LỜI NÓI ĐẦU
Lord Acton một sử gia người Anh sống vào cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ
XX, trong một bức thư gửỉ giám mục ManDell Creighton năm 1998 đã viết:
"Quyền lực có xu hướng dẫn tới đồi bại, quyền lực tuyệt đối thì sẽ có xu
hướng đồi bại tuyệt đối". Sẽ còn nguy hiểm hơn nếu phần lớn hoặc tất cả
quyền lực Nhà nước tập trung trong một người hay một nhóm người nên Nhà
nước phải phân chia quyền lực. Do đó tư tưởng phân chia quyền lực đã được
hầu hết các nước tư bản trên thời gian thừa nhận và áp dụng trong tổ chức và
hoạt động bộ máy nhà nước. Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử thời đại
mình những người sáng lập ra thuyết phân chia quyền lực (Loccơ,
Môngtecxkiơ) cho rằng cần phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập
trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm
soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.
Theo họ, nên phân quyền lập pháp, hành pháp và xét xử cho ba hệ thống cơ
quan nhà nước. Mặt tích cực của học thuyết này thể hiện ở chỗ nó ngăn được
sự chuyên quyền rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số ít
người trong xã hội.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng này nên em đã chọn đề
tài "Tư tưởng phân chia quyền lực Nhà nước" làm bài tập lớn học kỳ. Do
kiến thức cũng như khả năng có hạn nên ở đây em chỉ bàn về hai vấn đề của
tư tưởng này là.
1. Sự hình thành và nội dung tư tưởng phân chia quyền lực
2. Việc áp dụng tư tưởng này ở các nước tư bản hiện nay.
1
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Sự hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng
phân chia quyền lực.
1. Tư tưởng phân chia quyền lực ở HyLạp - Lama cổ đại.
1.1. Tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước
Hy lạp - Lama cổ đại.
Ở Hy lạp: Mầm mống của tư tưởng phân chia quyền lực được thể hiện
qua cuộc cải cách bộ máy nhà nước Athens của Ephialtes (Thế kỷ V TCN) và
Pericles (495 - 429 TCN). Thế kỷ thứ V TCN chính quyền ở Athens về tay
những người dân chủ cấp tiến mà đứng đầu là Ephialtes. Ông nổi tiếng là
"Một nhà chính trị trung thành với tổ quốc và cương trực không ai mua chuộc
được" (Aristore). Với mong muốn dân tự do phải làm cho đất nước, tất cả
quyền lực thuộc về dân chúng nên năm 462 TCN được sự trợ giúp của
Pericles, Ephialtes đã tiến hành một cuộc cải cách dân chủ nhằm đánh đổ thế
lực của Hội đồng trưởng lão: đây là cơ quan nắm quyền lực chủ yếu của
Athens trước đây. Ông đã đưa ra và thông qua tại hội nghị công dân một đạo
tước hết mọi quyền chính trị và tư pháp của hội đồng trưởng lão (trừ quyền
xét xử các vụ án tôn giáo) và trao quyền ấy cho các cơ quan dân chủ: quyền
lập pháp thuộc về hội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về hội đồng
nhân dân, quyền tư pháp thuộc về toà án nhân dân. Sau khi Ephialtes chết do
bị ám sát, phải dân chủ tiếp tục nắm quyền mà đại diện là Pericles "là người
siêu viết nhất của Athens, người thứ nhất về mọi cái và về nói và hành động"
đã tiếp tục một cách xuất sắc cải cách của Ephialtes theo chiều hướng củng cố
và mở rộng nền dân chủ ở Athens.
Ở La mã tình hình cũng diễn ra tương tự ở Athens.
2
1.2. Tư tưởng phân chia quyền lực của Aristotle.
Aristotle là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại" (C.Mác) là "khối óc
toàn diện nhất trong số những nhà triết học Hy lạp" (Ph. Ăngghen) là "bá chủ
về tư tưởng" (Gomperz). Ông đã quan niệm rằng trong bất kỳ nhà nước nào
cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm
trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các toà án. Tuy nhiên,
tư tưởng của Aristotle mới chỉ dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động
của nhà nước.
Sau Aristotle, Polybe (201 - 120TCN) một "nhà Hy lạp Latinh hoá"
ngoài sự phân biệt như trên còn nêu lên tính độc lập tương đối cần có quyền
lực và hoạt động của mỗi cơ quan.
2. Tư tưởng phân chia quyền lực ở Tây Âu thời kỳ cách mạng tư
sản.
