Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TỔ CHỨC MỘT TIẾT HỌC HÁT BÀI HÁT NỤ CƯỜI CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS BTCX TRÀ DON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.1 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm trang 1
I. Đặt Vấn Đề
1.Yêu cầu của vấn đề
Trong những năm qua, môn âm nhạc đã đạt được những thành công bước đầu trong
cải cách giáo dục. Được coi là một bộ phận cần thiết bởi:
- Giúp các em học sinh có được thời gian thư giản hợp lí, bổ ích sau những giờ
học căng thẳng.
- Góp phần vào việc giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức và tạo cho các em có tình
cảm yêu quê hương đất nước, sống lạc quan, yêu đời, hình thành những năng lực
thẫm mĩ cho học sinh
Tuy nhiên, cần phảI hiểu rằng giáo dục âm nhạc trong nhà trường là giáo dục đại
tràchứ không phảI là giáo dục cá biệt như ở các trung tâm âm nhạc, các câu lạc bộ hay ở
các trường năng khiếu. Trong chương trình âm nhạc THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành
thì ngay từ bài đầu tiên của lớp ă đã cụ thể bộ môn âm nhạc được chia ra làm ĩ phân môn
rõ ràng:
• Phân môn I : Học hát
• Phân môn II: Nhạc lí và tập dọc nhạc
• Phân môn III: Âm nhạc thường thức.
Vì vậy việc dạy học môn Âm nhạc mà cụ thể dayh ĩ phân môn trên cần phải được
nghiên cứu để phát huy được các nội dung của từng phân môn đồng thời mỗi phân môn
phảI hỗ trợ để bộ môn này ngày càng đúng với vai trò giáo dục thẫm mĩ cho học sinh, đặc
biệt là phân môn học hát. Đây là phân môn chính trong chương trình giáo dục Âm nhạc ở
trường THCS.
2.Thực trạng của vấn đề:
So với các môn học khác thì bộ môn Âm nhạc chỉ mới được đưa vào giảng dạy
trong mấy năm gần đây, bản thân Âm nhạc đã là một môn nghệ thuật, đòi hỏi người học ít
nhiều phảI có năng khiếu để có thể diễn tả những yêu cầu cơ bản nhất của bộ môn.
Ví dụ: ở lớp 9, môn Âm nhạc tiết 4 là học bài hát “ Nụ Cười”. Đây là một bài hát
nước ngoài rất hay có giai điệu trong sáng, vui tươi. Tuy nhiên, việc làm quen với một bài
hát Việt Nam đối với học sinh đã gặp nhiều khó khăn nên việc tiếp thu một bài hát nước
ngoài được viết ở hai giọng Trưởng và Thứ khác nhau (từ giọng Trưởng chuyển sang


giọng thứ, đây là lối chuyển ngược ít khi được sử dụng trong sáng tác ca khúc) đã gặp
không ít trở ngại lớn:
- Học sinh thuộc lứa tuổi từ 11 đến 15.Ơ lứa tuổi này các em có biến đổi không
đồng đều trên các mặt: cơ thể, thể chất, tâm lí, trí tuệ…
- Chất giọng của học sinh cũng có sự khác nhau, có em có giọng thấp, có em có
giọng cao điều này cũng tạo ra những khó khăn khi các em học sinh hát với hình
thức hát nhóm.
- Trong một thời gian dài văn hoá Nga (nghệ thuật, văn học) ít được chú ý tới nên
việc tìm tài liệu cho bài giảng cũng có những khó khăn.
3. Lí do chọn đề tài:
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có tâm huyết với nghề, với bộ môn đặc biệt sau 2
giảng dạy tại trường THCS BTCX Trà Don tôi nhận thấy có nhiều lí do để cần phải nâng
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 2
cao chất lượng bộ môn.
So với các bộ môn khác thì bộ môn Âm nhạc chỉ mới được đưa vào giảng dạy, dẫn
đến việc học tập, đúc kết kinh nghiệm, tìm ra những hướng đi mới cho bộ môn còn nhiều
hạn chế.
Các em học sinh nói chung là con em dân tộc thiểu số đều có những ước mơ giản dị,
mộc mạc, so với học sinh đồng bằngthì các em không thể so sánh được về kỹ năng cũng
như kiến thức nhưng bù lại các em có chất giọng rất hay. Là người làm công tác giảng dạy
bộ môn nghệ thuật đòi hỏi bản thân tôI phảI có những suy nghĩ trăn trở để làm thế nào
giúp đỡ các em nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và qua đó tôI rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phục vụ cho việc dạy và học.
Bản thân các em học sinh dân tộc thiểu số đều yêu thích ca hát, việc giúp đỡ các em
học tập, tìm hiểu những điều mới mẻ cũng là một cách gần gũi để có thể tiếp cận được
những nét văn hoá độc đáo của các dân tộc Kadong, Xêđăng…sinh sống trên địa bàn
huyện Nam Trà My từ đó tạo điều kiện hơn nữa để tôI phát triển năng lực cũng như có
những bước phát triển mới trong cuộc sống
Giúp cho học sinh làm quen với những hình thức văn nghệ cao hơn không chỉ trong

