắc trong cuộc sống. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề, giải quyết việc làm.
Nhóm dự án: Dự án hỗ trợ về giáo dục; Dự án hỗ trợ về y tế; Các địa
phương chủ động thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở và cứu trợ nhân đạo.
- Những hoạt động vừa trực tiếp vừa gián tiếp với thời gian dài nhằm

giảm nghèo bền vững: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại dân cư. Định
canh, định cư, di dân xây dựng kinh tế mới. Nâng cao năng lực cán bộ xóa đói
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
14 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

giảm nghèo và cán bộ các xã miền núi với yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản
về kinh tế xã hội và các chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, nâng cao
năng lực quản lý, triển khai công việc có hiệu quả ở cơ sở
Nhóm dự án: Dự án định canh định cư; Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng
nghèo, sắp xếp lại dân cư; Dự án đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN.
1.2.4 Một số giải pháp chính để thực hiện chiến lược XĐGN:
1.2.4.1 Giải pháp về tài chính:
- Huy động mọi nguồn vốn chăm lo công tác XĐGN: Để triển khai thực
hiện được chiến lược về XĐGN thì giải pháp về đảm bảo tài chính có ý nghĩa
quyết định. Bên cạnh việc tập trung cân đối cho Chương trình từ nguồn ngân
sách Nhà nước, chính quyền, các hội, đoàn thể các cấp… phải tập trung huy
động từ nhiều nguồn khác, với nhiều hình thức (từ nhân dân, cộng đồng các
doanh nghiệp trong và ngoài nước; các tổ chức phi chính phủ…). Đi đôi với
huy động là tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích.
Việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công của công cuộc XĐGN
5
.
- Tập trung vốn đầu tư, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển ngành, lĩnh vực tạo
cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập:
+ Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo
trên diện rộng, trong đó: Nhà nước tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, có chính sách

hỗ trợ nông dân thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; Phát triển
mạnh lâm nghiệp; Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ.

5

Nhu cầu đầu tư của các ngành và lĩnh vực (nông nghiệp; công nghiệp và xây dựng; văn hoá – xã hội; dịch vụ;
công cộng và các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005
khoảng 840-980 nghìn tỷ đồng. Mức huy động chủ yếu từ trong nước khoảng 561 nghìn tỷ đồng, chiếm 66,8%;
huy động từ nước ngoài khoảng 279 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,2%. Trong đó huy động của khu vực Nhà nước
(đầu tư công cộng) ước khoảng 467 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, trong đó vốn Ngân sách (không kể ODA)
khoảng 123 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7%; tín dụng nhà nước (không kể ODA cho vay lại) gần 56 nghìn tỷ đồng,
chiếm 6,6%, doanh nghiệp nhà nước 162 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,3%; vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đạt
126 nghìn tỷ đồng, chiếm 15%; khu vực tư nhân trong nước khoảng 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,2%; khu vực
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 153 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội.(Nguồn Chiến CPRGS của Việt Nam).

Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
15 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho
sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đa
dạng hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông.
+ Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống
cho người nghèo: Phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là
người nghèo ở thành thị và nông thôn. Phát triển và mở rộng các mối liên kết
giữa công nghiệp và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở đô thị trên cơ sở phát

triển nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực ngành nghề truyền
thống với công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có chất lượng cao, không gây ô
nhiễm môi trường. Mở rộng các hoạt động gia công công nghiệp từ thành thị về
nông thôn.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo,
người nghèo tiếp cận các dịch vụ công. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng (giao
thông, bưu điện, điện ) tạo khả năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung vốn đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ tiếp thị và thương
mại như: cảng, kho tàng, bến bãi, chợ, thông tin thị trường nhằm giảm giá
thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản.
+ Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng cao hơn cho mọi
người; chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong giáo dục, hỗ trợ, trợ cấp
học hành cho người nghèo và các nhóm yếu thế
(6)
trong xã hội. Khuyến khích
và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho
mọi người được học thường xuyên, và có ý thức học tập suốt đời. Tăng nguồn
tài chính cho giáo dục, đào tạo.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, tăng khả
năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Tăng cường
củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tăng khả năng tiếp cận của người
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
16 -


SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đến các dịch vụ y tế cơ bản; đảm bảo công
bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Tăng cường nguồn tài chính
cho y tế. Thực hiện tốt chính sách miễn viện phí đối với đồng bào dân tộc ít

người và trẻ em dưới 6 tuổi. Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược dân số Việt Nam
giai đoạn 2001-2010.
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và cải thiện
việc cung cấp thông tin. Tập trung đầu tư xây dựng các điểm văn hóa xã, kết
hợp với hội họp và khu vui chơi.
+ Bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống trong lành cho người nghèo.
Thực hiện chiến lược quốc gia về môi trường. Kết hợp hài hoà giữa phát triển
kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong
sạch và lành mạnh.
1.2.3.2 Một số giải pháp bổ trợ khác:
- Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ phát triển mạng lưới an
sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo.
Tập trung có trọng điểm để hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người, nhóm
yếu thế khác trong xã hội; Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội; Xây dựng các
biện pháp để giúp đối tượng yếu thế cải thiện các điều kiện tham gia thị trường
lao động; Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu; Mở
rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính
phủ trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội.
- Đầu tư có trọng điểm, có chính sách hỗ trợ nhằm thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa các vùng.
Tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để các vùng phát
triển, tiến tới giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội. Ổn định và nâng
cao đời sống đồng bào dân tộc ít người. Từng bước thu hẹp khoảng cách về đời

6
Nhóm yếu thế được hiểu: là nhóm người dễ bị tổn thương và khó có điều kiện để tiếp cận một cách công bằng
đến các dịch vụ xã hội…: người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người gia neo đơn…
Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 -
17 -



SVTH: Nguyễn Đăng Minh Xuân GVHD: TS Phan Mỹ Hạnh

sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân tộc. Thực hiện bình đẳng giới, vì
sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi trẻ em.
1.3. KINH NGHIỆM XĐGN CỦA TRUNG QUỐC.
1.3.1 Kinh nghiệm công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Trung Quốc
7
:
Qua gần 30 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã trở thành một trong 6
nền kinh tế lớn nhất thế giới, đời sống của người dân không ngừng được thay
đổi và nâng cao. Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người tính theo giá
hiện hành của Trung Quốc đã tăng từ 379 NDT (tương đương 46 USD) năm
1979 lên tới 13.943 NDT (1.680 USD) năm 2005.
Hiện nay, Trung Quốc đang phấn đấu để xây dựng xã hội khá toàn diện.
Sở dĩ đạt được những thành tích trên là do Trung Quốc luôn coi XĐGN, nâng
cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ then chốt hàng đầu. Nhìn lại công cuộc
XĐGN của Trung Quốc qua từng thời kỳ có những ưu tiên, có những đột phá
khác nhau.
- Đặt mục tiêu ưu tiên là hiệu quả kinh tế, chiếu cố công bằng.
Trong giai đoạn đầu cải cách, mở cửa (1979 – 1994), trọng tâm của công
cuộc XĐGN của Trung Quốc là giải phóng tối đa sức sản xuất của nhân dân,
của xã hội. Mục tiêu và thực chất của cuộc cải cách này là thay đổi thể chế kinh
tế cũ trói buộc sức sản xuất, xây dựng thể chế kinh tế mới giải phóng và phát
triển sức sản xuất để thực hiện hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Để
thực hiện mục tiêu trên, trong giai đoạn đầu cải cách, mở cửa, Trung Quốc cho
phép và khuyến khích một số vùng, một số doanh nghiệp, một số người thông
qua lao động chân chính, kinh doanh hợp pháp được giàu có trước. Tuy nhiên,
các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng cho rằng: sự phân hoá theo hai cực có

giới hạn, không thể để dẫn đến tình trạng người nghèo càng nghèo đi, người
giàu càng giàu lên. Vì điều này sẽ dẫn đến mâu thuẩn giữa các dân tộc, các địa
phương, giữa các giai cấp ngày càng phát triển dẫn đến hậu quả là xã hội sẽ rối

7
Nguồn Tạp Chí Cộng sản – Chuyên đề cơ sở - Số 5 (tháng 5/2007)

×