2.1. Tư tưởng phân chia quyền lực của J.Locke (1614 - 1657)
J.Locke (1614 - 1657), một nhà triết học Anh là người đã khởi thảo học
thuyết phân quyền. Ông chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp,
hành pháp, và liên minh. Theo đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong
nhà nước, quyền lập pháp phải thuộc về nghị viện; nghị viện phải hợp định kỳ
để thông qua các đạo luật, nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện
chúng. Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi
hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác.
Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và vua không có đặc quyền
nhất định nào đối với nghị viện để nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm
toàn bộ quyền lực về tay mình và xâm phạm các quyền tự nhiên clủa công
dân. Nhà vua cũng thực hiện quyền liên minh, tức là giải quyết các vấn đề
chiến tranh, hoà bình và đối ngoại.
3
2.2. Tư tưởng phân chia quyền lực của Montesquieu (1689 - 1775)
Những luận điểm phân quyền của J.Locke được nhà khai sáng người
Pháp là Montesquieu (1689 - 1775) phát triển. Montesquieu đã phát triển một
cách toàn diện học thuyết phân quyền, và sau này khi nói đến thuyết phân
quyền người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của ông. Montesquicu nhận thấy pháp
luật gồm nhiều lĩnh vực, phân ngành rõ rệt, cho nên tập trung vào một người
duy nhất là trái với bản chất của nó. Gắn với bản chất của chế độ chuyên chế
là tình trạng lạm quyền. Vì vậy việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có
thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Theo Montesquieu một
khi quyền lực được tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức,
thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn. Từ đó, Montesquieu cho rằng, tổ chức quyền
lực nhà nước theo phương thức phân chia quyền lực nhà nước là để chống lại
chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, bảo đảm quyền tự do của con
người, Montesquieu nói "khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại
trong tay một người hay một viện nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì
người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi
hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không
tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại
với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do
của công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại
với quyền hành pháp thì ông quan toà sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp".
Montesquieu cho rằng quyền lực tối thượng phải được phân chia thành
ba hình thái quyền lực cơ bản là: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không có
khái niệm quyền lực chính trị tối thượng. Ba quyền này phải phân và lập,
nghĩa là chia tách ra khỏi nhau và độc lập với nhau, không quyền nào hơn
quyền nào. Ba quyền đó được giao cho những cơ quan khác nhau, độc lập với
nhau có phương thức hình thành riêng, cách thức hoạt động, lĩnh vực hoạt
động riêng. Tương ứng với ba quyền đó là ba cơ quan: cơ quan lập pháp là
4
quốc hội, cơ quan hành pháp là chính phủ, cơ quan hành pháp là toà án.
Thuyết phân quyền quan niệm rằng, mỗi cơ quan đại diện quốc gia thi hành
một nhiệm vụ, một quyền hạn và chỉ có nhiệm vụ quyền hạn ấy mà thôi. Cơ
quan lập pháp chỉ có quyền lập pháp, chỉ có nhiệm vụ làm luật. Cơ quan hành
pháp chỉ có quyền hành pháp, nghĩa là nhiệm vụ thi hành luật lệ. Cơ quan tư
pháp chỉ có quyền tài phán, nhiệm vụ xét xử để áp dụng pháp luật. Phân chia
quyền hạn thôi chưa đủ, mà phải có sự độc lập giữa các cơ quan. Nghĩa là các
cơ quan không có hành động hỗ trợ nào, Quốc hội không có quyền ghì đôố
với chính phủ như chất vấn, tín nhiệm hay bất tín nhiệm các thành viên của
chính phủ. Ngược lại chính phủ không được tham gia thảo luận, không có
quyền ấn định các kỳ họp, hoặc giải tán quốc hội. Trái lại có sự cô lập hoàn
toàn giữa các cơ quan thẩm quyền trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Một
khi tam quyền đã được phân lập rồi thì vấn đề tiếp theo là làm sao để ba
quyền đó kiểm soát lẫn nhau. Để tránh tập trung quyền lực vào tay một hay
một nhóm người thì cần phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực, mà khả thi
nhất là đúng quyền lực để kiểm soát quyền lực. Như vậy người ta sẽ tránh
được rủi ro là: một quyền lực mạnh quá sẽ có tham vọng trở nên độc đoán vì
rằng kinh nghiệm vĩnh viễn cho thấy: ai có quyền cũng sẵn sàng lạm quyền.
Do đó thuyết phân quyền của Montesquiecu đặt vấn đề: "Phải làm thế nào cho
cái việc quyền hành ngăn chặn hành trở nên một sự dĩ nhiên". Thuyết phân
quyền của Montesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này
về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức nhà nước của các nước tư
bản. Sau Montequieu, cũng có một số tác giả đề cập đến sự phân quyền như
Rousseau, Emmanull Kant song có lẽ không ai đề cập đến tư tưởng phân
quyền một cách chi tiết cụ thể và toàn diện như ông.
5