nhà trường mà còn ở ngoài xã hội.
4. Giới hạn đề tài:
Từ những thực trạng và lí do trên tôI đã nghiên cứu, tiến hành tổ chức dạy học bài
hát “Nụ Cười” trong chương trình Âm nhạc vơí đối tượng là học sinh lớp 9 trường THCS
BTCX Trà Don huyện Nam Trà My năm học 2008 – 2009.
III. Cơ sở lí luận:
Bản thân Âm nhạc và các hoạt động Âm nhạc là một hình thái thuộc thượng tầng
kiến trúc mang tình sáng tạo và tính thẫm mĩ cao. Phát hiện ra cái hay, cái đẹp của Âm
nhạc là một nội dung chủ yếu của giáo dục Âm nhạc. Với tư cách là một môn học nghệ
thuật nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẫm mĩ ( một trong bốn mặt giáo dục chính của
trường phổ thông: đức, trí, thể mĩ)
Dạy học Âm nhạc trong đó dạy hát là nội dung quan trọng cần đạt được những yêu
cầu sau:
- Giáo dục cho học sinh cách cảm thụ là giáo dục cách nghe ( thưởng thức, tiếp
nhận)cách đánh giá hay là cách biểu lộ thái độ, tình cảm của mình về cái hay, cái đẹp
trong Âm nhạc.
- Giáo dục cho học sinh cách biểu cảm là nhằm giúp cho học sinh cách táI tạo, sáng
tạo khi trình diễn bài hát.
Trong các loại hình nghệ thuật mà con người đã phát minh, sáng tạo ra như: thơ ca,
hội hoạ,điện ảnh…thì Âm nhạc cũng đã có một vị trí được trân trọng và rất được yêu
thích. Hiện nay điều kiện kinh tế phát triển đời sống nhân dân được cảI thiện các phương
tiện nghe nhìn đối với các em học sinh cũng đã được Nhà nước chăm lo, trang bị đầy đủ
hơn. Điều này dẫn đến trình độ thưởng thức Âm nhạc của các em được nâng cao hơn. Việc
dạy bộ môn Âm nhạc với phương pháp cũ ( lấy người thầy làm trung tâm, mọi kiến thức
chỉ gói gọn trong sách giáo khoa ) không còn phù hợp nữa. Bởi lẽ nếu vận dụng phương
pháp này sẽ làm cho học sinh không chủ động,
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 3
không tự giác tìm tòi, phát huy những nguồn tri thức mới và đối với bản thân người làm
công tác giảng dạy thì hậu quả là chúng ta sẽ bị cứng nhắc trong quá trình giảng dạy, kiến

thức truyền đạt bị khô khan. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học cũ nhằm đáp
ứng kịp thời mục tiêu đổi mới phương pháp mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã đề ra. Mỗi bài
hát đều có những giai thoại về tác giả, tác phẩm, ít nhiều đều có bóng dáng của một giai
đoạn lịch sử, của thời gian, của một nền văn hoá…
Thông qua phân môn học hát, giáo viên không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức,
có hứng thú để học tập hiệu quả mà còn góp phần giúp cho học sinh có một cáI nhìn sâu
hơn, một cáI gọc nhớ nhỏ về một nền văn hoá lớn.
IV.Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng ở cơ sở giáo dục:
- Tại trường THCS BTCX Trà Don huyện Nam Trà My học sinh đều là con em dân
tộc thiểu số nên việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản từ giáo viên còn chậm.
- Mặc dù hầu hết các em đều yêu thích bộ môn Âm nhạc tuy nhiên chỉ việc yêu
thích không thì chưa đủ mà đòi hỏi học sinh phảI có năng khiếu, về vấn đề năng khiếu thì
không phải em nào cũng có nên dẫn đến tình huống thích học hát nhưng ngại hát vì thế
giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn trong việc hướng dẫn các em.
- Mặc khác, phần lớn các em chưa có ý thức tự giác học tập, khả năng tư duy còn
kém, các thao tác trên lớp chậm. Từ thực tế giảng dạy trong những năm qua bản thân tôi
nhận thấy khi học hát với kiểu bài hát được viết ở hai giọng khác nhau thì học sinh có
nhiều lúng túng nhất định.
- Một số bài hát nước ngoài có cấu tạo khó, thường sử dụng quãng nhảy và rộng,
đặc biệt là các bài hát Nga. Khi dạy bài hát của một đất nước có nền văn hoá lớn và phong
phú như nước Nga đòi hỏi người giáo viên cũng cần phải có những hiểu biết sơ lược
không chỉ về bài hát mà còn có những kiến thức khác về nước Nga.
Vì vậ, tôi đã, đang và sẽ cố gắng tìm ra nhiều cách dạy phù hợp với đối tượng học
sinh lớp 9 trường THCS BTCX Trà Don huyện Nam Trà My khi gặp kiểu bài này.
2.Tác hại:
- Việc dạy học theo phương pháp cũ trước đây sẽ làm cho học sinh thụ động , không
có tinh thần tự giác khiến cho chất lượng giảm sút.
- Bản thân người giáo viên cũng thiếu đi sự sáng tạo trong cách dạy của mình, kiến
thức truyền đạt cho học sinh sẽ khô khan, bó hẹp dễ gây nhamd chán.

- Việc không đạt được những yêu cầu của phân môn học hát sẽ ảnh hưởng đến quá
trình dạy học các phân môn khác như: Nhạc lí, Tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức và
sẽ không đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp do Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy
định.
3.Giải pháp đã sử dung:
Trên tinh thần chung, giáo viên đã hướng dẫn giảng giảI một số kiến thức nhạc lí
trong bài. Mặt khác giáo viên đặt một vài câu hỏi mở giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hát
đơn ca, song ca, tốp ca ít cho học sinh chủ động tự nhận xét, đánh giá việc trình bày của
các em.
4.Nguyên nhân thất bại:
Do lối dạy theo phương pháp cũ không sáng tạo, khoa học và không linh hoạt làm cho học
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 4
sinh thụ động, lười suy nghĩ. Người dạy không chủ động tìm ra hướng đi mới để điều
khiển, hướng dẫn học sinh khám phá tri thức trong bài học theo lịch trình logic, nhanh gọn
và hiệu quả.
Kỹ năng thực hành của học sinh chưa được chú trọng nên chưa tạo được không khí
hứng thú, ham học của học sinh vì vậy chất lượng dạy và học không đáp ứng được nhu cầu
đã đề ra.
V.Nội dung nghiên cứu:
1.Giả thuyết - sáng kiến:
Từ nguyên nhân thất bại trên, để thực hiện tốt mục tiêu đề ra cho bài học và cho bộ
môn trong quá trình hướng dẫn cách thức, phương pháp dạy hát bài “Nụ Cười” đối với học
sinh lớp 9 ở trường THCS BTCX Trà Don. Vì vậy trong đề tài này tôI nêu lên những ý
tưởng, dự kiến của mình rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng
nghiệp và của các cấp lãnh đạo.
- Trong tiết học này giáo viên đưa ra dạng bài tập cho học sinh làm quen và có thể
ôn tập, củng cố kiến thức cũ.
- Nghiên cứu kĩ các bước lên lớp.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi tìm nút mở cho học sinh khi gặp những vấn đề khó

khăn.
- Tìm hiểu, kiểm tra, nhận định một số kỹ năng cơ bản của học sinh trước khi vào
bài học mới như: chất giọng, khả năng cảm thụ âm nhạc…
- Bổ sung một số kiến thức ngoài sách giáo khoa để giúp cho bài học được đầy đủ
hơn, chất lượng bài dạy tốt hơn.
2.Thực nghiệm:
Từ những khó khăn trên, tôi đã cố gắng tìm ra cách dạy, cách truyền đạt kiến thức
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 của trường THCS BTCX Trà Don huyện
NamTrà My khi gặp dạng bài hát nước ngoài được viết ở hai giọng Trưởng và Thứ khác
nhau.
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị:
+ Xác định nắm vững nội dung trọng tâm của bài học, xác định về mục tiêu kiến
thức cần gì và mục tiêu giáo dục thẫm mĩ như thế nào?
+ Có kế hoạch phân bổ thời gian hợp lí, hướng dẫn cụ thể đối với học sinh, đặc biệt
là học sinh yếu.
+ Về mặt kiến thức, lí thuyết: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về bài
học, bài hát.
Ví dụ: Về phần giới thiệu bài học ngoài nội dung được giới thiệu trong sách giáo
khoa thì giáo viên cần có những nội dung sau:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: Đây là quê hương vị lãnh tụ thiên tài
của giai cấp vô sản trên toàn thế giới? Thủ đô của Nga?
- Giáo viên giới thiệu tiêu đề bằng tiếng Nga – Nụ Cười ) là tên một bài hát Nga do
V.Shaiski viết nhạc và M.Pliaskovski viết lời. Bài hát đã được sử dụng trong một bộ phim
hoạt hình nổi tiếng của Nga. Bài hát không những được ưa chuộng tại Nga mà còn được
nhiều người khắp nơỉtên thế giới ưa thích.
Trình diễn bài hát này thành công nhất chính là một dàn đại hợp xướng đã từng được
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 5
đánh giá là có một không hai trên thế giới, mà nhân dân Nga rất mực yêu quý và tự hào:
đại hợp xướng Thiếu Nhi nước CH Liên Bang Nga.

- Bài hát có giai điệu vui vẻ, tinh nghịch tràn đầy sự hồ hởi.Khi biểu diễn thường có
tiếng cười xen vào giữa bài hát. Bài hát với ngôn từ trong sáng và tiếng cười hồn nhiên
làm người nghe cảm thấy yêu đời và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Chuẩn bị về phương tiện:
*Nhạc cụ quen dùng ( đàn Organ)
* Băng , đĩa bài hát: Nụ cười ( bản tiếng Việt và bản tiếng Nga), một số bài hát Nga
như: Những bản tình ca “ Cô gái quay tơ”, “ Đỉnh núi Lê-nin”, “ Đôi bờ”, Đàn sếu”,
“Chiều matxocova”, “Điệu nhảy trên trống”, Cây thuỳ dương”…
*Một số tranh ảnh về nước Nga
*Bảng phụ bài hát Nụ Cười.
+ Về thực hành:
Chuẩn bị về quy tyình lên lớp: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đi đầy đủ và
bám sát các bước như sau:
Bước 1:Giới thiệu bài hát
+ Giáo viên cho học sinh theo dõi, đọc phần giới thiệu trong SGK và giới thiệu
thêm những nội dung khác đã chuẩn bị trước.
Bước 2: Tìm hiểu bài hát
+ Giáo viên hướng dẫn, điều khiển cho học sinh tìm hiểu bài hát bằng các câu hỏi
gợi mở giúp cho học sinh ôn lại kiến thức cũ và biết thêm kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh đọc lời ca
Số ô nhịp, số câu trong bài hát
Số chỉ nhịp của bài hát?
Các kí hiệu về trường độ được sử dụng trong bài?
Các kí hiệu về cao độ?
Các kí hiệu nhạc lí dùng để diễn tấu?
Bài hát được viết ở giọng gì?
Bước 3: Nghe hát mẫu
+ Giáo viên mở băng cho học sinh nghe bài hát Nụ cười
+ Học sinh vừa nghe hát và theo dõi phần lời trong sách giáo khoa. Giáo viên cần
phải chuẩn bị băng đĩa nhạc bài hát Nụ cười để giảm tải cho giáo viên khi phải trình

bàybaì hát liên tục, giúp cho học sinh cảm nhận được hiai điệu bài hát nhanh hơn, phát
triển tai nghe.
Bước 4:Khởi động giọng
+ Giáo viên dùng nhạc cụ đàn chuỗi âm ngắn, đơn giản để học sinh nghe và đọc
băng nguyên âm.
Đồ rê mí rê đồ= à a á a à; Mi ma mô;nô na;…
Bước 5: Tập hát từng câu
+ Từ việc phân chia câu ở bước tìm hiểu bài hát, giáo viên dùng nhạc cụ đàn giai
điệu câu 1 khoảng 2-3 lần.
+Bắt nhịp và đàn giai điệu để học sinh hát.
+ Chỉ định những cá nhân, nhóm trình bày câu hát
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 6
+ Sửa những chỗ học sinh hát sai, những chỗ khó hoặc ngân đúng phách ở cuối câu.
+Lần lượt tập hát những câu tiếp theo
Bước 6: Hát cả bài
+ Sau khi giáo viên quan sát thấy học sinh hát tương đối tốt bài hát thì tiến hành
điều khiển cho học sinh trình bày bài hát.
+Học sinh hát có phần đệm nhạc.
*Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài, hướng dẫn học sinh chú ý những chỗ
ngân dài hoặc có dậu lặng, cách vào các câu cho đều.
*Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm rõ lời, tròn tiếng
*Đối với bài hát Nụ Cười giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân biệt và cảm nhận
được sắc thái của bài hát khi ở giọng Trưởng khác với giọng Thứ như thế nào.
Giọng Trưởng từ chỗ “ Cho trời sáng lên… tiếng cười” ( lời 1)và Cho trời sáng
lên… yêu đời ( lời 2): ở đoạn này âm nhạc mang sắc thái nhí nhảnh, vui tươi.
Giọng Thứ: Từ chỗ “ Để làn mây ….lòng ta” đoạn này âm nhạc mang sắc thái êm
dịu, mênh mang nhưng cũng rất lạc quan yêu đời.
Bước 7: Củng cố kiểm tra
+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài học sau đó giáo viên tóm tắt lại

những kiến thức trọng tâm cho học sinh nắm vững.
+Mở băng đĩa một số bài hát Nga cho học sinh nghe.
+ Giáo viên đàn giai điệu một vài câu nhạc ngắn trong bài hát, học sinh lắng nghe
và nhận biết đó là câu nào rồi trình bày lại câu hát đó.
+ Giáo viên tìm một số động tác phụ hoạ để giúp học sinh hứng thú hơn.
Khi học hát, học sinh cần kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc
nhằm:
Hoạt động gõ đệm, đánh nhịp có tác dụng rèn luyện nhịp điệu cho học sinh, góp
phần thể hiện nội dung, tính chất của bài hát, phát huy tính tích cực của học sinh, tạo
không khí học tập sôI nổi. Âm nhạc và vận động có mối quan hệ tương tác lẫn nhau sẽ
giúp học sinh thêm tự tin khi học và khi biểu diễn âm nhạc.
Cuối tiết dạy giáo viên có thêm phần dặn dò giúp học sinh ghi nhớ, rèn luyện nâng
cao ý thức học tập.
Dưới đây là kế hoạch bài học mà tôi sử dụng trong việc lên lớp dạy hát bài hát Nụ Cười:
Ngày soạn / giảng /
Âm nhạc Bài 4 Tiết 4
Học hát bài Nụ Cười
I.Mục tiêu bài học:giúp học sinh
- Hát đúng nhạc và lời bài hát Nụ Cười, ôn tập củng cố kiến thức nhạc lí đã học
- Biết thêm nhịp 2/2
- Biết thêm vài nét về nền văn hoá và được nghe vài bài hát Nga.
- Qua bài học, học sinh được giáo dục về tinh thần yêu nước, sống lạc quan, vui vẻ, yêu
đời.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, kế hoạch bài học tiết 4.
- Bảng phụ phóng to bài hát Nụ cười
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 7
- Sách tham khảo, kiến thức và một số bài hát của Nga như: “Cô gái quay tơ”, “ Đỉnh núi
Lê – nin”, “ ĐôI bờ”, “ Đàn sếu”, “ Chiều Matxocova”, “ Điệu nhảy trên trống”, “ Cây

thuỳ dương”…
III.Lên lớp:
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
Giới thiệu và
tóm tắt
những nội
dung, ý
chính trên
bảng cho học
sinh ghi
Ghi bảng tiêu
đề bài
Trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng biết và yêu thích nước
Nga, đất nước của CM tháng Mười vĩ đại, đất nước quê
hương của lãnh tụ giai cấp vô sản là Lê – nin, đất nước của
những con người yêu chuộng hoà bình, luôn giương cao
ngọn cờ gắn bó và đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Nước Nga có một nền văn hoá và nghệ thuật lâu đời, với
những tên tuổi lừng lẫy thế giới: Về văn học có Pus-kin,
Shê-khốp, Lépư Tônxtôi, Goóc ki; mĩ thuật có Lê-vi-
tan;Âm nhạc có Trai-cốp-ki, Pr—cô-phi-ép, Blan te…và
nhiều danh nhân văn hoá khác.
Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng hơn một lần được nghe đâu
đó những bài ca trong sáng, hồn nhiên, rất dẽ thương:”Nụ
cười”, “Hãy để mặt trời luôn chiếu ánh sáng”, “ Bài ca chú
cá sấu Gena”…các ca khúc Nga luôn đọng lại trong lòng
người yêu nhạc, yêu nước Nga với những hình ảnh nhẹ
nhàng, sâu lắng, tươI vui. Hôm nay chúng ta sẽ được học
một ca khúc Nga được rất nhiều người yêu thích, để thấy
rằng trong cuộc sống cần có những niềm vui và nụ cười

giúp cho chúng ta thêm lạc quan, yêu đời hơn nữa đó là bài
hát Nụ cườido V.Shainski viết nhạc và M.Pliaskovski viết
lời.
Bài4 Tiết 4
Học hát bài: Nụ Cười
GV mở băng bài hát cho học sinh nghe
GV hát mẫu kết hợp đệm đàn để học sinh cảm nhận được
giai điệu bài
Treo bảng phụ có bài hát
Tìm hiểu bài hát ( cho học sinh theo dõi bảng phụ và trả lời
các câu hỏi)
Đọc lời bài hát
Chia đoạn , chia câu
Đoạn 1: Viết ở giọng C mang tính chất rộn ràng, lạc quan
Đoạn 2: Viết ở giọng Cm có chiều sâu, tình cảm, tha thiết,
nhẹ nhàng.
Hs nhắc lại kháI niệm 4/4 để tạo cho các em có sự nhận biết
được nhịp 2/2?
Hs đếm số lượng ô nhịp trong bài hát?
Hs tìm hiểu các kí hiệu về trường độ, cao độ?
Các kí hiệu dùng để diễn tấu trong bài?
Nghe và ghi
bài
Ghi bài nội
dung tiêu đề
Hs nghe và
theo dõi lời
ca trong sách

Hs trả lời

Hs nhắc lại
Hs trả lời
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 8

Những giai điệu ngắn cho hs luyện giọng:
Mi ma mô,Nô na…
Từng câu theo lối moóc xích.GV đàn câu 1
Bắt nhịp và đàn giai điệu để học sinh hát
Chỉ định những cá nhân,nhóm trình bày câu hát
GV nghe và sửa sai và ngân đúng số phách ở cuối câu
Lần lượt tập theo lối móc xích cho đến hết bài
( GV chú ý cho học sinh thể hiện đúng tiết tấu và cảm xúc
bài hát)
Cả lớp trình bày toàn bộ hát
Từng tổ trình bày
Cá nhân xung phong trình bày
GV hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ theo nhạc
IV.Củng cố:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài học
GV tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm cho học sinh
nắm vững
Mở băng cho học sinh nghe một số bài hát Nga
Giáo viên đàn giai điệu một vài câu nhạc ngắn trong bài hát,
HS lắng nghe và nhận biết đó là câu nào rồi trình bày lại
câu hát đó
Hướng dẫn cho học sinh hát theo lối lĩnh xướng
Gọi Hs nêu nội dung bài hát muốn nói lên điều gì?
V. Dặn dò:
Hs học bài cũ, tập hát thật tốt bài hát Nụ cười

Làm các bài tập, tìm hiểu bài mới
Tìm hiểu lại kiến thức về giọng Thứ-La thứ để phân biệt
được điểm giống và khác nhau của giọng Mi thứ và giọng
La thứ
Tìm hiểu một số nội dung trong bài tập đọc nhạc số 2
3.Hiệu quả:
Bằng các bước trên, khi áp dụng vào thực tế giảng dạy bài hát Nụ Cười cho học sinh
lớp 9,bước đầu có những hiệu quả.Phần nào giáo viên đã chủ động hơn trong quá trình
điều khiển tiết dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh nắm bắt được
yêu cầu của bài, giúp học sinh không bị lúng túng, trở ngại khi gặp dạng bài hát nước
ngoài được viết ở hai giọn Trưởng và Thứ khác nhau.
Học sinh nắm vững được bài học, chủ động hơn trong quá trình nhận thức, cảm thấy
hứng thú, yêu thích môn Âm nhạc hơn, nâng cao được khả năng thẫm mĩ của mình
4.Y nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian thực nghiệm và những kết quả bước đầu có thể rút ra một số kinh
nghiệm trong việc dạy học Âm nhạc nói chung và dạy phân môn học hát bài Nụ cười cho
học sinh lớp 9 trường THCS BTCX Trà Don như sau:
Nguyễn Thị Phượng
Sáng kiến kinh nghiệm trang 9
Để việc dạy hát bài hát Nụ cười ngày càng mang lại hiệu quả khả quan hơn, theo tôi trong
quá trình giảng dạy giáo viên cần phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng để có
những yêu cầu phù hợp cho học sinh
Tăng cường việc cho học sinh nghe nhạc, thực hành các động tác phụ hoạ để giúp
các em nâng cao được khả năng cảm nhận thẫm mĩ, tăng cường giáo dục đạo đức cho học
sinh, giúp các em có tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời đạt được những mục tiêu giáo dục
của bài học
5.Kết luận chung:
Qua quá trình thực nghiệm, bản thân tôI đã nhận thấy việc áp dụng cách dạy này đối
với học sinh nói chung và học sinh là con em dân tộc thiểu số nói riêng là hoàn toàn hợp lí,
đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đề ra, góp phần nâng cao được chất

lượng bộ môn trong nhà trường.
6.Kiến nghị:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò trong bộ môn Âm nhạc, trong quá trình
lên lớp tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện cho việc dạy và học
- Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên đề, hội thảo để cùng với các đồng
nghiệp học tập những kinh nghiệm, những cách dạy hay nhằm nâng cao được năng lực
chuyên môn của giáo viên.
- Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia, sáng tạo trong các hoạt động giải trí để
học sinh nânng cao hơn nữa ý thức học tập của mình.
Trên đây là kinh nghiệm của tôI về việc tổ chức dạy hát một bài hát nước ngoài,
được viết ở hai giọng Trưởng và Thứ khác nhau mà tôi đã áp dụng trong năm học 2008-
2009 ở trường THCS BTCX Trà Don huyện Nam Trà My, xin được trao đổi cùng các
đồng nghiệp, rất mong được sự góp ý, bổ sung để đề tài được áp dụng rộng rãi.
Xin cảm ơn
Nam Trà My, Ngày 7 tháng 5 năm 2009
`Người thực hiện
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Thị Phượng
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG THCS – BTCX TRÀ DON
TÔ CHƯC MÔT TIÊT HOC HAT BAI HAT NU CƯƠI
CUA HOC SINH LƠP 9 TRƯƠNG THCS BTCX TRA DON
Người thực hiện:Nguyễn thị Phượng

×